Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

SỰ THOÁI HÓA CỦA TƯ DUY



Thưa các bạn và anh chị em.
Những ngày gần đây, trên các phương tiện truyền thống chính thống, đăng tải cái gọi là "công trình nghiên cứu ngôn ngữ Việt" của GS Ts Bùi Hiền, nguyên Viện Phó Viện Nội Dung và Phương pháp dạy học phổ thông.
Hiện tượng này khiến tôi xúc động và suy tư rất nhiều về cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, gần như không hề thấy một bài báo nào lên tiếng đưa ý kiến trái chiều với việc phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống. Nếu như cho rằng: Cội nguồn lịch sử và ngôn ngữ Việt là hai phạm trù khác nhau - thì đây - công trình chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, là một công trình nghiên cứu khoa học thật sự và rất nghiêm túc cũng không được nhắc đến. Nhưng người ta lại tỏ ra quá quan tâm đến cái gọi là "công trình khoa học" của ông Bùi Hiền, mà tôi kết luận là cực dốt nát và làm thoái hóa ngôn ngữ Việt. Để chứng minh cho tính chất làm thoái hóa ngôn ngữ Việt, tôi chứng minh với các bạn như sau.
Trước hết, để tiện theo dõi, tôi xin chép lại nguyên văn cái bảng gọi là "cải tiến chữ Quốc ngữ Việt" của ông ta ở trên và thêm số thứ tự như sau:
HIỆN HÀNH...............................THAY BẰNG.
1/ CH - TR....................................= C
2/ Đ...............................................= D
3/ G - GH......................................= G
4/ PH.............................................= F
5/ C - Q - K...................................= K
6/ NG - NGH................................= Q
7/ R...............................................= R
8/ S..............................................= S
9/ KH...........................................= X
10/ TH.........................................= W
11/ D - GI - R..............................= Z
12/ NH.........................................= N'
Các bạn và ace qua tư liệu của bảng trên, chúng ta nhận thấy những vấn đề như sau:
1/ MÂU THUẪN TRONG TƯƠNG QUAN CẤU TRÚC
Đ = D (2/), nhưng D - GI - R (11/) lại bằng Z. Như vậy, chỉ cần ứng dụng một đẳng thức rất sơ đẳng, thì chúng ta cũng thấy rõ: Đ = D (2/) = D - GI - R = Z (11/). Và như vậy, chúng ta sẽ có: Đ - D - GI - R = Z. Rõ ràng cách phát âm của vần Z không thể thay thế cho Đ.
Bây giờ chúng ta bàn tiếp vấn đề thứ hai của cái gọi là "Công trình khoa học" này.
LÀM NGHÈO NGÔN NGỮ VIỆT.
I/ Trong các vần chữ cái của tiếng Việt, thì người này đã bớt đi các vần sau, ở các thứ tự được đánh số:
1/ Đ = D (2/)
Như vậy người này đã bỏ vần "Đ" trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần D. Vì rõ ràng trong chữ cái Việt thì phát âm Đ/ D hoàn toàn khác nhau, khi phát âm "Đ" khác hẳn "D", hoặc "D" khác hẳn "Đ".
2/ C - Q - K = K (5/).
Như vậy người này đã bỏ hai vần C và Q trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần K.
3/ D - GI - R = Z (11/)
Như vậy người này đã bỏ ba vần D - GI - R trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần Z.
Trước hết, việc bỏ 5 vần chữ cái (Đ; C; Q, D, R) và một phụ âm kép (GI/ Riêng phụ âm kép sẽ trình bầy tiếp ngay sau đây) nói trên và phát âm chỉ bằng vần thay thế, thì vấn đề đầu tiên là làm thoái hóa và nghèo nàn tiếng Việt. Và không chỉ dừng lại ở đấy, nó còn làm nghèo nàn ngôn ngữ Việt khi diễn tả ý tưởng và cảm xúc.
II/ Gây rối loạn cấu trúc ngôn ngữ Việt>
1/ Về vần Đ bị thay bằng D (2/).
Trong tiếng Việt từ "Đồi" (Quả đồi, núi đồi) và "Dồi" (khúc dồi lợn, dồi chó....) không thể phát âm như nhau được. "Đám" (Đám cưới, đám hỏi) không thể đồng âm, đồng nghĩa với "dám cưới"; "dám hỏi"...vv.....
2/ Về vần C - Q - K bị thay bằng K (5/).
Trong tiếng Việt từ "chua chát", "chuông chùa"; "chiều chiều"...không thể đồng âm với "Quăng quật", "khoảng không" được. Do đó không thể thay thế C - Q - K = K được.. Trong tương quan vần Q và K thì sự khác nhau nằm ở tính hợp lý cấu trúc ngôn ngữ. Mặc dù về Âm ngữ, có vẻ gần giống nhau giữa K và Q để tưởng chừng có thể thay thế. Nhưng cách phát âm chuẩn hoàn toàn khác nhau. (các bạn thử mà xem). Do đó, sẽ dẫn đến sự phối âm khác nhau khi diễn tả ngôn ngữ ở các phụ âm kép. Cụ thể: "Quyến luyến". Nếu bạn phát ân chuẩn vần Q , sẽ khác hẳn khi bạn phát âm thành "Kuyến luyến". Hay như "Quạnh quẽ" phát âm chuẩn sẽ không thể thành "Kuạnh kũe". Tất nhiên, không thể vì phát âm sai, thành "cơ sở khoa học" cho việc hợp thức hóa sự sai lầm trong phát âm ngôn ngữ Việt được.
3/ Tương tự như vậy, không thể vì phát âm sai "Tr" thành "ch", mà dạy học sinh - "trân trân" thành "chân chân" được. Hoặc "Trăm hoa nở" không thể thành "chăm hoa nở" được. Rõ ràng, nếu phát âm sai thì người nghe có thể hiểu được do ngữ cảnh của câu. Nhưng nếu viết sai "CH" - "TR" = C (1/) thì sẽ sai hẳn ngữ nghĩa câu trong bản văn. Đây không phải thí dụ duy nhất.
4/ Tiếp tục chứng minh tương tự với G - GH = G (3/).
Chúng ta rất dễ nhân ra G là một vần và là phụ âm độc lâp trong bảng vần chữ cái ngôn ngữ Việt. Và GH chính là một phụ âm ghép trong cấu trúc âm, bổ sung cho ký tự âm trong ngôn ngữ Việt vô cùng phong phú.Thí dụ Gà, không thể phát âm chung với NGà (Ngà voi) Tức là không thể viết như "công trình ngôn ngữ" được cái tiến ở trên của hẳn Giáo Sư lại còn Viện Phó Viện là "gà voi" được.
Đến đây, tôi nghĩ đến một chuyện hài như sau:
Một tay chuyên săn bắn voi lấy ngà ở Phi Châu, đem về Việt Nam tiêu thụ. Hắn bị Hải quan Viêt Nam bắt được và ghi rõ: "Tiêu thụ 'Gà' voi bất hợp pháp". Interpol dẫn độ sang tòa án Phi Châu. Luật sư bào chữa đã dẫn tự điển và xác định hắn chỉ buôn Gà Voi" Không hề dính dáng gì đến 'NGà" voi cả.
5/ Tiếp tục với NG - NGH = Q (6/).
Mọi người đều biết vần NG và NGH đều là những phụ âm kép được ghép với vần gốc là 'N', để mô tả những từ với nhiều ngữ nghĩa khác nhau trong phát âm chuẩn của ngôn ngữ Việt. "NG" khác hẳn "NGH" trong diễn đạt ngôn ngữ Việt. Thí dụ:
NGHề NGHiệp không thể đồng nghĩa với NGề NGiệp. "Thằng NGu thì không NGHĩ" nay có thể trở thành "Thằng 'Qu' thì không thể 'Qĩ'" được. Hay:
"NGười NGây Ngô NGó NGHiêng NGu NGơ NGHĩ NGắn" bây giờ theo ông Giáo Sư hẳn Phó Viện Trưởng viết lại thành: "Qười Qây Qô Qó Qiêng Qu Qơ Qĩ Qắn". Chịu! Cái này thì Tiên Sư (ở đây tôi muốn nói là người thày đi trước/ Tiên Sư) nhà Qiên cứu Qôn Qữ học tiếng Việt có sống lại cũng không dịch được ra tiếng Việt.
6/ Tiếp tục với KH = X (9/).
Ở bảng mô tả công trình khoa học của GS hẳn Viện Phó về cải tiến chữ Việt, các bạn và tôi đều không thấy chữ X được người này thay bằng chữ gì?!. Như vậy, chúng ta dễ dàng khẳng định ngay rằng, người này đã bỏ hẳn vần 'KH' và thay bằng vần X. Nhưng chúng ta đều biết rằng 'KH' chỉ là vần của phụ âm ghép, có chức năng diễn đạt ngữ Âm Việt với vần đầu là 'K'. Và đây là trường hợp phi lý điển hình và mang tính mâu thuẫn hệ thống (Ngoại trừ nó có "cơ sở khoa học" theo luận điểm của Giáo sư tiến sĩ Vật lý Lý thuyết , được Nhạc sĩ Dương Thụ mô tả là "hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, khi ông ta phản biện tôi, đã long trong tuyến bố công khai: "Lý Thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý").
Tính phi lý này được thể hiện như sau:
Ở trên, người này đã xác định các vần CH - TR = C (1/) và C - Q - K = K (5/). Nhưng riêng 'KH' ở đây lại bằng 'X' (9/). Chúng ta sẽ có một chuỗi liên hệ như sau:
CH - TR = C (1/) => C - Q - K = K (5/) => KH = X.
Như vậy, ta có theo đẳng thức trên:
CH - TR = C (1/) - Q - K = K (5/). Vậy ta sẽ có (Thay K (5/) bằng những phụ âm ghép có nghĩa là 'C' (Nếu tính cả phụ âm ghép vô nghĩa nữa thì chán như con gián), sẽ là: K (Thay bằng "C") Thí KH sẽ bằng CH = C = K. Vậy "KH"= CH và bằng "X". Và như vậy K cũng bằng "X"?! Tất nhiên, khi 'K' = X thì tất cả chuỗi đồng đẳng với 'K' gồm: CH - TR - C - Q - K = K cũng bằng X hết. Hơ?!
Zdậy nà dư thía lào? Hay nà ný thuyết pha học hiện đại thì điếu cần tính hợp ný?
Khi lão xác định :
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Các bậc trí giả xác định: Một lý thuyết khoa học thì phải có một hệ thống toán học mô tả được nó. Lão Ok liền và xác định ngay không chần chừ: Hệ thống ký hiệu Bát Quái chính là hệ thống Toán học mô tả nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Còn đây hẳn công chình của hẳn Phó Giáo Sư lại còn cả Viện Phó. Lão thách tất cả các nhà Toán học tinh hoa đang còn sống trên hành tinh này, dùng tất cả tri thức toán học của nền văn minh hiên đại, chứng minh được tính hợp lý Toán học trong hệ thống cấu trúc của cái 'công trình nghiên cứu khoa học" của hẳn giáo sư, hẳn Viện phó này. Híc.
Bây giờ chúng ta tiếp tục:
7/ TH = W(10/).
Trường hợp này, có một tính chất giống phần trên là vần W - cũng giống vần X là không có chữ thay thế. Và độc đáo hơn nữa vấn T phụ âm đầu của TH cũng không có môi liên quan với các vần khác trong bảng "Phong Thần" ngữ nghĩa của người này. Nhưng may wá! Cái ngôn ngữ Việt cao cấp nhất trong tất cả các hệ thống cấu trúc ngôn ngữ của lịch sử của nền văn miêng này, không dễ bị mấy tay thuộc dạng" Qười Qây Qô Qó Qiêng Qu Qơ Qĩ Qắn " bắt nạt được.
Cho nên, những quy luật cấu trúc cực kỳ cao cấp của "Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, Tiếng Việt còn, người Việt còn" không dễ bị xóa sổ bới bom nguyên tử. Lão "chém gió" hiu hắt môt tý về cấu trúc Âm Dương Ngũ hành trong ngôn ngữ Việt. Nhưng lão cũng nói trước: lão chỉ chém gió cho vui, phần liên quan đến thuyết ADNh không phải là luận cứ để lão chỉ ra cái sai của người này. "Giết gà không dùng búa tạ".
Cái này thì lão cũng nói rồi, "Dương trước, Âm sau" (Có lần một tay cao thủ dởm cố cãi lão "Âm trước, Dương sau", lão delete lun ra khỏi Fb. Lão không có thời gian nhiều) - "Âm thuận tùng Dương". "Khí tụ thành hình", Khí trước là Dương, Hình sau là Âm. Cho nên trong cấu trúc ngôn ngữ Việt, phần cấu trúc sau đình hình ngữ nghĩa của từ, Thí dụ: vần "Ch". Là phụ âm ghép thuộc Dương trong cấu trúc từ. Những vần ghép sau sẽ định hình ngữ nghĩa của từ. Thí dụ "CH - i" = "chi". Chi nếu đứng trước (Dương) thì đằng sau nó (Âm) là định hình câu, từ ghép. Thí dụ: Chi tiền; Chi thu; Chi - a = chia. Hay Ch (Dương) - a (Âm) = Cha (Định hình từ)....vv...và...vv. Ối giời ơi! Còn nắm chiện nắm.Những tri thức khoa học mới nhất của nền văn minh này, đều đã ứng dụng đầy đủ trong cấu trúc ngôn ngữ Việt.
Lão nói dồi đấy nhá! Lão chỉ bàn chơi cho zdui. Không phải nuận cứ nuận căn gì đâu nhá. Bây giờ trở lại với cái trò ú tim của phần 10/ trong bảng Phong Thần, 'dở hơi, nhưng lại biết bơi" kia: TH = W. Đúng là chữ T và W không có sự liên quan đến các chữ khác trong bàng "phong thần". Cho nên cái vấn đề nó nằm ở cấu trúc chữ H. Bây giờ chúng ta so sánh vần ghép TH với tất cả các vần có phụ âm H ghép đằng sau, gồm:
TH = W (10/); CH - TR= C (1/); G - GH= G (3/); PH = F (4/); NG - NGH= Q (6/);
KH= X (9/); NH= N'(12/)
Chúng dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả những phụ âm trong vần chữ cái Việt, có thể ghép với vần H, đều bị thay đổi thành những ký tự khác. tất cả là 6 vần phụ âm đơn ghép với vần H, và 1 vần phụ âm kép (NGH). Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng: Tiếng Việt ngữ âm rất phong phú. Do đó, các phụ âm ghép với H đều có chức năng làm giảm nhẹ âm tiết của vần đứng trước nó và khi ghép với từ sau để định hình ngữ nghĩa thì nó cũng mang ý nghĩa khác hẳn. Do đó, việc thay đổi ký tự các vần phụ âm với vần H, nó sẽ làm thay đổi tính cấu trúc logic trong toàn hệ thống ký tự chính thống. Tôi thí dụ như sau. TH = W thì ta có thể thay đổi W bằng một dấu phẩy ngược, Và cứ mỗi khi nhìn thấy dấu phẩy ngược trong bản văn tiếng Việt thì chúng ta biết đó là ký hiệu thay cho TH. Tương tự như vậy với GH = G ta thay bằng dấu +:....vv....Do đó, nó tương tự như ký hiệu viết tắt, thí dụ như PHƯỜNG (Phố phường), đôi khi trong văn bản người ta viết tắt chỉ một chữ F. Nhưng trong một hệ thống ngữ cảnh mô tả hệ thống địa danh phần lớn viết tắt người đọc cũng có thể hiểu. Thí dụ: số 7. P. Hàng Bài. F Tràng Thi. Q. Hoàn Kiếm. T/p Hanoi. Tất nhiên, dù viết tắt như vậy: chỉ mỗi chữ "Q. Hoàn Kiếm." Nhưng chắc chắn chẳng có thằng nào khùng mà vào UBND Quận Hoàn Kiếm mà hỏi: "Thưa ông đây có phải là "Cu" Hoàn kiếm không?" Hơ.
Và cái bảng Phong thần của GS V.Fó ở trường hợp này chỉ là những ký hiệu viết tắt thay thế. Ối giời ơi! Mấy vị Teen "Đại học đường đời", dùng chữ viết tắt, chém gió mí nhau trên cái Ai Fol, còn kinh hơn mấy cái ký tự của GS hẳn Viện phó này. Ôi các cháu teen ơi. Các cháu công bố cái ký hiệu "thần sầu, quỷ khốc" của các cháu lên đi, để cái cách tiếng Việt cho phù hợp với thời hại điện chát chít này. Cần gì đến ngài GS , lại còn cả VFó nữa. Kinh quá!.
Đọc xong khóc tiếng Mán, Nghe cứ như giọng Hán. Giống như ma ai oán. Rối chán như con gián!.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Rà soát 1 dự án, tiết kiệm 6000 tỷ đồng. Vậy hãy rà soát toàn bộ các dự án!


>> Nữ CSGT duy nhất được Tổng thống Putin bắt tay cảm ơn là ai?
>> Nợ thuế hơn 27 nghìn tỷ: Hàng loạt đại gia, DN được xóa nợ?
>> Làm gì nếu không muốn ‘lượm xác’ doanh nghiệp Việt?


Mạnh Quân
(Dân trí) - Trong một bản tin mà Dân trí đăng tuần trước, Dự án đường sắt đô thị số 2, đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình qua rà soát đã cắt giảm được 6.000 tỷ đồng. Từ đây đặt ra câu hỏi: Có nên tổng rà soát ngay toàn bộ các dự án hiện đang sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay mà chưa được thanh tra, kiểm tra?

Dự án nói trên có tổng chiều dài 5,9 km đi ngầm dưới đất, với suất đầu tư lên tới gần 5.900 tỷ đồng/km. Thế mà chỉ qua một đợt rà soát, không phải tự chủ đầu tư mà do có ý kiến từ các bộ, ngành về đơn giá, suất đầu tư, có sức ép chỉ đạo từ lãnh đạo Thành phố Hà Nội, Ban quản lý dự án mới tính toán lại và "rút gọn" tổng mức đầu tư từ 34.743 tỷ đồng còn 28.918 tỷ đồng.

Rà soát một lần, giảm gần 1.000 tỷ đồng/km. Nếu không rà soát, cứ thế triển khai thì ngân sách nhà nước lại phải chi ra gần 6.000 tỷ đồng để trả nợ vay đầu tư cho dự án. Một con số rất choáng váng.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội có thể tiết kiệm những khoản tiền lớn như vậy qua việc kiểm tra, rà soát.

Còn nhớ năm 2016, trong buổi làm việc với Tổ công tác của Chính phủ, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, chỉ riêng chi phí cắt cỏ ông cũng đã tổ chức họp 6 lần, chỉ đạo rà soát khoản kinh phí này đã làm giảm số tiền dự toán từ 886 tỷ đồng còn có 178 tỷ đồng, tiết kiệm 708 tỷ đồng. Ông còn khẳng định, sau khi cắt giảm, việc duy tu, trang trí còn đẹp hơn lên.

Còn riêng các cơ quan: Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, năm nào báo cáo tổng kết 2 cơ quan này cũng cho biết, qua thanh tra, kiểm toán hàng ngàn dự án, giúp giảm chi ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng.

Riêng các dự án ngành giao thông, dự án đầu tư Quốc lộ 1 trước đây, qua rà soát cũng giảm chi phí đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Báo cáo của Kiểm tóan Nhà nước vừa qua tại 27 trạm thu phí BOT cũng giúp làm giảm tới ...100 năm thu phí, với số tiền thu phí có thể lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng.

Tất cả những câu chuyện trên cho thấy điều gì? Một điều dễ thấy ngay là ở các dự án mà có thể dễ dàng qua rà soát, đã làm giảm bớt, tiết kiệm được hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng thì rõ ràng, khâu lập dự toán quá dễ dãi, lỏng lẻo. Nếu như các dự án, khoản mục đó mà không được kiểm tra, rà soát thì đương nhiên, có những khoản tiền đã được chi vống lên, chi bừa bãi và có nguy cơ cao là thất thoát, tham nhũng, lãng phí.

Thứ hai, rõ ràng công tác rà soát, kiểm tra, thanh tra, bao giờ cũng rất cần thiết và nó không nên chỉ được tiến hành sau khi các dự án, công trình, các khoản mục đầu tư đã kết thúc như cách làm nhiều năm nay mà nên kiểm tra, kiểm toán, rà soát ngay từ đầu triển khai lập dự toán, làm ngay khi các công trình, dự án đang được thi công... để nếu có sai thì chấn chỉnh, thu bớt tiền lại để các chủ đầu tư, các đơn vị triển khai không làm bừa, làm ẩu, không bớt xén. Chứ để các dự án hoàn thành rồi, thậm chí cố nơi hoàn thành xong, quyết toán xong, những người lãnh đạo các đơn vị, chủ đầu tư dự án nghỉ hưu, chuyển công tác thì rất khó thu hồi lại các khoản tiền đã chi sai.

Ngay cả ở Hà Nội thôi, cho dù gần đây người ta thấy có những việc rà soát gói đầu tư này, dự án kia nhưng không phải không có những biểu hiện chi tiêu "quá tay" như một loạt tuyến phố ở Hà Nội vừa thay lớp đá vỉa hè cũ bằng loại đá mới được cho là "đá tự nhiên", "có tuổi thọ 70 năm"... thì vừa thay xong đã nứt vỡ hàng loạt.

Hay trước đây, riêng mỗi việc đánh mã số (quét vôi) các thân cây của Hà Nội hết 4,5 tỷ đồng, tức là mất tới 670 ngàn đồng cho việc đánh dấu vôi vào mỗi cây. Điều này đã trở thành một câu chuyện đàm tiếu trong dư luận. Thì tất cả các chuyện này cũng rất cần phải "rà soát".

Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh. Mỗi năm có hàng chục ngàn dự án đầu tư, mua sắm công, nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ... ở các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với số vốn đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng. Nơi nào cũng lập dự toán lỏng lẻo thì có lẽ không sao có đủ lực lượng kiểm tra, thanh tra nào rà soát hết được. Và đó có thể là một nguyên nhân khiến đầu tư công còn kém hiệu quả, thất thoát lớn khiến nợ công vẫn đăng tăng và ở mức rất cao.

Do đó, không chỉ là phải rà soát hết, thanh tra, kiểm toán kỹ mà buộc các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng vốn vay phải đảm bảo dự toán chính xác, chặt chẽ, nếu không đúng phải chịu trách nhiệm, bị xử lý nghiêm khắc thì mới có thể giảm bớt tình trạng này.

Chứ như ở Dự án đường sắt đô thị số 2 ở Hà Nội, qua rà soát, phát hiện lập dự toán thừa tới gần 1.000 tỷ đồng mỗi km thi công mà cũng chẳng thấy nói ai bị kiểm điểm dù ở mức nhẹ, thì tình trạng tùy tiện lập dự toán lỏng lẻo, kê khai vống vốn đầu tư lên để tùy ý chi tiêu thì căn bệnh lãng phí, thất thoát trong đầu tư công sẽ mãi không có phương thuốc nào điều trị nổi.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn nhất định không được làm 10 điều này nếu muốn có một cuộc đời suôn sẻ, đáng sống


Bạn nhất định không được làm 10 điều này nếu muốn có một cuộc đời suôn sẻ, đáng sống
Trong cuộc sống này có rất nhiều chuyện kiến chúng ta phải suy nghĩ, phiền lòng và thất vọng những hãy học cách đối mặt và giải quyết vấn đề. Nếu như chúng ta có thể hiểu ra, buông bỏ và dừng làm những việc không đáng làm thì cuộc đời sẽ nhẹ nhàng và đáng sống hơn biết bao.
Chần chừ, lưỡng lự, dậm chân tại chỗ
Những trải nghiệm có thể đem đến cho chúng ta nhiều kinh nghiệm, sự giáo dục và nhiều bài học quý báu, nhưng đừng chần chừ, lưỡng lự bởi nó sẽ làm hao mòn ý chí, sự chủ động của bạn.
Khống chế người khác
Cho dù bạn có làm giám đốc, ông chủ, người quản lý, dưới bạn có rất nhiều nhân viên nhưng người duy nhất bạn có thể khống chế đó chính là bản thân bạn. Thực tế, nếu bạn cứ cố chấp, ám ảnh việc khống chế người khác làm cho áp lực, sự sợ hãi và quyền lực trở thành một vòng luẩn quẩn. Vì thế, thay vì khống chế, ép buộc người khác phải theo ý mình bạn nên tìm cho mình một người có cùng suy nghĩ, cùng chung chí hướng hoặc bạn có thể dẫn dắt người khác, khiến họ chủ động cố gắng, như vậy họ sẽ càng nỗ lực, càng có hứng thú trong công việc.
Sợ hãi
Đối với những vấn đề như tương lai, thay đổi, cách đánh giá của người khác, chúng ta ít nhiều đều có sự e ngại, lo lắng, sợ sệt, từ đó cản trở bạn thay đổi, mạo hiểm, sợ hãi thoát ra khỏi vòng an toàn, điều đó chỉ làm cho bạn dậm dân tại chỗ, không thể phát triển được. Thời gian qua đi không thể lấy lại được, cơ hội cũng không phải lúc nào cũng đến với bạn, vì thế hãy cố gắng, đừng để sự sợ hãi làm cản trở con đường tương lai của bạn.
Cố chấp, câu nệ
Khi bạn sợ hãi và mất đi cảm giác an toàn,bạn mới dần dần nắm chặt lấy thứ mà bạn không muốn đánh mất, cố chấp, câu nệ, dùng tất cả mọi thủ đoạn, nhưng như vậy cũng không đem lại cho bạn cảm giác an toàn thật sự. Hãy học cách buông tay, hãy hướng về phía con đường mà trái tim bạn lựa chọn, cho dù có gặp phải thất bại, nhưng hãy trải nghiệm nó, điều đó sẽ đem lại cho bạn sự trưởng thành, thậm chí khiến bạn còn cảm thấy tốt hơn.
Phê bình người khác
Cho dù bạn nhận được sự giáo dục tốt hơn, bạn có kinh nghiệm phong phú hơn điều đó không chứng tỏ được bạn thông minh hơn, ưu tú hơn, sâu sắc hơn người khác, nhưng nó lại làm nên sự khác biệt và đặc biệt ở bạn. Trên thế giới không ai là giống ai cả, yếu điểm của người này là thế mạnh của người khác. Hiểu được sự khác biệt đó, đừng chăm chăm nhìn vào điểm yếu của họ, cuộc sống của bạn mới thực sự vui vẻ.
Ngắt lời người khác
Ngắt lời người khác thể hiện sự bất lịch sự, nó khiến cho người khác không có cảm tình với bạn. Hãy học cách lắng nghe, quan sát người khác, đừng ngắt lời họ, hãy đặt câu hỏi khi cần để hiểu nhau hơn. Giao lưu, giao tiếp một cách hài hòa, thân thiện sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình của đối phương.
Tự cho mình quyền giáo huấn người khác
Giáo huấn là “anh em” với phê bình. Nó cũng dựa vào những khuyết điểm của người khác để chỉ trích. Khi bạn giáo huấn người khác, họ tuy nghe nhưng không tiếp nhận. Cuộc đối thoại kiểu gượng ép như vậy, không giúp ích được gì cho bạn và những người xung quanh.
Sống 'ảo'
Không ai vì những thứ như xe, trang phục, đầu tóc,…mà thực sự muốn kết thân với bạn. Đó chỉ là những vật ngoài thân. Hãy làm chính mình, đừng biến mình thành một người khác, như vậy bạn bè thực sự sẽ ở bên bạn, cùng bạn những lúc vui buồn, mang đến cho bạn những niềm vui bất tận.
Oán hận, thù hằn
Khi bạn luôn cảm thấy bất công, bất mãn với nhiều vấn đề, với nhiều người, điều đó cũng không giúp bạn tốt hơn mà nó khiến cho cuộc sống của bạn càng trở nên nặng nề. Thay vì tốn thời gian oán hận, thù hằn, bạn hãy tìm cách thay đổi. Bất luận là đối với ai, đối với bất cứ việc gì, hãy nói ít làm nhiều, nếu nó không tốt, hãy nghĩ xem làm thế nào để sửa đổi cho nó tốt hơn.
Tự trách bản thân
Khi sự việc thay đổi, xuất hiện sai xót, nếu tức giận hay oán trách bản thân thì bạn cũng chỉ tự mang đến đau khổ cho mình mà thôi. Hãy học cách yêu lấy bản thân, vì bạn không yêu mình thì chẳng ai yêu bạn cả.
Theo Trithuctre


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chính trị Mỹ: Sự khác biệt gắt gao giữa cánh tả và cánh hữu


Từ cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đến nay, những cụm từ “truyền thông cánh tả”,  “truyền thông phe tự do” và “tin giả” được Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục nhắc đến với những ngôn từ không đẹp đẽ. Làn sóng dân tuý cực hữu chống toàn cầu hoá sau một giai đoạn nổi lên mạnh mẽ ở Châu Âu lại đang có dấu hiệu bị chững lại. Sự phân biệt chính trị tả – hữu trên thế giới chưa bao giờ nổi bật như hiện nay.
Vậy cánh tả là gì, cánh hữu là gì? Phái tự do, phe bảo thủ khác nhau ra sao, điều gì phân biệt Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ tại Hoa Kỳ? Các chính sách của Donald Trump và người tiền nhiệm Obama khác nhau như thế nào và tại sao chúng lại khác nhau?
Tổng thống Obama gặp người kế nhiệm Donald Trump sau cuộc bầu cử (White House)
Tổng thống Obama gặp người kế nhiệm Donald Trump sau cuộc bầu cử (Ảnh: White House)
Chính trị tả – hữu là một trong những khái niệm quan trọng nhất để có thể nhận biết chính xác và đưa ra nhận định hợp lý về các sự kiện trên thế giới, các quyết sách của các chính phủ cũng như vai trò của văn minh phương Tây trong thế giới hiện đại.
Dưới đây là loạt bài giúp độc giả tự trả lời những câu hỏi trên bằng cách phân tích sự khác biệt giữa hai trường phái trên sân khấu chính trị thế giới hiện đại:
trump-clintonKhái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ bắt nguồn từ đâu?
Ngày nay, các thuật ngữ “cánh tả” và “cánh hữu” được sử dụng như các từ tượng trưng cho những người tự do và bảo thủ, nhưng ban đầu chúng được đặt ra để chỉ việc sắp xếp chỗ ngồi thực tế của các chính trị gia trong cuộc Cách mạng Pháp.
clinton-trumpKhác nhau giữa cánh tả và cánh hữu phần 1: Cảm xúc và hành động
Sự khác biệt cơ bản giữa Cánh tả và Cánh hữu liên quan đến cách mỗi bên đánh giá về các chính sách công. Trước mỗi sự việc, người theo cánh hữu thường hỏi:  “Làm điều đó có tốt không?“, trong khi những người cánh tả đặt câu hỏi: “Làm thế có làm tôi cảm thấy tốt không?”
white-houseKhác nhau giữa cánh tả và cánh hữu phần 2: Chính phủ cần lớn hay nhỏ?
Một trong những điểm khác biệt quan trọng nhất giữa phe Cánh Tả và phe Cánh Hữu là cách mà mỗi bên nhìn nhận vai trò và quy mô của chính phủ phải như thế nào.
 Statue-of-Liberty-ImagesKhác nhau giữa cánh tả và cánh hữu phần 3: Nước Mỹ tốt hay xấu?
Nước Mỹ có phải là một quốc gia đặc biệt, một đất nước đã đóng một vai trò đặc biệt tốt trong lịch sử? Hay nó chỉ là một quốc gia điển hình như mọi quốc gia khác, thậm chí là đóng vai trò tồi tệ khi xét đến di sản của nó về chủ nghĩa nô lệ và phân biệt chủng tộc? Hai phe Cánh Tả và Cánh Hữu có cái nhìn khác nhau về vấn đề này:
 liberal keu goi ung ho chuong trinh muc luong toi thieu Tư duy ‘tự do’ cánh tả đang phá hủy nước Mỹ như thế nào?
Nhà thám hiểm, nhà văn Jacques Cousteau đã nói rằng: “Chúng ta đang sống trong chuỗi tiếp nối vô tận của sự ngu dốt được áp đặt bởi lối logic cận thị của thứ tư duy thiển cận”. Ben Shapiro, nhà bình luận phái bảo thủ nhấn mạnh: “Thực tế không quan tâm đến cảm xúc của bạn”. Nhưng cánh tả lại chỉ quan tâm đến cảm xúc.
Kết quả hình ảnh cho barack obama white houseChính phủ càng lớn, người dân càng nhỏ
Chính phủ càng lớn, người dân càng nhỏ. Đây không phải là quan điểm đảng phái, mà là một sự thật. Nó là một trong những nhận thức xã hội quan trọng nhất mà bạn phải mở mắt chấp nhận. Chính vì nhận thức được điều này mà nước Mỹ đã đặc biệt thành công trong việc xây dựng một xã hội tự do và giàu có.
clinton obamaSự từ bi giả tạo của chủ nghĩa tự do
Xét về chính phủ, bản chất của nó không phải là từ bi, nó cũng không được xây dựng để phục vụ mục đích từ thiện. George Washington đã từng nói: “Chính phủ không phải là chân lý, cũng chẳng phải là lẽ phải, nó là sức mạnh. Giống như lửa, sức mạnh này có thể vừa là một đầy tớ nguy hiểm, vừa là một ông chủ đáng sợ”.
Chuyên đề “Phân biệt chính trị cánh tả và cánh hữu” sẽ tiếp tục được cập nhật.
Trọng Đức / TrithucVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Canh bạc hôn nhân giữa cô dâu Việt và chồng Hàn


Hôn nhân qua môi giới giữa phụ nữ Việt và đàn ông Hàn Quốc được ví như canh bạc.
thay-anh-bai-co-dau-viet-lay-chong-han-1
Cô dâu Việt học tiếng Hàn. Ảnh: AFP.
H. T. T. M. có gương mặt trẻ hơn tuổi. Khi rời bỏ vùng quê Việt Nam tới Hàn Quốc để bắt đầu cuộc sống với một người đàn ông xa lạ, M cảm thấy mình như đang đánh bạc, To AFP.
M 23 tuổi, bỏ học cấp ba giữa chừng. Cô không biết tiếng Hàn, chồng tuổi gần gấp đôi, M cũng biết rất ít về Hàn Quốc, nhưng cô muốn tìm tình yêu và khởi đầu mới.
"Tôi muốn có cuộc sống mới, muốn thử thách bản thân xem liệu mình có vượt qua được không", M nói. Gương mặt bầu bĩnh cùng vài nốt trứng cá trên gò má khiến M trông trẻ hơn tuổi.
Cô được chị họ, một người cũng lấy chồng Hàn Quốc, giới thiệu với Kim Kyeong-Bok, một cử nhân 43 tuổi. Hai người kết hôn sau vài ngày gặp gỡ.
M là một trong số 40.000 cô dâu Việt ở Hàn Quốc, điểm đến hàng đầu cho những phụ nữ muốn tìm tình yêu và một tấm vé đổi đời. Đa số họ không biết gì về đất nước này ngoài các ban nhạc K-pop hay phim truyền hình, nhưng lại quyết định lập gia đình với một người xa lạ.
Đối với M, cuộc sống mới ở thành phố Gwangju và người chồng mới vượt qua những gì cô mong muốn.
"Anh ấy thực sự yêu thương tôi, hơn tôi mong đợi", cô nói.
Bất chấp rào cản ngôn ngữ, Kim dạy vợ cách đi chợ và nấu nướng, hy vọng cô làm quen và kết bạn với những cô dâu ngoại quốc ở cùng cộng đồng.
"Lần đầu gặp cô ấy, tôi đã tự nhủ 'đây là người phụ nữ sẽ thành vợ mình'. Tôi đã rất vui mừng", Kim giải thích, anh từng từ chối cô gái Việt Nam đầu tiên được giới thiệu.
Bẫy hôn nhân
M là một trường hợp may mắn. Nhiều cô dâu Việt khác có cuộc sống không như những gì mình mơ ước, hàng nghìn người đã về nước sau khi ly dị và có cuộc hôn nhân bất hạnh.
"Họ không có đủ kiến thức về người chồng mới, cũng như việc di dân và sinh sống ở Hàn Quốc", Youn Sim Kim, giám đốc Trung tâm Hàn quốc về Chính sách Nhân quyền Liên Hợp Quốc (KOCUN) cho biết. Đây là một tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Cần Thơ, Việt Nam, quê hương của nhiều cô dâu Việt tại Hàn Quốc.
Cứ 5 đôi vợ chồng Việt - Hàn thì có một đôi nộp đơn ly dị năm 2015, To số liệu mới nhất của Trung tâm Phân tích Hàn Quốc.
"Tôi cứ tưởng cuộc sống mới cũng giống như ở Việt Nam, nếu có khác chỉ là thói quen ăn uống", L. T. T., một cô dâu Việt đã ly dị, hiện sống ở Cần Thơ, cho biết.
Sau thời gian tân hôn ngọt ngào lúc mới đến Hàn Quốc, cô phát hiện chồng không giống như người đàn ông mình tưởng tượng.
"Tôi bảo anh ta về nhà thì anh ta nổi khùng lên và ném tất cả đồ đạc ra khỏi nhà", T nhớ lại.
Đa số cô dâu Việt định cư tại vùng nông thôn Hàn Quốc, nơi ít hấp dẫn với những phụ nữ Hàn Quốc muốn phát triển sự nghiệp ở thành thị và không muốn kết hôn.
"Một số khu vực mất cân bằng giới tính vì nhiều phụ nữ xuất thân từ nông thôn Hàn Quốc đang di cư tới những đô thị trung tâm", Paul Priest, giám đốc Chương trình của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam, lý giải.
Sự thiếu hụt phụ nữ bản địa được lấp đầy bằng những cuộc hôn nhân với phụ nữ ngoại quốc xuất thân từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam hoặc nông thôn Trung Quốc, chủ yếu do sự phát triển chóng mặt của Hàn Quốc trong nửa thế kỷ qua.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người một năm của Hàn Quốc hơn 27.000 USD, gấp Việt Nam khoảng 12 lần và cao hơn nhiều so với mức 8.000 USD của Trung Quốc.
Những cô dâu Việt về nước cũng gặp khó khăn vì việc ly dị không được công nhận là hợp pháp và con cái sinh ra tại Hàn Quốc không đủ điều kiện để được nhập học các trường địa phương.
Mất sạch
N. T. K. H. là một bà mẹ hai con, kết hôn với chồng Hàn Quốc năm 2007 để lấy tiền giúp đỡ gia đình. Tuy nhiên, chồng của Han lại là một người nghiện cờ bạc, từng hai lần tiêu sạch tiền của gia đình.
"Lúc đầu, anh ta tỏ ra là người lịch sự và tử tế. Chúng tôi khi đó không có nhiều tiền nhưng tôi không quan trọng", cô thổn thức khi nhớ lại. Ít lâu sau, H phát hiện chồng chơi chứng khoán thua sạch tiền. "Trong nhà không còn một xu, tôi đã rất sốc", cô nói.
Sau lần thứ hai anh ta tiếp tục thua sạch tiền, H đem hai con gái trở lại Việt Nam nhưng không thể cho con đi học. Cuối cùng, vấn đề được giải quyết nhờ sự giúp đỡ của KOCUN.
Thành lập năm 2011, trung tâm này hỗ trợ chuẩn bị cho cô dâu Việt về cuộc sống ở Hàn Quốc, dạy về khí hậu và văn hóa, ngôn ngữ và ẩm thực địa phương, đồng thời trợ giúp những người ly dị chồng về Việt Nam.
Hầu hết các đôi vợ chồng gặp nhau thông qua công ty môi giới hôn nhân trái phép ở Việt Nam. Công an Việt Nam đang triệt phá các công ty này, còn chính phủ Hàn Quốc cũng thắt chặt quy định cấp visa, vì thế các cuộc hôn nhân ngoại quốc kiểu này đang bị từ chối.
M rất lạc quan về mối quan hệ mới, nhưng thừa nhận cuộc sống ở Hàn Quốc rất cô đơn. Thỉnh thoảng, để đỡ buồn, cô tới văn phòng làm việc của chồng, yên lặng ngồi nhìn anh làm việc.
Kim mua cho vợ một cái điện thoại. Ngày nào M cũng gọi về nhà nhưng cô vẫn không thể nguôi nỗi nhớ.
"Tôi nhớ người thân suốt, lúc nào cũng khóc", cô nói.
Hồng Hạnh/VNExpress

Phụ nữ Việt trở thành nhóm cô dâu ngoại quốc đông nhất Hàn Quốc

Theo thống kê chính thức, các cô dâu Việt lần đầu tiên vượt Trung Quốc trở thành nhóm phụ nữ đông nhất kết hôn với đàn ông Hàn Quốc.
phu-nu-viet-tro-thanh-nhom-co-dau-ngoai-quoc-dong-nhat-han-quoc
Các cô dâu ngoại quốc đang học làm một món bánh truyền thống của Hàn Quốc nhân ngày lễ Chuseok tại Chuncheon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Phụ nữ Việt Nam chiếm 27,9% tổng số các cô dâu ngoại quốc kết hôn trong năm ngoái tại xứ sở kim chi, vượt qua phụ nữ Trung Quốc là 26,9% và bỏ xa nhóm thứ ba là Philippines với 4,3%, báo Hankyoreh dẫn báo cáo công bố ngày 16/11 của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho biết.
Năm ngoái, có 21.709 trường hợp đàn ông Hàn Quốc lấy phụ nữ nước ngoài, giảm 3,4% so với năm 2015, theo báo cáo về các xu hướng đa văn hóa của dân số nước này.
"Số lượng người Việt Nam tới Hàn Quốc làm việc và học tập tăng lên trong Làn sóng Hàn Quốc. Trong khi đó, các cuộc hôn nhân đa văn hóa giữa người Trung Quốc và Hàn Quốc giảm. Giờ đây, ngoài kết hôn, phụ nữ Trung Quốc có nhiều cách khác để định cư ở Hàn Quốc", Lee Ji-yeon, lãnh đạo bộ phận nghiên cứu xu hướng dân số của cơ quan thống kê nhận định.
Báo cáo cho biết thêm số lượng cô dâu Trung Quốc giảm liên tục từ khi chính phủ Hàn Quốc thực hiện thống kê về số gia đình đa văn hóa. Cho tới năm 2015, nhóm phụ nữ Trung Quốc luôn đứng đầu trong số cô dâu ngoại quốc lấy chồng Hàn Quốc. Nhưng vào năm ngoái, nhóm cô dâu Trung Quốc giảm khoảng 1 điểm phần trăm, trong khi tỷ lệ cô dâu Việt tăng 4,8 điểm phần trăm.
Báo cáo cũng đề cập đến số chú rể ngoại quốc tại Hàn Quốc. Theo đó, đàn ông Việt Nam đứng thứ ba, chiếm 2,6% tổng số các chú rể ngoại quốc, chỉ đứng sau đàn ông Trung Quốc với tỷ lệ 9,9% và đàn ông Mỹ chiếm 6,4%.
An Hồng / VNExpress


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tàu container liên vận Việt Nam - Trung Quốc bắt đầu hoạt động


Một trong những toa tàu trong chuyến tàu liên vận container đầu tiên

26/11/2017 16:20 

TPO - Đường sắt Trung Quốc và Đường sắt Việt Nam vừa tổ chức đón đoàn tàu chuyên container đầu tiên kết nối giữa hai quốc gia ngày 25/11 tại ga Đồng Đăng - Lạng Sơn. Thời gian vận chuyển container bằng đường sắt rút ngắn còn 4 ngày thay vì 14 ngày bằng đường biển. Cước phí vận chuyển cũng rẻ hơn 1 nửa so với đường bộ.  

Đường sắt Trung Quốc và Đường sắt Việt Nam vừa tổ chức đón đoàn tàu chuyên container đầu tiên kết nối giữa hai quốc gia ngày 25/11 tại ga Đồng Đăng - Lạng Sơn. Đoàn tàu xuất phát ngày 22/11 từ ga Hoàng Cương, thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc và đích đến là ga Yên Viên, Hà Nội, Việt Nam. 

Đoàn tàu này bao gồm 33 container 40 ft, chứa các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam như nội thất văn phòng, thực phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô... Sau khi đến Việt Nam, đoàn tàu sẽ quay về Trung Quốc với các loại hàng hóa xuất sang Trung Quốc là nông sản, khoáng sản, sản phẩm điện tử... 

Đoàn tàu được làm thủ tục thông quan ở các ga đầu cuối. Tại ga biên giới hai nước, đoàn tàu được làm thủ tục chuyển tiếp hải quan về ga đích. Việc tổ chức chạy tàu chuyên container trên đường sắt đem lại lợi ích to lớn cho khách hàng, rút ngắn được thời gian vận chuyển từ 15 ngày bằng đường biển xuống chỉ còn 4 ngày với thủ tục hải quan nhanh gọn, thuận tiện.Cước phí vận chuyển giảm một nửa so với đường bộ. 

Dự kiến sau chuyến chạy thử đầu tiên, hai bên sẽ tiến hành chạy đều đặn với tần suất 1 chuyến/tuần sau đó nâng dần lên thành 3 chuyến/tuần. 

Đại diện phía ĐSTQ là Công ty TNHH container Đường sắt Trung Quốc (CRCT) và phía Việt Nam là Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt (RATRACO). Hai đơn vị đã tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng quản lý vỏ container của nhau tại lãnh thổ của mình và hợp đồng phân công làm đại lý cho nhau trong việc tiếp nhận, làm thủ tục hải quan và đưa hàng đến kho khách hàng tại mỗi nước. 

Trong thời gian tới, hai bên tiếp tục khai trương các đoàn tàu chuyên tuyến đến Việt Nam từ các thành phố khác của Trung Quốc. Hai bên cũng đang nỗ lực kết nối với các khách hàng để tiến hành vận chuyển hàng hóa từ Châu Âu, Nga, các nước Trung Á chuyển tiếp qua Trung Quốc về Việt Nam và ngược lại.
 
​Sỹ Lự


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ biệt phủ, tài sản khủng của quan chức bàn về kiểm soát thu nhập


>> Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ hay là “cơn bão trong tách trà”
>> Tổng Bí thư: Xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh trong tháng 1/2018


TS. Đinh Văn Minh, Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra.
VNN - Số liệu chính thức của cơ quan nhà nước về tỷ lệ thu hồi tài sản từ các vụ án tham nhũng quá thấp có nguyên nhân từ sự yếu kém của công tác kiểm soát thu nhập.

Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 vừa được Quốc hội thảo luận đã thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội. Một nội dung đặc biệt quan trọng trong đó là vấn đề kiểm soát tài sản công chức. Tuy nhiên đây dường như vẫn là thách thức rất lớn với các nhà lập pháp khi vừa qua những biệt phủ của quan chức vẫn “sừng sững” sau các cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.

Tỷ lệ thu hồi tài sản từ các vụ án tham nhũng là quá thấp. Kết quả này có nguyên nhân từ sự yếu kém của công tác kiểm soát tài sản thu nhập những người có chức vụ, quyền hạn.

Theo số liệu thống kê được các cơ quan chức năng công bố công khai, số lượng những bản kê khai được xác minh và kết luận không trung thực chỉ vài phần triệu cho thấy nhận định việc kê khai tài sản của hiện nay vẫn nặng tính hình thức là hoàn toàn chính xác.

Điều mà mà các cơ quan chức năng cố gắng thực hiện vẫn tập trung ở số lượng bản kê khai, và thời hạn kê khai.... Vì thế, các báo cáo thường cho ra những con số ấn tượng, ví dụ như 100% các bộ, ngành địa phương đã kê khai đúng, đủ và kịp thời. Còn vấn đề cốt tử trong phòng/chống tham nhũng chính là sự trung thực trong việc kê khai thì hầu như vẫn chưa kiểm soát được.

Trong thực tế, chúng ta mới bàn nhiều đến kiểm soát việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, chưa coi trọng kiểm soát tài sản của những người này. Hầu như vẫn chưa có biện pháp bảo đảm việc kê khai đó giúp cho nhà nước và xã hội kiểm soát được tài sản cũng như sự biến động về tài sản của cán bộ, công chức nhằm qua đó phát hiện những dấu hiệu bất minh để có biện pháp ngăn chặn sự tẩu tán và cuối cùng là có thể thu hồi tài sản có nguồn gốc tham nhũng.

Đối tượng kê khai rộng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập là lãnh đạo từ phó trưởng phòng cấp huyện trở lên và một số vị trí được xem là có nguy cơ tham nhũng lên đến hơn một triệu người. Đây là con số quá lớn và không cần thiết.

Vì về lý thuyết, bất kể ai có chức vụ quyền hạn đều có nguy cơ tham nhũng và đều phải được kiểm soát. Nhưng không phải vì vậy mà cần phải và có thể kiểm soát tất cả.

Thử lấy một đối tượng cụ thể là hiệu trưởng các trường phổ thông để xem xét sẽ thấy. Đối với các thành phố, đô thị lớn, nơi tình trạng chạy trường, chạy lớp, dạy thêm, học thêm diễn ra phổ biến thì việc kê khai tài sản của lãnh đạo, quản lý trường là nên làm. Nhưng ngược lại, với một hiệu trưởng ở những vùng sâu, vùng xa, nơi mà thày cô phải chia sẻ từng đồng lương ít ỏi cho bữa ăn của các học sinh, phải lội bùn vào từng thôn bản vận động các em đến lớp thì sẽ thấy việc buộc họ phải kê khai tài sản, thu nhập sẽ vô lý đến mức nào!

Vậy nên việc đầu tiên cần làm là thu hẹp đối tượng kê khai cho thật đích đáng, có trọng tâm, trọng điểm đúng như tinh thần của nghị quyết trung ương 3 theo phương châm: “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”.

Song, cần bảo đảm rằng một khi đã kê khai thì việc kê khai đó có thể kiểm soát được về tính trung thực, chính xác.

Giải pháp toàn diện, lâu dài

Có một lỗ hổng rất lớn mà chúng ta đều nhìn thấy trong hệ thông quy định hiện hành là người có nghĩa vụ kê khai chỉ phải kê khai tài sản của mình, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. Vậy thì việc tuồn tài sản bất chính của quan chức cho những người khác, trước hết là con thành niên, họ hàng, thậm chí cả vợ bé, bồ nhí như một vị đại biểu Quốc hội lo ngại giống như hình ảnh “có một con voi trong phòng”!

Thậm chí buộc công chức phải kê khai tài sản ba đời như sáng kiến của một vị tướng trên Quốc hội đi chăng nữa thì người có tài sản vẫn có thể nhờ vả người khác ngoài dòng họ đứng tên và rồi pháp luật cũng chỉ đứng ngoài bất lực. Đó là chưa kể không dễ gì công chức có thể buộc những người thân của mình, những người đã trưởng thành và không phụ thuộc về tài chính, phải kê khai tài sản với các cơ quan chức năng.  

Vì vậy, muốn kiểm soát được tài sản của công chức thì phải có biện pháp toàn diện, từ việc chống rửa tiền đến việc quản lý sự dịch chuyển của tài sản, tiền bạc, với nghĩa kiểm soát cả nơi đi và nơi đến, kiểm soát cả công chức và toàn xã hội thông qua các công cụ quản lý (thuế, đăng ký tài sản, thanh toán qua tài khoản…).

Các biện pháp này đòi hỏi sự đồng bộ, cần có thời gian và cả những điều kiện hạ tầng kỹ thuật chứ không thể chỉ trông cậy vào những quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Thu nhập - vấn đề chưa được kiểm soát

Khác với hầu hết các nước trên thế giới khi thu nhập đồng nghĩa với tiền lương thì ở Việt Nam, lương công chức chỉ là một phần của thu nhập.

Với mức lương cao nhất ở nước ta hiện nay  thì bất cứ ai có tài sản có giá trị cũng có thể bị đặt dấu hỏi. Đồng lương đối với nhiều người chỉ là phần nhỏ trong tổng thu nhập. Ví dụ đi họp, đi địa phương sẽ có phong bì. Mà tính sơ sơ, lãnh đạo cấp sở của một thành phố lớn, trung bình có đến trên dưới 40 cuộc họp/tháng. Thêm vào đó còn nhiều khoản thu nhập khác nữa.  

Ngoài ra còn những khoản thu nhập khác về thâm niên, phụ cấp nghề, trích lại từ các khoản thu (thuế, hải quan, hoạt động kiểm tra xử  lý vi phạm…) được sử dụng dưới hình thức tăng thu nhập hay thưởng vào các dịp lễ, tết… Tất cả những khoản thu nhập này ít khi được thể hiện trong bảng lương hàng tháng.

Chưa hết, nhìn ra thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và cả những lĩnh vực khác cũng đều có sự tham gia của công chức nhằm kiếm lợi, mà gần như vẫn chưa có sự kiểm soát nào.

Như vậy, giải pháp để minh bạch thu nhập nên là kiểm soát chặt chẽ các khoản thu nhập của công chức là mọi khoản chi cho công chức từ ngân sách phải được chuyển khoản. Còn những khoản thu khác từ việc tham gia kinh doanh, góp vốn, mua đi bán lại bất động sản, cổ phiếu… cần được quản lý bằng cơ quan thuế

Chỉ khi nào chúng ta kiểm soát được nguồn thu nhập (đầu vào) thì mới có thể nói đến việc kiểm soát có hiệu quả tài sản của công chức.



Phần nhận xét hiển thị trên trang