Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Nhân tướng học: Nếu không bị ám sát, Donald Trump sẽ là tổng thống thành công thứ nhì của nước Mỹ


Cuộc tranh cử của tổng thống Hoa Kỳ kéo dài hơn một năm với nhiều ồn ào sôi nổi đã kết thúc vào ngày 08/11/2016. Trước đó hầu hết những nhà quan sát chính trị, truyền thông, báo chí, kể cả các chiêm tinh gia, hầu hết đều tiên đoán bà Hillary sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Nhưng kết quả đã hoàn toàn trái lại trước sự ngạc nghiên sững sờ của tất cả.

Tướng pháp, Trump, nhân tướng, Ngô Hùng diễn,
Ông Trump có tướng cầm thú hòa hợp giữa tướng rồng, sư tử và chó sói
Trong khi đó GS. Trần Quang Quyến, một người nghiên cứu thâm sâu về Tướng pháp Ngô Hùng Diễn đã thấy trước được việc ông Donald Trump sẽ đắc cử. Dựa trên tướng mạo và thần khí của hai ứng cử viên, ông Trần Quang Quyến không những biết trước kết quả của cuộc bầu cử, mà còn tiên đoán những gì sẽ xảy ra trên chính trường nước Mỹ trong những năm tới dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump.

Theo Tướng pháp Ngô Hùng Diễn, bà Hillary Clinton có các bộ vị tướng là hình tròn, thần tròn. Trong giai đoạn tranh cử thần khí của bà suy yếu rõ rệt, ngoài ra xét quan niệm chủ khách thì việc tranh cử của bà sẽ không thuận lợi. Bà Hillary là chủ, những người phụ tá cho bà là khách, chủ thì yếu khách thì đông và hỗn tạp.

Vì tướng của bà đều là hình tròn và thần tròn nên khi gặp những cản trở trên đường tranh cử, bà Hillary đã không giải quyết được một cách triệt để. Trong khi đó, người gần gũi nhất với bà là ông Bill Clinton lại có thần khí rối loạn và suy yếu, nên không những không giúp được gì cho bà mà còn gây khó khăn thêm cho bà, và những phụ tá thân thiết của bà cũng vậy, gây rất nhiều khó khăn cho bà. Xét toàn diện thì sự thất bại của bà là do bà hai phần và phụ tá của bà ba phần.

Thần khí suy yếu là một yếu tố quan trọng dẫn đến thiếu sáng suốt, và suy giảm khả năng chống cự bệnh tật của cơ thể, điều này được nhận thấy qua những lần biểu hiện bơ phờ và thiếu minh mẫn của bà.

Về phần tỷ phú Donald Trump, theo Tướng pháp Ngô Hùng Diễn thì ông Trump có tướng cầm thú hòa hợp giữa tướng rồng, tướng sư tử và một phần không nhỏ của chó sói, khi ông quyết định ra khỏi khu rừng của ông để tranh đấu với loài người, thì ông sẽ bị đuổi giết từ tứ phía. Nếu ông tiếp tục ở trong rừng của ông thì ông dễ dàng sống trên 100 tuổi, tài sản sẽ kếch xù hơn, con cái thành đạt hạnh phúc cho tới khi chết.

Ông Trump có trán vuông, mặt vuông, thân hình vuông, da sáng, dẻo dai, mắt nhỏ và ẩn sâu trong xương chân mày.

Nhưng ông Trump lại có trán vuông, mặt vuông, thân hình vuông, da sáng, dẻo dai, mắt nhỏ và ẩn sâu trong xương chân mày, vùng quyền vuông vắn đầy đặn và rắn chắc, người như vậy là tướng anh hùng, gặp thời loạn không dửng dưng hưởng thụ cho cá nhân mình. Vì các bộ vị tướng là hình vuông thần vuông, nên khi gặp tấn công, ông Trump sẽ đứng dậy chống đỡ kịch liệt chứ không lẩn trốn, nếu đối phương không giết được ông thì kết quả ông sẽ thắng cuộc.

Cuối tai của ông Trump có một phần trông mọng như túi mật, luận theo Tướng pháp Ngô Hùng Diễn thì trong những năm sau cùng, ông Donald Trump sẽ đạt được một thành công về sự nghiệp lớn lao nhất trong đời. Nhưng sau hai phần tai nổi bật đó, tai lại thu nhỏ lại, theo Tướng pháp Ngô Hùng Diễn là họa sẽ đi theo sau mỗi thành công của ông. Tóm lại nếu ông không bị đối phương hãm hại, hay chết do tai nạn, thì ông có thể trở thành một vị tổng thống thành công thứ nhì của nước Mỹ sau Tổng thống George Washington.

Hầu hết các nhà phân tích chính trị và các chiêm tinh gia trên thế giới đều cho rằng, sự đắc cử của ông Donald Trump sẽ đưa đến những rối loạn cho nước Mỹ và thế giới, sẽ làm cho nước Mỹ sau này suy yếu không còn là một cường quốc nữa. Nhưng dựa vào sự nghiên cứu của GS. Quyến hiện nay, thì những khó khăn hay những công việc có tính chất chung và dài hạn của nước Mỹ chắn chắn sẽ được giải quyết thuận lợi, bởi vì thần khí của ông Trump là rất sung mãn.

Vận số của một nước tùy thuộc theo phong thủy và phong thái các thế hệ tương lai, phong thủy của nước Mỹ còn rất tốt, chẳng hạn như vượng khí của tòa Bạch Ốc (Nhà trắng) còn mạnh và sung mãn, giới trẻ Mỹ phong thái càng ngày càng đẹp, nói lên đất nước này còn thịnh trị trong nhiều thế kỷ.

Lê Hiếu (T/H)

(Tinh Hoa)

http://www.tintuchangngayonline.com/2017/12/nhan-tuong-hoc-neu-khong-bi-am-sat.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ném đá giấu tay, Nga âm thầm hỗ trợ Triều Tiên phát triển tên lửa ICBM?

Tổng thống Nga Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: Daily Star)
Nga có thể đã cố ý cung cấp công nghệ tên lửa tiên tiến cho Triều Tiên hòng làm tiêu hao sức mạnh Mỹ, theo Express Uk.
Và hiện nay, Kim Jong Un tuyên bố tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Bình Nhưỡng có khả năng vươn tới cả London lẫn Washington DC.
Bước nhảy khó tin
Các động cơ của Hwasong-12, Hwasong-14 và tên lửa Hwansong-15 được phóng ngày hôm qua 29/11 đã chứng tỏ Triều Tiên có thể bắn tên lửa hạt nhân vươn tới được toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Tất cả các động cơ đó đều là những bản sao gần chính xác của động cơ RD-250 thời Liên Xô, theo các chuyên gia. Quan trọng hơn, một số chuyên gia khẳng định Tổng thống Nga Vladimir Putin biết rõ việc chuyển giao các mẫu động cơ cho Triều Tiên.
Việc Triều Tiên đạt được sự nhảy vọt khó tin, chỉ trong vòng 2 năm đã chuyển đổi từ tên lửa Scud sang ICBM, càng khiến các chuyên gia tin rằng công nghệ này phải được nhập lậu.
Nga được biết đã cung cấp công nghệ cho tên lửa Scud của chế độ Kim trong những năm 1980 và 1990.
Công nghệ kiểu Scud được sử dụng cho tên lửa Musudan của Triều Tiên, nhưng nước này đã nhiều lần thử nghiệm thất bại cho mãi đến năm 2016. Tên lửa Musudan không phải là đỉnh cao cho chương trình hạt nhân của Kim Jong Un.
Nhưng sự ra mắt của Hwasong-15 ngày 29/11 đã cho thấy một bước nhảy vọt kinh ngạc về công nghệ. Trước đây giới chuyên môn dự kiến Bình Nhưỡng ​​phải mất thêm một thập niên nữa mới đạt được công nghệ chế tạo ICBM như Hwasong-15 .
Theo tình báo Hàn Quốc, Triều Tiên đã nhận được 20 đến 40 động cơ RD-251 từ Nga vào năm 2016. Điều này cho phép Kim đạt được thành tựu công nghệ đột phá.
Ông Michael Elleman, chuyên gia cao cấp của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, cho biết trong một báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế: “Triều Tiên đã thất bại nhiều lần khi thử nghiệm tên lửa Musudan, đột nhiên họ lại bổ sung thêm hai tên lửa mới: Hwasong-12 tầm trung và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 (ICBM).
“Không có bất kỳ một nước nào có thể chuyển từ một tên lửa tầm trung tới một ICBM trong một thời gian ngắn như vậy.
“Điều gì giải thích cho sự tiến triển nhanh chóng này? Đáp án đơn giản: Triều Tiên đã mua lại mộtĐộng cơ tên lửa nhiên liệu lỏng hiệu suất cao (LPE) từ một nguồn nước ngoài.
“Các bằng chứng sẵn có cho thấy rõ LPE dựa trên động cơ RD-250 của Liên Xô và đã được sửa đổi để hoạt động như là lực lượng thúc đẩy cho Hwasong-12 và 14.
“Một số lượng không rõ các động cơ này có lẽ được mua từ các nguồn bất hợp pháp ở Nga và Ukraine”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quan chức Mỹ nói tên lửa Triều Tiên thất bại khi tái nhập khí quyển 7:21 am - 03/12/2017 Bản In Cỡ Chữ + Cỡ Chữ - Một người lính Hàn Quốc đi qua một màn hình TV có hình ảnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: Hindustan Times) Một người lính Hàn Quốc đi qua một màn hình TV có hình ảnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: Hindustan Times) Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Triều Tiên đã không bảo toàn nguyên vẹn khi trở lại bầu khí quyển của Trái Đất trong vụ thử nghiệm vừa qua, một quan chức Hoa Kỳ nói với Fox News. Quan chức này nói thêm rằng các đồng minh Hoa Kỳ đang tìm kiếm những tàn dư của đầu đạn sau khi nó rơi xuống gần bờ biển Nhật Bản hôm 29/11. Quan chức Mỹ cho biết tên lửa phóng ngày 29/11 của Triều Tiên không có khả năng tái nhập khí quyển (Ảnh: CNN) Quan chức Mỹ cho biết tên lửa phóng ngày 29/11 của Triều Tiên không có khả năng tái nhập khí quyển (Ảnh: CNN) Tin tức này cho thấy dù Kwasong-15 có tầm với tiếp cận bờ biển nước Mỹ, tên lửa này cũng không thể tác động đến lãnh thổ Hoa Kỳ. Trước đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hôm 1/12 rằng chiếc tên lửa hai giai đoạn tên lửa của Triều Tiên có thể nhắm mục tiêu xa tới 13.000 km, theo đó Washington sẽ nằm trong tầm với. Washington nằm trong tầm ngắm của tên lửa Hwangsong-15 của Triều Tiên (Ảnh: theaviationist.com) Washington nằm trong tầm ngắm của tên lửa Hwangsong-15 của Triều Tiên (Ảnh: theaviationist.com) Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chia sẻ đánh giá của ông với Tổng thống Donald Trump trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại vào tối 30/11. Các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết gia tăng áp lực và trừng phạt Bình Nhưỡng nhằm ngăn cản các tham vọng hạt nhân của họ, theo thông báo từ văn phòng tổng thống Hàn Quốc. Ông Eugene Lee, người phát ngôn của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cho biết chính phủ Seoul nghĩ rằng Triều Tiên vẫn chưa vượt qua “ranh giới đỏ” trong hoạt động phát triển vũ khí vì họ chưa hoàn thiện được các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của mình. Bình Nhưỡng mô tả chiếc ICBM mới của mình là “mạnh hơn nhiều” so với chiếc Hwasong-14 mà miền bắc đã thử nghiệm 2 lần trong tháng 7. Hwasong-15 dài hơn Hwasong-14 khoảng 2 mét và dày hơn, đặc biệt là tầng thứ hai của chiếc tên lửa rộng hơn 0,8 mét so với tầng thứ hai của Hwasong-14, Bộ Quốc phòng tại Seoul cho biết.


Một người lính Hàn Quốc đi qua một màn hình TV có hình ảnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: Hindustan Times)
Một người lính Hàn Quốc đi qua một màn hình TV có hình ảnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: Hindustan Times)
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Triều Tiên đã không bảo toàn nguyên vẹn khi trở lại bầu khí quyển của Trái Đất trong vụ thử nghiệm vừa qua, một quan chức Hoa Kỳ nói với Fox News.
Quan chức này nói thêm rằng các đồng minh Hoa Kỳ đang tìm kiếm những tàn dư của đầu đạn sau khi nó rơi xuống gần bờ biển Nhật Bản hôm 29/11.
Quan chức Mỹ cho biết tên lửa phóng ngày 29/11 của Triều Tiên không có khả năng tái nhập khí quyển (Ảnh: CNN)
Quan chức Mỹ cho biết tên lửa phóng ngày 29/11 của Triều Tiên không có khả năng tái nhập khí quyển (Ảnh: CNN)
Tin tức này cho thấy dù Kwasong-15 có tầm với tiếp cận bờ biển nước Mỹ, tên lửa này cũng không thể tác động đến lãnh thổ Hoa Kỳ. Trước đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hôm 1/12 rằng chiếc tên lửa hai giai đoạn tên lửa của Triều Tiên có thể nhắm mục tiêu xa tới 13.000 km, theo đó Washington sẽ nằm trong tầm với.
Washington nằm trong tầm ngắm của tên lửa Hwangsong-15 của Triều Tiên (Ảnh: theaviationist.com)
Washington nằm trong tầm ngắm của tên lửa Hwangsong-15 của Triều Tiên (Ảnh: theaviationist.com)
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chia sẻ đánh giá của ông với Tổng thống Donald Trump trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại vào tối 30/11. Các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết gia tăng áp lực và trừng phạt Bình Nhưỡng nhằm ngăn cản các tham vọng hạt nhân của họ, theo thông báo từ văn phòng tổng thống Hàn Quốc.
Ông Eugene Lee, người phát ngôn của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cho biết chính phủ Seoul nghĩ rằng Triều Tiên vẫn chưa vượt qua “ranh giới đỏ” trong hoạt động phát triển vũ khí vì họ chưa hoàn thiện được các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của mình.
Bình Nhưỡng mô tả chiếc ICBM mới của mình là “mạnh hơn nhiều” so với chiếc Hwasong-14 mà miền bắc đã thử nghiệm 2 lần trong tháng 7.
Hwasong-15 dài hơn Hwasong-14 khoảng 2 mét và dày hơn, đặc biệt là tầng thứ hai của chiếc tên lửa rộng hơn 0,8 mét so với tầng thứ hai của Hwasong-14, Bộ Quốc phòng tại Seoul cho biết.
Mai Liên


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoa Thơm Bướm Lượn | Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài tham khảo:

Từ biệt đồng chí: Vì sao hai nước cộng sản Trung Quốc và Việt Nam xa rời



(Cary Huang, SouthChina Morning Post 03/12/2017) 

Qua việc Hà Nội tự do hóa chính trị và cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ cũng như các nền dân chủ châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ và Đài Loan; hãy đoán vì sao quan hệ với Bắc Kinh đi xuống.

Nếu tin tưởng thật sự vào chủ nghĩa cộng sản quốc tế, Trung Quốc và Việt Nam phải là các đồng minh tự nhiên nhất trên thế giới. Những niềm tin cùng chia sẻ và các thành tựu chung cần phải vượt lên trên oán thù lịch sử và tranh chấp lãnh thổ. Hai nước phải đoàn kết lại trong một thế giới bị dân chủ tư bản thống trị, với tư cách là hai trong số năm quốc gia cộng sản trên thế giới, bên cạnh Cuba, Lào và Bắc Triều Tiên; và là hai nước tự cho là xã hội chủ nghĩa.

Đây có lẽ là lý do duy nhất khiến chủ tịch Tập Cận Bình chọn Việt Nam là nước viếng thăm đầu tiên, sau « chiến thắng » tại Đại hội Đảng 19. Mặc dù hai quốc gia có lịch sử phức tạp lâu dài và đang tranh chấp lãnh thổ, ông Tập cho rằng quan hệ Trung-Việt là « một tình hữu nghị đặc biệt giữa đồng chí và anh em » - trong cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam tháng trước, trong đó có tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong những thập niên gần đây, cả hai nước đều tiến hành cải cách hướng về nền kinh tế thị trường, theo chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Và trong khi chệch hướng đáng kể dưới dạng tái cơ cấu chính trị, cả hai đều duy trì chế độ độc đảng theo kiểu Lênin.

Bắc Kinh và Hà Nội đều theo nguyên tắc « dân chủ tập trung » của Lênin, một dạng hệ thống tham vấn nội bộ khi thiết lập chính sách. Nhưng có những khác biệt đáng kể về tầm vóc mà vai trò của « dân chủ » hoặc « tập trung » được phép đóng trong tiến trình.

Từ đầu thiên niên kỷ, lãnh đạo Việt Nam đã mở rộng « dân chủ trong đảng », coi đây là chủ đề chính của cải cách chính trị, tách khỏi « nguyên tắc tập trung ».

Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 vào năm 2001, đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu thay việc đề cử ứng viên bằng việc cho cạnh tranh trong bầu cử để trở thành thành viên Bộ Chính trị và bốn vị trí cao nhất  - tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.

Năm 2011, lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã trực tiếp bầu ra các lãnh đạo địa phương. Đảng cũng sửa đổi Hiến pháp 2013 để cho phép các ứng cử viên ngoài đảng được tham gia ứng cử Quốc hội.

Tại Đại hội Đảng 12 năm ngoái, ban lãnh đạo đã đi xa hơn trong việc phân cấp quyền lực, qua việc đưa vào hệ thống phân quyền nhẹ nhàng (checks and balances) theo kiểu phương Tây giữa các tổ chức chính trị, tạo sự tách rời quyền lực giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.

Ở Trung Quốc, cải cách chính trị phần lớn đã bị đình trệ từ sau vụ quân đội đàn áp phong trào đòi dân chủ năm 1989. Và trong năm năm qua dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, là một sự thụt lùi, hướng về phía « tập quyền ». Đại hội Đảng mới đây bước vào một « kỷ nguyên mới », biểu hiện bằng việc dựng dậy tình trạng quyền lực chỉ tập trung vào một lãnh đạo của thời Mao trước đây. Ông Tập đã khai tử hai nguyên tắc quan trọng nhất trong thời kỳ hậu Mao Trạch Đông : lãnh đạo tập thể dựa trên đồng thuận, và cơ chế thừa kế quyền lực có trật tự.

Sự tự do hóa chính trị dần dần của Việt Nam đã giúp cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và nhiều nước láng giềng, trong một khu vực mà các nước dân chủ tự do như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc và Đài Loan có nhiều ảnh hưởng – tất cả đều là đối thủ chính trị của Trung Quốc.

Xu hướng chính trị khác biệt của hai quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa hai nước này. Bắc Kinh coi việc Hà Nội hướng theo các nền dân chủ phương Tây đã làm phương hại tính chính danh của mình, bỏ lại một Trung Quốc bị cô lập trên trường quốc tế, vào đúng thời điểm mà chủ nghĩa cộng sản thế giới đang hấp hối.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lakshmana – ngôi đền phồn thực nổi tiếng thế giới của Ấn Độ


Có thể nói, đền Lakshmana là một “viện bảo tàng” sống động và trực quan về văn hóa tình dục của cư dân Ấn Độ cổ xưa. 
Ngôi đền Lakshmana ở quần thể đền đài Khajuraho ở Ấn Độ là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất thế giới.
Đền được xây dựng hoàn toàn bằng đá sa thạch trên một nền cao hình chữ thập với các chỏm tháp cong tròn. Việc xây dựng hoàn toàn không sử dụng vữa: các phiến đá được gắn với nhau bằng các lỗ mộng.
Điều đặc sắc nhất của ngôi đền là hàng trăm tác phẩm điêu khắc trên các vách tường, thể hiện chân thực đời sống và văn hóa của người dân Ấn Độ từ thế kỷ 11.
Đặc biệt, rất nhiều hình điêu khắc ở đền Khajuraho mô tả cảnh quan hệ tình dục với các tư thế rất đa dạng.
Các tác phẩm này khai thác nhiều khía cạnh khác nhau của tình dục, từ cảnh phòng the của vua chúa trong cung cấm…
Cho đền cảnh hoan lạc của các cư dân thuộc đẳng cấp hơn.
Thậm chí còn có cả cảnh người giao hoan với… động vật.
Có thể nói, đền Lakshmana là một “viện bảo tàng” sống động và trực quan về văn hóa tình dục của cư dân Ấn Độ cổ xưa.
Theo các nhà nghiên cứu, cảnh ở đây không hề tục tĩu mà mang đậm một màu sắc tín ngưỡng, liên hệ tới quan niệm phồn thực trong thế giới quan của người Ấn Độ.
Các cảnh giao hoan ở nơi đây có thể đã được truyền cảm hứng từ các tư thế trong Kama Sutra – cuốn kinh thư nổi tiếng của Ấn Độ về vấn đề tình dục.
Vì những giá trị sáng tạo nghệ thuật độc nhất vô nhị, đền Lakshmana cùng quần thể đền ở Khajuraho được mệnh danh là một trong 7 kỳ quan của Ấn Độ.
Năm 1986, khu đền đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Theo thông kê của Ấn Độ, lượng du khách thăm viếng địa danh này chỉ đứng sau lăng Taj Mahal.
Theo KIẾN THỨC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

À ra vậy!


Nguyên nhân Mao Trạch Đông ghét giới trí thức

Mao Trạch Đông có trình độ văn hóa không cao, lại không ưa giới trí thức, đặc biệt là những trí thức lớn có tiếng nói. Mao từng phát động phong trào “Phản hữu” để bức hại giới trí thức và tinh anh văn hóa Trung Quốc. Vậy nguyên nhân đằng sau nó là vì sao?
(Ảnh: Internet)
Năm 1957, ông La Long Cơ (1898 – 1965), một nhà trí thức nổi tiếng đương thời Trung Quốc từng nói, hiện đang là thời giới “trí thức bình dân” theo chủ nghĩa Marx lãnh đạo, còn “giới trí thức cao cấp” theo giai cấp tư sản. Câu nói này khiến không ít người băn khoăn tự hỏi liệu ông Mao Trạch Đông có bị tổn thương không, bởi nó chạm vào một vết thương mà Mao thầm giấu kín. Nhiều người kể lại hai trải nghiệm không mấy vui vẻ về với giới trí thức của ông Mao: một là trong thời gian làm quản thư tại Đại học Bắc Kinh đã bị một số trí thức tư sản lạnh nhạt; hai là vào những năm 1930 ông Mao đã phải chịu đựng khinh rẻ của nhiều trí thức chủ nghĩa Lenin của Liên Xô thuộc phe Vương Minh (1904 – 1974).
Năm 1919, Mao Trạch Đông đến Cố đô, được bố vợ tương lai Dương Xương Tế (1871 – 1920) giới thiệu với ông Lý Đại Chiêu (1889 – 1927) và được ông Lý cho làm giúp việc ở thư viện Đại học Bắc Kinh.
Mao Trạch Đông nói với phóng viên Edgar Snow: “Vì chức vị tôi thấp nên người ta không muốn quan hệ với tôi. Trong chức vị tôi có việc ghi tên họ cho người đến thư viện đọc sách, nhưng đa số họ không cư xử với tôi như con người. Trong số những người đến đọc, tôi nhận ra một số tên tuổi nổi tiếng là lãnh đạo phong trào văn hóa mới, ví dụ như Phó Tư Niên (1896 – 1950), La Gia Luân (1897 – 1969)… Tôi rất ngưỡng mộ họ. Tôi từng có ý định cùng họ bàn chuyện chính trị và văn hóa, nhưng họ đều là những người bận rộn, không có thời gian nghe một người giúp việc thư viện nói thổ ngữ phương nam.”
Đối thoại giữa Mao và phóng viên Edgar Snow diễn ra vào thời kỳ khó khăn sau năm 1949, không được công bố. Vì thế đối thoại này chỉ là chuyện trần thuật miệng lưu truyền lại. Cho dù những trải nghiệm này khiến Mao “canh cánh trong lòng”, nhưng dù sao phải ghi nhận hai nguyên nhân khách quan: một là những người này rất bận, hai là thổ ngữ phương nam cũng là một trở ngại. Trớ trêu là sau đó Mao đã làm “vua Trung Quốc”, nắm giữ trong tay vận mệnh của hàng loạt danh nhân này. Từ góc độ này mà xét, những trí thức chịu nạn trong “Phản hữu” có lý do oán trách những danh nhân khi đó: nếu họ khiêm nhường một chút, nếu họ chịu hạ mình trò chuyện nhiều một chút với người giúp việc của thư viện chứ đừng qua loa chiếu lệ thì thái độ của Mao sau này đối với giới trí thức sẽ không tàn nhẫn như thế.
Giả thuyết này không phải là vô nghĩa. Những danh nhân dẫn dắt thời đại nhưng ngạo mạn tự phụ cho thấy “cảnh giới” của họ chưa cao, trình độ làm người còn yếu, nhưng một người phấn đấu gian khổ để thành danh làm giá trước người chưa thành danh thì cũng không phải chuyện gì to tát lắm. Cha của tiên sinh Lương Thấu Minh (1893 – 1988) là Lương Tế (1858 – 1918) từng viết thư thảo luận tình hình chính trị đương thời với danh nhân Lương Khải Siêu (1873 – 1929) nhưng không được hồi đáp. Lương Tế đã ghi lại chuyện này trong nhật ký cùng cảm giác rất oán hận, thất vọng. Sau này Lương Tế tự sát, Lương Thấu Minh gặp Lương Khải Siêu nói lại chuyện này khiến Lương Khải Siêu vô cùng ân hận.
Vì thế, nếu nhà chính trị chỉ dựa vào ấn tượng của mình đối với một vài danh nhân mà có đánh giá đối với toàn bộ giới trí thức thì cũng thật thiếu lý trí.
Mộc Nhiên / TrithucVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang