Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Chân dung vị ‘quốc sư’ đắc lực cho 3 đời lãnh đạo TQ


Diệu An 

VNN - Vương Hộ Ninh, người dệt nên giấc mơ tự do, sẽ trở thành “ông vua” về lý luận của Trung Quốc. Vị cựu giáo sư Đại học Phúc Đán (Thượng Hải) này từng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các đời Chủ tịch Trung Quốc từ sau cánh gà trong suốt 30 năm qua, nhưng giờ dây, ông đã bước lên sân khấu chính.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc vừa qua, ông Vương Hộ Ninh đã trở thành một trong các thành viên mới của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng. Con đường dẫn ông tới chức vị cao này dường như không mấy gập ghềnh.

Dù ông Vương từng là “quốc sư” đắc lực cho 3 đời lãnh đạo Trung Quốc (gồm các Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình). Tuy nhiên, người ta vẫn ít biết về đời tư của ông, một vị quan chức cấp cao phụ trách ban tuyên giáo và lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc giờ đây trở thành một trong những chính khách quyền lực nhất đất nước.

Dù công chúng vẫn chưa quen với khuôn mặt ông, nhưng có lẽ đã quá thuộc những lời ông nói. Ông Vương được cho là một trong các “kiến trúc sư” của khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa”, tầm nhìn mà Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy mạnh mẽ nhằm trẻ hóa đất nước Trung Quốc.

Trong 15 năm qua, vị học giả - chính khách 62 tuổi này đã đứng đầu Văn phòng Nghiên cứu chính sách trung ương Đảng, đảm nhận vai trò cố vấn chính sách quốc gia, chấp bút cho các phát biểu và lý luận chính của các lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Ông Vương từng đóng một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo “Thuyết ba đại diện” cho cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và “Lý luật Phát triển, Khoa học, Hài hòa” của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Cả hai học thuyết này đều đã được đưa vào Điều lệ Đảng.

Năm 2007, ông Vương được bổ nhiệm vào Ban Bí thư của Đảng và khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm, ông đã được bầu vào Bộ Chính trị. Là một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, vị cố vấn này sẽ trở thành một trong những nhân vật chính trong nhiệm kỳ hai của Chủ tịch Tập Cận Bình.


Trước khi bước vào chính trị, ông Vương từng nổi tiếng là giáo sư trẻ nhất, chuyên ngành quan hệ quốc tế, tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, vị trí mà ông đảm nhận khi mới 30 tuổi.

Vợ cũ Chu Kỳ của ông (ly dị năm 1996) là một chuyên gia về quan hệ Trung – Mỹ và đứng đầu Viện nghiên cứu an ninh quốc gia ở Đại học Thanh Hoa. Hai người không có con. Sau đó, ông đã lấy vợ hai là cựu sinh viên của mình, bà Tiêu Giai Linh, và có một người con.

Trong cuốn hồi ký Cuộc đời Chính trị, xuất bản năm 1994 trước khi ông chuyển sang làm chính trị, ông Vương cho biết mục đích trong cuộc sống của ông là viết sách và giảng dạy cho sinh viên.

Ông Vương nổi tiếng với các tư tưởng chính trị của mình, mà “hạt giống” của nó có thể được tìm thấy chính trong các ấn phẩm trước đó của ông. Những năm 1980, ông Vương khẳng định một chính phủ tập trung có thể duy trì ổn định và định hướng tăng trưởng, trong khi dần dần mở rộng các nguyên tắc dân chủ của mình từ bên trong.

Bài viết đăng báo với tiêu đề “Phân tích về các con đường của người lãnh đạo chính trị trong thời kỳ hiện đại hóa”, lần đầu tiên xuất bản năm 1986, được cho là khiến ông Vương lọt vào “tầm ngắm” của Giang Trạch Dân, người trở thành Chủ tịch Trung Quốc năm 1989 sau sự kiện Thiên An Môn.

Trong bài viết này, ông phân tích: “Cùng với thời gian, quyền lực tập trung hoạch định chính sách và hiện đại hóa sẽ hiệu quả hơn về chính trị. Mô hình này đã đạt được nhiều kết quả kinh tế đáng kinh ngạc, nhưng cũng bị chỉ trích vì mức độ dân chủ thấp”.

Ông đã kết thúc bài viết dài 7 trang này bằng việc khẳng định rằng một xã hội chứng kiến tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa nhanh chóng sẽ phải đối mặt với các cuộc xung đột ngày một nhiều và nhu cầu dân chủ ngày một lớn. Ông khẳng định: “Khi xã hội đạt đến giai đoạn này, cải cách chính trị là không thể tránh khỏi”.

Dù ông Vương không nói rõ khi nào các cuộc cải cách chính trị này sẽ diễn ra, song ông đã bày tỏ ủng hộ về tư tưởng đối với các chương trình cải cách đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong báo cáo làm việc của mình tại phiên khai mạc Đại hội 19, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh cần “trang bị tốt cho mình lý luận chính trị” và “nhanh chóng phát triển học thuyết và khoa học xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Các bài viết khác của ông Vương thể hiện quan điểm tự do của mình cũng lần đầu tiên được xuất bản từ năm 1986. Cuốn “Ngẫm về cuộc Cách mạng văn hóa và cải cách hệ thống chính trị Trung Quốc” đã được tái bản lần thứ 5 vào năm 2012, đúng năm ông được bầu vào Bộ Chính trị.

Trong tài liệu trên, ông viết: “Điều quan trọng là hành động phù hợp với Hiến pháp. Nếu việc công dân có thể bị bắt bớ không theo pháp luật và hiến pháp, và các hành động xâm phạm quyền tự do cá nhân của người dân, hoặc thậm chí sử dụng đe dọa vũ lực và tấn công các hoạt động của học giả… có thể được miễn truy cứu trách nhiệm, thì cuộc Cách mạng Văn hóa sẽ tái diễn”.

Trong năm 2017, người ta đã thấy ông Vương xuất hiện bên cạnh ông Tập nhiều lần – tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, và ở Hong Kong nhân kỷ niệm 20 năm ngày hòn đảo này trở lại Trung Quốc – trong vai trò một quan chức chính về lý luận và tuyên giáo, dự báo thời gian tới, ông sẽ đóng vai trò lớn hơn nhiều trên trường quốc tế. Ông thậm chí có thể trở thành một gương mặt mới của quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lại hội chứng "không biết"



Uông Ngọc Dậu




















VNN - Sau hội chứng “đúng quy trình”, lại nảy ra thứ hội chứng mới: “Không biết”.

Nhà cửa ở đô thị xây cất không phép, trái phép, hỏi người có trách nhiệm cấp phường, cấp quận, rằng có biết không, thường được trả lời, “Không biết”.

Từ ngày Chính phủ ra lệnh đóng cửa rừng tự nhiên, nhưng rừng tự nhiên tiếp tục bị khai thác, chặt phá. Nhiều vụ lâm tặc đưa phương tiện vào những khu rừng không xa trụ sở chính quyền, trạm kiểm lâm đốn hạ, cưa xẻ, vận chuyển gỗ rừng, không hề lén lút, nhưng kiểm lâm, chính quyền vẫn “không hề biết gì”.

Ngoài biển, tàu bè hút cát đem ra nước ngoài bán hoặc bán cho các công trình san lấp mặt bằng trong nước, ầm ĩ suốt ngày đêm, nhưng chính quyền và lực lượng chức năng, thường lại vẫn “không biết”.

Gần đây, khi các vụ “đại án”liên quan đến tội phạm tham nhũng, tội phạm kinh tế được đưa ra xét xử, khi toà hỏi về việc chia chác tiền bạc, trách nhiệm công vụ, trách nhiệm cá nhân trong từng hành vi, nhiều bị cáo và người có liên quan “thủ” sẵn câu trả lời: “không biết”.

Nhiều vụ việc, mười mươi, người có trách nhiệm phải biết, rất biết, nhưng khi dư luận ồn ào, chuyện vỡ lở, người đứng đầu địa phương mặc nhiên trả lời báo chí “không biết”, hoặc “chưa có thông tin”, hoặc “chưa được báo cáo”…

Một sở, giám đốc cho lập nhiều đơn vị trái quy định, bổ nhiệm thừa hàng chục cán bộ cấp phòng, bổ nhiệm “thần tốc” cán bộ không đủ tiêu chuẩn, dư luận ồn ào, nhưng vị giám đốc sở vẫn được thăng tiến lên vị trí cao hơn, vì các cơ quan liên quan và người có trách nhiệm cao nhất của địa phương này...không biết.

Có vị chủ tịch tỉnh, ký quyết định bổ nhiệm một trường hợp giám đốc sở, là em trai. Người này kê khai tài sản không trung thực, nhưng vẫn được ký bổ nhiệm, vì chị gái không biết em trai có nhiều tài sản, không biết em trai kê khai không trung thực?

Gần đây, vụ Khaisilk, gần 30 năm đại gia lụa tơ tằm nhập hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt, lừa dối khách hàng. Khi bị phát giác, ông chủ làm như vô can, không biết, đổ lỗi cho nhân viên bán hàng. Vụ làm ăn gian dối kéo dài nhiều chục năm, nhưng hội bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan quản lý thị trường, hải quan, không hay biết.

“Không biết” đang như là chiêu trò của những vị quan chức thừa lòng tham mà thiếu trung thực, lừa dối dư luận, né tránh trách nhiệm. Họ rất biết đòi quyền lợi, thu gom bổng lộc nhưng luôn thường trực ý thức trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm.

“Không biết” đang thành thứ hội chứng, làm méo mó hình ảnh người cán bộ cách mạng, làm khó cơ quan chức năng, khiến người dân e dè khi đặt niềm tin vào họ.

Trước mỗi sự vụ, khi quan chức cất lời “không biết”, dân biết họ nói thật hay nói dối và tức thì bày tỏ thái độ tôn trọng hoặc coi thường. Có nơi, mỗi khi cán bộ lãnh đạo thuộc hội chứng “không biết” xuất hiện trên truyền hình, người dân liền tắt ti vi. Người dân bày tỏ thái độ bằng cách “không buồn nhìn mặt lãnh đạo”.

Phải có cách để buộc những quan chức nhiễm hội chứng “không biết”, phải biết.

Khi họ nói “không biết”, tức là họ tự nhận thiếu trách nhiệm, yếu kém năng lực, không xứng đáng với vị trí mà họ đang giữ. Vậy thì có nên để họ giữ mãi cái ghế ấy nữa không?

Một nền công vụ minh bạch, thượng tôn kỷ cương, phép nước, đề cao trách nhiệm giải trình, rất cần, để dần dần triệt tiêu hội chứng “không biết” ở một phận công chức, quan chức. Nhưng bên cạnh đó, không thể xem nhẹ hay lơi lỏng yếu tố kiểm tra, giám sát.

Xây dựng chuẩn mực văn hóa nền cho đội ngũ công chức, quan chức, là công việc cấp thiết. Thứ gọi là văn hóa, nhưng là văn hóa xấu xí, với những biểu hiện ham hố quyền lực, chạy ghế và giữ ghế để thu lợi lộc trong một bộ phận công chức, quan chức, nguy cơ vượt trội, khiến yếu tố văn hóa tử tế ở những người nhân danh công bộc của dân trở nên rất mảnh yểu. Họ không thực thi hết chức phận cho xứng với đồng tiền bát gạo của dân và sự tin cậy của đảng. Đã thế, khi có sự cố, họ né tránh trách nhiệm, không dũng cảm nhận lỗi. “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”- quan chức thời xưa đã nghĩ thế, hành xử thế.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Chuyên gia Pháp : «Cách mạng Tháng Mười» chỉ là cuộc đảo chính bôn-sê-vích


Vladimir Lênin, nhà lãnh đạo bôn-sê-vích.


Trên diễn đàn của tờ Le Figaro, tác giả Thierry Wolton tố cáo cách gọi « Cách mạng Tháng Mười năm 1917 ». Đối với nhà báo lão thành, tác giả khoảng hai mươi cuốn sách chủ yếu nói về chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là bộ sách kinh điển « Lịch sử chủ nghĩa cộng sản thế giới » gồm ba tập, sự kiện giúp Lênin lên nắm quyền chỉ là một cuộc đảo chính, không hơn không kém.

Thierry Wolton nhận thấy vào dịp kỷ niệm 100 năm sự kiện tháng 10/1917, người ta vẫn mặc nhiên coi đây là một cuộc cách mạng. Điều này cho thấy ảo ảnh vẫn còn mạnh mẽ hơn thực tế lịch sử. Ông nhấn mạnh, tất cả nhân chứng vào thời đó đều nói về « cuộc đảo chính », bắt đầu là đặc phái viên của tờ báo cộng sản Pháp L’Humanité có mặt tại chỗ. Tờ báo đề ngày 09/10/1917 chạy tựa « Cuộc đảo chính tại Nga ».Ngay sau hôm nắm được chính quyền, bản thân Lênin đã nhận định « Còn dễ hơn trở bàn tay ».

Tháng 10/1918, nhân kỷ niệm một năm sự kiện, tờ Pravda (Sự Thật), cơ quan ngôn luận của phe bôn-sê-vích cũng nói rõ rằng đây là một cuộc đảo chính. Mãi đến tháng 10/1920, tức là ba năm sau đó, chính quyền mới biến sự kiện này thành một hành động cách mạng, thông qua việc dàn dựng công phu với âm thanh và ánh sáng, diễn tả một đám đông Hồng quân tấn công vào Cung điện Mùa Đông, biểu tượng cho nhân dân đứng lên cầm vũ khí.

Sự kiện giả tưởng này được tái lập trong bộ phim « Tháng Mười » do Eisenstein thực hiện, nhân kỷ niệm 10 năm phe bôn-sê-vích nắm quyền. Rốt cuộc phiên bản dàn dựng này về sự kiện tháng 10/1917 lại được coi là sự thật !

Thực ra chiến hạm Rạng Đông chỉ bắn những phát không đạn, mang tính cảnh báo. Khi pháo đài Pierre-et-Paul nổ súng, đa số là bắn hụt, đạn rơi xuống sông. Vài nhóm quân tiến vào Cung điện Mùa Đông, lúc đó đã trở thành quân y viện, và phe bôn-sê-vích không gặp sự kháng cự nào đáng kể từ đội nữ binh và các sinh viên sĩ quan. 

Trong vụ đảo chính này, các chuyến xe điện vẫn chạy bình thường, nhà hát vẫn trình diễn và các tiệm buôn vẫn mở cửa…hầu như đa số người dân Petrograd không nhận ra. Theo nhà sử học Mỹ Richard Pipes, « thiệt hại tổng cộng chỉ có năm người chết và một số người bị thương, hầu hết là do đạn lạc ».

Tác giả bài viết nhận định, nếu từ ngữ « cách mạng » được dùng để chỉ những đảo lộn sau khi Lênin lên nắm quyền, tốt nhất hãy xem những gì diễn ra cụ thể sau đó. Tất cả những tờ báo, ngoại trừ tờ của phe bôn-sê-vích, đã bị cấm xuất bản ngay hôm sau vụ đảo chính ; còn hội đồng xô-viết (gồm đại diện công nhân và nông dân) bị ngưng hoạt động mười ngày sau đó. Chính quyền mới quyết định cai trị bằng sắc lệnh.

Một tháng sau, Tchéka, cơ quan mật vụ ra đời (tên đầy đủ là « Ủy ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh chống phản cách mạng, tung tin đồn nhảm và phá hoại »). Đến tháng Giêng năm 1918, Quốc hội lập hiến được bầu lên một cách dân chủ bị giải tán, và những trại tập trung đầu tiên được thành lập vào tháng 6/1918. Hoàn toàn không giống một cuộc giải phóng, kể cả đối với giai cấp công nhân mà chế độ mới giao cho vai trò chuyên chính vô sản.

Bốn tháng trước vụ đảo chính, Lênin trong đại hội xô-viết đầu tiên đã cảnh báo : « Người ta nói rằng tại Nga không có đảng nào sẵn sàng nắm trọn quyền. Tôi xin đáp lời : Có chứ ! Chúng tôi mỗi phút mỗi giây đều sẵn lòng nắm hết quyền hành ».

Đối với phe bôn-sê-vích, không có chuyện san sẻ quyền lực. Chỉ cần đọc cuốn « Làm gì ? » do nhà lãnh đạo bôn-sê-vích viết năm 1902, trong đó chương trình hành động đã được ghi rõ. Cuốn sách giúp hiểu được chế độ, với mũi nhọn là sự độc tài của đảng nhân danh giai cấp vô sản, dẫn đến việc thành lập một Nhà nước do đảng toàn năng cai trị.

Đây chính là tinh thần của chủ nghĩa toàn trị, mô hình sau đó được tất cả các chế độ cộng sản khác noi theo. Không có tình huống nào, từ cuộc nội chiến với phe Bạch vệ trước đó, cho đến những sự chệch hướng sau này – chủ nghĩa Stalin, sùng bái lãnh tụ, vân vân - đi ngược lại với kế hoạch ban đầu.

Đó là chủ nghĩa cộng sản như Mác và Ăng-ghen đã vạch ra, rồi đến phiên Lênin áp dụng, tại Nga và sau đó là các nước khác, đôi khi với những khác biệt mang tính cực đoan hơn. Chủ nghĩa mao-ít tỏ ra sắt máu hơn chủ nghĩa Stalin, Pôn Pốt của Cam Bốt lại còn mang tính hủy diệt hơn cả mao-ít.

Theo tác giả Thierry Wolton, việc dùng thuật ngữ « Cách mạng Tháng Mười », vốn mang lại một vầng hào quang cho vụ đảo chính, là giúp cho tiến trình cộng sản hóa một ngày nào đó trong trí não được nâng ngang tầm với những tiến bộ như cuộc cách mạng Pháp 1789.

Không phải vô tình mà bộ máy tuyên truyền của Nhà nước xô-viết tìm cách đồng hóa vụ đảo chính tháng 10/1917 tại Nga với sự kiện lịch sử vang dội của nước Pháp, và vẫn tiếp tục làm công việc này. Chủ nghĩa cộng sản được cho là giai đoạn tiến bộ cuối cùng của nhân loại.

Hy vọng này dựa trên một trong những nhu cầu cổ xưa nhất của con người. Đó là sự bình đẳng, mà đa số các tôn giáo hứa hẹn cho một đời sau, ở một cõi khác, trước khi chủ nghĩa Mác-Lênin cam đoan sẽ thực hiện ngay trên trái đất này và ngay bây giờ, làm nên sự thành công của cộng sản.

Khó thể chôn vùi khát vọng ấy của nhiều người. Người ta cố tách ý thức hệ khỏi thực tế và kết quả thảm hại của nó, chỉ giữ lại tinh thần, vốn luôn mang tính hoang tưởng. Việc giới thiệu sự kiện tháng 10/1917 như một cuộc cách mạng, giúp duy trì khát vọng bình đẳng, vốn rất nhân bản.

Nhân vật số hai của Khmer Đỏ, một hôm đã nói với các thanh niên Cam Bốt : « Chủ nghĩa cộng sản là số không đối với bạn, số không đối với tôi ». Tác giả Thierry Wolton cho rằng đây có thể là định nghĩa tốt nhất, tuy các nhà lãnh đạo cộng sản chưa bao giờ tự hài lòng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc nguy cơ đại bại nếu chiến tranh với Mỹ


Đặng Phương Thảo/Nguồn:Viettimes 

Petrotimes - Mỹ nếu giao tranh với Trung Quốc chắc chắn sẽ có lợi thế quyết định. Trung Quốc liệu có chiến đấu chống lại cường quốc quân sự là Mỹ mà một số người coi đó là cỗ máy chiến đấu chết chóc nhất mọi thời đại. Một số lí do quan trọng cơ bản khiến nhiều người tin chắc Mỹ sẽ đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến này.

Đừng nói lý thuyết rằng chiến tranh Mỹ - Trung sẽ là địa ngục cho cả nhân loại hay nó sẽ có khả năng khởi đầu cho cuộc Thế chiến thứ ba. Hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người sẽ chết nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng trong cuộc xung đột đó. Nền kinh tế toàn cầu sẽ bị hủy hoại, đó là điều sẽ diễn ra khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đối đầu quân sự. Ơn trời là có rất ít cơ hội để điều này diễn ra.

Dẫu vậy, mối đe dọa về cuộc xung đột vẫn còn đó vì còn rất nhiều điểm gây áp lực khác trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Quên đi những thách thức từ IS, Ukraine, Syria hay bất kỳ vấn đề nào vào thời điểm này. Quan hệ Mỹ- Trung liệu có còn hòa bình hay không chính là thách thức quan trọng nhất của cả thời đại này.

Tác giả đã nghiên cứu kỹ để xem Trung Quốc bằng cách nào có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho Mỹ và lực lượng liên minh quân sự trong chiến tranh. Nhờ có hơn 20 năm đầu tư quy mô lớn, Trung Quốc đã đi từ một nước hạng ba về quân sự, rất yếu về mặt sức mạnh tấn công để trở thành một cỗ máy quân sự hạng hai trên hành tinh. Và với sự nhấn mạnh vào hệ thống vũ khí cùng với học thuyết chống tiếp cận quân sự (A2/AD), Trung Quốc có vẻ như đang phát triển các công cụ nước này cần nếu chiến tranh với Mỹ xảy ra. Phương châm của Trung Quốc những ngày này là: Hãy chuẩn bị.

Bài báo này xem xét những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt chống lại Mỹ nếu xung đột diễn ra nhưng ở một phương diện rộng. Dẫu cho Trung Quốc chắc chắn đã có công cụ để thực thi nếu chiến tranh với Mỹ xảy đến, các thách thức mà nước này phải đối mặt trong cuộc xung đột sẽ rất nhiều và trong số đó nhiều những thách thức khá cơ bản.

Trung Quốc liệu có tham gia chiến tranh chống lại cường quốc quân sự là Mỹ mà một số người coi đó là cỗ máy chiến đấu chết chóc nhất mọi thời đại. Chúng ta sẽ xem xét một số lí do quan trọng cơ bản tại sao nhiều người lập luận một cách hết sức thuyết phục rằng Mỹ sẽ đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến này.

Một bí mật lớn: Quân đội Trung Quốc mạnh đến đâu?

Trung Quốc cũng có những tên lửa mới sáng bóng mà mọi người luôn tò mò về chúng. Tàu sân bay đang xây dựng của nước này, máy bay thế hệ thứ 5, các loại tên lửa hành trình, tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm chạy diesel cực kỳ êm, máy bay không người lái, thủy lôi, vv… Quân đội Trung Quốc đã phát triển mạnh nhưng vẫn còn rất nhiều điểm yếu.

Nếu chiến tranh Mỹ- Trung xảy ra, Trung Quốc có thể sử dụng những loại vũ khí trên hiệu quả đến mức nào? Đúng, Trung Quốc chắc chắn đang phát triển các thiết bị quân sự và công nghệ để triển khai lực lượng hiệu quả. Tuy nhiên các loại vũ khí này hiệu quả đến mức nào trong bối cảnh chiến tranh? Chắc chắn Trung Quốc đang phát triển một đội quân tầm cỡ thế giới, nhưng liệu binh sĩ của họ có thể vận hành mọi loại vũ khí, thiết bị thành thạo hay không? Trung Quốc có thể có quân đội lớn nhất trên thế giới, nhưng nếu không biết cách sử dụng chúng thì kết quả ra sao đã biết.

Có rất nhiều quan điểm về vấn đề này. Ian Easton trong một bài viết trên trang The Diplomat, đã nhắc nhở về khả năng, bản chất và nhiệm vụ của quân đội Trung Quốc và chắc chắn nước này sẽ không chỉ nhằm vào Mỹ. Easton chỉ ra tình trạng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội Trung Quốc thật sự gây kinh ngạc. Trong cuộc diễn tập quân sự hè năm 2012, một đơn vị quân đội chiến lược của Trung Quốc, quá căng thẳng vì việc xử lí các đầu đạn trong khu hầm ngầm thực sự phải dành thời gian ra khỏi 15 ngày mô phỏng chiến tranh để xem phim và hát karaoke. Thực tế, vào ngày thứ 9 của cuộc diễn tập, một đoàn văn công đã được đưa đến để mua vui cho những người binh sĩ quá căng thẳng.

Trong khi những năm gần đây đã chứng kiến nỗ lực truyền thông của Trung Quốc nhằm thuyết phục cả thế giới rằng Trung Quốc là một nước quân sự mạnh nhưng bên ngoài lại thường quên rằng Trung Quốc thậm chí còn không có một quân đội chuyên nghiệp. Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, không giống như lực lượng vũ trang của Mỹ, Nhật, Hàn, Đài Loan và các nước nặng ký khác trong khu vực, không phải là một quân đội chiến đấu chuyên nghiệp như chính cái tên của nó.

Mặt khác, quân đội là lực lượng vũ trang của đảng cộng sản Trung Quốc. Quả thực, tất cả các sĩ quan trong quân đội đều là đảng viên và tất cả các đơn vị cấp đại đội trở lên đều có các chính ủy nhằm thực thi sự kiểm soát của đảng. Mọi quyết định quan trọng trong quân đội đều do các cấp ủy đảng quyết định, trong đó các sĩ quan chính trị chiếm phần lớn thay vì các chỉ huy thực sự.

Vậy những điều trên sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thời gian phản ứng nhanh cần thiết để đưa ra những quyết định nhanh chóng một khi chiến tranh Trung- Mỹ nổ ra? Liệu Trung Quốc có phụ thuộc vào những thách thức này không? Trong khi việc diễn tập vào năm 2012 có thể là một sự cố tách biệt, việc coi quân đội Trung Quốc là một quân đội đảng là một sự thật hết sức quan trọng. Điều này có ý nghĩa gì trong cuộc chiến tranh Trung- Mỹ?

Trung Quốc có thể hợp đồng tác chiến không?

Không có cách nào tốt hơn để khiến một đội quân hiện đại trở nên thiện chiến chính là khả năng phối hợp hiệp đồng tác chiến. Chia sẻ thông tin tình báo và tiến hành chiến tranh bằng cách phối hợp lực lượng trên nhiều lĩnh vực (hàng hải, hàng không, trên bộ và không gian mạng) là cách tốt nhất để đạt được những mục tiêu quân sự khó chiến thắng và cũng là lực lượng cuối cùng có số lượng lớn như vậy. Đây là điều mà Mỹ và các cường quốc khác đang tốn nhiều thời gian, năng lượng và nguồn lực để đạt được.

Trung Quốc cũng đang hành động để đạt được mục tiêu này. Và trong khi các nguồn vẫn đưa ra các thông tin khác nhau về mức độ mà Trung Quốc có thể tiến hành một chiến dịch phối hợp chống lại kẻ thù đặc biệt là chống lại Mỹ, nhiều người vẫn còn nghi ngờ về khả năng của Trung Quốc. Trong một nghiên cứu của Công ty RAND mang tên “Quá trình hiện đại hóa quân sự dang dở của Trung Quốc”, các tác giả nghi ngờ sâu sắc về thời điểm khi nào Bắc Kinh mới có khả năng phối hợp tác chiến.

Nghiên cứu phân tích như sau: Rất nhiều các chiến lược gia Trung Quốc coi việc Trung Quốc không có khả năng tiến hành các hoạt động chung ở mức độ cạnh tranh là vấn đề chính mà Trung Quốc phải đối mặt vì nước này muốn triển khai sức mạnh chiến đấu trên biên giới trên bộ. Quả thực các nguồn lực của Trung Quốc cho thấy một số vấn đề - điều góp phần vào những yếu kém của Quân đội Trung Quốc trong lĩnh vực phối hợp hành động và cho rằng vẫn có một khoảng cách lớn giữa quân đội Trung Quốc và quân đội các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ.

Các ấn phẩm của quân đội Trung Quốc cũng chỉ ra những thiếu sót vẫn còn đang tiếp diễn trong công tác huấn luyện cho dù đã có nhiều năm nỗ lực nâng cấp việc huấn luyện thực tế hơn và khắc phục những nhược điểm và cải thiện khả năng tác chiến của quân đội. Chính Trung Quốc cũng chỉ ra những thách thức dai dẳng trong công tác tiếp vận và lực lượng hỗ trợ chiến đấu, như đã được phản ánh qua những cuộc thảo luận thường xuyên về những yếu kém trong khâu hậu cần và năng lực bảo trì.

Lần cuối Trung Quốc tham chiến là năm 1979

Khi bàn đến công nghệ quân sự, đón đầu xu hướng luôn là chìa khóa. Mỹ dường như lúc nào cũng tiên phong chế tạo ra những công nghệ quốc phòng mới. Câu hỏi về lâu về dài cho Trung Quốc là nước này liệu có theo kịp trong cuộc chơi công nghệ không? Cụ thể, liệu Trung Quốc có thể nâng cấp hệ thống quân đội tiên tiến hay không? Đây có lẽ là thách thức lớn nhất cho Trung Quốc nếu xảy ra xung đột với Mỹ (có thể trong tầm 10-20 năm nữa).

Chúng ta đều biết rằng Trung Quốc luôn “mượn” những thiết kế của các hệ thống chiến đấu tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên dù đi sao chép thì những thiết bị này vẫn cần được bảo trì và điều hành, đôi khi việc này lại chẳng dễ chút nào. Việc sao chép không tốt sẽ chẳng mang lại lợi lộc gì cho Trung Quốc trên chiến trường. Trong thập kỷ tới, Trung Quốc cần nâng cấp nhiều phương diện của quân đội sau khi những phần cứng của quân đội và các hệ thống phức tạp khác khiến những thứ như hệ thống máy bay, vốn đã không dễ sản xuất lại còn phải vật lộn tìm cách vận hành.

Trung Quốc cũng cần biết bảo trì và nâng cấp các thiết bị tầm cỡ thế giới dưới những điều kiện tồi tệ nhất. Cho dù việc cải tiến và đón đầu xu hướng cũng chẳng lấy gì làm hấp dẫn lắm, nó vẫn mang lại lợi ích trong cuộc chiến chống lại Mỹ nếu xét về lâu dài. Chỉ thời gian mới có thể trả lời liệu Trung Quốc có vượt qua thách thức này được hay không.

Cách tốt nhất để trở nên giỏi trong bất kỳ lĩnh vực gì là phải thực hành thật nhiều. Thách thức đối với Trung Quốc là bạn có thể giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến nếu bạn từng trải nghiệm chiến đấu thật sự, luôn có cách để học hỏi. Và con đường của Trung Quốc khá dốc: Trung Quốc đã không tham chiến kể từ cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979.

Hiện nay, kiến thức về cuộc xung đột 35 năm trước không thể tạo ra chiến thắng chống lại Mỹ, việc không có kinh nghiệm chiến đấu sẽ đặt ra thách thức cho Trung Quốc. Mỹ nếu giao tranh với Trung Quốc chắc chắn sẽ có lợi thế quyết định.

Cho dù những cuộc xung đột mà Mỹ chiến đấu trong suốt 25 năm qua không phải là trận chiến chống tiếp cận (A2/AD), những thập kỷ gần đây đã mang lại cho quân đội Mỹ khả năng thử nghiệm hệ thống mới và chiến thuật mới, sửa chữa những thứ chưa được hoạt động khi cần dùng đến và đưa ra những sự điều chỉnh quan trọng cho viễn cảnh tương lai.

Chẳng hạn, Mỹ không cần đưa chiến đấu cơ tàng hình F-22 đến Syria, tuy nhiên cơ hội để học hỏi kinh nghiệm trên chiến trường là một điều hết sức quan trọng và là lý do chính để Mỹ hành động như vậy. Và đó là một lĩnh vực mà Mỹ có lợi thế lớn trong trận chiến với Trung Quốc.

* Lược thuật bài viết của Harry J.Kazianis, chuyên gia cao cấp của Ban Chính sách quốc phòng thuộc Trung tâm nghiên cứu Lợi ích Quốc gia Mỹ và là chuyên gia cao cấp của Viện chính sách Trung Quốc. Ông từng là biên tập viên của National Interest và The Diplomat.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam không dự diễn tập hải quân Trung Quốc-ASEAN


Theo AFP 

VOA - Trung Quốc và các thành viên của khối ASEAN mở các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp, tuy nhiên Việt Nam không tham dự cuộc diễn tập ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.

Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa tổ chức các cuộc tập trận cứu nạn trên biển lớn nhất từ trước tới nay, đánh dấu một sự hòa dịu trong các căng thẳng ở Biển Đông.

Cuộc diễn tập hôm thứ Ba (1/11) mô phỏng một tai nạn va tàu giữa một tàu chở khách Trung Quốc với một tàu chở hàng Campuchia ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.

Theo tin tức của truyền thông nhà nước Trung Quốc vào cuối ngày thứ Ba, thì tham gia cuộc diễn tập có 1000 nhân viên cứu hộ trên 20 tàu và 3 máy bay trực thăng,

Với Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Myanmar, Lào và Brunei tham gia diễn tập cứu nạn, sự vắng mặt của Việt Nam gây nhiều chú ý.

Cuộc diễn tập diễn ra tiếp theo sau buổi họp giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Singapore bên lề Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ở Philippines hồi tháng trước.

Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ trên hầu hết Biển Đông, chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng đối nghịch ở Đông Nam Á, trong đó có 4 thành viên của ASEAN.

Trung Quốc nhanh chóng cơi nới các rạn san hô, tạo ra nhiều đảo nhân tạo có khả năng đón máy bay quân sự.

Các cuộc tranh chấp đôi khi tràn bờ và trở thành những vụ đối đầu trong khi tàu bè từ các nước tranh giành chủ quyền đối đầu nhau về ngư trường và khai thác tài nguyên.

Nhưng gần đây, một số nước đã giảm bớt mức độ chống đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Hồi năm ngoái, một tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đã ra phán quyết về đơn kiện của Philippines, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết Biển Đông.

Tuy vậy, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã từ chối, không dùng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình, mà thay vào đó, xoa dịu chính sách của Tổng thống tiền nhiệm để đánh đổi hàng tỉ đôla trao đổi thương mại và tiền đầu tư từ Trung Quốc.

Riêng Việt Nam vẫn tiếp tục phản đối mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Hồi tháng 6, một buổi họp giữa các tướng lãnh Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề biên giới đột ngột bị hủy bỏ, cả hai bên viện lý do là xung đột về lịch làm việc.

Không phải là một thành viên của ASEAN, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trên hầu hết vùng biển tranh chấp, được tin là chứa các trữ lượng dầu hỏa và dấu khí khổng lồ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam: Giảm 10 tỉnh, bớt hàng vạn quan chức?



BBC - Phát biểu của một đại biểu Quốc hội rằng có thể giảm đi tới 10 tỉnh và giảm bớt quan chức đang đặt lại câu hỏi về cải cách bộ máy ở Việt Nam.

Theo trang Dân Trí, đại biểu Phạm Văn Hòa nói với báo chí hôm 31/10/2017 rằng những tỉnh có số dân thấp như Bắc Kạn (chỉ hơn 300 nghìn dân) hay hay các tỉnh có 700.000 - 800.000 dân "có thể tính toán sáp nhập lại với nhau".

Ông Hòa, đại biểu Quốc hội của tỉnh Đồng Tháp, người cũng là ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội còn nói:

"Từ kinh nghiệm sáp nhập giữa Hà Tây với Hà Nội gần 10 năm trước, nhưng bộ máy hành chính vẫn hoạt động hiệu quả...nên các tỉnh thành khác hoàn toàn có thể thực hiện được như vậy."

"Cốt lõi quan trọng là hiệu quả tinh giản số lượng, giảm biên chế khủng."

Ông cũng nói, việc giảm nguyên bộ máy một tỉnh sẽ giảm hàng ngàn con người, sẽ giảm chi thường xuyên rất lớn, hàng nghìn tỷ đồng.

"Số tiền tiết kiệm đó nếu dành cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội thì người dân hưởng lợi."

Tách tỉnh nhập tỉnh

Hiện Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố, với lịch sử hình thành, dân số, trình độ phát triển khác nhau.

Các tỉnh có dân số chưa đầy 1 triệu chiếm khá đông.

Ví dụ vùng Trung du và miền núi phía Bắc, theo một số liệu năm 2014 thì các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái đều có số dân mỗi tỉnh chưa đến 800 nghìn người.

Phía Tây Bắc, tỉnh Điện Biên chỉ có dân số hơn nửa triệu và Lai Châu chỉ còn trên 400 nghìn, sau khi "mất Điện Biên" năm 2003.
Một khu vực thưa dân nữa là miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Vẫn theo số liệu năm 2014, tỉnh Ninh Thuận có chưa đầy 600 nghìn dân, Kontum chưa đến nửa triệu dân, Đắc Nông cũng chỉ có hơn 500 nghìn dân.

Việc tách, nhập, thành lập các tỉnh ở Việt Nam đã xảy ra từ các triều đại phong kiến, qua thời thực dân Pháp làm chủ Đông Dương, và ở hai miền Nam Bắc sau này, tùy vào nhu cầu dân số, chính trị, kinh tế và quân sự.

Việt Nam Cộng Hòa từng có lúc có trên 40 tỉnh và đô thành Sài Gòn, nhưng chia làm bốn vùng chiến thuật để phòng vệ.

Một số tỉnh giữ tên sau 1975 nhưng một số bị xóa tên hẳn như Quảng Đức, Bình Long, Phú Bổn, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Kiến Tường, Phước Tuy, An Thiện, Ba Xuyên...

Sau khi hai miền thống nhất chính thức vào năm 1976, dưới thời của Tổng bí thư Lê Duẩn, với ý chí "làm ăn lớn", tiến lên "chủ nghĩa xã hội", hàng loạt tỉnh được ghép lại, tạo ra hiện tượng tên tỉnh có ba từ, hoặc một tên nhưng gồm ba tỉnh cũ.

Ở miền Bắc, Nam Hà và Ninh Bình hợp thành tỉnh Hà Nam Ninh.

Hà Tây và Hòa Bình hợp thành Hà Sơn Bình (để sau lại tách ra).

Lào Cai, Nghĩa Lộ và Yên Bái hợp nhất thành Hoàng Liên Sơn.

Ở Trung Bộ, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh được ghép lại thành Bình Trị Thiên;

Trong Nam, Bình Dương, Bình Long, Phước Long hợp thành Sông Bé.

Long An mới ra đời từ ba tỉnh Hậu Nghĩa, Kiến Tường và Long An...

Hiện chưa có đánh giá khoa học nào được công bố về thực chất tính hiệu quả của quá trình "thành lập tỉnh lớn" của thập niên 1970-80.

Nhu cầu chính trị và kinh tế

Điều chắc chắn là mô hình xã hội chủ nghĩa và kinh tế kế hoạch hóa đã phá sản, khiến bộ máy ở Việt Nam phải tiến hành cải cách kinh tế 'Đổi Mới".

Nhưng càng về gần đây, hiện tượng "đông quan" dẫn tới phong trào "tận thu" từ doanh nghiệp và người dân để nuôi bộ máy, làm cản trở tăng trưởng kinh tế.

Vào thời điểm hiện nay, thực hiện Nghị quyết 18 của Đảng Cộng sản VN dưới thời TBT Nguyễn Phú Trọng, nhu cầu ghép tỉnh, nhập tỉnh mà Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ra là để "tinh giản bộ máy".

Trước đó, hôm 30/10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải thích với báo chí Việt Nam là "triết lý" cắt giảm này dựa trên ba trụ cột.

Đó là Giảm đầu mối; Sắp xếp lại cơ cấu bên trong của đầu mối đó và Sắp xếp chức năng nhiệm vụ không giao thoa, không trùng lặp, ông nói.

Được biết, việc "nhất thể hóa" một số cấp lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chính quyền cũng sẽ được tiến hành, ban đầu ở các cấp cơ sở để đối phó với tình trạng "bộ máy vẫn cứ phình ra".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Asahi: Sập hầm ở khu thử hạt nhân Triều Tiên, 200 người có thể chết



 Một đài Nhật đưa tin khoảng 200 công nhân có thể đã thiệt mạng sau khi một đường hầm đang xây dựng ở khu thử hạt nhân của Triều Tiên bị sập.
Theo bản tin của đài Asahi ngày 31/10, khoảng 100 người đã bị mắc kẹt bên trong một đường hầm xây dở tại khu thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên khi vụ sập hầm xảy ra. Khoảng 100 người khác có thể đã thiệt mạng khi đang cố cứu sống những người mắc kẹt thì hầm tiếp tục sập. 
Bản tin của Asahi không đưa thêm chi tiết như thời gian xảy ra vụ việc.
Các chuyên gia từng cảnh báo khu thử hạt nhân của Triều Tiên đã "kiệt sức" và trở nên thiếu ổn định sau 6 lần thử hạt nhân, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Vụ thử hạt nhân gần nhất diễn ra hồi tháng 9 và là lần thử mạnh nhất.  
Hôm 30/10, người đứng đầu Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc Nam Jae Cheol nói trong một cuộc họp của quốc hội rằng một vụ thử hạt nhân nữa có thể khiến ngọn núi ở khu thử hạt nhân bị lở và làm rò rỉ phóng xạ.
Asahi: Sap ham o khu thu hat nhan Trieu Tien, 200 nguoi co the chet hinh anh 1
Ngọn núi ở khu thử hạt nhân hiện đã "kiệt sức" vì 6 lần thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: AFP.
Tác động hủy diệt khi Triều Tiên thử bom H ở Thái Bình Dương Vụ thử bom H mà Triều Tiên đe dọa thực hiện tại Thái Bình Dương có thể gây tác động hủy diệt tới các loài sinh vật biển và mang lại nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe con người.

Núi cấm Triều Tiên kiệt quệ vì thử hạt nhân liên tiếp

Ngọn núi mà Triều Tiên chọn là nơi tiến hành các vụ thử hạt nhân được cho là đang trải qua quá trình địa chất “mệt mỏi” sau nhiều lần thử liên tiếp.

300.000 người sẽ chết nếu chiến tranh Triều Tiên nổ ra

Một cơ quan nghiên cứu Mỹ cảnh báo nếu xung đột bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên có thể khiến khoảng 300.000 người thiệt mạng trong những ngày đầu mà không cần tới vũ khí hạt nhân.
Phương Thảo