Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Đi ăn ở vùng cao


Trên đường ra Hà Giang, tour du lịch đưa tụi tui ăn trưa ở Tuyên Quang, chỗ này nè:


Trong 4 món kể trên tui chỉ chắc chắn mình hiểu có một món thôi, đó là cá sông Lô (tui hiểu là con cá bắt ở sông Lô, con sông đi qua Tuyên Quang). Gà cựa, chọi thì không chắc, nhưng cứ đoán mò rằng đó là gà có cựa, gà chọi, tức là loại gà dũng sĩ (mà như vậy thịt nó ăn có ngon hông ta? chắc cứng ngắc!). Còn gà xí mần, trâu giật thì chịu thua, không biết là gì!

Buổi ăn là ăn trưa theo đoàn do công ty du lịch đặt chớ không phải ăn tiệc nên không có mấy món đặc sản kể trên. Nó là vầy nè:


Tui tò mò hỏi cô phục vụ bàn: Có món trâu giật ghi ngoài bảng là gì vậy? Cô nàng trả lời: Trâu giật là trâu giật giải đấy ạ. Trâu chọi, giật giải xong người ta thịt! À, ra vậy, nghe ra thì cũng tương xứng với gà chọi kể ở trên. Đây là trâu dũng sĩ, kia là gà dũng sĩ.

Tui hí hửng đăng lên Facebook và giải thích trâu giật theo điều mình vừa nghe được. Thế nhưng một bạn comment cho một giải thích khác. Bạn ấy (Remil Nguyễn) giải thích như sau: Trâu giật là thịt trâu tươi, bắp còn giật giật khi đưa lên mâm, nhất là ăn nhúng mẻ! Nghe cũng có lý! Bởi vì giải đấu đâu có sẵn để mà trâu giật giải kia chứ?

Tóm lại: tui chưa hiểu trâu giật nghĩa đúng là sao! Tui ghi lại cả 2 cách giải thích, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Còn gà xí mần, tui về search Google thì thấy... không hề có gà xí mần! Chỉ có một loại gà thịt nuôi ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang thôi. Vậy xí mần hay Xín Mần? Sao tui biết được!

Vậy đó là những món không được ăn mà cũng chưa được biết

Giờ trở lại bàn ăn, có món cá lớn bằng ngón tay chiên giòn ăn rất ngon. Tui lại hỏi cô phục vụ bàn: Cá này là cá gì vậy em? Trả lời: Dạ, cá suối ạ. Không phải nói loại cá gì (cá trắm, cá trắng, cá rô...) mà chỉ nói là cá suối (loại cá sống ở suối). Mấy ngày sau, đi ăn ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, hầu như nơi nào cũng có món cá chiên giòn, nhưng hình dáng con cá thì khác nhau. Hỏi chỗ nào người ta cũng nói món này là cá suối. À, vậy là ngoài này không để ý biết con cá là loại cá nào, chỉ cần biết... bắt dưới suối là gọi tên được à (cũng giống như nói cá sông Lô là nói con cá bắt được ở sông Lô, chớ đâu có nói đó là cá gì, cá chép, cá lóc...)

Vậy đó là món được ăn mà cũng chưa được biết.

Tới Hà Giang, thấy quán này:


Thấy không? Bún thịt chó các món - Đặc sản chó quay - lẩu chó.

Món này thì tui... hổng dám ăn.

Vậy đây là món thấy và biết mà không dám ăn.

Kết luận là: Ra Bắc không tìm hiểu được gì về ẩm thực hết! Tệ hông?

Phạm Hoài Nhân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mua dự án trường đại học: 'Nói thẳng là buôn đất'?


Hoài An 


























Đất Việt - Cần nghiêm cấm hiện tượng mượn dự án phát triển giáo dục để chuyển sang dự án BĐS, xây chung cư, biệt thự

Vì sao các đại gia rất tự tin?

TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói thẳng về hiện tượng chuyển nhượng các dự án đại học tại TP.HCM và một số tỉnh thành khác là "buôn đất".

Ông Liêm lý giải, hiện tượng hàng chục khu đất với diện tích hàng trăm hec-ta mà các trường đại học, cao đẳng đang "giữ phần" tại TPHCM hoặc tại các tỉnh thành, địa phương khác hầu hết cũng vì mục đích này.

"Ngay từ khâu xin đất của các trường đại học cũng có hiện tượng chạy quy hoạch rồi. Không phải tự nhiên các trường này được cấp những dự án đất vàng, trị giá hàng nhiều tỉ rồi bỏ không như vậy được. Tất cả đều có có thể có bôi trơn, có phong bì", ông Liêm nói thẳng.

TS Liêm cho rằng, khi các trường phải mất tiền bôi trơn để có dự án họ sẽ phải tìm cách để thu hồi lại. Tuy nhiên, các trường tự nhận thấy khả năng kiếm lợi từ mục đích phát triển giáo dục là rất khó khăn. Ngoài những yêu cầu về khả năng tự chủ nguồn tài chính thì vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh cũng là rào cản rất lớn. Đây là khó khăn rất lớn mà nhiều trường đại học sẽ phải đối diện, sau khi có chỉ đạo không cho phép thành lập trường đại học mới của Chính phủ và siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh tại các trường cao đẳng, trung cấp.

Trong bối cảnh đó, giải pháp thu hồi vốn nhanh, có thể giải quyết tức thì những khó khăn hiện tại cho các trường đại học, cao đẳng chính là chuyển nhượng, bán lại các dự án đất đã được giao.

Với những dự án được giao cho các trường đại học vì để phục vụ mục đích công cộng nên thường có giá rất thấp, thậm chí có dự án còn được giao miễn phí. Nên khi chuyển nhượng chỉ cần hai bên thỏa thuận tới một mức đủ đảm bảo lợi ích cho cả hai là giao dịch đã thành công.

Vị TS không phủ nhận, trong số những dự án đó vẫn có những dự án được sử dụng đúng mục đích phát triển giáo dục, hoặc cũng có những dự án phải chuyển nhượng do bất đắc dĩ, do quá khó khăn... nhưng phần lớn các dự án được chuyển nhượng đều được sử dụng vào mục đích khác. Vì vậy mới có hiện tượng mua bán, chuyển nhượng tấp nập thời gian qua.

Tiếp tục phân tích trên góc độ của người mua lại dự án, TS Liêm khẳng định ngay: "không một đại gia, nhà đầu tư nào sẵn sàng đổ tiền mua lại một dự án mà họ thấy rõ nó hoạt động không hiệu quả hoặc có quá nhiều rủi ro.

Đối với những dự án đất trường đại học thì cần phải hiểu, đây là những dự án được nhà nước giao đất cho các trường đại học với mục đích phát triển giáo dục. Đất được giao có mục đích rất rõ ràng, các trường khi được giao đất nếu không sử dụng phải trả lại nhà nước, không được tùy tiện chuyển nhượng, hay mua bán. Điều này đã được quy định rất rõ tại Luật đất đai.

Theo quy định, những dự án này nếu được chuyển nhượng, mua bán sai mục đích chắc chắn sẽ bị thu hồi", ông Liêm nói rõ.

Mặc dù vậy, ông cũng phải thừa nhận quy định là vậy nhưng trên thực tế vẫn có một số người tự tin  khi mua lại dự án, dự án sẽ được chuyển đổi mục đích, họ sẽ mua được sổ đỏ.

"Việc này hoàn toàn có thể xảy ra và thực tế nó đã xảy ra rồi. Họ tự tin vì cho rằng "đồng bạc có thể đâm toạc tờ giấy", với sức mạnh của đồng tiền, bằng cách thông qua lợi ích nhóm, hoặc các thủ thuật bôi trơn mà nhiều đại gia "ẩn mình" bỗng nhiên ôm trọn các mảnh đất vàng, trị giá hàng nhiều tỉ đồng", ông Liêm cho biết.

Không thể mượn mục đích giáo dục để tư lợi

PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng cho biết, giao đất là phải gắn liền với mục đích sử dụng, nhất là với những dự án phục vụ phát triển giáo dục.

Theo đó, đối với những dự án đã được bàn giao cho các trường đại học mà sử dụng sai mục đích dự án đó phải bị thu hồi hoặc phải được định giá dựa trên biểu giá chung của thị trường tại thời điểm đó, ở khu vực đó.

"Cần nghiêm cấm hiện tượng mượn dự án phát triển giáo dục để chuyển sang dự án BĐS, xây chung cư, biệt thự. Nhất là khi chủ trương cổ phần hóa các trường đại học đang được bàn tới. Nếu không quản lý chặt chẽ, rất có thể dự án đất trường đại học sẽ lặp lại câu chuyện định giá đất vàng của Hãng phim truyện Việt Nam vừa qua", ông Hùng lưu ý.

Ngoài ra, vị chuyên gia cũng lấy ví dụ về một dự án trường đại học tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Theo ông Hùng, dư luận cũng đang đặt vấn đề về dự án này với các chiêu thức tương tự nhằm biến đất công thành đất tư. Đây là báo động rất đáng lo ngại về tình trạng lãng phí đất công, thất thoát nguồn lực lớn, ông Hùng cho biết.

Trước những lo ngại trên, cả hai vị chuyên gia đều kiến nghị Chính phủ cần phải rà soát lại toàn bộ từ khâu quy hoạch dự án cho tới các thủ tục giao đất cho các trường đại học, cao đẳng. Với những dự án đất đai không được sử dụng đúng mục đích hoặc bị "ngâm" quá lâu không sử dụng, gây lãng phí nguồn lực phải thu hồi theo luật định.

Song song với đó, phải công khai những thông tin liên quan để HĐND và xã hội cùng giám sát.

"Không thể để cho cơ quan quản lý vừa cấp đất lại vừa giám sát được, việc này không khác nào vừa đá bóng, vừa thổi còi", TS Phạm Sỹ Liêm nói.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi bí mật đời tư bị mua bán, "khủng bố"



Mạnh Quân
(Dân trí) - Câu chuyện mà báo Tuổi trẻ đầu tuần này vừa nêu về dấu hiệu các thông tin của hành khách: Tên tuổi, chuyến bay, số điện thoại.. .bị mua bán, kinh doanh ở nhiều sân bay đang thực sự gióng lên hồi chuông báo động về bảo vệ quyền đảm bảo bí mật đời tư cho công dân.

Người viết bài này cũng đã nhiều lần gặp sự phiền phức khi vừa xuống sân bay, đã có một loạt cuộc gọi, tin nhắn từ các công ty kinh doanh taxi mời chào thuê xe. Không thể hiểu đơn vị nào: Hãng hàng không, đại lý vé máy bay... đã lộ các thông tin cho các công ty này để họ hành hạ khách hàng của mình?

Nhưng đó thực sự là cảm giác rất bực bội. Không chỉ bởi vì khi mới xuống máy bay, có rất nhiều việc: Liên lạc với người thân, giải quyết công việc bị đình hoãn khi bay... mà bởi cảm giác mình đã bị ai đó bán đứng thông tin.

Và liệu rằng, các thông tin đó, nhất là số điện thoại, còn có thể bán cho bao nhiêu đơn vị nữa cần khai thác để làm quảng cáo: Bất động sản, mua bán sim, card điện thoại... Với hàng triệu người đi máy bay, con số đó không phải là nhỏ.

Nhưng điều tệ hại là hóa ra không phải chỉ một mà đã có nhiều đơn vị, thậm chí họ lập ra cả công ty, doanh nghiệp để khai thác các thông tin có tính chất bí mật đời tư mà Hiến pháp, Bộ luật Dân sự đã có nhiều điều khoản rõ ràng để bảo vệ ấy.

Trong bài viết "Chợ trời mua bán thông tin khách đi máy bay" trên tờ Tuổi trẻ (ngày 2/10), bài báo nêu rất rõ ràng có những đơn vị như Công ty TNHH Kết nối Nội Bài (Nội Bài Connect), Công ty VG... khai thác được hết các số liệu, thông tin về hành khách của các hãng hàng không trong nước. Từ các doanh nghiệp này, các thông tin của khách bay được tung hết cho các tài xế thỏa sức khai thác.

Nếu ai đó coi những chuyện này là bình thường thì thật quả không còn gì để nói. Bởi đó thực sự là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền bảo vệ bí mật đời tư của công dân.

Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.

Lần giở lại Bộ luật Dân sự hiện hành, cũng có quy định khá rõ: “1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý..." (điều 38)

Như vậy, có thể nói, việc mua bán, tiết lộ thông tin cá nhân của hàng triệu hành khách mỗi năm ở các sân bay nội địa như hiện nay đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nhưng không hiểu vì sao, trong một thời gian dài, hành vi này lại không bị phát hiện, xử lý?

Nhưng cũng từ vụ việc này, nhìn lại, ở ta, những vi phạm thông tin cá nhân trong nhiều năm nay cũng không phải hiếm. Những số điện thoại, email của hầu hết công dân đều có dấu hiệu đã từng bị vi phạm khi gần như ngày nào cũng nhận được các tin nhắn, email quảng cáo rao vặt nhà đất, mua xe, mua dịch vụ bảo hiểm...

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn mới đây cũng phải lên tiếng về chuyện khi ông đang xuống đơn vị để kiểm tra tình trạng này thì điện thoại của ông vẫn "tít tít" các tin nhắn quảng cáo...

Vậy tình trạng xâm phạm bí mật đời tư ở ta quá tràn lan, trắng trợn có nguyên nhân vì đâu? Có người thì nói do quy định trong các văn bản luật, văn bản hướng dẫn luật chưa rõ ràng về khái niệm "bí mật đời tư"; do cơ quan quản lý chưa coi "bí mật đời tư" của công dân là việc quan trọng, ít kiểm tra xử lý...

Nhưng có điều khá rõ là mức xử phạt cho hành vi này quá nhẹ. Ví dụ như với tội: "Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác", theo điều 125 của Bộ luật Hình sự qui định: Chỉ phạt hành chính từ 1-5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm; phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm với các hành vi phạm tội có tổ chức, nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng...

Cụ thể với hành vi tiết lộ, mua bán thông tin của hành khách như ở sân bay Nội Bài, có thể coi là vi phạm có tổ chức, mua bán nhiều lần...thì các mức xử phạt như vậy rõ ràng không đủ sức răn đe.

Nhưng đáng tiếc, ngay cả với mức độ vi phạm có thể nói là ngang nhiên, trắng trợn đang diễn ra hàng ngày đó cũng chẳng thấy cơ quan nào có động thái kiểm tra, xử lý, dù ở mức độ nhẹ nhất.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Amazon “đe dọa” Google về tìm kiếm


An Yên
(TBVTSG) - Người tiêu dùng đang chuyển sang chọn Amazon cho việc tìm kiếm hàng hóa trên mạng thay vì công cụ Google vốn quen thuộc nhiều năm qua.

Tập đoàn thương mại điện tử Amazon hiện chiếm 50% doanh thu bán lẻ trực tuyến ở Mỹ. Tại đây, họ đã thiết lập mạng lưới bán lẻ trực tuyến phủ rộng trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hàng và ngành dịch vụ. Người tiêu dùng đã bắt đầu chuyển việc tìm kiếm từ Google sang Amazon như một phương thức đầu tiên cần làm khi tìm mua hàng hóa.

Paul Dalton, Giám đốc về truyền thông quốc tế của công ty DigitasLBi, cho biết nhiều khách hàng đã bắt đầu với Amazon hơn là Google. Nhiều người cũng sử dụng Amazon để mua hàng hoặc nhấp vào trang để xem các sản phẩm khác từ cùng một nhãn hàng.

Một cuộc nghiên cứu của hãng dịch vụ tài chính Raymond James cho thấy Amazon là khởi nguồn của 52% số lượt tìm kiếm về thương mại điện tử, cao hơn nhiều so với mức 26% của những công cụ tìm kiếm khác.

Sức ảnh hưởng của Amazon đến thói quen của người mua sắm đã giúp họ trở thành một mấu chốt quan trọng trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng. Với khả năng nhận đặt hàng chỉ thông qua một cú nhấp chuột và rất nhiều lời gợi ý hấp dẫn giữ chân khách hàng, Amazon đã trở thành một hệ sinh thái thương mại điện tử có quy mô đáng kể.

Trang thương mại trực tuyến này thu thập một lượng lớn dữ liệu của khách hàng giúp các thương hiệu tập trung vào đối tượng mục tiêu. Doanh thu quảng cáo toàn cầu của Amazon đang ở mức tăng nhanh thứ ba trên thế giới. Martin Sorrell, Giám đốc điều hành công ty dịch vụ quảng cáo và tiếp thị WPP (Anh), dự đoán doanh thu quảng cáo hằng năm của Amazon sẽ ở mức 2,5 tỉ đô la, trong khi con số mà eMarketer (Mỹ) đưa ra là 1,81 tỉ đô la. Google hiện đang dẫn đầu với 72,8 tỉ đô la, tiếp theo sau là Facebook (36,3 tỉ đô la) và Alibaba (17,4 tỉ đô la).

Trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến ngày nay, hiếm doanh nghiệp nào trên thế giới có được thành quả đáng nể như Amazon, đó là doanh thu luôn đi lên từ ngày đầu thành lập cho đến hiện tại.

Amazon được thành lập vào tháng 7-1994, xuất phát điểm là một cửa hàng sách trực tuyến – một khái niệm được đánh giá là khá mới mẻ thời bấy giờ.

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, chốn lui tới quen thuộc đối với các “tín đồ” sách giờ đã trở thành doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến lớn nhất hành tinh. Thay vì đổ tiền vào chiến dịch tiếp thị sản phẩm, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Jeff Bezos đã đi một nước cờ xuất sắc khi đầu tư vào việc làm sao để giữ cho khách hàng luôn cảm thấy hài lòng: giảm chi phí quảng cáo; áp dụng dịch vụ chuyển hàng với mức phí “0 đồng”; và cung cấp hàng hóa với giá thấp nhất có thể (so với các đối thủ khác).

Bí quyết thành công của Amazon là duy trì được mối quan hệ với khách hàng. Việc đầu tư vào các nhãn hàng riêng cũng là hướng đi được Amazon tập trung đẩy mạnh. Đây cũng là một trong những “tuyệt kỹ” mà Amazon dùng để tạo ưu thế cạnh tranh so với đối thủ.

Tạp chí L’Obs của Pháp đã gọi Amazon là “người khổng lồ đáng sợ” khi tập đoàn này đang gây sức ép cho không chỉ các tập đoàn thương mại lớn như Carrefour hay Walmart, mà cả những công ty công nghệ lớn như Microsoft, Netflix hay FedEx.

Theo Reuters, AFP



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đồng bằng sông Cửu Long không thể giàu nếu cứ trồng lúa?


https://baomai.blogspot.com/
Rivenbarks in Vietnam Mekong delta

Chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long của chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi căn bản theo hướng giải quyết vùng đất này biến thành an ninh lương thực để tạo cơ hội phát triển các ngành nông nghiệp khác có thể giúp nông dân làm giàu, một nhà khoa học vừa tham gia hội nghị phát triển Đồng bằng sông Cửu Long cho biết. Ông còn nói không nên quá lo lắng về tác động của biển đổi khí hậu và nước biển dâng đối với vùng đồng bằng trọng yếu này, mà hãy để các thế hệ sau giải quyết.

https://baomai.blogspot.com/

Hội nghị về phát triển đồng bằng sông Cửu Long tổ chức vào cuối tháng 9 tại Cần Thơ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay về ĐBSCL. Hội nghị tập hợp các lãnh đạo, các nhà quản lý từ trung ương đến các tỉnh thành với các chuyên gia và các nhà khoa học để tìm giải pháp phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long cũng như ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng với tầm nhìn đến năm 2100.

"Chúng ta không hoảng hốt mà cần tìm ra lối đi, cách làm tốt nhất, khoa học nhất, phù hợp nhất, trong đó đổi mới tư duy...nhằm mang lại tốt hơn cho cuộc sống gần 20 triệu người dân. Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một khu vực giàu có của Việt Nam gần 100 triệu dân," ông Phúc được VnExpress dẫn lời nói tại phiên khai mạc hội nghị.

Báo chí trong nước đưa tin Thủ tướng Phúc dịp này loan báo chính phủ sẽ dành 1 tỷ đô la Mỹ từ nay đến năm 2020, để xây dựng các công trình ứng phó với các nguy cơ của biến đổi khí hậu.

https://baomai.blogspot.com/

Đồng bằng sông Cửu Long vừa là vựa lúa, vựa cây ăn trái và vựa nuôi trồng thủy sản có vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực cho gần 100 triệu người dân Việt Nam và đảm bảo Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Vùng đất này chiếm hơn phân nửa sản lượng lúa gạo và 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy với kinh tế đất nước nhưng vùng đồng bằng này vẫn là một trong những khu vực kém phát triển nhất Việt Nam, và đa phần nông dân ở đây vẫn nghèo. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, tình trạng thiếu nước ngọt canh tác, sạt lở trên diện rộng, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, quy luật mùa lũ thay đổi cùng với các đập thủy điện chặn dòng chảy ở thượng nguồn, đang đặt ra những thách thức to lớn đối với vùng đất này.

Hội nghị vừa rồi đã có bước chuyển hướng chiến lược “rất đáng mừng”, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, một nhà nông học có nhiều năm gắn bó với Đồng bằng sông Cửu Long.

https://baomai.blogspot.com/
ĐBSCL là vựa lúa của Việt Nam

Gs Võ Tòng Xuân:

“Trước đây chúng ta quá thiên về an ninh lương thực, nhưng Nhà nước hiện nay đã thay đổi tư duy theo hướng có lợi nhiều hơn cho người nông dân,” ông nói.

“Chủ trương hiện nay chúng ta không cần đứng số 1, số 2 thế giới về xuất khẩu gạo nữa, vì như thế là có tiếng mà không có miếng,” ông nói thêm, “Người nông dân vẫn nghèo, các công ty xuất khẩu gạo vẫn lỗ.”

Giáo sư Xuân nêu ra một nghịch lý, là sau 42 năm hòa bình, người nông dân sản xuất ra của cải để Việt Nam đứng nhất, đứng nhì thế giới đó, vẫn là “những người nghèo nhất”. Ông cho rằng hàng chục triệu nông dân Việt Nam “đã có sự hy sinh” để đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực nhưng bản thân họ lại “không hưởng được gì”.

“Chúng ta không nên lấy sản lượng lúa (ở mỗi địa phương) làm tiêu chuẩn đề bạt cán bộ mà phải lấy người nông dân làm trung tâm, phải đặt mục tiêu làm cho người nông dân giàu lên,” ông đề xuất thay đổi tư duy về quản lý.

Giáo sư Xuân cho biết tại hội nghị, giới hữu trách từ các Bộ Tài nguyên-Môi trường, Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Văn phòng Chính phủ đã nhất trí về sự cần thiết phải thay đổi chiến lược phát triển là phải giúp cho người nông dân giàu hơn. Chỉ riêng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì “chưa hoàn toàn đồng ý”.

Ông cho rằng sắp tới vùng đồng bằng này nên chuyển một số diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn trái, cây công nghiệp hay nuôi tôm – những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với cây lúa.

https://baomai.blogspot.com/

“Chẳng hạn như ở những vùng xâm nhập mặn nông dân thu hoạch một vụ lúa rồi nuôi một vụ tôm thì sẽ có thu hoạch cao gấp năm lần những nông dân trồng hai vụ lúa,” ông nói. “Nhưng một số nông dân muốn nuôi tôm lại không dám nuôi (vì chủ trương địa phương không cho chuyển đổi đất trồng lúa).”

“Qua hội nghị vừa qua thì sắp tới sẽ không bắt buộc người nông dân phải trồng lúa nữa.”

Về mục tiêu an ninh lương thực trong điều kiện dân số Việt Nam đang ngày một đông, Giáo sư Xuân cho rằng “không có gì phải lo lắng” vì Việt Nam hiện nay “mỗi năm dư 10 triệu tấn lúa” và sau khoảng 2,5 cho đến 3 tháng là lại thu hoạch vụ lúa mới.

Ông cho rằng để đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam nên tiếp tục canh tác loại lúa cao sản ngắn ngày chứ không cần thiết phải cạnh tranh với Thái Lan sản xuất loại gạo chất lượng cao vì giống lúa đó cho sản lượng thấp mà chu kỳ sản xuất lại lâu hơn.

https://baomai.blogspot.com/
ĐBSCL ngày càng ít tôm cá thiên nhiên

Tuy nhiên theo Giáo sư Xuân, đi kèm với thay đổi chiến lược đó là phải có thay đổi trong cách làm: phải tổ chức cho người nông dân sản xuất chứ không để họ “tự bơi như trước”.

Ông cho rằng sự chuyển đổi sang mô hình mới cần sự tham gia của doanh nghiệp trong vai trò ‘bà đỡ’ cho nông dân. Doanh nghiệp tìm đầu ra sau đó mới về địa phương thuyết phục nông dân tham gia, tổ chức cho họ sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho họ.

Nếu không tổ chức cho nông dân sản xuất thì người nông dân sẽ tự bón phân, tự dùng thuốc trừ sâu dẫn đến sản phẩm không đạt yêu cầu để xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

“Doanh nghiệp đầu tư sản xuất có sự tham gia của khoa học thì sản phẩm sẽ có thương hiệu, có nguồn gốc và do đó có giá trị cao hơn và dễ xuất khẩu hơn. Chứ để thương lái tự thu gom như hiện nay thì sản phẩm sẽ không đồng đều, không rõ nguồn gốc và không kiểm soát được dư lượng hóa chất,” ông giải thích.

Hiện nay mặc dù chủ trương chuyển đổi mô hình đã được cấp thủ tướng và bộ trưởng đồng lòng ủng hộ nhưng ông Xuân cho rằng thách thức lớn nhất là phải thuyết phục được người nông dân thay đổi tư duy, và quá trình này “sẽ mất một thời gian”.

https://baomai.blogspot.com/

Ông dẫn ra một ví dụ là mặc dù chủ trương “dồn điền đổi thửa” để thay đổi cách làm nông manh mún có năng suất cao hơn, nhưng lâu nay vẫn không triển khai được rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long do người dân ở đây vẫn “không cho ai đụng đến một tấc đất của mình cả”.

“Phải chỉ cho bà con thấy là làm ăn theo kiểu cũ thì không thể nào khá lên được,” ông nói. “Chỗ nào trồng lúa chắc ăn thì trồng còn chỗ nào trồng lúa bấp bênh, tốn chi phí và sử dụng nước, phân bón nhiều thì thuyết phục họ chuyển sang làm cái khác.”

https://baomai.blogspot.com/
Miền Tây gánh chịu hạn mặn nhiều hơn

Riêng về ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Giáo sư Xuân cho rằng vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ xa xưa từng bị nước biển ngập hoàn toàn với đường bờ biển đến tận biên giới Campuchia.

“Phải trải qua mấy lần nước biển dâng và nước biển xuống – mỗi lần như thế hàng mấy trăm năm – chúng ta mới có vùng Đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay,” ông giải thích và cho rằng nếu lúc này tập trung tiền của để ứng phó cái mà 100 năm nữa mới xảy ra thì có thể lãng phì vì “lúc đó con cháu chúng ta chắc chắn sẽ nghĩ ra cách làm tốt hơn”.

Thay vào đó, ông đề xuất Đồng bằng sông Cửu Long nên tìm cách thích nghi với những thay đổi về khí hậu, chẳng hạn như tình trạng thiếu nước ngọt và xâm ngập mặn.

“Nên bố trí những cây trồng không đòi hỏi lượng nước quá cao, nhưng lại cần lượng CO2 cao để quang hợp đồng thời chịu nước mặn như cây mía, cây bo bo (sorghum),” ông đề xuất.

https://baomai.blogspot.com/

Ngoài ra, Giáo sư Xuân còn đề xuất một số phương pháp để trữ nước ngọt trong mùa mưa để dành sử dụng trong mùa khô như tận dụng các hố bom B52 làm đìa chứa nước, đào đất tại chỗ làm nền nhà thay vì lấy cát từ lòng sông và chỗ đào có thể tận dụng trữ nước ngọt hay đào mương lên liếp trồng cây ăn trái để khi nước dâng vào mương trong mùa mưa thì đóng đê lại để giữ nước cho mùa khô.




Ngọc Lễ

***


Cái chết từ từ của Đồng bằng Sông Cửu Long

Đồng bằng Nam Bộ đang lâm nguy?


***

Dec 16, 2013
Phát biểu bên bờ sông ở ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Ngoại trưởng Kerry nói tài nguyên của sông Mekong phải 'làm lợi cho người dân không chỉ ở một nước, không chỉ ở quốc gia nơi dòng sông đó xuất ...

Oct 08, 2012
Trung cộng có cơ hội nắm lây sự điều khiển nguồn nước của con sông Mekong, xem nó như một thứ vũ khí lợi hại để đe doạ và khống chế đảng CSVN, vì VN chịu sự tác hại nhiều nhất khi dòng sông cạn kiệt hay lũ lụt.

Aug 02, 2011
Ông Osborne nói: “Sự bành trướng liên tục của Trung Quốc về mặt kinh tế rõ ràng là một mối quan ngại cho Hoa Kỳ và đây là một trong số những quan ngại ngại đó, chương trình sông Mekong là một trong nhiều cách mà ...

Apr 22, 2011
Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300 kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5 m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Apr 13, 2012
Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ Lưu Sông Mekong/ Lower Mekong Basin và mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thăng tiến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực ...


https://baomai.blogspot.com/



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đau lắm chứ!


Hà Văn Tiện
(Tác giả gửi Blog Hahien)
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Ảnh: Internet)
Dạo mấy vị cựu quan chức phạm kỉ luật bị cách mấy cái chức thời chưa về hưu, mụ xã nhà mình tự dưng lẩm cẩm hỏi rằng cách mấy cái “nguyên” thì có ý nghĩa gì, mình bí qua không biết nói thế nào. Hôm trước mở trang Dân Trí, thấy đưa tin ngày 27/9 Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc với cử tri Huyện Phong Điền – Cần Thơ, đọc xong thấy mình được mở mang đầu óc, liền bảo mụ :
– Bà không được mời đi tiếp xúc với lãnh đạo, nhưng đã có người thắc mắc hộ bà. Một ông cử tri Cần Thơ hỏi y như bà hỏi tôi dạo nọ, Chủ tịch Kim Ngân đã trả lời rồi. Báo đăng đây này, bà ra mà đọc.
Mụ đang chọc ngoáy lọ mắm tép, bảo rằng đang bận, ông đọc hộ cho tôi nghe.
– Đây này, bà Ngân bảo nó có ý nghĩa ở chỗ đó là cái danh dự, cái uy tín của bản thân cán bộ đó. Bởi vì cái chức mà về hưu đó còn gắn với một số chính sách nữa.Cán bộ tùy cấp, Nhà nước có quy định cấp cán bộ nào sau khi già mất thì lễ tang cấp Nhà nước hay Quốc tang hay lễ tang cấp cao…
– Ờ ờ, chết rồi mà được làm ma to, nhiều người đến khóc thì cũng sướng một đời ông nhỉ.
– Không phải chỉ lúc chết thôi đâu, lúc còn sống phiền hà lắm đấy. Bà Ngân giải thích rằng khi anh mà bị cách cái chức vụ đó thì trở về người bình thường, kể cả tiêu chuẩn khám chữa bệnh hay đi dự mấy hội nghị không còn được giới thiệu là người nguyên giữ chức đó nữa thậm chí cũng chẳng được mời nữa.
Mụ ngẩn ra, lấy cái đũa gõ gõ vào đầu. Rồi chợt nhớ ra, mụ bảo:
– Cái này có lần tôi đã nghe, hồi có ông bộ trưởng bị kỉ luật hình như có ông tướng nào về hưu nói rằng từ nay tay này chẳng được ai mời dự lễ này hội nọ nữa cho biết thân. Phen này mấy vị bị cách cái “nguyên” mà lăn ra ốm, đi nằm viện phải lo phong bì vặt để được y tá tiêm đỡ đau, rồi hai người phải nằm chung một giường, lúc ấy mới thấm thía cái phận dân thường.
Mụ này tưởng chỉ tầm phào thế mà nhớ dai phết. Mình bảo rằng vẫn chưa hết ý nghĩa. Bà Ngân còn diễn giải rằng có một ý nghĩa nữa đau lắm, chứ không phải đơn giản, mặc dù đã không còn chức đó nữa nhưng về hưu mà bị truy cách chức đó, đau khổ lắm. Chúng ta hiểu những đồng chí đó không đơn giản chút nào, bao nhiêu quan hệ từ gia đình, con cái, thân bằng quyến thuộc, đồng chí, đồng nghiệp, anh em, chưa nói tới làng xóm, thậm chí đi chợ người ta còn nói cái ông này sai phạm bị cách chức nó đau khổ lắm.
Lần này thì mụ nhớ ngay, mụ bảo bà Ngân nói giống như đồng chí Tổng Bí thư, rằng bị cách cái “nguyên” như thế “đã đủ đau chưa”. Tôi mà bị như thế thì đau lắm đấy.
Mụ này là phó thường dân lẹt đẹt, lại cứ đi ví mình với quan chức. Xong nhiệm vụ giải thích cho mụ, mình nói lảng sang chuyện khác :
– Bà Ngân nói giống Tổng Bí thư cũng phải thôi. Hồi trẻ bà ấy theo học Đại học Văn Khoa Sài Gòn, tuy không hết khóa nhưng cũng là ngành học ngày trước của đồng chí Tổng Bí thư đấy.
Mụ xã nhà mình ngừng ngoáy lọ mắm. Ngẩng cao đầu, mụ bảo người ta học văn chương cũng có khác. Bà Ngân tuy là người miền Nam nhưng cũng có lý luận, đâu có kém gì người miền Bắc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Học là để làm quan



3 Tháng 10 2017
 
Ngày 23/12 tới đây là Hội thảo Cao Xuân Hạo. Bỗng dưng nhớ một chuyện được nghe thầy kể đã lâu.

Một hôm có người bạn làm quan to, từ Hà Nội vào Sài Gòn, ở T78 (nhà khách của Trung ương Đảng, đường Lý Chính Thắng), mời thầy Hạo đến chơi. Vui chuyện, thầy Hạo có tỏ ra tức giận vì trí thức bị khinh bỉ, thậm chí bị “trốc tận rễ”. Khách cả cười: “Chuyện đó có nhưng đã là quá khứ. Nay Đảng ta, Nhà nước ta thay đổi rồi, rất muốn trong dụng trí thức. Nhưng vấn đề là: Giáo sư tiến sĩ vô thiên lủng, mà bằng cấp đàng hoàng, chứ không phải giả, biết thằng nào trí thức mà trọng dụng?”. Thầy Hạo ngớ người, không nói được câu nào.

Nói cho đúng, số lượng giáo sư, tiến sĩ ở ta tuy nhiều nhưng còn xa so với nhu cầu. Ở đại học - cao đẳng, tỷ lệ sinh viên / giảng viên theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 20 nhưng theo một khảo sát năm 2010 thì chưa tới 1% số trường đáp ứng được quy định này. Trong khi đó, có trường tỷ lệ lên đến con số khủng khiếp: 70 sinh viên / giảng viên! Trong khi đó, mới có 25% dân số ở độ tuổi 18-22 vào đại học, cao đẳng, so với Hàn Quốc 97%, Úc 86%, Trung Quốc 30%, Malaysia 37%), theo WB, 2013. 

Tháng trước, một bài báo cho biết trong số gần 11.000 giáo sư, phó giáo sư, chỉ có khoảng 4.440 giáo sư, phó giáo sư đang làm công tác giảng dạy (chiếm hơn 40%). Số lượng tiến sĩ làm công tác giảng dạy cũng chiếm chưa đến 50% (gần 24.000 tiến sĩ thì có 16.514 đang làm công tác giảng dạy). Và có tới 50% GS, TS tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, không tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Cho nên, vấn đề không phải là chúng ta có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ, mà là nền giáo dục Việt Nam đào tạo nhân lực bậc cao để làm gì. Những con sốchua chát trên cho thấy việc đào tạo tiến sĩ và phong học hàm ở xứ thiên đường ta lệch hẳn vào hướng để làm quan. Một xã hội mà “trí thức” nhăm nhăm con đường quan chức, thì đi về đâu? Dễ hiểu là bất chấp chúng ta có những nhà khoa học xuất sắc, nền giáo dục Việt Nam vẫn thua xa thế giới và mỗi năm dân Việt bỏ đến 3 tỷ đô là để du học, tức là để chạy trốn giáo dục trong nước.

Nói đâu xa, cụ Tổng ta, một người gần như suốt đời theo đuổi con đường chính trị, mà cũng Giáo sư Tiến sĩ như ai! 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang