Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Vụn



Một ngày mấy mùa
áo cởi ra
mặc lại
chếnh choáng trời rượu không uống
lại say
nỗi buồn, niềm âu lo đan dày chưa kịp cởi
Trời giận hay thương mà thất thường đến đây?
Đêm không ngủ dằn bên lòng
nghĩ ngợi
dùng dằng tiếc tháng ngày tuột qua bàn tay
tóc muối tiêu ngần ngừ đổi sợi
ta giận, ta yêu, chính mình không hay?
Ký ức như con hẻm dài
rẽ nhiều ngõ cụt
ta từng nhìn tự đó đường mộng mơ!
Ôi cơn mơ dài suốt một đời ta khát
nắm lỏng tay mình, là kỷ niệm thôi!
Sông cũng như người đầy vơi không hẹn..
Nhớ bến xưa con thuyền quay mui
đàn sếu bay qua lâu rồi mới gặp
gợi một chút tình,
tưng bừng thời từng yên vui..
Em đừng trách ta mau quên chuyện cũ
hay ta dửng dưng đứng dưới ánh trời
dọc những gian truân dọc ngày sáng tối
Tình vẫn là đây
- là quá đủ đầy!
Một ngày mấy mùa
áo cởi ra lại mặc
sợ người lo xa, nghĩ ngợi không đành..
không dễ gì thay lòng hay thay áo
dù đã sang đông, dù ước vọng chưa thành!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Nhiều luật sư sẽ ký kiến nghị phản đối kỷ luật xoá tên luật sư đối với đồng nghiệp Võ An Đôn?






Tôi biết rằng rất nhiều đồng nghiệp quý mến các đức tính thẳng thắn, nghĩa hiệp và hồn nhiên của Đôn An Võ. Nhưng cũng không ít luật sư không hài lòng với một số phát ngôn của VAD, thậm chí có một số va chạm với VAD.

Giờ đây VAD gặp tai nạn nghề nghiệp, bị Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật xoá tên luật sư, tức không thể hành nghề luật sư ít nhất ba năm nữa, dưới những áp lực của mấy quan chức an ninh và nội chính địa phương. Lý do của kỷ luật xoá tên luật sư, theo tôi chưa đủ căn cứ và nếu chấp nhận sẽ tạo tiền lệ xấu cho chính giới luật sư, bóp nghẹt quyền bày tỏ ý kiến của mỗi luật sư.

VAD đã trao đổi trực tiếp với tôi, khẳng định sẽ khiếu nại quyết định kỷ luật xoá tên trên và mong rằng các đồng nghiệp cùng đồng lòng lên tiếng. Tôi nghĩ đây là cơ hội để những đồng nghiệp của VAD tỏ thái độ tương trợ, đoàn kết với đồng nghiệp và cũng là bảo vệ quyền bày tỏ ý kiến của mình, bỏ qua những khác biệt quan điểm hay va chạm với luật sư Võ An Đôn. Hiện một số luật sư đang chuẩn bị một kiến nghị gửi Liên đoàn Luật sư Việt nam, đề nghị huỷ bỏ kỷ luật xoá tên luật sư đối với VAD. Chúng tôi trân trọng kêu gọi các đồng nghiệp hưởng ứng kiến nghị này. Rất mong luật sư nào ủng hộ và sẵn sàng ký kiến nghị đó, cho một dấu chấm (.) để thể hiện, và chia sẻ STT này cho nhiều đồng nghiệp khác cùng biết !


Phần nhận xét hiển thị trên trang

5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La



Năm khối nhà tre cao từ 10 tới 15m, đứng sừng sững giữa thiên nhiên.
5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La
Khu nhà tổ chức sự kiện ở thành phố Sơn La có quy mô xây dựng hoành tráng và kiến trúc lạ mắt. Khối 5 nhà mái vòm có tổng diện tích 1.000 m2, độ cao từ 10 tới 15m.
5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La
Độ cao khác nhau của các nhà mái vòm được lấy cảm hứng từ những ngọn núi, hài hòa với khung cảnh bao quanh.
5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La
Công trình được xây dựng giữa núi rừng nên KTS chính Võ Trọng Nghĩa và KTS Nguyễn Đức Trung lựa chọn các loại vật liệu gần gũi với thiên nhiên.
5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La
Cảnh quan khuôn viên cũng được kiến tạo hài hòa với không gian sẵn có. Dòng nước mềm mại uốn lượn giữa các nhà mái vòm đem lại cảm giác mát mẻ, thư thái.
5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La
Công trình sử dụng cấu trúc tre nguyên khối lấy cảm hứng từ những giỏ đan truyền thống. Tre cũng là loại nguyên liệu quen thuộc ở địa phương và dễ tìm kiếm.
5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La
Những nhà vòm này là không gian đa năng để tổ chức sự kiện ngoài trời, hội họp, lễ tiệc...
5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La
Diện tích của mỗi nhà vòm từ 164 tới 283 m2, không cần các cột trụ giữa nhà.
5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La
Cấu trúc nhà vòm có hai lớp với mái tranh, giếng trời trên đỉnh mang đến ánh sáng và nguồn gió tự nhiên.
5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La
Ngoài những cây sẵn có, chủ đầu tư trồng thêm nhiều cây mới để màu xanh dần vượt mái vòm và có nhiều bóng mát bao quanh.
5 mái nhà tranh khổng lồ như trái núi nhỏ ở Sơn La
Khung cảnh ấm áp của cụm nhà tre vào buổi tối.
Ban Mai
Ảnh: Hiroyuki Oki
Video: VTN Architetcs
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ chuyến hàng từ thiện lên Yên Bái bị đánh thuế...


Những bao hàng từ thiện đưa lên Yên Bái - Ảnh chụp màn hình FB Diem Hang Phan Vu 



Một Thế Giới
Đăng lúc: 24.11.2017 18:43
Tôi có cảm giác tỉnh này đang còn phải hứng chịu nhiều áp lực từ nhân tai kiểu như nội bộ lãnh đạo luôn có chuyện này chuyện nọ. Ví như chuyện lãnh đạo nổ súng bắn bỏ nhau như trong phim hành động, chuyện cán bộ xây biệt phủ hoành tráng quá mức thu nhập bình thường của một công chức để rồi trở thành tâm điểm chú ý của dư luận xã hội cả nước… Phải chăng những chuyện này đã khiến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức đối với mỗi người cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ những đồng tiền người dân đóng thuế nuôi họ bị bỏ lơ (?)

Tôi đã không thể im lặng và thực sự đã nghẹn lòng khi đọc trên facebook của chị Phan Vũ Diễm Hằng, người nữ sinh đầu tiên của Việt Nam đoạt giải cao toán quốc tế (1975) hơn bốn chục năm trước. Nay tôi cũng được biết, chị đang là người phụ nữ đau yếu nhiều năm nay vì chứng nan y. Thế nhưng, người phụ nữ ấy vẫn ngày ngày mải mê đan những chiếc mũ, chiếc khăn len quàng cổ cho trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Chị đan và gửi đi nhiều nơi bằng tiền của chị và các cá nhân vốn là bạn bè đã có lòng hảo tâm tin tưởng gửi gấm nơi chị. 
Bà Phan Vũ Diễm Hằng. Ảnh: VietNamnet.

Tôi không khỏi bức xúc khi hay tin, chuyến hàng từ thiện mà nhóm của chị vừa thuê xe chuyển lên cho trẻ em nghèo ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu thì bị liên ngành quản lý thị trường huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái chặn lại yêu cầu nộp thuế.

Trên facebook, chị Diễm Hằng kể lại rằng:

“Hôm qua (23.11), cô Dung gửi 14 bao quần áo cũ, chị Dương Thắm gửi 4 bao áo ấm mới, giao cho nhà xe Hưng Thành xanh đỏ chở. Em đã alo thoả thuận chủ xe là hàng từ thiện, giá cước ủng hộ 70k/ bao.

- 12 giờ 27 phút lái xe alo: bọn em bị liên ngành huyện Văn Chấn (Yên Bái) kiểm tra, họ yêu cầu tháo dỡ hết 18 bao quần áo của chị và xuất trình giấy tờ xuất xứ nguồn gốc hàng ....

- Xe phải đánh vào chỗ liên ngành mất 25 phút (phụ xe giữ điện thoại báo em biết), sau hơn 1 tiếng giải quyết, giải thích là quần áo từ thiện thì một biên bản được thành lập với mức phạt 1.500k (1,5 triệu) và nhà xe alo đề nghị em mai hỗ trợ!

Cả đêm mất ngủ!

- Sáng nay 7 giờ xe vẫn chưa lên tới Tân Uyên (muộn 2 tiếng), em alo cho chủ xe: 14 bao thì 70k/bao, còn 4 bao to a tính 150k/ bao, em chịu hộ anh nửa biên bản phạt, tổng: 2,2 triệu. Nói khô bọt mép cũng không bớt được số lẻ.

Đến giờ đi làm, không thể đón xe, em nhờ em Hà hàng xóm giúp... Xe lại đi qua 1,5km. Sau khi em sắp khóc thì họ ok quay lại (vì chưa trả cước) ....

500 anh em trên fb cho em hỏi: QUẦN ÁO TỪ THIỆN THÌ LÀM SAO CÓ HÓA ĐƠN ĐỎ CHỨNG MINH NGUỒN GỐC HÀNG ĐÂY?

- 2,2 triệu tiền cước = 70 áo ấm = 70 em học sinh đáng ra được ấm áp! Hôm nay mưa, nhiệt độ ngoài trời 9 độ... nên em rất muốn khóc!"

Tôi đọc mà thấy buồn cho sự vô cảm của những người có trách nhiệm trong liên ngành quản lý thị trường huyện nọ tại Yên Bái. Tôi không tin cái việc giản đơn đến như thế mà lại bị gây khó dễ đến như thế. Nếu như cả chuyến xe mà đều là hàng mới, dù có chữ đề cứu trợ đâu đó chăng nữa thì đã là một nhẽ. Đằng này, trong số hàng đó có rất nhiều bao tải là quần áo cũ của người dân Hà Nội quyên góp mà sao các công bộc của dân kia lại không nhận ra được đây là hàng buôn trốn thuế hay đồ từ thiện?

Chị Phan Vũ Diễm Hằng vốn sinh ra trong một gia đình có nề nếp giáo dục truyền thống nho giáo. Ông nội chị, cụ Phan Kế Toại, một nhân sĩ yêu nước, từng là Phó thủ tướng chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (từ 1955-1973). Cụ Phan Kế Toại cũng từng là quan Khâm sai Bắc bộ của chính phủ Bảo Đại. Năm 1947, cụ được Chủ tịch Hồ Chí minh cho người về quê mời cụ ra giúp nước vì cụ Hồ biết cụ rất rõ. Khi Cách mạng Tháng Tám chưa nổ ra thì cụ Phan Kế Toại đã bí mật giúp đỡ Cách mạng rất nhiều việc quan trọng, từ tiền của cho đến những chỉ đạo ngầm tại Phủ Khâm sai, không được nổ súng khi thấy lực lượng Cách mạng vào cướp Bắc bộ phủ...)

Mấy năm nay, Yên Bái luôn hứng chịu nhiều thiên tai vô cùng thảm khốc. Đồng bào cả nước cũng luôn hướng về nơi đây và giúp đỡ hết lòng. Tôi được biết, người dân nơi đây vô cùng cơ cực. Việc thu thuế là nhiệm vụ cần thiết đối với bất kể địa phương nào. Song cần thu đúng, thu đủ và không để lọt lưới vì bất kể lý do gì.

Bên cạnh đó, tôi có cảm giác tỉnh này đang còn phải hứng chịu nhiều áp lực từ nhân tai kiểu như nội bộ lãnh đạo luôn có chuyện này chuyện nọ. Ví như chuyện lãnh đạo nổ súng bắn bỏ nhau như trong phim hành động, chuyện cán bộ xây biệt phủ hoành tráng quá mức thu nhập bình thường của một công chức để rồi trở thành tâm điểm chú ý của dư luận xã hội cả nước… Phải chăng những chuyện này đã khiến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức đối với mỗi người cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ những đồng tiền người dân đóng thuế nuôi họ bị bỏ lơ (?). Đã đến lúc chúng ta, mà trước hết là các ngành, các cấp ở tỉnh Yên Bái không nên xem nhẹ câu chuyện này!

Quốc Phong 
__________________

Hoài Hương

CUỐI NGÀY GẶP MỘT TIN KHỐN NẠN.


Có lẽ nào những tay đày tớ ở Yên Bái lại khốn nạn như lũ không tim ngu dốt và tham lam?

Chuyến hàng từ thiện mà nhóm của chị Phan Vũ Diễm Hằng(Nhà toán học) vừa thuê xe chuyển lên cho trẻ em nghèo ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu thì bị liên ngành quản lý thị trường huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái chặn lại yêu cầu nộp thuế??? 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dấu chân trên khắp thế giới của Trung Quốc


Từ Zimbabwe cho đến Myanmar, vai trò cũng như ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu đang ngày càng trở nên rõ rệt.


dau-chan-tren-khap-the-gioi-cua-trung-quoc
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP.
Trung Quốc từ năm 1954 đề cao nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác" trong chính sách đối ngoại, khước từ chủ nghĩa can thiệp kiểu Mỹ. Thay vào đó, họ gia tăng can thiệp kinh tế vào các quốc gia còn bất ổn như Myanmar hay Zimbabwe, nhằm giúp Bắc Kinh có vị thế toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, theo AFP.
Trung Quốc gần đây có một động thái khác thường khi đề xuất chiến lược nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan tới người tị nạn Hồi giáo Rohingya từ Myanmar đang tràn về khu vực biên giới Bangladesh.
Bắc Kinh cũng gia tăng vai trò ở Trung Đông, nơi cung cấp nguồn dầu mỏ chính cho Trung Quốc. Sau quãng thời gian dài đứng bên lề, Trung Quốc giờ đây đề nghị chủ trì các phiên đối thoại về cuộc khủng hoảng Syria hay xung đột Israel - Palestine.
Trung Quốc được dự đoán sẽ đảm nhận trọng trách lớn hơn trong các vấn đề thế giới bởi họ "không còn là một kẻ yếu thế nữa", ông Kerry Brown, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Hoàng gia London, nhận định. "Voi không thể giả chuột mãi được", ông ví von.
Dấu ấn trên toàn cầu
dau-chan-tren-khap-the-gioi-cua-trung-quoc-1
Con đường tơ lụa thế kỷ 21 của Trung Quốc. Đồ họa: Việt Chung (Click vào ảnh để xem hình cỡ lớn).
Dấu chân của Trung Quốc ở nước ngoài bắt đầu đậm nét dần lên với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng "Vành đai và Con đường" đầy tham vọng khắp châu Á và châu Âu nhằm hồi sinh tuyến giao thương "Con đường tơ lụa" thông qua mạng lưới đường sắt và đường biển khổng lồ.
Khi phạm vi lợi ích ở nước ngoài của Bắc Kinh mở rộng, "lẽ tự nhiên, câu hỏi làm thế nào để bảo vệ những lợi ích ấy sẽ xuất hiện", nhà bình luận chính trị Trung Quốc Chen Daoyin nhận xét.
Tại Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 hồi tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra một mục tiêu đầy tham vọng là biến Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu với lực lượng quân sự uy lực bậc nhất.
Chen lưu ý rằng việc ông Tập tuyên bố "giữ vững trật tự thế giới" cho thấy một vai trò ngày càng chủ động của Trung Quốc trên trường quốc tế và gần tiệm cận với Mỹ.
Dù Trung Quốc không công khai từ bỏ phương pháp tiếp cận phi can thiệp của mình, họ sẽ "dần dần làm suy yếu nó để từng bước thay đổi từ không can thiệp thành trung lập rồi cuối cùng là can thiệp", Chen dự đoán. "Khi lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở nước ngoài bị tổn hại, hoàn toàn có khả năng họ sẽ dùng cái cớ bảo vệ các khoản đầu tư và công dân để điều động binh sĩ can thiệp".
Bắc Kinh cũng từng bước củng cố sức mạnh quân sự. Trung Quốc hồi tháng 8 mở căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti. Họ đồng thời còn xây dựng phi pháp nhiều công trình quân sự trên các đảo nhân tạo bồi lấp trái phép ở Biển Đông.
Tuy nhiên, ngay cả khi không can thiệp quân sự trực tiếp, Trung Quốc vẫn có xu hướng bị cuốn vào vòng xoáy chính trị tại các quốc gia họ đặt chân tới, dù Bắc Kinh nói họ mong muốn duy trì vị thế một lực lượng chính trị trung lập.
Tổng tư lệnh quân đội Zimbabwe Constantine Chiwenga đã có chuyến thăm chính thức Bắc Kinh vài ngày trước khi cuộc binh biến tại nước này nổ ra, dẫn tới việc Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe phải từ chức. Diễn biến trên làm dấy lên những đồn đoán rằng Bắc Kinh có thể bằng cách nào đó tác động tới quyết định của quân đội Zimbabwe.
Lãnh đạo Trung Quốc có mối quan hệ khá thân thiết với ông Mugabe và nhiều năm qua đã đầu tư mạnh tay vào Zimbabwe.
Kerry Brown cho biết ông "hoài nghi" về những đồn đoán liên quan tới sự can thiệp của Trung Quốc ở Zimbabwe, song thực tế với tư cách một siêu cường, việc chọn phe là không thể tránh khỏi.
"Nếu người khác dâng quyền lực cho bạn, bạn có nó và bạn có ảnh hưởng", ông Brown nói. "Vì thế tư thế trung lập không thể bền vững".
dau-chan-tren-khap-the-gioi-cua-trung-quoc-2
Một nhà máy nhiệt điện Trung Quốc đầu tư xây dựng ở Zimbabwe. Ảnh: SCMP.
Tại Campuchia, Trung Quốc là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất, lên tới 11,2 tỷ USD, tính tới cuối năm 2016. Cũng vì vậy mà Campuchia ngày càng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc, theo ông Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson, viện chính sách có trụ sở ở Mỹ.
Myanmar cũng đang nhận được sự hỗ trợ không ngớt từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã đầu tư nhiều tỷ USD vào các cảng, khu khai thác dầu mỏ, khí đốt tại bang Rakhine, Myanmar, trong đó bao gồm một đường ống dẫn dầu trị giá 2,45 tỷ USD đưa vào vận hành hồi tháng 4.
"Tất cả mọi thứ dường như đều có mối liên hệ tới Trung Quốc, từ Zimbabwe cho đến Myanmar, Sri Lanka hay các vấn đề chính trị ở New Zealand. Đây là một sự thay đổi phi thường", ông Brown nói.
"Ý tưởng không can thiệp có lẽ đã trở thành bất khả thi. Thậm chí ngay cả khi Trung Quốc không muốn can hệ thì vấn đề lúc này cũng sẽ tự tìm đến với họ", Brown nhấn mạnh.
Vũ Hoàng/VNExpess

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Độc quyền hão huyền


Nguyễn Thông - Các ông ấy tức tối bởi người dân sử dụng internet biết được nhiều thứ, dùng mạng xã hội để bày tỏ thái độ, quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Internet, mạng xã hội đã sổ toẹt tất cả, khiến dân trí ngày càng cao, làm cho các ông ấy choáng váng, tức tối. Đó là lý do đám các ông ấy nói chung, các ông Vũ Đức Đam, Võ Văn Thưởng, Trương Minh Tuấn liên tục đăng đàn hằn học với mạng xã hội, với Facebook (phây búc), với Google (gu gồ)

Kết quả hình ảnh cho cấm Internet, mạng xã hội
Hình minh họa
Xứ này nó buồn cười nhố nhăng ở chỗ:
Hồi xưa các ông cán bộ cấm dân đọc tiểu thuyết lãng mạn 30-45 (không xuất bản, không truyền bá, không dạy, chỉ nói xấu thì là cấm chứ còn gì), cấm hát nhạc vàng (đứa nào hát nhạc vàng bị đi tù) nhưng riêng các ông ấy tha hồ đọc, tha hồ hát.

Ngày xưa các ông ấy đặt ra thứ phim tư liệu (thường là phim sex, phim có cảnh hở hang; phim đồi trụy của "bọn tư sản, đế quốc", phim của "chế độ ngụy quyền Sài Gòn thối nát") cấm chiếu, nhưng phải thường xuyên chiếu riêng cho các ông ấy xem.

Ngày xưa các ông ấy bảo tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, cả nước ra trận nhưng hầu hết các ông ấy cho con đi học nước ngoài Liên Xô, Tiệp Khắc... (trừ vài cụ liêm chính như Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt...).

Ngày xưa các ông ấy cấm nghe đài địch (Sài Gòn, Hoa Kỳ, BBC...) nhưng các ông ấy nghe từng giờ, bảo để biết mình biết người mà đối phó với nó.

Ngày xưa các ông ấy phân biệt tin do TTXVN lấy về hằng ngày từ các nguồn phải có bản tin riêng, đặc biệt, mật... chỉ các ông ấy mới có quyền đọc, luôn có dòng chữ không phổ biến, nhưng phải hạn biến cho các ông ấy.

Bây giờ, các ông ấy tức tối bởi người dân sử dụng internet biết được nhiều thứ, dùng mạng xã hội để bày tỏ thái độ, quan điểm, suy nghĩ cá nhân, trừ một số ông muốn chỉ mình được dùng, còn lại phần lớn ngu internet, muốn người khác phải ngu theo mình.

Nói chung, các ông ấy ảo tưởng, tự cho mình là thánh thần, là siêu nhân, là tinh hoa trời đất, là đỉnh cao trí tuệ, là chót vót mây xanh, có thuốc ngừa (không phải thuốc ngừa thai), không bị ô nhiễm, còn dân chúng là cỏ rác, bùn đất cả, dễ hư hỏng. Các ông ấy tự quy định mình phải khác mọi người, hơn mọi người, đối lập với số đông, ngay cả cống hiến, đóng góp cũng theo kiểu riêng của mình (con mày đi bộ đội, con tao đi nước ngoài, đều là đóng góp, các ông ấy lý luận thế).


Nay thì internet, mạng xã hội đã sổ toẹt tất cả, khiến dân trí ngày càng cao, làm cho các ông ấy choáng váng, tức tối. Đó là lý do đám các ông ấy nói chung, các ông Vũ Đức Đam, Võ Văn Thưởng, Trương Minh Tuấn liên tục đăng đàn hằn học với mạng xã hội, với Facebook (phây búc), với Google (gu gồ). Tôi thương hại các ông ấy, cứ nghĩ là bậc "trí giả", ai ngờ trí giả thật. Điều duy nhất các ông có thể độc quyền được, đó là sự hão huyền, ảo tưởng.

Tôi chỉ muốn khuyên các ông ấy rằng cuộc sống có quy luật của nó. Cản lại quy luật cuộc sống sẽ bị chính bánh xe của quy luật nghiền nát.

Nguyễn Thông
(FB. Nguyễn Thông)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHÚA CHỔM HỌC ĐÒI BIỆT PHỦ


Cu làng Cát


TTO - Bạn bè Chúa Chổm ai cũng chức tước rình rang mà tài sản đứng tên vợ, con cháu chắt. Mình đây chúa nợ nần vẫn không học được đức hy sinh của mấy quan vậy.

Chúa chổm học đòi biệt phủ - Ảnh 1.

1.

Bạn của Chúa Chổm mấy đứa quan đầu sở bé tẹo thôi cũng biệt phủ, dinh đệ lộng lẫy, bên ngoài chúng mời đến chơi khoe phong thủy sân vườn, bên trong chiêu đãi thịnh soạn của ngon vật lạ cùng tính nội thất xa hoa.
Nhấp chén rượu, quan điền địa nói với Chúa Chổm: "Chẳng giấu gì bạn, tất cả đều từ việc mình làm thối móng tay mà ra, nhưng vì khiêm tốn, mình cho vợ đứng tên cái biệt phủ 10.000m2 đất ở nơi đắt giá nhất hành tinh, đứa cháu ngoại mới 3 tháng tuổi đã có tài sản đất rừng cất nhà sàn, làm nhà thờ".
Nghe xong Chúa Chổm ngơ ngác, sao nó thua chức mình mà giàu đến mức kỳ lạ? Nó kể thêm chuyện lạnh sống lưng, tiền nhiều thì cần bồ bịch, vậy là cất nhắc một em rất xinh vào làm việc sau đó cho thăng tiến thần tốc, báo chí phát hiện thì cho em ra cửa sau, rút êm lẹ, mấy đứa quơ quàng bị khiển trách gọi là nhưng vẫn còn liên lạc với nhau để giúp đứng tên tài sản vàng bạc chứ không có két nào chứa nổi cả.

2.

Thằng Tèo ngồi cạnh đế vào: "Chưa ăn thua, chưa ăn thua. Nhà Tèo ai cũng làm quan, đất đai thẳng cánh cò bay, nhà cửa mỗi vùng một cái, quy mô hoành tráng; cửa bằng gỗ nguyên tấm, mỗi cánh vài tỉ, mua muông thú châu Phi về mở vườn thượng uyển cho con cháu coi chơi, cá huyết rồng mỗi con mười mấy triệu, làm lúc mấy trăm con nuôi ăn dần, thực phẩm sạch yên tâm. Tất cả đều là đứng tên của mấy đứa em sân sau, còn nhà Tèo kê khai chỉ căn nhà nhỏ nhỏ xinh xinh mấy ngàn mét vuông, nhưng nhà đó cũng là của vợ chứ chẳng phải nhà của Tèo".
Chúa Chổm nghe vậy hỏi: "Thế vợ Tèo là của Tèo thì đất là của Tèo?".
"Đúng là vợ Tèo rồi nhưng đất không phải của Tèo".
"Nói vậy thì dung nhan kia không phải của Tèo?" Tèo vòng vo một lúc rồi lộn túm.
Chúa Chổm nói: "Vậy vợ Tèo không phải của Tèo mà là của vợ Tèo thôi".
Tèo nghe xong chưng hửng, nhưng vẫn ưỡn bụng trong biệt phủ xa hoa khiến chúa học mãi chẳng hiểu cái gì đang diễn ra.

3.

Chúa Chổm nghĩ, mình từng lừa khắp thiên hạ mới có danh này, vậy mà giờ thua đám bạn bè quan lại ở trong dinh phủ, còn thua thằng Tèo nịnh hót lên chức tước. Chúng chưa có cái chức Chúa như mình mà con cái có tài sản tốt, giữa dư luận thì giải thích trơn như lươn là do tài kinh doanh làm ăn của người thân.
Mình phải về nhà hạch vợ ra hỏi, vợ Chúa Chổm buôn chổi đót, chăn heo, nấu rượu thì chí ít cũng cất đâu đó, giữ đâu đó, xây góc nào đó cái nhà đẹp để kinh doanh gì đó. Hoặc con mình đang học tiểu học thôi mà có tài khởi nghiệp nên làm giàu không khó rồi. Phải về hỏi chứ danh như Chúa Chổm rồi mà không biết vợ con làm ăn như nào kể cũng lạ kỳ quá thôi.
Chắc chắn vợ con giàu có rồi, vậy thì mình phải đi chợ đá quý mua cho nó cái hột xoàn to như quả táo tây về tiện đôi bông tai, chừng vài triệu đô có gì.
Ra chợ Chúa Chổm thấy viên đá quý như cái thau, chỉ mấy trăm triệu đô, rẻ quá nên không mua, vì rước chúng về người ta lại bảo không biết chơi bày đặt làm đại gia, rồi báo chí người ta vào, lộ mất tiền bạc nhà cửa vợ con đang giấu.
Thôi chỉ biết Chúa Chổm là được rồi, biết hết tài sản thì không thể tin được ai nữa ngoài mình, lại tẩu chỗ này ít, tán chỗ kia tí rồi mai kia già cả thác xuống khó viết di chúc lắm. Không lẻ viết di chúc thừa nhận có vợ lẻ đang ở cái biệt thự mấy trăm tỉ thì rồi ra thể thống gì. Hi hi...
CU LÀNG CÁT - Theo TTC

Phần nhận xét hiển thị trên trang