Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

Các nhà thiết kế Ấn Độ quyết tâm tạo ra sự khác biệt


https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/
Một số nhà thiết kế ở Ấn Độ đang làm việc để kết hợp tính bền vững và thực tiễn làm việc có đạo lý với thời trang cao cấp.

Làm thế nào để công nghiệp bán lẻ có thể công bằng hơn với những người làm việc ở đó? Phyllida Jay đã gặp một số nghệ nhân và nhà thiết kế mà họ đang làm thay đổi xã hội.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của Mahatma Gandhi đã làm việc mặc vải khadi (quay dệt bằng tay) ở trung tâm Ấn Độ giành lại bản sắc dân tộc và biểu tượng sống động của cả một triết lý xã hội.

https://baomai.blogspot.com/

Hiện nay ở Ấn Độ, một số doanh nhân, nhà bán lẻ và nhà thiết kế đang sử dụng thời trang và quần áo mặc như một phương tiện để họ hy vọng thay đổi xã hội.

Thị trường của Ấn Độ dùng hàng mốt phóng đãng phát triển hết sức nhanh. Nhưng báo cáo năm 2016 của Goldman Sachs cho thấy sự vô cùng chênh lệch là đặc trưng của sự phát triển của Ấn Độ, chỉ một số ít trong số 1,2 tỉ người là được hưởng lợi trực tiếp từ tăng trưởng kinh tế.

https://baomai.blogspot.com/

Một số nhà bán lẻ, nhà thiết kế, các tổ chức từ thiện và các công ty đang nỗ lực để đưa những lợi ích và sức mạnh đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế trở lại vào tay những người thợ thủ công.

Phát triển đang tới

https://baomai.blogspot.com/

Mudassir Ansari là một thợ dệt 20 tuổi ở Maheshwar, Madhya Pradesh. Anh vừa hoàn thành khóa học 4 tháng ở Trường Dệt Tay, một sáng kiến tiên phong của WomenWeave, một tổ chức phi chính phủ do Sally Holkar thành lập vào năm 2002.

Kỹ năng dệt tay ở Ấn Độ được gìn giữ, nhưng không may ngành này ngày càng ít được quý trọng, và nó đưa người thợ thủ công vào tình trạng thu nhập thấp, thất học, với điều kiện làm việc khổ cực.

https://baomai.blogspot.com/

Ngày nay, hơn 4 triệu người đang làm việc trong ngành dệt cửi Ấn Độ, nhưng có rất ít cơ sở giáo dục để hướng dẫn và đào tạo những thợ dệt truyền thống về những điều cần thiết ngày nay cho việc kinh doanh. Trường Dệt Tay được thành lập để thợ dệt trẻ nâng cao tay nghề và quý trọng di sản này, đồng thời có thêm kiến thức mở rộng và tiếp xúc với thị trường hàng dệt. Chương trình giảng dạy của nó bao gồm thiết kế, ngôn ngữ, công nghệ, kinh doanh và tính bền vững.

Nét đặc biệt của Trường Dệt Tay theo tư tưởng Gandhi nhưng chắc chắn tập trung vào thời trang cao cấp, Ansari nói. "Cơ hội này nằm ở việc phát triển các thiết kế đáp ứng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới hạng sang. Chỉ có như vậy mới có thể làm cho công việc dệt phù hợp với nhà dệt quy mô nhỏ."

Giống như mọi người trẻ tuổi, Ansari hy vọng có thể xây dựng một nghề cần nhiều kỹ năng và có cuộc sống khá giả. Anh ta đam mê nghề dệt và không muốn làm nghề gì khác.

https://baomai.blogspot.com/

Khóa học của Ansari tại Trường có một chuyến đi thực tập ngắn tại Delhi ở một trong chuỗi cửa hàng bán lẻ Good Earth, là tiêu chuẩn về sự sang trọng hiện đại của hàng thủ công. Đây là lần đầu tiên anh đến thủ đô. "Có được kinh nghiệm trực tiếp về kinh doanh may mặc, điều cần cho thợ dệt, làm anh mở mang tầm nhìn," Anh nói và thêm rằng điều này giúp anh phát triển hiểu biết về đơn đặt hàng và tăng thu nhập lên gấp đôi.

https://baomai.blogspot.com/

Nhà thiết kế Gaurav Jai Gupta, 35 tuổi ở Delhi, đã làm việc chặt chẽ với Trường Dệt Tay. Anh tin rằng thiết kế hiện đại là điểm then chốt để củng cố tương lai cho di sản phong phú của Ấn Độ về hàng dệt. Anh nổi tiếng về việc cải tiến khung cửi. "Tôi thích những sự kết hợp, như len merino với hàng inox. Mùa trước chúng tôi cũng đã làm váy quấn saris kim loại."

https://baomai.blogspot.com/
Trường Dệt Tay (dệt vải có hình) giúp các thợ dệt trẻ có tay nghề cao đồng thời có được sự giáo dục mở rộng.

Rahul Mishra cũng dùng triết lý Gandhi để thiết kế thời trang cao cấp. Nhà thiết kế 37 tuổi này sử dụng hình thêu phức tạp trong các mẫu vải khảm đá theo kiểu kiến trúc và vải đệm Hồi giáo.

"Tôi không đồng ý với cách thêu hiện nay ở Ấn Độ" anh nói. "Hầu hết các thợ thêu là các đàn ông Hồi giáo, chủ yếu từ các vùng Uttar Pradesh, Bihar và Tây Bengal. Họ bị ép phải bỏ làng ấp để di cư đến thành phố lớn và ở những khu ổ chuột tồi tệ.

"Chúng tôi đã xem xét ý tưởng di cư đảo chiều. Bây giờ chúng tôi có hơn 80% việc thêu tay ở các trung tâm ở làng nhỏ mà chúng tôi đã tạo ra bằng việc di chuyển ngược chiều những người dân sống ở khu ổ chuột. Người thợ thêu nay được đoàn tụ với gia đình và có điều kiện làm việc tốt."

https://baomai.blogspot.com/

Với nghề thủ công lớn thứ hai ở Ấn Độ sau nông nghiệp, sinh kế của thợ dệt và công nhân thủ công ở Ấn Độ vẫn là một vấn đề chính, thường nó chiếm ưu thế trong các chương trình nghị sự về thời trang bền vững và đạo lý.

Một trong những doanh nghiệp thành công nhất lấy nghề thủ công như là lực lượng thúc đẩy cốt lõi là hãng Fabindia bán lẻ khổng lồ, được người tiêu dùng giàu có ưa thích. Được thành lập vào những năm 1960 theo nguyên tắc Gandhi, nó đã mở rộng từ một cửa hàng trong những năm 1970, nay lên tới hơn 250 cửa hàng. 

Fabindia làm việc với 55.000 thợ thủ công Ấn Độ, sử dụng các kỹ năng dệt tay, nhuộm và thêu. Nó kết nối các nhà sản xuất nông thôn với thị trường đô thị hiện đại, thúc đẩy công việc làm bền vững cho lao động lành nghề ở nông thôn, và bảo tồn thiết kế truyền thống. Công ty cũng điều hành một trường tư thục ở Bali, Rajasthan với hơn 50% phụ nữ tham gia.

Thay đổi sang hữu cơ

https://baomai.blogspot.com/
Manni Chinnaswamy thành lập hãng Appachi cotton vào năm 1996, chuyển đổi một doanh nghiệp gia đình làm vải bông 60 năm tuổi thành nơi hoạt động hoàn toàn hữu cơ.

Fabindia cũng là một trong nhiều công ty Ấn Độ bắt đầu theo xu hướng sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Quá trình sản xuất hữu cơ bông tự nhiên không hóa chất được cho là làm giảm ô nhiễm đất và nước, đồng thời thúc đẩy đa dạng sinh học và các phương thức canh tác bền vững hơn.

Kỹ sư phát triển phần mềm Manisha Roy ở Bangalore, 27 tuổi, đã sử dụng một váy quấn sari hữu cơ của hãng Ethicus ít nhất mỗi tuần một lần để làm việc. "Tôi thích vì nó được dệt bằng tay và vì nó nó là hữu cơ," cô nói. "Tôi muốn đóng góp cho nông dân cũng như thợ dệt và dĩ nhiên cho môi trường."

https://baomai.blogspot.com/

Manni Chinnaswamy thành lập hãng Appachi cotton vào năm 1996 khi ông quyết định chuyển đổi doanh nghiệp sản xuất bông gia đình 60 năm tuổi thành một nơi hoạt động hữu cơ hoàn toàn, làm việc với nông dân ở rìa rừng quốc gia ở khu vực Kabini của Karnataka. Cửa hàng bán lẻ Ethicus của Appachi bán khoảng 6000 bộ sari mỗi năm cho một độ tuổi từ 20 đến 70. Tháng 8/2017, Ethicus trình diễn tại 'Ngày Dệt May Bền Vững' của 'Tuần Thời Trang Lakme' ở Mumbai. Các người mẫu mặc các bộ váy sari của Ethicus, đi xoải bước trong đống vải cô tông thô, hợp với phương châm của Appachi "từ nông trại đến thời trang."

Vải bông hữu cơ được bán chạy nhất ở hàng quần áo trẻ sơ sinh, như được thấy ở cửa hàng bán trên mạng First Cry và hàng vải bông hữu cơ thuộc hãng bán lẻ khổng lồ Mahindra. Đây là những cách thức mới của việc xây dựng các phương pháp truyền thống bọc trẻ sơ sinh bằng vải khadi quay dệt bằng tay, và ý tưởng rằng vải phải 'tinh khiết' là yếu tố cơ bản.

Nhưng không phải tất cả mọi người ở Ấn Độ đều nhiệt tình theo xu hướng này. Hãng Arvind Agriculture là một trong những nhà sản xuất bông hữu cơ được công nhận lớn nhất ở Ấn Độ, bao gồm hơn 40.000 mẫu đất nông nghiệp và 6.000 nông dân.

https://baomai.blogspot.com/

Ông Abhishek Bansal, giám đốc phát triển bền vững của Arvind nói: "Chỉ có 5% sản phẩm được làm từ bông bền vững này được bán ở trong nước." Tương tự, mặc dù hãng Fabindia có một loạt thực phẩm hữu cơ thành công, Prableen Sabhaney người đứng đầu truyền thông của hãng nói rằng quần áo cotton hữu cơ "chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong hàng cho của trẻ em."

Đừng lãng phí thì sẽ thừa thãi

Một vấn đề cấp bách nữa ở Ấn Độ là sự lãng phí.

Hãng Urmi Weave ở Coimbatoire tạo ra những túi lớn và túi xà cột bằng nhựa tái chế từ chất thải gia dụng (mà ta chúng làm ghẹt đường phố và sông ở Ấn Độ). Hãng này đang xây dựng mối quan hệ với các nhà sưu tập phế liệu địa phương để biến rác thải thành hàng giá trị bằng cách làm tan chất thải nhựa thành vật liệu dệt được, sử dụng những mẫu hàng có tên như Shiva Eye và Flower Bud thường dùng để làm túi Koodai địa phương.

https://baomai.blogspot.com/

Người sáng lập Kavitha Chandran kết nối sự bền vững với tác động xã hội, tạo việc làm cho phụ nữ dệt may ở địa phương. Sự hợp tác với các hãng Behno và Manish Arora đã tạo ra những chiếc túi trong các cửa hiệu ở New York và ở Tuần Lễ Thời Trang Paris.

https://baomai.blogspot.com/

Mặc dù các nhà thiết kế cao cấp chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường thời trang lớn lao ở Ấn Độ, bằng cách đưa rác thải vào hàng thời trang và xa xỉ đầy khao khát họ có thể dần dần thay đổi nhận thức. Chương trình truyền thông AM.IT của nhà thiết kế mốt cao cấp Amit Agarwal tái hiện các chất thải, dù đó là kim loại, chất dẻo hay váy saris cũ, đều là những thứ thanh tú nhất với nhà thiết kế. "Tôi thích tìm tòi mọi thứ và tôi thấy niềm vui to lớn trong việc tìm thấy cái đẹp ở những thứ mà không ai khác quý trọng" Agarwal nói. "Tôi thích làm việc chăm chỉ để đạt được điều gì đó, có lẽ đó là lối suy nghĩ của tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ!"




Phyllida Jay



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Di sản trang phục áo Yếm của Việt Nam


image

Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.

https://baomai.blogspot.com/

Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.

https://baomai.blogspot.com/

Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.

https://baomai.blogspot.com/

Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.

https://baomai.blogspot.com/

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.

https://baomai.blogspot.com/

Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam không biết tự lúc nào và mãi tới đời nhà Lý (thế kỷ 12) cái yếm mới "định hình" về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến.

https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 

Ở thế kỷ 17, cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao về hình thức. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy.

Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn. Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.

https://baomai.blogspot.com/

Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm.

Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Loại yếm "ỡm ờ", màu sặc sỡ, cổ cắm sâu trễ quá bờ ngực, "thách thức" chỉ dân "trời ơi" dạng Thị Mầu mới mặc. Thời kỳ "cách tân" này, cổ yếm thường được "dằn" thêm ba đường chỉ để "bảo hiểm" hoặc may viền lằn vải, thêu hoa cặp theo đường biên cổ.

https://baomai.blogspot.com/

Một loại yếm hay được các cô gái sử dụng nữa là "yếm đeo bùa". Gọi là yếm đeo bùa bởi người mặc chúng thường để xạ hương vào trong túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó chính là thứ vũ khí vô cùng lợi hại của các cô gái thời xưa...

Không chỉ vậy, chiếc yếm còn làm nên những câu chuyện tình yêu vô cùng độc đáo. Xưa, các cô gái khi hẹn hò người mình yêu thường "ém" một miếng trầu trong chiếc yếm của mình, dân gian gọi đó là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không có thứ trầu nào "linh thiêng" hơn loại trầu dải yếm này.

https://baomai.blogspot.com/

Để trở thành "quốc phục" của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc.

Khi ra ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ "độ nghề" ǎn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép.

https://baomai.blogspot.com/ 

Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khǎn đội đầu: khǎn nhiễu (quấn bên trong) và khǎn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, tóc vấn cao cài lược.

Suốt chiều dài lịch sử, cái yếm đã đi vào "giấc mơ" của biết bao thế hệ mày râu. "Trời mưa lấy yếm mà che - Có anh đứng gác còn e nỗi gì?". Đáp lại, các nàng cũng chẳng vừa: "Ước gì sông hẹp tày gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi".

https://baomai.blogspot.com/ 

https://baomai.blogspot.com/ 

Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê

https://baomai.blogspot.com/ 

Cái yếm là thứ trang phục vừa kín đáo, vừa... “ỡm ờ” một cách nghệ thuật và độc đáo. 

Chả thế mà Thị Mầu nói với chàng nô: "Gió xuân tốc dải yếm đào - Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương!"...

Hay như thơ Hồ Xuân Hương:

https://baomai.blogspot.com/ 

Cuộc cách mạng yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm và áo ngực mới lạ.

Trang phục du nhập vào có tính tiện dụng hơn hẳn nên Yếm không còn được sử dụng rộng rãi nữa, yếm thường chỉ được dùng cùng với các trang phục cổ trong các dịp lễ hội truyền thống.

https://baomai.blogspot.com/

Ngày nay chiếc yếm đã được cải tiến gọi là áo yếm để dùng cho các em gái mới lớn. Áo yếm dùng mặc trong có hai dây đeo lên vai thay vì trước đây chiếc yếm có hai dây buộc quanh cổ và hai dây bên buộc ngang lưng... 

https://baomai.blogspot.com/

nhưng chiếc áo yếm ngày xưa vẫn xứng đáng là một di sản trang phục của Việt Nam.


Thu Huong

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội: MỘT BUỔI GIỚI THIỆU NGHỆ THUẬT CA TRÙ BỊ CẢN TRỞ



Nsưt Bạch Vân 

Giới thiệu Ca trù và một số bộ môn nghệ thuật đắc sắc vùng miền truyền thống tới học sinh Phổ thông cơ sở tại Hanoi Catru Club tại Đình Kim Ngân 42 - 44 phố Hàng Bạc.

Thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh rất thích thú, ý nghĩa NHƯNG... Suýt nữa thì phải huỷ đêm diễn do sự can thiệp, cản trở thô bạo của lãnh đạo CTTNHH Pweride kinh doanh bán trà, ấm chén và cà phê tại Đình Kim Ngân.

Do bị cản trở mà chương trình bị chậm lại 15 phút. Bạch Vân đã báo cáo lãnh đạo BQL Phố cổ là 18h có mặt để chuẩn bị sân khấu, ghế ngồi ... 19h diễn cho Học sinh Trường Phổ thông cơ sở nhưng đến giờ 4 nhân viên ( 2 nam, 2 nữ) vẫn ở nguyên vị trí bán hàng, nói họ thu xếp để kê ghế nhưng 30 phút vẫn chưa xong, lại còn một nửa cây gỗ xẻ đôi nặng vài chục kg kê chềnh ềnh ra chiếm chỗ khá lớn. Thôi đành nhờ vài thầy cô giáo và diễn viên hò nhau vần vào một chút. Khốn nỗi, chưa hết; rắc rối, to tiếng, ầm ĩ từ vụ cô GĐ CTTNHH Poweride Quản lý Đình Kim Ngân) tuyên bố với tôi: Ai ký cho cô Vân diễn ở đây ?(?) . Vậy thì: Ai đã ký, bảo kê cho CTTNHH Poweride này vào kinh doanh bán trà, ấm chén và cà phê tại Đình Kim Ngân - một di tích Quốc gia mà dùng làm nơi buôn bán à??? Ai đã " Chống lưng" cho Công ty này ???. Đến giờ NS Bạch Vân phải ra sân khấu mở màn nhưng không thể ra được vì có hai nhân viên ( 1 nam , 1 nữ ) đứng chặn và tranh cãi đến nỗi Bạch Vân - nghệ sỹ và chỉ đạo nghệ thuật đêm diễn phải hô to: Mời công an và báo chí đến. Loạn rồi ư? Đồng tiền đã ngự trị hết mọi nơi, mọi chốn ư ??? Đáng ra công việc bảo tồn là trách nhiệm của Nhà nước, của nghành Văn hoá và đặc biệt trên đất Thủ đô là trách nhiệm của UBND thành phố, của ... Hu u u Thiện tai ! Thiện tai ! Thiện tai!!!
 


 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư giãn chủ nhật: Phim Hài Mới Nhất 2017 - Xuân Hinh - Thanh Thanh Hiền - Cười Ra Nước Mắt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ TRĐPH:

Thế kỷ chúng ta, thế kỷ của sự im lặng
 
thế kỷ chúng ta
thế kỷ của sự im lặng
kéo dài
chẳng ai muốn rời khỏi chiếc giường
với những giấc mơ êm đềm, ảo tưởng
thế kỷ của chúng ta
thế kỷ của sự im lặng
trước mọi sự áp bức, bóc lột và lường gạt trắng trợn
 
chẳng ai muốn rước hoạ vào thân
khi đâu đâu cũng nhan nhản ánh mắt ma quỷ
và những chiếc móng vuốt yêu tinh
ẩn sau những bàn tay dịu hiền như tay Phật
 
thế kỷ của chúng ta
bốn đại dương chan đầy nước mắt
những cái chết vô nghĩa trở thành mốt thời thượng
những nhà hát mở ra
chỉ để diễn những vở kịch nhảm nhí
mua vui cho những chiếc đầu rỗng tuếch
những đứa trẻ cầm nắm khát khao
hờ hững như cầm nắm những chiếc bong bóng xà-phòng
 
thế kỷ của chúng ta
thành phố mọc lên như nấm
nhưng con người lại sống hở hang hơn thời nguyên thuỷ
sự hoang dã xâm chiếm mọi ý nghĩ và hành động
sự ganh tị lên ngôi
và khiêm tốn trở thành xa xỉ phẩm
 
thế kỷ của chúng ta
những thánh đường trở thành hầm máu
mỗi bến xe, sân ga cũng là một chiến trường
mỗi nhà trẻ, mỗi công viên cũng có thể trở thành nghĩa địa
 
chúng ta đã đi qua thế kỷ hai mươi
triền miên những tháng ngày nghẹn ngào xương máu
những bóng ma tự do ám ảnh lương tri nhân loại
những họng súng nghiền nát quyền sống
bằng nụ cười khoái trá
và thế kỷ hai mươi mốt
chúng ta tiếp tục gượng sống
sau hàng rào gai thép khổ đau
bằng sự lặng im dài
vô tận
dưới gót giày những tên đồ tể
là những nhà hùng biện trứ danh.
 
 
Sợi xích
 
những con cá hồn nhiên bơi theo dòng hải lưu
nước rất mát và trong
những tấm lưới lẫn trong màu rêu xanh
 
sự lường gạt thường ẩn sau những mỹ từ hứa hẹn
bàn tay giấu dao găm bao giờ cũng trắng và thơm
vì thế cái chết càng tàn khốc.
 
những đứa trẻ bước ra từ bùn lầy
như những bông hoa được hái từ mảnh vườn chi chít gai nhọn
người ta gọi chúng là mầm non tương lai
 
lũ cá bị mắc lưới
ngay chính lúc ánh bình minh ngập tràn mặt biển
tiếng sóng hoá thành khúc nhạc vong hồn
 
những đứa trẻ bị đánh cắp ngày mai
khi sự nhận thức về hạnh phúc và khổ đau vừa khởi sinh
trong trí
tự do hoá thành vệt khói xám...
 
 
Tháo kén
 
tôi qua những đầm lầy
vạn thuở
mở cánh cửa tình yêu
triệu trái tim buồn
mời đại dương về
ngủ giữa lòng tay.
 
phía bên kia
những tinh cầu tâm hồn cô độc
màn đêm
mở ra những vực thẳm vô hình
loài phù du ngụp lặn
trong miền tiềm thức
giấc chiêm bao khuyết tật.
 
tôi muốn làm cuộc giải phẫu
cho những bản năng mù loà
cấy ghép loài gien thức tỉnh
cho đám rong rêu ăn bám
rặng san hô tăm tối.
từ xác khô
muôn ngàn cánh bướm
bình minh tháo kén
bay lên.
 
 
Từ những cánh đồng dị tật
 
từ ruộng lúa vừa qua cơn thuỷ chấn
những con châu chấu bay lên
bóng đêm nhoè nhoẹt
đàn đom đóm sặc mùi lân tinh
hồn nhiên giãy chết
gió
vận tải thứ thuốc trừ sâu
xuyên qua từng mao mạch lúa
lẩn lút chờ ngày xâm lược cơ thể con người...
bọn trẻ ranh
cầm giấc mơ rách bươm
dẫm lên tiếng ếch nhái
bòn mót những hạt cười sót lại...
một mùa xa xăm nào đó
cha mẹ chúng vô tình đánh rơi!
sáng
những người đàn ông đội cái đói ra đồng
từng bàn tay nham nhở sau nhiều đêm khoắng vào đáy biển tâm tư
cần mẫn lật từng bông lúa lép
vun vén khát khao từ tâm cuống rốn bão giông
những người đàn bà
đôi mắt buồn như khung cửa chiều thu
trong khu phố cổ
những lối mòn chằng chịt đan trên từng khuôn mặt héo
từng giọt lệ hoá thành những viên sỏi
lăn vào đáy lòng rịn máu...
mỗi ngày đi qua
lặng lẽ
như những lưỡi dao lam âm thầm khứa vào từng mảnh đời bé nhỏ
từ khoảng ruộng hoang tàn
đàn châu chấu vẫn bay lên...
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

chắc là tôi đang điên



  
 
ngồi bó gối ngoài rìa cơn bão 
gieo xuống đất niềm thống khổ 
những tưởng, thời gian sẽ biết chuyện này và đồng tình 
nào ngờ gió mang về những lời ai oán ngút trời
mưa từng chập xoắn vào tiếng nấc 
người lội theo dòng lũ để tìm xác người 
hy vọng sẽ loan tin cho một lần sống sót 
khi ấy, những tiếng chuông trên bầu trời rụng xuống
ngồi ngoài rìa cơn bão ví mình như bãi cát khô 
nhìn thấy bọn khỉ mặt đỏ cầm cặc đái vào mưa nước mắt 
một đàn cá đỏ lộng lẫy bơi vờn trên da thịt thằng ngợm tôi 
bất chợt đứng phắt dậy tháo chạy 
hú một hơi dài làm thức tỉnh những điên rồ khác
  
châu thành tn. 10/2017

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“TRÍ” PHÈO



Luân Lê 



Bà tiến sỹ văn chương Đoàn Thị Hương trước đây cũng trong chương trình cafe sáng trên kênh VTV3 đã phát biểu và nhận định rằng, đa số những người lên facebook là vô công rỗi nghề. Và bà ta thì không dùng mạng xã hội, nhưng bà ta lại lớn tiếng chửi những người sử dụng nó như một phương tiện hữu ích cho cuộc sống, từ tự do ngôn luận, chia sẻ tri thức, tương tác với xã hội, bán hàng và tiếp cận những giá trị văn minh của thế giới.

Sáng nay, cũng trên truyền hình, cũng chương trình này và trên kênh đó, bà ta lại dùng chính lập luận của mình, của một người không hiểu biết về mạng xã hội chửi người dùng mạng xã hội, để dùng làm lập luận bảo vệ cho đồng môn trong việc nghiên cứu ngôn ngữ, vị tiến sỹ nghiên cứu cải cách chữ viết tiếng Việt gây xáo trộn và bức xúc toàn xã hội. Bà ấy chửi những đám quần chúng không hiểu biết về chữ nghĩa thì không được quyền chỉ trích, ném đá hay phê phán, bằng cách bỉ bai, mạt sát, đối với chuyên gia (cho là đủ hiểu biết cơ bản) trong lĩnh vực đó.

Vậy là bà ta đang tự mình chửi mình, dùng chính luận điệu mà bà ta đã chửi phần đa dân chúng dùng mạng xã hội trong khi bà ta gần như không biết gì về mạng xã hội, để hạ thấp những người dân không đủ kiến thức hay hiểu biết gì về vấn đề nào đó đừng chĩa mũi dùi vào vị tiến sỹ kia.

“Trí” Phèo thời hiện đại là có thật, tuy không phải ở làng Vũ Đại, mà nó nằm chình ình ngay giữa thủ đô của cả nước.

Những nhà độc tài thường chỉ dùng trí thức vào hai việc, cho hưởng chút lợi lộc (có vị trí so với thiên hạ) và yêu cầu im lặng hoặc đề nghị lên tiếng khi cần thiết - hoặc để phớt lờ sự bất công của xã hội mà nhà độc tài có trách nhiệm chính trong đó, hoặc dùng trí thức để lừa mị dân chúng thiếu hiểu biết thông qua những phát ngôn và tuyên truyền.
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang