Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

NGƯỜI ANH HỌ


          Truyện ngắn HG

Câu chuyện anh họ tôi gọi từ Úc về làm tôi làm tôi xúc động và buồn. Tôi mất ngủ mấy đêm vì câu chuyện này.Một câu chuyện bắt đầu từ nguồn gốc sâu xa đến lịch sử đất nước, vận mệnh của dòng họ và gia đình tôi.
Để viết đầy đủ về nó cần chuẩn bị thật công phu, đầy đủ tư liệu cũ, mới, đa chiều, dung lượng cỡ tiểu thuyết mới chứa đựng được phần nào. Yếu tố thời gian dành cho nó, công việc này, rất quan trọng mà tôi rất hạn chế vào lúc này.
Còn đủ thứ công việc dở dang chưa hoàn thành. Chưa nói đến cuộc mưu sinh, kiếm sống hàng ngày. Trong cuộc sống của một thế giới điên rồ, bất an và phức tạp như giờ, để làm được nó không dễ gì.
Nhưng bỏ qua không viết, lại thấy áy náy.
Thôi thì ghi lại vắn tắt vài dòng, khi nào rảnh sẽ giở ra, làm lại.


Sau mấy chuyện thăm hỏi, vấn an người nọ người kia trong họ mạc, ông ấy nói qua qua về cảnh ngộ hiện tại của mình. Cũng không có gì khác hơn câu chuyện mấy tháng trước. Ông ấy từ Mem bờn bay qua Sài Gòn, tính chuyện bán căn nhà ở quận Bình Thạnh, hiện đang giao cho người em vợ trông coi. Đã tìm được người mua, thành giá xong rồi, lại không bán được. Lý do là bà vợ cũ của ông hiện cũng đang ở Úc, đã ly thân với ông từ sau khi định cư sang đấy mấy năm, không nhất trí cách phân chia tài sản. Bà ấy đòi bảy trên ba phần..
Ông ấy than: “Nguyên do không phải là đồng tiền nén bạc..” “Vậy là duyên do gì?”
Ông ấy bảo: “Có nói chú cũng không thể hiểu hết được đâu. Người Việt sang bên này vợ chồng mang theo thì mười người, chin người ly thân, anh cũng không ngoại lệ. Mâu thuẫn sâu xa vẫn là “quốc - cộng”.
Hơn bốn mươi năm rồi. Người ta đang kêu gọi hòa hợp dân tộc, chả lẽ khối mâu thuẫn ấy vẫn còn trầm kha đến vậy sao?
Anh họ tôi cười chua chát qua điện thoại viễn liên: “Thế mới buồn, mới không đáng nói. Anh bên này chỉ hơn con chó biết nói, nghĩ đến tình người, nghĩ đến quê hương bản quán chỉ muốn rơi nước mắt..Đến sâu nặng như tình nghĩa vợ chồng mà còn như này, thì cuộc sống còn có nghĩa gì? Chú không ở đây, chú không biết. Tự do cá nhân đành rồi, nhưng quan hệ gia đình là cái gì đó lỏng lẻo, chán không chịu nổi. Con cái đối với bố mẹ cũng không như ở bên nhà. Mỗi tháng chúng được chính phủ cấp cho bốn trăm đô, bố mẹ không nuôi nó cũng không cần.”. Ông kể thêm ở Úc quyền con người được chính phủ quan tâm ngay từ khi người đó mới ra đời. Bà mẹ sinh con ra đã được cấp không bảy ngàn đô. Thất nghiệp, hết tuổi lao động như anh mỗi tháng cũng được cấp an sinh xã hội một nghìn..Nếu so với bên nhà chắc hẳn em nghĩ vậy là đầy đủ lắm rồi. Nhưng con người ta đâu chỉ cần có những nhu cầu vật chất như vậy là đủ?
Tôi động viên ông ấy rằng thời băng hoại này ở đâu chẳng thế. Ở bên nhà cũng không mấy gia đình êm ấm, hạnh phúc. Cha bỏ con tớ bở thầy, vợ chồng chia lìa nhau cũng không ít. Anh cứ sợt lên Gu Gồ hai chữ “ly dị” là biết tỷ lệ vợ chồng bỏ nhau so với trước ngày như nào. Dù sao, người ta vẫn phải sống, vẫn phải tìm cách để lạc quan, để sống qua ngày.

Vợ ông, chị dâu tôi có gặp vài lần. Lần đầu tiên là ở Sài Gòn khi ấy anh làm biên tập cho một tờ báo ngành, có phòng đại diện ở phía nam. Bạn bè qua lại cỡ như PBT, LTN, NVC.. gặp nhau với anh như cơm bữa. Nghe nói anh còn có chân trong một công ty đang làm ăn ở Nga ( thời LX chưa đổ ). Công ty này chưa hẳn công khai, nhưng mua bán phụ tùng máy bay cho chính phủ, còn có thêm cả một nhà máy sản xuất mì ăn liền tại Nga thời bấy giờ. Chị vợ anh là con một viên tướng chế độ cũ đang trong trại cải tạo. Chị người hiền thục nết na, có học. Nhờ các quan hệ của anh, yếu tố lý lịch không quá nặng nề, chị vẫn là giảng viên một trường đại học của thành phố.
Mãi tới khi ông bố mãn hạn tù, gia đình bên vợ anh mới được bảo lãnh đinh cư sang Úc. Cũng là lúc ông bố anh, một chủ tịch huyện ven đô Hà Nội qua đời. Bà mẹ anh cũng mất sau đó mấy năm.
Anh họ tôi đồng ý với vợ sang đoàn tụ với gia đình bên vợ. Ra nước ngoài định cư dễ dàng, thuận lợi, nhẹ nhàng, êm ái như thế, người làng tôi ai cũng bảo anh tốt số, gặp được phép màu. Người ta nói anh sướng tự bé, dù chỉ là con nuôi ( vì bác tôi sinh con trai mấy lần đều chết tự lúc còn nhỏ bởi các căn bệnh hiểm ác, khó hiểu mãi đến sau này ).
Mỗi lần vợ chồng anh từ miền nam ra người trong họ tôi đón tiếp long trọng, hân hoan chả khác gì người ta đón lãnh đạo cấp cao, nguyên thủ quốc gia về làng.
Anh mang cả va li tiền với cả đám người nhà rồng rắn đón từ cửa sân bay, xe một đoàn chỉ thiếu không có xe cảnh sát dẫn đường hú còi và dân chúng vẫy cờ hoa hai bên đường.
Người trong họ, ai cũng có quà, không ít thì nhiều. Người dăm ba triệu cả món tiền lớn vào buổi thóc cao, gạo kém ở quê tôi ngày đó.
Mồ mả tổ tiên cũng được tu tạo xây dựng lại, to lớn khang trang mới mẻ vào bậc nhất nghĩa trang làng lúc bấy giờ.
Bất cứ họ nhà có công việc gì, vợ chồng anh dù ở xa cả ngàn cây số cũng không lần nào vắng mặt.
Hai vợ chồng anh đóng góp gần nửa số tiền xây nhà thờ họ.
Chị vợ tuy là người Sài Gòn nhưng về làng nhập cuộc rất nhanh, đối xử với trên với dưới tận tình, chu đáo. Chỉ nghe giọng nói đượm chất phương nam, Sài Gòn chuẩn của chị là ai cũng cảm mến rồi. Gia đình chị người gốc “năm tư” nên giọng bắc pha nam của chị vừa chuẩn vừa dịu dàng khó tả. Cả nhà ai cũng khen chị đáng và có khi còn hơn cả dâu họ Dõan bởi sự hiền thục, khéo léo.
Các vị bô lão quanh vùng ai cũng tấm tắc khen. Ai cũng bảo nhà tôi có phúc.
Người ta nói: “Họ Doãn nuôi con nuôi năm đời nay, quý như con đẻ nên giờ phúc lộc mới được như thế”..
Tôi thì khi đó đang vật vờ ở phương nam. Lúc ở Sài Gòn, khi ra Huế, có lúc tôi còn có ý định ra nước ngoài.. Chả phải bất mãn hay thù địch gì với ai. Chỉ là ước muốn thỏa chí tang bồng nay đây mai đó, đi cho biết thiên hạ thực ra là cái gì? Tìm tòi hiểu biết, tò mò, muốn thoát ra khỏi lũy tre ngốt ngát, ngột ngạt của làng quê.
Những lần vợ chồng anh họ về quê tôi đều vắng mặt. Sau này gặp nhau ông ấy thường lấy làm tiếc cho tôi và tiếc cả cho anh. Giả dụ như khi đó anh em gần gũi nhau chưa chắc gì anh họ tôi bị người ta lừa trắng tay, mất gần hết tài sản, suýt nữa ngồi tù. Tôi chả tài cán gì, nhưng bao năm lưu lạc trường đời, ít nhiều có chút bản lĩnh. Tôi sẽ “đoc” ra ngay những chiêu trò bỉ ổi, đen tối của một số kẻ nhân danh những điều tốt đẹp, cao thượng, tử tế mà thực chất chỉ là trò lừa phỉnh gian dối, đỡ cho anh kiếp nạn không đáng xảy ra.
Phần mình có thể anh giúp cho phương tiện sinh sống của tôi đỡ phần cơ cực. Với anh ấy chả thành vấn đề, kể cả việc sắm cho tôi căn hộ giữa Sài Gòn cũng là chuyện nhỏ. Mà thôi, nói thì nói vậy. Con người nếu phải tiếc thì sẽ tiếc hối nhiều thứ lắm. Nhà cửa xe pháo đã là cái gì?
 Người có tâm hồn thi phú, mộng làm văn chương dễ mắc nạn tai nghiệt ngã khi dính vào chuyện tiền bạc, làm ăn cắc cớ, mưu mẹo hiểm ác. Cái công ty quái quỷ tôi dẫn bên trên có nhẽ là nguyên nhân sâu xa, dẫn đến cảnh ngộ anh họ tôi bây giờ.
Lang thang, thui thủi một thân một mình nơi đất khách, quê người. Cho dù không chết đói, không khổ vì chuyện thiếu cơm ăn áo mặc, chỉ hơn “con chó biết nói” cũng không phải là nói quá, nói ngoa!

**
Lại đang chuyện người Việt miền bắc bị kỳ thị ở nơi anh ở..
Một dạo anh họ tôi làm trại trồng cà chua, dưa leo. Khi giao dịch với khách hàng, đều phải nói giọng Sài Gòn mới bán được hàng.
“Nói giọng bắc, thua cuộc ngay”..
Ông cười chua chát: “Xứ này bây giờ vẫn thuộc liên hiệp Anh, vẫn tôn thờ và theo Nữ Hoàng Anh, người dân vốn hiền hòa, nhân ái không có chuyện phân biệt dù là đa sắc tộc.. Chả hiểu sao lại có chuyện kỳ cục như vậy?”
Rồi ông chuyển qua chuyện trí thức, văn nghệ sĩ trong nước. Những chuyện mà có nhẽ tôi chỉ nên nghe thôi, chứ không nên ghi lại. Toàn chuyện vừa tức, vừa buồn, lại buồn cười nữa. Chuyện một vị đại tá quân đội, một nhà văn chơi với anh rất thân hồi còn trong nước. Cách anh nhìn nhận và đánh giá về người này khiến tôi chưa nhất trí. Theo anh thì “ông này là người yêu nước theo lối cực đoan, có phần quá khích, chả làm được điều gì chỉ tổ thiệt thân”. Tôi bảo bách nhân, bách tính, phụ thuộc vào nhận thức, trình độ và tâm thế của mỗi người..
Thấy người nghe là tôi có vẻ không hào hứng, ông chuyển qua chuyện khác, nhẹ nhàng hơn. Ông kể nơi ông ở quan niệm về hôn nhân rất là buồn cười. Thông thoáng đến độ mất hết cả ý nghĩa. Cứ tình yêu là lên giường cái đã, không hợp là chia tay liền, nhẹ nhàng như người ta đọc thử cuốn sách. Đọc không thấy hay là quăng sang một bên. Chả bùi ngùi, lưu luyến, nuối tiếc gì.
Tôi biết đây có thể là tâm trạng thực của ông. Đàn ông dù ở đâu vẫn là đàn ông. Phương trời nào cũng vậy. Đàn ông độc thân nghĩ tới chuyện gái gú, đàn bà là lẽ đương nhiên. Anh ta thiếu cái đó, lại là thiếu thời gian dài, trầm trọng vì những định kiến, quan niệm mang nét á đông xưa cũ của mình.

Đột nhiên ông hỏi: “ Tao biết giờ ở nhà nhiều người không thích phim Tàu, mặc dù có nhiều phim hay. Người ta cảnh giác mẹo xâm lăng văn hóa, đừng câu nệ thế. Dù có ghét cũng nên xem để biết nó như thế nào, mới biết cách phòng tránh. Chú hôm vừa rồi có xem phim “Việt Vương Câu Tiễn” không? Có biết Doãn Thường là ai không? Ông ấy chính là bố đẻ ra Câu Tiễn, có thể là tổ tiên họ Doãn đấy..”
Tôi nói có xem, nhưng chưa có nghe ai nói Doãn Thường , Câu Tiễn có mối liên hệ gì đến họ Doãn Việt Nam.
Hồi ông Căn con bác cả còn sống có cho tôi cuốn sách viết về Doãn tộc Việt Nam.
( Ông Căn là con bác cả trưởng tộc họ Doãn vùng nam thị xã Sơn Tây. Ông này vừa mới mất cách đây mấy năm. Bác tôi, bố nuôi anh họ tôi là thứ hai sau ông bác này ). Trong cuốn sách “Họ Doãn Việt Nam” do ban liên lạc họ Doãn biên soạn
Có ghi họ Doãn phát tích từ Vĩnh Lộc Thanh Hóa, có đền thờ, mộ tổ hiện nay ở đó. Về các danh nhân, danh tướng không có nhiều. Thời Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa Lam Sơn có cụ Doãn Nỗ, một trong số mười hai bộ tướng của Lê Lợi. Cụ có nhiều công lao nhưng không rõ vì sao trong sử sách Việt Nam không được nhắc đến? Ông Căn lúc sống cũng thắc mắc, hỏi tôi câu này. Ông bảo chú đọc sách nhiều, chú có biết tại sao lại như vậy? Tôi thú thực là không biết.
Chỉ biết thưa với ông ấy rằng chính trường, triều chính từ cổ chí kim, bao giờ cũng vậy. Chuyện oan khuất, thiệt thòi là vô vàn kể, không riêng người trong họ mình. Vì chính trị là trò chơi nghiệt ngã, điều phi lý là điều khó tránh vì ghế thì ít, đít lại nhiều..Đành phải hy sinh, bỏ bớt..Mà đâu chỉ có họ Doãn nhà mình, các dòng họ khác cũng thế cả.
Anh họ tôi suýt xoa: “Thật là dòng họ oan nghiệt và đầy cay đắng kể từ thời Câu Tiễn. Có người bài bác nhưng mà anh không tin. Kẻ không thích họ mình chúng nó nói: Câu Tiễn mặt cú, tinh khôn, giỏi chịu đựng. Khi còn nếm mật nằm gai thì thủy chung với đồng chí, đồng liêu, khi thành công rồi thì quay sang sát hại công thần. Phạm Lãi người đặc biệt có công khôi phục nước Việt là người khôn ngoan. Đánh dẹp xong Phù Sai của nước Ngô, rửa hận cho nước Việt, ông ấy bỏ đi, chu du thiên hạ, lẫn vào dân gian, không hưởng vinh hoa phú quý. Còn ông Văn Chủng thật đáng thương. Ông này ở lại, nghĩ mình là công thần có quyền được hưởng công danh, lợi lộc..Đâu có ngờ chịu cảnh thảm khốc sau này?
Tôi bảo đấy cũng là huyền thoại, độ tin cậy ai biết là bao nhiêu? Với lại trên chính trường, chả cứ người họ Doãn không biết cư xử. Họ khác có khi còn thậm tệ hơn. Tỷ như thời Trần, bao nhiêu người họ Lý phải cải sang họ Nguyễn mới mong toàn mạng. Di hại sau này họ Nguyễn nhiều người không rõ mình gốc gác thực ra là họ gì? Vẫn là chuyện triều chính xưa nay. Xa thì có chuyện Lê Lợi – Nguyễn Trãi, gần thì có Họ Mao đối với họ Bành, họ Chu, họ Võ Việt Nam.. Thời nào chả vậy. Vẫn là quan hệ Ghế và Đít!
Có gì lạ đâu. Anh phải tự hào rằng khác với nhiều dòng họ, họ Doãn nhà mình từ ngàn xưa tới giờ chưa có vị nào bán nước cầu vinh. Không có những tên vô lại như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ..chẳng hạn! Họ mình là họ bình thường, chưa có người kiệt xuất nhưng rất ít kẻ vô loài, đểu cáng để lại vết nhơ ngàn đời! Thế là may mắn lắm rồi. Hậu sinh đừng đòi hỏi thêm công sức của tiền nhân mà hãy gắng gỏi để tôn vinh dòng họ mình.

Mấy năm gần đây, tự ngày vị trí của anh họ tôi sa sút ngoài xã hội, có tin ông anh họ tôi muốn đổi về họ cũ, họ của bố mẹ đẻ, sinh ra anh.
Tôi tin rằng không có chuyện này. Miệng lưỡi thế gian không biết đâu mà lường. Người ta thường phù thịnh, chứ mấy ai phù suy?
Thấy anh họ tôi lâm bước va vấp, gian nan, có kẻ xấu bụng phao tin đồn bậy, gây xôn xao, nghi ngại trong nhà.
Anh ấy là kẻ có ăn có học, sách đọc cao hơn đầu chả lẽ không hiểu lẽ đời đơn giản, câu dân gian: “Cha sinh không tày mẹ dưỡng”?
Công sinh thành vất vả nhưng dễ đâu sánh bằng khó nhọc nuôi dưỡng, cưu mang, gây dựng cả đời cho mình?
Không biết nhìn nhận giữa hai người mẹ: Một người mẹ tuy mang nặng đẻ đau, bán con để nuôi sống mình với người mẹ hy sinh bản thân, vất vả hàng chục năm trời nuôi dưỡng đứa con không phải mình sinh ra mà quý báu như ruột thịt, ai nặng ai nhẹ hơn ai?
Tôi nghĩ là anh họ tôi không lầm.
Anh nhắc đến câu chuyện họ mạc chẳng qua là muốn nghiên cứu, tìm hiểu về dòng họ mình đang mang chứ không phải bội bạc, thoái thác muốn tìm về họ cũ.

Mà giá như anh ấy có muốn như vậy người họ tôi cũng không hẹp hòi, không trách giận vì đấy là quyền con người tối thiểu của anh. Chỉ buồn vì nỗi sự hấp dẫn của họ tộc mình nếu có chuyện này, chưa đủ lôi cuốn một con người sống cho có trước có sau. Sự vinh hạnh đến mức người ngoại tộc cũng muốn nhảy sang khai nhận làm họ của mình như một vài dòng họ khác.
Tôi không dám hỏi anh về thắc mắc này, bởi như thế bất nhẫn, có thể làm anh đau lòng, gây một vết thương không bao giờ lành.
Một mất mát khủng khiếp giữa con người với nhau.
Nhưng mà tôi buồn từ câu chuyên anh gợi nên.
Một nỗi buồn sâu thẳm.
Chưa khi nào tôi thấy thương thân mình, dòng họ mình, đất nước mình như lúc này. Một đất nước nghe tiền nhân nói từ xưa nó là tổ đại bàng, giờ chỉ còn như tổ chim sẻ! Một lãnh thổ, biên cương xưa sát hồ Động Đình, nửa nước Trung Hoa bây giờ..Vậy mà chỉ còn một thẻo đất, chạy éo le sát bờ biển Đông.
Đã vậy đâu đã yên.
Vẫn nhiều bão tố, nguy cơ rình rập..
Làm người, không biết thì thôi, biết rồi liệu có thể vô tâm, cười nói, như chẳng có chuyện gì mãi được không?
Tôi định chia sẻ với anh họ tôi tâm sự này.
Nghĩ.
Lại thôi.
Ông ấy đang buồn, đang chới với tâm trạng. Nói với anh ấy vào lúc này liệu có nên?



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu không thể cứu thế giới, hãy cứ làm một “người hàng xóm thân thiện” như Spiderman


Sự thật thì Spiderman vẫn giải cứu thế giới. Nhưng bạn thì không cần (hoặc không thể). Chúng ta không nhất thiết đều phải trở nên vĩ đại tuyệt vời, nhưng đều có thể tỏa sáng - theo cách riêng của mình!

Người trẻ hoang mang trong những ước mơ vĩ đại

Có thể người ta ít khi để ý, ước mơ từ thuở bé thay đổi dần dần khi con người lớn lên và va chạm với thực tại. Mộng lớn thành siêu nhân hay công chúa, hoa hậu hay diễn viên nổi tiếng thôi thì tạm gác lại, thay thế bằng ước ao khác nhưng nhất định vẫn phải thật oách. Nào là sáng tạo ra 1 thứ thay đổi cả thế giới, lương nghìn đô la và được người người ngưỡng mộ.
Những người trẻ sôi sục và mơ mộng, mang trong mình ước ao trở nên tuyệt vời phi thường rồi bỗng một ngày nhìn xung quanh và thấy lòng mình có một nỗi buồn tủi dâng đầy. Không chỉ buồn mà còn chênh vênh nữa, như Peter Parker ngồi trên cao nhìn xuống thành phố, tự hỏi vì sao cuối cùng mình vẫn còn chưa thể là anh hùng.
Quay quắt trong nỗi thất vọng và sự nghi ngờ bản thân, để rồi tiếp tục bị nhấn chìm vào những cuộc sống màu hồng và hào quang được trưng bày ra trên mạng xã hội. Cô bạn này giờ đã trở thành nhân viên cấp cao, du lịch thế giới và quần áo thời trang lụa là; anh bạn cũ biết đàn biết hát lại vừa tiếp tục mở thêm một cửa hàng, lên mặt báo cười thật tươi tắn. Và ngay cả dường như những người xung quanh cũng đang sống cuộc sống thú vị hơn mình nhiều - chúng ta thở dài rồi chìm dần trong tự ti và chán nản bởi thấy rằng mình - chỉ - là - một - người - bình - thường.
Nếu không thể cứu thế giới, hãy cứ làm một người hàng xóm thân thiện như Spiderman - Ảnh 1.
Có một sự thật mà chúng ta phải thú nhận rằng: giới trẻ đang phải đối diện với một áp lực rất lớn là phải trở nên… phi thường! Bằng chừng này tuổi, phải du lịch chừng này nước, làm được chừng này dự án hay đạt được chừng này giải. Các bạn trẻ sống với áp lực do môi trường cũng như chính bản thân tạo nên. Họ tự trách mình vì mình chỉ là "một người bình thường", giống như những con cá thấy mình bị mắc kẹt trong đại dương và than trách vì không thể bay lượn trên bầu trời như những chú chim kia.

Hãy trở thành người hàng xóm thân thiện

Khi Peter cố gắng để được tham gia cùng đội Avengers để cứu lấy thế giới và thậm chí còn có ý định bỏ học từ cấp 3, Tony Spark đã trả lời: Hãy sống thật bình thường, trở thành người hàng xóm thân thiện cái đã!
Điều phi thường chỉ xuất hiện khi ta làm những việc bình thường, nhưng với tất cả trái tim. 
Những điều to lớn luôn hấp dẫn và khiến ta mờ mắt, nhưng cuộc sống vốn lại cấu thành từ những điều nhỏ nhoi bình thường, trong cách ta đi đứng, nói năng và giao tiếp hằng ngày. Chúng ta vốn dĩ là một cộng đồng trong đó mỗi người đều ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh, nhiều hay ít. Điều đó có nghĩa rằng, những điều thân thiện, cử chỉ tử tế, dẫu chỉ là nhỏ cũng có thể lan tỏa niềm tin vào điều tốt đẹp và tích cực.
Trở thành một người hàng xóm thân thiện, tức là hòa nhập với cộng đồng, nhạy bén với những điều xảy ra xung quanh. Chắc bạn cũng từng biết người hàng xóm đáng mến khi mưa ào xuống rút hộ quần áo đang phơi ngoài sân, để mắt trông coi khi bạn vắng nhà. Một khu vực sống yên vui và thoải mái là khu vực có những người hàng xóm tốt bụng. Cũng vậy, khi ta trở thành "người hàng xóm" trong lối sống hằng ngày, giúp đỡ những gì có thể giúp, cho đi những gì có thể cho và vui từ những điều nhỏ nhặt nhất, tự động ta đã tác động lên đời sống của người khác, dù là theo cách không ồn ào nhưng cũng đầy ý nghĩa.
Nếu không thể cứu thế giới, hãy cứ làm một người hàng xóm thân thiện như Spiderman - Ảnh 2.
Những người thành công đều bắt đầu từ việc nhỏ nhoi và đơn giản. Dale Carnegie, tác giả của cuốn sách đã bán ra hơn 15 triệu bản "Đắc nhân tâm" (How to Win Friends and Influence People) chỉ bắt đầu với một buổi talkshow nho nhỏ. "Tôi chuẩn bị một buổi nói chuyện ngắn và đặt tên là Đắc nhân tâm. Ngắn thôi, ấy là dự định ban đầu của tôi. Nhưng rồi buổi nói chuyện kéo dài 1 tiếng 30 phút."
Dần dần, những buổi nói chuyện và trao đổi trở thành khóa học, và Dale Carnegie bắt đầu soạn "sách giáo khoa" cho khóa học của mình.
Dần dần, từ những tấm giấy ngắn cho đến một tập sách nhỏ. Và sau 15 năm, cuốn sách Đắc nhân tâm ra đời và trở thành một trong những quyển sách bán chạy nhất thế giới.
Tỷ phú Richard Branson bắt đầu hãng Virgin với tạp chí sinh viên, Mark Zuckerberg tạo ra Facebook với mục đích ban đầu là để tìm hiểu về người bạn gái anh say mê. CEO Hans Peter Siefen của Nordic Business Forum, một công ty tổ chức sự kiện cho giới kinh doanh hằng năm quy tụ những gương mặt lớn trên thế giới như Richard Branson, Brian Tracy, Malcolm Gladwell, Arianna Huffington, Simon Sinek, Guy Kawasaki... cũng bắt đầu từ buổi nói chuyện trong một gian phòng nhỏ đủ chỗ cho 20 người. Hiện nay Noridc Business Forum là một sự kiện chuyên nghiệp mang tầm quốc tế.
Nếu không thể cứu thế giới, hãy cứ làm một người hàng xóm thân thiện như Spiderman - Ảnh 3.
Và nếu câu chuyện của những tỷ phú, những nhà sáng lập có vẻ xa vời, thì những câu chuyện "làm những điều bình thường" còn có thể tìm thấy ở chính trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Nhóm bạn trẻ dựng rạp chiếu bóng cho lũ trẻ miền thôn quê sau khi biết bọn trẻ chưa xem phim rạp bao giờ cũng không hề đặt mục tiêu nào lớn lao hay thay đổi thế giới. Tụi nhỏ ở miền Tây thiếu thốn nhiều, còn họ thì hiểu điều đó và làm những gì trong khả năng. Thay đổi nào có cần gì phải vĩ đại, những thước phim hoạt hình chiếu lên cũng đủ để gieo vào tâm trí trẻ thơ hy vọng và ước mơ.
Câu chuyện của cô gái 19 tuổi quyết định hiến tạng người mẹ đã chết của mình để cứu 4 bệnh nhân khác cũng khiến nhiều người cảm động. Có thể cô và mẹ mình sẽ không được cả thế giới vinh danh, nhưng ít nhất hai mẹ con cô đã trở thành anh hùng trong mắt của 4 người khác cùng với thân nhân của họ. Và các tác giả trẻ tuổi khi miệt mài kể chuyện trên những diễn đàn, mạng xã hội đều không biết được sẽ có một ngày những câu chuyện này sẽ được xuất bản thành sách.
Tất cả những ví dụ đó đều mang điểm chung, là sự hứng thú với điều xảy ra trong cuộc sống của chính mình, và khởi đầu bình dị và với tất cả mình đang có. Cửu Bả Đao bắt đầu quyển sách "Mẹ, thơm một cái" bằng những dòng kể chuyện hằng ngày trên diễn đàn anh thường tham gia trong những ngày mẹ bệnh. Cuốn sách được xuất bản và đón nhận sự yêu thích của vô số độc giả.
Cả bạn nữa, hãy nhớ lại giây phút vì nụ cười của ai mà một ngày trở nên nhẹ nhõm hơn, hay khoảnh khắc khi chỉ một cử chỉ của bạn cũng khiến một ngày của người khác trở nên thoải mái hơn đôi chút? Hãy nghĩ về cái cách chúng ta đang tác động lên nhau, để hiểu rằng đôi khi chính những điều bình dị lại tạo ra những niềm vui có sức lan tỏa lớn.
Tuổi trẻ - sự lấp lánh rất riêng của mỗi người
- Con chỉ muốn trở nên giống ngài! - Peter Parker
- Nhưng ta muốn con trở nên tốt hơn! - Tony Stark
- Tốt hơn như Captain America á? - Peter Parker
Peter Parker một mực ngây ngô muốn trở thành một người khác, như Captain Ameria hay Iron Man. Nhưng người tốt nhất mà cậu có thể trở thành lại không thể là một ai khác ngoài Spiderman - chính cậu. Không phải tự nhiên mà Tony Stark yêu cầu Peter nên sống bình thường, làm hàng xóm tốt bụng cái đã.
Khi ta bắt đầu chú tâm vào cuộc sống của mình thay vì mong muốn làm điều to tát như ai đó khác ở ngoài kia, ta đối thoại với chính mình để tìm ra được niềm đam mê yêu thích của bản thân, từ đó trở nên tốt hơn - nhưng là một phiên bản tốt hơn của chính mình mà không hề gồng theo một khuôn mẫu nào sẵn có khác.
Giây phút Peter ngừng ước ao trở nên lớn lao như Captain America hay Iron Man mà quyết định làm Spiderman thể hiện rằng ai trong chúng ta cũng mong cái kết đầy viên mãn cho Peter, và đặc biệt là cho bản thân mình, tận trong sâu thẳm: trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình và hạnh phúc trong cuộc sống của chính mình. Sống cuộc sống của chính mình, làm một "người hàng xóm tốt bụng" chính là bước khởi đầu cơ bản nhất để có thể hiểu được sức mạnh của bản thân và phát triển năng lực hết mức có thể. Phi thường thực chất lại là làm những điều bình thường, nhưng với tất cả khối óc và nhiệt huyết sống.
Cuối cùng, dẫu cho sức mạnh của bạn là phóng ra tơ điện hay trèo tường hay là bất cứ thứ gì khác cũng không quan trọng bằng sống một cách trọn vẹn và đặt hết tâm trí vào những điều bình dị. Chúng ta có thể người đắp lũy xây thành, kẻ chỉ ngồi kể chuyện, người có thể bôn ba khắp chốn, kẻ khác có thể chỉ chăm sóc vườn xanh, đều không sao hết. Tuổi trẻ của mỗi người đâu phải vì những điều phi thường mà là rực rỡ, lấp lánh muôn màu. Đối đãi chân thành, hăng say làm việc và tận hưởng mỗi một giây phút trôi qua dù điều ấy có bình thường đến đâu chính là thứ ánh sáng đẹp đẽ nhất mà ta có thể khoác lên cho mình, và soi rọi ấm lòng những người xung quanh.
Nếu không thể cứu thế giới, hãy cứ làm một người hàng xóm thân thiện như Spiderman - Ảnh 5.
Theo Trithuctre

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐỌC NƯƠC MĂT MỘT THỜI


TS Lê Thanh Hải



Kết quả hình ảnh cho Nước mắt một thời


Tác phẩm Nước mắt một thời ghi lại lịch sử bằng tiểu thuyết, một thủ pháp thường gặp trong văn học, đặc biệt là khi những câu chuyện trong quá khứ còn bị kiểm duyệt. Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng viết về thời kỳ cải cách ruộng đất, cũng giống như Tô Hoài, nhưng sâu hơn về tuyến tư duy của nhân vật. Vì là nhà báo, nên tác giả biết cách lấy bối cảnh lịch sừ làm sân khấu - setting để xây dựng câu chuyện - narrative. Nhờ làm thầy cãi, như tự giới thiệu ngoài bìa gấp về vai trò của mình cho hơn 200 vụ án oan sai, mà tác giả dễ dàng phân tích sự biến chuyển về suy nghĩ trong con người dẫn đến hành vi tội phạm, đặc biệt là tội ác chống nhân loại - crime against humanity. Có lẽ được đào tạo cơ bản về văn chương và kịch nghệ, mà tác giả đã thành công trong việc xây dựng tác phẩm văn học dựa trên những tư liệu có thật, chứ không phải loại văn chương “ám chỉ” mà ông từng giải thích khi được phỏng vấn, tức là loại văn bê nguyên hình mẫu vào nhân vật. Nước Mắt Một Thời được NXB Hội nhà văn văn phát hành từ năm 2009, xứng đáng được đưa vào danh sách các tác phẩm cần đọc thêm trong chương trình bình giảng văn học để học sinh tiếp nhận kỹ năng sáng tác. Với tôi, quyển truyện được nhà văn tặng chắc chắn sẽ là bài tập đọc bắt buộc cho sinh viên ngành Việt Nam học, đặc biệt là sinh viên nước ngoài hay gốc Việt muốn tìm hiểu Việt Nam.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa tác phẩm văn học của Nguyễn Khoa Đăng và những công trình khoa học nghiên cứu chính trị xã hội của triết gia Hannah Arendt, người nổi tiếng với các phân tích về hành vi tội phạm khi người ta lên đồng tập thể. Từng làm nhà báo tường thuật phiên tòa xử các lãnh đạo Phát xít Đức ở Nuremberg, giáo sư Hannah Arendt sau này đã đúc kết lại về diễn biến tâm lý của con người, khi sống trong một thể chế lệch lạc sẽ dần đồng cảm với tội ác, để rồi từ tâm thức dửng dưng dễ dàng trở thành kẻ tích cực phạm tội hơn ai hết. Đó cũng chính là điều mà Nguyễn Khoa Đăng đã lột tả khi dẫn dắt người đọc bước vào cõi tư duy của các nhân vật mà ông đã xây dựng cho không gian văn học của một thời cải cách ruộng đất, nơi mà sự sống hay cái chết sẽ được quyết định sau một cuộc cách mạng xã hội chóng vánh, mà đỉnh điểm là phiên đấu tố, và kết thúc bằng tòa án nhân dân. Nếu Tô Hoài kể lại hồi ức của những anh đội, tức là ngòi nổ cho cải cách, còn Tô Ngọc Vân vẽ lại tâm trạng của những người địa chủ đang dần bị đưa vào thế bị tiêu diệt, thì Nguyễn Khoa Đăng đưa chúng ta, độc giả, vào vị trí của hai đứa bé ở hai đầu giai cấp đối kháng nhau, cùng lớn lên trong mùa cách mạng, cùng chứng kiến và cùng phải vật lộn với số phận để tồn tại theo thời cuộc. Cái bi kịch của một dân tộc đã được Nguyễn Khoa Đăng giản lược hóa thành những mâu thuẫn kịch nghệ Plato trên sân khấu cuộc đời, mà mỗi chúng ta luôn phải chọn lựa hàng ngày: trao thân và đồng lõa với kẻ tội phạm để sống sót, hay tha thứ và nhận họ hàng để cho con của kẻ đã giết cha mình một tương lai thăng tiến? Những câu chuyện như vậy rất thường gặp ở bất kỳ nơi nào trên mảnh đất Việt Nam, mà nhà văn đã khéo léo để sử dụng theo cách của mình mà lý giải sự độc ác của con người trong một thể chế bệnh hoạn. Hiểu được điều đó - những gì tưởng như đã xảy ra trong quá khứ 50 năm trước, người đọc sẽ không khỏi giật mình khi dự phóng cái qui luật này vào hiện tại, khi mà tội ác thể chế vẫn ̣đang tiếp tục diễn ra với qui mô lớn hơn xưa rất nhiều.
Các triết gia trong ngành khoa học nhận thức như GS Robert Pilat coi tư duy của con người là cõi vô hình, được con người định dạng. Nói một cách sơ lược, thế giới bao gồm các vật hữu hình và những điều không thể nào xác định được hình dạng của chúng, gọi là vô hình. Khi nhìn thấy những vật hữu hình như cục gạch và cây bút, mắt ta chuyển ngay tín hiệu có thực đó đến cho não để xử lý. Trong trường hợp đã được rèn luyện hay có trải nghiệm từ trước, thì dù không nhìn thấy góc khuất của sự vật, tức là phía ẩn hình đằng sau phần hiện hình như phía bên kia của mặt trăng hay cái chân bàn bị che lấp, thì não bộ vẫn tự động nhận biết cái mà mắt không nhìn thấy. Rồi con người áp dụng qui trình đó để phán đoán những gì vô hình mà người đối diện đang nghĩ trong đầu, qua những gì thể hiện ra ngoài như ánh mắt, cử chỉ, hay hành động, hoạt động, câu chữ, và nhất là hồi ký và tự sự. Thủ pháp của Nguyễn Khoa Đăng cũng như vậy, đặc tả tâm lý nhân vật giống như cách phán đoán của quan tòa, tức là thu thập đầy đủ thông tin từ hoàn cảnh rồi xác định motif của bị cáo khi đi đến hành vi phạm tội. Nhưng, ̣điều khác biệt là, từ góc nhìn của nhà văn, ông không làm công việc xét xử nhân vật như quan tòa, cũng không kể tiếp phần kết ghê rợn của vụ án như nhà báo, mà hướng dẫn độc giả nhìn sự việc qua cặp mắt nhân văn, như trong một công án thiền, chỉ ra cho họ thấy một hướng giải quyết thực tại khác hơn là bình thường, văn minh hơn, và đầy tính người hơn. Vai trò của một nhà văn khi tái hiện lại lịch sử đúng là như vậy, đưa độc giả vào không gian đúng thực như quá khứ, nhưng rồi thoát ra bằng một con đường riêng, không đem theo bóng ma từ nửa thế kỷ trước ra theo mình, mà chỉ nối tiếp bằng suy ngẫm để lịch sử thảm khốc không có cơ hội lặp lại.
Nếu muốn chiêm niệm về xã hội Việt Nam, chúng ta có thể tìm đọc tác phẩm của GS Hannah Arendt về thể chế mà bà gọi là toàn trị - totalitarism, một cỗ máy chà đạp con người vận hành có hơi khác với những dạng thức như độc tài - dictatorship, gia đình trị - despotism, hay suy tôn lãnh đạo - tyranny. Dù rằng có thể bắt đầu từ một chế độ độc đảng hay một xã hội chỉ cho phép duy nhất một hệ tư tưởng tồn tại, nhưng khi đã cắm rễ và phát triển, thì cỗ máy này nhanh chóng biến dạng thành một dạng thức chính trị hoàn toàn khác, diệt trừ toàn bộ hệ thống chính trị, luật lệ và xã hội hiện có, xóa xổ ngay chính đảng phái và tư tưởng đã tạo dựng ra nó. Giai cấp đã bị lợi dụng để biến thành một đám đông có sức mạnh còn hơn cơ chế đảng phái, chuyển quyền lực từ quân đội sang cảnh sát, và vận hành với hệ giá trị cực đoạn đến nỗi không còn cơ cấu xã hội nào có thể chịu đựng nổi (Hannah Arendt 1979, Nguồn gốc của Toàn trị). Những người nông dân bình thường chỉ vì miếng mồi quả thực mà sẵn sàng bịa chuyện để cấu xé một ai đó, rồi bất ngờ bị đồng bọn cắn xé để giành giật tiếp. Sự cướp phá được bảo vệ bằng hệ tư tưởng đã bị biến thái qua nhiều cấp độ truyền đạt, cùng bạo lực mạo danh cách mạng, như cảnh lão Kền giật chiếc xe đạp cũ hỏng: “cái này là của ông bà nông dân chúng tao” (NMMT tr.157). Kẻ cướp được quyền lực bảo vệ để cầm chiếc cân công lý, còn người bị cướp lại bị đẩy vào thể dân oan bị lột sạch từ tài sản cho đến phẩm giá làm người: “mượn vàng của người khác đem bán để đong thóc nộp cho các ông lại bị chính các ông kết tội, hỏi còn uất ức nào hơn không hả trời?” (NMMT tr.161). Nhưng họ còn biết kêu ai nữa chứ, khi mọi trật tự trong xã hội đã bị đảo lộn hết, đến chị em ruột còn không dám nói chuyện với nhau dù chỉ một câu chào hỏi. “Sót ơi, dù bà có là bần nông hay cố nông thì bà bần cố với ông bà nông dân, còn với con bà đừng có thế, dù sao bà vẫn là em ruột của con, con thương, con nhớ bà lắm” (NMMT tr.178). Cải cách ruộng đất từ lâu đã chính thức bị coi là sai, người lãnh đạo cao nhất của thể chế đã xin lỗi, nhưng không ai dám nhận lãnh trách nhiệm và sửa sai cho cái xã hội đã bị cảnh cái ruộng đất làm đảo lộn và nát nhừ. Cỗ máy toàn trị không tha ngay cả chính những người đã có công tạo ra nó thời ban đầu, không chút chần chừ gán ghép họ vào một diện đối tượng nào đó để cướp sạch quả thực, theo một qui mô ngày càng kinh khủng khiếp hơn trước. Quả thực ngày hôm nay là số tiền hàng chục hay thậm chí hàng ngàn tỉ, thể hiện qua cái giá phải chi để mua chức, cái nhà cái xe để thể hiện, hay món nợ quốc tế mà người dân đen cùng con cháu họ sẽ phải trả.
Văn học là liều thuốc chữa chấn thương tâm thần cho một dân tộc, mà tác phẩm của Nguyễn Khoa Đăng đã làm tròn vai trò tháo xả bớt sự dằn vặt uất ức và nỗi ám ảnh triền miên về một giai đoạn trong quá khứ mà lớp người như ông đã phải trải qua. Nhưng, cũng giống như tiểu thuyết tự truyện của Tô Hoài, và những bức tranh ký họa của Tô Ngọc Vân, đó chỉ là một ghi nhận về lịch sử, chưa có giải pháp rõ ràng nào cho tương lai, lại càng không có hành động nào để ngăn chặn bánh xe toàn trị hôm nay đang chà đạp lên các giá trị truyền thống, và xâm hại ngay chính những người đảng viên chân chính một cách không thương tiếc. Chưa thấy có cây bút trẻ nào nổi bật bước vào không gian lịch sử này để thử tìm giải pháp lý thuyết cho cái di sản nặng nề đó của dân tộc Việt. Hi vọng đây là một điều có thể sẽ đến trong tương lai không xa, bởi vì nỗi đau này đã kéo dài quá lâu, và di căn sẽ biến chứng khiến cho bản tái tạo của dân tộc Việt sẽ mãi tật nguyền. Tiểu thuyết Nước Mắt Một Thời là một bức tranh với nhiều tuyến nhân vật, mà dường như một nét phác nhỏ tả thực trong đó về một người phụ nữ bình dân mới chính là điều mà nhà văn đã ấp ủ, về hình tượng mà nhạc sĩ Phạm Duy từng gọi là “mẹ Việt Nam” - dân tộc qua biểu tượng một người phụ nữ và đứa cháu gái của mình. Người mẹ dân tộc ấy cũng giống như chị Nghiệm, ở góa thờ chồng chết vì đạn Pháp, vớỉ những giá trị truyền thống đậm đà đủ để không “chết vì son đố mì”, tức là những điệu nhảy kết đoàn mà cuộc cách mạng xã hội lúc bấy giờ đem vềlàng quê yên ắng. “Chỗ nào cũng nhảy, cũng hát bài hát đó. [...] Nhảy ở sân nhà. Nhảy ngoài sân đình. Nhảy ngoài đồng [...] Cứ như điên. Quay cuồng tít mù. Thật lạ. Biết bao hệ lụy xảy ra. Ngày đó không ai thống kê được có bao cô gái trinh bạch, xuân xanh hơ hớ... chỉ vì nhảy mà biến thành... đàn bà, bụng mang dạ chửa” (NMMT tr.96-97). Nhưng, người mẹ Việt Nam đủ bản lĩnh vượt qua cái mạng nhện trào lưu hừng hừng đó, lại không thoát nổi cuộc họp với đội Khoảnh, khi niềm vui được hạ thành phần phải đi kèm với điều kiện giáo dục lập trường giai cấp. Để được thành người nghèo, thì cần phải cùng với cán bộ đội “trần truồng quằn quại, quấn chặt lấy nhau như hai con rắn đến thời kỳ giao phối” (NMMT tr.132-134). Những cô gái đẹp lọt vào đôi mặt đục lờ khói thuốc lào của những ông anh “nhất đội nhì trời” sẽ thật khó mà thoát, nhất là một khi được tín nhiệm tuyển chọn làm chỗ để ba cùng hay bắt xâu bắt chuỗi (NMMT tr.135). Và người mẹ Việt Nam ấy, bụng ngày một to kềnh ra để thành phần giai cấp được xẹp xuống, sau chín tháng mười ngày đẻ ra một ông trời con, bỏ quê lưu lạc, và sau 50 năm thì lưng còng tóc bạc cố tìm về nhà thờ họ để xin cho đứa cháu nội một bản lý lịch mới cho khỏi “phải thất vọng về nguồn gốc, về dòng dõi xuất thân” làm con cháu của một kẻ giết người, ̣đặng còn xứng với gia đình bên chồng “toàn giáo sư tiến sĩ cả” (NMMT tr.206). Dân tộc Việt Nam phải làm sao đây khi “con của con kẻ giết bố giờ đây muốn trở về xin được nhận nạn nhân làm cụ nội, nhận cùng huyết thống với dòng họ?” (NMMT tr.207). Thang thuốc tâm lý của riêng tác giả là đốt nhang kể về quá khứ rồi chuông mõ sám hối. Nhưng, liều thuốc đó liệu có chữa được dị tật cho dân tộc Việt? Di chứng từ phát súng vỡ toang đầu, phọt óc ra như bã đậu, sau lệnh tử hình của phiên tòa đặc biệt năm ấy, trong tiếng hò reo, tiếng hô đả đảo, và tiếng trống ếch hoan hỉ dậy trời (NMMT tr.276).
LTH
  • Tiểu thuyết của Nguyễn Khoa Đăng,NXB Hội Nhà văn 2009


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cháy chung cư cao cấp Rainbow Hà Đông, hệ thống báo cháy không hoạt động


02/10/2017 
- “Chủ đầu tư quá vô trách nhiệm khi coi thường mạng sống của hàng nghìn người dân chúng tôi. Nhiều năm liền chúng tôi đã gửi kiến nghị về việc hệ thống phòng cháy chữa cháy của toà nhà không hoạt động rất nguy hiểm, nhưng chủ đầu tư vẫn thờ ơ không khắc phục”, chủ một căn hộ ở tầng 14 toà nhà bức xúc. “Năm 2015, chúng tôi đã gửi công văn trực tiếp đến chủ đầu tư khắc phục ngay việc hệ thống PCCC luôn báo cháy giả, hệ thống loa phát thanh công cộng không hoạt động. Đây là hai hệ thống bị sự cố, không đảm bảo hoạt động được ngay từ khi bàn giao vào tháng 11/2014 và ban quản trị đã nhiều lần có thông báo nhưng chủ đầu tư không khắc phục”, vị đại diện ban quản trị nói.
Hiện trường vụ hoạ hoản ở căn hộ tầng 12
 của toà nhà Rainbow Văn Quán (Hà Đông).

Một căn hộ tầng 12 tại chung cư Rainbow Văn Quán (Hà Đông) vừa bất ngờ xảy ra hoả hoạn khiến nhiều người hoảng loạn và ngạt khói. Hàng trăm hộ dân ở toà nhà bức xúc khi hoả hoạn nhưng hệ thống chuông báo cháy không kêu. Trước đó, Ban quản trị toà nhà cũng đã nhiều lần gửi kiến nghị với chủ đầu tư về việc hệ thống PCCC không hoạt động.


Nói về vụ cháy ở toà nhà xảy ra mới đây, bà Hứa chủ căn hộ 1206 chưa hết bàng hoàng. “Tôi và 2 người cháu suýt nữa bị chết vì sặc khói, may mà lực lượng cứu hộ có mặt kịp thời để giải cứu không thì… Căn hộ gia đình ngay cạnh căn hộ bị cháy nhưng hệ thống báo cháy không hoạt động, ba bà cháu đóng cửa kín ở trong nhà không biết. Mãi sau khi khói vào nhà nhiều bị ngạt, mấy bà cháu mới tìm cách ra ngoài nhưng toà nhà bị mất điện, khói mù mịt không thấy gì”, Bà Hứa kể.
Không chỉ gia đình bà Hứa mà hàng trăm căn hộ khác ở đây đều bức xúc bởi hệ thống chuông báo động không hề kêu khi toà nhà xảy ra hoả hoạn. Theo người dân ở đây cho biết, sau khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, họ phải hô hoán nhau, đập cửa từng căn hộ để báo cháy.
Bí thư Hà Nội: Không thể ngủ yên khi chung cư còn vi phạm phòng cháy
Ngày 25/9, tại buổi giao ban trực tuyến giữa lãnh đạo TP Hà Nội với các quận huyện thị xã quý III/2017. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đánh giá tình hình PCCC trên địa bàn thành phố còn rất xấu. Tại hội nghị, ông Hoàng Trung Hải cũng nêu rõ những vấn đề liên quan phòng chống cháy nổ ở các khu chung cư. “Trong 79 chung cư vi phạm quy định PCCC, có 19 chung cư đã tự khắc phục. Chúng ta phải làm quyết liệt hơn nữa để khắc phục tồn tại ở 60 chung cư còn lại. Từng chung cư đó ngày nào còn đang vi phạm tiêu chuẩn PCCC thì chúng ta ngủ không yên”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Văn Nam – Trưởng ban Pháp chế HĐND TP về việc quy trách nhiệm lãnh đạo địa bàn khi để xảy ra cháy nổ.
“Chủ đầu tư quá vô trách nhiệm khi coi thường mạng sống của hàng nghìn người dân chúng tôi. Nhiều năm liền chúng tôi đã gửi kiến nghị về việc hệ thống phòng cháy chữa cháy của toà nhà không hoạt động rất nguy hiểm, nhưng chủ đầu tư vẫn thờ ơ không khắc phục”, chủ một căn hộ ở tầng 14 toà nhà bức xúc.
Có mặt tại căn hộ xảy ra sự cố cháy nổ, công tác khắc phục, sữa chữa sự cố đang được chủ nhà gấp rút triển khai. Anh Quỳnh, chủ căn hộ cho biết, trước đó chiều ngày 21/9, khu nhà bếp và hệ thống tủ bếp bị rò rỉ khí ga, bật bếp ga lên sử dụng ngọn lửa nhanh chóng bùng cháy lớn. Lực lượng phòng cháy chữa cháy đã có mặt khống chế được ngọn lửa nhưng toàn bộ khu nhà bếp, tủ treo tường bị thiêu rụi. Vết tích vụ cháy kinh hoàng đang loang lổ trên tường, trần nhà.
Theo anh Quỳnh, để xảy ra sự cố cháy nổ một phần cũng do sự chủ quan từ phía gia đình khi để hệ thống ga bị rò rỉ, nhưng qua vụ cháy mới cảnh tỉnh, báo động cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy của toà nhà.
Theo Ban quản trị toà nhà Rainbow Hà Đông, chủ đầu tư rất thiếu trách nhiệm trong công tác PCCC cũng như bàn giao phí bảo trị cho Ban quản trị toà nhà.
phòng cháy chữa cháy, cháy chung cư, chung cư cao cấp, chung cư Rainbow Văn Quán, Công ty CP BIC Việt Nam
Được giới thiệu là chung cư cao cấp tuy nhiên theo nhiều người dân khi sự cố hỏa hoạn xảy ra hệ thống PCCC của tòa nhà không hoạt động.
“Năm 2015, chúng tôi đã gửi công văn trực tiếp đến chủ đầu tư khắc phục ngay việc hệ thống PCCC luôn báo cháy giả, hệ thống loa phát thanh công cộng không hoạt động. Đây là hai hệ thống bị sự cố, không đảm bảo hoạt động được ngay từ khi bàn giao vào tháng 11/2014 và ban quản trị đã nhiều lần có thông báo nhưng chủ đầu tư không khắc phục”, vị đại diện ban quản trị nói.
Cũng theo vị đại diện này, tối ngày 22/9 ban quản trị toà nhà và các hộ dân đã nhóm họp sau khi sự cố hoả hoạn xảy ra để gửi kiến nghị yêu cầu chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì và khắc phục hệ thống PCCC.
“Cư dân chúng tôi đều bức xúc, bởi tính mạng hàng nghìn người bị chủ đầu tư xem nhẹ. Nếu chủ đầu tư không thực hiện sửa chữa hệ thống PCCC. Chúng tôi sẽ cùng nhau phong toả tâng hầm, căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối và mời luật sư”, vị này cho biết.
Chung cư Rainbow Văn Quán do Công ty CP BIC Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án cao 27 tầng được giới thiệu là chung cư cao cấp cao, khởi công năm 2010 và đưa vào sử dụng 2 năm sau đó. Tòa cao ốc nằm trong khu đô thị mới Văn Quán - Hà Đông.
Trên website của chủ đầu tư (tại địa chỉ bicvietnam.com) tòa nhà được giới thiệu: “Các căn hộ được trang bị đầy đủ các hệ thống kỹ thuật gồm: hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động đảm bảo an toàn tuyệt đối”. Tuy nhiên, trong sự cố hỏa hoạn xảy ra mới đây hàng trăm hộ dân ở toà nhà bức xúc khi hệ thống PCCC của toà chung cư cao cấp này không hoạt động.
Hồng Khanh
http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/du-an/chay-chung-cu-rainbow-ha-dong-he-thong-bao-chay-khong-hoat-dong-402101.html
Hà Nội còn 60 công trình vi phạm phòng cháy chưa khắc phục

Hà Nội còn 60 công trình vi phạm phòng cháy chưa khắc phục

Theo lãnh đạo Cảnh sát PCCC Hà Nội, dù đã công bố danh sách 79 chung cư vi phạm PCCC từ nhiều tháng nay, nhưng đến nay mới chỉ có 19 tòa nhà được khắc phục.
Bài học từ vụ chung cư cao tầng bỗng dưng bốc cháy

Bài học từ vụ chung cư cao tầng bỗng dưng bốc cháy

Mỗi khi xảy ra cháy nổ tại các tòa nhà chung cư, đa số các bên liên quan thường đùn đẩy trách nhiệm, dẫn đến việc đền bù thiệt hại tài sản cho người dân gặp khó khăn
Hà Nội: 10 dự án hoàn thành nhưng chưa đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy

Hà Nội: 10 dự án hoàn thành nhưng chưa đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy

10 dự án này đã thi công xong nhưng chưa đảm bảo về phòng cháy và chữa cháy (PC&CC) như lối thoát nạn, các giải pháp ngăn cháy, hệ thống PCCC, chống tụ khói...

Phần nhận xét hiển thị trên trang