Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

VÔ SỚM ĐỠ ĐAU TIM, ANH THĂNG


Truong Huy San - "Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài" nhưng một ngày thấp thỏm nằm chờ lại cũng bằng nghìn thu ở tù. Sau buổi làm việc hôm nay của C46, hàng chục quan chức Dầu khí chắc sẽ cân não lắm. Nếu cứ luật mà làm, lại có tầm 3 chục anh em đi theo Ninh Văn Quỳnh ngay trong tháng 9 này. Anh em, chắc biết, một năm anh Quỳnh chống đỡ bên ngoài là năm anh ấy vừa phải sống trong sợ hãi, vừa vô cùng tốn kém.
Ông Đinh La Thăng. Ảnh: internet
Coi kỹ hồ sơ, từ vụ 800 tỷ tới vụ Junin II, công nhận anh Thăng quả là rất gian manh. Từ gần chục năm trước mà anh đã toan tính, cài thế, đẩy tội cho đàn em.Nếu C46 làm tới nơi thì đối tượng bị khởi tố phải lên đến hàng trăm. C46 chắc chắn cũng dành phần cho Thăng; nếu bắt đầu khởi tố từ đây, 5 năm tới, anh ấy sẽ bận bịu hầu hết phiên tòa này đến phiên tòa khác. Ocean Bank cũng anh, PVcom Bank cũng anh, Sợi Đình Vũ cũng anh, Thái Bình II cũng anh...

Chính sách một lựa chọn của anh, "tiền hoặc là một tờ A4", đã tha hóa nhiều thế hệ cán bộ. Không chỉ ném hàng chục tỷ USD xuống biển, anh còn hủy hoại nền tảng văn hóa của một nơi từng có thời tập trung tinh hoa.

Có thể anh biết rõ, sắp sửa có những "tờ A4" xướng tên anh. Đừng loay hoay ở ngoài để rồi nghe một tiếng còi xe cũng giật thót mình. Hãy nộp lại tiền và nhận tội để tìm một giấc ngủ không cần Macallan30, cho dù là trên sàn bê tông lạnh. 


Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài” nhưng một ngày thấp thỏm nằm chờ lại cũng bằng nghìn thu ở tù.

FB Huy Đức
Mời đọc lại bài báo trên trang Nhà Quản Lý, của tác giả Hoài Nam, ngày 1-9-2017, để thấy rằng, liệu ông Đinh La Thăng có bị khởi tố trong việc PVN góp vốn vào oceanbank, làm mất 800 tỷ của nhà nước?

Ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm gì trong việc PVN mất 800 tỷ góp vốn vào Oceanbank?

Ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong việc ban hành Nghị quyết góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại 800 tỷ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Như Nhaquanly.vn đã đưa tin, ngày 1-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Các bị can bị khởi tố ngày 1/9 (Ảnh:Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an).

Theo đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các ông: Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam – PVN, đang hầu toà trong đại án xảy ra tại OceanBank), Ninh Văn Quỳnh (nguyên kế toán trưởng PVN, hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) cùng Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường (nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN).

Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định 5 bị can nói trên đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn điều lệ vào OceanBank. Việc khởi tố này nhằm phục vụ công tác điều tra giai đoạn II vụ án tiêu cực xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương – OceanBank.

Về trách nhiệm của ông  Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN, qua công tác kiểm tra dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), ông Đinh La Thăng và một số cá nhân có liên quan,  Ủy ban kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đã kết luận những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ PVN và các cá nhân liên quan là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và các cá nhân liên quan.

UBKTTW kết luận ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐTV Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 – 2011.

Cụ thể ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 của Đảng uỷ Tập đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để HĐTV, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật;

Vi phạm Quy chế làm việc Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại Văn bản số 6934, ngày 18/09/2008 giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn và Chủ tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐTV Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.

Ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN. Chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Ông Đinh La Thăng chấp thuận cho PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005.

Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra TW, ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ ông Thăng làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).

Theo thông cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 5/2017, ông Đinh La Thăng có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và những cơ quan, đơn vị mà ông giữ cương vị lãnh đạo. Nhưng trên cương vị Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN giai đoạn 2009-2011, ông đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Đó là các vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức Đảng và cá nhân ông Thăng, “gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng”.

Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII với tỷ lệ phiếu biểu quyết trên 90%”, thông cáo ngày làm việc thứ ba hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nêu.

