Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Công an Hà Nội kêu gọi người dân thôn Hoành (xã Đồng Tâm) tự thú


Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu kết thúc cuộc đối thoại 
ngày 22-4-2017 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Tuổi trẻ
13/10/2017 21:54 GMT+7

TTO - Công an Hà Nội vừa có thư gửi đến người dân thôn Hoành với nội dung kêu gọi những người có hành vi hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật ra tự thú và đầu thú.

Chủ tịch Hà Nội: ‘Tôi thấy bà con Đồng Tâm vẫn còn khúc mắc’
Cán bộ huyện 'nhắm mắt' cấp sổ đỏ sai trái tại Đồng Tâm
10 cựu cán bộ vụ sai phạm đất Đồng Tâm kháng cáo
Theo nội dung thư, cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đề nghị các cá nhân đã tham gia việc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, bắt, giam hoặc giữ người trái pháp luật trên địa bàn thôn Hoành, xã Đồng Tâm, TP Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 22-4 đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP hoặc công an nơi gần nhất để tự thú, đầu thú, khai báo, góp phần khắc phục hậu quả đã gây ra.

Trước đó, ngày 13-6, cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật xảy ra tại thôn Hoành.

Cũng theo nội dung thư, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội sẽ không bắt, giam giữ người tự thú, đầu thú và bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người tự thú, đầu thú theo quy định của pháp luật.

Nhưng nội dung thư viết rằng "Người che giấu, cản trở người có hành vi vi phạm pháp luật tự thú, đầu thú sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 13-10, một phó trưởng thôn Hoành cho biết nội dung thư trên đã được đọc trên loa phát thanh của xã Đồng Tâm từ ngày 11-10.

Theo phó trưởng thôn Hoành, đến nay có gần 50 người dân trong thôn nhận được giấy triệu tập đến cơ quan công an làm việc liên quan đến vụ án hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật.

Tuy nhiên, hầu hết người dân không đến cơ quan điều tra theo giấy triệu tập vì theo họ việc bắt giữ người xuất phát từ việc cơ quan chức năng mời người dân đi chỉ mốc lộ giới khu đất Đồng Sênh (xã Đồng Tâm) nhưng lại tổ chức bắt một số người.

Người dân cho rằng cần làm rõ sai phạm của việc bắt giữ người của cơ quan chức năng.

Trước đó, ngày 15-4, do không đồng ý với việc cơ quan chức năng mời người dân đi chỉ mốc lộ giới khu đất Đồng Sênh (xã Đồng Tâm) nhưng lại tổ chức bắt một số người, vì thế người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 người là cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động và cán bộ huyện Mỹ Đức.

Người dân đã đưa hơn 30 người này về nhà văn hóa thôn để giữ.

Tất cả cán bộ, chiến sĩ được thả ra ngày 22-4, sau khi chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với người dân và cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân thôn Hoành trong vụ việc này. 
T.HOÀNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ và Israel rút ra khỏi UNESCO viện lẽ tổ chức LHQ bài Do Thái


Tòa nhà UNESCO tại Paris, 12/10/2017.

Sau khi Hoa Kỳ loan báo rút khỏi UNESCO hôm qua 12/10/2017 vì cáo buộc Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp Quốc bài Do Thái, Israel cũng theo chân. Sự kiện này xảy ra vào lúc UNESCO đang bầu tổng giám đốc mới.

Từ nhiều năm qua, Mỹ vẫn bất bình trước quan điểm của UNESCO về Jérusalem và Hébron, ngả theo các nước Ả Rập. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Heather Nauert cho biết bên cạnh đó còn có lý do về tài chính. Bà nói : « Chúng tôi chi ra 550 triệu đô la cho UNESCO, liệu có thể chi tiếp cho một tổ chức chống Israel ? » và nhắc nhở rằng Washington còn mong muốn cải tổ toàn bộ Liên Hiệp Quốc.
Vài giờ sau loan báo của Mỹ, đến lượt Israel thông báo rút khỏi UNESCO, cho rằng định chế này là « sân khấu vô nghĩa, nơi bóp méo lịch sử », và « khi phân biệt đối xử, người ta phải trả giá ».

Tổng giám đốc đương nhiệm UNESCO, bà Irina Bokova người Bungari, bày tỏ « sự tiếc nuối sâu sắc » trước quyết định của Mỹ. Pháp, nơi UNESCO đặt trụ sở và có ứng viên đang tranh chức người đứng đầu tổ chức này, cũng cho rằng việc Hoa Kỳ rút lui là « đáng tiếc ». Tương tự với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres nhấn mạnh« vai trò chủ chốt của Hoa Kỳ từ lúc UNESCO được thành lập » vào năm 1946, còn Nga cho rằng đây là « một tin buồn ».

Đối với giáo sư Bertrand Badie của đại học Khoa học Chính trị (Sciences Po Paris), chuyên gia về quan hệ quốc tế, quyết định này không mang lại hậu quả quá nặng nề cho UNESCO. Trả lời RFI, ông Badie cho biết :

« Về phương diện vật chất, tác động có thể không quá lớn, vì trước đó Hoa Kỳ đã ngưng tài trợ, khiến UNESCO phải giảm bớt 20% ngân sách. Về tính biểu tượng cũng vậy, người ta cũng đã quen với việc Hoa Kỳ gia nhập rồi lại rút lui. Cần nhớ là Washington đã ra khỏi UNESCO lần đầu vào năm 1984, kéo theo sự ra đi của Anh quốc, và phải đến gần 20 năm sau, tức năm 2003 mới quay lại.
Như vậy, một mặt định chế này sẽ bị yếu đi một cách tượng trưng, trong khi UNESCO vốn có vai trò đáng kể đối với các nước tham gia, cần có được sự hỗ trợ. Nhưng nhất là sự kiện này cho thấy một cơn sốt mới từ phía Mỹ chống lại chủ nghĩa đa phương. Có lẽ đây mới là điều đáng ngại nhất ».

Loan báo của Hoa Kỳ và Israel được đưa ra vào lúc việc bầu tân tổng giám đốc, được bắt đầu từ thứ Hai 9/10, đang bước vào giai đoạn quyết định. Trong vòng bỏ phiếu thứ tư tối qua của 58 nước thành viên Hội đồng quản trị, ứng viên của Qatar, ông Hamad Bin Abdoulaziz Al-Kawari nhận được 22 phiếu. Hai ứng cử viên Audrey Azoulay (Pháp) và Moushira Khattab (Ai Cập) đều được mỗi người 18 phiếu.

Trước đó ứng cử viên của Việt Nam và Trung Quốc đều được 5 phiếu. Hôm thứ Tư, ông Phạm Sanh Châu, ứng viên Việt Nam đã rút lui, và đến thứ Năm, ứng viên Trung Quốc cũng rút, dồn phiếu cho Ai Cập.

Trong bối cảnh Qatar đang bị một số nước Ả Rập tẩy chay, Ai Cập và Ả Rập Xê Út tất nhiên không ủng hộ ứng viên Qatar. Ông Al-Kawari còn bị cáo buộc là đã im lặng trước sự hiện diện của những cuốn sách bài Do Thái trong một hội chợ sách, lúc ông là bộ trưởng Văn hóa.

Theo kết quả cuộc bỏ phiếu vào đầu giờ chiều nay, cựu bộ trưởng Văn hóa Pháp Audrey Azoulay đã chiến thắng ứng viên Ai Cập Moushira Khattab, sẽ đọ sức với đối thủ Qatar trong vòng bầu chung cuộc tối nay.

Tin giờ chót cho biết bà Audrey Azoulay, 49 tuổi, đã được bầu làm tổng giám đốc UNESCO với 30 phiếu, so với ứng cử viên Qatar được 28 phiếu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÔI KHÔNG THÍCH BÀI NÀY< ĐỌC ĐỂ NGHIÊN CỨU:

Bùi Quang Vơm - Cái gì đến sau Hội nghị Trung ương 6?



Theo Thời báo Tài chính VN, kinh phí tạm cấp cho cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân 2016 gần 600 tỉ đồng.

Mẹo vặt

Hội nghị TƯ 6 kết thúc buồn tẻ. Bài diễn văn bế mạc của ông Tổng bí thư rời rạc, trống rỗng. Chuyện kiểm điểm tình hình kinh tế là chuyện muôn thuở, chả phải đợi đến Hội nghị TƯ để thảo luận, mà có đến Đại hội lần sau, thì cũng chỉ có « ba khâu đột phá», nhưng chẳng làm được gì khác. «Định hướng» nhưng lại muốn thiên hạ nhận là «Thị trường»,có đến vài ngàn Hội nghị Trung ương nữa thì vẫn vậy.

Giữa lúc Ngân sách thiếu hụt triền miên, «nợ công nếu tính đủ đã vượt trần», nền Tài chính Quốc gia có triệu chứng sụp đổ, chuyện bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ dân chúng chỉ là chuyện nói cho vui, lừa bịp mị dân hoặc tung khói che đậy việc gì đó khuất tất, kiểu dương Đông kích Tây.

Nội dung chính, nội dung chủ yếu được Bộ Chính trị giao thành «Đề án để báo cáo Hội nghị TƯ 6 » từ tháng 10 năm 2016 là đề án «cải cách tổ chức nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả sự lãnh đạo của đảng» mà nhiều người gọi toạc ra tên của nó là «Nhất thể hoá thể chế», loại bỏ các tầng nấc trung gian, đưa đảng tới trực tiếp với quyền lực. Nhưng cuối cùng lại được đưa vào chương tình ở vị trí thứ tư, với cái tên «Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị», như một việc xưa nay vẫn đang làm, chả mấy quan trọng, và được ghép thêm vào chương trình, như kiểu tiện thể, tranh thủ.

Trong lời bế mạc, ông Trọng cũng nói lấp lửng: «...Ví dụ như: Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới hoạt động của các ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ. Đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nướcCơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng Nhân dân; thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện, cấp xã những nơi có đủ điều kiện.
Tăng cường phân cấp, phân quyền hợp lý đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực và kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Rà soát, sắp xếp giảm các ban chỉ đạo, ban quản lý dự án và các cơ quan phối hợp liên ngành cho phù hợp. Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ công cho doanh nghiệp, người dân đảm nhiệm.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế về chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp…»

«Cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch huyện, xã». Đây chính là linh hồn của Đề án Nhất thể hóa, nhưng lại chỉ được nhắc đến như một việc vặt trong hàng loạt công việc khác, thậm chí rất quan trọng, như việc «Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ».

Hội nghị Trung ương 6, với nội dung chờ đợi là Hội nghị Nhất thể hóa, đã bị biến dạng. Người ta đã tưởng ông Trọng thất bại. Nhưng không. Cho dù Nhất thể hóa đợt này mới chỉ hai phần, nhưng là hai phần mấu chốt, hai phần quyết định. Nó chứa đựng một cuộc cải cách có thể làm đảo lộn bản chất chế độ. Ông Trọng đã «dụng mẹo» để vẫn đúng như ý mà không hề nói đến hai chữ «nhất thể», vì hai chữ này đã bị lộ là chiến dịch đảng tràn sang chính quyền.

Sẽ không còn Hội đồng Nhân dân

Dù ông Trọng lập lờ với những từ «những gì đã chín», «ở những nơi đủ điều kiện», nhưng ai cũng biết, khi đã đưa vào kết luận của Hội nghị Trung ương, thì tính chính danh đã được giải quyết. Những gì sẽ xảy ra tới đây, coi như Trung ương đã nhất trí.

Tới đây, bí thư cấp ủy, nghĩa là từ tỉnh ủy, thành ủy sẽ đương nhiên là Chủ tịch Hội đồng Nhân dân - một loại cơ quan giống như Quốc hội nhưng của địa phương. Đại biểu của dân không phải bầu ra chủ tịch hội đồng của mình nữa. Cho dù dưới chế độ dân chủ giả hiệu, Hội đồng thực chất chỉ là vật trang trí, bù nhìn, nhưng bây giờ, ngay cả việc khoác chiếc áo giả dân chủ ấy cũng thành thứ khó chịu, nó làm cho đảng cứ phải qua ông Hội đồng mới nắm nà nắn được chính quyền.

Từ nay, quyết định của bí thư không phải là đề nghị Hội đồng xem xét và bỏ phiếu nữa. Nghĩa là cơ cấu các cơ quan hành pháp của chính quyền địa phương, từ Chủ tịch, phó Chủ tịch Ủy ban tới các Ban, Sở, sẽ do bí thư trực tiếp bổ nhiệm, phân công hoặc chỉ định. Cũng có nghĩa rằng, nếu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân buộc phải là một người khác bí thư, thì quyền lực thực tế vẫn nằm trong tay bí thư, vì đã bổ nhiệm được thì phế truất được, đó là quy tắc. Ông Chủ tịch theo cơ cấu là phó bí thư, nguyên tắc Tập trung dân chủ không cho phép ông làm khác nghị quyết hay chỉ thị của Bí thư, một dạng nghị quyết «sống», nghị quyết chưa được viết thành văn bản.

Hội đồng nhân dân cấp Huyện, Xã xưa nay chỉ để làm vì, bầu ra chỉ để có người ngồi chơi ăn lương, hầu hết các địa phương dù không tuyên bố nhưng trên thực tế đã từ lâu, không còn hoạt động.

Như vậy, sau Hội nghị Trung ương 6, một tầng nấc trung gian giữa đảng và chính quyền từ cấp tỉnh trở xuống sẽ chính thức biến mất. Sẽ không có chuyện đảng ủy cấp tỉnh phải đề cử cán bộ và giới thiệu qua Hội đồng Nhân dân để được bầu theo kết quả hiệp thương với Mặt trận Tổ quốc cấp Tỉnh.

Cán bộ thuộc khối Hành pháp sẽ do đảng ủy trực tiếp sắp xếp và phân công. Không còn loại quan chức dân cử, dù giả hiệu. Điều này có ý nghĩa là bớt đi được một loại Đại hội đại biểu không ít tốn kém và xóa bỏ một bộ phận quan chức vô công rồi nghề. Ý chí của đảng, hay sự lãnh đạo của đảng sẽ không còn phải qua tầng nấc trung gian nào, sẽ có hiệu lực trực tiếp. Nhưng điều này cũng có nghĩa rằng, nếu người cầm đầu bộ máy, tức là ông bí thư tỉnh ủy yêu ai và ghét ai, thì toàn bộ hệ thống hành pháp tỉnh biến dạng theo tinh thần đó. Và trường hợp ông tha hóa, ông sẽ biến bộ máy thành hệ thống tham nhũng toàn phần, chẳng hạn nếu cần tiền, thì ông có thể lập ra một hệ thống biển thủ khép kín, bất khả phát hiện, bất khả công phá, giống Sài Gòn thời ông Lê Thanh Hải.

Không có cơ chế Tư pháp độc lập, nếu kết luận của Hội nghị này mở rộng ra cho toàn quốc, tình trạng tham nhũng, không nghi ngờ gì, sẽ lan ra toàn hệ thống và sẽ không một thế lực nào ngăn chặn được.

Hai kịch bản

Tuy vậy, có hai cách để đi đến nhất thể hóa các chức danh bên đảng với chức danh tương ứng bên chính quyền.

Bỏ cơ quan dân cử trung gian, bí thư đảng trực tiếp kiêm chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Các ban ngành thuộc ủy ban sẽ do Ban chấp hành đảng bộ bầu hay phân công trong nội bộ đảng. Đại hội đảng bộ sẽ theo chức năng quản lý hành chính và hành pháp bên chính quyền để bầu ra các vị trí tương ứng cho Ban chấp hành. Mỗi thành viên của ban chấp hành trúng cử đều đương nhiên đảm nhận chức vụ bên chính quyền. Hai bộ máy đã thành một.

Ở cấp Trung ương, Tổng bí thư không bầu theo tiêu chí lý luận mà theo chương trình hành động. Người trúng cử Tổng bí thư tất yếu kiêm chức Nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Nhà nước. Đại hội Đảng bầu ra Ban chấp hành có cơ cấu phù hợp tương ứng với các nhiệm vụ do chương trình của Tổng bí thư - Chủ tịch nước đặt ra. Ban chấp hành gồm tất cả các thành viên của chính phủ. Thủ tướng đồng thời là phó tổng bí thư, do Tổng bí thư giới thiệu và Ban Chấp hành bầu.

Đây là phương án độc đảng toàn trị. Quốc hội sẽ dần biến mất như Hội đồng Nhân dân các cấp. Chế độ chính trị là một chế độ độc tài độc đảng chuyên chế. Đại hội Đảng là cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc gia, thay thế và kiêm nhiệm chức năng của Đại hội Quốc dân (Quốc hội).

Kịch bản thứ hai theo chiều ngược lại. Tất cả các cơ quan dân cử, như Hội đồng Nhân dân xã, huyện, tỉnh và Quốc hội bầu ra các Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp và Chủ tịch nước ở cấp Trung ương. Theo lý thuyết đảng của toàn dân cộng với một chế độ bầu cử trung thực, các thành viên trúng cử do chiếm uy tín và tin cậy của dân, đương nhiên trở thành người giữ chức vụ cao nhất tương ứng trong đảng. Chủ tịch Xã đương nhiên kiêm chức Bí thư Xã. Chủ tịch Huyện, Chủ tịch Tỉnh đồng thời là Bí thư Huyện, và Bí thư đảng bộ Tỉnh. Quốc hội cả nước bẩu ra Chủ tịch nước, và Chủ tịch nước, tự động giữ chức Tổng bí thư đảng.

Theo phương án này, tất cả mọi cơ quan đều thông qua dân cử. Đại hội công dân từ cấp xã tới Trung ương bầu ra tấ cả các cơ quan cần thiết của Chính quyền các cấp và của Chính phủ trung ương. Đại hội Đảng trở thành một hoạt động có tính tượng trưng tinh thần, chuyển chương trình hành động của Chủ tịch nước đắc cử, thành nghị quyết Trung ương đảng, chuyển các chức danh do Quốc hội bầu thành các chức danh tương ứng trong đảng. Đây là chế độ Dân chủ nhất nguyên. Một đảng nhưng lãnh đạo quốc gia thông qua dân cử.

Điều đáng phải lo sợ

Thực chất, Hội nghị Trung ương 6 đã quyết định bỏ Hội đồng Nhân dân tới cấp tỉnh, nhưng ông Trọng lấp lửng với cách gọi chung chung «cấp ủy». Với cấp Huyện, Xã thì «thực hiện» nhưng cao hơn tức là cấp Tỉnh, Thành, thì «Cơ bản thực hiện mô hình».

Tại sao Nhất thể hóa là một chủ trương lớn được nghiên cứu từ nhiều kỳ đại hội, đến Đại hội lần thứ XI đã được chỉ đạo thí điểm tới cấp tỉnh tại Quảng Ninh, và tới Đại hội XII đã được giao thành Đề án quốc gia, do Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo, nhưng không được tổng kết, không có nghị quyết trước khi đưa ra thảo luận và kết luận tại Hội nghị Trung ương?

Ngày 27/3/2017, đoàn giám sát của Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016, đã có chuyến kiểm tra, đã trực tiếp nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Nhưng đoàn kiểm tra của Quốc hội khi đó đã không đưa ra được kết luận, và phản ánh của Quốc hội chắc chắn đã không được Bộ Chính trị đồng tình.

Có hai vấn đề bị bỏ lửng sau đợt kiểm tra:

1-    Kiểm soát quyền lực như thế nào khi gộp mọi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vào trong tay một người?

2-    Khi Bí thư và Chủ tịch do một người nắm, thì Chủ tịch được dân bầu sẽ kiêm bí thư, hay bí thư do đảng bầu sẽ kiêm chủ tịch?

Hai câu hỏi này không thấy được giải đáp, đồng thời việc Tổng kết chương trình thí điểm không được nhắc đến nữa. Điều này cho thấy, những người chủ trương nhất thể hóa không quan tâm tới chuyện trong tình trạng không có cải cách tư pháp, nhất thể quyền lực tất yếu dẫn đến tham nhũng, mà họ chỉ lấy việc nắm quyền trực tiếp của đảng làm mục đích.

Ngày 4-8-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 89 và 90-QĐ/TW với tham vọng nhốt quyền lực vào khuôn khổ đạo đức để đảng kiểm soát. Với Quy định này, đảng viên giống như đàn chuột bị nhốt trong lồng, quyền giám sát và sinh sát nằm trong tay Bộ chính trị và Ban bí thư.

Ngày 7/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 98-QĐ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ. Từ nay, tất cả mọi sự luân chuyển cán bộ, nghĩa là lên hay xuống, ở Trung ương hay ở địa phương, không còn do cơ sở quyết định, tự tung tự tác nữa. Quyền luân chuyển, bố trí, đề bạt, thay đổi, thuộc về cấp quản lý trực tiếp, nghĩa là từ cấp viên ủy viên Trung ương, sẽ do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quyết định.
Hai văn bản này được cho là hai cái gậy để xử lý Nhất thể hóa. Bất cứ sự phản kháng nào đều sẵn sàng bị vô hiệu hóa.

Như vậy, ông Trọng và những người cùng cánh với ông trong Ban Bí thư, đặc biệt là ông Phạm Minh Chính, hoàn toàn ý thức được tầm quan trọng dẫn đến chuyển đổi chế độ và tính chất vi phạm nghiêm trọng các quy chế dân chủ, nếu đào thải Hội đồng Nhân dân. Nó sẽ khởi đầu cho một thể chế độc tài toàn trị không che đậy, và bắt đầu cho một hệ thống tham nhũng quốc gia.

Có thể thấy, ít nhất là ông Trọng và ông Phạm Minh Chính đã tính hết mọi chuyện để Nhất thể hóa trót lọt.

Thâu tóm quyền lực, tập trung khả năng điều hành trực tiếp, tạo dựng các công cụ trấn áp, nhưng được tiến hành một cách mờ ám, quanh co. Rõ ràng, đây là hành vi của người có động cơ đen tối.

Đó là điều đáng phải lo sợ.

BÙI QUANG VƠM 13/10/2017 (Tác giả gởi blog Thụy My)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai lại "dính" lùm xùm!


Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG 

NLĐO - Khi bà Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai còn làm Giám đốc Sở Công nghiệp, đơn vị này thu tiền tỉ để làm hạ tầng nhưng đem gửi lấy lãi

Ngày 1-9, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Huỳnh Văn Hồng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đồng Nai, cho biết đang làm rõ vụ người dân khu tập thể Nhà máy Dệt Thống Nhất (TP Biên Hòa) tố cáo Sở Công Thương dưới thời bà Phan Thị Mỹ Thanh (hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai) làm giám đốc có nhiều sai phạm. Dự kiến ngày 10-9 sẽ có kết quả.

Hơn chục năm kêu cứu

Việc đang được UBKT Tỉnh ủy Đồng Nai làm rõ là vụ hơn 100 hộ dân ở khu tập thể Nhà máy Dệt Thống Nhất tố cáo Sở Công Thương Đồng Nai thu tiền tỉ của dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng sau đó không thực hiện.

Cụ thể, bà Ninh Thị Lan, người đại diện cho hơn 100 hộ dân kêu cứu suốt hơn chục năm qua, đưa cho chúng tôi một xấp hồ sơ, bức xúc nói không thể tưởng tượng ra lý do nào mà người dân tại đây phải chịu khổ sở như vậy. Bà Lan cho biết cách đây 20 năm, các hộ dân nơi đây đã nộp tiền (với số tiền hàng tỉ đồng) cho Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) để được sống trong một khu dân cư có hạ tầng hoàn thiện với đầy đủ các hạng mục đường, điện, nước, cây xanh… nhưng bằng ấy thời gian trôi qua nơi đây vẫn như thời… trung cổ! "Chúng tôi mua các lô đất theo dạng đã được quy hoạch, sau đó xây nhà rồi phải sống trong cảnh không điện, không nước, không hệ thống thoát nước, cây xanh. Chúng tôi phải tự thuê, mua để dùng, chứ không có điện, nước làm sao sống nổi…" - bà Lan kể tội Sở Công Thương.

Góp lời, bà Nguyễn Thị Bưởi, nhà bên cạnh, bực tức nói bà cầu cứu và chờ đợi chủ đầu tư hoàn thiện dự án từ lúc cháu gái mới sinh, nay cháu đã có gia đình rồi mà điện, đường, nước vào nhà vẫn không có. Làm ăn kiểu này là vô trách nhiệm, coi thường luật pháp!

Bà Lan, bà Bưởi bức xúc là đúng! Bởi, có đến khu tập thể này mới không thể tưởng tượng được cảnh giữa lòng TP Biên Hòa lại có một khu vực cơ sở hạ tầng tàn tạ đến vậy. Từ bên ngoài đi vào khu tập thể, con đường lở lói, xói mòn trơ đất đỏ trông đến thảm hại. Điện dân tự mua kéo tứ tung, hệ thống thoát nước dân bỏ tiền thuê xây dựng tạm bợ, hệ thống nước sạch cũng tương tự khiến toàn cảnh trông thật nhếch nhác.

Không đồng ý với kết luận thanh tra

Theo hồ sơ, năm 1996, Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Nai được UBND tỉnh giao lập dự án đầu tư quy hoạch xây dựng hạ tầng khu dân cư cho CB-CNV Nhà máy Dệt Thống Nhất. Khu quy hoạch được tỉnh phê duyệt gần 1,6 ha đất với 121 lô đất nền cùng các hạng mục hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, điện.

Sau đó, sở đã thu của các hộ dân tổng số tiền 250 triệu đồng nhưng dự án vẫn không được thực hiện. Thời điểm này, Giám đốc Sở Công nghiệp là ông Phạm Văn Sáng (ông Sáng hiện là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai).

Đến năm 2003, bà Phan Thị Mỹ Thanh là giám đốc sở này, tiếp tục thu thêm của người dân với tổng số tiền 1,2 tỉ đồng. Tổng cộng 2 lần thu lên đến 1,4 tỉ đồng với lý do triển khai dự án để sớm hoàn thiện.

Tuy nhiên, kết luận thanh tra về việc xây dựng khu nhà ở tập thể Nhà máy Dệt Thống Nhất vừa được UBND tỉnh Đồng Nai công bố thì trong sổ sách của sở ghi số tiền thuộc dự án chi ra đến thời điểm thanh tra là 742 triệu đồng, trong đó giai đoạn bà Thanh về làm giám đốc chi 680 triệu đồng.

Nhưng kiểm tra phát hiện thời điểm năm 2003, sở này không triển khai các bước tiếp theo của dự án mà đem 670 triệu đồng đi gửi ngân hàng để lấy lãi. Trong vòng 3 năm, sở này rút cả gốc lẫn lãi tổng cộng 747 triệu đồng, trong khi theo tính toán cả gốc và lãi phải hơn 874 triệu đồng.

Hiện tại, UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu sở này thu hồi toàn bộ tiền gốc và lãi giao cho các đơn vị tiếp tục triển khai hoàn thành sớm các hạng mục công trình của dự án. Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai phối hợp UBKT Tỉnh ủy căn cứ nội dung kết luận thanh tra để xử lý các sai phạm của những cá nhân, tổ chức liên quan.

"Kết quả thanh tra đã có, tuy nhiên, bước tiếp theo là trách nhiệm xử lý của UBKT Tỉnh ủy thì chưa cụ thể. Hiện các đơn vị, cá nhân liên quan đã phải làm giải trình nhiều lần nhưng vẫn chưa thuyết phục so với nội dung kết quả thanh tra nên đang phải giải trình lại. Khoảng ngày 10-9, có thể sẽ có kết quả kiểm tra kiểm điểm chính thức" - ông Huỳnh Văn Hồng cho biết.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, bà Ninh Thị Lan cho hay các hộ dân ở khu tập thể Nhà máy Dệt Thống Nhất không đồng ý với kết luận thanh tra về việc chỉ nêu các cá nhân liên quan sai phạm trong việc thực hiện dự án mà không đề cập rõ việc sử dụng tiền của người dân trong hơn 20 năm qua như thế nào. Như vậy là chưa đúng với bản chất vụ việc!
***

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra trung ương phát đi thông cáo cho biết cơ quan này đã quyết định kỷ luật cảnh cáo bà Phan Thị Mỹ Thanh. Bởi bà Thanh vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng; ký văn bản sai thẩm quyền, không minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập...
***

Gửi đơn lên ông Tô Lâm

Bà Ninh Thị Lan cho biết trong ngày 1-9, các hộ dân tiếp tục gửi đơn tập thể lên Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tố cáo các sai phạm của cá nhân bà Phan Thị Mỹ Thanh.

Theo đó, các hộ dân đề nghị Bộ Công an xem xét, chỉ đạo kiểm tra giám sát các sai phạm "có tính hệ thống" và chủ đích của bà Thanh liên quan đến dự án này. Tập thể hộ dân đề nghị tiếp tục thẩm định rõ toàn bộ nguồn gốc đất của Nhà máy Dệt Thống Nhất quản lý sử dụng và đã giao cho Sở Công Thương; đồng thời giải quyết dứt điểm những tồn tại của dự án khu dân cư Nhà máy Dệt Thống Nhất.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thu hồi thẻ nhà báo của Phó Tổng biên tập Thời báo Mê Kông



Ngày 13/10/2017, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Hồ Minh Sơn - Phó Tổng biên tập kiêm Trưởng cơ quan đại diện Báo Thời báo Mê Kông khu vực phía Nam do ông Sơn đã bị cho thôi việc.


Quyết định của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nêu rõ:

Căn cứ theo Luật báo chí; căn cứ theo Nghị định số 17/2017/NĐ-CP; Căn cứ theo Thông tư số 49/2016/TT-TTTT và Căn cứ theo Quyết định số 37/HKTVLC ngày 3/10/2017 của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia về việc kỷ luật lãnh đạo báo Thời báo Mê Kông và Quyết định số 478/B.TBMK về việc chấm dứt sử dụng lao động trách nhiệm, cho thôi việc đối với ông Hồ Minh Sơn.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT sẽ thu hồi thẻ nhà báo mang số hiệu IBT 03401 kỳ hạn 2016-2020 của ông Hồ Minh Sơn được cấp tại Thời báo Mê Kông, vì ông Sơn đã vi phạm điểm c, khoản 6, Điều 28 Luật Báo chí 2016, bị cơ quan chủ quản miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng biên tập kiêm Trưởng cơ quan đại diện Báo Thời báo Mê Kông khu vực phía Nam và bị Thời báo Mê Kông cho thôi việc.

Tổng Biên tập Báo Thời báo Mê Kông có trách nhiệm thu hồi thẻ nhà báo của ông Hồ Minh Sơn nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31/10/2017.

P.V

(Infonet)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không được đụng vào vị trí xung yếu như Sơn Trà


VŨ VIẾT TUÂN ghi

TTO - Vụ 40 móng biệt thự xây dựng trái phép trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) - được coi là “mắt thần Đông Dương” - đang gây bức xúc cho dư luận. 

Trăn trở về cách ứng xử với những khu vực trọng yếu, các chuyên gia cho rằng đất nước có thể lâm nguy nếu các vị trí nhạy cảm chiến lược không được quan tâm đúng mức.

* GS.TSKH Vũ Minh Giang 
(phó chủ tịch Hội đồng di sản 
văn hóa quốc gia):

Xem lại cách ứng xử của chính quyền 
địa phương

Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản VN khẳng định rõ là đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Vậy nên việc ứng xử với những vị trí trọng yếu của đất nước cũng cần tuân thủ nguyên tắc này.

Bây giờ cứ hễ xảy ra sự việc nào đó thì lại được biện minh bằng cụm từ “đúng quy trình”. Tôi không rõ những người bao biện đó có nghĩ rằng nếu cứ như vậy thì rồi một ngày nào đó đất nước sẽ lâm nguy “đúng quy trình” hay không?

Từ chuyện phát hiện 40 móng biệt thự xây trái phép trên bán đảo Sơn Trà, cần nhìn lại một cách tổng thể cách ứng xử của chính quyền địa phương với những vị trí có tầm quan trọng quốc gia như vậy xem cách ứng xử đó phù hợp hay chưa, có vì quyền lợi của dân tộc hay không, hay vì quyền lợi của một vài người?

Với những vị trí này, khi để xảy ra sai phạm thì trước hết người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm. Cần phải quy trách nhiệm cho từng cá nhân cụ thể.

Đã đến lúc chúng ta phải rà soát lại tất cả những địa điểm có vị trí nhạy cảm, trọng yếu như Tây nguyên, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, Vũng Áng... để từ đó có quy chế đặc biệt thật chặt chẽ cho những nơi này.

Nhiều nước quy định những vị trí xung yếu đó phải được coi là vùng cấm không được đụng vào vì liên quan đến an ninh, quốc phòng của đất nước.

Với những địa điểm như Sơn Trà thì việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu. Không thể vì du lịch, kinh tế mà làm tổn thương những địa danh đó.

Mới đây nhất, bài học về sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra rõ ràng là do chúng ta không nhìn xa.

Trong khi lợi ích cho đất nước mà Formosa mang lại chưa thấy đâu thì hậu quả đã quá đau đớn về phương diện vật chất, ô nhiễm môi trường và lòng dân.

Tôi cũng đề nghị Thủ tướng nên có những hình thức khen thưởng cho người đã phát hiện sai phạm trong vụ xây móng 40 biệt thự trên bán đảo Sơn Trà.

Với những người dân có trách nhiệm với Tổ quốc, dũng cảm lên tiếng trước những sai trái thì cần được sự động viên và khích lệ hoặc bảo vệ họ. Đồng thời, phải truy đến tận cùng trách nhiệm của các cá nhân để xảy ra những sai phạm này.

Dù lợi ích của bất cứ cá nhân hay tổ chức có thế lực đến đâu cũng không được phép đặt trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc.

* Nhà nghiên cứu 
Nguyễn Xuân Hoa (giám đốc Trung tâm nghiên cứu Huế):

Cần có một chiến lược
 phòng thủ duyên hải

Qua sự việc 40 biệt thự xây dựng trái phép tại Sơn Trà chúng ta cần nhìn lại một cách tổng quan cách quản lý những địa điểm trọng yếu của đất nước về an ninh, quốc phòng như Sơn Trà, đèo Hải Vân, Vũng Áng, Tây Nguyên, Cam Ranh...

Tôi cho rằng ở tầm chiến lược vĩ mô, chúng ta cần có một chiến lược phòng thủ quốc gia, đặc biệt là với vùng duyên hải và những vị trí nhạy cảm nói trên.

Từ xưa các triều đại quân chủ nước ta đều có những chiến lược phòng thủ bờ biển và vùng duyên hải rất tốt và cẩn trọng.

Từ đó, bài học rút ra là chúng ta phải có một chiến lược phòng thủ quốc gia để sau khi hình thành và triển khai thì dựa trên chiến lược chung đó, các địa phương sẽ phải tuân thủ và có cách ứng xử với những vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng, kinh tế một cách tốt nhất.

Còn cách làm như hiện nay, những nơi trọng yếu nhất lại trở thành những nơi dễ nguy hiểm nhất bởi có chính quyền địa phương chỉ nghĩ tới việc phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư mà quên đi nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia.

Thử nghĩ xem, mấy năm trước ở đèo Hải Vân người ta định cho nước ngoài xây một khu nghỉ dưỡng, năm nay là ở bán đảo Sơn Trà thì không biết sang năm tới sẽ là vị trí trọng yếu nào khác? Mỗi nơi có một cách ứng xử rất tùy tiện. Như vậy chúng ta luôn rơi vào tình thế bị động.

Điều cấp bách cần đặt ra là Việt Nam nên có một chiến lược phòng thủ duyên hải bao gồm cả các cửa biển, cửa sông, hải đảo và nêu rõ những địa điểm trọng yếu cần bảo vệ.

Khi có chiến lược phòng thủ quốc gia thì sẽ cân bằng được giữa hai vấn đề là bảo vệ an ninh quốc phòng với phát triển kinh tế, thu hút đầu tư.

Bán đảo Sơn Trà được coi là “mắt thần Đông Dương” nên trước năm 1975 được chính quyền Việt Nam cộng hòa và người Mỹ bảo vệ như một khu vực cấm tuyệt đối. Cho đến nay, hệ thống rađa lớn nhất miền Trung cũng đặt trên bán đảo Sơn Trà.

Bảo vệ nghiêm ngặt những nơi trọng yếu của quốc gia bao giờ cũng có ích hơn là sự chủ quan, phát triển một cách tùy tiện.

Không riêng gì Việt Nam mà bất cứ nước nào trên thế giới cũng có những nơi trọng yếu có một chế độ đặc thù để bảo vệ.

* TS Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ):

Chỉ chú trọng 
mục đích kinh tế là sai lầm nguy hiểm

Việc có đến 40 móng biệt thự xây trái phép tại Sơn Trà mà chính quyền không hay biết, chỉ đến khi người dân và báo chí lên tiếng mới vào cuộc điều tra, xử lý là câu chuyện kỳ lạ.

Phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư là tất yếu nhưng không thể vì thế mà không đảm bảo an ninh quốc phòng đất nước. Với những vị trí chiến lược như Vũng Áng, đèo Hải Vân, Sơn Trà, Tây nguyên... mà chỉ chú trọng mục đích kinh tế, không tính toán đến nhu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước là sai lầm cực kỳ nguy hiểm.

Đảng và Nhà nước nên xem xét lại toàn bộ quy hoạch phát triển những vị trí này để làm sao vừa phát triển kinh tế nhưng vừa đảm bảo được an ninh quốc phòng đất nước trước sự lăm le của rất nhiều thế lực.

Với những khu vực đó thì nên có một lộ trình, chủ trương để quản lý ở một tầm mức cao hơn, như Bộ Quốc phòng phải có ý kiến hoặc thậm chí Quốc hội phải thông qua thì mới được tiến hành.
***

* TS Nguyễn Viết Chức:

Phải lấy vụ Sơn Trà làm bài học

Vụ việc phát hiện 40 móng biệt thự ở Sơn Trà là hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ cho Đà Nẵng mà các địa phương đều phải lấy đó làm bài học. Không có gì lọt qua được tai mắt của dân, nên hãy chấm dứt làm những điều sai trái.

Ở những nơi này, nếu để xảy ra sai phạm thì phải kỷ luật, thậm chí khai trừ Đảng những người vi phạm, tiếp tay. Không ai được đứng trên pháp luật.

Các cá nhân đứng đầu cơ quan chức năng nhà nước không phát hiện sai phạm cũng phải bị xử lý.

* KTS NGUYỄN QUỐC THÔNG (phó chủ tịch 
Hội Kiến trúc sư VN):

Không thể rút kinh nghiệm là xong

Tất cả can thiệp thô bạo của con người lên tài sản thiên nhiên cần phải lên án mạnh mẽ, không thể làm sai rút kinh nghiệm là xong.

Tất cả đều có luật, luật pháp VN quy định rất rõ ràng, vậy nên dù cá nhân hay tổ chức vi phạm thì xử lý theo pháp luật chứ không phải bàn cãi 
nhiều nữa.  (QUANG THẾ)


Phần nhận xét hiển thị trên trang