Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

MUỐN GIỮ ĐỘC LẬP DÂN TỘC, PHẢI XÂY NỀN VĂN HÓA PHÁT TRIỂN


Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh do tác giả cung cấp. 
 
Muốn giữ vững độc lập dân tộc, 
phải xây dựng nền văn hóa phát triển

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng
Báo Giáo dục Việt Nam
06:51 02/10/17

(GDVN) - Xét tới cùng, nguyên nhân sâu xa của các cuộc bị xâm lăng và mất nước ấy không phải do ta thiếu anh hùng, cũng không phải do ta nhỏ, mà là do nước ta lạc hậu.
LTS: Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết mới.

Đây là nội dung bài phát biểu của tác giả tại Đại học Fulbright Việt Nam ngày 30/9/2017, thể hiện tâm tư và trăn trở của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng đối với việc xây dựng nền văn hóa phát triển và vai trò của giáo dục đại học.

Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu bài viết này đến quý bạn đọc và cảm ơn Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng! 

Nội dung, văn phong bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Tiêu đề bài viết và các đề mục phụ do Tòa soạn đặt. 
Thưa các bạn! 

Tôi rất hân hạnh được có mặt tại đây hôm nay để được chúc mừng các thầy cô giáo, các bạn sinh viên về những gì các anh chị đã đạt được trong năm học vừa qua.

Và nhân đây, tôi xin phép được trao đổi vài ý kiến xung quanh câu hỏi: “Hiện nay việc gì là quan trọng nhất đối với Việt Nam ta, và nên tiếp cận vấn đề đó như thế nào?”

Nền văn hóa Việt Nam trường tồn qua mấy ngàn năm đã thể hiện rõ mặt mạnh nổi trội là văn hóa giữ nước và mặt yếu lớn nhất thuộc về văn hóa phát triển.

Nói văn hóa giữ nước hay văn hóa phát triển là nói rút gọn, nói tắt, chứ đúng ra nói đầy đủ phải là văn hóa trong giữ nước và trong xây dựng-phát triển đất nước.

Không chăm lo xây dựng văn hóa phát triển, dễ đánh mất độc lập

Từ thời hai bà Trưng đến nay đã có hàng chục cuộc chiến tranh lớn để bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó, chiến tranh với phương Tây cũng có, nhưng ít, còn hầu hết là với các thế lực xâm lăng từ phương Bắc, nhất là với phương Bắc phong kiến trước kia.

Đối thủ thường mạnh hơn ta gấp nhiều chục lần, xét về tương quan lực lượng vật chất.

Một dân tộc tha thiết yêu hòa bình, nhưng sự lâm nguy của Tổ quốc buộc cha ông ta phải cầm súng. Và họ đã chiến đấu với tinh thần thượng võ.

Dân tộc Việt Nam đã chiến thắng trong hầu hết các lần chiến tranh ấy, giữ vững độc lập dân tộc và bảo vệ được Tổ quốc.

Có thời kỳ dân tộc ta đã bị phương Bắc đô hộ trực tiếp gần một ngàn năm, họ đã dùng mọi thủ đoạn để đồng hóa dân tộc Việt.

Nhưng cuối cùng, Việt Nam đã giành lại độc lập và trường tồn với tư cách là một dân tộc văn hiến.

Xét tới cùng, nguyên nhân sâu xa của các cuộc bị xâm lăng và mất nước ấy không phải do ta thiếu anh hùng, cũng không phải do ta nhỏ, mà là do nước ta lạc hậu.

Tất nhiên cũng còn có những nguyên nhân khác nữa, nhưng nguyên nhân chính yếu – vừa sâu xa vừa trực tiếp - là do nước ta lạc hậu.

Ta lạc hậu nên bị mất nước, bằng anh hùng ta lấy lại đất nước, nhưng sau đó vẫn lạc hậu, không phát triển được, và lại mất nước.

Lịch sử đã từng lặp lại không ít lần như vậy.

Thời gian xây dựng trong hòa bình vẫn chiếm tỷ lệ phần lớn, có thể nói là đại bộ phận, nhiều hơn gấp bội so với thời gian có chiến tranh.

Nhưng cho đến nay nước ta vẫn là quốc gia chưa phát triển, có nhiều mặt còn tụt hậu và lạc hậu đến mức đáng phải lưu ý.

Nếu không phát triển được thì không khéo sẽ lại mất độc lập dân tộc.

Ngày nay, trong thời hội nhập, cơ hội và thách thức đều lớn ngang nhau, nếu yếu kém kéo dài, thì việc mất độc lập có thể bằng cách khác.

Không có chiến tranh, không phải bằng sự thua trận trong chiến đấu chống xâm lược như ngày xưa, nhưng chúng ta vẫn có thể đánh mất độc lập ngay trong hòa bình.

Độc lập có thể bị đánh mất ngay trong chính sự cạnh tranh phát triển kinh tế, trong quan hệ làm ăn, buôn bán và dần dần lệ thuộc.

Trước tiên là lệ thuộc về kinh tế rồi sau đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị.

Việc mất độc lập trong trường hợp như vậy thì không thể lấy lại bằng sự chiến đấu anh hùng theo cách truyền thống trước đây.

Đối với truyền thống văn hóa giữ nước, thì hôm nay và mai sau vẫn mãi mãi cần học tập cha ông đến cùng.

Học để biết, để tự hào về những giá trị lớn lao của nền văn hóa dân tộc;

Học để có kinh nghiệm, để khôn lớn và trưởng thành, để noi theo và xứng đáng, để tiếp tục giữ nước bền lâu cho muôn đời mai sau.

Nhưng điều đó là chưa đủ, hoàn toàn chưa đủ.

Thời kỳ này, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải học tập một cách nghiêm túc, thật sự cầu thị, tinh hoa của văn hóa nhân loại;

Nhất là phải học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, tức là không ngừng bổ sung vào văn hóa dân tộc những giá trị về văn hóa phát triển.

Chính điều này sẽ bổ khuyết cho phần yếu kém của văn hóa Việt Nam, để trên cơ sở đó mà thực hiện một cuộc cải cách căn bản và toàn diện nhằm phát triển đất nước và dân tộc.

Biết khiêm tốn học tập người khác là con đường để trưởng thành, và cũng là biểu hiện bắt đầu của một sự trưởng thành.

Phải phát triển! Đó là yêu cầu lớn nhất, quan trọng nhất, là mệnh lệnh của cuộc sống.

Muốn tránh nguy cơ mất nước, muốn giữ vững lâu dài nền độc lập dân tộc, muốn xứng đáng với truyền thống giữ nước vẻ vang của cha ông;

Muốn cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng một xã hội tốt đẹp…thì đất nước và dân tộc này phải phát triển.





Nếu không phát triển được thì mọi lý tưởng dù đẹp đẻ bao nhiêu cũng sẽ chỉ là những mơ ước xa xôi và không bao giờ thành hiện thực.

Trong công cuộc phát triển quốc gia thì sự phát triển của con người, từng con người, những con người, cả một cộng đồng dân tộc, là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định.

Khi có sự phát triển của con người thì đất nước nhất định sẽ phát triển, vì đất nước như thế này hay thế kia đều là sản phẩm của con người.

Kinh tế hay chính trị đều do con người làm nên, do con người thực hiện.
Và văn hóa là con người, với chữ Người viết hoa. Vậy nên, văn hóa là nền tảng quan trọng nhất của sự phát triển một quốc gia.

Mặt khác, mọi sự phát triển của một quốc gia cuối cùng cũng là để phát triển con người với nhân cách văn hóa.

Cho nên, văn hóa – con người không chỉ là nền tảng, mà còn là mục tiêu chiến lược lớn nhất. Để có một cộng đồng phát triển thì trước nhất cần có một tầng lớp trí thức thật sự trưởng thành, để từ đó lan tỏa ra.

Giáo dục đại học và trách nhiệm đào tạo ra đội ngũ trí thức tự do và trách nhiệm

Giáo dục đại học có nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần trực tiếp tạo ra tầng lớp trí thức ấy.

Họ là những con người có trách nhiệm cao với đất nước và cộng đồng dân tộc, có tầm rộng và chiều sâu về văn hóa;

Họ là những con người thật sự tự do, trong xã hội và với chính mình, có tự do tư tưởng và tư duy độc lập, có bản lĩnh để bảo vệ các chân lý khoa học.

Đất nước thật sự cần những con người như vậy, chứ không phải những con người chỉ biết nói theo, dựa dẫm, không có chính kiến, luôn thực dụng, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng quốc gia.

Để có thể tạo ra những người trí thức chân chính và đẳng cấp ấy, nhất thiết cần có một nền đại học có tính tự chủ cao.

Quan trọng nhất là tự chủ về chương trình, và thực hiện tự do học thuật, với một đội ngũ giảng viên giỏi.

Tự chủ đại học, tự do học thuật, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận là bộ phận hợp thành quan trọng bậc nhất của công cuộc đổi mới căn bản, không chỉ riêng đối với nền giáo dục quốc gia, mà còn đối với tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung.

Đất nước ta rất cần phải đổi mới đồng bộ và căn bản như vậy.

Tất nhiên chúng ta hiểu đó là sự tự do trong tất yếu, tự do gắn với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đối với cộng đồng.

Đồng thời cần có một phương pháp đào tạo đúng, giúp cho người học phát triển được tối đa năng lực của chính mình.

Trong nền đại học ấy, sinh viên là những con người có tinh thần tự học rất cao, biết tư duy độc lập và tự đào tạo mình trong môi trường học tập hiện có.

Lâu nay, tại Việt Nam, và trên thế giới cũng vậy, các trí thức lớn chủ yếu nhờ tự học mà thành, họ chủ động tự tạo ra mình, chứ không phải nhà trường nặn ra được họ.

Còn nhà trường là môi trường hết sức quan trọng, nơi tạo mọi điều kiện cần thiết và các thầy cô giáo là những người hướng dẫn phương pháp tự học.

Chứ thày cô không phải là những người cung cấp đầy đủ tất cả kiến thức có sẵn theo cách áp đặt một chiều.

Thầy cô giáo là người bạn lớn, đồng hành cùng học sinh trong quá trình đi tìm chân lý;

Thầy cô là người giúp đỡ về phương pháp tiếp cận để học sinh có thể vượt thầy, vượt sách, chứ không phải là những người nắm giữ độc quyền các chân lý để cấp phát cho học trò.

Trường Fulbright là cơ sở đào tạo có điều kiện rất thuận lợi trong quan hệ với các trường đại học lớn của Hoa Kỳ, để có thể thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác đào tạo.

Hoa Kỳ có một nền giáo dục đại học, nhất là sau đại học, có nhiều ưu điểm.
Chúng ta cần hết sức cầu thị để học hỏi và chủ động tiếp thu có chọn lọc được nhiều nhất những kinh nghiệm tốt và phù hợp cho giáo dục của Việt Nam.

Trong chương trình Fulbright trước đây cũng như trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đại học Fulbright hiện nay, có nhiều nhà khoa học-giáo dục và hoạt động xã hội ở Mỹ đã rất tận tâm, hết lòng góp công sức và trí tuệ cho công việc phát triển giáo dục ở Việt Nam.

Đó là những người bạn lớn, những người bạn tốt. Chúng ta thật sự cảm kích và rất cảm ơn những người bạn chân tình ấy.

Trong quá khứ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ rất đáng tiếc đã xảy ra một cuộc chiến tranh như mọi người đã biết.

Những năm qua cả hai nước đã cùng nhau xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác ngày càng phát triển với nhiều ý nghĩa chiến lược lâu dài.

Hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ đều yêu chuộng độc lập và tự do, đều có tinh thần thượng võ.

Trong lịch sử của mỗi bên đã từng có những trường hợp từ cựu thù trong chiến tranh trước đó đã trở thành bạn lớn, thành đối tác tốt đáng tin cậy của nhau sau chiến tranh.

Tôi nghĩ và tin rằng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ngày càng tốt đẹp và bền chặt hơn.

Trường Đại học Fulbright ngoài công việc đào tạo, nghiên cứu khoa học sẽ còn có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể tham gia tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp ấy.

Xin chúc các bạn thành công ./.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30.9.2017.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CAMPUCHIA TƯỚC QUYỀN CÔNG DÂN 7 VẠN NGƯỜI GỐC VIỆT



Campuchia tước quyền công dân 70.000 người gốc Việt

BBC Tiếng Việt
05 - 10 - 2017

Campuchia sẽ tiếp tục tiến hành chính sách thu hồi giấy tờ của 70.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Campuchia, nói giấy tờ quyền công dân của họ là "không đúng quy định," tờ Phnom Pehnh Post đưa tin.

Trong khi đó, rất nhiều người trong số này là người gốc Việt đã sinh ra và lớn lên ở Campuchia.

Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh tư tưởng bài Việt vẫn luôn ngấm ngầm nhuốm màu bản sắc chính trị và xã hội Campuchia, tờ báo này nhận định. 


Trong một cuộc họp hôm 4/10, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng nói: "Có người nước ngoài sở hữu giấy tờ không hợp pháp vì họ đã được ban hành không đúng quy định."

Ông Sok Phal, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập cảnh, nói rằng các quan chức vi phạm sẽ bị "trừng phạt" và rằng các nghị định sẽ được thực hiện trong những tháng tới.

Phal cũng nói thêm, "Người sở hữu loại giấy tờ này cũng phải chịu trách nhiệm, nhưng nếu chúng tôi bắt tất cả bọn họ, chúng tôi sẽ không có đủ nhà tù để đưa họ vào."

Ông Phal nói có khoảng 70.000 người được cấp giấy tờ công dân bất hợp pháp.

Phal thừa nhận rằng hầu hết những người vi phạm là người gốc Việt sinh ra ở Campuchia và không có quốc tịch khác.

Ông nói rằng một văn bản dưới luật đã thông qua vào tháng Tám cho phép chính quyền hủy bỏ giấy tờ như chứng minh nhân dân và hộ chiếu, chính thức thu hồi quyền công dân của hàng ngàn người.

"Chúng tôi không xóa bỏ quyền công dân của họ, họ là người Việt Nam. Chúng tôi chỉ lấy lại giấy tờ về quyền công dân Campuchia," ông nói.

Ông Phal nói với tờ Phnom Penh Post rằng những đối tượng này sẽ được coi là người nhập cư bất hợp pháp, nhưng ông đảm bảo họ sẽ không bị ép buộc rời đi.

Cũng theo báo này, chỉ ở riêng thủ đô Phnom Penh, Bộ Nội vụ đã xác định được 7.501 trường hợp giấy khai sinh không chính xác và 305 hộ chiếu sai thông tin.

"Chúng tôi không có chính sách như Lon Nol hoặc Pol Pot trong việc di tản hoặc giết người. . . Họ có thể trở về đất nước của họ. Mặt khác, vì họ đã sống ở đây một thời gian dài, họ có thể nộp đơn lên cơ quan chức năng xem họ có thể làm dân nhập cư hay không," ông nói.

Tư tưởng bài Việt vẫn luôn ngấm ngầm trong chính trị và xã hội Campuchiam, tờ báo độc lập Phnom Phenh Post nhận định.

Cựu Thủ tướng Lon Nol từng giám sát các cuộc thảm sát của người Việt, và các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống đang bị xét xử vì tội diệt chủng chống lại người Việt.

Trong khi đó, Đảng Cứu nạn Quốc gia Campuchia, đảng đối lập chính phủ thì lại sử dụng ngôn ngữ chống Việt Nam để kêu gọi thêm người ủng hộ.

Phil Robertson, phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á, nói chính sách này là "vi phạm nghiêm trọng về quyền con người".

"Một kế hoạch như vậy sẽ là một sự vi phạm trắng trợn của Công ước về Không quốc tịch của Liên Hiệp Quốc năm 1954 vì những người này không có nơi nào khác để tuyên bố quyền công dân. Có thể cá rằng làm như vậy sẽ khiến tình trạng buôn người ở Campuchia trở nên tồi tệ hơn, " ông Robertson trả lời tờ Phnom Penh Post qua email.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Mạnh dạn giải thể cái thừa!


>> Bí thư Nguyễn Xuân Anh từng nói gì về những vi phạm mới được kết luận?
>> Cái chết của cụ bà Y Býu và nỗi khiếp bão của tộc người Arem

Đỗ Thông - Phan Anh thực hiện

NLĐO - "Con ai, học hành thế nào, bổ nhiệm cái gì, thời gian ra sao, tất cả tôi đều biết..." - ông Trần Quốc Huy - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, khẳng định

Còn rất nhiều trường hợp như… Đà Nẵng

Phóng viên: Hiện dư luận hình thành những cụm từ "cả cục làm quan", "cả phòng làm sếp"… hàm ý công tác cán bộ đang có vấn đề, ông có nghĩ như vậy?

- Ông Trần Quốc Huy: Trong năm nay, câu chuyện cán bộ đậm lên nhưng thật ra kéo dài rất lâu rồi. Chuyện con ông cháu cha; chuyện đề bạt, bổ nhiệm nhiều cán bộ trẻ không thực chất, hình thức. Nói là quy trình này nọ nhưng thật ra từ trong nội bộ cho đến bên ngoài, người ta nhìn vào thấy không ổn. Cho nên, việc kỷ luật 2 lãnh đạo cấp cao của TP Đà Nẵng vừa qua không chỉ do bản thân họ sai mà còn gắn với vấn đề trước đó trong công tác cán bộ. Đây chỉ là một vụ việc cụ thể. Nếu nói cho đầy đủ thì phải đưa ra khoảng vài trăm trường hợp ở phạm vi cả nước. Như thế mới đúng cục diện. Tôi có thể kể tên những trường hợp đó. Con ai, học hành thế nào, đưa đi đâu, bổ nhiệm cái gì, thời gian ra sao, việc này việc nọ, tất cả tôi đều biết khi còn làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Từ sự việc Nguyễn Xuân Anh, Trịnh Xuân Thanh, Hồ Thị Kim Thoa…, ông có cho rằng quy trình bổ nhiệm cán bộ có lỗ hổng?

- Tôi khẳng định có sơ hở, có thiếu sót trong quản lý, đánh giá cán bộ. Như những vụ cán bộ trẻ sai phạm gần đây nổi lên làm ồn ào dư luận. Rồi chuyện doanh nghiệp tặng xe cho các tỉnh thì có lâu rồi, chắc cũng trên 50% số tỉnh nhận xe doanh nghiệp.

Khi ông làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương có từng bị áp lực trong bổ nhiệm cán bộ?

- Tôi không bị nhiều áp lực nhưng có khó. Có những trường hợp "thô bạo" xông thẳng vào phòng tôi đặt vấn đề chỗ này chỗ nọ. Thậm chí, bằng nhiều cách khác để "tấn công", như nhờ người nhà, có vai vế, có uy tín với mình để can thiệp. Đó là những áp lực có thật nhưng mình phải có cách xử lý để giữ cho việc chung, việc đúng, không bao giờ bị bóp méo.

Phải có tướng giỏi

Chúng ta đã nhiều lần tinh giản biên chế nhưng sau mỗi tinh giản thì bộ máy gần như như cũ, thậm chí phình ra?

- Không có gì khó hiểu! Từ rất lâu, mình đã có chủ trương sắp xếp lại bộ máy và đã nhiều lần thực hiện. Mỗi lần sắp xếp có hệ thống các quan điểm, tiêu chí. Lần gần đây nhất là sắp xếp theo hướng bộ đa ngành để giảm đầu mối. Việc này đã làm cách đây 2 nhiệm kỳ. Khi làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, tôi được phân công đi thực hiện chủ trương này. Mỗi thời kỳ 5 năm, 10 năm, người ta sẽ tổ chức lại công việc, tinh gọn lại bộ máy và con người. Đây là việc bình thường, đúng quy luật.

Vậy theo ông, sắp xếp lại bộ máy nên bắt đầu từ đâu?

- Nên bắt đầu từ cách làm. Nếu vẫn giữ cách làm như lâu nay thì sẽ trở lại như cũ. Lâu lâu "đẻ" ra cái này, cái kia thì sẽ sinh ra bộ máy mới và con người để phục vụ. Ở cấp tỉnh, TP không ai được quyền "đẻ" hay cắt ra một phòng ban, biên chế nào. Toàn bộ biên chế bên nhà nước là Bộ Nội vụ làm đầu mối, bên Đảng là Ban Tổ chức Trung ương. Hai đơn vị này tham mưu cho người đứng đầu Chính phủ, Đảng quyết định. Nhiệm kỳ vừa rồi còn đặc biệt đưa biên chế lên Bộ Chính trị quản lý. Muốn tăng, giảm biên chế thì phải có ý kiến của Bộ Chính trị.

Chủ trương sắp xếp bộ máy đã có từ lâu sao đến nay không chuyển biến? Theo ông có phải vì đụng đến ghế người này, quyền lợi người kia?

- Người có quyền quyết định bộ máy, thêm hay giảm biên chế không phải họ ngại đụng chạm người này người kia đâu, cũng chẳng phải nể nang, sợ sệt. Cái gốc là người lãnh đạo, chỉ huy ở cấp cao phải kiên quyết, chấp hành nghị quyết của Đảng một cách nghiêm khắc. Người đó phải là "tướng lĩnh" vì nước, vì dân; cái gì đúng phải quyết làm dù có thể đụng chạm đến nhiều người hoặc hỏng việc này việc nọ của ai đó.

Tại sao tinh giản biên chế không giảm mà vẫn tăng? Nguyên nhân thứ nhất phải tăng vì có nhu cầu. Nguyên nhân thứ hai là nó không có nhu cầu đến mức như thế mà do không có quyết định đúng đắn. Hiện nay, có thể giảm biên chế một nửa mà bộ máy vẫn hoạt động tốt nếu được tổ chức khoa học, đồng bộ.

Nên kết thúc nhiệm vụ 3 ban chỉ đạo

Theo lời nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, 3 ban chỉ đạo ở Tây Bắc, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên được hình thành mang tính chất tạm thời. Ông có thấy vậy không?

- Khi lập ra 3 ban chỉ đạo này đều có hoàn cảnh và yêu cầu. Nhiệm vụ lớn nhất của 3 ban khi ra đời là để ổn định an ninh chính trị khu vực. Thời kỳ đó bắt buộc phải có ban chỉ đạo nhưng lẽ ra sau 3-5 năm, tình hình thay đổi thì phải kết thúc nhiệm vụ. Nhu cầu không còn thì nên kết thúc và đáng lý phải kết thúc nhiệm vụ 3 ban này lâu rồi.

Khi tôi còn đương chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, có 2 luồng ý kiến cân nhắc rất kỹ việc làm tiếp hay là thôi. Tại thời điểm đó, tôi cho rằng 3 ban kết thúc nhiệm vụ là vừa, phù hợp thực tế. Nhưng lúc đó, luồng ý kiến duy trì tiếp một thời gian nữa chiếm áp đảo. Từ đó đến nay, các ban chỉ đạo không những duy trì mà còn phát triển mạnh ra, "biến" các ban này gần tương đương với một ban trung ương, có tổ chức hoàn chỉnh từ văn phòng đến các vụ…

Nếu giải thể liệu có phát sinh những vấn đề phức tạp khác nên có phương án "bóp" lại để tinh gọn, hiệu quả hơn. Ông có đồng ý phương án này?

- Tôi nghĩ là không nên. Cái gọi là gọn lại cũng giống như bộ phận thường trực để kết nối thì không cần bởi trong từng lĩnh vực lớn đã có các bộ, ngành phụ trách nên cần gì lập ra nhóm như vậy nữa. Tóm lại, nên giải thể.

Từ sai phạm của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, ông nhận định thế nào về bộ máy và công tác quản lý cán bộ ở các ban chỉ đạo hiện nay?

- Sai sót của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ có nguyên nhân rõ ràng. Cái lỗi trước nhất là do những người tại chỗ không chấp hành pháp luật, bỏ qua nguyên tắc; lơ là trong kiểm tra, kiểm soát trong thời gian dài. Nhìn cách làm, cách quản lý là người ta biết. Những sai phạm của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ trước đó đã có những biểu hiện rồi.

Ông kỳ vọng gì ở Hội nghị Trung ương 6?

- Tôi vui vì hội nghị lần này có bàn đến vấn đề sắp xếp lại bộ máy, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng... Tôi mong sẽ làm được nhiều hơn. 
***

Hội nghị Trung ương 6 tiếp tục bàn đến việc sắp xếp lại bộ máy tôi thấy vui nhưng cũng còn lắm băn khoăn từ chủ trương đến thực hiện, chấp hành. Bởi nhiều lần đã làm cái này rồi nhưng kết quả không được tốt lắm!
***

Ông NGUYỄN ĐÌNH HƯƠNG, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương:

Bộ máy quá cồng kềnh

Tôi rất trông chờ Hội nghị Trung ương 6 sẽ giải quyết được nhiều vấn đề nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Vấn đề tinh giản bộ máy tổ chức đã "ứ đọng" từ rất lâu.

Có 3 tồn tại lớn trong bộ máy cồng kềnh của chúng ta hiện nay. Thứ nhất, trong một tổ chức nhưng thiếu người chịu trách nhiệm. Hàng loạt vụ đại án vừa đưa ra xét xử, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng nhưng không có người chịu trách nhiệm đến cùng. Thứ hai, có quá nhiều người làm việc trùng lặp, khi xảy ra sai phạm thì "đá bóng" trách nhiệm. Thứ ba, bộ máy quá cồng kềnh, ngân sách không chịu nổi.

Từ những bất cập đó, chúng ta bắt buộc phải cải tiến bộ máy. Bộ máy được cải tiến thì công tác cán bộ mới tốt được, người cán bộ mới phát huy được năng lực. Bộ máy như hiện tại thì rất khó bố trí cán bộ vì quá chồng chéo, "lắm cửa, lắm quan".

Một dẫn chứng cụ thể như 3 ban chỉ đạo hiện nay vẫn tồn tại là Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Ba ban này vẫn còn hoạt động là không hợp lý khi chúng ta đã có Chính phủ chỉ đạo; các tỉnh đã có bí thư, chủ tịch chỉ đạo trực tiếp thì cần gì phải có ban chỉ đạo này kia nữa, thêm cấp chỉ đạo chỉ thêm rườm rà. Thậm chí như vừa qua, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã lộ nhiều sai phạm. Nếu chúng ta cứ để nhiều tổ chức, bộ máy phình to thì khó quản lý, dễ phát sinh tham nhũng. Cho nên, phải mạnh dạn giải thể những cái thừa.

M.CHIẾN ghi
***

GÓC NHÌN

Khó chấp nhận

Một nguyên nhân làm bộ máy phình ra không ngừng là do thiết kế mô hình tổ chức không khoa học, cộng với việc thêm bớt cơ quan, bộ máy tùy tiện.

Một cái sai lớn trong tổ chức bộ máy nhà nước ta là biến chính quyền cấp dưới thành một bản sao, một hình ảnh phối cảnh thu nhỏ của chính quyền cấp trên. Cứ cấp huyện có cái gì là cấp xã phải có cái đó. Vì muốn phình to cơ quan, tăng sự bề thế lại có chỗ để đưa con em, người nhà, mối thân quen vào biên chế nên người ta đề xuất đủ mọi lý do cần thiết thêm phòng này, ban nọ, bộ phận kia… Cứ theo bài ấy, nhiều năm, nhiều cơ quan, nhiều ngành chỉ có tăng bộ máy, biên chế, ít khi và khó mà giảm. Từ đó, sinh ra bộ máy cồng kềnh, số lượng vào biên chế nhà nước ngày càng đông.

Nhớ trước đây cả nước có đến 46 bộ, ngành trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ). Thí dụ, lĩnh vực công nghiệp có đến một loạt bộ, gồm: Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Cơ khí luyện kim, Mỏ địa chất, chưa kể còn có Tổng cục Hóa chất, Tổng cục Dầu khí. Lĩnh vực nông nghiệp cũng có các bộ: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi, Lương thực thực phẩm và Tổng cục Cao su… Kinh nghiệm cho thấy trước đây, khi có ý kiến nhập bộ để thành bộ liên ngành đa lĩnh vực như ngày nay, lúc đầu có nhiều ý kiến không đồng tình do lo quản lý không nổi. Việc sáp nhập vì thế đã gặp không ít khó khăn lúc đầu nhưng do quyết tâm chính trị cao nên giờ đây hoạt động vẫn ổn. Trên thế giới, người ta tính trung bình có khoảng 16 bộ cho mỗi quốc gia. Ở nước ta, số bộ và cơ quan thuộc Chính phủ vẫn còn nhiều nên số sở còn nhiều cũng không có gì lạ.

Hiện nay, số lượng sở trên địa bàn của tỉnh, TP trực thuộc trung ương quá nhiều, đưa đến hệ quả là khó điều hành. Trong khi đó, theo khoa học tổ chức thì một cấp quản lý điều hành hiệu quả trong khoảng 7-9 đầu mối. Tình hình này sẽ dẫn đến không tránh khỏi chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các sở.

Diệp Văn Sơn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kim Jong Un là một con người lý tính




Theo CIA, Kim Jong Un không hề "điên".
(AFP) – CIA : 

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên là một chính khách duy lý, một điều mà Hoa Kỳ phải tính đến trong quan hệ với Bình Nhưỡng. Một quan chức CIA hôm nay 04/10/2017 cho biết như trên. 

Ông Yong Suk Lee, phó giám đốc phụ trách chuyên về Triều Tiên của CIA nhấn mạnh trong một hội nghị tại trường đại học Washington : « Phía sau những lời huênh hoang, Kim Jong Un là một người dựa trên lý trí. Ông ta muốn ngự trị càng lâu càng tốt và yên ổn chết già. Thức giấc và quyết định thả bom nguyên tử xuống Los Angeles không có lợi lộc gì, nếu ông ta muốn sống sót ». 

Nhiều chính khách Mỹ, kể cả tổng thống Donald Trump thường coi Kim Jong Un là một « tên điên ».

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỰ CẢM



Đến đây là cùng trời
là biển Đông trước mặt
là nơi An Dương Vương không có đường lui
là quê hương tôi, trầm lặng Xứ Đoài..
Bạn hỏi vì sao tôi không cười?
vì sao tôi im lặng?
Vì sao không cất lời
đứng như trời trồng nhìn ra biển khơi!
Tôi là một thằng hèn
sinh ra thời không ưa nói thật
thời tự vấn lương tâm: "chín cũng như mười"
luôn cầu an: đồ thải cũng như rươi!
Chưa đến nỗi đến bữa không còn gạo xuống nồi
nhưng tâm can cồn cào đói khát
thèm một lời thân thương,
câu khảng khái giữa đời..
Thèm một lời yêu
thèm chân thật bàn tay
Vô sản đến nỗi không còn gì để mất!
vật vưỡng đi, hoang hoải nhếch môi cười!
Tôi biết đến đây là cuối đất cùng trời!
Bách Việt xưa chỉ còn trong tâm khảm
Nhớ nhớ quên quên
trong ký ức mỗi người..
Người ta có không nhiều lựa chọn
cá cược cùng biển khơi
cá cược cùng thân phận
băn khoăn nên khóc hay cười?
Sóng
gió
bão bùng
Đất Việt khôn nguôi!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ thanh tra biệt phủ Yên Bái: “Xin khất lý do chậm công bố”


>> Hạn chế nói ngọng, nói lắp e khó lắm
>> Đừng trả ơn dân bằng những cú đá!
>> Cú đá làm chúng tôi đau, phẫn nộ!


SONG HÀ
VNEco - “Chúng tôi thấy có trách nhiệm trong việc chậm công bố kết luận thanh tra vụ việc nhưng việc chậm đó cũng không có mục tiêu, mục đích nào khác ngoài việc xem xét một cách khách quan, chính xác, thận trọng nhất là với cán bộ quản lý và chưa chịu một sức ép nào”.

Đó là khẳng định của Phó tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam khi trả lời báo giới về nguyên nhân chậm trễ công bố kết luận cuộc thanh tra tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, vốn được dư luận cả nước quan tâm trong thời gian qua.

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 3/10, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam, thừa nhận việc công khai kết luận thanh tra tài sản Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái có chậm nhưng nó có những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Ông Lam cho hay, quan điểm của cơ quan thanh tra là việc chậm công bố đã được khẳng định nhưng vụ việc phải được kết luận thận trọng, chính xác, khách quan. 

“Khi vụ việc làm sáng tỏ rồi, kết luận được rồi thì chúng tôi sẽ tổ chức công bố công khai. Hôm nay tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ có nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng là các cuộc thanh tra đã có kết luận rồi phải tiến hành chỉ đạo công bố công khai cho dư luận biết”, ông Lam nói.

Tuy nhiên, câu trả lời của đại diện lãnh đạo Thanh tra Chính phủ dường như chưa làm hài lòng báo giới, nên ngay sau đó ông đã liên tiếp nhận được hai câu hỏi chất vấn với nội dung yêu cầu ông phải nói rõ “nguyên nhân khách quan và chủ quan của việc chậm trễ là gì”.

Tiếp lời báo chí, Phó tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam cho hay, nguyên nhân chủ quan chúng tôi đã khẳng định với các nhà báo là có chậm còn nguyên nhân khách quan thì “xin phép đến lúc có kết luận chính thức sẽ công khai”.

Ông Lam cũng tái khẳng định: “Thanh tra Chính phủ nhận thấy có trách nhiệm trong việc này nhưng việc chậm đó cũng không có mục tiêu, mục đích nào khác ngoài việc xem xét một cách khách quan, chính xác, thận trọng nhất là với cán bộ quản lý và chưa chịu một sức ép nào”.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc có thông tin cho rằng cuộc thanh tra này phải tiến hành thanh tra lại, ông Bùi Ngọc Lam cho hay: “Chúng tôi xác định đây là một trong những cuộc thanh tra phải sớm công khai kết luận. Khi có kết luận chúng tôi sẽ sớm công khai đến các nhà báo cụ thể. Đến thời điểm này, với tư cách của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tôi chưa nhận được thông tin nào nói rằng việc thanh tra tài sản Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái tiến hành lại từ đầu”.

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 8 của Chính phủ, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, thời hạn kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ đối với vụ việc thanh tra tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã quá hạn, hiện nay đang quá trình hoàn thiện và sẽ sớm công bố kết luận thanh tra. Tuy nhiên, hơn 1 tháng qua, báo chí và dư luận vẫn chưa thể tiếp cận được bản kết luận này.

Trước đó, báo chí phản ánh bản kê khai tài sản năm 2016 của ông Phạm Sỹ Quý, trong đó gia đình ông Quý đang sở hữu một ngôi nhà tại tổ 51, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, có diện tích xây dựng 600 m2 đã được cấp giấy chủ quyền.

Vợ chồng ông Quý còn sở hữu một căn hộ tại khu chung cư Mandarin Garden, đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, rộng trên 130 m2 với trị giá tại thời điểm xây dựng là 2,5 tỷ đồng đã có giấy chủ quyền.

Tài sản được ông Quý kê khai khác nữa là nhà tạm diện tích xây dựng 150 m2 trị giá 200 triệu đồng đã có giấy chủ quyền. Đặc biệt, ông Quý còn có một mảnh đất 1.000 m2 trị giá 500 triệu đồng, một trang trại 2 ha trị giá 1 tỷ đồng đã có giấy chủ quyền và một ôtô Camry.


Điều đáng chú ý là khi giải trình trước báo chí, ông Quý cho hay, để có được khối tài sản trên, đặc biệt là nhà và đất, ông đã phải vay ngân hàng khoảng 20 tỷ đồng và vay của bạn bè, người dân. Số còn lại là do ông tích góp từ thời trẻ, thu nhập từ những hoạt động như buôn chổi đót, lá chít…

Trong hồ sơ nhân sự của Ban tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái, ông Phạm Sỹ Quý sinh năm 1971, là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà, hiện là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Ông Quý được bà Phạm Thị Thanh Trà ký quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Yên Bái vào tháng 9/2016, khi bà Trà đang là Chủ tịch UBND tỉnh.

Trước khi làm Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường, ông Quý đã có nhiều năm làm Phó giám đốc  kiêm Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái.

Đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra tài sản của ông Quý đã kết thúc hôm 26/7 nhưng đến nay kết luận thanh tra vẫn chưa được công bố.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời Vượng xưng vương


Quyền lực của Vượng (Phạm Nhật Vượng-Chủ tịch đồng quản trị Tập đoàn Vingroup, người được tạp chí Forbes đánh giá là tỷ phú Dollar giàu nhất Việt Nam) đang bao trùm cả Việt Nam. Chẳng những thao túng được cả báo chí, ông này còn có thể tác động được cả chính quyền để mang về những thỏa thuận nhằm đem lại lợi ích cho mình. Mới đây, một số phụ huynh chỉ vì lên tiếng phản đối việc Vinschool (trường học do Vingroup thành lập) tăng giá học phí lên gấp đôi liền bị công an Hà Nội “mời” lên làm việc. Việc làm này của công an và của Tập đoàn Vingroup đã bị dư luận lên án mạnh mẽ.
Phạm Nhật Vượng trên báo. Ảnh: Vietq
Sự việc bắt đầu từ ngày 22/9, trường Phổ thông liên cấp Vinschool Times city ở Hà Nội gửi thông báo cho phụ huynh về lộ trình tăng học phí trong những năm học tiếp theo với mức tăng lên rất cao. Quá bất ngờ trước việc tăng học phí của Vinschool, các bà mẹ có con học tại đây đã lên tiếng phản đối. Họ đăng những lời phản đối của mình lên trên những Fanpage, trên trang cá nhân Facebook của mình. Từ đó đã dấy lên làn sóng phản đối và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cư dân mạng.
Chỉ một vài ngày kể từ khi làn sóng phản đối nổi lên, hàng chục phụ huynh liền bị PC50 (Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) của công an thành phố Hà Nội “mời” lên làm việc. Lối hành xử này của công an chẳng những dập tắt được làn sóng phản đối, mà nó như dầu đổ vào lửa, lại càng làm bùng lên nỗi bất bình của người dân.
Những phụ huynh có con đang học tại Vinschool cho rằng, Phạm Nhật Vượng-Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup đã dùng tiền của mình để mua chuộc công an, sai khiến lực lượng này trấn áp các phụ huynh để dập tắt làn sóng phản đối việc Vinshool tăng học phí, nhằm không để ảnh hưởng đến hình ảnh của tập đoàn.
Hình ảnh của tờ giấy mời đã được lan truyền trên Internet với tốc độ chóng mặt, cùng với đó là những lời bình lên án lực lượng công an Hà Nội và trường học Vinschool, cũng như Tập đoàn Vingroup. Trước sự việc trên, đại tá CSVN Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng PC50 của công an Hà Nội đã phải lên tiếng thanh minh. Ông Sơn khẳng định:
“Không có chuyện cơ quan công an mời phụ huynh có ý kiến phản đối việc tăng học phí của trường Vinschool lên làm việc”
Theo ông Sơn, việc mời các phụ huynh là để làm rõ một số người sử dụng việc phản đối tăng học phí để nói xấu cá nhân Phạm Nhật Vượng. Điều này đã được phía trường Vinschool và những người liên quan đề nghị công an phải làm rõ.
Những thanh minh của đại tá Lê Hồng Sơn không làm thỏa mãn dư luận, khi mà rất nhiều lần trong quá khứ, mỗi khi có sự việc ảnh hưởng đến hình ảnh của tập đoàn, Vingroup đều dùng tiền để mua chuộc báo chí và cả công an để dập tắt những tiếng nói làm bất lợi cho mình.
Phải nói rằng, chưa bao giờ trong lịch sử nền báo chí “cách mạng Việt Nam” lại dễ dàng bị thao túng bởi một tập đoàn tư nhân như Vingroup đến như vậy. Cho dù báo chí trong nước vẫn là công cụ phục phụ cho việc tuyên truyền, mị dân của đảng CSVN. Rất nhiều sự kiện làm ảnh hưởng đến hình ảnh Vingroup không được báo chí trong nước đăng tin, mà chỉ có cư dân mạng truyền tải trên Internet thông qua Facebook và những kênh truyền thông khác.
Giấy mời của PC50 công an Hà Nội gửi đến phụ huynh học sinh lên tiếng phản đối tăng học phí. Ảnh: Internet

Việc thao túng báo chí của Vingroup rất đơn giản, không rắc rối như chúng ta tưởng. Tập đoàn này chỉ cần bỏ ra một số tiền lớn để mua quảng cáo, đến dịp lễ Tết lại có quà cáp cho các tờ báo có lượng độc giả cao…Từ đó, những tờ báo này sẽ không đăng bất cứ tin tức gì làm ảnh hưởng, gây bất lợi cho Tập đoàn Vingroup. Ngược lại, chỉ đăng những gì có lợi cho tập đoàn này và hình ảnh, nội dung bài báo trước khi đăng đã được Vingroup kiểm duyệt.
Cách dùng tiền để kiểm soát báo chí của Vingroup từ xưa đến nay vô cùng chặt chẽ. Chưa bao giờ trên báo chí người ta thấy hình ảnh của một Phạm Nhật Vượng xấu xí, ngay cả những tờ báo lá cải cũng không hề có bất cứ tin tức gì liên quan đến gia đình, vợ con của ông này. Lối dùng tiền kiểm soát báo chí còn chặt hơn cả cách quản lý của Bộ Thông tin-Truyền thông. Vì với tiền, Phạm Nhật Vượng điều khiển được cả Tổng biên tập tờ báo, buộc họ phải gỡ xuống những bài báo gây bất lợi cho Vingroup.
Không chỉ thao túng được báo chí, Phạm Nhật Vượng còn lũng đoạn được cả chính quyền. Trong khi những tập đoàn, công ty khác giàu lên bằng việc cướp đất của người dân do có sự tiếp tay của chính quyền, từ đó tiếng ta thán rền vang khắp nơi, thì Phạm Nhật Vượng lại không làm như vậy. Mặc dù cũng giàu lên nhờ bất động sản, nhưng bằng việc móc nối với những lãnh đạo ở tầng cấp thượng tầng, ông có được những thỏa thuận, hợp đồng để lấy đi những phần đất vàng từ các công ty, tập đoàn làm ăn không hiệu quả. Từ đó, biến những vùng đất vàng thành các khu chung cư, trung tâm thương mại, bịnh viện, trường học…và giàu lên nhanh chóng. Vượng chẳng những không bị người dân oán than, mà lại còn được nhiều người yêu mến.
Bên cạnh việc thao túng truyền thông, Phạm Nhật Vượng còn điều khiển được cả lực lượng công an để áp chế những người tung ra các tin tức gây bất lợi cho cá nhân và cho tập đoàn Vingroup. Điều đó được thể hiện qua việc PC50 của công an Hà Nội cho mời một loạt phụ huynh học sinh trường Vinschool lên làm việc.
Phạm Nhật Vượng là một nhà tư bản giàu lên trong thời kỳ trước và sau khi khối Cộng sản ở Đông Âu sụp đổ. Tại Ukraine, Vượng sản xuất mì tôm và phất lên bằng nghề này. Với số tiền có được, Vượng mang về Việt Nam, bắt tay với một số lãnh đạo trong nước mở ra một số khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, xây chung cư để bán…Từ đó trở thành tỷ phú giàu nhất tại Việt Nam hiện nay.


(Cali Today)

Phần nhận xét hiển thị trên trang