Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Bác Cả vất vả quá!

Ông Nguyễn Phú Trọng vừa gánh nước, vừa xay lúa mà còn vừa phải… ẵm em
Trần Thành
TBT Nguyễn Phú Trọng
Trả lời cử tri về việc xử lý các cán bộ cấp cao gần đây, Tổng bí thư tái khẳng định đảm bảo nghiêm minh nhưng rất nhân văn. “Trước người ta bảo chỉ đánh từ vai đánh xuống, bây giờ thì ngay trên đầu làm mạnh hơn, tức là trung ương còn nghiêm hơn cả địa phương. Tuy nhiên, không phải giật là giật để người ta không ngóc đầu lên được, cũng phải nhìn nhận được những thành tích, cố gắng, quá trình cống hiến của anh em”.
Giải thích cho chuyện “công thần”, khi ông cho rằng sở dĩ “phải nhìn nhận được những thành tích, cố gắng, quá trình cống hiến của anh em”, đó là vì “cần giữ ổn định để phát triển, tăng cường đoàn kết, thống nhất nhân dân với Đảng là một”. Chính điều này, nên như lời của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì: “Người bị kỷ luật cảm ơn vì đã kỷ luật họ”.
Với những phát biểu hùng hồn, đầy tự tin của ông Tổng bí thư cho thấy ông đã cùng lúc đóng nhiều vai trên sân khấu chính trị: Viện trưởng Viện kiểm sát Nguyễn Phú Trọng, khi ông bày tỏ quyền uy công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, lúc ông đưa ra quyết định kiểu đánh rắn chớ dại đánh dập đầu, vì cần ghi nhận “quá trình cống hiến của anh em”.
Ông Nguyễn Phú Trọng còn sắm luôn vai Chánh tòa tối cao, kiêm luôn chủ tịch hội đồng thẩm phán tất cả các phiên giám đốc. Bởi chỉ có như vậy thì ông mới được quyền đưa ra các quyết định đầy cảm tính cho chuyện “không phải giật là giật để người ta không ngóc đầu lên được”.
Và lẽ đương nhiên nếu không có một Bộ trưởng Công an Nguyễn Phú Trọng thì “làm án” cách nào để vi phạm pháp luật chốn “triều đình” giờ đây phải xử nặng hơn cấp quan lại địa phương, bất chấp pháp luật dân sự, hình sự quy định thế nào về hành vi phạm tội ấy nặng nhẹ ra sao.
Trong những phát biểu của đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trước đại diện cử tri quận Tây Hồ, Ba Đình hôm 12-10, có câu mà sinh viên năm 1 trường luật chắc sẽ ngớ ra về ý nghĩa công lý: “Có vụ án mấy năm trời không xử được vì điều tra còn liên quan tới bao nhiêu thứ nữa, rồi chứng cứ phải đủ, phải đúng. Vụ việc kiểm tra vừa qua làm rất quyết liệt, khẩn trương nhưng có việc làm cần chu đáo để tâm phục khẩu phục. Có vụ thì kêu oan, nặng quá nhưng dân vẫn cho rằng là còn quá nhẹ”. Bởi nói như lời ông Nguyễn Phú Trọng, thì hóa ra những vụ án xử nhanh không phải do nghiệp vụ điều tra giỏi, mà đây phần lớn là những vụ “làm án thiếu chu đáo” khiến cả tâm và khẩu đều không phục. Công lý ở Việt Nam là một diễn viên hài là thế!
“Giữ ổn định để phát triển, tăng cường đoàn kết, thống nhất nhân dân với Đảng là một”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho biết lý do như vậy trong chuyện ông cùng lúc buộc phải giữ nhiều vai diễn khác nhau trên sân khấu chính trị. Và với câu khẳng định “nhân dân với Đảng là một”, cho thấy đang có một Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, vì theo Hiến pháp, ngay ở điều 4 chứng tỏ quyền uy độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng không có quy định nào liên quan chuyện “nhân dân với Đảng là một”.
Người dân ở Sài Gòn thì không tin vào những ngôn từ “tự sướng” của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chút xíu nào. “Khi nào tôi bầu trực tiếp thì tôi mới trăn trở, còn đưa lên, đưa xuống, đưa ra, đưa vào… là chuyện ở ‘trên’ thì… Quả nhiên bản chất cán bộ của ta vẫn rất tốt, chỉ là có nhiều lúc yếu lòng trước cám dỗ nên sa ngã, thôi thì xem như một bài học cho họ về già suy ngẫm. Còn lại cứ để dân lo”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Siêu ban’ ngàn người xin ngân sách trả lương


11/10/2017 - Câu chuyện 5 ban quản lý dự án thuộc UBND TP.Hà Nội với gần cả ngàn người nhưng hoạt động kém hiệu quả, cho thấy việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế còn mang tính cơ học, thiếu thực chất.



Theo kết quả giám sát của Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP.Hà Nội mới đây, cùng với sự sắp xếp bộ máy từ Văn phòng UBND TP, các sở ngành, cuối năm 2016, Hà Nội đã sáp nhập 26 ban quản lý dự án (BQLDA) trực thuộc TP và các sở, ngành thành 5 BQLDA trực thuộc TP, gồm: Ban QLDA giao thông, Ban QLDA văn hóa xã hội, Ban QLDA dân dụng và công nghiệp, Ban QLDA NN-PTNT và Ban QLDA cấp nước, thoát nước và môi trường. 5 “siêu” BQLDA được thành lập trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài sản. Đây là lý do tổng số cán bộ của 5 ban lên tới 984 người, trong đó có 5 công chức, 706 viên chức và 273 lao động hợp đồng.
‘Siêu ban’ ngàn người xin ngân sách trả lương - ảnh 1
Việc “ép cơ học” về mặt đầu mối chỉ nên thực hiện trong 1 - 2 tháng, sau đó phải sàng lọc luôn, kiên quyết sắp xếp lại nhân sự, ai không đạt hiệu quả thì chuyển đi làm việc khác. Ghép nhưng sàng lọc thì bộ máy mới tinh giản
‘Siêu ban’ ngàn người xin ngân sách trả lương - ảnh 2
Bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội
Người đông, việc ít
Sau sáp nhập, hoạt động của các “siêu” ban này vẫn kém hiệu quả. Cụ thể, nhân sự thì đông nhưng việc triển khai, thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2017 ở các ban lại rất chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước Hà Nội, tính đến cuối tháng 8.2017, số giải ngân mới chỉ đạt 1.625 tỉ đồng/6.524 tỉ đồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017, bằng 25% kế hoạch. Trong đó, BQLDA văn hóa xã hội giải ngân đạt tỷ lệ thấp nhất, chỉ bằng 16% kế hoạch.
Nguyên nhân thiếu hiệu quả trong triển khai các dự án do nhiều yếu tố như: không thực hiện hết kế hoạch vốn đã giao trong khi công tác giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm, thời gian triển khai kéo dài... Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn đến từ sắp xếp việc làm trong chính các “siêu ban” này. Theo Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP.Hà Nội, số lượng cán bộ, người lao động nhiều hơn so với khối lượng công việc tương ứng số lượng dự án, kế hoạch vốn được giao. Chưa kể, tính chuyên nghiệp của các BQLDA, trình độ của cán bộ tham mưu chưa đồng đều.
Xin ngân sách để trả lương
Hệ quả từ việc bộ máy cồng kềnh, trong khi việc ít, kém hiệu quả là các BQLDA gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong tự chủ, tự đảm bảo kinh phí cho hoạt động. Có BQLDA chưa đủ kinh phí để trả lương cho cán bộ, người lao động năm 2017, phải trình UBND TP.Hà Nội ứng trước ngân sách. Như BQLDA NN-PTNT đã được UBND TP hỗ trợ 1,4 tỉ đồng và tạm ứng ngân sách TP 6,2 tỉ đồng. Còn BQLDA giao thông dự kiến chỉ đủ chi phí hoạt động đến hết quý 3/2017.
Theo bà Hồ Vân Nga, Phó ban Kinh tế ngân sách, chi phí hoạt động của các ban được tính trên phần trăm công việc dự án được giao quản lý, vì thế số lượng công việc đạt càng thấp, chi phí càng giảm. Qua khảo sát, đa số các ban đều trong tình trạng duy trì hoạt động hoặc dự kiến phải ứng ngân sách để chi lương.
‘Siêu ban’ ngàn người xin ngân sách trả lương - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng quyết giảm 2.000 biên chế
Theo đề án sắp xếp, đổi mới tổ chức, hoạt động đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) công lập giai đoạn 2017 - 2020, TP.Đà Nẵng quyết tâm đến 2020 giảm ít nhất 2.000 biên chế (gần 10%) cùng với 21 ĐVSN.
“Có nhiều nguyên nhân như thủ tục dự án chậm, giao vốn kế hoạch không kịp… có thể khiến sang năm vẫn không đủ tiền để chi hoạt động tại một số ban”, bà Nga nói và cho biết: “Ban Kinh tế ngân sách đã kiến nghị TP một loạt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các BQLDA, đặc biệt đề nghị các đơn vị này phải tiếp tục rà soát, kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của đơn vị; xây dựng bộ máy tổ chức đảm bảo gọn nhẹ, tinh nhuệ, chuyên nghiệp, đảm bảo nguồn thu để tự chủ kinh phí đáp ứng chi trả lương cho cán bộ, người lao động”.
‘Siêu ban’ ngàn người xin ngân sách trả lương - ảnh 5
‘Siêu ban’ ngàn người xin ngân sách trả lương - ảnh 6
‘Siêu ban’ ngàn người xin ngân sách trả lương - ảnh 7
Trụ sở hoành tráng của các ban: Ban Quản lý dự án dân dụng và công nghiệp HN (hình 1), Ban Quản lý dự án xã hội HN (hình 2), Ban Quản lý dự án NN-PTNT HN (hình 3)ẢNH: NGỌC THẮNG
“Chảy máu” thuế của dân 
Theo khảo sát của Ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội, Hà Nội đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy 22 sở và tương đương. Sau sắp xếp tổ chức bộ máy, lãnh đạo cấp sở và cấp phòng, ban trực thuộc đã tinh gọn hơn trước, giảm được 46/204 phòng với tỷ lệ giảm 22,5%. Về bộ máy các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ngành TP giảm từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị, tương ứng 30,2%. Kết quả sắp xếp lại và hợp nhất thành 5 BQLDA từ 26 ban trước đây đã giảm 73/108 phòng, đạt tỷ lệ 67,6%; giảm 177/308 lãnh đạo trưởng, phó đơn vị, trưởng phó phòng, đạt tỷ lệ 57,5%; giảm được 7/23 trụ sở làm việc với tỷ lệ 30,4%.
 
Trên thực tế, năm 2016 khi sáp nhập các phòng thuộc Văn phòng UBND TP.Hà Nội, từng có tình trạng lãnh đạo trưởng, phó phòng nhiều hơn chuyên viên. Cụ thể, phòng đô thị (từ 3 phòng quy hoạch kiến trúc, xây dựng giao thông, tài nguyên môi trường) có 1 trưởng phòng và 16 phó phòng, trong khi chỉ có 4 chuyên viên. Phòng kinh tế sau khi sáp nhập cũng có 1 trưởng phòng, 12 phó phòng và 4 chuyên viên. Tuy nhiên, theo UBND TP.Hà Nội, đây chỉ là phó phòng trên danh nghĩa, thực tế mỗi phòng thuộc UBND TP chỉ có 1 trưởng phòng và 3 phó phòng điều hành. Các phó phòng còn lại chỉ mang hàm, không điều hành trực tiếp mà làm công tác như chuyên viên. Sau 24 tháng, nếu không bố trí làm lãnh đạo điều hành, số phó phòng này sẽ trở về làm chuyên viên.
Đánh giá về cách làm của Hà Nội, bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội, cho rằng 2 năm trở lại đây, Hà Nội đã sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế khá hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng sau sắp xếp bộ máy tại nhiều đơn vị vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn.
Cụ thể, theo bà An, có rất nhiều hệ lụy từ tình trạng “người nhiều việc ít”, ngoài việc không hiệu quả, còn gây lãng phí rất lớn vì ban vẫn đang được trả lương bằng ngân sách, chính là tiền thuế của dân. Nếu hoạt động hiệu quả, ban có thể “tự nuôi” lấy mình, trong khi hiện nay đang phải ứng thêm ngân sách để chi lương. Bên cạnh đó, dễ nảy sinh vấn đề nội bộ, chất lượng công việc kém, hoạt động của cơ quan rệu rã, èo uột, nhiều người không làm việc sẽ cản trở những cán bộ làm việc nghiêm chỉnh. Thực tế kết quả giám sát cho thấy đã có tình trạng “chảy máu chất xám” khi viên chức, cán bộ hợp đồng có trình độ, kinh nghiệm tại một số ban chuyển công tác.
“Sắp xếp bộ máy thời gian qua của Hà Nội tốt, nhưng tới đây phải kiên quyết làm đến cùng. TP.Hà Nội đã có đề án vị trí việc làm thì phải quyết liệt triển khai, dựa vào đó để đánh giá hiệu suất lao động thực sự của từng người. Việc “ép cơ học” về mặt đầu mối chỉ nên thực hiện trong 1 - 2 tháng, sau đó phải sàng lọc luôn, kiên quyết sắp xếp lại nhân sự, ai không đạt hiệu quả thì chuyển đi làm việc khác. Ghép nhưng sàng lọc thì bộ máy mới tinh giản. Chỉ ghép cơ học thì không thể tinh giản bộ máy, tinh giản con người”, bà An nói.
Cũng theo bà An, trước đây Hà Nội đã có phương án giải quyết khi sắp xếp bộ máy như chuyển công việc khác, hoặc động viên cán bộ tình nguyện nghỉ trước tuổi... “Nếu làm minh bạch, có mục tiêu rõ ràng thì ai cũng thoải mái, những người đuối sức tự không thấy đáp ứng được công việc sẽ phải xin thôi hoặc chuyển công việc khác”, bà An phân tích.
Ý kiến
Nên cho tư nhân đấu thầu dịch vụ công
‘Siêu ban’ ngàn người xin ngân sách trả lương - ảnh 9
       Ảnh: Cẩm Giang
Có một nghịch lý là càng “cải cách”, bộ máy của chúng ta càng phình to ra. Có 3 vấn đề nổi rõ lên: Thứ nhất, sáp nhập mang tính cơ học. Thứ hai, sáp nhập rồi, nhưng trong từng bộ, ngành, cơ quan lại tiếp tục “đẻ” ra nhiều đơn vị chức năng trong lòng nó một cách không hợp lý. Thứ ba, chồng lấn về chức năng.
Việc “đẻ” thêm nhiều đơn vị “con, cháu” có thể nhìn rõ qua gia tăng số lượng đơn vị chức năng trong từng cơ quan. Chẳng hạn, UBND ở nhiều tỉnh có phòng kinh tế ngành "giẫm chân" lên vai trò cấp sở. Khi các sở chuyên môn đề xuất một chính sách lên UBND, phòng này sẽ xem xét, thẩm định trước, sau đó mới trình ra UBND. Trong khi vai trò của sở là để phục vụ UBND trong lĩnh vực chính sách ngành. Vậy nếu đã có sở, tại sao lại cần phòng kinh tế ngành? Còn nếu UBND tỉnh đã có phòng này; chức năng làm chính sách, quản lý của sở có còn cần thiết? Chính những điều này tạo nên sự cồng kềnh, chồng lấn của bộ máy hành chính nhà nước. Không bắt đầu từ nhận thức về chức năng, sắp xếp lại sẽ không hợp lý.
Cải cách bao giờ cũng là tiến trình “đau đớn”, sẽ có nhiều lực cản. Sẽ có những nhóm lao động lẫn lãnh đạo trong khu vực công bị ảnh hưởng và họ sẽ phản ứng lại với cải cách. Vì thế, cần tìm một “mắt xích” yếu, nơi “lực cản” cải cách là yếu nhất để bắt đầu. Trong bộ máy nhà nước, bắt đầu từ khối viên chức, từ các đơn vị sự nghiệp công là điểm khởi đầu hợp lý. Từ các tổ chức đoàn thể, nên bắt đầu với các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Với các bộ ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước sẽ là nơi phức tạp nhất. Theo tôi, với nhóm bộ ngành, phải bắt đầu trước từ nhận thức về vai trò nhà nước - vai trò thị trường. Phân vai và nhận thức hợp lý về chức năng trước, sau đó mới có thể nói về tổ chức bộ máy.
Nếu nhận thức một cách sâu sắc về vai trò, chức năng của các cơ quan hành chính nhà nước, cần giao các dịch vụ công cho các đơn vị tư nhân có đủ năng lực theo hình thức đấu thầu một cách công khai. Như vậy, nhà nước chỉ đảm bảo những dịch vụ thiết yếu mà tư nhân không làm được, chứ không phải là để tự chủ hay tự chủ một phần. Còn nếu không tự chủ được thì hãy để cho các đơn vị này phá sản.
Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia độc lập về chính sách công
Lấy hiệu quả công việc làm trung tâm
‘Siêu ban’ ngàn người xin ngân sách trả lương - ảnh 10
Cần có căn cứ khoa học về tổ chức bộ máy và nêu ra các giải pháp cụ thể trong công tác tinh giản biên chế. Thứ nhất, phải nắm vững nguyên tắc không phải cơ quan T.Ư có vị trí nào thì địa phương phải có cơ quan đó. T.Ư có nhiều việc phải quản lý ở tầm vĩ mô, hay quan hệ đối ngoại. Trong khi đó, hiện có thực trạng cấp huyện có bộ máy như thế nào thì cấp xã lại có bộ máy như thế đó, càng xuống dưới cơ sở càng phình to khi phải hứng các dòng chảy công việc từ huyện, tỉnh xuống.
Thứ hai, tính hợp lý của các cơ quan tổ chức cần được xem xét, cơ quan đó ra đời có rõ chức năng nhiệm vụ không. Cần sắp xếp bộ máy trên nguyên tắc từ công việc tìm mô hình và chọn người, chứ không phải từ người để sắp xếp tổ chức.
Thứ ba, cần nghiên cứu một cơ quan làm nhiều việc, chứ bây giờ có hiện tượng nhiều cơ quan cùng làm một việc. Như vậy, sẽ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm và cuối cùng không ai làm.
Thứ tư, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Chúng ta cần khuyến khích xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ năm, đổi mới công tác thi tuyển công chức. Biên chế tăng do tuyển chọn công chức dễ dàng, không theo quy hoạch. Cần nâng cao công tác đánh giá cán bộ công chức khi việc đánh giá thiếu định lượng.
Thực tế 86,25% đối tượng thuộc diện tinh giản nhưng thực chất là những cán bộ chỉ còn 2 - 3 năm công tác là nghỉ hưu, chưa loại bỏ được cán bộ có năng lực yếu, kém.
PGS-TSKH Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Cẩm Giang - Thiên Lam (ghi)

Mai Hà
http://thanhnien.vn/thoi-su/sieu-ban-ngan-nguoi-xin-ngan-sach-tra-luong-884248.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trong lòng bạn có cơn lũ nào không?


Lũ ở trong lòng
Mai Quốc Ấn - Gần 80 người chết, còn nhiều người mất tích và vô số tài sản thiệt hại cho tới lúc này, chỉ trong một đợt lũ vài ngày. Mưa lũ về và những tang thương giống như một sự “mặc định” đều đặn hàng năm. Bài viết này không muốn nói về sự tang thương do mưa lũ mang lại mà là những “cơn lũ” khác vẫn đều đặn xảy ra mấy mươi năm nay.


Cơn lũ đầu tiên mang tên phá rừng. Tôi viết về phá rừng chục năm nay và nhận ra rằng ham muốn phá rừng sẽ không dừng lại. Nhưng món đồ gỗ đẹp đẽ và bằng gỗ xịn thể hiện đẳng cấp là nhu cầu có thực của một số người. Có cầu, ắt có cung. Và đầu nậu gỗ hay lâm tặc xuất hiện như một tất yếu. Và kiểm lâm của nước ta thì…


“Cơn lũ” đầu tư cao su một thời đã tạo ra những cánh rừng “không phải rừng”. Các tầng cây trở nên đơn điệu hơn với cao su và cỏ. Chúng cũng hút nước và giữ đất, giữ nước nhưng chắc chắn là kém hơn rừng nguyên sinh rất rất nhiều. Và nơi nào có “rừng” cao su hiện ra thì gần như hồ sơ gốc của nơi đó từng là rừng thật.

Cơn lũ tiếp theo là đầu tư thủy điện. “Làm thủy điện đầu tiên là làm gỗ. Sau đó là làm đường. Và cuối cùng mới làm điện.”- là khẳng định của một đại gia thủy điện (nay đã thoái vốn) tâm sự. Đừng ngạc nhiên nếu có những công trình thủy điện muốn (hoặc đã) được đặt giữa tim rừng. Sẽ có những “Con đường đâm thẳng tim rừng” (tên bài viết của tôi trên Sài Gòn Tiếp Thị năm 2012) xuất hiện.

Cơn lũ thứ tư mang tên quy trình xả lũ. Không người dân nào chạy nhanh hơn sức nước đổ về cả. Nhà cửa, tài sản, thú nuôi,… dĩ nhiên càng không. Và điệp khúc đúng quy trình vẫn được lặp lại hàng năm. Và những người dân mất mát tài sản hay thậm chí mất mạng vì xả lũ vẫn xuất hiện hàng năm.

Nhưng tất cả những điều ấy sẽ không xuất hiện nếu không có những “cơn lũ” cấp giấy phép hợp thức hóa phá rừng!
Và những “cơn lũ” vừa nêu tạo ra những cơn lũ khác: Cơn lũ di dân, cơn lũ (nghĩa đen) hàng năm, cơn lũ các đoàn cứu trợ, cơn lũ chi phí y tế và các gánh nặng xã hội, an ninh trật tự và quốc phòng,.v.v.. Nguồn lực đất nước vì thế mà suy yếu.

Và những nỗi đau lòng xót dạ cứ như lũ về…

Đều đặn, như sự im lặng của đám đông vô cảm và xu phụ quyền lực!

(Trong lòng bạn có cơn lũ nào không?)

Mai Quốc Ấn
(FB Mai Quốc Ấn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Đ/C Đào lại đoán mò rùi:


Kết quả hình ảnh cho Tào Tháo lấy đầu vương Mậu để yên bụng quân lươngKết quả hình ảnh cho Tào Tháo lấy đầu vương Mậu để yên bụng quân lương

Phạm Viết Đào.











Chuyện Tam Quốc:Tào Tháo lấy đầu Vương Hậu để yên bụng ba quân

Trong một lần đánh nhau với Viên Thuật, Tào Tháo ( một nhân vật lịch sử Trung Quốc) đưa 17 vạn quân vây thành nhưng mãi không phá được. Quân sĩ ăn mỗi ngày tốn lắm, không sao tiếp vận lương thảo cho kịp. Tháo bèn đưa thư sang vay Tôn Sách được 10 vạn hộc lương.
Quan coi lương là Vương Hậu thấy ít quá không đủ phát cho quân, vào bẩm với Tháo, hỏi xem nên làm thế nào. Tháo nói: "Đem hộc nhỏ mà phát cho chúng, tạm cứu cấp lấy một lúc".
Hậu lại nói: "Thế nhỡ quân sĩ kêu ca thì nói thế nào?". Tháo nói: "Ta đã có cách".
Hậu vâng lệnh, về lấy hộc nhỏ dong lương phát cho ba quân. Tháo cho người đi dò các trại, chỗ nào cũng thấy quân lính ta thán: "Thừa tướng lừa quân". Tháo thấy vậy cho người ra đòi Vương Hậu vào bảo rằng: "Quân lính khắp các trại đang kêu ca về nỗi phát lương bằng hộc nhỏ. Nay ta muốn mượn ngươi một vật để yên bụng chúng, ngươi đừng nên tiếc". Hậu hỏi: "Thừa tướng muốn dùng cái gì của tôi?". Tháo nói: "Ta muốn mượn cái đầu của ngươi để dẹp bụng oán của ba quân". Hậu thất kinh, kêu oan. Tháo lại nói: "Ta cũng biết ngươi không có tội, nhưng không giết ngươi thì bụng chúng sinh ra biến mất, thì ngươi chịu chết vậy, để vợ con, ta nuôi cho, ngươi đừng lo gì cả". Vương Hậu muốn nói nữa, nhưng Tháo đã gọi ngay đao phủ vào lôi Hậu ra ngoài cửa chém rồi bêu đầu lên một cái sào dài, yết thị rằng: "Vương Hậu cố làm đấu nhỏ, để hà lạm lương, nay đem chính pháp".
Thấy vậy quân sĩ không oán gì nữa. Sau đó Tháo phủ dụ quân sĩ ra sức công thành và lệnh rằng: "Hạn trong ba ngày, hễ không phá được thành thì các tướng phải bị chém cả". Quả nhiên trận ấy Tháo phá thành thắng lợi.
Xưa nay những người dùng luật như Tào Tháo không nhiều. Nhưng Tào Tháo là nhân vật đại gian hùng điển hình nên nêu ra bàn để thấy sự tráo trở của kẻ độc tài. Vương Hậu không phạm tội ăn xén quân lương nhưng chỉ vì là quân của Tháo mà phải bỏ mạng oan.

Chuyện Hội nghị TW 6 : BT Phạm Bình Minh báo cáo Đề án về công tác dân số ?

Dư luận đang râm ran chuyện Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thay mặt Bộ Chính trị đọc Báo cáo của Bộ Chính trị tiếp thu và giải trình ý kiến Trung ương thảo luận về Đề án về công tác dân số trong tình hình mới.
Liệu đây có là tín hiệu giống cái thời 1984, Phó Thủ tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp buộc phải rời ghế BT Bộ Quốc phòng để chuyển sang phụ trách Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình?
Như mọi người đều biết: hiện nay Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề phức tập trong quan hệ đối ngoại; Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà BT BNG Phạm Bình Minh đang gánh vác là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017; Chuyện Biển Đông; Chuyện Trịnh Xuân Thanh bỏ nước Đức về đầu thù đã gây dị nghị sứt mẻ quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam…Tất cả những chuyện nước sôi lửa bỏng đó đều bị gác lại và ông Phạm Bình Minh được giao một trọng trách khác tuy quan trọng nhưng chưa chết ai ?
Có ý kiến cho rằng: Đây là tín hiệu phía Việt Nam đưa ra để giảm căng thẳng với Đức và Tây Ấu; Phạm Bình Minh nhận cái sứ mệnh giơ đầu chịu báng giống như cái đầu của Vương Mậu được Tào Tháo mượn để yên bụng ba quân thời Tam Quốc…
Đấy Việt Nam đã xử cái ông gây ra những rắc rối đối ngoại, cho ông nghỉ việc chuyển sang công tác khác phủ hợp hơn ? Mặc dù nhiều nguồn tin cho rằng: Phạm Bình Minh và Bộ Ngoại giao không tham gia vào cái việc tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Thanh về đầu thú. Thông tin này hé qua tâm sự của Đại sứ Việt Nam tại Đức Bùi Việt Hưng…
Không để BT Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh báo cáo về công tác đối ngoại tại Hội nghị TW 6 rất có thể là tín hiệu được phát ra từ Hà Nội: Dư luận phương tây vẫn cho rằng ông Phạm Bình Minh có đường lối đối ngoại thân Mỹ và phương Tây như bố ông là Nguyễn Cơ Thạch…




Việc để Phạm Bình Mình “ rời sân” ngoại giao rất có thể là 1 thông điệp: Nếu phương Tây và Mỹ ép già quá, rất có thể sẽ bố trí một vị có đường lối “ thân Tàu” đảm nhận công tác đối ngoại vì như Hoàng Trung Hải, Nguyễn Chí Vịnh ? Nào các vị lựa chọn đi…
Số phận của Phạm Bình Mình có giống số phận của Vương Mậu thời Tam Quốc không? Chắc phải chờ tới các hội nghị TW kỳ sau và các cuộc đấu đá nội bộ trong thời gian tới ?
P.V.Đ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang