Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Họ hàng, đàn em lên chức: Đại gia ẩn mình, quyền lực bao trùm


  Nhiều đại gia đang vừa là chủ tịch của ngân hàng, vừa là tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT nhiều doanh nghiệp. Quy định mới không cho Chủ tịch HĐQT ngân hàng được kiêm nhiệm chức vụ tương đương tại các DN khác cần phải thể hiện tính hiệu quả trên thực tiễn, nếu không, đây lại là một phương án “nặng phần trình diễn”. Các đại gia vẫn có thể cho họ hàng, người thân, đàn em đứng tên các chức vụ để ẩn mình 'điều binh khiến tướng'.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều, của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), vừa được Quốc hội thông qua ngày 20/11, quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), Tổng giám đốc của một TCTD, không được đồng thời là Chủ tịch, Thành viên HĐQT; Chủ tịch, Thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc các chức danh tương đương của bất kỳ một DN nào khác.

Quy định này, được đưa vào luật, nhằm mục đích làm minh bạch hoá thị trường tiền tệ, giúp giảm thiểu lợi ích nhóm, cho vay DN sân sau đã xảy ra nhiều thời gian qua.

Đại gia có từ bỏ quyền lực?

Trên thực tế, tại Việt Nam, không ít đại gia vừa là lãnh đạo của một DN, lại vừa đảm nhiệm vai trò chủ tịch HĐQT tại một ngân hàng. Từ ngày 15/1/2018 tới, những đại gia này sẽ phải lựa chọn: hoặc làm chủ DN hoặc làm chủ ngân hàng.


Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, quy định nêu trên, nếu không làm chặt chẽ, sẽ chỉ mang tính hình thức và mọi chuyện vẫn như cũ.

Thực tế hiện nay cho thấy, một số đại gia là ông chủ của 1 hoặc 2 ngân hàng và một số doanh nghiệp. Nay, theo một số chuyên gia, dù luật có bắt họ chỉ được lựa chọn một vị trí lãnh đạo, nhưng trên thực tế, ngân hàng hay các DN đó vẫn là của họ. Việc thoái vốn cũng chỉ là hình thức.

Người ta có thể đưa người thân vào nắm giữ các chức vụ này thay mình, rồi vẫn ngấm ngầm điều hành. Vì vậy, mọi người có quyền nghi ngờ về hiệu quả của quy định này, Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật Basico, nhận xét.

Vấn đề quan trọng là làm sao để thực hiện nghiêm minh quy định này, nếu phát hiện sai phạm thì xử lý như thế nào,... Đến nay, vẫn chưa thấy có giải pháp nào được đề cập tới, ông Đức nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, cựu giám đốc Ngân hàng bang Vaud, Thuỵ Sỹ, cho rằng, các đại gia có trăm nghìn cách lách luật. Họ có thể đưa họ hàng, người thân, vào thay thế, nắm giữ các vị trí then chốt của ngân hàng - cách này đã đươc sử dụng đại trà trên hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua.

Vì vậy, Luật sửa đổi, cần phải thể hiện tính hiệu quả trên thực tiễn, nếu không, đây lại là một phương án “nặng phần trình diễn”, chứ thực sự không ảnh hưởng gì đến hiện tượng nói ở trên.

Thậm chí, quy định mới này, có khi lại giúp các đại gia, viện cớ thoát khỏi những vị trí đang ở trong tình trạng nguy hiểm, có thể bị mang ra tòa, như những vụ án ngân hàng vừa xảy ra, ông Kim nêu ý kiến.

Lo không hiệu quả

Theo ông Kim, hệ thống Ngân hàng Việt Nam vẫn khá phức tạp và câu chuyện bắt đầu từ hơn 10 năm trước, với những phi vụ đầu cơ lớn vào chứng khoán, vàng, ngoại tệ, bất động sản. Muốn đầu cơ thì phải có tiền, muốn có tiền thì phải đi vay. Tuy nhiên, vay vốn ngân hàng không hề dễ dàng. Vì vậy, các đại gia nghĩ đến cách mua luôn một ngân hàng để tài trợ vốn cho dự án của mình. Khi đã sở hữu ngân hàng rồi, để vay vốn, các đại gia ban đầu áp dụng thuật đòn bẩy tài chính, sau dùng phương án DN sân sau, rồi cuối cùng là “đòn” sở hữu chéo.

Muốn giải quyết dứt điểm những yếu kém của hệ thống ngân hàng, phải có phương án tổng thể, giải quyết cùng lúc nợ xấu, sở hữu chéo và DN sân sau, ông Kim lưu ý.

Theo Luật sư Đức, chỉ quy định không cho Chủ tịch HĐQT ngân hàng, được kiêm nhiệm chức vụ tương đương tại các DN khác sẽ không có tác dụng nhiều trong việc minh bạch thị trường, hay giảm cho vay DN sân sau, nếu họ cố tình vi phạm. Hiện tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan tới sở hữu chéo, lợi ích nhóm, nên dù có quy định nêu trên thì thực tế vẫn vướng.

Theo ông Kim, nếu muốn quy định trên hiệu quả hơn, nên thực hiện 3 biện pháp. Thứ nhất, cấm việc chia nhau quyền hành trong một gia đình và phải định nghĩa thành viên gia đình gồm những ai. Tuy nhiên, điều này vẫn không giải quyết được hiện tượng “đệ tử” hay “bồ nhí” được đưa vào nắm giữ các chức vụ quan trọng.

Tiếp đến là quy định lãnh đạo ngân hàng phải có bằng đại học chuyên ngành về tài chính và có 3 năm kinh nghiệm, ở một vị trí điều hành ngân hàng. Những lãnh đạo này phải qua một kỳ thi (phỏng vấn) bởi những chuyên gia về tài chính ngân hàng (nhưng không làm việc trong ngành). Báo cáo buổi phỏng vấn sẽ được đưa lên Hội đồng bổ nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Một lãnh đạo ngân hàng chỉ được bổ nhiệm, khi có sự đồng thuận của cơ quan này.

Nội quy, tổ chức, điều lệ, quy định về những quy trình quan trọng (nhất là về tín dụng) của ngân hàng, đều phải được một Hội đồng Giám sát tổ chức ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Ngoài ra, những quy định về phần cổ phiếu tối đa mà một cá thể (kể cả gia đình và DN, trong cùng một tập đoàn hay đối tác chiến lược) cũng phải sửa đổi và áp dụng một cách nghiêm túc hơn. Những giải pháp này đã được áp dụng ở nước ngoài, đặc biệt là ở Thụy Sỹ.

Còn theo Luật sư Đức, để ngăn chặn hiện tượng đưa người thân thay mình nắm giữ vị trí ở DN sân sau, các cơ quan chức năng cần phải nắm thực chất về sở hữu, tránh tình trạng đúng trên giấy tờ, pháp lý. Phải xử lý nghiêm nếu phát hiện thấy vi phạm để răn đe.

Trần Thủy

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/ho-hang-dan-em-len-chuc-dai-gia-an-minh-quyen-luc-bao-trum-413382.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không đơn giản chỉ là cải cách chữ viết ?




Một số người trịnh trọng biến dư luận về việc cải cách chữ viết theo sáng kiến Bùi Hiền thành thuyết âm mưu, rằng người ta đang đánh lạc hướng dư luận để quên đi những chuyện động trời khác. Trong khi dư luận cộng đồng bao giờ cũng nhạy cảm hơn số người trịnh trọng ấy. Tôi hình dung có một âm mưu khác còn to hơn âm mưu vặt vãnh mà mấy ông đa nghi này đặt ra.

Sự thực, người ta đủ khôn để không rơi vào mớ bùng nhùng, rắc rối khi cổ súy cho cái món cải cách chữ viết của ông già không còn đủ tỉnh táo. Vấn đề môi trường, dân chủ, dân sinh ư? Thì nó vẫn chình ình ra đó hết ngày này đến ngày khác chứ mất đi đâu mà lấp liếm, ai bức xúc cứ lên tiếng chứ có sự cấm đoán nào đâu. Nhưng cải cách chữ viết như Bùi Hiền tưởng là chuyện điên rồ, nhưng không điên rồ tí nào khi nó nhân danh khoa học và được các nhà khoa học tai to mặt lớn đứng ra lên tiếng bảo kê. Không phải ngẫu nhiên mà họ quảng bá công trình của Bùi Hiền trên phương tiện báo chí, trên truyền hình quốc gia, lại cho những nhà khoa học có danh như Phạm Văn Tình, Trần Ngọc Thêm, Đoàn Hương… lên tiếng khẳng định đó là khoa học!

Xét hệ thống vấn đề, theo tôi, đó là một chiến lược diễn ngôn. Có thể sau thăm dò dư luận sẽ là một sự áp đặt bằng một dự án tiền tỉ trong cải cách giáo dục. Hiện tại có thể vấp sự phản ứng quyết liệt nhưng rồi sẽ dần quen. Giới tuổi teen thấy lối chữ này phù hợp với chế biến lâu nay của chúng, chúng tin tưởng và sẽ bắt chước làm theo, cứ thế cái chưa quen thành quen dần, đến lúc chấp nhận và trở thành phổ biến. Theo Foucault, tri thức – quyền lực – niềm tin là bộ ba trong chiến lược diễn ngôn phổ biến của giới cầm quyền. Tri thức do một nhóm cầm quyền tạo ra, dùng quyền lực áp đặt để hợp thức hóa và tạo ra thói quen gọi là niềm tin để hoàn tất một quy trình của chiến lược diễn ngôn.

Vấn đề nghiêm trọng nằm ở chỗ, không chỉ là cải cách chữ viết. Theo triết gia Derrida, chữ viết không kí sinh vào tiếng nói như Aristotle và Saussure nói, mà ngược lại, nó hình thành độc lập và có xu hướng điều chỉnh và thống nhất âm đọc theo quy ước của con chữ. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi phổ biến chữ viết Bùi Hiền? Thế hệ tiếp theo sẽ đọc “ngờ” /ng/ thành “quờ” /q/, “chờ” /ch/ thành “cờ” /k/, “thờ” /th/ thành “uờ” /w/, “trờ”thành “cờ” /c/… Cải cách hợp lý để tối ưu hóa giao tiếp thì không có gì để nói, nhưng cải cách làm dị dạng ngôn ngữ từ chữ đến tiếng nói của một dân tộc là một âm mưu thâm độc.

Âm đôi khi bị mất chức năng khu biệt như nói ngọng, lẫn lộn hỏi/ngã, n/ng, c/t, d/gi,… nhưng chữ viết lại có chức năng khu biệt rất lớn về nghĩa của từ. Bùi Hiền nói lấy tiếng Hà Nội làm chuẩn, trong khi không có lý do gì tiếng Hà Nội phải là chuẩn phổ thông. Sự cải biến tự nhiên lâu nay để có chữ viết như hiện tại là cả một quá trình lựa chọn dung hòa tiếng nói giữa các vùng miền và khu biệt nghĩa cho nhiều trường hợp đồng âm. Cải cách như Bùi Hiền không còn là tiếng Việt nữa. Không phải vô lý khi một số bạn phát hiện âm đọc trong cách ghi âm của Bùi Hiền na ná như người Việt học tiếng Tàu. Hậu quả là cả ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dù mượn chữ Hán nhưng vẫn đọc âm Việt do chữ ghi hình không liên quan đến âm đọc, nay chỉ trong vài mươi năm mà toàn dân có thể phát âm giống người Hán để dễ dàng học… tiếng Tàu! Vậy là tiếng Việt đẹp đẽ trong veo của dân ta biến mất ngay khi dân ta học tiếng mẹ đẻ của mình!

Và câu chuyện không ngẫu nhiên khi Bộ Záo zụk và Dào tạo từng chủ trương phổ cập hóa tiếng Trung với hàng loạt sách giáo khoa đã in. Và cũng không phải ngẫu nhiên có kẻ đang đánh động dư luận sẽ thay Facebook, Google thành mạng Weibo, WeChat và Baidu Tieba của Trung Quốc (?).

Nếu nói thuyết âm mưu thì âm mưu nào lớn hơn? Tiếng nói của dân tộc không là vấn đề môi trường, dân chủ, dân sinh? Môi trường văn hóa, sự độc lập tự chủ và sự tồn sinh tinh thần dân tộc không lớn hơn mọi thứ khác sao? Saussure nói, người bản ngữ luôn luôn đúng. Tôi nói thêm, phản ứng cộng đồng luôn luôn đúng!

Ngôn ngữ, trong đó có chữ viết khi đã phổ cập thành ngôn ngữ toàn dân, là tài sản của cả cộng đồng. Nó sinh ra để giao tiếp và mọi thay đổi đều nhằm mục đích tối ưu hóa giao tiếp chứ không phải là tri thức như phát minh Galieo, Copernic. Nghiên cứu quy luật khách quan của ngôn ngữ thì đúng là câu chuyện riêng của chuyên gia ngôn ngữ học. Nhưng ý muốn chủ quan nhân danh sự tiến bộ đòi làm thay đổi toàn bộ tài sản ngôn ngữ của cộng đồng thì không có ông vua Mèo nào dám tuyên bố với cái lý rằng, cộng đồng bản ngữ không được phép phản ứng. Một bảng chữ cái với mấy mươi ký hiệu là cái gì cao siêu đến mức “đám quần chúng” không được phép lên tiếng, hỡi các ông vua ngôn ngữ học trịch thượng Phạm Văn Tình, Trần Ngọc Thêm, và cả bà chuyên viết văn, bình văn yết hậu “rất là thiền luận” Đoàn Hương???
Thử nghe một đoạn:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=758079537711052&id=100005270373382&hc_location=ufi&fbt_id=758079537711052&lul&ref_component=mbasic_photo_permalink_actionbar&_rdr#s_8030b46b5bf67b28dcb337517217fb7e 



FB CHU MỘNG LONG 30.11.2017


Phần nhận xét hiển thị trên trang

9 kiểu tính cách không thể thành công


9 kiểu tính cách không thể thành công
Không chỉ các kỹ năng, tính cách cá nhân cũng là phần quan trọng quyết định thành công của bạn trong công việc. 9 kiểu tính cách dưới đây sẽ khiến bạn không thể tiến lên trên con đường sự nghiệp.
Nhà kinh tế David Deming của Đại học Harvard đã nghiên cứu sự thay đổi tính chất công việc tại các công ty từ năm 1980 đến nay và nhận thấy những công việc đòi hỏi kỹ năng xã hội tăng trưởng đến 24% trong khi các công việc đòi hỏi về khả năng kỹ thuật và sự thông minh thì tăng chậm hơn nhiều. Nghiên cứu chỉ rõ, những người có các kỹ năng xã hội cũng như trí thông minh cảm xúc (EQ) cao có xu hướng thành công hơn hẳn so với những người rập khuôn và cứng nhắc.
Tuy vậy, cũng có những tính cách khiến công việc bị cản trở không ít. Những người có 9 đặc điểm sau cần xem xét lại định hướng cuộc đời mình để thay đổi sớm:
Người hèn nhát
Nỗi sợ hãi có tác động rất lớn, chúng thay đổi  hành động của con người. Trong công việc, người hèn nhát thể hiện ở việc không bao giờ dám chịu trách nhiệm. Họ sợ sai, sợ phải nhận lỗi, sợ bị chê trách và không bao giờ mạnh dạn nói lên ý kiến của mình.
Người tiêu cực
Ở những người có nét tính cách này, việc duy trì một bầu không khí năng động và tươi sáng tại nơi làm việc là một điều không tưởng. Không chỉ cản trở sự tiến lên của chính bản thân, sự xuất hiện của họ còn khiến đồng nghiệp cảm thấy u ám thay, những suy nghĩ tiêu cực áp đặt lên tất cả mọi người dễ dàng khiến công việc mất đi động lực.
Người kiêu ngạo
Ngược lại với những người hèn nhát, người kiêu ngạo luôn cảm thấy rất tự tin với những điều mình làm, luôn thấy mình là tốt nhất và không ai có khả năng tương xứng. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong con người đó lại là sự tự tin giả dối, luôn cảm thấy không đủ, không hài lòng và bất mãn với thực tại.
Người chỉ tư duy theo đám đông
Những người này thường rất ít khi đưa ra ý kiến cá nhân, không phải vì sợ hãi mà vì họ không có ý thức phản biện, luôn cho rằng “chúng ta làm thế này là tốt rồi”. Nếu bạn thường xuyên bị thuyết phục bởi những ý kiến của đám đông, dễ dàng cho đám đông là chân lý thì hãy coi chừng, sẽ chẳng bao giờ bạn có thể thành công được đâu.
Người chậm thích nghi
Những người như này thường rất chậm chạp trong việc thay đổi bản thân để phù hợp với hoàn cảnh hoặc không biết nắm bắt thời cơ để đạt được những thành tựu nho nhỏ trong công việc. Rất khó để thay đổi kiểu người này vì đó là vấn đề ở thái độ chứ không phải hoàn cảnh không tạo điều kiện.
Người nóng tính
Một số người hoàn toàn không kiểm soát được tính khí và cảm xúc của mình, nhất là khi đối diện với những vấn đề ngoài dự đoán. Khi họ cảm thấy khó chịu thì bất kỳ việc làm nào của đồng nghiệp cũng khiến họ khó chịu, từ đó dễ dẫn đến việc rạn nứt các mối quan hệ.
Người thích đóng vai “nạn nhân”
Những người này thoạt nhìn có vẻ là khá hiền hòa, thích tâm sự và chia sẻ nhưng gặp lúc khó khăn bạn sẽ nhận thấy sự thoái lui của họ. Bản chất của những người thích đóng vai “nạn nhân” là không có sự chủ động, không biết nắm bắt cơ hội để học hỏi và phát triển mà luôn dựa dẫm vào người khác. Và khi họ bị lùi lại, họ sẽ cảm thấy như mình bị cô lập, bị tách biệt trong khi chính họ là người làm cho mọi thứ rối tung lên.
Người cả tin
Tốt bụng là một đức tính tốt, nhưng tốt đến mức dễ dãi và cả tin thì không biết nên vui hay nên buồn. Những người này thường dễ dàng chấp thuận một yêu cầu từ cấp trên mà không một ý kiến, dù cho nó vô lý và ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của họ. Hãy nhớ rằng, bạn có thể chủ động thương lượng mức lương, chủ động từ chối cũng như đưa ra những thắc mắc cần thiết. Biết lựa thời điểm để bảo vệ quyền lợi chính mình sẽ giúp bạn tăng thêm sự tôn trọng trong mắt người khác.
Người hay xin lỗi
Những người thiếu tự tin luôn xin lỗi vì những ý tưởng và hành động của họ. Họ sợ thất bại và tin rằng xin lỗi sẽ trở thành lá chắn cho họ. Chắc chắn bạn từng gặp những người xin lỗi từ khi đưa ra ý tưởng đến lúc hoàn thành ý tưởng đó, họ vẫn tiếp tục xin lỗi.
Ban đầu, họ xin lỗi vì muốn tạo ra một lá chắn thể hiện sự cầu tiến giả tạo (trong khi thực chất là họ đang sợ hãi) còn về sau là họ muốn thể hiện sự khiêm tốn thái quá (nếu công việc thành công) hoặc sự tránh né trách nhiệm (nếu công việc thất bại).
Những người như thế, thường ít khi có thể bảo vệ được chính kiến của mình trước đám đông và không dễ để thành công đâu.
THU HOÀI/Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kính thưa các loại “Sĩ”

Hình minh họa

“Đổi bò lấy tiến sĩ” là tên một chương trình ở miền Bắc XHCN. Anh cả Xô Viết thấy ta quá thiếu thốn trí thức bèn giúp bằng cách nếu ta cử một người học tiến sĩ, bạn sẽ cấp một con bò. Thật chứ chẳng phịa.

Nói gì nói, dân mát- cơ-va, ê-ka-tê-ri-na, sanh-pe-téc-bua, lô-mô-nô-xốp… là dân giỏi. Tiếc rằng giờ làm to cả nên quên chuyên môn chăng?

Dù sao, họ chắc chắn giỏi hơn tiến sĩ bây giờ. Không vơ đũa cả nắm. Tôi gặp nhiều tiến sĩ giỏi, họ hầu hết hoạt động độc lập. Còn tiến sĩ quốc doanh thì thôi rồi (ói phát kể tiếp).

Tại sao lạm phát tiến sĩ? Trước hết nà phải trách cái lền giáo dục lày lày. Khuôn mẫu, học vẹt, ngờ nghệch nhưng rất thích hàm vị. Sau đó là xã hội tăng động lày lày. Cứ nghe tiến sĩ thạc sĩ nà xoắn cả lên. Ông nào dốt mấy có cái sĩ, chạy thêm chút là chễm chệ ghế trên.

Ngay ở quê bây giờ, giáo làng cũng chạy đua thạc sĩ. Có thạc sĩ học sinh mới học thêm. Ở quê thằng nào đến tán con gái bố, bố đá ấm nước chè văng ra đường gọi là chim cút! Thạc sĩ đến, bố vào tận buồng lôi trượt con gái ra. C ưa được con bố rồi thì nghe bố dặn: “Con chưa tiến sĩ là chưa động phòng nghe con.”

Thạc sĩ, tiến sĩ đông như kiến cỏ nhưng có cái máy tưới nước nông dân cũng tự phát minh. Vì họ có thực tế. Chứ tiến sĩ ngồi phòng lạnh, biết đếch gì đồng ruộng mà phát minh. Vì thế, đọc đề tài tiến sĩ cười ướt cả bỉm.

Đề tài tiến sĩ, nó phải nguy hiểm tí, học thuật tí. Và đặc biệt là đéo có tính khả thi. Để hội đồng cấp đại, khỏi thẩm định. Ông anh Nguyễn Một kể vầy. Hồi có cô em làm đề tài thay đổi thói quen rửa bát bằng miếng xốp của nông dân. Ổng kêu sửa lại: Ứng dụng nguyên tắc ma sát và điều chuyển hi đờ rô, ô xy trong môi trường phi kim loại. Hồi có thằng bắt cu đái giữa thủ đô. Nguyễn Một lại gợi ý đề tài: “Sự hoạt động bất thường của hệ bài tiết trong môi trường đô thị.”

Bữa nghe hai ông anh đi học thạc sĩ kể. Giờ siết kinh lắm. Nhứt là tiếng Anh. Thi vấn đáp lận. Nhưng miễn sao hiểu được câu cô hỏi rồi trả lời bằng tiếng Việt là qua cái rẹc. Ông anh kia rầu rầu nói chứ toạch mẹ! Hỏi sao? Ổng bảo đề ra viết một bức thư cho John. Mình tủ thế nào, lại Dear cmn Mike chứ lị !

Những câu chuyện vui nhưng không cá biệt. Bi giờ tiến sĩ thạc sĩ thành nhu cầu đéo cản được, cũng như mua bán dâm vậy á. Thôi thì ông nào muốn học tự móc túi ra học như người ta. Chứ bây giờ các ông bà nghị quyết chi 12 nghìn tỷ thì nghẹn ngào. Nhà nghèo, cơm không có đớp, bầy con phải nhịn để ông bố dốt nát ưa làm sang mua áo gấm. Thiệt đau lòng.

Tửng nói thẳng với mấy ông sắp sĩ. Tự trọng một chút. Dốt mà biết xấu hổ cũng là một cảm tính cách mạng, cũng là yêu nước vậy!

Thực tế lúc này, chúng ta cần bò hơn tiến sĩ. Hay Tửng lại ứng nghiệm làm cmn một đề tài: “Ứng dụng các nguyên tắc song phương và quan hệ lịch sử trong việc đổi tiến sĩ lấy bò”!

Nguyễn Tiến Tường

(FB. Nguyễn Tiến Tường)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hiệu Minh - “Mẹ Nấm” đi tù và Phương Uyên du học Mỹ


Tin cho hay, “Mẹ Nấm” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa bị tuyên án 10 năm tù trong phiên xử phúc thẩm hôm 30/11. Trong khi đó, cô sinh viên Phương Uyên vừa có cuộc liên hoan chia tay với gia đình và bạn thân để lên đường du học Mỹ.

“Kẻ ở, người đi” trong một ngữ cảnh chính trị Việt Nam và quốc tế khó đoán trước được điều gì.

Hình minh họa
“Mẹ Nấm” ở lại

Một số người hy vọng chuyến đi của TT Trump tới Đà Nẵng dự APEC sẽ giúp “Mẹ Nấm” được thả, kể cả đăng thư của con gái của Mẹ Nấm gửi đệ nhất phu nhân, bà Melania Trump.

Bà Melania Trump ở lại thăm Vạn Lý Trường Thành, cô cháu gái (con của Ivanka) hát tiếng Trung cho TBT Tập Cận Bình nghe và được khen ngợi.

TT Trump tới APEC đã nói “các bạn nên lo cho ngôi nhà của mình..” là đủ hiểu, nước Mỹ chán giúp tỵ nạn chính trị rồi. Các bạn bắt thì cứ xử theo luật mình thích, nước Mỹ không can thiệp như trước nữa.

Vả lại, hàng ngàn người Việt lưu trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang có nguy cơ bị trục xuất nhất là tại California.

VOA cho hay, các nhà lập pháp dân cử liên bang, tiểu bang, và địa phương của tiểu bang này đã công khai lên án chiến dịch truy quét, bắt giữ mạnh tay chưa từng có trước nay những người tị nạn gốc Việt bị lệnh trục xuất của chính phủ Mỹ.

Họ cho rằng, chính quyền Trump có thể dùng con bài bắt bớ này để mặc cả chính trị với Việt Nam theo kiểu “ông đưa cái giò, bà thò chai rượu”, nhất là TT hiện có máu buôn bán.

Xin nói thêm, “Mẹ Nấm” bị xét xử sau vài tuần khi APEC được cho là “thành công vang dội” cũng là nước cờ cao dù BNG Mỹ lên tiếng “quan ngại sâu sắc” nhưng ông chủ Tillerson (BT) đang bị đồn đoán là sắp mất việc.

Vụ việc “Mẹ Nấm” quá nhỏ so với tầm toàn cầu của Trump đang hướng nội “chuyển việc về quê” thay vì “dân chủ, tự do và nhân quyền” mà Hoa Kỳ từng đi rao giảng khắp thế giới.

Trong bối cảnh như thế, thư của con gái “Mẹ Nấm” gửi Melania bị cho vào “sọt rác” theo một nghĩa nào đó là bình thường. Vụ này thì Hoa Kỳ có vẻ đã “ủn ngược”.

Phía VN tiếp tục dùng tù nhân chính trị để mặc cả như đã từng làm là vô nghĩa, có khi Hoa Kỳ đang dùng tỵ nạn VN để “phe phẩy” lại cũng nên.

Phương Uyên
Phương Uyên du học Mỹ

Về chuyện cô Phương Uyên một thời trên mạng được tung hô như Bà Trưng, Bà Triệu, do hô khẩu hiệu “đả đảo…” đi Mỹ là một cách hay.

Hiệu Minh Blog từng có bức thư “Vài lời gửi cháu Phương Uyên” khuyên rất chân thành, thiết thực. Xin trích ra đây một đoạn vì sợ bạn đọc FB không vào blog được.

“Nếu cháu chưa biết tiếng Anh thì nên học để hiểu thêm thế giới bên ngoài. Cháu tìm hiểu kỹ hơn về những nhân vật nổi tiếng như Martin Luther King, Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi, Lech Walesa và nhiều người khác. Ngoài chuyện bản thân bị bắt bớ, tù đày, và bị giết hại, những nhân vật này đều có bề dày văn hóa rất cao mới có khả năng dẫn dắt hàng chục triệu người đi theo.

Cháu nên tìm đọc những cuốn sách về Trò chơi quyền lực. Cuốn “The Power Game” của giáo sư trường Harvard là Joseph S. Nye cũng đáng tham khảo. Ông từng là trợ lý đối ngoại thuộc bộ Quốc phòng. Giáo sư Nye cũng quen thuộc với bạn đọc VietnamNet vì những trao đổi thẳng thắn về hội nhập và phát triển.

Cuốn tiểu thuyết nói về một người từng là giáo sư đại học Princeton được người bạn cũ giới thiệu ra làm cố vấn cho cuộc đua chức Tổng thống Mỹ của ứng viên Wayne Kent. Ông này thắng cử và giáo sư được đề bạt ngoại trưởng. Sống ở Washinton DC, giáo sư bỗng cảm thấy sự ngột ngạt của cuộc sống chính trị bởi những trò bẩn thỉu, ai cũng muốn mục đích riêng của mình.

Tự nhiên giáo sư bỗng nhớ thời êm đềm ở Princeton cổ kính, một trong những Ivy League của Hoa Kỳ.

Những ngày qua với vài biến động không đoán định trong nền chính trị nước nhà, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Nhưng không phải là quá ngạc nhiên đối với những người đã từng trải.

Trước chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang tới Trung Quốc, nhà văn – blogger Phạm Viết Đào và cả Trương Duy Nhất bị bắt.

Nhưng trước chuyến đi Hoa Kỳ, phiên tòa xử Lê Quốc Quân được hoãn vô thời hạn. Sau chuyến ông Sang về, cháu Phương Uyên “bỗng” hưởng án treo.

Còn khá nhiều động thái khác, dựa trên quan hệ giữa các quốc gia để lãnh đạo hành xử. Chưa kể giữa các lãnh đạo với nhau, không khác vị giáo sư Princeton, đều rơi vào vòng xoáy của quyền hành nhiều trò bẩn đánh dưới thắt lưng.

Một khi các nhà chính trị chơi trò quyền lực thì số phận của người dân quá nhỏ bé, đôi khi bị nhấc lên hạ xuống như một quân cờ. Các cường quốc coi các nước nhỏ như những con tốt thí để họ làm việc khác lợi hơn cho nước họ.

Bao giờ tạm hiểu những trò chơi đó thì sẽ rõ tại sao, 3 tháng trước, cháu vừa bị phạt tù nặng 6 năm, nay bỗng thành án treo và được về nhà ngủ ôm mẹ.”

Chuyện ông Trịnh Vĩnh Bình đòi kiện CP VN hơn 1 tỷ đô do quá khứ một số người chơi trò quyền lực và thế hệ tương lai trả giá đắt là một ví dụ tầm quốc gia.

Khi biết về Power Game (trò chơi quyền lực) thì sẽ hiểu tại sao người bị tù, người được du học Mỹ, bởi trong mỗi thời điểm con bài nào mới là quan trọng đối với nhà cái.

Chuyện “kẻ ở người đi” sẽ còn tiếp diễn, nhưng trong tương lai không chỉ có hướng từ Việt Nam sang Mỹ. Stay tuned.

Chúc các bạn vui cuối tuần.

Hiệu Minh


(Blog Hiệu Minh)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS 1982 thế nào với đảo nhân tạo ở Trường Sa?


TS TRẦN CÔNG TRỤC

(GDVN) - Hoạt động của Trung Quốc không chỉ bị coi là “tội phạm quốc tế”, thậm chí là “một hành vi xâm lược”, mà còn có nguy cơ dẫn đến những hệ lụy nhãn tiền.
LTS: Tiếp theo bài phân tích "Vai trò của các bãi cạn lúc nổi lúc chìm qua phán quyết Trọng tài hôm 12/7", Tiến sĩ Trần Công Trục tiếp tục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận của ông về những điều khoản trong UNCLOS 1982 Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng khi xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Trường Sa. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Trước khi phân tích nội dung này, xin được nhắc lại rằng Trung Quốc đã “vi phạm liên hoàn”: Đánh chiếm lãnh thổ của Việt Nam bằng vũ lực năm 1988, 1995, rồi tiếp tục bồi lấp xây dựng trái phép trên vùng lãnh thổ đó.
Trong phạm vi bài viết này tôi xin phân tích tiếp những điều khoản UNCLOS 1982 mà Trung Quốc đã vi phạm khi xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa, ngoài việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản nào của UNCLOS 1982?
Chỉ tính riêng về các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo do Trung Quốc tiến hành tại 7 bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa đã cho thấy họ không tuân thủ nghĩa vụ thông báo theo đúng thủ tục về sự hiện diện của các đảo nhân tạo này, cũng như phạm vi an toàn được ấn định xung quanh chúng đã được quy định tại Điều 60 của UNCLOS 1982.
Ảnh chụp đá Vành Khăn từ vệ tinh mới nhất hôm 22/7 do CSIS công bố, tố cáo Trung Quốc leo thang quân sự hóa Biển Đông. Nguồn: Business Insirder.
Cụ thể là Trung Quốc đã vi phạm Khoản 3 (nghĩa vụ thông báo), Khoản 5 (phạm vi an toàn bán kính 500 mét xung quanh các đảo nhân tạo), Khoản 7 (không cho phép xây dựng đảo nhân tạo có nguy cơ gây mất an ninh và an toàn hàng hải quốc tế), Khoản 8 (không cho phép các đảo nhân tạo được hưởng quy chế của các đảo tự nhiên)… 
Trung Quốc còn phớt lờ nghĩa vụ cần phải hợp tác với các quốc gia ở ven bờ biển kín hoặc nửa kín theo quy định của Điều 123 của UNCLOS 1982 như: phối hợp quản lý, bảo tồn, thăm dò, khai thác các tài nguyên sinh vật của biển; phối hợp trong việc sử dụng quyền và nghĩa vụ có liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. 
Đặc biệt, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các Điều 192, 193, 196 của UNCLOS 1982 quy định về nghĩa vụ chung cho tất cả các quốc gia đối với việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, trong khi họ khai thác tài nguyên trong vùng biển và thềm lục địa.
Hơn thế nữa, trong quá trình bồi lấp, biến các bãi cạn thành các đảo nhân tạo khổng lồ, Trung Quốc đã làm thay đổi cấu trúc môi trường sinh thái biển, tàn phá môi trường sinh sống của các loài hải sản. 
Theo đánh giá của các chuyên gia, đến cuối tháng 5 năm 2015, Trung Quốc đã san lấp hơn 800 ha (gần 2000 mẫu Anh) các rạn san hô, thảm cỏ biển và hệ sinh thái nông khác. Trung Quốc đã phá hủy chừng 200 ha bao phủ 7 rạn san hô. 
Chỉ riêng tại Chữ Thập, Trung Quốc đã nạo vét trên một diện tích rộng đến hơn 60 ha. Nếu cộng tất cả hệ sinh thái bị phá hủy có thể vượt quá 1000 ha.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Trung Quốc đã nạo vét hàng trăm triệu tấn cát và san hô từ đáy biển và đổ lên 8 triệu mét vuông diện tích mặt nước thuộc các rạn san hô vốn là môi trường tối quan trọng cho hệ sinh thái ở nơi đây.
Ước tính giá trị thiệt hại do các rạn san hô bị phá hủy lên đến khoảng 280 triệu đôla Mỹ/năm. 
Cũng theo báo cáo mới của Bộ Quốc Phòng Mỹ, kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải tạo đất từ tháng 12 năm 2013 đến nay, nước này đã lấp thêm được hơn 1.170 ha đất.
Tính đến tháng 6 năm 2015, diện tích Trung Quốc đã nạo vét bồi đắp thành đảo nhân tạo lớn gấp 17 lần so với tổng diện tích số đất mà các bên còn lại ở Biển Đông đã san lấp trong vòng suốt 40 năm qua; chiếm khoảng 95% diện tích các đảo và bãi cạn tại Trường Sa.
Ngoài ra, hoạt động bồi lấp, xây dựng của Trung Quốc đã vi phạm Điều 208 của UNCLOS1982 về ô nhiễm môi trường biển:
“Các quốc gia phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết khác để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển…” và “các luật, quy định và biện pháp này không được kém hiệu lực hơn các quy tắc và quy phạm quốc tế hay các tập quán, thủ tục đã được kiến nghị  mang tính chất quốc tế…”
Học giả quốc tế lên án mạnh mẽ hành vi hủy diệt môi trường của Trung Quốc ở Trường Sa
Nhiều học giả quốc tế đã phân tích, đánh giá hết sức sâu sắc và nghiêm túc về tính chất và mức độ của những hành vi “nạo vét, bồi lấp và xây dựng” của Trung Quốc.
Tiến sĩ Trần Công Trục trong một buổi tọa đàm với thanh niên thành phố Hồ Chí Minh về biển đảo quê hương. Ảnh do tác giả cung cấp.
Giáo sư Carl Thayer nhận xét : “Chúng ta không thể không đề cập đến một khía cạnh rất quan trọng khác. Bởi lẽ, luật biển quốc tế đã đề xuất rằng việc xây dựng các đảo nhân tạo không được gây ra tác động tiêu cực đối với quy chế về môi trường biển…”
Ông Aghai Diba, B. trong bài viết có tiêu đề: “Legal Regime of the Artificial Islands in the Persian Gulf” đã viết:
“Vấn đề khả năng ô nhiễm biển liên quan đến việc xây dựng cũng đồng thời dẫn đến những vấn đề pháp lý cụ thể, khi mà những sự gây ô nhiễm đó có thể được coi như là một tội phạm quốc tế, thậm chí như là một hành vi xâm lược.”
Hoạt động của Trung Quốc không chỉ bị coi là “tội phạm quốc tế”, thậm chí là “một hành vi xâm lược”, mà còn có nguy cơ dẫn đến những hệ lụy nhãn tiền, theo đánh giá của nhiều chuyên gia. Các nguy cơ này bao gồm:
- Rủi ro của những cuộc xung đột có thể bất ngờ leo thang, trước mắt là những cuộc chạy đua vũ trang công khai hoặc ngấm ngầm của hầu hết các quốc gia trong và ngoài khu vực.
 - Những yêu sách đầy tham vọng đối với nguồn tài nguyên giàu tiềm năng trong Biển Đông dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên hoặc ngược lại, làm ảnh hưởng đề đời sống kinh tế của khu vực và quốc tế. 
- Những rủi ro đối với tự do hàng hải trong khu vực và làm trầm trọng thêm các tranh chấp phức tạp trong Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer đã nhận xét rằng:
“Những hành động của Trung Quốc trong trường hợp này đưa đến một số vấn đề phức tạp. Trước hết, việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc trực tiếp vi phạm UNCLOS 1982.
Hơn nữa, những công trình này đã tạo ra các vấn đề rắc rối cho tàu thuyền và các phương tiện bay. Ngoài ra, những công trình do Trung Quốc tiến hành gây ảnh hưởng đến hòa bình thế giới và ổn định của khu vực, cho dù Trung Quốc vẫn lặp đi lặp lại tuyên bố, những đảo nhân tạo này sẽ phục vụ cho mục đích quốc phòng.” 
Một số điều khoản đáng chú ý trong UNCLOS 1982 khi tìm hiểu tình hình Biển Đông hiện nay trên phương diện pháp lý: 
ĐIỀU 14. Sự kết hợp các phương pháp để vạch các đường cơ sở 
Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên.
ĐIỀU 16. Hải đồ và bản kê các tọa độ địa lý 
1.Các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải được vạch ra theo đúng các Điều 7, 9 và 10 hoặc các ranh giới hình thành từ các điều đó và các đường hoạch định ranh giới được vạch ra đúng theo các Điều 12 và 15, được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó. Nếu không, thì có thể thay thế bằng một bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa đã được sử dụng.
2.Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiếu.
ĐIỀU 60. Các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền về kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng:
a) Các đảo nhân tạo;
b) Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích kinh tế khác;
c) Các thiết bị và công trình có thể gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền của quốc gia ven biển trong vùng.
2. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.
3. Việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó phải được thông báo theo đúng thủ tục, và việc duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu sự có mặt của các đảo, thiết bị và công trình nói trên cần được bảo đảm. Các thiết bị hay công trình đã bỏ hoặc không dùng đến nữa cần được tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã được chấp nhận chung do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra về mặt đó. Khi tháo dỡ phải tính đến việc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia khác. Cần thông báo thích đáng về vị trí, kích thước và độ sâu của những phần còn lại của một thiết bị hoặc công trình chưa được tháo dỡ hoàn toàn.
4. Quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó.
5. Quốc gia ven biển ấn định chiều rộng của những khu vực an toàn có tính đến các quy phạm quốc tế có thể áp dụng được. Các khu vực an toàn này được xác định sao cho đáp ứng một cách hợp lý với tính chất và chức năng của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trinh, và không thể mở rộng ra một khoảng cách quá 500m xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các đảo nhân tạo, thiết bị và các công trình dó, trừ ngoại lệ do các vi phạm của quốc tế đã được thừa nhận chung cho phép hoặc tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiến nghị. Phạm vi của khu vực an toàn được thông báo theo đúng thủ tục.
6. Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực của các đảo nhân tạo, các thiết bị, các công trình và các khu vực an toàn.
7. Không được xây dựng những đảo nhân tạo, thiết bị hoặc công trình, không được thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công trình đó khi việc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
8. Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa.
ĐIỀU 80. Các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa
Điều 60 áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết và chi tiết) đối với các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.
Ts Trần Công Trục


Mỹ kêu gọi quốc tế cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên


Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley trong phiên họp Hội đồng Bảo an về vụ thử tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên, tại New York ngày 29/11/2017.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp khẩn hôm qua 29/11/2017 để lên án vụ bắn hỏa tiễn mới nhất của Bắc Triều Tiên, mà theo các chuyên gia có thể tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn, cảnh báo chế độ Bắc Triều Tiên sẽ bị « hủy diệt »trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên không có biện pháp trừng phạt mới nào được đưa ra. Mỹ kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc cô lập Bình Nhưỡng.

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :

Sau tám lần trừng phạt vẫn chưa có được kết quả như mong muốn, nay Mỹ muốn ra tay mạnh hơn : tất cả các Nhà nước thành viên Liên Hiệp Quốc cần phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Bình Nhưỡng.

Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng nên đối xử với Bắc Triều Tiên như một quốc gia bị tẩy chay, đồng thời tỏ ý tiếc rằng, mặc dù đã có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, chế độ Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục xuất khẩu được than đá.

Và trước sự lì lợm của Bình Nhưỡng, bà Nikki Haley hối thúc Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên, hãy chứng tỏ vị thế của mình qua việc ngưng hẳn cung ứng dầu lửa. Đó là lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh luôn từ chối vượt qua, để tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. 

Nhưng đối với Washington, đây là một cách để khởi đầu thương lượng, nhằm cố gắng tìm ra một thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt mới cứng rắn hơn, và ngăn lại chương trình đạn đạo Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ cảnh báo, nếu cơ hội thương thảo bị thu nhỏ mỗi lần hỏa tiễn được bắn đi, thì nguy cơ xảy ra chiến tranh lại đến gần hơn.

Bắc Kinh vẫn "lên án và tỏ quan ngại" như thông lệ 

Về phía Bắc Kinh, như thường lệ, đã lên án sự khiêu khích của Bình Nhưỡng. Tối qua tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyện điện thoại với Tập Cận Bình, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ mạnh tay hơn. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt:

Việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, duy trì hòa bình và ổn định vẫn là mục tiêu không lay chuyển của Trung Quốc…Đó là những gì mà chủ tịch Tập Cận Bình có thể đã nói với đồng nhiệm Mỹ. Không có chuyện Bắc Kinh sẽ cứng rắn hơn trước Bình Nhưỡng, trong cuộc điện đàm với tổng thống Donald Trump - được Tân Hoa Xã đưa tin.

Lý lẽ của Bắc Kinh không thay đổi lấy một ly một tí nào. Cứ mỗi lần nước láng giềng hay gây rắc rối bắn hỏa tiễn, Trung Quốc lại ra tuyên bố lên án. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao, ông Cảnh Sảng nói : « Chúng tôi phản đối và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc. Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên tôn trọng các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ngưng mọi hành động gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan phản ứng với sự thận trọng, và phối hợp với nhau vì hòa bình và ổn định khu vực ».

Bài xã luận trên Hoàn cầu Thời báo sáng nay viết : « Chắc chắn các hoạt động ngoại giao của Mỹ chỉ là một thất bại to lớn. Bây giờ là lúc để Hoa Kỳ nhận ra rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ không có tác động như mong muốn ». 

Tại Hàn Quốc, một bộ trưởng hôm nay bày tỏ lo ngại nếu Bắc Triều Tiên lại có hành động khiêu khích vào thời điểm diễn ra Olympic mùa đông tại Pyeongchang (từ ngày 09 đến 25/02/2017) thì sẽ là một đòn nặng cho Thế vận hội.

Phần nhận xét hiển thị trên trang