Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Lý giải sự trì trệ kéo dài của kinh tế toàn cầu


Có một thiên kiến tâm lý cho rằng các sự kiện đặc biệt cuối cùng sẽ nhường chỗ cho sự trở lại của “thời kỳ bình thường”. Nhiều nhà bình luận kinh tế hiện đang tập trung vào triển vọng cho việc “thoát” khỏi một thập niên của chính sách tiền tệ cực lỏng, với việc các ngân hàng trung ương hạ bảng cân đối kế toán của họ xuống mức “bình thường” và từ từ nâng lãi suất. Nhưng chúng ta còn xa mới trở lại được giai đoạn bình thường tiền khủng hoảng.




Sau nhiều năm dự báo tăng trưởng toàn cầu suy giảm, năm 2017 đã có sự khởi sắc đáng kể, và có cơ sở để có thể nâng nhẹ lãi suất. Tuy nhiên, các nền kinh tế tiên tiến vẫn đối mặt với mức lạm phát quá thấp cùng với mức tăng trưởng vừa phải, và sự phục hồi sẽ tiếp tục phải dựa vào kích thích tài khóa, được hỗ trợ nếu cần thiết bằng cách sử dụng tài trợ từ nợ công.

Từ năm 2007, GDP bình quân đầu người ở khu vực đồng euro, Nhật Bản và Hoa Kỳ chỉ tăng lần lượt là 0,3%, 4,4% và 5%. Sự suy giảm từ mức tăng trưởng hàng năm 1,5-2% trước khủng hoảng có thể một phần nào phản ánh các yếu tố cung-cầu; trong khi đó tăng năng suất có thể đối mặt với các khó khăn về mặt cấu trúc.

Nhưng vấn đề một phần nằm ở sự suy giảm cầu danh nghĩa. Mặc cho các nỗ lực kích cầu khổng lồ từ các ngân hàng trung ương, GDP danh nghĩa từ năm 2007 đến năm 2016 chỉ tăng 2,8% mỗi năm ở Mỹ, 1,5% ở khu vực đồng euro, và chỉ 0,2% ở Nhật Bản, khiến khó có thể đạt được mức tăng trưởng vừa phải cộng với lạm phát hàng năm đạt mục tiêu 2%. Lạm phát ở Mỹ hiện nay không đạt mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang trong năm năm liền, và đã có xu hướng giảm xuống trong năm tháng vừa qua.

Đối mặt với sự bất thường này, một số nhà kinh tế tìm kiếm các yếu-tố-một-lần đang tạm thời kìm nén mức lạm phát của Mỹ, chẳng hạn như các phút gọi điện thoại di động “miễn phí” ở Hoa Kỳ. Nhưng chính sách giá cước điện thoại di động ở Mỹ không thể giải thích tại sao mức lạm phát cơ bản của Nhật Bản lại vẫn nằm ở mức zero. Các yếu tố dài hạn chung phải giải thích được cho hiện tượng này.

Các diễn tiến trên thị trường lao động là điều chính yếu, cùng với sự tăng trưởng tiền lương vẫn còn thấp một cách dai dẳng ngay cả khi tỉ lệ thất nghiệp giảm tới mức “bình thường” tiền khủng hoảng. Nhật Bản là trường hợp cực đoan nhất: lực lượng lao động giảm, mức nhập cư thấp, và tỉ lệ thất nghiệp chỉ 2,8%, và tất cả các mô hình mẫu đều tiên lượng tiền lương sẽ tăng nhanh hơn. Nhưng dù Thủ tướng Shinzo Abe có kêu gọi các nhà tuyển dụng tăng lương cho công nhân bao nhiêu đi nữa thì mức tăng trưởng tiền lương vẫn chậm chạp: trong tháng 6, tổng tiền lương chỉ tăng 0,4%. Tại Mỹ, mỗi đợt dữ liệu hàng tháng mới đều cho thấy sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ nhưng đi kèm với nó là sự gia tăng tiền lương thấp một cách đáng ngạc nhiên.

Ba yếu tố có thể giải thích xu hướng này. 


Trong 30 năm, thị trường lao động đã trở nên linh hoạt hơn, cùng với đó là sức mạnh công đoàn đã suy yếu đáng kể. Cùng lúc đó, toàn cầu hóa đã khiến người lao động trong khu vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu được phải chịu sự cạnh tranh về tiền lương trên toàn cầu. Nhưng, quan trọng nhất, công nghệ thông tin cung cấp cơ hội cho việc ngày càng mở rộng tự động hóa tất cả các hoạt động kinh tế. Trong một thị trường lao động hoàn toàn linh hoạt với một đội quân robot dự bị, như hiện tại, thì tiềm năng tự động hóa rộng khắp có thể làm giảm mức tăng lương thực tế ngay cả khi đạt được mức toàn dụng lao động.

Trong khi đó, cầu danh nghĩa vẫn đang bị ghìm lại bởi một lương nợ chưa được giải quyết. Từ 1950 đến 2007, nợ tư nhân của các nền kinh tế tiên tiến tăng từ 50% lên đến 170% GDP. Từ năm 2008, nợ đã chuyển từ khu vực tư nhân sang khu vực công, với sự thâm hụt ngân sách lớn, hậu quả không thể tránh khỏi của hậu khủng hoảng kinh tế và cũng là điều cần thiết để duy trì mức cầu vừa đủ. Ngoài ra, nền kinh tế toàn cầu được duy trì nhờ mức gia tăng đòn bẩy nợ khổng lồ của Trung Quốc, với tỷ lệ nợ/GDP tăng từ khoảng 140% năm 2008 lên 250% hiện nay. Trên toàn thế giới, tổng nợ công và nợ tư nhân đã đạt mức cao kỷ lục, tăng từ 180% GDP toàn cầu năm 2007 lên 220% vào tháng 3 năm 2017. Do đó, lãi suất không thể trở lại được mức trước khủng hoảng mà không có nguy cơ gây ra một cuộc suy thoái mới.

Đối mặt với khoản nợ này, chỉ chính sách tiền tệ nới lỏng thôi chắc chắn không có hiệu quả và, nếu vượt quá mức độ nào đó, còn có khả năng gây hại và phản tác dụng. Cả đầu tư và tiêu dùng đều không phản ứng mạnh với lãi suất thấp kỷ lục khi nợ vẫn còn lớn. Trong khi đó, lãi suất rất thấp khiến tăng giá tài sản, đem lại lợi ích cho những người vốn đã giàu có và làm giảm thu nhập của những người gửi tiền ngân hàng ít khá giả hơn, những người trong một số trường hợp có thể phải cắt giảm tiêu dùng nhiều hơn so với mức tiêu dùng gia tăng mà những người vay nợ nhiều mang lại.

Trong bối cảnh này, theo quan điểm của nhà kinh tế Christopher Sims thuộc Đại học Princeton đưa ra năm 2016, nới lỏng chính sách tiền tệ không thể phát huy tác dụng thông qua các kênh truyền tải bình thường, và nó chỉ có hiệu quả khi và chỉ khi nó tạo thuận lợi cho việc mở rộng tài khóa bằng cách giữ chi phí vay của chính phủ ở mức thấp. GDP danh nghĩa ở Mỹ đã tăng nhanh hơn ở khu vực đồng euro kể từ năm 2007, bởi vì Mỹ có mức thâm hụt ngân sách trung bình 7,2% GDP so với khu vực đồng euro là 3,5%. Tăng trưởng toàn cầu ngày nay được nâng đỡ bởi thâm hụt ngân sách ở mức 3,7% GDP của Trung Quốc, tăng từ 0,9% vào năm 2014. Sự tăng trưởng liên tục của Nhật Bản chỉ được đảm bảo bởi những khoản thâm hụt ngân sách lớn kéo dài tới những năm 2020; Ngân Hàng Nhật Bản, hiện nắm giữ số trái phiếu chính phủ tương đương khoảng 75% GDP, sẽ giữ một phần trong số đó mãi mãi, vĩnh viễn tiền tệ hóa các khoản nợ tài khóa tích tụ lâu nay.

Việc phục hồi một phần trong năm nay do đó không phản ánh sự trở lại với tình trạng bình thường trước khủng hoảng cũng như sự thành công của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, ngay cả khi tỷ lệ lạm phát có thấp hơn mục tiêu, vẫn có khả năng cao cho một vài động thái tăng lãi suất. Do việc áp dụng chỉ duy nhất chính sách tiền tệ ngày càng nới lỏng sẽ ngày càng giảm hiệu quả khi vượt qua một mức nào đó, nó có thể bị đảo ngược một phần với ít rủi ro đối với cầu danh nghĩa; và lãi suất cao hơn một chút giúp điều chỉnh, dù chỉ đôi chút, tác động bất bình đẳng của tập hợp chính sách hiện tại.

Nhưng mức tăng lãi suất sẽ và nên ở mức rất nhỏ. Tôi nghi ngờ khả năng lãi suất liên bang của Mỹ sẽ vượt quá 2,5% vào năm 2020, trong khi lãi suất ở Nhật Bản và khu vực đồng euro sẽ chỉ tăng nhẹ, có lẽ vẫn thấp hơn nhiều mức 1%. Lạm phát sẽ nằm dưới hơn là vượt qua mục tiêu 2%. Tăng trưởng ở mức vừa phải sẽ là không đủ để bù lại tác động từ thập niên mất mát giai đoạn 2007-2017.

Thiên kiến tâm lý mong muốn trở lại sự “bình thường” sẽ vẫn mạnh mẽ. Nhưng các động lực của sự vận hành nền kinh tế hậu khủng hoảng vẫn sâu sắc tới mức không có sự trở lại tình trạng bình thường nào sẽ sớm xảy ra.

Adair Turner, cựu chủ tịch Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính và thành viên Ủy ban Chính sách Tài chính của Vương quốc Anh, là Chủ tịch của Viện Tư duy Kinh tế Mới (INET). Cuốn sách mới nhất của ông là Between Debt and the Devil.

Copyright: Project Syndicate 2017
Nguồn: Adair Turner, “The Normalization Delusion”.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ "Tôi thích đọc":


Gà trống "pê đê"
Trong trang trại có 10 con gà mái, một con gà trống già và "tân binh" gà trống tơ. Đây là lần thứ 4 ông chủ mua về một con trống tơ để thay thế lão trống già.
Gà cũ gạ gẫm cậu lính mới chia đôi số gà mái, nhưng chú ta từ chối phắt. Thế là hắn lại phải diễn vở kịch quen thuộc:
- Chú trông thế mà chưa chắc đã khoẻ hơn tôi đâu! Hay ta chạy thi?
- OK, được ăn cả, ngã về... hưu.

- Chú chấp tôi nửa vòng sân chứ?

- Chơi luôn, bắt đầu đi!

Vừa là đạo diễn, vừa đóng vai chính, gà già vừa chạy trước vừa hét ầm ĩ. Nghe thấy tiếng ồn, ông chủ liền ra xem và lại nhìn thấy cảnh cũ: Gà trống mới mua đang đuổi theo đòi "đạp" gã gà trống cũ. Sau một phát súng, ông chủ xách kẻ "ngựa non háu đá" vào bếp, vừa đi vừa lầm bầm:


- Chợ dạo này toàn bán... gà pê đê!



Chỉ có chắc…

– Bác sỹ ơi, có chắc là em bị bệnh phổi không ạ

– Chắc chắn tới 99.99%

– Nhưng em nghe nói, có 1 bệnh nhân điều trị bác sỹ nọ về bệnh phổi mà chết vì bệnh dạ dày đấy..

– Ồ, cô yên tâm, tôi không bao giờ có sự nhầm lẫn đó. tôi đã chữa bệnh phổi thì chỉ có chết vì bệnh phổi thôi!

Beer Ôm


Một anh nông dân vào quán bia ôm. Sợ đắt tiền anh ta gọi:

– Chủ quán, cho 2 suất bia không ôm

– Anh yên tâm ở đây ôm miễn phí ạ.

– Vậy thì cho 2 suất ôm không bia!!

Gởi Nhầm !

Vì bận công việc đột xuất nên người Vợ sẽ đi sau chồng một ngày trong chuyến Du Lịch. Sau khi tới nơi, anh chồng liền gởi Mail cho Vợ thông báo đã đến nơi


Tuy nhiên, khi gửi ông lại bất cẩn ghi thiếu một chữ cái trong địa chỉ mà cứ thế gửi đi.
Trong khi ấy, ở một nơi nào đó tại Nha Trang, một bà vợ góa vừa trở về nhà sau đám tang của ông chồng vừa mất.


Buồn rầu, bà bật máy tính lên để xem thư chia buồn của bạn bè và người thân trong gia đình. Sau khi đọc xong lá thư đầu, bà bỗng la lên thất thanh và ngất xỉu.

Cậu con trai nghe tiếng la của mẹ, chạy vội lên và thấy mẹ đang nằm vật ra sàn mắt trợn trắng. Còn trên màn hình máy tính là nội dung của bức E-mail:

Gửi tới: Người vợ thương yêu của anh
Tiêu đề: Anh đã tới.
Ngày: 22 tháng 11 năm 2017
Anh biết là em rất ngạc nhiên khi nhận được tin từ anh. Ở đây họ cũng có máy tính và anh có thể gửi E-mail cho những người thân yêu của mình.
Anh vừa mới tới và đang làm thủ tục nhận chỗ. Anh thấy dường như mọi thứ đã được chuẩn bị xong để chào đón em vào ngày mai. Anh rất mong gặp em lắm. Anh hy vọng chuyến đi của em cũng tốt đẹp như của anh.
Tái bút: Ở đây thời tiết nóng lắm em ạ!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quy định mới về sở đỏ – Ngu hay đểu?


Nguyễn Đình Cống 25-11-2017 

-  Tôi cho rằng những ai tham gia vào việc ra quy định mới về sổ đỏ như trên kia, không thuộc loại đểu thì cũng là quá kém trí tuệ, mà theo dân gian là quá ngu. Đã thuộc loại không đểu thì ngu, cớ sao làm được quan lớn để có quyền ra quy định bắt mọi người phải theo. Đó là một trong các chuyện lạ của đất nước.
Ảnh minh họa. Nguồn: KTĐT
Trang Boxitvn ngày 25/11 đăng bài của Đỗ Minh Tuấn “Quy định mới về sổ đỏ – Phá gia đình và chia rẽ nhân dân”. Xin tóm lược vài ý chính: “Quy định sổ đỏ ghi tên mọi thành viên trong gia đình, kể cả con gái đã đi lấy chồng với mục đích đảm bảo quyền tài sản cho mỗi thành viên, xem ra là một quy định lợi bất cập hại vì các lẽ sau: Thứ nhất, quy định này … công khai phá huỷ văn hoá gia đình truyền thống Việt;… Thứ hai, quy định này phá huỷ vốn văn hoá, vốn xã hội bền vững có nguồn mạch hàng ngàn năm…. Thứ ba, quy định mới này có thể trở thành một công cụ pháp lý chia rẽ các chủ thể đất đai…”

Bài viết còn nêu một số hệ quả như là: “Đem thể chế chính thức đầu Ngô mình Sở của một xã hội quan trí thấp…, là ngạo mạn, không tự biết mình… Khi đó, quy định mới này trở thành một mưu đồ thâm độc …tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích công khai mở cửa mọi gia đình công dân, xọc bàn tay vào bàn ăn và giường ngủ thiêng liêng của người Việt để chia rẽ”.

Bài viết kết luận: “Đây là quy định lợi ít hại nhiều, lợi trước mắt cho công quyền, hại lâu dài cho dân tộc, nhân dân. Đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét lại”.

Tôi hoàn toàn nhất trí với Đỗ Minh Tuấn, chỉ viết thêm vài điều. Trước hết xin bổ sung vào kết luận, rằng trước mắt lợi cho công quyền, nhưng chỉ lợi một chút xíu cho ai đó chứ cả chế độ nói chung là bị hại, hại cả lâu dài và cả trước mắt, và cái bộ phận nhỏ được lợi một chút xíu trước mắt đó về lâu dài cũng bị hại. Còn cái hại cho dân tộc, nhân dân thì vô cùng to lớn, hại cả trước mắt và lâu dài. Còn đề nghi các cấp có thẩm quyền, phải viết rõ hơn là xem xét lại để bác bỏ.

Tác hại như vậy, thế thì vì lẽ gì mà người ta làm ra quy định để bắt mọi người theo. Chắc rằng đã từng xẩy ra một vài tranh chấp, con cái kiện cha mẹ khi bán nhà đất mà không được sự đồng ý của chúng nó. Chúng nghĩ rằng tài sản đó chúng phải được chia phần. Và khi tòa án hoặc cơ quan quản lý tài nguyên môi trường thụ lý vụ tranh chấp cũng không đủ kiến thức về luật pháp, đặc biệt là Luật thừa kế để xét xử minh bạch. Thôi thì đề ra thêm quy định viết hết tên các con vào sổ đỏ, để khi cha mẹ cần mua bán phải được tất cả các con đồng ý, ký tên, như thế gọi là để bảo vệ quyền lợi tài sản cho mọi thành viên. Cái lợi chút xíu chỉ là để không còn phải xét xử các vụ một vài đứa con kiện cha mẹ.

Đề ra quy định như thế họ chỉ mới thấy một chút lợi rất nhỏ, rất ít khi gặp phải vì trong hàng ngàn việc mua bán đất đai nhà cửa chỉ có thể xẩy ra vài ba trường hợp con cái kiện bố mẹ, đó chỉ là các trường hợp rất đặc biệt, chiếm xác suất cỡ phần ngàn. Mà phần lớn những kiện cáo như thế là do những đứa con không hiểu pháp luật thừa kế hoặc bất hiếu. Làm ra quy định nhằm bảo vệ những đứa con như thế trong lúc không thấy được những tác hại như Đỗ Minh Tuấn đã nêu trên kia. Mà thực ra trong nhiều trường hợp, theo Luật thừa kế chúng chưa có quyền lợi gì cả, thế thì bảo vệ cái gì, phải chăng bảo vệ sự bất hiếu và lòng tham lam.

Ngoài những tác hại đỗ Minh Tuấn chỉ ra, tôi xin thêm. Theo Luật thừa kế thì khi cha mẹ làm di chúc không bắt buộc phải được sự đồng ý của con cái, vậy ghi tên chúng vào sổ đỏ làm gì. Khi cha mẹ cần mua bán bất động sản có phải các con luôn ở bên cạnh để lấy chữ ký của nó đâu, lỡ ra khi khẩn cấp mà các con ở xa thì làm sao. Tôi cho rằng những ai tham gia vào việc ra quy định mới về sổ đỏ như trên kia, không thuộc loại đểu thì cũng là quá kém trí tuệ, mà theo dân gian là quá ngu.

Đã thuộc loại không đểu thì ngu, cớ sao làm được quan lớn để có quyền ra quy định bắt mọi người phải theo. Đó là một trong các chuyện lạ của đất nước.

Viết như trên phải chăng là phê bình quá nặng, e người ta khó chấp nhận. Không ! Đây không phải phê bình mà là chỉ trích. Chỉ trích nặng như thế cho toàn dân biết, để tỏ rõ ý kiến không thể chấp nhận những kẻ ngu và đểu làm quan. Tôi hình dung, những nhà làm luật trên thế giới khi biết được quy định này của VN chắc họ sẽ quá ngạc nhiên về trình độ lập pháp, họ sẽ cười hay khóc thì chưa biết.

Rất mong muốn có được nhiều người lên tiếng phản bác quy định này và các cơ quan cần tìm cách loại bỏ những người vì đểu hoặc ngu mà làm ra và thông qua các quy định có hại như vậy.

Nguyễn Đình Cống

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những người Đông Dương trên đất Pháp - Hồn Ở Đâu Bây Giờ?


Trong buổi lễ tưởng niệm và tri ơn những công nhân Việt Nam tới đây trước thế chiến và ở lại đây, đem lại cho Camargue, một vùng ruộng lúa phí nhiêu ngày nay, ông Thị trưởng Arles tuyên bố sẽ làm bia tưởng niệm những người bạn cao quí Việt Nam và đặt tấm bia ấy tại một địa điểm xứng đáng trong Thành phố.

Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ I (CTTG I)

Lính An Nam tại Saint-Raphael, đây là những người lính thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp đang trên đường ra mặt trận. Nhìn những người lính cao lớn quân phục chỉnh tề như thế này mà lại nói là nô lệ không được phát lương (giống lính VC) thì nên xét lại.

Những Người Đông Dương Trên Đất Pháp - Hồn Ở Đâu Bây Giờ? Về Hạt Gạo Camargue - NT.Cỏ May

Một trang lịch sử oan ức, đau thương của 20.000 người lính thợ Việt Nam trên đất Pháp trong Thế Chiến Thứ Hai đã lùi vào dĩ vãng và đã từng bị xã hội lãng quên.

Cụ Nguyễn văn Thành, Cỏ May có nhắc trong bài trước, là một trong 20.000 người bị nhà cầm quyền thực dân Pháp ở Việt Nam cưỡng bức vội vàng qua Pháp để lao động không lương phục vụ cho Nhà nước Pháp.

Những người này bị Nhà nước Pháp liên tục từ trước Đệ II Thế chiến tới nay quên lãng một cách vô cùng tự nhiên. Trong gần đây có nhà văn, nhà báo, nhà làm phim, sinh viên làm Tiểu luận Cao học và Luận án Tiến sĩ, lần lược nhắc lại và đặt vấn đề trách nhiệm với Nhà nước Pháp. Nhiều buổi hội thảo, thuyết trình được tổ chức tại những địa điểm nơi những người Đông dương này đã ở qua, làm việc trước kia, để vực dậy trí nhớ của những người trách nhiệm. Và đồng thời cũng nhằm giúp những thế hệ sau này có những thông tin về thân nhân của họ.
"Công Binh, đêm dông dương dài" (Công Binh, la longue nuit indochinoise) là một cuốn phim do Lâm Lê thực hiện để nhắc lại những người lính thợ đông dương trong đó có nguời cha của tác giả và một số ít hiện diện như những nhơn chứng trong phim hãy còn sống sót ở Việt Nam và ở Pháp ngày nay.
Trước khi Đệ II Thế chiến khai diễn, Nhà nước thực dân Pháp ban hành lệnh cưỡng bách trưng dụng người dân xứ thuộc địa đưa về chánh quốc làm việc như công nhân không chuyên môn (ONS = Ouvrier Non Spécialisé) và không lương tại các xưởng kỹ nghệ chiến tranh. Việt Nam bị nhà cầm quyền thực dân bắt 20.000 thanh niên đưa khẩn cấp qua Pháp để thay thế lính pháp phải đi đánh giặc.
Sau khi Pháp thất trận, những người Việt Nam này bị nhận lầm là lính nên bị quân Đức và những người Pháp hợp tác với Đức sử dụng.

Họ phải sống lưu đày cơ cực dưới thời Đức chiếm đóng. Một số người này là những người đầu tiên trồng lúa theo kiểu Việt Nam ở Camargue.

Ở Pháp, họ bị nhà cầm quyền Pháp bắt làm nô lệ. Về xứ, họ bị Hà Nội kết tội là những người phản quốc.

45 ngày tới Pháp
Nhắc lại chính xác ngày 29 tháng 8 năm 1939, Công Báo Đông Dương phổ biến một Nghị định theo đó nhà cầm quyền thực dân pháp tuyển dụng cưỡng bách 20 000 thanh niên Việt Nam đưa qua Pháp, không phải đi lính, mà làm những công việc không chuyên môn.

Mỗi gia đình nào trong làng có 2 con trai tuổi từ 18 tới 45, phải nạp một người nhưng tránh cho con trai trưởng để ở nhà lo việc thờ cúng gia tiên. Nếu nhà nào có con mà không đưa con đi thì người cha phải chịu ở tù. Chánh quyền thuộc địa được lệnh phải kết thúc chiến dịch tuyển người trong vòng 6 tháng. Có nhiều người bị bắt đi không kịp từ giã vợ con.

Nói là 20.000, nhưng con số tới Pháp là 19.550 người trong đó có 6.900 người ở Bắc, 10.850 người ở Trung, tức xứ Annam, và 1.800 người ở xứ Nam kỳ thuộc địa.

Họ xuống tàu ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. Và cuộc hải hành của họ thường phải mất 45 ngày. Dĩ nhiên họ bị nhốt trong hầm chở hàng hóa, bị cấm lên boong vì nơi đây có người pháp và sĩ quan. Họ ngủ cứ 5/6 người trên một sạp gỗ, không nệm, chiều dài 1, 50m. Vì hầm tàu là nơi chở hàng nên không được trang bị các điều kiện vệ sinh nên mùi hôi bốc lên nồng nặc. Ăn uống, cứ 10 người nhận 1 cái thau thức ăn chia nhau.

Tới Marseille, 75 Đội được đưa tới Baumettes thuộc Quận IX của Marseille ngày nay ở tạm chờ phân phối đi các nơi làm việc. Lúc đó chỗ ở Baumettes vừa mới xây xong, sau này là khám đường của Marseille còn tồn tại tới ngày nay. Ở nhiều trại, công nhân ăn không đủ no vì bị tham nhũng ở khâu cung cấp lương thực. Mỗi người phải tự xoay sở lấy giải quyết cái đói. Mèo, chó lúc đó quí giá vô cùng, ngon hơn thỏ và cừu, cho nên trong phạm vi vài cây số chung quanh, người ta không còn nghe được tiếng mèo ngao, tiếng chó sủa ma nữa.

Nhà nước bảo hộ hay nhà tù?

Tháng 6/1940, Pháp thua trận. Vài ngàn trong số công nhân này được hồi hương. Nhưng từ năm 1941, đường biển Âu châu và Viễn đông bị cắt bởi Hải quân Anh, 14.000 công nhân này bị kẹt lại ở Pháp. Bộ Lao động Chánh phủ quyết định đem bán những công nhân này cho các xí nghiệp tư như xưởng dệt, nhà máy luyện thép, xưởng cưa, nông trường, hay cho chánh quyền địa phương để đào cống rãnh, lấp đầm lầy, đốn cây… với giá nhân công rẻ mạt.

Khi mướn công nhân, người chủ chỉ làm giao kèo với Bộ Lao động, đúng hơn, với Sở nhân công bản xứ (M.O.I = Service de la Main d'Oeuvre Indigène), trả tiền làm việc thẳng cho M.O.I, tức Cai thầu. Suốt nhiều năm dài, Cai thầu thực dân thu tiền bán nhân công nhưng lại không trả lại cho công nhân một đồng xu lớn, đồng xu nhỏ nào hết. Họ làm việc không lương, chỉ nhận được một số tiền phụ cấp bằng 1/10 lương của công nhân Pháp lúc đó. Họ còn bị bữa đói, bữa no, ngược đãi, chỗ ở tồi tệ, không nước nóng, không sưởi vào mùa lạnh, không được đi lại tự do.

Những công nhân ở lại, không về xứ được do chiến tranh, tập trung ở Miền nam Pháp, trong những Trại lớn ở rải rác từ Marseille qua Bordeaux.

Nước Pháp được Đồng minh giải phóng khỏi sự đô hộ của Đức quốc xã nhưng tình trạng của những công nhân lao động cưỡng bách Việt Nam lại không thay đổi.
Những đợt hồi hương đầu tiên chỉ được tổ chức vào năm 1948. Và những công nhân sau cùng về xứ năm 1952, sau 12 năm bị cưỡng bách biệt xứ. Có khoảng một ngàn người lấy quyết định ở lại Pháp sanh sống.

Từ đó, 20.000 công nhân Việt Nam bị cưỡng bách tới Pháp trước Thế chiến để giúp làm chiến tranh giài phóng Nhà nước Bảo hộ tại bổn quốc hoàn toàn bị lịch sử Pháp bỏ quên. Như những người này chưa bao giờ hiện hữu trên đất Pháp. Cũng may, năm 1986, một nữ sinh viên ở Đại học Nanterre làm một Tiểu luận Cao học về thân phận của những người bị bỏ quên này. Qua năm 1996, Ông Lê Hữu Thọ, nguyên Giám thị-Thông ngôn ( Surveillant-Interprète) của Đội 35 cho Nhà L'Harmattan, Paris V, ấn hành những kỷ niệm của ông dưới nhan đề "Lộ trình của một quan lại nhỏ" (Itinéraire d'un petit mandarin).

Tiếp theo, nhà báo Pierre Daum, như bị thu hút mãnh liệt bởi hoàn cảnh nghiệt ngã của những người nghèo khổ ở tận Đông dương bị Nhà nước Pháp bỏ quên, bèn lao mình vào cuộc tìm tòi thông tin, nhân chứng suốt bốn năm liền. Sau cùng, ông cho ra đời được "Những người di cư bị cưỡng bách, những người lao động Đông Dương trên đất Pháp (1939-1952)", do nhà Actes-Sud xuất bản . Tác phẩm của ông đưa ra ánh sáng trang sử thuộc địa đen tối của Pháp.

Với sự khuyến khích thêm của Ông Lê Hữu Thọ, Ông Pierre Daum vận động Thị trưởng Thành phố Arles tổ chức triển lãm và nói chuyện về những người phục vụ nước Pháp bị Chánh phủ Pháp bỏ quên suốt 70 năm dài.

Chọn Thành phố Arles để khơi dậy ký ức của nước Pháp vì chính nơi đây, 70 năm trước, có 1.500 ngưòi Việt Nam được gởi tới làm ruộng muối và ruộng lúa.
Họ đã thành công ngoài sự hi vọng với cách làm ruộng như ở Việt Nam. Bởi họ vốn gốc nông dân bỗng bị bốc khỏi đồng ruộng đem qua đây. Ruộng lúa Camargue do họ khởi công cày cấy từ những năm 1941- 1945 đã đem lại cho vùng này sự phồn thịnh. Ngày nay, không riêng người dân Camargue ăn gạo cấy gặt từ đây, mà trên thị trường xứ Pháp, gạo Camargue cũng được bày bán rộng rãi. Với nhiều thứ như gạo lứt, gạo trắng, gạo hột tròn, gạo hột dài, gạo thơm, gạo đỏ, gạo đen, … Cỏ May từ lâu nay ăn gạo Camargue, gạo lứt, gạo đỏ, thay thế gạo trắng Thái Lan.

Pierre Daum, hồi tháng 12 năm 2009, tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn những người Việt Nam đã khó nhọc giai đoạn đầu cày cấy ruộng lúa Camargue nhờ đó mà ngày nay có gạo Camargue. Mà đó lại là điều mọi người không ai biết tới chớ đừng nói nhắc tới.
Trong buổi lễ, trước sự hiện diện đông đảo của dân chúng địa phương và, đặc biệt hơn hết, của mươi tác nhân và chứng nhân, tức trong số 20 000 người trước kia nay còn sống sót được, ông Thị trưởng đã chánh thức thừa nhận nước Cộng Hòa Pháp đã có trang sử đen tối đó trong thời làm thực dân.

Gạo Camargue

Trước chiến tranh, năm 1938, Pháp nhập cảng mỗi năm 600.000 tấn gạo từ Á châu mà hết 80% của Việt Nam. Pháp thất trận, Đế quốc thực dân cũng bị sụp đổ theo luôn. Chánh phủ Vichy, năm 1941, có sáng kiến sử dụng nhân công Việt Nam những người gốc nông dân chuyên nghiệp để thử trồng lúa ở vùng ngập nước Camargue không khác những điều kiện nước, đất như ở Việt Nam. Thế là 225 công nhân không chuyên môn Việt Nam gốc nông dân được gởi tới Camargue. Lúa giống, mua ở Ý.


Những người Việt Nam này bắt tay làm ruộng theo cách thức đã từng làm ở Việt Nam từ bao nhiêu đời. Năm 1942, vụ gặt đầu tiên trúng mùa: 182 tấn lúa thu hoạch trên 50 mẫu đất canh tác. Qua năm sau, thu được 600 tấn lúa trên 230 mẫu đất. Năm 1944, 2200 tấn lúa thu được trên 800 mẫu đất.



Đà sản xuất này kéo dài tới năm 1960. Lúc bấy giờ, người ta làm được 3 mùa. Gạo đạt phẩm chất tuyệt hảo.

Người dân Camargue còn nhớ dưới thời bị Đức chiếm đóng, gạo là vàng. 1kg gạo đổi được 50kg xi-măng nên có nhiều người dân Camargue đã trở thành điền chủ giàu nhờ vài mẫu ruộng.


Ruộng lúa ở Camargue. Ảnh Cỏ May

Và một sự khám phá kỳ thú về gạo Camargue do nông dân Việt Nam, những người bị lưu đày biệt xứ, khai sanh ra tại đây. Một hôm, nhà báo Pierre Daum vào xem nhà máy chà gạo Lustucru ở Arles nhìn thấy những bức hình nông dân Việt Nam, ông bèn tìm hiểu tới và đã khám phá ra lịch sử gạo Camargue ngày nay đang lưu hành trên thị trường..

Trong buổi lễ tưởng niệm và tri ơn những công nhân Việt Nam tới đây trước thế chiến và ở lại đây, đem lại cho Camargue, một vùng ruộng lúa phí nhiêu ngày nay, ông Thị trưởng Arles tuyên bố sẽ làm bia tưởng niệm những người bạn cao quí Việt Nam và đặt tấm bia ấy tại một địa điểm xứng đáng trong Thành phố.

Nguyễn Thị Cỏ May
Phần nhận xét hiển thị trên trang

26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng


Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Chuichi Nagumo đã dẫn đầu Hạm đội Không quân Nhật Bản số 1, một nhóm tàu sân bay tấn công, hướng về Trân Châu Cảng, cùng với ý định rằng, “nếu đàm phán với Mỹ thành công, hạm đội sẽ ngay lập tức rút quân trở về.”
Đàm phán đã diễn ra suốt nhiều tháng. Người Nhật muốn chấm dứt các lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ. Người Mỹ muốn Nhật rút khỏi Trung Quốc và Đông Nam Á – và từ bỏ Hiệp ước Tam cường (Tripartite “Axis” Pact) với Đức và Ý như là điều kiện cần trước khi cấm vận có thể được dỡ bỏ. Không bên nào chịu nhượng bộ.
Tổng thống Roosevelt và Ngoại trưởng Cordell Hull đã dự đoán Nhật sẽ tấn công trả đũa – họ chỉ không biết là ở đâu. Philippines, Đảo Wake, Midway – tất cả đều là những khả năng. Các báo cáo tình báo của Mỹ đã chỉ ra rằng Hạm đội Nhật Bản đã di chuyển ra khỏi Formosa (Đài Loan), và dường như đang hướng về bán đảo Đông Dương. Kết quả của “niềm tin sai lầm” này là Tổng thống Roosevelt đã yêu cầu hủy bỏ một cử chỉ hòa giải, đó là tiếp tục cung cấp dầu hàng tháng cho nhu cầu dân sự của Nhật Bản. Hull cũng bác bỏ “Kế hoạch B” của Tokyo, đó là tạm xuống thang khủng hoảng và nới lỏng các lệnh trừng phạt mà không có bất kỳ nhượng bộ nào từ phía Nhật. Thủ tướng Tojo coi đây là một tối hậu thư, và ít nhiều đã từ bỏ các kênh ngoại giao như là phương tiện giải quyết bế tắc.
Nagumo không có kinh nghiệm về không quân hàng hải; ông chưa bao giờ chỉ huy một đội tàu sân bay nào trong cuộc đời mình. Vai trò này là phần thưởng cho một đời cống hiến trung thành. Nagumo, dù là người đàn ông của hành động, nhưng vẫn không thích những rủi ro không cần thiết – mà một rủi ro như vậy theo ông là việc tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng.
Tuy nhiên, Tổng tham mưu trưởng, Đô đốc Isoruku Yamamoto, lại nghĩ khác. Trong khi cũng phản đối chiến tranh với Mỹ, ông tin rằng hy vọng duy nhất cho chiến thắng của Nhật Bản là một cuộc tấn công bất ngờ nhanh chóng, thông qua chiến tranh tàu sân bay, chống lại Hạm đội Mỹ. Về phần Bộ Chiến tranh của Roosevelt, nếu chiến tranh là không thể tránh khỏi, thì họ mong rằng “Người Nhật sẽ là bên công khai tấn công trước.”
Xem thêm:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Mỗi cây số giảm 1.000 tỉ đồng, nghĩ mà xót



>> Petrolimex treo khẩu hiệu ủng hộ hàng Việt: “Không phải như phản đối Uber, Grab”


BÚT BI
TTO - Một đoạn đường chưa tới 6 cây số đã vậy, còn bao nhiêu công trình, dự án trên khắp cả nước, bộ muốn thanh tra là được à?

- Chuyện gì mà xốn xang bần thần vậy bạn?

- Không xốn xang sao được: 3,1 triệu tỉ đồng nợ công, mỗi người dân đang gánh khoản nợ khoảng 33 triệu đồng, bất kể già trẻ lớn bé. Giờ lòi ra cái đường sắt Hà Nội chưa tới 6 cây số, sau khi soát xét các khoản thì chi phí đầu tư giảm từ 34.743 tỉ đồng rút xuống còn 28.918 tỉ đồng, giảm gần 6.000 tỉ đồng, tức mỗi cây số giảm hơn 1.000 tỉ đồng!

- Cả mấy ngàn tỉ chứ có phải một, hai tỉ đâu mà tính toán loạn xạ rối tung canh hẹ vậy? Giỡn chơi hả?

- Ôi trời, chuyện tiền bạc đâu có ai đem ra giỡn. Chẳng qua có nhiều hạng mục tào lao thiên địa, vẽ ra để xài tiền, giờ bị cắt nên bớt được gần 6.000 tỉ thôi!


- Làm ăn kiểu đó sao mà không gánh nợ đầy đầu...

- Ai gánh thì gánh, chớ có một số người nhờ vậy mà của cải ngập đầu!

- Nghĩ mà xót. Chỉ một đoạn đường chưa tới 6 cây số đã vậy, còn bao nhiêu công trình, dự án trên khắp cả nước thì sao?

- Muốn biết sao dễ ẹt mà, thanh tra, kiểm toán là ra hết chớ gì...

- Đời đâu có đơn giản vậy. Bộ muốn là thanh tra à? Bộ thanh tra là ra à?

- Ờ, vậy cho nên mới... nghĩ mà xót!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đúng là con tạo xoay vần, nghĩ mà kinh!


FB Hải Châu

Sau khi nâng cấp, mở rộng, hội trường mới của HĐND TP Đà Nẵng tại số 42 Bạch Đằng được đưa vào hoạt động tính đến nay đã hơn 4 tháng. Tiếng là vậy nhưng thực chất thì chỉ mới phục vụ 2 kỳ họp của HĐND TP Đà Nẵng.

Kỳ họp đầu tiên ở hội trường mới này là kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX, diễn ra từ ngày 5 – 7/7/2017, do ông Nguyễn Xuân Anh, khi đó là Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng chủ trì. Tại đây, chiếu theo Điều 78 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, người ta đã cho các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng tiến hành họp kín về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng đối với ông Đặng Việt Dũng.

Theo thông báo số 155/VP-TH của Văn phòng HĐND TP Đà Nẵng về kết quả kỳ họp thứ 4 HĐND TP khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 (được đăng tải trên báo Đà Nẵng ngày 11/7) thì tại phiên họp kín đó, 49/49 đại biểu HĐND TP Đà Nẵng đã thống nhất miễn nhiệm ông Đặng Việt Dũng bằng hình thức giơ tay biểu quyết.

Theo kế hoạch thì phải đến tháng 12, tại hội trường mới được nâng cấp, mở rộng này mới lại diễn ra kỳ họp thứ 5, tức kỳ họp cuối năm 2017 của HĐND TP Đà Nẵng. Có ai ngờ, sau 4 tháng rưỡi, vào ngày hôm qua 24/11, tại hội trường này đã sớm diễn ra kỳ họp thứ 5, nhưng lại là kỳ họp bất thường.

Tại đây, cũng bằng họp kín để thảo luận và cũng bằng giơ tay biểu quyết, đã có 48/49 đại biểu HĐND TP Đà Nẵng (chỉ vắng ông Nguyễn Xuân Anh) thống nhất bãi nhiệm chức Chủ tịch HĐND TP và cả tư cách đại biểu HĐND TP đối với người chủ trì phiên họp miễn nhiệm ông Đặng Việt Dũng trước đó 4 tháng rưỡi.

Tất cả những việc đó đều được giải thích là chiếu theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Có khác với kỳ họp thứ 4 một chút là chỉ có việc thảo luận được tiến hành trong phiên họp kín của các tổ đại biểu, còn việc giơ tay biểu quyết thì tiến hành công khai tại hội trường trước sự chứng kiến, ghi hình, chụp ảnh của báo chí.




Như vậy là chỉ sau 4 tháng rưỡi với 2 kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng – một bình thường và một bất thường - tại hội trường mới nâng cấp, mở rộng này, đã có 2 người phải rời khỏi chức vụ đương nhiệm. Cái khác là sau khi ông Nguyễn Xuân Anh chủ trì kỳ họp thứ 4 miễn nhiệm ông Đặng Việt Dũng khỏi chức Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP thì ông Dũng vẫn cứ là Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy. 

Trong khi với việc bị bãi nhiệm ở kỳ họp thứ 5 (bất thường) thì ông Nguyễn Xuân Anh đã mất nốt những chức vụ cuối cùng, sau khi đã bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Liệu khi chủ trì miễn nhiệm ông Đặng Việt Dũng cách đây 4 tháng rưỡi, ông Nguyễn Xuân Anh có nghĩ đến lúc mình sẽ rơi vào tình cảnh như hiện nay? Đúng là con tạo xoay vần, nghĩ mà kinh!

Xin nhắc lại, chỉ sau 4 tháng rưỡi với 2 kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng – một bình thường và một bất thường - tại hội trường mới ở số 42 Bạch Đằng, đã có một Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP và một Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng phải rời khỏi chức vụ đương nhiệm. Chẳng biết việc nâng cấp, mở rộng hội trường này có “hệ” gì không mà kinh thế?

Cũng không biết công trình nâng cấp, mở rộng hội trường này có nằm trong số 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan ở Đà Nẵng được chủ trương cho chỉ định thầu, vi phạm Luật Đấu thầu, như kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố ngày 18/9/2017 hay không?

Chỉ biết so với hội trường 42 Bạch Đằng khá mộc mạc, hầu như chỉ có xi măng, cốt thép được đưa vào hoạt động từ khoảng trước năm 2000 thì hội trường mới nâng cấp, mở rộng sang trọng, bề thế hơn nhiều. Và đặc biệt là ngoài xi năng, cốt thép thì hội trường mới này còn sử dụng rất nhiều gỗ, tất nhiên không thể là mấy thứ gỗ tầm thường. 

Không biết đã có bao nhiêu diện tích rừng bị đốn hạ để chuyển gỗ về cái hội trường này? Có khi nào vì vậy mà thần Rừng không ưng cái bụng hay không? Và xin hỏi, các vị đại biểu HĐND TP Đà Nẵng có được hỏi ý kiến lần nào về việc sử dụng ngân sách để nâng cấp, mở rộng cái hội trường mà các vị đang ngồi? Hay các vị chỉ thấy có hội trường mới là vào ngồi, còn ai làm gì… mặc kệ?

P/s: Hội trường 42 Bạch Đằng "mộc mạc" cho đến kỳ họp thứ 3 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX (diễn ra từ ngày 6 - 8/12/2016). Nhưng từ kỳ họp thứ 4 (diễn ra từ ngày 5 - 7/7/2017 thì đã "lột xác" hoàn toàn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang