Cơ quan Tình báo An ninh Australia (ASIO) tin rằng 10% các ứng cử viên chính trị Úc là có mối quan hệ với cơ quan tình báo Trung Quốc, theo Báo cáo ngày 9/12 trên Tờ ‘Weekend Australia’.
ASIO cho biết một trong số những ứng cử viên đó đã được bầu, và hiện vẫn đang đương chức, và cho rằng những gì đang xảy ra, là một phần nỗ lực của Bắc Kinh, nhằm gây ảnh hưởng đến chính trường Úc.
Theo Báo cáo, đa số những ứng cử viên được cho là có quan hệ chặt chẽ với tình báo Trung Quốc, và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dính líu vào các cuộc bầu cử hội đồng [ở cấp địa phương ở Australia]. Nhưng, các quan chức an ninh Úc quan tâm nhiều hơn đến các cá nhân ở chính trường cấp tiểu bang và liên bang, và tập trung quanh khu vực Western Sydney.
Ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), cựu nhân viên ngoại giao Trung Quốc, người đã đào thoát rất kịch tính sang Úc trong năm 2005, nói với Tờ báo rằng có những nỗ lực rất rõ ràng của chính quyền Trung Quốc, nhằm gây ảnh hưởng đến các quan điểm ở Úc.
“Có vẻ như không có bất cứ giới hạn nào ở Úc, người Trung Quốc làm điều đó một cách công khai. Có vẻ như họ đang đứng trên luật pháp ở Úc. Họ mạo hiểm hơn so với các hoạt động của họ tại Mỹ”, ông Trần cho biết.
Báo cáo hôm 9/12 được đưa ra sau khi các hãng truyền thông đưa tin rộng rãi về những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm can thiệp vào chính trường Úc, cũng như vào các khu vực trong cộng đồng rộng lớn hơn, đặc biệt trong cộng đồng người Úc gốc Hoa.
Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng Malcolm Turnbull tuyên bố vào hôm thứ Năm (7/12) rằng: “Các báo cáo của các hãng truyền thông đã ám chỉ việc ĐCSTQ đã đang hành động nhằm can thiệp sâu vào giới truyền thông, các trường đại học của chúng ta, và thậm chí vào cả những quyết định của các nghị sĩ được bầu ngay tại tòa nhà này. Chúng ta coi những báo cáo này là rất nghiêm trọng”.
Thực tế cho thấy sự chú ý của công chúng Úc trong hai tuần vừa qua, tập trung vào những giao dịch mờ ám giữa thượng nghị sĩ Công Đảng Úc (ALP) Sam Dastyari và tỷ phú Trung Quốc có mối quan hệ với Bắc Kinh.
Chính phủ liên bang đã yêu cầu ông Dastyari phải từ chức vì ông này được cho là đã cảnh báo cho ông Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo), một doanh nhân tỷ phú Úc gốc Hoa, có quan hệ với ĐCSTQ, rằng điện thoại của ông ấy có thể bị các cơ quan tình báo nghe lén, bao gồm cả những cơ quan của chính phủ Mỹ.
Thượng nghị sĩ Dastyari cũng đã nhận được những bình luận không tốt đẹp từ giới báo chí gần đây, liên quan đến phát biểu của ông trong năm 2016, khi công khai ủng hộ những động thái gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông. Những ý kiến do ông Dastyari đưa ra khi đứng cạnh ông Hoàng, là hoàn toàn trái ngược với chính sách của Công đảng, và của chính phủ Úc về vấn đề này.
Ông Charles Wallace, cựu sĩ quan tình báo Úc nói rằng Trung Quốc đã rất giỏi cài cắm các đặc vụ chìm vào những vị trí chủ chốt trong chính trường Úc.
“Phương pháp phổ biến nhất mà Trung Quốc sử dụng để gây ảnh hưởng đến quá trình chính trị của chúng ta, là thông qua “các đặc vụ gây ảnh hưởng”, ông Wallace viết cho tờ Canberra Times.
“Một số đặc vụ là ‘công dân kép’ của Trung Quốc và Úc. Mục tiêu của họ là hối lộ, mua chuộc các cựu chính trị gia và đương nhiệm để ủng hộ cho những lợi ích của Trung Quốc, đôi khi gây thiệt hại cho Australia”, ông Wallace viết.
Linh hồn có thực sự tồn tại? Con người sẽ ra sao khi không có linh hồn? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả dưới góc nhìn của khoa học và tâm linh.
Các nhà khoa học nhận định thế nào về linh hồn?
Khi vừa nhắc tới linh hồn, có lẽ nhiều người cười nhạo, cho đó là mê tín. Lại có một số người mặc dù tin vào điều đó, tuy nhiên để không bị đả kích và quy chụp là ‘mê tín’, cũng đành im lặng không thanh minh hay giải thích gì…
Những người thực sự có sự hiểu biết về linh hồn, đa số là những người có nghiên cứu chuyên sâu về quá trình cận tử, hay những người nghiên cứu về Phật và Đạo, nhưng cũng chỉ lưu truyền trong phạm vi nhỏ, không được phổ biến rộng rãi. Khi mà khoa học thực chứng quá được chú trọng, thì quả thực chủ đề về linh hồn cũng chưa được nghiên cứu cho thấu đáo.
Tuy nhiên, cũng có một điều đáng mừng là, các tổ chức nghiên cứu phát triển khoa học về sinh mệnh cơ thể người ở các quốc gia phương Tây rất phát triển, và đã thu được một số kết quả nhất định.
Một số tổ chức nghiên cứu về linh hồn cho thấy thể trọng của con người giảm nhiều khi cận kề tử vong. Sau khi tiến hành thí nghiệm trên 7 người chết, bác sĩ Duncan MacDougall phát hiện rằng ngay sau khi qua đời, cân nặng của người chết giảm đi từ 11 đến 43g. Ông cho rằng đó là phần vật chất mà người ta thường gọi là linh hồn thoát ra khỏi thi thể.
Lại có một số tổ chức khác nghiên cứu về linh hồn, sử dụng một loại dụng cụ quang học tiên tiến và đặc thù cho những người đang cận kề cái chết, thì phát hiện rằng khi con người chuẩn bị qua đời có một thứ như ánh sáng ly khai khỏi cơ thể, không lâu sau người đó qua đời. Qua nhiều lần thực nghiệm họ cho rằng đó là sự phân ly giữa linh hồn và cơ thể.
Có một số đơn vị nghiên cứu khác, lại dùng một loại thiết bị nghiên cứu đối với những phụ nữ mang thai tới kỳ sinh nở. Họ phát hiện trong một khoảng thời gian trước khi em bé chào đời, có một thứ ánh sáng đi vào trong cơ thể người mẹ. Các đơn vị nghiên cứu này cho rằng thứ giống như ánh sáng đó, chính là linh hồn đi vào cơ thể của em bé, qua đây càng chứng thực được sự tồn tại của linh hồn.
Tại Đại học Virginia, chuyên gia tâm thần học là Gruce Greyson, là người đầu tiên tập trung vào tâm lý của những người đang ở ranh giới của sự sống và cái chết. Ông phát hiện ra rằng một vài người khi đang hấp hối, đều nhìn thấy một luồng ánh sáng xanh rất mạnh, và cảm thấy một đường hầm đang dẫn họ về phía trước.
Ông Pim van Lommel, chuyên gia về trải nghiệm cận tử tại Bệnh viện Rijnstate (Hà Lan) nhận định:“Người hấp hối không những có ý thức, mà ý thức của họ còn mở rộng hơn bao giờ hết. Họ có thể suy nghĩ hết sức rõ ràng, hồi tưởng chi tiết về thời thơ ấu và cảm thấy sự liên hệ chặt chẽ với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh. Trong khi não họ hoàn toàn không có dấu hiệu hoạt động”.
Linh hồn dưới góc nhìn văn hóa truyền thống
Nếu dùng văn hóa truyền thống của Trung Quốc để nghiên cứu về linh hồn, chúng ta sẽ có nhận thức sâu sắc hơn. Nguyên nhân là bởi nhận thức về linh hồn của hai gia lớn trong vũ trụ là Phật gia và Đạo gia đã kéo dài mấy ngàn năm. Họ dùng những phương pháp vô cùng đặc biệt và đã nhìn thấy được sự rõ ràng chính xác, chân thực về linh hồn.
Những người tu luyện trong các tôn giáo chính thống của Phật gia và Đạo gia khi ở vào trạng thái tĩnh tâm và nhập định, nguyên thần rời khỏi cơ thể và đi tới một số nơi vô cùng đẹp đẽ và mỹ diệu, lại có thể thực sự cảm nhận được sự tồn tại của những cảnh tượng đó ở không gian khác. Sau khi xuất định, họ đã viết rất nhiều bài chia sẻ, kể lại những điều mình trải nghiệm tại không gian khác. Qua đây một mặt vừa có thể chứng thực rằng linh hồn không những tồn tại mà còn có thể hoạt động và rời khỏi thân thể một cách độc lập.
Ngày 25 tháng 10 Âm lịch năm 1967, tại huyện Đức Hòa, tỉnh Phúc Kiến có vị Pháp sư Khoan Tịnh khi ngồi thiền trong động Di Lặc núi Cửu Tiên, đột nhiên được Bồ Tát Quán Thế Âm tiếp dẫn đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Tại đây ông được tham quan động La Hán, trời Đao Lợi, Đâu Suất cung và các cảnh giới trong Cửu Phẩm Liên Hoa, hơn nữa còn bái kiến Đức Phật A Di Đà.
Vị pháp sư này cảm giác thấy bản thân trước sau chỉ ở lại thế giới Cực Lạc khoảng chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi ông quay trở về nhân gian đã là ngày mùng 8 tháng 4 Âm lịch năm 1973, tính ra là hơn 6 năm 5 tháng trôi qua.
Câu chuyện này thoạt nghe thì như là vượt ra khỏi tri thức người thường, khó mà lý giải được. Sau này ông đã kể lại tường tận quá trình du hành đến thế giới Tây Phương, miêu tả lại những cảnh đẹp vô cùng thù thắng trong cuốn sách nổi tiếng “Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký”.
Ở Tây Tạng có những tín đồ tín ngưỡng Phật giáo sau khi tọa hóa, linh hồn thoát khỏi thể xác, có một tia sáng rực rỡ từ đỉnh đầu bay ra. Đây là sự việc chân thực mà rất nhiều người đã có cơ hội chứng kiến, gọi là “nguyên thần xuất khiếu” hay còn được gọi là hồn lìa khỏi xác. Năm 1998, tại Kham, khu vực hẻo lánh phía đông Tây Tạng đã xảy ra một sự kiện hết sức kỳ lạ, đó là việc Lạt ma Khenpo A-chos 80 tuổi khi qua đời, thì xuất hiện cầu vồng trên căn phòng nhỏ của ông suốt cả ngày. Một tuần sau khi ông qua đời, các học trò đã mở tấm áo bọc thi thể vị Lạt ma, người ta bất ngờ khi chỉ thấy vài sợi tóc còn sót lại trên gối, thi thể của Khenpo A-chos đã hoàn toàn biến mất. Từ đó người Tây Tạng gọi ông là “Người cầu vồng”.
Ở các vùng nông thôn Trung Quốc, có một số trường hợp trẻ nhỏ đang chơi đùa, bỗng nhiên hoảng sợ tới mức về nhà thì bị ngủ mê man giống như thất hồn lạc phách vậy. Lúc đó, người mẹ sẽ mang một chiếc áo, hay đồ dùng đứa trẻ hay mang theo, đi tới nơi đứa trẻ bị sợ hãi và gọi hồn chúng, sau đó mang đồ dùng này về đặt cạnh đứa trẻ, không lâu sau đứa trẻ sẽ chạy nhảy chơi đùa bình thường.
Có một số phụ nữ cơ thể suy yếu còn bị hồn những người đã qua đời bám lên thân xác, gọi là hiện tượng mượn xác hoàn hồn. Sau khi bị hiện tượng này họ như biến thành một người hoàn toàn khác, nói ra những việc chưa từng trải qua, thậm chí nói tiếng ở các vùng khác hoặc nói giọng đàn ông. Kỳ lạ là mọi việc họ nói sau khi kiểm chứng thì đều là chân thực, cũng là minh chứng cho thấy sự tồn tại của linh hồn.
Lại có những người khi ngủ, trong mơ gặp người thân đã qua đời nói với họ một số việc, mà sau khi chứng thực là hoàn toàn có thật. Đây cũng lại một lần nữa chứng minh rằng không những có linh hồn, mà linh hồn còn có thể hoạt động và đi đến những không gian khác, đến những nơi mà khi người ta thanh tỉnh không thể tới. Hơn nữa ký ức hoạt động của linh hồn có thể được lưu lại trong đại não của con người.
Cơ thể con người không thể tách rời khỏi sự chi phối của linh hồn; nếu không có linh hồn làm chủ thì thân thể người đó chỉ như người thực vật.
Khi càng nghiên cứu sâu hơn, chúng ta càng phát hiện linh hồn con người là bất diệt. Nhục thân của con người có thể tử vong, tuy nhiên linh hồn là tồn tại vĩnh viễn. Khi con người chết đi linh hồn và thể xác sẽ phân tách và linh hồn vẫn bước tiếp trên con đường của mình. Dùng cách nói theo vật lý học, thì đây chính là: Vật chất là bất diệt. Nhục thể của con người chết đi nhưng những phân tử, nguyên tử, hạt nhân nguyên tử… liệu cũng theo đó mà tử vong không? Kỳ thực là không.
Nói rộng hơn một chút, vạn vật đều có linh, không chỉ con người có linh hồn mà cả động vật, thực vật hay bất kể vật chất nào cũng đều có linh hồn. Những điều này cũng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng nhận.
Đất đá, sắt thép… tất cả đều có tồn tại linh hồn? Những điều này hiện tại có lẽ nhiều người chưa nhận thức tới. Bởi có những điều tuy tồn tại một cách chân thực, nhưng bởi chúng vượt xa nhận thức tư duy của con người, vậy nên khi nghe thấy họ liền cảm thấy huyễn hoặc và ‘mê tín’. Nếu thực sự muốn khám phá và tìm hiểu những điều siêu xuất khỏi nhận thức của khoa học thực chứng này một cách chi tiết, chúng ta có thể tìm đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân“. Ở đó, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời hết sức thuyết phục về sự tồn tại của linh hồn.
- Kiên quyết xử lý Trịnh Xuân Thanh tham nhũng ! - Trịnh Xuân Thanh là đệ tử do Đinh La Thăng dựng lên, phải xử lý trách nhiệm Đinh La Thăng. - Đinh La Thăng là đệ tử do Vũ Huy Hoàng dựng lên, phải xử lý trách nhiệm Vũ Huy Hoàng.
- Vũ Huy Hoàng là đệ tử do Nguyễn Tấn Dũng dựng lên, phải xử lý trách nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. - Nguyễn Tấn Dũng: Không, tôi có xin xỏ ai đâu. Đại hội tín nhiệm bầu tôi lên đấy chứ (sic!), phải xử lý trách nhiệm, à nhưng... He he, dân khóc sưng cả mắt.
Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) sợ điều gì? Trong mấy năm trước khi diễn ra đại hội lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10 vừa qua, chính phủ của ông Tập đã siết chặt sự kiểm soát các luật sư, học giả, người hoạt động xã hội dân sự và trí thức công. Chính phủ Trung Quốc cũng gia tăng quản lý báo chí truyền thông trong lúc nâng cao mức độ tuyên truyền về sự xuất sắc của sự lãnh đạo của ông Tập và đòi hỏi các đảng viên và cán bộ nhà nước phải trung thành nhiều hơn nữa. Chiến dịch chống tham nhũng đã tiếp tục nhổ bật gốc nhiều quan chức cao cấp, những người tỏ ra không đủ trung thành cá nhân với ông Tập.
Trường hợp gần đây gây ngạc nhiên nhất là vụ ngã ngựa hồi tháng 9 của ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), một ủy viên bộ chính trị và bí thư thành ủy đảng Cộng sản Trung Quốc của đại đô thị Trùng Khánh vùng tây nam Trung Quốc. Giống như tất cả các quan chức cao cấp bị hạ bệ khác, Tôn bị cáo buộc tội tham nhũng, dâm loạn về tính dục và nhiều tội lỗi khác – những cáo buộc mà hầu như đồng chí đồng nghiệp nào của ông cũng đều phạm phải – nhưng tội lỗi thật của ông ta có lẽ là đã không nỗ lực đầy đủ để khuếch trương sự ủng hộ ông Tập ở thành phố Trùng Khánh, nơi cựu đối thủ của ông Tập – cựu bí thư Bạc Hy Lai (Bo Xilai) – được cho là vẫn còn được ủng hộ nhiều hơn so với ông Tập dù 5 năm đã trôi qua kể từ khi ông Bạc bị tước mất quyền lực một cách ngoạn mục. Ông Tôn đã bị thay thế bởi ông Trần Mẫn Nhi (Chen Min’er), mà nhiệm vụ hàng đầu là xóa bỏ di sản của ông Bạc khỏi đất Trùng Khánh.
Tại đại hội đảng mới đây, ông Tập bố trí vào ủy ban trung ương và hai cơ quan lãnh đạo cấp cao hơn – bộ chính trị và ủy ban thường vụ bộ chính trị - những người trung thành với ông. Mười lăm trong số 25 ủy viên bộ chính trị có lịch sử giao du với ông Tập từ những ngày ông bắt đầu sự nghiệp chính trị ở các tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang (thậm chí có một trường hợp đã quen với ông trong những ngày ông còn là thanh niên bị đưa xuống nông thôn tỉnh Thiểm Tây trong thời Cách mạng Văn hóa). Mười ủy viên còn lại gồm các nhà kỹ trị, một phụ nữ làm kiểu, và hai sĩ quan quân đội theo tiêu chuẩn là những người mang ơn ông Tập đã phong hàm cho họ - không có ai đại diện cho một thách thức chính trị có ý nghĩa. Và không ai trong số bảy ủy viên ủy ban thường vụ có cấp bậc hoặc tuổi tác phù hợp để kế vị ông Tập, cho thấy ông có ý định phục vụ nhiều hơn hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm, thường thấy của vị trí tổng bí thư. Việc đưa vào cương lĩnh của đảng một hệ tư tưởng có vai trò dẫn dắt mới, gọi là Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, càng cho thấy rằng ngay cả khi ông Tập cuối cùng sẽ bước xuống thì ông vẫn tiếp tục thống trị.
Bài diễn văn của ông Tập trước đại hội – một diễn văn kéo dài ba tiếng rưỡi đồng hồ chỉ nhắc lại hết câu khẩu hiệu này đến câu khẩu hiệu khác mà không giải thích được chúng có ý nghĩa gì – huênh hoang rằng cán bộ đảng và quan chức chính phủ sẽ được thăng tiến dựa trên thành tích. Nhưng nó định nghĩa thành tích như là “tuân theo sự lãnh đạo của hạt nhân [tức là ông Tập], đi theo sự lãnh đạo của trung ương đảng [ông Tập]” và “ủng hộ quyền uy của ủy ban trung ương [ông Tập]”. Ông Tập đã định nghĩa lại chế độ trọng dụng nhân tài (meritocracy) thành chế độ đi theo (followocracy). Trong các cuộc thảo luận tổ suốt thời gian đại hội, các đại biểu đảng tranh nhau vươn tới các đỉnh cao mới về nhiệt tình tôn vinh sự lãnh đạo của ông Tập.
Tại sao lại có sự tập trung quyền lực mạnh mẽ và nhấn mạnh vào sự tuân phục như vậy? Ông Tập tuyên bố rằng, Trung Quốc đang sắp hoàn thành giấc mộng vĩ đại là trẻ hóa dân tộc. Nhưng nhiều động thái mà ông đã thực hiện như là dấu hiệu về sức mạnh của ông lại là những chứng cớ bộc lộ nỗi âu lo của ông Tập. Như chính ông Tập đã thổ lộ trong bài diễn văn trước đại hội đảng: “Triển vọng rất tươi sáng nhưng thách thức rất nghiêm trọng”.
NHỮNG THẬP NIÊN NGUY HIỂM NHẤT
Thách thức đầu tiên là sự phản kháng đối với sự vươn lên của Trung Quốc mà Bắc Kinh dự đoán từ phía Washington. Các nhà chiến lược Trung Quốc gần như đều bám vào lối suy nghĩ thực tế gắn liền với tư tưởng của John Mearsheimer và Graham Allison, vốn cho rằng một thế lực thống trị được kỳ vọng sẽ chống lại sự trỗi dậy của một đối thủ cạnh tranh cùng trang lứa. Mười năm về trước, khi ông Tập vẫn còn là người chuẩn bị kế vị mà chưa phải là tổng bí thư đảng, ông đã nói rõ cái lý thuyết về một “kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc quan trọng”, với hy vọng thuyết phục các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ tạo điều kiện thuận lợi cho cái mà Trung Quốc miêu tả là “lợi ích cốt lõi” của nước này. Nhưng thay vì vậy, dưới thời tổng thống Barack Obama và ngoại trưởng Hillary Clinton, Washington lại theo đuổi chính sách “xoay trục sang châu Á”, xoay quanh các chính sách như đàm phán một hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), phục hồi các liên minh quân sự trong khu vực và vun đắp mối hợp tác quốc phòng với các đối tác châu Á chưa phải là đồng minh chính thức của Hoa Kỳ. Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, các chính sách như vậy đại diện cho một nỗ lực làm suy yếu sức mạnh của Trung Quốc và duy trì mãi mãi vị thế thống trị của Hoa Kỳ.
Sự xuất hiện của ông Donald Trump đã mang lại cho Trung Quốc một nỗi nhẹ nhõm khỏi áp lực của Hoa Kỳ. Trump đã rút ra khỏi TPP, làm lung lay niềm tin của các đồng minh vào cam kết bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ và đóng một vai trò hỗ trợ trong việc xây dựng sự sùng bái ông Tập. Nhưng là những người Marxist hiện đại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ rằng, những lợi ích thuộc về cấu trúc thì quan trọng hơn nhiều so với các cá nhân. Chẳng sớm thì muộn, bằng cách này hay cách khác, có hoặc không có ông Trump, Hoa Kỳ vẫn sẽ cố gắng chặn đứng đà vươn lên của Trung Quốc. Trong mắt nhìn của họ, những thập niên cuối cùng sẽ tới trong động lực vươn tới một quốc gia vĩ đại (mà ông Tập xác định thời điểm vào năm 2049), là đặc biệt nguy hiểm. Ngay cả bây giờ, cái mà Trung Quốc nhìn thấy như là sự xử trí sai lầm của Hoa Kỳ đối với tình hình Bắc Hàn – cường điệu cuộc khủng hoảng và đe dọa chiến tranh thay cho giảm căng thẳng và đàm phán – được các nhà phân tích Trung Quốc coi như một âm mưu xảo quyệt của Mỹ. Lối suy nghĩ này cho rằng, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có nghĩa là buộc Trung Quốc phải từ bỏ vùng đệm Bắc Hàn cách ly lực lượng Hoa Kỳ và kích thích các đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á nâng cấp khí tài quân sự và thậm chí còn có thể thủ đắc vũ khí hạt nhân.
Với những mối lo sợ như vậy trong tâm trí, ông Tập nhắc đi nhắc lại trong bài diễn văn của ông tại đại hội đảng cái nhu cầu “thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn với đặc điểm Trung Quốc, [một chính sách ngoại giao] nhắm tới việc nuôi dưỡng một kiểu mới của quan hệ quốc tế và xây dựng một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai của nhân loại”. Nói cách khác, hãy tiếp tục cố gắng để Washington chấp nhận một cách hòa bình sự trỗi dậy của Trung Quốc càng lâu càng tốt.
THÊM LUẬT LỆ, THÊM KẺ CẮP
Một thách thức khác cho chế độ của ông Tập là thách thức nội bộ. Như ông đã nói trong bài diễn văn trước đại hội, “Những gì chúng ta đang đối mặt bây giờ là mâu thuẫn giữa một bên là sự phát triển không cân bằng, không cân đối và một bên là nhu cầu ngày càng tăng của người dân về một đời sống tốt đẹp hơn”. Ông đã đề cập tới cuộc cách mạng của các kỳ vọng dâng trào – kỳ vọng có không khí sạch hơn, nhà cửa vừa túi tiền hơn, sản phẩm an toàn hơn và dịch vụ công tốt hơn – từ phía tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, từ các giai cấp nông dân và lao động khao khát vươn lên của Trung Quốc. Cuộc cách mạng này xảy đến giữa lúc tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và một nhu cầu khẩn cấp phải thực hiện những cuộc cải cách khó khăn để làm giảm nợ nần của ngân hàng và chính quyền địa phương, phục hồi các doanh nghiệp nhà nước và tái tạo nền kinh tế năng lượng của Trung Quốc.
Nhiều xã hội đã từng trải qua những áp lực và căng thẳng nội bộ mà chế độ cai trị không hề bị sụp đổ. (Xã hội Mỹ ngày nay là một ví dụ tốt, trong đó gần như mọi người đều tức giận về tình trạng của nền chính trị và kinh tế). Nhưng ở Trung Quốc, ngay cả một biểu hiện nhỏ của sự bất mãn cũng bị coi là mối đe dọa sống còn cho đảng cầm quyền. Chuyện này được minh họa rõ nét vài tuần trước đây khi chính phủ nhanh chóng dập tắt sự biểu lộ nỗi giận dữ của công chúng trước vụ bạo hành trẻ em tại một nhà trẻ ở Bắc Kinh. Cần thiết phải triệt tiêu những biểu hiện giận dữ không dự liệu trước của dân chúng trước khi chúng lan tràn, bởi vì như ông Tập nói trước đại hội, “Yếu tố xác định chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc là sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Sách Đạo đức kinh của đạo Lão khuyên bảo, “Càng có nhiều luật lệ, nhiều mệnh lệnh thì càng có nhiều kẻ cắp và kẻ cướp”. Bằng cách nhấn mạnh vào sự độc chiếm quyền lực, đảng Cộng sản Trung Quốc đã biến mọi tiếng nói độc lập thành một mối đe dọa sinh tử. Ấy thế nhưng mục đích được tự xác định cho sự tồn tại của đảng là tạo ra một xã hội hiện đại, và trong cái xã hội hiện đại ấy, các tiếng nói độc lập sẽ liên tục vang lên. Sự cai trị đang diễn ra của ông Tập – cho dù nó được kéo dài thêm 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa – sẽ thử nghiệm những gì mà mọi người bắt đầu gọi là “mô hình Trung Quốc”, một mô hình hoàn toàn phụ thuộc vào niềm tin rằng công cuộc hiện đại hóa tiên tiến có thể tương thích với một chính quyền chuyên chế và đàn áp.
(*) Andrew J. Nathan: giáo sư khoa học chính trị, trường đại học Columbia, đồng tác giả với Andrew Scobell viết cuốn sách “China’s Search for Security” (Trung Quốc tìm kiếm an ninh).
Đồng loạt báo chí đưa tin về vụ bắt giữ Đinh La Thăng, trong luồng thông tin dồn dập ấy người đọc cuốn theo chiều suy nghĩ một tên quan tham đã bị bắt, không phải chỉ dân chúng mà cả một số người đấu tranh dân chủ cũng hồ hởi như vậy.
Hàng chục nhà báo trước kia tung hô Đinh La Thăng bây giờ cũng quay ngoắt lại để hùa theo những kẻ bắt Đinh La Thăng, chỉ lẻ loi một hai người còn muốn bênh Thăng, nhưng đám đông hừng hực quá mạnh nên họ đành nói vài lời rồi thôi. Cả đám nghệ sĩ sân khấu cũng vậy, bình thường đất nước có chuyện gì tệ hại, chúng giả bộ không biết, ai hỏi đến chúng trả lời tôi là nghệ sĩ, không quan tâm đến chính trị. Nhưng nếu có dịp bày tỏ để nịnh bợ đảng, chúng rất nhanh chóng lên tiếng. Cái đám đông nghệ sĩ nhiều đứa trước kia nhận là bạn thân của anh Thăng, trong đó nhiều thằng đàn ông luôn ăn to , nói lớn giờ im thin thít, cũng giống như đám nhà báo từng nịnh anh Thăng, trong đám nghệ sĩ lẻ loi ca sĩ Phương Thanh tỏ lời chia sẻ với anh Thăng trên Facebook.
Bây giờ hỏi đám đông đang hừng hực cổ vũ việc bắt Đinh La Thăng rằng, anh Thăng phạm tội gì.?
Tất cả sẽ trả lời rằng, tội tham nhũng, tội phá hoại đất nước vì làm mất bao nhiêu tiền của nhân dân.
Nếu hỏi tiếp họ tiền nào là của nhân dân. Họ sẽ trả lời tiền từ tài nguyên đất nước là tiền của nhân dân, tiền ấy đáng lẽ dùng cho bệnh viện, y tế , trường học, quốc phòng....nay bị mất đi.
Thế nhưng, nếu tiền đất nước là của nhân dân, thì nhân dân có ngăn được việc bỏ tiền đó ra xây tượng đài hàng ngàn tỷ không, có ngăn được những công trình như bảo tàng ngàn tỷ, khu văn hoá ngàn tỷ...hàng trăm công trình lãng phí như thế, nhân dân chả có quyền gì ngăn cản, đảng quyết rồi là mọi thứ đã song. Lý do của đảng xây tượng đài chỉ là cho dân nghèo ngắm vui mắt.
Nếu hỏi họ Đinh La Thăng tham nhũng, ăn cắp tiền thế nào, ăn cắp bao nhiêu. Tin chắc khó có ai trả lời đúng câu hỏi này, mặc dù luật là phải chính xác, luật không thể nào là cảm hứng như nghe nói, đoán thế, áng chừng vậy...nhưng người ta vẫn hò reo dù không biết chính xác được 51%.
Hãy để ý chi tiết này, trong khi những quan nhỏ đến quan to bị phơi bày khối tài sản khổng lồ từ Nguyễn Xuân Phúc và vợ, con, anh em... đến các quan chức Phạm Sỹ Quý, Trịnh Văn Chiến bí thư Thanh Hoá, Huỳnh Đức Thơ chủ tịch Đà Nẵng, Thân Đức Nam phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội, Trần Văn Truyền tổng thanh tra chính phủ và vô số biệt thự các nơi như Hải Dương, Bắc Ninh...đã bao giờ ai thấy hay nghe thấy về biệt thự , tài sản của Đinh La Thăng chưa.?
Nhiều người sẽ trả lời rằng, nó tức Đinh La Thăng, chuyển tiền ra nước ngoài hết rồi.
Như thế chỉ là nói theo cảm hứng. Cho đến nay khác hẳn với các quan chức khác bị kết tội tham nhũng bị xử và không hề bj xử. Mặc dù bộ máy an ninh, cảnh sát , mật vự và tai mắt giăng khắp nơi, nhưng Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng dù nôn nóng muốn moi ra một chút tài sản nào đó của Đinh La Thăng để vẽ vời cho dư luận căm phẫn, nhưng đều chưa tìm được. Thăng vào Sài Gòn ở nhà công vụ, nhà ở Hà Nội cũng chung cư. Loại chung cư không phải cao cấp. Những gì để gây căm phẫn cho dư luận chỉ là những câu châm chích về thói uống rượu ngoại như Macallan , Ballantienes 21 năm. Nói thực ra ở tầm cỡ như Đinh La Thăng, việc khách khứa đến thăm mang chai rượu giá vài trăm usd đến biêú thì Thăng tha hồ có rượu uống thường xuyên. Đem chuyện vài chai rượu ra để làm chứng cứ về sự xa hoa của tầm cỡ một tên tham nhũng gộc như Đinh La Thăng có phải là quá nhỏ bé không.? Lẽ ra phải chứng minh hắn có xe cộ, nhà cửa, du thuyền, đồng hồ, kim cương hay tổ chức sinh nhật, cưới xin ở những khách sạn ngốn tiền tỷ như bao quan chức khác mới xứng.
Và nếu như Đinh La Thăng có chuyển tiền ra nước ngoài, cơ quan an ninh chả khó gì mà tóm được chứng cứ, nhất là lúc Đinh La Thăng đã mạt vận đến lúc này, cần chứng cứ để thuyết phục việc bắt bớ không việc gì mà họ không lôi ra. Chuyển thế nào, ai chuyển hộ, ai đứng tên ..cứ nhìn các vụ khác đều thấy cần lôi ra là công an có đủ.
Quay lại với hai tội danh ở hai vụ việc mà báo chí đưa ra và kết luận đó là căn cứ khởi tố Đinh La Thăng.
Thật nực cười, nó không phải là vài tỷ usd đầu tư ở Venezuela hay hàng trăm ngàn tỷ nào như thiên hạ đồn.
Đó là vụ ký góp vốn vào Oceanbank của Hà Văn Thắm vay 800 tỷ. Vụ này sai thế nào, sai ở chỗ đáng lẽ chỉ được góp 700 tỷ theo quy định, nhưng tổng công ty dầu khí Việt Nam đã góp thành 800 tỷ.
Ông Hoàng Văn Dũng đại diện cho PVN trả lời trước toà rằng từ khi góp vốn, PVN năm nào cũng được chia lợi tức đều đều và cho đến khi xảy ra vụ ngân hàng Oceanbank bất ngờ bị tịch thu theo giá 0 đồng theo lệnh của Nguyễn Xuân Phúc,PVN đã thu lợi tức từ khoản đầu tư này là 244 tỷ đồng.
Quy kết tội của Đinh La Thăng trong vụ này là đã đầu tư thêm 100 tỷ vào OceanBank quá quy định.
Đầu tư lãi ăn đều đều, bỏ chút thêm đầu tư nữa có gì là sai. Hơn nữa việc đánh giá 800 tỷ và 700 tỷ vươt quá quy định đầu tư thế nào còn phải phụ thuộc vào các đánh giá khác như dự định tăng vốn điều lệ của ngân hàng Oceanbank. Năm 2005 - 2009 ngân hàng này đã được PVN đầu tư 400 tỷ dưới sự đồng ý của thủ tướng chính phủ lúc đó, những năm sau Oceanbank tăng vốn điều lệ thì số tiền góp vốn của PVN tăng theo. Việc ngân hàng nhà nước thu mua ngân hàng cưỡng ép theo lệnh phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với giá 0 đồng, để rồi thời gian sau lại ra lệnh từ nay không thu mua ngân hàng theo giá 0 đồng nữa. Liệu có phải đây chỉ là âm mưu nhằm triệt hạ Hà Văn Thắm dẫn đến đầy PVN vào thế mất trắng 800 tỷ để quy tội không.?
Tội thứ hai là tội PVN đã chuyển cho PVC tiền ứng trước khi hợp đồng chưa ký kết đẫn đến thiệt hại 51 tỷ đồng tiền lãi. Vụ này diễn giải nôm na thế này, PVN là công ty mẹ, thuê công ty con là PVC làm dự án nhiệt điện Thái Bình 2. Đáng lẽ phải chuyển tiền vào ngày ký hợp đồng, nhưng PVN lại chuyển trước đó. Tính ra làm thế thiệt mất tiền lãi gửi ngân hàng là 51 tỷ.
Tổng hai cái sai này của Đinh La Thăng là chỉ được đầu tư vào Ocenbank 700 tỷ nhưng lại đầu tư thành 800 tỷ, tức chênh 100 tỷ. Chuyển tiền sớm cho PVC trước ngày ký hợp đồng, khiến thiệt hại 51 tỷ đồng.
Đây là những cái sai của Đinh La Thăng mà báo chí Việt Nam đã đưa mấy ngày nay khi Đinh La Thăng bị bắt. Cũng như vụ Trịnh Xuân Thanh lúc đầu đồn 3200 tỷ bị thất thoát dẫn đến dư luận nghĩ Trịnh Xuân Thanh tham nhũng cả số tiền này nhưng khi đưa ra toà truy tố chỉ là nghi vấn tham nhũng 18 tỷ tiền ở dự án Thanh Hà. Vụ Đinh La Thăng lớn tiếng đồn hàng tỷ usd, nhưng cuối cùng những là những con số vài chục tỷ trên.
Vậy hàng ngàn tỷ Việt Nam Đồng và hàng tỷ usd như tin đồn bấy lâu được tạo ra gây bức xúc dư luận về các đối tượng này, số tiền ấy đi đâu, ai tham nhũng chúng vẫn còn trong màn bí mật. Đấy mới là câu hỏi mà dư luận cần phải đặt ra, cần phải đọc kỹ những thông tin mà báo chí, cơ quan công an đưa để thấy vấn đề lớn nhất tại sao không thấy nói đến.