Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Bầu cử lãnh đạo UNESCO: Ứng cử viên VN ít phiếu nhất


>> Vì sao Tướng Trương Giang Long nghỉ chờ hưu?
>> Vì sao ồ ạt phong trào cán bộ nhà nước nghỉ việc?
>> Phong trào bất tuân dân sự không cần luật biểu tình!
>> Hội nghị Trung ương 6 bàn vấn đề ‘cấp bách’, ‘nhạy cảm’

BBC - UNESCO vừa tiến hành cuộc bầu cử lãnh đạo mới vào đầu tuần này, với bảy ứng cử viên từ các nước Ai Cập, Azerbaijan, Libăng, Pháp, Qatar, Trung Quốc và Việt Nam.

Tuy được báo chí truyền thông Việt Nam đánh giá cao sau cuộc phỏng vấn ứng tuyển hồi tháng Tư, Đại sứ Phạm Sanh Châu của Việt Nam chỉ giành được 2 phiếu bầu, thấp nhất cùng hạng với Azerbaijan.

Sau vòng bầu cử đầu tiên, không ứng cử viên đạt đủ số phiếu quyết định tức 30/58 phiếu. Hội đồng sẽ tiếp tục bỏ phiếu vòng hai vào cuối buổi họp hôm 10/10.

Trong số bảy ứng cứ viên, đại diện của Qatar, Hammad bin Al-Kawari dành số phiếu cao nhất với 19 phiếu.

Ứng cử viên của Pháp được 13 phiếu, Ai Cập theo sau với 11 phiếu, Libăng được 8 phiếu và Trung Quốc được 5 phiếu.

UNESCO là một tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc, vốn được biết đến với việc cấp chứng chỉ di sản thế giới cho các địa danh nổi tiếng. Theo phóng viên Imogen Foulkes của BBC ở Geneva, UNESCO vốn đang bị chỉ trích là quản lý kém và bị chính trị hóa.

Tổng giám đốc hiện tại, bà Irina Bukova sẽ nhượng chức sau khi hoàn thành hai nhiệm kỳ 4 năm.

Khi được hỏi những phẩm chất quan trọng nhất mà người kế nhiệm bà cần phải có là gì, bà nói: "Khả năng gây quỹ và đoàn kết các thành viên."

Tờ France24 nhận định, việc đứng đầu một tổ chức danh giá như UNESCO sẽ giúp một quốc gia nâng cao uy tín và mở rộng sự ảnh hưởng lên các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc.

Trong lịch sử 72 năm của UNESCO, chưa một quốc gia Trung Đông nào nắm vị trí lãnh đạo. Nhưng trong đợt bầu cử lần này, hai nước từ Trung Đông là Ai Cập và Qatar cho rằng đã "đến lượt" họ.

Theo France24, hai đại diện của hai quốc gia này và Đường Kiền của Trung Quốc là ba ứng cử viên "được yêu thích nhất". Tuy nhiên, việc ứng cử của Trung Quốc gây ra nhiều nghi vấn cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng sự thiếu vắng của Hoa Kỳ để gia tăng mức ảnh hưởng ở Liên Hiệp Quốc nói chung, không chỉ UNESCO.

Tuy nhiên bài báo này của France24 không đề cập đến ông Sanh Châu cũng như triển vọng của ông trong cuộc bầu cử này.

Hồi tháng Tư, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về Việt Nam có một ứng cử viên vào vị trí Tổng giám đốc UNESCO. Truyền thông trong nước đánh giá cao phần trả lời của ông Phạm Sanh Châu trong phần phỏng vấn ứng tuyển.

Tuy nhiên, phần dự thi của ông được nhiều cư dân mạng chú ý hơn về chuyện có sản phẩm đồ uống của một doanh nghiệp Việt Nam được đặt trên bàn, bên cạnh chai nước mà ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn cho các ứng viên.

Theo báo Dân Trí, ông Đại sứ giải thích rằng ông "muốn giới thiệu cái gì đó của Việt Nam trong phần thi nhưng khó chọn quá".

"Đầu tiên ông định chọn áo dài truyền thống nhưng không được phép vì ban tổ chức cho rằng nó sẽ tạo ra ấn tượng quá nổi bật. Cuối cùng ông chọn hai chai nước trà xanh và trà thanh nhiệt ông mang theo trong suốt chuyến công tác," báo Dân Trí viết.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Từ chuyện biếu chùm nhãn đã thấy áy náy đến chuyện đút lót biệt thự, xe sang



Quốc Phong
MTG - Việc tòa án các cấp xét xử dồn dập mấy đại án tham nhũng cũng như việc xử lý kỷ luật trong Đảng vừa qua cho thấy thật đáng lo cho đất nước trước thực trạng tiêu cực, suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ quan chức hôm nay khi họ cấu kết với doanh nghiệp làm ăn bất chính...

Từ vụ cố ý làm trái, trục lợi tại Oceanbank khi họ "liên minh ma quỷ" với PVN (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) rồi cho PVN  rút lãi quá mức quy định đến vài trăm tỉ để lo quà cáp cho các nơi đến vụ Châu Thị Thu Nga, nguyên đại biểu Quốc hội (đoàn Hà Nội), chủ tịch Housing Group, lừa đảo bán nhà trên giấy cho hàng trăm người rồi dùng tiền đó (khoảng 30 tỉ) đi "chạy" cái chân Đại biểu Quốc hội khoá 13 nhằm có một cái lý lịch đẹp như tranh để làm ăn. Đó là chưa kể bà ta còn nắm ngót nghét cả chục cái chức "uỷ viên hội hè" khác của uỷ ban này nọ đến nỗi bà ta ghi kín cả tấm danh thiếp nhằm giải quyết "khâu oai". Thử hỏi làm sao người ta không tin? Mục đích cuối cùng cũng là để làm vỏ bọc đi lòe thiên hạ cho dễ làm ăn mà thôi.

Từ vụ ông Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng kết luận vi phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng, buộc phải cách chức bí thư cùng các chức vụ cấp uỷ viên khác của thành phố. BCH Trung ương thì cho ông thôi chức uỷ viên Trung ương. Một trong những vi phạm của ông có liên quan đến việc ông sử dụng bất minh nhà, xe của doanh nghiệp.


Trước đó là vụ rùm beng hy hữu qua hàng loạt sai phạm bị bung bét xuất phát từ chiếc xe Lexus 570 biển xanh của Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Chính từ đây mà bao nhiêu cán bộ liên đới với con đường quan lộ của Thanh (ở Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang... ) đã bị kỷ luật dính chùm. Tất cả đã bị lôi ra ánh sáng và đang trong vòng tố tụng với biết bao sai phạm không thể hình dung ra của ông ta trong nhiều năm thăng tiến đến kỳ lạ... 

Điều này cho chúng ta thấy, mức độ tham nhũng của quan chức ngày nay đã khác xưa nhiều lắm, vừa trắng trợn vừa tinh vi quá! Họ không còn phải ý tứ gì nữa trước thiên hạ như ngày xưa. Chính những biểu hiện suy thoái đạo đức này khiến Đảng yếu đi nhanh chóng mà Nghị quyết Trung ương 4 khoá 12 vừa qua đã cảnh báo hết sức kịp thời, đúng lúc. Nghị quyết nói trên đã được đảng viên và quần chúng đánh giá cao và đặt nhiều kỳ vọng khi những vụ việc điển hình đã và đang được lôi ra ánh sáng.

Trong cuốn "Cổ học tinh hoa" của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, một cuốn sách dạy cho con người ta biết sống sao cho phải đạo ở đời, tôi không quên được câu chuyện về vị quan thanh liêm Dương Chấn. Ông được bổ đi làm thái thú quận Đông Lai. Lúc đi phó nhậm, qua đất Xương Ấp, quan huyện ở đấy là Vương Mật, trước từng được nhờ ông đề bạt mà lên, xin vào yết kiến. Xong, đợi đêm khuya, Vương Mật đem vàng đến lễ. Dương Chấn bảo: “Trước, tôi biết ông là người khá mới cử ông lên, thế mà ông vẫn chưa biết bụng tôi, nay lại còn đem vàng tới cho tôi ư?”. Vương Mật cố nài, thưa rằng: “Xin ngài cứ nhận cho, bây giờ đêm khuya không ai biết''. Dương Chấn nói: “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại bảo là không ai biết.” Vương Mật nghe nói, xấu hổ, lùi ra. 

Dương Chấn thật là một ông quan thanh liêm, chỉ chăm việc dân, việc nước, không tham nhũng, không làm giàu cho mình, ông thường nói: “Làm quan mà để được cái tiếng thanh bạch cho con cháu, chẳng quý hơn tiền của ruộng nương để lại cho chúng ư?” (Hậu Hán Thư). Cuốn sách mới có lời bàn: "Làm quan như ông Dương Chấn, đối với người mình đã đề bạt, không cần ơn, đối với người dân, mình cai trị không ăn lễ, lúc đêm khuya, tấm lòng cũng rõ rệt như lúc thanh thiên bạch nhật, cũng là một ông quan thanh liêm, làm gương cho bọn quan gian tham, lại nhũng muôn đời. Làm quan mà vơ vét cho nhiều, chính mình có chắc đâu sẽ giữ được, huống chi còn mong để lại cho con cháu. Như thì để lại cho chúng cái tiếng thanh bạch, thơm tho muôn thuở, chả hơn là cái của phi nghĩa, chỉ tổ làm cho chúng kiêu sa, dâm dật, rồi đi đến bại vong ư?"

Nhưng đó là chuyện xửa xưa, so vậy e cũng khập khiễng quá. Chỉ lấy một ví dụ về chuyện quà cáp gần đây của một vị tướng thanh liêm nhưng rất "lạc hậu" với thời cuộc, với xã hội (dù phải nể trọng ông). Đó là thiếu tướng nhà văn Nguyễn Chí Trung, một người con xứ Quảng, từng làm trợ lý cho Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. 

Nhà báo Hoàng Hải Vân kể: "Thời làm trợ lý Tổng bí thư, Nguyễn Chí Trung không vợ con, không nhà cửa, nơi ông ở là một căn phòng của tạp chí Văn nghệ quân đội, cơ quan cũ của ông. Nhà văn Nguyễn Bảo, Tổng biên tập tạp chí này hồi đó kể tôi nghe, có lần tạp chí in một tác phẩm của ông bị sai có mấy chỗ, ông đề nghị hủy bỏ in lại và rút tiền tiết kiệm của mình giao cho tạp chí để bù tiền giấy và công in, tạp chí nói không cần phải như vậy, nhưng ông nhất định phải trả tiền. Nguyễn Chí Trung trong sạch đến mức như thế đó. Có lần nhà thơ Thanh Thảo đùa với ông, "cứ tết là tôi đến nhà ông, có ai biếu rượu ngoại hay của ngon vật lạ gì ông không nhận thì tôi sẽ lấy mang về hết", ông ngây thơ bảo, chết chết làm thế không được đâu! Nhà văn Trung Trung Đỉnh cũng hay đùa với ông như vậy, ông mắng: Thằng này nói bậy!

Khi ông Lê Khả Phiêu gặp khó khăn trong công việc, ông (Nguyễn Chí Trung) bảo tôi (HHV) đi chỗ này chỗ kia nghe ngóng, nắm bắt giúp ông và không quên nhắc tôi khi đến đâu thì nhớ mang theo một chùm nhãn để biếu. Ông nhắc chuyện đó với giọng đầy lúng túng, vì đối với ông, biếu một chùm nhãn là đỉnh cao của hối lộ mà tư cách con người được phép. Tất nhiên tôi không hối lộ cho ai một chùm nhãn nào và chẳng đi nghe ngóng điều gì''. 

Còn hôm nay, đã có biết bao vụ quan chức nhận hối lộ bằng xe sang, bằng biệt thự lộng lẫy mà vẫn tưng tửng như không thì đáng sợ thật. Và rồi khi không nuốt trôi, bị người ta khai báo, họ mới phải trả lại như chúng ta đã biết qua vụ việc ở PVN . 

Nhưng tôi tin chắc, cũng vẫn còn nhiều người khác nữa chưa bị lộ chứ không phải là đã hết. Gần đây, chúng ta được chứng kiến sự quyết liệt của Đảng, Chính phủ trong việc làm sạch bộ máy và cán bộ suy thoái. Những việc mà Đảng, Chính phủ cùng các cơ quan kiểm tra  Đảng, cơ quan tố tụng của Nhà nước đã và đang làm khiến dư luận rất vui mừng và hy vọng sẽ ngăn chặn được ít nhiều.

Tuy nhiên, đã làm thì nên làm tới tận cùng, không nên ứng xử như vụ Châu Thị Thu Nga muốn khai mà không được khai. Nếu vẫn còn tư duy như thế, tôi e rằng hành vi tham nhũng của quan chức vẫn còn nơi núp bóng và vẫn có thể hoành hành trong xã hội. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khách sạn dát vàng tại Đà Nẵng: Nơi ẩn náu của tình báo Trung Quốc?


Ông chủ tập đoàn Hòa Bình – đại gia Nguyễn Hữu Đường có biệt danh “Đường bia hay Đường malt”, được nhiều người biết đến với tham vọng “giải cứu” hàng Việt trước “dòng lũ” hàng Trung Quốc giá rẻ. Thế nhưng lạ một điều là vị đại gia này lại có mối có quan hệ thân thiết, hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Điều khiến dư luận bất ngờ hơn là, mới đây khi Hòa Bình khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng – nơi đây có thể kiểm soát mọi biến động vùng 3 Hải quân, thì đích thân nguyên đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam sang tham dự. Chính vì mối quan hệ thân mật này khiến dư luận hoài nghi và đặt ra câu hỏi, phải chăng đây là căn cứ địa để tình báo Hoa Nam hoạt động thu thập thông tin, nhằm thôn tính Đà Nẵng?

Sau khi xuất ngũ, năm 1981 ông Đường hành nghề chở bia thuê, nhưng chỉ sau 8 năm ông thành lập hẳn nhà máy bia trị giá đến 250 tỷ đồng. Đến năm 2004 ông bắt đầu lấn sân sang BĐS với nhiều dự án làm nên tên tuổi như: tháp đôi Hòa Bình Somerset; Chung cư cao cấp Hòa Bình Green City; trung tâm thương mại (TTTM) V+…Điều đáng nói là những dự án này đều được dát vàng thành lan can căn hộ, cửa thang máy và tất cả chi tiết làm bằng kim loại…Với chi phí thi công đắt đỏ như thế, nhưng ông không hề bị lỗ.

Không như các đại gia có máu mặt như Trịnh Văn Quyết, Dương Công Minh, Vũ Quang Hội, Vũ Văn Tiền….tất cả họ đều sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia, khoáng sản, đất đai của người dân để làm giàu. Riêng ông Đường bia thì có cách làm giàu khác biệt.

Tiên phong trong phong trào chống hàng Trung Quốc giá rẻ

Trước “cơn lũ” hàng TQ lấn át khiến hàng Việt không còn chỗ đứng ngay trên sân nhà. Ông chủ Hòa Bình đã đầu tư xây dựng chuỗi TTTM V+ trên khắp cả nước và dành 5 tầng 25.000m2 sàn TTTM thuộc tổ hợp chung cư Hòa Bình Green City cho các DN sản xuất hàng Việt thuê miễn phí, với điều kiện là phải bán hàng xuất xứ Việt Nam, giá phải thấp hơn 30-50% so với giá bên ngoài.

Thậm chí ông Đường cũng đang vận động Chính phủ mở rộng mô hình này trên toàn quốc nhằm giúp hàng chục nghìn doanh nghiệp không phải đóng cửa mỗi năm, đồng thời hỗ trợ tích cực chiến dịch khuyến khích người Việt dùng hàng Việt. Tuy nhiên, sự thật là, rất ít doanh nghiệp Việt có thể thụ hưởng được sự ưu đãi đó. Hiện tại những DN này đang rơi vào tình trạng buôn bán ế ẩm và muốn rời khỏi TTTM này. Phải chăng Hòa Bình cố tình khoác lên “vỏ bọc” chống TQ, nhưng thực chất không phải như thế?

Mối quan hệ của Hòa Bình với TQ trên cả “thân mật”

Đi đầu trong phong trào chống hàng Trung Quốc giá rẻ, thế nhưng ông Đường malt lại có mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ với TQ. Có lẽ sẽ không có ai biết đến mối quan hệ thân thiết này, nếu như ông Hồ Cán Văn Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa không tiết lộ, hôm Hoà Bình khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng thuộc Tổ hợp căn hộ, KS 5 sao Hoà Bình Green Đà Nẵng.

Chắc có lẽ mối quan hệ trên cả “thân mật” nên phải đích thân ông Hồ Cán Văn bay từ Bắc Kinh sang dự lễ. Ông đại sứ còn tiết lộ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình Nguyễn Hữu Đường là một người bạn rất thân thiết, đáng mến và đáng khâm phục đối với ông. Ông còn khẳng định Hòa Bình hợp tác rất chặt chẽ với hàng loạt doanh nghiệp TQ trong nhiều năm qua ở phạm vi rất rộng và có nhiều kết quả tốt đẹp. Chủ tịch Tập đoàn Nguyễn Hữu Đường có sang thăm Bắc Kinh, Thẩm Dương, Hàng Châu, Thượng Hải, Quảng Châu…

Từ một anh chàng đạp xe xích lô, bỗng dưng trở thành đại gia BĐS nghìn tỷ, khiến người ta nghi ngờ liệu đằng sau những công trình này có bóng ma của các doanh nghiệp Trung Quốc tài trợ? Một mặt là tuyên bố “tẩy chay” hàng TQ, thế nhưng đằng sau lại hợp tác vui vẻ, phải chăng ông Đường đang tung hỏa mù đánh lạc hướng dư luận nhằm thực hiện âm mưu gì chăng?

Khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng – Nơi ẩn náu của tình báo Hoa Nam Cục

Khách sạn này có gì đặc biệt? Thứ nhất thuận tiện cho việc đi lại, vì từ đây có thể dễ dàng kết nối với sân bay quốc tế Đà Nẵng, trung tâm TP, bãi biển Mỹ Khê, phố cổ Hội An. Thứ hai đến đây du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Đà Nẵng. Điều đặc biệt nữa là nơi đây có bể bơi và tất cả các vật dụng của khách sạn đều được dát vàng 24k, thử nghĩ một người dân Việt bình thường lam lũ không đủ sống, thì làm sao có điều kiện sử dụng dịch vụ này?

Ông Hồ Cán Văn từng khẳng định“…khách sạn Vịnh Vàng sẽ đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu du khách Trung Quốc”, vậy nơi đây sẽ chỉ phục vụ cho những người TQ thôi ư, hay còn mục đích gì khác? Bởi tại bể bơi dát vàng của khách sạn cao 29 tầng này, du khách có thể dễ dàng quan sát và ghi nhận mọi di biến động của tàu thuyền vào ra khu vực cảng Tiên Sa (thuộc Cảng Đà Nẵng) cũng như khu vực cảng quân sự thuộc Vùng 3 Hải quân. Trấn giữ ở vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng, khi khánh thành thì đích thân Nguyên đại sứ TQ sang dự, liệu KS có mối quan hệ gì mờ ám với TQ? Phải chăng Bắc Kinh đổ tiền vào đầu tư nơi đây để làm căn cứ hoạt động bí mật?

Nếu chúng ta tinh ý một chút thì có thể dễ dàng nhận thấy điều ẩn ý mà ông Nguyên Đại sứ Hồ Càn Văn phát biểu trong buổi lễ khánh thành: “sự ra đời của những KS như Vịnh Vàng Đà Nẵng …có chỗ ở, chỗ ăn đàng hoàng rồi cho khách TQ”. Vậy xin hỏi từ trước giờ khách TQ sang Việt Nam du lịch không có chỗ ở đàng hoàng hay sao? Hay ông muốn ám chỉ là tình báo Hoa Nam đã có căn cứ xa hoa công khai minh bạch, để làm chốn nương thân, dễ bề hoạt động thay vì trước đó phải lén lút?

Là người từng tham gia quân đội, chắc hẳn ông biết rõ hậu quả những nơi nhạy cảm về an ninh quốc gia khi rơi vào tay giặc ngoại bang, thế nhưng ông Đường lại xây khách sạn ngay tầm ngắm vào căn cứ quân sự của nước nhà? Phải chăng ông Đường đang tiếp tay cho TQ thôn tính Đà Nẵng trong nay mai?

Đà Nẵng là khúc ruột miền Trung, nếu chiếm được nơi đây thì có thể dễ dàng chia cắt Việt Nam thành hai miền. Nắm được vai trò trọng yếu này, TQ khuyến khích người dân sang du lịch và sinh sống thành lập khu phố và mua đất sát những khu căn cứ quân sự. Trước đó là những dự án của tập đoàn Sun Group, nay lại đến Hòa Bình Group, tất cả đều chỉa mũi nhọn vào căn cứ quân sự của Đà Nẵng. Như vậy xin hỏi, ai đã cấp phép cho những dự án trên, ai đã biến Đà Nẵng thành lãnh địa riêng của người TQ? Phải chăng chính vì những điều này mà khiến hai lãnh đạo Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ và Nguyễn Xuân Anh người thì bị kỷ luật cảnh cáo người thì bị cách chức? Như vậy sau bao lâu nữa thì Đà Nẵng về tay TQ nếu còn những dự án nhạy cảm như thế này?

(Nhà Quản lý / Đất Việt)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài không có lấy một lời comment nào của NT, vì sao vậy?:

Sự kiêu ngạo cộng sản (phần 3 – cuối)

Hồi các thể chế chính trị trên thế giới còn chia làm hai phe kình địch, lứa 5X chúng tôi ở miền Bắc luôn được nghe từ đài báo nhà nước, từ cán bộ tuyên truyền rằng chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại, còn chủ nghĩa tư bản đang tự đào mồ chôn, bên bờ huyệt, đang giãy chết. Cứ nghe mãi những điều ấy rồi cũng thành niềm tin mặc dù chẳng biết chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa tư bản mặt mũi ngang dọc như thế nào. Cái mùa xuân mà họ nói thì quá xa xôi, chưa biết bao giờ mới theo chim én về, còn tư bản khi nào chết cũng chả biết. Mọi thứ đều rất mơ hồ, chỉ có nghèo đói, chiến tranh, xung đột là có thực, phải chứng kiến hằng ngày.

Phải thừa nhận người cộng sản, dù ở Liên Xô, Trung Quốc hay Việt Nam, rất giỏi tuyên truyền. Họ nắm được quyền lực, độc quyền quyền lực, rất mạnh tay thực hiện chuyên chính vô sản, huy động hết tất cả cung bậc của bộ máy tuyên truyền, lại cộng thêm mị dân siêu hạng, nên có những thứ họ tưởng tượng ra tuy chỉ là bánh vẽ nhưng phần đông dân chúng cũng tin là thực. Dường như bất cứ điều gì họ chủ trương, nêu ra, họ (người cộng sản) đều cho là chân lý. Chẳng hạn họ luôn đề cao chủ nghĩa duy vật, chống lại mọi quan điểm duy tâm; đề cao tập thể, chống tôn phò cá nhân… nhưng trên thực tế thì ngược lại. Chính họ duy tâm siêu hạng, tôn thờ cá nhân, sùng bái cá nhân siêu hạng.

Trước hết, có thể thấy rõ sự kiêu ngạo cộng sản lộ rõ ở những từ ngữ, khẩu hiệu mà họ thường dùng. Hằng ngày luôn bắt gặp trên sách báo, trong những bản tin đài phát thanh, trên cửa miệng của cán bộ tuyên truyền, trên những bức tường khắp vùng thành thị lẫn nông thôn những từ: muôn năm, mãi mãi, vô địch, đời đời bền vững, sống mãi, bách chiến bách thắng, bất diệt…, tất cả đều hàm chứa sự duy ý chí, phản lại quy luật cuộc sống. Đi đâu cũng gặp những câu khẩu hiệu dạng: Chủ nghĩa Mác-Lê nin bách chiến cách thắng vô địch muôn năm, đảng lao động VN quang vinh muôn năm (giờ đây câu này gần như hiện diện 100% trên sân khấu tại các hội trường cơ quan đơn vị, chỉ khác tí ti là thay chữ lao động bằng chữ cộng sản), đảng là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng, chủ tịch… sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, tình hữu nghị Việt-Xô (Việt-Trung) đời đời bền vững, tinh thần cách mạng tháng Tám bất diệt… Hồi mấy chục năm trước, tôi ra bắc vào nam đi xe lửa qua chỗ nhà máy xi măng Bỉm Sơn (do Liên Xô giúp xây dựng) thấy trên nóc nhà máy câu khẩu hiệu đúc bằng bê tông to vật vã “Tình hữu nghị Việt-Xô đời đời bền vững”, sau nó mất đi lúc nào không biết. Là người duy vật, lẽ ra họ phải hiểu hơn ai hết rằng chẳng có cái gì tồn tại mãi mãi, vững bền muôn thuở, chẳng có gì hoàn hảo không tì vết. Mặt trời còn có lỗ đen, ngọc họ Hòa còn bị mẻ, nói chi con người, xã hội loài người. Thế nhưng họ cứ thích nói ngược.

Bộ máy tuyên truyền cộng sản là nơi thể hiện sự kiêu ngạo rõ nhất. Quanh năm suốt tháng, đặc biệt vào các dịp lễ tết, băng rôn khẩu hiệu tung hô đỏ rực rợp đường, từ thành thị tới nông thôn, mừng đảng mừng xuân hoặc tụng ca muôn năm này nọ. Số tiền chi cho việc này cực lớn. Nói không ngoa, những nước cộng sản là những siêu cường quốc về khẩu hiệu tự tán tụng mình. Các chế độ, nhà nước phong kiến ngày xưa chuyên về "vạn tuế" phải gọi bằng cụ.

Sự sùng bái cá nhân của người cộng sản dường như một phần được hình thành từ sự kiêu ngạo. Với họ, cứ là lãnh tụ thì sẽ là thần thánh, là đỉnh cao chói lọi, sáng như vầng thái dương, đẹp hơn cả mùa xuân. Mỗi lời nói của lãnh tụ chả khác gì châu ngọc, gấm thêu. Những Lênin, Mao Trạch Đông, Stalin, Kim Nhật Thành, Castro, và cả cụ Hồ (mà họ tô vẽ chứ bản thân cụ không thế), đều được họ ca tụng cực kỳ mẫu mực, đẹp đẽ. Còn hơn cả phật, cả chúa. Không ai được động vào thần tượng. Nói đâu xa, ngay cỡ lãnh tụ tầm vừa vừa ở xứ ta, như các vị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh…, tới dịp kỷ niệm ngày sinh ngày mất cứ ồn ào như hội, đó là chưa kể xây dựng đủ thứ nhà tưởng niệm nọ kia khiến thiên hạ cảm tưởng đó là thánh chứ không phải người.

Tự xưng là lực lượng tiến bộ nhất của xã hội loài người, có tư duy khoa học, nhìn nhận sáng suốt, suy nghĩ biện chứng… nên họ rất kiêu ngạo. Chắc nhiều người còn nhớ, sau cuộc nội chiến kéo dài suốt hơn 20 năm, người cộng sản giành phần thắng. Thắng nên càng sinh kiêu ngạo. Sau ngày 30.4.1975 rất phổ biến tâm lý “từ nay đất nước ta hoàn toàn giải phóng, vĩnh viễn độc lập tự do”, “đất nước ta đã thu về một mối, vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của đế quốc thực dân, vĩnh viễn sạch bóng quân thù, hoàn toàn tự do độc lập”. Những câu trên tôi trích trong Lời giới thiệu cuốn “Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội” của Nhà xuất bản Sự Thật (nhà xuất bản riêng của đảng), xuất bản tháng 8.1975 (tôi đang có cuốn sách này). Và không chỉ trong sách, chính Tổng bí thư Lê Duẩn cũng từng rất hào hứng khẳng định trong diễn văn tại lễ kỷ niệm quốc khánh 2.9.1975 rằng kể từ nay đất nước vĩnh viễn sạch bóng quân thù, thênh thang con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự mừng rỡ say chiến thắng thái quá cùng sự kiêu ngạo đã làm họ không thấy những tai họa cận kề đang rình rập, kéo dài mãi tận bây giờ.

Nhưng có thể châm chước cho những suy nghĩ như thế khi ở vào thời điểm núi lửa lịch sử phun trào dung nham quá nóng quá mạnh, chứ mãi về sau gần nửa thế kỷ, khi đất nước đang loay hoay xóa đói giảm nghèo, lo tụt hậu, ở khoảng cách rất xa so với những nước trước kia cùng xuất phát điểm với mình, tham nhũng tràn lan, đạo đức xuống cấp, văn hóa lộn xộn, dân chủ bị co hẹp… thế mà người đứng đầu đảng vẫn sung sướng tự hào “từ xưa đến nay, đất nước có bao giờ được thế này chăng”, “Quảng Trị đẹp nhất từ xưa đến nay”, “Dân chủ đến thế là cùng”… Đó là cái nhìn, cách nghĩ của anh binh nhì tập đội ngũ dậm chân tại chỗ chứ không phải của người đang làm chủ cuộc sống, chứ chưa nói gì lãnh đạo cuộc sống.

Chính thói kiêu ngạo cũng đã làm xói mòn phẩm chất đẹp đẽ từng có của người cộng sản. Đã có thời họ gắn bó với nhân dân, cùng vui cùng buồn, cùng chia bùi sẻ ngọt. Nhưng dân thói kiêu ngạo đã tách cá ra khỏi nước, kiểu như ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng hùng hồn tuyên bố “Nếu ta sai thì ta xin lỗi, còn nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Chắc nhiều người còn nhớ nhận xét nổi tiếng của bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, đại loại “dân chủ của ta còn dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”. Dạng “lời hay ý đẹp” như thế nhiều lắm, chả thể kể ra hết được.

Thôi thì, nói như nhà thơ Việt Phương “Ta đã thấy những vết bùn trên các vì sao”, chỉ ra vết bùn sự kiêu ngạo của “sao”, tôi chỉ mong muốn họ lắng nghe, thực tâm gột rửa để ngày càng trở nên sạch sẽ, gần gũi với mọi người dân trên đất nước này.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

phản cảm hay không, tôi không cần biết!


Hình ảnh bà Tâm mặc váy đứng trên bè (phía sau) đi chống lũ gây xôn xao.
.
Thanh Hóa: Chủ tịch phường mặc váy đứng trên bè 
cho người kéo qua vùng nước ngập 

Dân trí 

Thứ tư, 11/10/2017 - 16:18 

Một số hình ảnh chụp lại nữ Bí thư, Chủ tịch UBND phường Đông Thọ - TP Thanh Hóa mặc váy đứng trên bè có người kéo qua vùng nước ngập được đăng tải lên mạng xã hội vào sáng ngày 11/10 khiến dư luận xôn xao. Nhiều người cho rằng đó là một hình ảnh vô cùng phản cảm, nhất là trong hoàn cảnh nhiều nơi đang khốn đốn với thiên tai lũ lụt.

>> Dùng dây thừng giải cứu 47 học sinh mắc kẹt giữa dòng lũ
>> Sập cầu ở Yên Bái, một phóng viên cùng nhiều người rơi xuống dòng lũ

Sáng ngày 11/10, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh bà Nguyễn Thị Tâm, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Đông Thọ cùng một nữ cán bộ nữa đứng trên bè vượt nước ngập trên phố Thành Thái (phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa), có người kéo phía trước. Hình ảnh được đưa kèm lời dẫn Bí thư kiêm Chủ tịch phường Đông Thọ đi "chống lũ". Những hình ảnh trên đã thu hút sự quan tâm của nhiều người với nhiều ý kiến trái chiều.

Trần tình về việc trên, bà Nguyễn Thị Tâm - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Đông Thọ xác nhận mình là người đứng trên bè nhưng sự thật hoàn toàn khác với thông tin trên mạng xã hội.

“Đúng hình ảnh đó là của tôi và một người khác, lúc đó tôi đang cùng đoàn công tác đi chúc mừng ngày doanh nhân, nhưng thấy lụt chúng tôi dừng lại. Lúc đó có một chú bên Mặt trận đang đóng bè để tiếp tế cho dân, tôi và một người nữa đứng lên để chú cán bộ kéo đi thử xem thế nào. Thấy không ổn, sau đó tôi đã xuống và lội nước cùng mọi người”- bà Tâm phân trần. 
.
Hình ảnh bà Tâm đứng trên bè.

Cũng theo bà Tâm, do đang đi chúc mừng ngày doanh nhân nên phải mặc kiểu công sở, tuy nhiên, sau khi thấy tình hình ngập lụt trên địa bàn, bà đã hủy chuyến đi chúc mừng doanh nhân và chỉ đạo lực lượng địa phương giúp dân.

“Hình ảnh đó phản cảm hay không, tôi không cần biết, tôi đã thay ba bộ quần áo từ sáng đến giờ rồi”- bà Tâm nói. 
Bình Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả'



VNN - Đề cập đến nội dung về công tác cán bộ trong phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương 6, Tổng bí thư nêu rõ, từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào vi phạm kỷ luật thì chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, Ban chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Xuân Anh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cách chức ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và cho thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Dư luận đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng đây là mức kỷ luật vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, thấu lý đạt tình, tâm phục khẩu phục, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa chung rất sâu sắc.

Nhấn mạnh đây là bài học đau xót cần nghiêm túc rút kinh nghiệm không chỉ đối với Nguyễn Xuân Anh mà là bài học chung đối với tất cả chúng ta, Tổng bí thư đề nghị từng ủy viên Ban chấp hành Trung ương và mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm (và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác tự gột rửa).

Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại, củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân.

Vì sao việc xử lý một số vụ án, xử lý kỷ luật một số cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp trong thời gian gần đây lại được đông đảo cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành, cán bộ hưu trí và nhân dân đồng tình, ủng hộ đến như thế? Cần khẳng định, ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả.

Bên cạnh đó, Tổng bí thư cho biết, sau khi xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận, đánh giá cao việc chuẩn bị và thống nhất cao với đề nghị của Bộ Chính trị về việc bầu bổ sung 2 ủy viên Ban Bí thư khoá 12. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Phan Đình Trạc và ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đã trúng cử với số phiếu rất tập trung.

Ban chấp hành Trung ương yêu cầu các ủy viên mới được bổ sung vào Ban Bí thư cần phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là trên lĩnh vực công tác quan trọng được phân công.

Theo VGP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Choáng” với những căn hộ dát vàng khoe đẳng cấp của đại gia Việt


Hoàng Ngọc/Tổng hợp

Dân Trí - Ngày nay, nhiều đại gia lắm tiền nhiều của không ngần ngại đầu tư bạc tỷ, thuê thợ về dát vàng toàn bộ ngôi nhà theo kiến trúc hiện đại để thể hiện đẳng cấp giàu có của mình.

Lâu đài dát vàng của đại gia sắt vụn Hà Nội

Tòa lâu đài dát vàng của đại gia sắt vụn Nguyễn Quốc Thanh được mệnh danh là tòa nhà "có một không hai trên đất Hà thành". Tòa nhà này nằm gần đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, có diện tích khoảng 400m2, xây cao 5 tầng, được thiết kế như những lâu đài cổ ở nước ngoài.

Ngôi nhà trị giá 300 tỷ được thiết kế theo phong cách kết hợp Đông Tây. Điều đặc biệt là chủ nhân “chịu chơi” đến mức đúc tới 6 con gà vàng cỡ lớn đặt lên trên nóc. Một con gà trống vàng to nhất đặt ở chính giữa đang trong tư thế cất tiếng gáy, 5 con gà vàng cỡ bé hơn được đặt vòng quanh. Nhiều người cho rằng, ông Thanh đã đầu tư gần 10 tỷ đồng cho những con gà này.

Không chỉ chăm chút cho bề ngoài, vị đại gia chịu chơi còn chi một số tiền khủng để đầu tư vào nội thất bên trong. Tất cả được làm theo phong cách Châu Âu cổ điển với hai tông màu chủ đạo là nâu, vàng, nhiều chi tiết được dát vàng. Tất cả mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đều được trang trí phù điêu họa tiết tỉ mỉ.


Được biết, chủ ngôi nhà là ông Thanh đã lập nghiệp bằng nghề thu mua sắt vụn. Nhờ có kinh nghiệm buôn bán, cộng với chịu khó mở rộng quan hệ, ông Thanh bắt đầu thử sức với ngành buôn bán vật liệu xây dựng, kinh doanh sắt thép và dần trở thành đại gia.

Nhà gỗ dát vàng ở Hải Dương

Năm 2012, ông Nguyễn Đức Lượng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc của một công ty khiến nhiều người phải choáng khi dát tới 60 cây vàng cho ngôi nhà gỗ tại xã Tân Dân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Tổng diện tích của ngôi nhà này là 5.000m2. Trong ngôi nhà gỗ khổng lồ, trừ hai tường hồi, toàn bộ nhà, từ vì kèo, cửa vách, hoành phi, câu đối, những tiểu tiết nhỏ nhất đều được làm bằng gỗ lim già. Ngôi nhà có 49 cột gỗ cỡ đại. Đặc biệt còn có tầng hầm kiên cố bằng xi măng, bên dưới cũng đủ 49 cột, mỗi cột ứng với một cột gỗ bên trên.


Khắp nơi trong ngôi nhà là những liễn đối dát vàng lấp lánh bằng chữ nho. Riêng ban thờ tổ rất lớn, vàng dát kín xuống đến tận chân đế. Được biết, mấy chục nghệ nhân phải làm mấy năm trời xong mỗi việc dát vàng

Căn nhà này được ông Lượng xây để thờ chính cha đẻ của mình. Theo lời bà Nguyễn Thị Sáu, mẹ đẻ ông Lượng, cha ông Lượng là liệt sĩ Nguyễn Minh Độ. Ông từng là đại đội phó Đại đội pháo cao xạ, đóng quân ở Cát Bà (Hải Phòng), đã hy sinh vào năm 1966. Ông mất đi, để lại người vợ trẻ và cậu con trai mới 18 tháng tuổi.

Dù đi bước nữa, nhưng bà Sáu vẫn nuôi Lượng ăn học tới nơi tới chốn và thành đạt. Khi đã giàu có, vị đại gia này nghĩ đến người cha của mình thì nảy sinh ý định làm một ngôi nhà thờ để tưởng nhớ đến cha. Đặc biệt, ngôi nhà thờ đó phải độc đáo, mang đậm nét văn hóa Việt và trường tồn với thời gian.

Lâu đài dát vàng 20 tỷ ở TP.Hồ Chí Minh

Mơ ước có một lâu đài từ nhỏ, lớn lên, nữ doanh nhân trẻ Mã Đào Ngọc Bích quyết tâm hiện thực hóa giấc mơ đó của mình. Cuối năm 2014, cô đã dựng nên một “lâu đài tình yêu” có tổng diện tích sử dụng khoảng 600m2, được trang trí hết sức ấn tượng.

Tông màu chủ đạo được sử dụng cho lâu đài là vàng ánh kim và đỏ, tạo nên nét mới lạ và sang trọng. Toàn bộ thiết kế mang hơi hướng cổ điển. Đặc biệt, tất cả đều được làm thủ công, do các nghệ nhân nổi tiếng điêu khắc.



Bên trong lâu đài, các họa tiết, hoa văn và bố cục bài trí đều được chú trọng tỉ mỉ đến từng đường nét, thể hiện cho sắc đẹp, tình yêu, thông qua các vị thần trong thần thoại, truyện cổ tích…. Một trong những bức tượng mà chủ nhà ưng ý nhất là tượng Nữ thần Tình yêu Aprodite và thần tình yêu Cupid.

Phòng tắm cũng không kém phần sang trọng với hình ảnh các thiên thần đang bay lượn trên trần nhà, tạo nên một cảm giác thanh bình.

Lâu đài song sinh ở Ninh Bình

Khi đi trên trục đường quốc lộ 1A đoạn đi qua Ninh Bình, nhiều người sẽ ngạc nhiên với tòa lâu đài song sinh có thiết kế đối xứng tương đồng cùng các chi tiết nội thất dát vàng bằng tay.

Lâu đài này thuộc sở hữu của một đại gia ngành xây dựng, có diện tích lên tới 2.000m2. Tên của lâu đài song sinh được đặt theo 2 người con trai, mang ý nghĩa mong muốn các con sẽ nương tựa vào nhau và cùng xây dựng sự nghiệp gia đình .


Tòa lâu đài có hai cổng, được làm bằng đồng vàng, chạm khắc hình sư tử và ngựa. Cửa chính được làm bằng gỗ đỏ, chạm khắc công phu. Nội thất của lâu đài được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu với mái vòm, trần cao và các phòng được phân chia với không gian rất rộng. Điểm đặc biệt của tòa lâu đài là những chi tiết dát vàng bằng tay cầu kỳ, tập trung ở mái trần, hoa văn và cửa sổ. Tay vịn cầu thang cũng được thiết kế riêng cho gia chủ, làm bằng nhôm đúc mạ vàng.

Cung điện vàng có “một không hai” của đại gia Hải Phòng

Nằm trên con phố Văn Cao - TP. Hải Phòng, tòa lâu đài có tên Lâu đài Linh Nga được xây dựng trên một khuôn viên rộng theo lối kiến trúc tân cổ điển châu Âu. Toàn bộ hoa văn của cung điện được thiết kế và tạo hình theo phong cách đương đại - cổ điển của lối kiến trúc Hồi giáo, kết hợp với vàng tạo nên vẻ đẹp quyền quý.


Đây là công trình đầu tiên và duy nhất trên thế giới sử dụng hoàn toàn vật liệu sứ vẽ vàng 24K cho toàn bộ nội ngoại thất. Điểm đặc biệt của cung điện là có thể tháo ghép rời thành hơn 300 mảnh khác nhau trong 3 ngày là lắp lại hoàn thiện trong 5 ngày. Công trình ước tính có giá trị trên 20 tỷ đồng và nặng trên 30 tấn.

Cung điện có hệ thống chóp rời (5 chóp) cùng 4 cột trụ sứ vàng đi kèm. Toàn bộ bề mặt nhìn thấy của tòa nhà đều được gắn sứ vẽ vàng. Riêng gạch lát sàn cũng có tới hơn 100 mẫu hoa văn các loại.

Phần nhận xét hiển thị trên trang