Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

"www" và "Doi Moi" : 20 năm Internet Việt Nam (1997-2017)

Giao blog

Lấy về từ nhiều nguồn.
Bài báo viết năm 1996, của Giang Công Thế (blogger Hiệu Minh)
---






.

2.

20 năm Internet Việt Nam: Những kịch tính giờ mới kể

 - “Tôi còn nhớ như in văn bản ấy được ban hành vào ngày 10/05/1997. Sau đó vài ngày, anh em trong Ban điều phối, Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an, Bộ Khoa học Công nghệ đọc, đánh giá văn bản ổn dù chúng ta đều mới tiếp cận, nhưng cần xem xét thêm vì nó khác với lĩnh vực báo chí”, ông Đỗ Quý Doãn kể.
Năm 1997, năm đánh dấu Việt Nam hòa mạng Internet, ông Đỗ Quý Doãn đang giữ cương vị Vụ trưởng tại Bộ Văn hoá Thông tin, được cấp trên giao nhiệm vụ tham gia khâu hoạch định chính sách, quy định của Nhà nước về thông tin mạng. Lúc ấy, ông Phạm Gia Khiêm là Bộ Trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường, trưởng Ban điều phối quốc gia được thành lập từ Ban quản lý Internet của Chính phủ (ra đời ngày 24/03/1997) để chuẩn bị cho việc hoà mạng Internet vào cuối năm 1997.
Nhận thấy sự cấp thiết trong việc xây dựng văn bản, ông Khiêm đã chỉ đạo Bộ Văn hoá Thông tin, cụ thể là ông Đỗ Quý Doãn và ông Mai Linh cùng xây dựng văn bản quy chế về cung cấp thông tin lên mạng Internet. Quản lý nội dung thông tin trên mạng Internet là vấn đề rất quan trọng và đau đầu không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới lúc bấy giờ.
“Tôi còn nhớ như in văn bản ấy được ban hành vào ngày 10/05/1997. Sau đó vài ngày, anh em trong Ban điều phối, Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an, Bộ Khoa học Công nghệ đọc, đánh giá văn bản ổn dù chúng ta đều mới tiếp cận, nhưng cần xem xét thêm vì nó khác với lĩnh vực báo chí”, ông Doãn kể.
Internet,Đỗ Quý Doãn,công nghệ thông tin
Ông Đỗ Quý Doãn. Ảnh: Zing.vn
Thời điểm đó, một văn bản vừa được ban hành mới vài ngày lại phải sửa đổi thì có vẻ gay go. Nhưng chúng ta rất cầu thị, từ Bộ Chính trị đến Chính phủ, và các cấp chính quyền, nếu thấy không phù hợp thì sẵn sàng sửa ngay, để phục vụ thật nhanh cho việc hoà mạng có cơ sở hoạt động.
Không ít những khó khăn và trở ngại vấp phải trong quá trình xây dựng văn bản, mà ông Doãn ví von như “đười ươi giữ ống”, tưởng là quản lí rất chặt nhưng cuối cùng lại tuột hết. Chúng ta không thể mang tư duy quản lí báo chí truyền thống vào quản lí Internet, bởi không thể nào lường trước được tốc độ truy cập và lan truyền đến chóng mặt của nó. Vì thế mà cần xác định trách nhiệm của từng đơn vị, bộ phận trong quá trình tham gia đưa nội dung lên Internet. Cấp cơ quan quản lí chỉ đưa ra các chính sách pháp luật, cấp cơ quan chủ quản trực tiếp phải chịu trách nhiệm. Thứ nữa là trách nhiệm của bản thân người thực hiện việc đó.
Ông Doãn không thể quên cuộc điện thoại của ông Phạm Gia Khiêm để hỏi: ông có hiểu Internet là như thế nào không? Khi đó ông đã phải thú thật, do mới được nhận nhiệm vụ nên cũng chưa hiểu lắm. Sau đó ông Doãn đã lập tức cử nhân viên tập hợp lại 100 bài viết, tài liệu liên quan đến Internet và in thành một quyển sách, xin giấy phép in theo dạng tài liệu với tên gọi: Internet và “Lĩnh vực quản lý”. Tài liệu này cung cấp những kiến thức cần thiết để giúp Internet phát triển.
Cũng theo ông Doãn, một trong những điểm rất quan trọng trong 20 năm phát triển Internet là ngay từ đầu ta đã xác định đúng nguyên tắc phát triển, hay còn gọi là tư duy phát triển. Mọi người đều không thể biết được Internet sẽ phát triển như thế nào, phương thức quản lí ra sao. Việc quản lí thông tin trên mạng rất khác với những gì có trong kinh nghiệm của chúng ta, bởi tính cập nhật thông tin nhanh chóng, tính tương tác rộng mở. Nhưng chưa hiểu không có nghĩa là cấm đoán. Vì thế Ban điều phối đã cùng thống nhất là phát triển đến đâu thì quản lí đến đó, có nghĩa là quản lí phải theo kịp với sự phát triển, vừa làm vừa xem xét và rút kinh nghiệm.
Theo đó, điểm rất đáng ghi nhận là chúng ta đã thực sự chủ động trong xây dựng các chính sách phát triển, đã có nhiều văn bản được ban hành về cung cấp thông tin tiếp sau đó và đặc biệt là Thông tư Liên tịch của Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Công an và Tổng cục Bưu điện. Những văn bản ấy đưa ra các quy định, cơ chế quản lý, cách thức một cách rất chủ động và mang nhiều ý nghĩa đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các nhà cung cấp thông tin Internet về mặt pháp lý.
Hồi đó sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, như giữa Bộ Văn hoá và Thông tin, Tổng cục Bưu điện, Bộ Khoa học Công  nghệ Môi trường và Bộ Công An rất tốt. Các bộ duy trì thế mạnh của nhau để phối hợp. Có hai đơn vị rất quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ Internet (gọi tắt là ISP) và các nhà cung cấp nội dung thông tin lên Internet (gọi tắt là ICP). Chẳng hạn, Bộ Công An xem xét việc cấp phép cơ sở hạ tầng kĩ thuật, Bộ Văn hoá Thông tin xem xét cung cấp nội dung thông tin lên mạng. Tất cả đều phối hợp tốt tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nội dung thông tin.
“Các cuộc trao đổi giữa các lãnh đạo và các bộ ban ngành rất thoải mái và cởi mở. Đặc biệt họ không tuyệt đối hoá, cũng không cực đoan hoá các biện pháp quản lý Internet”, ông Doãn kể.
Trong thực tiễn, sự phát triển bất cứ quốc gia nào cũng phải phù hợp với xu thế phát triển chung, chứ không thể quay lưng với nó. Vì vậy phương thức quản lí được đưa ra cần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội quốc gia ấy.
Nhìn lại, Internet ở Việt Nam đã đi qua chặng đường 20 năm và 4 năm thai nghén, tổng cộng là 24 năm. Bài học rút ra trong suốt quãng thời gian đó vẫn còn nguyên giá trị cho chặng đường sắp tới. Đó là những bài học quý báu từ quyết định kết nối và cung cấp dịch vụ Internet, về đón nhận cái mới, lắng nghe từ thực tiễn và chủ động, khuyến khích để các đơn vị thử nghiệm dù xé rào mà không bị quy chụp, ngăn cấm. Đó là bài học về lựa chọn công nghệ và hướng đi, về việc đặt lợi ích phát triển đất nước lên cao nhất. 
Nếu cho rằng, giai đoạn 20 năm qua là thận trọng, thì giai đoạn 20 năm tới cần phải vượt lên. Đây là con đường cho chính phủ kiến tạo, là nền tảng đưa Việt Nam hòa vào thế giới văn minh. Khi Internet, mạng di động và trí tuệ nhân tạo được đánh giá là chìa khóa cho các cuộc cách mạng sâu rộng thì đây đúng là vận hội to lớn cho Việt Nam bứt phá đi lên.
“Bốn năm thai nghén”
Đã có 4 đơn vị đi tiên phong thử nghiệm Internet trước ngày Chính phủ Việt Nam cho phép chính thức kết nối và cung cấp dịch vụ Internet, đó là, Viện CNTT với mạng Varenet được Đại học quốc gia Úc giúp kết nối bằng thủ tục truyền tin UUCP, chạy trên hệ điều hành SCO UNIX để gửi email vào cuối năm 1993. Liên hiệp khoa học sản xuất công nghệ phần mềm CSE tạo thủ tục truyền tin riêng Tnet, chạy trên hệ điều hành SCO UNIX từ năm 1993.
Trung tâm tin học Teltic trực thuộc Bưu điện Khánh Hoà từ năm 1994 đã thử nghiệm kết nối gửi email, sau đó ngày 15/8/1995 chính thức đưa lên mạng E-news, Báo điện tử đầu tiên, được cấp giấy phép thử nghiệm do Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin Nguyễn Khoa Điềm ký. Sau đó vào cuối tháng 12/1995, hoàn thành Xa lộ Thông tin VietNet, và tháng 1/1996 Teltic chính thức khai trương cung cấp dịch vụ trên Xa lộ Thông tin  VietNet, mạng đầu tiên ở Việt Nam sử dụng công nghệ TCP/IP của Internet cung cấp đầy đủ các dịch vụ của Internet như email, truyền file ftp, web… Đơn vị thứ tư là Công ty FPT xây dựng mạng Trí Tuệ Việt Nam với giao thức truyền tin riêng, từ cuối năm 1996.
Lan Anh
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/20-nam-internet-viet-nam-nhung-kich-tinh-gio-moi-ke-412604.html



1. Một bài viết vào năm 1996 của một Phó Tiến sĩ về IT được đào tạo từ Đông Âu (lấy từ Fb của tác giả, vừa đưa lên tháng 11/2017)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc thủ lợi từ bi kịch người Rohingya Miến Điện





Người Rohingya bồng bế sang Bangladesh tị nạn, 20/11/2017.


(Bruno Philip, Le Monde 21/11/2017) Trung Quốc đang thu được những lợi ích chiến lược từ thảm kịch của người Rohingya - thiểu số theo đạo Hồi sống ở miền bắc Miến Điện bị buộc phải tị nạn ở Bangladesh, do bạo lực của quân đội.

Từ đầu tiến trình « dân chủ hóa » năm 2011, Miến Điện đã tháo gỡ được đáng kể gọng kềm của con rồng Trung Quốc. Trước đó, Bắc Kinh là đồng minh duy nhất thực sự. Ngày nay, khi Miến Điện lại bị phương Tây lên án, thì gần như trở lại với thời kỳ tập đoàn quân sự, Trung Quốc một lần nữa lại có thể lý sự rằng mình là đối tác đáng tin cậy.

Bắc Kinh lao vào không chần chừ : ngày 6/11 tại New York, khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc định thông qua một nghị quyết – theo đề nghị của Pháp và Anh – đòi hỏi cho người tị nạn quay về và ngừng sử dụng bạo lực với người Rohingya, Trung Quốc đã phủ quyết ngay. Hội đồng Bảo an đành phải tự bằng lòng với một « tuyên bố » đơn giản. Ngay trước khi bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền tháng 3/2016, Bắc Kinh đã nhanh chóng gầy dựng mối quan hệ với nhà cựu ly khai - trước đây bị tập đoàn quân sự vốn thân thiết với Trung Quốc quản thúc tại gia.

Vào lúc áp lực phương Tây tăng lên, một số nhà quan sát cho rằng Trung Quốc đang chộp lấy cơ hội để lại trở thành người đối thoại ưu tiên của Miến Điện. Bắc Kinh, đối tác kinh tế quan trọng nhất, có lý do để lo ngại khi thấy đồng minh Miến Điện tiến lại gần phương Tây, nhất là với Mỹ. Hai chuyến viếng thăm Miến Điện của tổng thống Barack Obama năm 2012 và 2014, đã gởi đi dấu hiệu cảnh báo cho Trung Quốc. Tổng thống Thein Sein, dù là cựu thủ tướng thời tập đoàn quân sự, vào năm 2011 đã dám cho ngưng một dự án đập thủy điện do Trung Quốc xây dựng và tài trợ, trên sông Irrawaddy, miền bắc đất nước.

Đã hẳn là với hơn 2.000 kilomet đường biên giới chung, và chia sẻ một lịch sử lâu dài – đôi khi căng thẳng, như Trung Quốc thời Mao ủng hộ du kích cộng sản Miến Điện – khó tin rằng Trung Quốc chỉ chịu ngồi chiếc ghế tạm trên sân khấu nước này. Việc năm 2013 nhà cựu độc tài Than Shwe đưa ra tiến trình mở cửa trong khuôn khổ lộ trình hướng về một « nền dân chủ có kỷ luật », có mục tiêu rõ ràng : đưa đất nước ra khỏi tình trạng chỉ có một đối tác duy nhất là Trung Quốc. Trước nhu cầu quốc tế hóa thương mại, cần phải tiến đến một « chủ nghĩa đa phương » nào đó. Nhất là với mục đích thuyết phục Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu dỡ bỏ lệnh cấm vận đã kéo dài từ nhiều năm qua. Và đó là những gì đã diễn ra…

Nhà báo Thụy Điển Bertil Lintner chuyên viết về Miến Điện, mới đây tiết lộ vào đầu những năm 2000 trong giới quân nhân nước này lưu truyền một bản báo cáo dày, giải thích « sự lệ thuộc quá lớn » vào Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm – theo tác giả bản báo cáo – là « chủ quyền quốc gia » đang bị đe dọa. Báo cáo nhấn mạnh, các tướng lãnh Miến Điện muốn được lợi từ quá trình toàn cầu hóa.

Trung Quốc tiến hành hai việc cùng lúc : vừa liên tục chứng tỏ« tình hữu nghị » với chính quyền Miến Điện, lại vừa vũ trang cho du kích thiểu số tại vùng biên giới. Bắc Kinh cũng cung cấp vũ khí cho các chiến binh Ngõa Bang (Wa), một tộc người sắt máu nay chuyên buôn ma túy. 

Trung Quốc không quan tâm đến nhân quyền lẫn đức hạnh của các đồng minh. Quân du kích Ngõa có cả xe thiết giáp, hỏa tiễn địa-không, thậm chí trực thăng Trung Quốc…và còn cung cấp súng trường nhãn hiệu Trung Quốc cho các lực lượng du kích khác trong khu vực, mà Bắc Kinh điều khiển được với các mức độ khác nhau.

Một ví dụ khác, Trung Quốc đã cho mở một tài khoản ngân hàng tại Bắc Kinh để « những món tiền tài trợ » có thể được đưa đến tay « quân đội Kokang », một sắc dân gốc Hán, chiến đấu dọc theo biên giới Trung Quốc - Miến Điện. Chiến lược hai mặt này giúp Bắc Kinh vừa ve vãn chính phủ Miến Điện, lại vừa duy trì được khả năng gây áp lực khi giựt dây những kẻ thù của họ…

Đối với Trung Quốc, Miến Điện là quốc gia quan trọng. Về kinh tế, Bắc Kinh cần giữ an ninh đường ống dẫn dầu và khí đốt chạy từ vịnh Bengale đến tỉnh Vân Nam, giúp các tàu chở dầu Trung Quốc khỏi phải đi qua eo biển Malacca để đến bờ biển phía đông. Ngay kế bên các đường ống dẫn dầu khí ở bang Arakan, nơi người Rohingya sinh sống, Bắc Kinh tìm cách chiếm được 80% dự án xây dựng một cảng nước sâu, trị giá khoảng 7 tỉ đô la. 

Cho dù Miến Điện không lại trở thành quốc gia bị thế giới xa lánh như trước, Trung Quốc vẫn có thể xoa tay hài lòng : phương Tây càng lùi xa Miến Điện, thì đất nước này lại sẽ rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông sẽ là nơi Mỹ-Trung tranh hùng


Trong tương lai Mỹ và Trung Cộng sẽ xung đột, đối đầu hơn, hay hòa hoãn, cộng tác hơn? Dự đoán này ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao của Việt Nam. Nếu trong vòng 10 năm đến 30 năm nữa, hai nước đó chỉ lo thỏa hiệp, trao đổi kinh tế đúng quy luật thị trường, cùng chia đôi thiên hạ, thì nước Việt Nam có thể đi dây, giao hảo với cả hai và mượn thế lực nước này để buộc nước kia nhượng bộ. Nhưng nếu trong vòng một thế hệ nữa Mỹ và Trung Cộng sẽ xung đột nhiều hơn, thì người Việt phải chọn đường khác. Câu hỏi là: Trong hai nước đó, nước nào cần tránh vì sẽ làm thiệt hại mình hơn?
Hình minh họa
Trông bên ngoài thì hiện nay bang giao Mỹ-Trung có vẻ tốt đẹp. Donald Trump hết lời ngợi khen uy quyền tột đỉnh của Tập Cận Bình, và Tập làm đủ mọi cách ve vuốt chiều chuộng khi tiếp đón Trump.
Nhưng quyền lợi hai nước vẫn xung khắc, đối nghịch nhau, trong ngắn hạn cũng như lâu dài.
Ngắn hạn, mối xung khắc căn bản giữa Trump và Tập là số khiếm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ. Những cử tri nhiệt liệt nhất của ông Trump, các công nhân ngành thép, mới làm kiến nghị giục ông tổng thống: Đánh thuế trên thép nhập cảng từ Trung Quốc, như lời ông hứa khi tranh cử.
Theo tin của báo Wall Street Journal, một tháng trước khi ông Trump qua Tàu, Bắc Kinh đã đề nghị hai ông Trump-Tập sẽ đánh dấu cuộc gặp thượng đỉnh bằng nghi thức long trọng công bố quyết định Trung Quốc mở rộng thị trường tài chánh cho Mỹ vô. Chính phủ Mỹ trả lời: Không cần thiết. Trước khi Tập Cận Bình tiếp Trump ở Đại Sảnh Nhân Dân, quan chức Tàu nhắc lại ý kiến đó, nhưng phía Mỹ vẫn không đồng ý.
Cuối cùng, sau khi ông Trump bay về rồi, Bắc Kinh đơn phương công bố quyết định mở cửa cho các ngân hàng và giới đầu tư Mỹ vô nước Tàu. Nhưng Mỹ vẫn còn chê: Trễ quá, ít quá! (To little, too late!) Bởi vì họ biết rằng Bắc Kinh trước sau đằng nào cũng cần mở cửa thị trường vốn để bắt buộc các ngân hàng quốc doanh phải cải tổ. Nếu không thì kinh tế lục địa sẽ tiếp tục trì trệ lâu dài. Nhưng họ chỉ mở cửa rất chậm chạp; cho nên không có lý nào Mỹ lại giúp họ làm rùm beng lên như là nhượng bộ ghê gớm lắm!
Câu chuyện trên chỉ là một thí dụ về những mâu thuẫn giữa hai nước. Sau khi kết án các nhà xuất cảng bên Tàu phá giá, bán dưới giá thành, Mỹ đánh thuế 160% trên hàng nhôm Tàu bán, 194% trên ván ép. Chính phủ Mỹ đang trù tính sẽ viện lý do an ninh quốc gia để tăng thuế nhập cảng nhôm từ nước Tàu. Họ sẽ kết luận Trung Quốc chưa là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Với nhãn hiệu đó, sẽ đánh thuế nặng, cao hơn quy định của WTO. Những món hàng đầu tiên sẽ lãnh đạn là máy giặt, bàn điện mặt trời (solar panels) đang ào ạt chở quan Mỹ. Lý do vì các doanh nghiệp nhà nước bên Tàu được chính quyền giúp đỡ, nên cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp tư ở Mỹ.
Mặc dầu các ông Trump-Tập họp thượng đỉnh biểu diễn vái lẫn nhau, tranh chấp kinh tế, thương mại giữa hai nước sẽ còn tiếp diễn. Ông Trump có thể lấy cớ đang bận lo chuyện cải tổ thuế khóa, hay chuyện Bắc Hàn, vân vân, để khoan ra tay đánh thuế hàng Tàu; nhưng vấn đề vẫn nằm đó, trước sau cũng đụng chạm.
Nhưng đụng chạm thương mại là chuyện nhỏ. Mỗi bên cứ lấn một bước rồi lui một bước, thăm dò nhau; vì không bên nào muốn gây “chiến tranh mậu dịch” có thể sập tiệm.
Mối xung khắc giữa Mỹ và Trung Quốc khó tránh bùng nổ, vì những quyền lợi sâu xa hơn. Từ năm 1990, Mỹ là cường quốc đóng vai trùm thế giới, nhưng từ năm 2012 thì Tập Cận Bình muốn nước Tàu phải đứng ngang hàng với Mỹ, trên khắp mọi mặt.
Trong lịch sử, khi một quốc gia từ địa vị yếu vươn lên, thấy mình mạnh không thua nước đang đóng vai bá chủ, thì thế nào cũng xung đột, có thể chiến tranh. Khi nước Tần mạnh lên thì sẽ có ngày phải đánh Tề, đánh Sở. Nửa đầu thế kỷ 20, khi nước Đức vươn lên ở Châu Âu mà nước Anh đanh đóng vai ông trùm, chiến tranh đã xảy ra. Ở Hy Lạp thời cổ cũng vậy, Athens đang đóng vai bá chủ thì Sparta bắt đầu hùng cường, thế là gây chiến.
Ông Tập Cận Bình đã nhắc tới bài học Hy Lạp, khi tới thăm nước Mỹ, Tháng Chín năm 2015. Ông nói, ở Seattle, rằng: “Không có cái gọi là Cái Bẫy của Thucydides trên thế giới bây giờ. Nhưng nếu các quốc gia lớn sai lầm trong chiến lược, họ sẽ tự tạo ra cái bẫy sập mà rớt xuống.” Ông Tập nhắc tới tên sử gia Hy Lạp Thucydides, người kể lại cuộc chiến tranh gọi là “Peloponnesian” giữa Athens và Sparta, từ 431 đến 404 Trước Công Nguyên.
Từ đầu thế kỷ 20, nước Mỹ khám phá ra vai trò đặc biệt của họ trên thế giới. Sau năm 1945, người Mỹ bắt đầu nghĩ họ có “trách nhiệm” đối với cả loài người, mà không quốc gia nào so sánh được. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đóng vai ông trùm luôn.
Trung Quốc có lịch sử “bình thiên hạ” trong hơn hai ngàn năm. Họ cảm thấy nhục nhã khi mất vai trò đó vì bị thua các nước Tây Phương. Đặng Tiểu Bình vẫn còn khuyên đàn em “thao quang dưỡng hối,” đừng có ngẩng đầu lên cho thế giới đỡ sợ mình. Nhưng Tập Cận Bình đã ngẩng đầu, và hơn một tỷ con người nhiệt liệt đồng ý. Chất “bá chủ” vẫn chảy mạnh trong giòng máu, trong DNA của Hán tộc.
Nhiều người lạc quan nghĩ rằng sau khi dân Trung Hoa tư bản hóa để thành giàu có, họ sẽ khao khát dân chủ tự do, chế độ Cộng Sản sẽ tự “diễn tiến” dần dần và họ sẽ sống theo quy luật của một thế giới tôn trọng các giá trị chung, như quyền làm người, tinh thần trọng pháp, tự do, dân chủ, vân vân.
Ông Lý Quang Diệu đã cảnh tỉnh mà nhiều người không nghe. Ông nhắc nhở rằng “Trung Quốc không muốn xin gia nhập câu lạc bộ các nước Tây phương, dù được mời làm hội viên danh dự! Một trật tự Mỹ đặt ra để hiệu lệnh các nước khác làm theo.”
Khi hai nước lớn cùng nghĩ mình có “thiên mệnh” đứng đầu thế giới, họ không có cách nào tránh xung khắc quyền lợi. Do đó, sẽ chạy đua, đối đầu, xung đột và nếu không khéo thì kéo nhau rơi vào cái Bẫy của Thucydides. Ông Tập Cận Bình nói rằng cái bẫy đó khó xuất hiện, trừ khi các cường quốc sai lầm. Trong quá khứ đã nhiều lần cái Bẫy của Thucydides có thật rồi. Tương lai có tránh được hay không, chúng ta ước mong loài người khôn ngoan hơn, sẽ tránh. Nhưng không nên đem cả gia tài của mình đánh cá vào niềm hy vọng đó.
Cái Bẫy sập của Thucydides, trong thế kỷ 21, có thể nằm ngay bên cạnh nước ta, trong vùng Biển Đông Nam Á.
Trong một bài đăng trên tạp chí Foreign Affairs, Robert Manning và James Przystup nhận xét rằng trong khi Trung Quốc có “quyền lợi cốt lõi” (hạch tâm quyền lợi) ở vùng biển Đông Nam Á, nước Mỹ thì không nhất thiết như vậy. Và, hai ông nói, “Bắc Kinh biết điều đó!” Để kết luận: Câu hỏi chiến lược của Mỹ bây giờ là: Chúng ta chấp nhận nước Trung Hoa đóng vai trò nào trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương?
Lý luận trên đây nghe rất hay. Quả thật, “quyền lợi cốt lõi” của nước Mỹ nằm ở Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh, quan trọng hơn vùng Đông Nam Á, Châu Phi, hay vùng Trung Á. Nhưng “quyền lợi cốt lõi” của Mỹ ở bán đảo Cao Ly còn nhỏ hơn ở vùng Đông Nam Á, là nơi một phần ba số hàng hóa chở đường biển trên thế giới đi qua vùng biển đó! Từ năm 1950 đến giờ, có bao giờ thấy một chính phủ Mỹ nào tuyên bố họ mặc kệ cho dân Cao Ly sống theo miền Bắc hay miền Nam hay không?
Cho nên, Biển Đông nước ta sẽ là nơi diễn ra xung đột mạnh nhất giữa Mỹ và Trung Cộng trong một vài thế hệ nữa.
Vì nước Mỹ sẽ phải đối đầu với Trung Cộng, không phải chỉ trong vùng Đông Nam Á mà còn khắp thế giới, bắt đầu từ Á Châu,
Năm 2013, Tập Cận Bình bắt đầu công bố chương trình “Nhất Đới Nhất Lộ” thì cũng là năm Trung Cộng bắt đầu xây dựng các hòn đảo nhân tạo trong “Đường Lưỡi Bò.” Gần hai năm sau, đầu năm 2015, nhờ hình ảnh vệ tinh chụp của các viện nghiên cứu chiến lược ở Mỹ, thế giới mới chú ý tới những hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng, lúc đó chúng đã bắt đầu được quân sự hóa.
“Nhất Đới Nhất Lộ” lập vòng đai trên lục địa nối các nước Trung Á với nước Tàu, dẫn sang tới Trung Đông và Châu Âu. Trên biển, sẽ lập con Đường Tơ Lụa Biển thế kỷ 21, từ Hàng Châu, Quảng Châu, qua Đông Nam Á, Nam Á, sang tới Châu Phi và Châu Âu. Đây là một kế hoạch dài hàng thế kỷ, Tập Cận Bình đang nỗ lực thực hiện. Hiển nhiên, Đường Tơ Lụa Biển không thể nhích một bước, nếu không chinh phục được các nước Đông Nam Á. Vì vậy, các hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng trong Biển Đông trở thành quyền lợi cốt lõi của nước Tàu. Nếu Mỹ muốn đối phó với kế hoạch thế kỷ 21 của Trung Cộng, họ sẽ không thể mặc cho Tập Cận Bình thao túng, gậm nhấm rồi khuất phục các nước Đông Nam Á.
Khi thấy ông Donald Trump xé bỏ thỏa ước TPP, nhiều người nghĩ rằng ông ta sẽ bỏ rơi Á Châu. Nhất là khi thấy ông bắt tay Tập Cận Bình rất chặt. Nhưng giới lãnh đạo nước Mỹ sẽ không quên quyền lợi quốc gia họ.
Người đứng đầu bảo vệ quyền lợi ngoại thương trong chính phủ Mỹ, ông Robert Lighthizer đã mở cuộc điều tra về chính sách mua bán của Trung Cộng, bắt đầu với vấn đề vi phạm quyền sở hữu tri thức. Trong lúc Trung Cộng tuyên bố mở hé cửa cho các ngân hàng và giới đầu tư của Mỹ vào lục địa thì hai viện Quốc Hội Mỹ đang đưa ra các dự luật hạn chế đầu tư ngoại quốc trong các lãnh vực kỹ thuật cao, cơ sở hạ tầng, và an ninh, quốc phòng. Ông Lighthizer coi mục tiêu chính của Mỹ là giảm bớt khiếm hụt mậu dịch (từ 210 tỷ Mỹ kim năm 2010 lên 350 tỷ năm ngoái). Ông tin rằng nếu xảy ra chiến tranh thương mại thì có tai hại cho Mỹ cũng không tai hại hơn cảnh cán cân thương mại khiếm hụt. Lighthizer nói thẳng rằng chiến tranh thương mại sẽ hại cho nước Tàu nhiều gấp bội cái hại cho nước Mỹ!
Nhìn vào thái độ và lập luận của ông Lighthizer, chúng ta có thể thấy, ngay trong một vấn đề nhỏ như khiếm hụt mậu dịch, quyền lợi hai cường quốc xung khắc tận gốc rễ. Nhìn vào lịch sử của hai quốc gia, chúng ta còn thấy những xung đột tiềm tàng lâu dài hơn nữa.
Khi biết hai nước đó sẽ phải đối đầu, giành giựt, đấu võ với nhau nhiều hơn là thỏa hiệp, cộng tác, nước Việt Nam sẽ phải chọn. Mỹ và Trung Cộng nước nào có thể giúp Việt Nam hơn là làm hại Việt Nam? Câu trả lời giản dị, ai cũng biết. Cho nên phải lựa chọn ngay bây giờ. Bởi vì cuộc chạy đua giữa hai nước lớn sẽ diễn ra ở Biển Đông, ngay bên cạnh nước mình!


Nhân Dụng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao “hổ lớn” ngay sau ĐH 19 lại là ông trùm quyền lực quản lý internet của TQ?


Vì sao "hổ lớn" ngay sau ĐH 19 lại là ông trùm quyền lực quản lý internet của TQ?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh Reuters
Cú "ngã ngựa" của "ông trùm quyền lực" quản lý internet tại Trung Quốc được cho có điềm báo trước.
Tối 21/11, cựu Phó trưởng Ban Tuyên truyền trung ương Trung Quốc Lỗ Vĩ bị bắt giữ điều tra do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Giới quan sát cho hay, cú "ngã ngựa" của Lỗ Vĩ - người được biết đến là "người gác cổng" cứng rắn hay "ông trùm quyền lực" quản lý internet tại Trung Quốc - dường như đã có điềm báo trước.
Trước đây, Lỗ Vĩ là người có ảnh hưởng mạnh mẽ trong chính sách quản lý internet tuy nhiên bắt đầu từ năm ngoái, ông này bị sa thải khỏi nhiều vị trí.
Lỗ Vĩ sinh năm 1960, quê ở An Huy từng giữ chức Phó Xã trưởng Tân Hoa Xã.
Từ năm 2011 đến tháng 6/2016, ông này từng giữ nhiều vị trí như Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên truyền, Phó Thị trưởng Bắc Kinh, Phó chủ nhiệm Văn phòng Tuyên truyền đối ngoại trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ Lãnh đạo Trung ương về An ninh mạng và Công nghệ thông tin, Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia, Phó trưởng Ban Tuyên truyền trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tuy nhiên, đến tháng 6/2016, ông bị bãi miễm khỏi nhiều vị trí và nắm giữ vị trí duy nhất là Phó trưởng Ban Tuyên truyền trung ương ĐCSTQ.
Lỗ Vĩ là quan chức cấp bộ đầu tiên bị sa thải sau khi ông Tập Cận Bình được tái bầu làm Tổng bí thư nhiệm kỳ hai sau Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 tổ chức hồi cuối tháng trước. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Tập đã khởi xướng cuộc chiến chống tham nhũng và thu được thành tựu đáng kể khi hàng loạt quan chức tham nhũng bị điều tra.
The New York Times (Mỹ) cho rằng, vụ việc của Lỗ Vĩ chứng tỏ, cuộc chiến "đả hổ diệt ruồi" sẽ được tiếp tục thực hiện trong nhiệm kỳ hai của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Năm 2014, khi được bổ nhiệm vào vị trí Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia, Lỗ Vĩ trở thành "người gác cổng" cứng rắn trong lĩnh vực internet tại Trung Quốc. Ông này từng nhận được sự chào đón của các Giám đốc điều hành các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Tim Cook (Apple), Jeff Bezos (Amazon) hay Mark Zuckerberg (Facbook) trong các chuyến thăm Mỹ.
Tại sao Lỗ Vĩ trở thành "hổ lớn" đầu tiên sau Đại hội 19?
Ngày 22/11, ngay sau công bố thông tin Lỗ Vĩ tiếp nhận điều tra, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc CCDI đã giải thích cho lý do vì sao ông này là "hổ lớn" đầu tiên sau Đại hội 19.
Vì sao hổ lớn ngay sau ĐH 19 lại là ông trùm quyền lực quản lý internet của TQ? - Ảnh 2.
Lỗ Vĩ (ngoài cùng, bên trái) trong lần tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang Mỹ. Ảnh Ted S. Warren
Theo đó, vòng khảo sát thứ 12 - tức vòng khảo sát cuối cùng của Đại hội khóa 18, Trung Quốc đã triển khai thí điểm đối hình thức khảo sát cơ động đối với bốn đơn vị, trong đó bao gồm Văn phòng Tiểu tổ Lãnh đạo Trung ương về An ninh mạng và Công nghệ thông tin do Lỗ Vĩ quản lý.
Hình thức khảo sát cơ động còn được gọi là "tiêu binh di động" hay "đội đột kích". Đây là sáng tạo quan trọng của cơ chế khảo sát tuần tra kể từ Đại hội 18 (2012), mục đích giúp cơ quan chức năng nhạy bén xác định địa điểm khảo sát khi đơn vị này xuất hiện "vấn đề nổi cộm" dựa trên tình hình thực tế.
"Tổ tuần tra được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện nhiệm vụ, xác định mục tiêu rõ ràng, thực hiện những cú đánh nhanh, nhắm chính xác vào các nhân vật quan trọng, bộ ngành chủ chốt và người trong cuộc, ra đòn bất ngờ, nhanh chóng, hiệu quả, đột phá chính xác, khiến nỗi sợ [trong mỗi cá nhân] tăng cao", CCDI nhấn mạnh.
Theo CCDI, trong quá trình khảo sát cơ động lần này, tổ tuần tra trung ương đã phát hiện ra một số vấn đề còn tồn tại của Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia như chưa áp dụng triệt để bốn ý thức gồm ý thức chính trị, ý thức đại cuộc, ý thức hạt nhân, ý thức làm chuẩn hay trách nhiệm chính trị yếu kém v.v...
Đồng thời theo cơ quan an ninh quyền lực nhất Trung Quốc, tổ tuần tra còn nhận được phản ánh về một số manh mối liên quan đến các cán bộ lãnh đạo, sau đó những manh mối này được chuyển lên các cơ quan liên quan như CCDI hay Ban Tổ chức trung ương xử lý.
"Từ trường hợp của Lỗ Vĩ có thể thấy, ông này từng nắm giữ vị trí Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia từ tháng 5/2014 đến tháng 6/2016. Kèm theo chú ý theo dõi phản hồi của tổ tuần tra sẽ thấy vụ 'ngã ngựa' của Lỗ Vĩ không phải là điều đáng ngạc nhiên", CCDI nói, đây là thắng lợi của cơ chế tuần tra cơ động, đồng thời thể hiện sức mạnh và sức đe dọa đáng sợ của cơ chế này.
Thu Thủy / Shoha

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngày mai HĐND Đà Nẵng miễn nhiệm Chủ tịch Nguyễn Xuân Anh


 

  
Dân trí Thứ năm, 23/11/2017 - 10:43Theo chương trình, phiên họp bất thường của Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng vào sáng mai (24/11) sẽ thực hiện quy trình miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐND thành phố của ông Nguyễn Xuân Anh.
>> Thành ủy Đà Nẵng công bố Chánh văn phòng mới
>> Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng họp bất thường về công tác nhân sự 

Nguồn tin của phóng viên Dân trí từ Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng xác nhận thông tin trên. 

Nguồn tin cho biết thêm, trong cuộc họp ngày mai (24/11), chưa có thông tin về nhân sự mới giữ chức Chủ tịch HĐND thành phố thay ông Nguyễn Xuân Anh. 
Ông Nguyễn Nho Trung - Phó Chủ tịch HĐND thành phố sẽ thay ông Nguyễn Xuân Anh chủ trì kỳ họp cuối năm của HĐND thành phố dự kiến diễn ra từ ngày 5-7/12 tới. 

Như Dân trí đã đưa tin, hôm qua (22/11), HĐND thành phố Đà Nẵng đã thông báo triệu tập họp bất thường để tiến hành công tác nhân sự trong thẩm quyền của HĐND thành phố. 

Tháng 10 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kỷ luật, cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho thôi Ủy viên Trung ương Đảng đối với ông Nguyễn Xuân Anh. 

Sau khi Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng đã chỉ định ông Trương Quang Nghĩa giữ chức Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố thay ông Nguyễn Xuân Anh. 
Tâm An

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng không có tên trong danh sách Thứ trưởng Bộ Ngoại giao


Quốc Phong - Báo chí nhà nước Việt Nam hôm 18.11 đồng loạt đăng danh sách các Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đang làm việc trong nước cũng như công tác nhiệm kỳ tại nước ngoài, điều đặc biệt trong danh sách trên tờ báo mạng của Bộ Thông tin & Truyền thông nước này không có tên Đại sứ Đoàn Xuân Hưng
Sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đưa vào Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, chỉ còn thấy Đại sứ Đoàn Xuân Hưng xuất hiện trong các hoạt động cộng đồng (người ngồi giữa).

Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm 
ông Đoàn Xuân Hưng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Trang tin chính thức của Bộ TT&TT Việt Nam Vietnamnet vừa đăng tải danh sách Thứ trưởng Bộ Ngoại giao không có Đại sứ Đoàn Xuân Hưng (Ảnh chụp màn hình báo này hôm 22.11.2017)


Báo Pháp luật điện tử cũng đăng các Thứ trưởng Bộ Ngoại giao không có Đại sứ Đoàn Xuân Hưng (Ảnh chụp màn hình báo này hôm 22.11.2017)

Trong khi tất cả các tờ báo đều đưa tin tương tự như trên, nhưng duy nhất chỉ có báo Công lý lại ghi chức danh ông Đoàn Xuân Hưng vẫn là Thứ trưởng.


Bản tin trên báo Công lý (Ảnh chụp màn hình báo này hôm 22.11.2017) 

Cộng đồng người Việt tại Đức truyền nhau đọc bản tin bổ nhiệm Thứ trưởng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với nhiều ngỡ ngàng. Họ đã thảo luận sôi nổi về việc Đại sứ Đoàn Xuân Hưng có còn hay đã mất chức Thứ trưởng ngoại giao, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Đức và Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.

Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức mà Thoibao.de nhận được hôm 21.11 cho biết "Chúng tôi đã nói chuyện với chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã biết được những yêu cầu của chúng tôi. Họ cũng biết phải làm gì để bình thường hóa trở lại mối quan hệ giữa hai nước".

Cuộc điều tra của Công tố viện Liên bang về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa kết thúc. Nguồn tin từ cảnh sát điều tra hôm 22.11 cho biết thêm ´´Nghi phạm Nguyễn Hải Long, công dân Việt Nam bị dẫn độ từ Cộng hòa Séc sang Đức vì đã thuê xe cho mật vụ Việt Nam, vẫn bị tạm giam tại một nhà tù ở Berlin để điều tra ´´.

Ảnh: Văn phòng chuyển tiền của ông Nguyễn Hải Long tại chợ Sapa, Cộng hòa Séc tới hôm 22.11.2017 vẫn bị đóng cửa

Trong một động thái khác, hôm 9-11, tại TP HCM. Bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán thứ nhất – Trưởng ban Thương mại và Kinh tế Phái đoàn EU tại Việt Nam đã đưa ra thông tin rất xấu cho ngành hải sản của nước này, khi Việt Nam có thể bị Liên minh châu Âu giơ "Thẻ đỏ" tức là xác định Việt Nam không tôn trọng các cam kết quốc tế trong việc chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), đồng nghĩa với việc cấm nhập khẩu hải sản từ Việt Nam. Trừng phạt này không chỉ làm mất từ 300-400 triệu USD/năm từ kim ngạch xuất khẩu hải sản sang EU mà còn dẫn đến khả năng các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản cấm nhập khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam tổn thất thêm nhiều tỉ USD mỗi năm.

Có lẽ vì vậy, với hy vọng giảm bớt căng thẳng mà người dân Việt Nam đang cùng lúc phải gánh chịu từ hậu quả tồi tệ của Chính phủ nước này sau khi cử mật vụ sang bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, đặt biệt với châu Âu. Bà Alicia Garcia-Herrero, người tham vấn cho các quan chức châu Âu về Hiệp định Thương mại EU - Việt Nam đã đề xuất: "Hiệp định sẽ vẫn được tiếp tục, miễn là chính quyền Hà Nội tìm được "một con dê tế thần" để chịu trách nhiệm, ví dụ như vị Đại sứ Việt Nam tại Đức chẳng hạn".

Trong trường hợp như Tờ Vietnamnet của Bộ TT&TT Việt Nam đăng tải hôm 18.11, hiện nay Đại sứ Đoàn Xuân Hưng không còn chức danh Thứ trưởng, thì một câu hỏi được đặt ra: Liệu việc tước bỏ chức thứ trưởng này có phải là một dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là sẽ bị phía Đức "trảm tướng", dù sao một Đại sứ bị "trảm" cũng đỡ mất thể diện hơn nhiều so với một vị Thứ trưởng bị "trảm". Hoặc đã quyết định chọn Đại sứ Việt Nam tại Đức làm "dê tế thần", chịu trách nhiệm toàn bộ về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhằm xoa dịu, giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao với nước Đức? 






Mời xem Video: Sốc: Bức tâm thư của cô gái trẻ du học sinh ở Anh Quốc gởi cho Lãnh đạo cộng sản Việt Nam


Quốc Phong
thoibao.de



Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÌN LẠI 20 NĂM INTERNET VÀO VIỆT NAM: NHỮNG CÚ HÍCH KHIẾN INTERNET BÙNG NỔ




Chính thức kết nối mạng toàn cầu từ ngày 19/11/1997, sau 20 năm phát triển,Internet Việt Nam được cung cấp phổ cập cho người dùng cả nước. Không chỉ phục vụ nhu cầu kết nối, tìm kiếm, chia sẻ thông tin, Internet đã len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành nền tảng kết nối mọi thứ.
Cũng trước thềm kỷ niệm 20 năm cuộc cách mạng internet, nhiều băn khoăn, lo lắng liên quan đến internet, được đặt lên nghị trường, trong đó khả năng liệu Google, Facebook, YouTube, Gmail, Skype, Viber…có chia tay Việt Nam?
Internet vào Việt Nam, nhưng đến năm 2000, mới gửi được cái thư điện tử đầu tiên.Đến giờ phút này, nhiều khi vẫn tiếc nuối, giá như có internet sớm hơn, thế hệ chúng tôi sẽ khác. Đất nước sẽ phát triển hơn nhiều.
Nhiều lúc ngắm nhìn hai đứa con 5 và 6 tuổi cầm điện thoại nhoay nhoáy, làm chủ với không gian mạng rất sành điệu, mới cảm nhận được hạnh phúc của giới trẻ ngày nay. Chúng sẽ là những công dân toàn cầu.
Nếu bạn từng đi nước ngoài nhiều, nhất là phải gửi thông tin, hình ảnh nhiều, sẽ có chút gì đó vui vui khi tốc độ internet của Việt Nam là rất ổn. Cụ thể, chúng ta đang đứng ở vị trí thứ 58 trên thế giới, theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Akamai. Tiếp cận internet ở Việt Nam cũng rất tiện lợi.
Nhưng, để đưa được internet vào Việt Nam và phát triển mạnh mẽ là cả một quá trình gian khổ về tư tư duy và quản trị. Phải sau Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị năm 2000 về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, thị trường internet mới được “cởi trói”, phát triển với tốc độ chóng mặt.
Thi thoảng, nhiều anh em báo chí hay nhớ về thời hoàng kim của báo giấy. Internet xuất hiện đã đẩy nhiều tờ báo đến miệng vực.
Hiện có tới gần 50 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 53% dân số. Mỗi công dân là một “người viết báo”, một nhóm người có thể là “một tòa soạn” cơ năng, nên phóng viên không thể muốn viết gì là viết, tòa soạn muốn biểu đạt quan điểm cũng không đơn giản. Trong thời đại “kỷ nguyên số”, các tờ báo cũng phải tìm hướng đi mới, rõ nhất là phải thi nhau ra báo điện tử.
Bên cạnh điều kỳ diệu, những mặt trái của internet là có, thậm chí nhiều, từ chuyện quốc gia đại sự đến việc quản lý… mấy đứa trẻ nhà bạn. Nhưng về cơ bản, ai cũng đủ nhận thức vấn đề, không internet, (hoặc giả dụGoogle, Facebook rút lui) mỗi cá nhân sẽ dần dần biến thành một ốc đảo.
Chính vì thế, ngày 13/11 vừa qua, Quốc hội thảo luận ở tổ,các đại biểu rất quan tâm về dự án Luật An ninh mạng. Có nhiều ý kiến cũng đặt thẳng vấn đề: liệu Facebook hay Google có rút khỏi Việt Nam hay không?
Chúng ta cùng lắng nghe ý kiến của đại biểu Vũ Trọng Kim chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi tham gia góp ý vào dự luật nào thấy hoang mang như vậy”. Theo ông Kim, với cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, việc cấm cán bộ công chức sử dụng mạng xã hội chỉ khiến “xã hội bế tắc thêm”.
Thượng tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ được phân công chủ trì soạn thảo dự luật này, khẳng định rõ: “Nếu vì đảm bảo an ninh mạng mà chúng ta không sử dụng mạng, không ứng dụng tiến bộ của mạng thì rõ ràng rất lạc hậu, không thể chơi được với ai, không thể hội nhập với thế giới”. Ông cũng so sánh, đảm bảo an ninh an toàn mạng nghĩa là làm sao để hệ thống tuần hoàn của cơ thể không bị nghẽn mạch, cơ thể không bị đột quỵ. “Muốn vậy, dòng máu đó làm sao phải nhiều ô xy, nhiều chất dinh dưỡng thì mới nuôi được cơ thể, chứ máu đỏ thì ít, máu đen thì nhiều, ô xy ít, cacbonic nhiều thì rất nhiều vấn đề, hệ thần kinh bị ảnh hưởng ngay, cơ thể sinh bệnh ngay. Nôm na là đảm bảo an ninh mạng là làm sao chúng ta giữ được hệ tuần hoàn thông suốt” – Thượng tướng Tô Lâm nói.
Ngày 23/11 tới, sau 3 ngày kỷ niệm 20 năm internet vào Việt Nam, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự án Luật An ninh mạng. Hy vọng, sẽ cho ra những kết quả đáp ứng được nguyện vọng nhân dân cũng như văn minh nhân loại.
Hữu Quý
Bình luận thêm của PGS,TS Đàm Đức Vượng
Dư luận xã hội rất đồng tình với ý kiến của GS,TS Tô Lâm là nếu vì bảo đảm an ninh mạng mà chúng ta không sử dụng mạng, không ứng dụng tiến bộ của mạng, thì rõ ràng chúng ta rất lạc hậu và thiệt thòi, ta sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Điều đó chứng tỏ GS,TS Tô Lâm có tầm nhìn xa trông rộng về internet.
Thực tế cho thấy cái lợi trong việc sử dụng mạng có ích cho chúng ta đến 90%, còn 10% là do những người thiếu văn hóa gây nên, trở thành thứ rác rưởi trên mạng. Tôi tin rằng, dần dần nó sẽ mất đi, còn lại trên mạng là sân chơi văn hóa lành mạnh, sáng tạo. Chúng ta có nhiều tin tức, biết đến thế giới bên ngoài là do có mạng cung cấp. Vì vậy, cần phải bảo vệ, phát triển và mở rộng nó. Không có lý do gì mà cấm nó cả. An ninh mạng bao giờ cũng đi đôi với phát triển mạng.
Trang Website của cá nhân tôi: damducvuong.com và damducvuong.com.vn đã, đang và sẽ góp phần tích cực, lành mạnh vào việc xây dựng mái nhà chung internet thân yêu của chúng ta, góp phần cung cấp những thông tin bổ ích tới bạn đọc, khi cần…

Phần nhận xét hiển thị trên trang