Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Món hàng đặc biệt của một đất nước đặc biệt:

Triều Tiên xuất khẩu phụ nữ sang Trung Quốc

Nhân vật chính trong phim Sleep Well, My Baby (Ngủ ngoan, con yêu). Bộ phim dựa trên các tình tiết có thật liên quan đến đến Joy, một phụ nữ Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc (Ảnh: Facebook)
Nền kinh tế Triều Tiên sản xuất được rất ít thứ mà thế giới có nhu cầu. Tuy nhiên, theo Fox News, nước láng giềng Trung Quốc lại thiếu thốn hai thứ mà Triều Tiên tương đối dư giả: than và phụ nữ.
Than giữ lửa đốt ở một đất nước thiếu năng lượng như Trung Quốc, còn phụ nữ đáp ứng tình trạng thiếu hụt cô dâu tại nước này, khi xã hội có số lượng nam giới vượt trội so với nữ giới.
Chính sách một con của Trung Quốc đã tàn phá dân số nữ giới. Trong hơn ba thập kỷ, chính sách này khiến hàng chục triệu nữ giới đã biến mất khỏi dân chúng Trung Quốc, theo Fox News. Họ bị loại bỏ bằng nạo phá thai, hoặc bị giết khi vừa mới sinh ra, hoặc bị bỏ mặc đến chết sau khi sinh.
Tình trạng nạo phá thai để lựa chọn giới tính là vấn nạn phổ biến nhất. Gần mười triệu vụ nạo phá thai đã được thực hiện giữa những năm 2000 và 2014 ở Trung Quốc. Điều đó nghĩa là mỗi ngày có 1.800 trẻ em gái chưa sinh ra bị loại bỏ, mỗi năm có 640.000 trẻ em gái bị loại bỏ, và mỗi thập niên có 6,5 triệu bé gái bị cướp đi sinh mệnh từ trong bụng mẹ.
Kết quả là Trung Quốc không có đủ phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Hiện tại có khoảng 33 triệu người đàn ông ở Trung Quốc không thể tìm được vợ ở Trung Quốc đại lục. Vì thế, họ đi tìm kiếm cô dâu ở nước ngoài.
Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc được xuất bản vào tháng 3 đã vẽ ra một bức tranh khiếm nhã: Dân số Triều Tiên khoảng 24 triệu người, trong đó có “khoảng 18 triệu người đang sống phụ thuộc vào lương thực của chính phủ, trong khi 10,5 triệu người bị suy dinh dưỡng. Các dịch vụ cơ bản bao gồm nước và vệ sinh cũng như cơ sở y tế hạ tầng đe dọa đến phúc lợi của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ cũng như phụ nữ mang thai và cho con bú”.
Do thiếu lương thực tràn lan và liên tục, những nông dân Triều Tiên đói khổ thường sẵn lòng bán một cô con gái nhỏ tuổi của họ cho “nhân viên tuyển dụng”. Người này tuyên bố rằng họ đang tuyển dụng công nhân cho các công ty Trung Quốc. Họ hứa với cha mẹ cô gái rằng: “Con gái của ông bà sẽ được làm việc trong nhà máy hoặc nhà hàng. Cô ấy cuối cùng sẽ có đủ miếng ăn.”
Những người phụ nữ lớn tuổi cũng được lôi kéo qua biên giới với những lời hứa hẹn tương tự.
Tuy nhiên, những “nhân viên tuyển dụng” này thực sự là những kẻ buôn bán tình dục, và những gì đang chờ đợi các cô gái và phụ nữ Triều Tiên không phải là công việc mà là kết hôn hoặc nô lệ tình dục ngoài ý muốn, theo Fox News.
Các cô gái trẻ, đặc biệt nếu họ là trinh nữ, sẽ được bán cho người trả giá cao nhất để làm cô dâu. Phụ nữ lớn tuổi thường được bán cho các nhà chứa và buộc phải làm việc như gái mại dâm.
Theo Fox News, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người trong số họ sẵn sàng trả tiền cho những người dẫn đường để giúp họ vượt biên từ Trung Quốc sang một nước Đông Nam Á. Từ đó, họ có thể tìm cách đến với Hàn Quốc, nơi những người tị nạn Triều Tiên được chào đón.
“Xét về lịch sử, tác động lớn nhất đối với phụ nữ di cư từ Triều Tiên sang Trung Quốc là buôn bán tình dục và kết hôn”, theo ông Sokeel Park, giám đốc nghiên cứu và chiến lược của tổ chức Tự do ở Triều Tiên (Liberty in North Korea), một tổ chức giúp giải cứu người tị nạn Triều Tiên đang lẩn trốn ở Trung Quốc.
Sau khi có được tự do ở Hàn Quốc, rất ít phụ nữ Triều Tiên thừa nhận rằng họ đã bị buộc phải làm mại dâm hoặc bán làm vợ ở Trung Quốc, theo Fox News. Tuy nhiên, gần như tất cả trong số họ đã bị quấy rối tình dụng theo cách thức nào đó tại một đất nước thiếu thốn phụ nữ và xã hội náo loạn như Trung Quốc.
An Bình

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thúi đít vạn quốc:

Truyền thông Triều Tiên: Kim Jong Un có ‘công năng’ điều khiển được thời tiết

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đi thăm núi Bạch Đầu ( Baekdu) ở tỉnh Lưỡng Giang (Ryanggang) (Ảnh: AFP)
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đi thăm núi Bạch Đầu ( Baekdu) ở tỉnh Lưỡng Giang (Ryanggang) (Ảnh: AFP)
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) loan tin hôm 10/12 rằng lãnh đạo Kim Jong Un vừa chinh phục núi Bạch Đầu (Baekdu), cao gần 2.750 m.
Trong những khoảnh khắc nhàn rỗi hiếm hoi, khi ông Kim Jong Un không phóng thử tên lửa đạn đạo vào biển Nhật Bản hay không tham gia vào các hoạt động điều hành độc đoán, ông Kim dường như đi thong dong leo núi đường dài, và thể hiện ‘công năng kiểm soát thời tiết’ chưa từng được công bố trước đây.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, hầu như năm nào ông Kim cũng leo lên Núi Bạch Đầu, và thường đưa ra các thông báo quan trọng, sau khi đến thăm khu vực được xem là nơi linh thiêng nhất ở Triều Tiên. Ví dụ như quyết định của ông Kim hành quyết người chú ruột Jang Song Thaek vào tháng 12/2013, đã được đưa ra khoảng 1 tháng sau chuyến đi của ông lên núi Bạch Đầu. Trong một trường hợp khác, sau khi kết thúc chuyến thăm ngọn núi năm 2014, ông Kim tuyên bố sẵn sàng nối lại các cuộc đối thoại liên Triều Tiên đã bị tạm ngưng.
Cho rằng ông Kim đã thực hiện chuyến hành hương hằng năm của mình, lên núi Bạch Đầu đầy tuyết trắng khoảng một tuần trước đó, hãng KCNA bắt đầu phán đoán xem ông Kim sẽ đưa ra thông điệp gì lần này.
“Leo lên đỉnh núi Bạch Đầu, ông Kim Jong Un được cho là đã báo cáo với những người tiền nhiệm của ông về sự tiến bộ hạt nhân của Triều Tiên, và đưa ra cam kết đạt được mục tiêu của mình trong năm tới khi Triều Tiên có thể tập trung cải thiện kinh tế thông qua các biện pháp tự lập, nâng cao vị thế để tiến tới các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ và thể hiện những động thái mang tính chủ động hướng tới quan hệ liên Triều”, giáo sư Yang Moo-jin tại Đại học nghiên cứu Triều Tiên nhận định với tờ Korea Herald.
Theo KCNA, núi thiêng Bạch Đầu thường có thời tiết giá buốt vào tháng 12, nhưng thật ngạc nhiên trong suốt chuyến thăm của ông Kim lần này, cảnh quan thiên nhiên nơi đây thật tuyệt diệu, dường như ‘chúng vui mừng chào đón’ sự tái xuất của ông Kim ở nơi đây.
Theo KCNA, khi ông Kim lên đến đỉnh, ‘ngọn núi đã cho thấy’ thời tiết đẹp chưa từng có. Đây rõ ràng là một sự thành kính của núi thiêng đối với ông Kim, một người đàn ông có khả năng “kiểm soát được tạo hóa”. Thời tiết tốt đẹp bất ngờ có thể nhận thấy được trong những bức ảnh, trong đó ông Kim đang thực hiện cuộc hành trình cheo leo lên đỉnh núi, trong bộ áo choàng đen và giày da sáng bóng.
Tức nhiên, cần phải nói rằng mọi người đều biết KCNA và các phương tiện truyền thông nhà nước khác của Triều Tiên, đã đưa ra nhiều tuyên bố về những năng lực kỳ diệu của các nhà lãnh đạo Triều Tiên, chẳng hạn như:
  • Ông Kim Jong Un và các nhà khoa học Triều Tiên đã phát minh ra một loại thần dược, kết hợp giữa nhân sâm và các thành phần đất hiếm, với một mũi tiêm có thể chữa khỏi hay điều trị bệnh AIDS, Ebola, nhiều bệnh ung thư, bệnh tim, cảm lạnh thông thường, động kinh, các bệnh viêm gan, bệnh da liễu và lão hóa. Nó cũng giúp cho người sử dụng chống được “tia phóng xạ”.
  • Ông Kim Jong Un có thể lái xe lúc mới 3 tuổi, và là một thủy thủ tài ba khi mới lên 9 tuổi.
  • Ông Kim Jong Un và các nhà khảo cổ học Triều Tiên đã phát hiện thấy một hang ổ của một con kỳ lân, hoặc ít nhất “gần đây đã tái xác nhận” vị trí của những con kỳ lân được nhà vua Hàn Quốc cổ xưa Tongmyong cưỡi.
  • Vào ngày ông Kim sinh ra, đột nhiên xuất hiện một đôi cầu vồng trên bầu trời.
  • Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il, cha của ông Kim, đã biết đi lúc mới có 3 tuần tuổi, và đã từng đánh được 11 cú phát ngắn hole-in-one khi chơi golf.
  • Ông Kim Jong Il cũng có thể ‘kiểm soát được thời tiết’.
Tuy nhiên, cho đến nay, tất cả những tuyên bố trên của giới truyền thông Triều Tiên, vẫn không thể kiểm chứng được.
Phạm Duy
Xem thêm:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai chống lưng cho ‘củi tươi’ Đinh La Thăng?


Tư Ngộ

Tiếng Dân - Cả hai anh em ông Đinh La Thăng từ những ngày huy hoàng quyền thế bây giờ đang cùng ở trong nhà giam B14 lạnh lẽo của Bộ Công An ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Năm ngoái, trước và sau khi ông Trịnh Xuân Thanh, chủ tịch Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC) một công ty con của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam – PVN) bỏ trốn ra nước ngoài, đã thấy báo chí trong nước lai rai nhiều bài viết về những dự án ngàn tỉ đồng của tập đoàn PVN hoặc thua lỗ, hoặc phải “đắp chiếu” từ khi còn xây dựng dang dở.

Những dự án đó bị cáo buộc là “di sản” của ông Đinh La Thăng từ thời ông làm chủ tịch PVN giai đoạn 2006-2011 trước khi được “điều” lên ghế bộ trưởng Giao Thông Vận Tải. Thua lỗ thất thoát vì lươn lẹo tư túi, đầu tư sai, không hiểu biết cả về kỹ thuật chuyên môn và thị trường dẫn đến thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng.

Hệ quả từ vụ điều tra sự thất thoát tiền bạc tại PVC đưa một số chức sắc cầm đầu vào B14 và các cuộc điều tra về mất trắng 800 tỉ đồng khi đổ tiền mua 20% cổ phần (trái quy định) ngân hàng Đại Dương, khiến Tháng Tư năm 2017, báo chí trong nước loan báo ông Đinh La Thăng (khi đó đang là bí thư Thành Ủy Sài Gòn) bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng CSVN kể tội và đề nghị Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng “xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng theo thẩm quyền.”

Trong bản báo cáo của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng CSVN đề nghị kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng về những tội trong thời kỳ là chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, ông bị cáo buộc “thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tổ chức đảng, đảng viên; không kiểm tra, xem xét, xử lý trách nhiệm đối với nhiều cán bộ, lãnh đạo đơn vị trực thuộc tập đoàn có vi phạm, khuyết điểm để các đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm vẫn được tập đoàn điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, có trường hợp điều động, bổ nhiệm chức vụ cao hơn; để nhiều cán bộ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước, bị khai trừ ra khỏi đảng và xử lý hình sự, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn. Chấp hành không nghiêm ý kiến chỉ đạo của thủ tướng chính phủ trong việc kiểm điểm trách nhiệm để Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC) thua lỗ nghiêm trọng.”

Ông bị buộc tội làm ngược luật lệ cũng như chỉ đạo của chính phủ dẫn đến ban tổng giám đốc tập đoàn và các tổng công ty thành viên “quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật.”

Một số chức sắc khác của PVN hoặc dưới quyền ông hoặc thay ông cầm đầu PVN cũng bị hài tội trong báo cáo vừa kể trên như Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Đỗ Văn Hậu, Phùng Đình Thực.

Ông Sơn đã bị kêu án tử hình, ông Khánh đã bị bắt, hai ông Hậu và Thực thì mới đây báo chí trong nước phải cải chính cái tin các ông bị bắt giam.

Ít nhất có 24 lãnh đạo hàng đầu của PVN cùng các công ty con đã bị khởi tố, trong đó 18 người dính đến vụ Trịnh Xuân Thanh và tổng công ty PVC, có 5 người dính đến đầu tư vào Ocean Bank.

Khi bắt giam ông Đinh La Thăng ngày 8 Tháng Muời Hai vừa qua, người ta chỉ thấy ông bị cáo buộc “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng.”

Hai tội chính yếu được nêu ra để bắt giam ông Thăng liên quan để vụ PVN góp vốn trái quy định 800 tỉ đồng vào Ocean Bank và dự án xây dựng nhiệt điện Thái Bình II.

Các bản liệt kê tội trạng liên quan đến các quyết định “vượt thẩm quyền” của ông Đinh La Thăng dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng của nhiều công ty lớn nhỏ của PVN khá dài khi ông còn quyền sinh sát trong tay.

‘Vùng cấm’ hay ‘không vùng cấm’

Sau khi ông Thăng bị đẩy ra khỏi Bộ Chính Trị, mất ghế bí thư Thành Ủy Sài Gòn, về ngồi chơi xơi nước tại Ban Kinh Tế Trung Ương của đảng, rồi sau cùng là vào trại giam B14, báo chí trong nước phụ họa vuốt đuôi với lời ca ngợi chống tham nhũng tại Việt Nam “không có vùng cấm.”

Chống tham nhũng tại Việt Nam có “vùng cấm” hay không là một đề tài rất đáng bàn nhưng không phải chủ đề nội dung bài viết này.

Khi ông Đinh La Thăng còn quyền sinh sát tại PVN, thời gian này ông Phạm Thanh Bình, sếp chúa của Vinashin, cũng lợi dụng quyền hành, làm bậy, đẩy “quả đấm thép” Vinashin xuống đất đen. Ông Bình bị kết án 20 năm tù. Mấy năm sau, Dương Chí Dũng, kẻ cầu đầu tổng công ty tàu thủy Vinalines bị kết án tử hình cũng cái tội “cố ý làm trái,” thêm cái tội tư túi.

Nhiều người từng đặt dấu hỏi là, từng bị cáo buộc những tội nghiêm trọng như ông Đinh La Thăng, gần chục năm trước, sao không có cuộc điều tra, thanh tra, kiểm toán nào được công bố những năm trước? Guồng máy đảng và nhà nước CSVN từ trên xuống dưới chi chít những phòng sở thanh tra, kiểm tra mà trên lý thuyết khó lòng xảy ra tham nhũng hay lạm dụng quyền lực. Trái lại, Việt Nam được liệt vào số những nước tham nhũng nặng trên thế giới.

Nhiều hơn một lần, người ta thấy có những bài viết nói nếu không có người “chống lưng,” ông Đinh La Thăng không thể thong dong đến tuần qua mới bị bắt. Phần lớn các đại gia quốc doanh đều là các công ty trực thuộc một số bộ như Bộ Công Thương, Bộ Xây Dựng, Bộ Giao Thông Vận Tải. Ngồi trên đầu các công ty này là ông thủ tướng. Như vậy, người chịu trách nhiệm trên cùng là ông thủ tướng, gật hay lắc là quyền ông thủ tướng. Vậy ông là ô dù cao nhất trong hệ thống cầm quyền, ban ân huệ hay không là của ông.

Nhưng cái ông “chủ lò” có dám đi đến cùng của trò “không có vùng cấm” hay không, hiện giờ, chưa thấy có dấu hiệu gì. Nó không phải là chuyện dễ làm của cái đảng có nhiều phe cánh “lợi ích nhóm.”

Nếu cuộc đấu đá nhiều kịch tính của cái đại hội đảng đầu năm 2016 mà “Ba Ếch” lại trúng cái ghế tổng bí thư, ông “chủ lò” giờ này đang ngồi đuổi ruồi đâu đó, còn mấy đám “củi tươi,” “củi khô” lớn nhỏ có thể số phận đã khác. (TN)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lại thêm bài xiên tạc tinh vi:

Vụ ông Thăng: TBT Trọng 'chọn đúng đối tượng'

>> Bắt Đinh La Thăng: TBT Trọng phá vỡ tâm lý ‘sợ bị hồi tố’?
>> Tình báo Đức: Trung Quốc tăng gián điệp mạng
>> Úc: Hacker Việt Nam đã ăn cắp nhiều thông tin về an ninh sân bay
>> Dấu vết Trịnh Xuân Thanh dưới thời ông Đinh La Thăng
>> Ông Đinh La Thăng và ngân hàng 0 đồng: Từ đại án đến đại án


Lê Trung Tĩnh
BBC - Trong nền chính trị độc đảng của Việt Nam, ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Phú Trọng nổi lên như những đại diện cho những cách hành xử chính trị khác hẳn nhau.

Ông Đinh La Thăng thể hiện hình ảnh của mình trên báo chí như một người dám nghĩ, dám làm và dám kiểm tra.

Những người đánh giá cao ông Thăng kể rằng thời gian ông làm bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, các lãnh đạo, cán bộ ban ngành, quận huyện rất lo ngại, có người kể lại là họ phải vác giò lên trên cổ để chạy và làm việc.

Vì đi đâu ông Thăng cũng có một quyển sổ, sau khi hỏi về công việc xong, việc nào chưa xong ông hỏi bao giờ có thể xong và ghi rõ lời hứa vào quyển sổ của mình.

Khi đến ngày hẹn, hoặc ông đích thân hỏi, hoặc cho dưới quyền của mình hỏi, giục, và khiển trách. Cách làm đó một cách tự nhiên làm công việc chạy hay ít nhất cũng làm cho người dân thấy như vậy.

Dĩ nhiên không ai tin hết vào những chuyện kể lại như trên. Tuy nhiên những chuyện này phần nào giống với cách mà ông Thăng thể hiện trên báo chí từ nhiều năm nay. Nên có lẽ đó cũng là cách thức mà ông Thăng, hay dạng lãnh đạo giống như ông mà một tiêu biểu khác là ông Nguyễn Tấn Dũng, tiếp cận với công việc, chính trị, với người dân.

Đó là bộc trực, dám nghĩ, dám làm, dám thể hiện để làm hài lòng dân chúng. Và dĩ nhiên những cái dám đó cũng sẽ dẫn đến cái phải dám chịu trách nhiệm, vì đã dám làm và thể hiện thì trách nhiệm được ghi lại trên mặt báo, không giấu đi đâu được.

Những câu chuyện như tham nhũng, sai phạm khi lãnh đạo và quản lý là những cái lý hiện giờ người ta đưa ra để bắt ông ấy.

Ở một nước như Việt Nam, khi tham nhũng, hối lộ đã đi vào từng ngóc ngách và hơi thở của cuộc sống thì chuyện bắt ai đó vì tội tham nhũng hay liên quan là rất đơn giản.

Khi công an dừng xe lại người dân sẵn sàng đưa tiền, khi đi làm giấy tờ nhà đất, người dân cũng kẹp tiền, khi khai báo hải quan, khi xin trường học cho con…Đó là những vụ việc tham nhũng, hối lộ hằng ngày, hằng giờ, và tất cả các bên đều có thể bị bắt nếu người ta muốn bắt.

Những điều nói trên không nhằm bênh vực cho ông Thăng hay hạ thấp sự nguy hại và vô đạo đức của tham nhũng. Người viết không có lý do chính trị, đạo đức hay tình cảm gì để làm điều đó.

Ai mị dân hơn?

Ông Thăng nằm trong guồng máy độc đảng, ông tạo ra luật chơi, ông thi hành luật chơi đó rất tốt cho đến khi ông mắc một số sai lầm trong luật chơi đó và ông ấy bị bắt.

Nhiều người nói ông Thăng bị bắt mặc dầu ông ấy mị dân, dân túy bằng những chiêu thức đánh bóng tên tuổi của mình. Thật ra ông Thăng bị bắt bởi một hay những người còn mị dân, dân túy hơn ông ấy nhiều, hay ít nhất là đã mị đúng chỗ, đúng nơi trong tình hình Việt Nam hiện tại.

Những người bắt ông đã vận dụng câu chuyện chống tham nhũng một cách thuần thục và thuyết phục.

Nhiều người gán cho Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam những tên ghép không được nhã nhặn và nghĩ về ông ấy như vậy.

Tuy nhiên nếu thật sự nghiêm túc, chúng ta có thể thấy ông Nguyễn Phú Trọng là một chính trị gia đúng nghĩa, lão luyện, và trong chừng mực định nghĩa giành cho chính trị gia, là một người làm chính trị chuyên nghiệp.

Khác với những người lãnh đạo hiện thời, ông Trọng tạo cho mọi người thấy ông là một người không tham nhũng, ít nhất là tiền bạc.

Có người nói ông Trọng tham nhũng cái còn quan trọng hơn nhiều, đó là quyền lực, bằng sự tham quyền cố vị của mình.

Điều này đúng nhưng trong tình hình hiện nay, tham nhũng quyền lực dễ được người dân Việt cảm thông hơn những biệt phủ, những tài sản tỷ đô ở nước ngoài mà những bài báo, trang mạng đưa tin hằng giờ về ông này bà khác.

Đó có thể phần nào do căn bản và công việc xây dựng, tổ chức đảng của ông Trọng đã giúp ông ít phải va chạm và nhúng chàm với thực tế tham nhũng một cách nghiệt ngã tại Việt Nam.

Quan điểm chính trị và hành xử của ông Trọng nhất quán và rõ ràng: chống tham nhũng, điều này thì quá dân túy rồi còn gì, trong xã hội mà tham nhũng đã thành bệnh kinh niên như trên đã nói thì ai mà không muốn hết bệnh; và xây dựng đảng vững mạnh, điều này thì người nào có quyền lợi gắn bó mật thiết với Đảng mà không ủng hộ?

Do đó một cách hết sức tự nhiên thông điệp chính trị của ông Trọng được nhiều người hưởng ứng, từ người dân đến những giai tầng biết đảng vững mạnh quan trọng như thế nào đối với quyền lợi và quyền lực của họ.

Có người nói chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng cũng chỉ là một phiên bản của chiến dịch Đả hổ diệt ruồi mà ông Tập Cận Bình đang tiến hành bên Trung Quốc.

Điều này không hẳn đúng vì việc sử dụng chiêu thức chống tham nhũng để xộ khám các đối thủ chính trị hiện tại hay quá khứ là một việc không mới trên thế giới và lịch sử.

Mặt khác nếu điều này có đúng đi nữa thì càng thấy ông Trọng học hỏi và áp dụng nhanh.

Trong các lãnh đạo Việt Nam hiện nay, ai là người nói không với tham nhũng thuyết phục hơn ông Trọng?

Chọn đúng đối tượng

Ông Trọng chọn đúng thông điệp, và gửi đến đúng đối tượng.

Ông vừa dân túy đối với mấy chục triệu người dân Việt, vừa rất khôn ngoan chính trị đối với hàng ngũ lãnh đạo quanh ông.

Trong một xã hội mà lá phiếu bầu cử trên tay mấy chục triệu người dân ai cũng biết là vô giá trị thì sự ủng hộ của đội ngũ lãnh đạo cấp ủy của các cơ quan công an, an ninh và truyền thông quan trọng hơn rất nhiều vài tấm hình hay câu nói nức lòng dân nổi trôi trên các trang báo và mạng xã hội.

Trái khoáy là mặc dầu luôn tuyên bố không chấp nhận những lãnh đạo có tham vọng quyền lực, ông Trọng là đại diện tiêu biểu nhất của tham vọng quyền lực. Khi mà không ít lãnh đạo khác ăn không chỗ này thì chỗ kia, ông Trọng đã cho thấy ông đặt tham vọng quyền lực và chính trị của mình cao hơn, ít nhất là cao hơn các biệt phủ và tỷ đô.

Dĩ nhiên, là người làm chính trị tại một nước tên là Việt Nam, ông Trọng biết phải thực hành chiến dịch của mình một cách "hợp lý", tức chỉ chống những trường hợp tham nhũng nào cần thiết để ông củng cố được quyền lực của mình.

Và đó là quyền lực của một chế độ độc tài một đảng, không có phản biện, không có tự do báo chí, không có dân chủ, pháp quyền, những phương thức và định chế thật sự để chống tham nhũng.

Tham nhũng do đó chỉ rót từ bên này sang bên khác, không bao giờ hết, Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục độc tôn lãnh đạo, tiếp tục tham nhũng, và người dân và nước Việt tiếp tục lầm than trong những dự án tàn hại môi trường và cuộc sống nhưng không có bất cứ quyền quyết định nào.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sẽ chấm dứt sự độc đoán trong nhà trường và giáo dục sẽ khởi sắc:

Nếu giải tán phòng giáo dục hãy cho giáo viên trực tiếp bầu hiệu trưởng


>> Thật buồn cho khí chất kẻ sĩ thời nay!
>> Bác Minh Mẫn rất… “minh mẫn”. Đáng phục thay!
>> Việt Nam dạy nhân quyền từ mẫu giáo đến đại học


Nguyễn Thiêm
(Dân Việt) Nếu các trường có thể tự chủ hoạt động, cấp sở có thể “với dài tay” quản lý chuyên môn theo đề xuất của thầy giáo Bùi Nam thì việc xóa sổ hoàn toàn các phòng giáo dục có vẻ hợp lý.

Câu chuyện về thầy giáo Bùi Nam đưa ra đề xuất giải tán tất cả các phòng giáo dục đào tạo cấp quận, huyện nhằm tinh giản biên chế đang gây nhiều chú ý trong ngành giáo dục cả nước.

Đưa kiến nghị của mình lên báo chí, thầy giáo Bùi Nam cho rằng, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết 19 của Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương là giảm 10% biên chế trong sự nghiệp công lập trong đó có ngành giáo dục, bên cạnh việc giảm các chức danh kế toán, y tế học đường, lái xe, bảo vệ, nhân viên phục vụ thì một nhóm đối tượng khác cũng cần được giảm đó là các... phòng giáo dục.

Thầy Bùi Nam phân tích: Hiện, lực lượng cán bộ quản lý chỉ tính riêng từ mầm non đến THPT (bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và cán bộ Phòng/ Sở GD) trên giáo viên đứng lớp là khá lớn: Mầm non là 35.833/132.294 viên chức (chiếm 27,08%), tiểu học 35.010/363.249 (chiếm tỉ lệ 9,64%), THCS là 24.627/207.085 (chiếm 11,9%), THPT là 8.351/119.826 (chiếm gần 7%). 

Tính chung trên cả nước cán bộ quản lý từ mầm non đến THPT là 103.821/ 822.454 viên chức (chiếm 12,6%). Con số này chưa kể đến lực lượng viên chức tăng cường về thực hiện nhiệm vụ tại Sở/Phòng GD nhưng vẫn nhận lương tại các trường.

Thầy Nam cho rằng đó là con số quá lớn và cồng kềnh, nó làm tăng thêm sự ngột ngạt cho bức tranh biên chế đang ngày càng phình to. 

Cả nước có 698 đơn vị hành chính cấp huyện, mỗi phòng có trên dưới 10 người, nếu tinh giản hoặc điều chuyển thì mục tiêu 10% sẽ không thành vấn đề.

Từ những dẫn chứng đó, thầy giáo Nam đề xuất nên xóa bỏ các phòng GD ĐT, thay vào đó tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường. 

Hiệu trưởng sẽ được tự chủ về chuyên môn, tài chính và các quyết định khác... việc tổ chức thi cử trường sẽ trực tiếp “nhận lệnh” từ Sở GD ĐT.

Theo thầy Nam, nên gom về một đầu mỗi xã chỉ nên duy trì 1 trường mầm non - 1 tiểu học - 1 trung học chịu sự quản lý chung của một hiệu trưởng. 

Như vậy, tại mỗi địa điểm cấp xã sẽ giảm được ít nhất 2 hiệu trưởng, 3 hiệu phó, cả nước có 10.732 đơn vị hành chính cấp xã, số lượng tinh giản được sẽ là rất lớn.

Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, cộng đồng sư phạm, trong đó có các hiệu trưởng và đặc biệt là các giáo viên như “mở cờ trong bụng” vì có người nói...hộ. 

Điều này hoàn toàn rất dễ lý giải.

Việc quản lý giáo dục qua quá nhiều tầng nấc trung gian đã như “trói chân trói tay” các nhà trường, khiến trường không thể sáng tạo không thể đổi mới. 

Có vị hiệu trưởng than: “Giáo viên biệt phái làm việc ở phòng giáo dục ăn lương của trường cũng tự cho mình cái quyền chỉ đạo xuống trường chứ không nói gì đến cán bộ, công chức của phòng. Vì thế, quyền tự chủ của nhà trường chỉ là hư danh”.

Còn đối với giáo viên thì tôi nghĩ, việc phải chịu đựng “một cổ nhiều... tầng quản lý” bao nhiêu năm nay đã khiến họ quá mệt mỏi. 

Tôi còn nhớ trong một chuyến công tác vùng cao trước ngày khai giảng, trò chuyện với một giáo viên cắm bản là một cô giáo rất trẻ, cô giáo này không kìm được nước mắt khi kể về những học trò của mình không đủ no, áo không đủ ấm. 

Cô nói, cô chỉ ước các em học sinh có một lễ khai giảng đúng nghĩa, điểm trường của cô xa quá, các em không về trường chính để dự lễ khai giảng năm học mới được. Các cô phải góp tiền mua ít kẹo để các em liên hoan cho có... không khí.

Ngay khi câu chuyện của cô được đăng tải trên báo, cô giáo trẻ gọi điện cho tôi khóc thút thít: “Phòng giáo dục đọc được họ gọi điện về trách móc, kiểm điểm là tại sao lại “than nghèo kể khổ” ảnh hưởng đến thành tích của trường, của phòng, của sở như vậy...”. Nghe cô nói mà miệng tôi đắng ngắt.

Nói vậy để thấy rằng, nếu như trường có thể tự chủ hoạt động, sở có thể “với dài tay” quản lý chuyên môn theo đề xuất của thầy Bùi Nam thì việc xóa sổ hoàn toàn các phòng giáo dục có vẻ khá hợp lý. 

Tuy nhiên, điều này nhất thiết phải đi kèm với việc trao quyền quyết định, bầu trực tiếp hiệu trưởng, hiệu phó các trường cho chính giáo viên của trường đó.

Nếu không làm được điều này, thì đối với giáo viên mà nói, đề xuất xóa sổ phòng giáo dục chẳng khác nào “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. 

Bởi lẽ, tại nhiều nơi, hiện nay hiệu trưởng các trường đã được ví như “ông trời con”, nắm trong tay “quyền sinh, quyền sát” khá lớn đối với giáo viên, nay lại được nới rộng thêm quyền liệu có ổn?

Khi đó, việc điều hành, quản lý có xảy ra tình trạng độc đoán, chuyên quyền, bè phái, nhũng nhiễu làm khổ giáo viên thì liệu rằng Bộ, Sở có kịp thời nắm bắt và can thiệp?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước ta đang thiếu tiền và thừa chữ:


CẦN TINH GIẢN CHỮ TRONG TÊN CÁC BỘ, NGÀNH, ĐƠN VỊ.
Nhà nước ta đang tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy, là người "lao động chữ" , từ lâu tôi thấy tên của các bộ, ngành, đơn vị dài dòng, thừa chữ cần phải nghiên cứu tinh giản, để giảm thời gian viết,đọc, giảm giấy mực in và để tên cô đọng, dễ gọi hơn. Hơn nữa đừng nên lãng phí chữ Việt! Xin nêu một số cái tên thừa chữ như sau :
- Bộ VĂN - HÓA THỂ THAO-DU LỊCH ( có người gọi là bộ Văn Thể Du)là cái tên gọi theo 3 ngành gắn lại. Thực ra nghĩa chữ VĂN HÓA rất rộng. Thể thao cũng là văn hóa, Du lịch cũng là văn hóa, nên chỉ cần gọi BỘ VĂN HÓA là đủ nghĩa.
- Bộ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG ( thường gọi là bộ 4T), 4 chữ mà thừa mất 2 vì thực chất Thông tin cũng là Truyền thông và ngược lại. Nên chỉ dùng hai chữ THÔNG TIN hoặc TRUYỀNTHÔNG là đủ. Hơn nữa Bộ này tách ra từ bộ Văn hóa Thông tin (cũ), nay nên nhập lại với cái tên BỘ VĂN HÓA, vì TT hay TT cũng là văn hóa!
- Bộ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO- Đào tạo cũng có nghĩa là Giáo dục ( giáo dục nghề), nên tinh giản chữ ĐÀO TẠO, gọi chung là BỘ GIÁO DỤC là khái quát nhất.
- Bộ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN dài dòng quá. Chẳng lẽ làm NÔNG NGHIỆP lại không là Phát triển nông thôn?. Nên tinh giản đi 4 chữ, gọi chung là BỘ NÔNG NGHIỆP là ổn!
- Tên TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT cũng thừa chữ MỎ hoặc chữ ĐỊA CHẤT, nên giảm bớt.
- Lâu rồi tôi rất băn khoăn tên cấp học,tên trường học. Bao nhiêu năm ở miền Bắc ta dùng cấp 1, cấp 2, cấp 3 rất gọn mà dễ hiểu. Trường Cấp 3 Lệ Thủy đỡ phức tạp hơn Trường Phổ thông trung học Lệ Thủy. Bên 5 từ, bên 7 từ, đọc líu cả lưỡi. Bực nhất là cái tên Trường Quốc học sang trong thế, bỗng biến thành TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN QUỐC HỌC, rắc rối không ai muốn gọi, lại làm mất đi Thương hiệu Quốc Học danh giá! Trường Chu Văn An (Hà Nội), Trường Lê Hồng Phong ( Gài Gòn) cũng vậy! Tôi khó chịu nhất là những cái tên Trường Đại học dài dòng như TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI/ TP HCM. Nên nghiên cứu sửa ngay cho dễ gọi! Chẳng lẽ KHOA HỌC XÃ HỘI không bao gồm NHÂN VĂN?
- Trong tên các đơn vị như TRUNG TÂM TÌM KIẾM CỨU NẠN HÀNG HẢI, thừa chữ TÌM KIẾM, vì chẳng lẽ đi cứu nạn lại không tìm kiếm?. Nên chỉ cần gọi TRUNG TÂM CỨU NẠN là ổn.
Nhiều tên gọi các ngành, đơn vị thừa chữ nữa, tôi chỉ xin nêu mấy ví dụ thế thôi, mong các bạn FB tìm thêm . Đây là vấn đề nghiêm túc, mong Nhà nước ( Bộ Nội vụ) quan tâm để tên các bộ ngành, đơn vị chữ nghĩa sáng hơn, đúng hơn!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kiến tạo hay kiến... bò?



Hà Nội giá, phùn, ám. Hồ Tây, sông Hồng bềnh bồng mù sương. Gã sau một vòng lượn rét, về lại ngôi nhà ngói ba gian cổ. Tự dưng rách việc, thêm việc, sắp xếp nội các.
À, chả là đọc trên mạng thấy ý kiến cúa bác Vũ Mão đề nghị sáp nhập bộ KH- ĐT vào bộ Tài chính... gã nghĩ sáp nhập làm gì cho mệt. Mấu chốt mọi sự gọi là cồng kềnh của bộ máy nội các chính ở anh KH-ĐT này đây. Chả có nội các văn minh, kiến tạo nào trên thế giới có anh KH- ĐT này sất.
Mô hình bộ hay uỷ ban KH-ĐT chỉ có ở các quốc gia kinh tế nhà nước theo tư duy bao cấp như các anh xô viết, Trung cộng, Bắc Triều, cộng sản Đông Âu trước đây. Các anh theo kinh tế thị trường đúng quy trình khoa học, văn minh chả anh nào cần đến cái bộ, cái uỷ ban ấm ớ nhưng đầy quyền lực phân phối, chiếm đoạt lợi ích của dân này cả.
Cứ nhìn cách vận hành của bộ KH-ĐT và các sở KH-ĐT là tòi ra ngay nền KT thị trường định hướng thị trường hay nền KT dở dở ương ương mỗi thứ một tẹo, anh này lấn anh kia, giành ăn anh kia để rồi cả hai cùng...lún hoặc chờ lún.
Giải tán ngay nền KT mà nhân danh cái gọi là KH- ĐT để chia chác lợi ích. Hãy để cho thị trường định hướng trên đường ray pháp luật tự điều tiết kế hoạch và đầu tư.
Vậy đấy, nói cho nhanh, cái tiến gì, gom bộ, phình bộ gì gã không cần biết, gã chỉ cần biết giải tán cái bộ KH- ĐT thì gã tin ngay chính phủ thực sự kiến tạo hay chính phủ còn loanh quanh kiến... bò.

Phần nhận xét hiển thị trên trang