Ngày 9/5/2017, Bộ Chính trị đã có quyết định ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020), điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Ông Đinh La Thăng sinh ngày 10-9-1960, quê quán Nam Định. Ông có học vị tiến sĩ, là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá X, XI và XII, Đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII.
Hành trình “đốt” 800 tỷ đồng của PVN

OceanBank có tiền thân là ngân hàng Nông thôn Hải Hưng. Năm 2007, ngân hàng này chuyển đổi sang mô hình ngân hàng đô thị và lấy tên Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Chỉ 1 năm sau khi “thay tên đổi họ”, OceanBank đã “bén duyên” PVN. Năm 2008, khi Oceanbank tăng vốn từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, PVN góp 20% tương ứng số tiền 400 tỷ đồng.

Sang năm 2009, PVN đánh dấu lần thứ 2 rót vốn vào OceanBank. Để giữ được 20% vốn điều lệ, PVN góp thêm 300 tỷ đồng. Lần thứ 3, năm 2011, PVN góp thêm 100 tỷ đồng, đảm bảo tương ứng 20% vốn điều lệ. Như vậy, sau 3 lần góp vốn, PVN đã rót 800 tỷ đồng để nắm giữ 20% vốn OceanBank.

Song song với việc góp vốn, PVN cử đại diện của Tập đoàn vào OceanBank. Ông Nguyễn Xuân Sơn, khi đó là Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) được PVN giới thiệu cử làm thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của OceanBank từ ngày 1/12/2008 đến 27/12/2010, làm Uỷ viên HĐQT ngân hàng từ ngày 28/4/2009 đến 18/4/2011 và đại diện phần vốn góp của PVN tại ngân hàng từ 6/12/2010 đến 10/5/2011.

Chỉ sau gần 7 năm chuyển đổi mô hình, OceanBank đã tăng trưởng rất “nóng”. Vốn điều lệ tăng hơn 4 lần, lên tới 4.000 tỷ đồng. Tổng tài sản OceanBank tăng gần 5 lần, lên 67.075 tỷ đồng vào cuối năm 2013.

OceanBank tăng trưởng nóng nhưng sớm lộ nhiều sai phạm. Một trong những sai phạm được nhắc đến nhiều và gây nhiều tranh cãi nhất chính là OceanBank vượt trần lãi suất.

Vì hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, OceanBank phải “gánh” khoản nợ xấu lên tới 14.923 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2014. Khoản nợ xấu này chiếm 49,84% tổng dư nợ toàn hệ thống của OceanBank. OceanBank thua lỗ trước thuế 10.189 tỷ đồng triệu đồng, bằng 249,63% vốn chủ sở hữu.

Ngân hàng Nhà nước đã cho OceanBank thời gian khắc phục tình trạng âm vốn cũng như tìm được đối tác mua lại. Tuy nhiên, OceanBank đã không thể khắc phục được tình trạng này. Vì vậy, ngày 6/5/2015, Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc 800 tỷ đồng tương đương 20% cổ phần của PVN cũng sẽ mất trắng.

Hoài Nam

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Võ Kim Cự lại nhận chức, vận nước ngày càng mù mịt


Nhân dân sửng sốt: Ông Võ Kim Cự lại nhận chức !
Nguyễn Ngọc Chu - Trả lời cử tri Cần Thơ (28/4/2017) về trường hợp ông Võ Kim Cự, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, UV BCT, Chủ tịch Quốc Hội cho biết, “Ban Bí thư đã chỉ đạo, yêu cầu Đảng Đoàn QH phải làm thủ tục cho thôi nhiệm vụ ĐBQH và Chính phủ làm thủ tục cho nghỉ hưu vì cũng lớn tuổi rồi. Nghỉ hưu là mất hết chức luôn, tức là cũng không còn gì nữa. Chức trong quá khứ thì cách, chức trong hiện tại là thôi, đâu còn gì nữa” (Dân trí 28/4/2017).

Ngày 7/9/2017 truyền thông đưa tin ông Võ Kim Cự được bổ nhiệm giữ chức Phó ban chỉ đạo đổi mới HTX (Vietnamnet, 7/9/2017), với ông Vương Đình Huệ là Trưởng ban.

Có hai điều không thể không nói.

1. Một tội đồ mang đến tai họa kinh hoàng như Võ Kim Cự chẳng những chưa nghỉ hưu, chưa mất chức chủ tịch liên minh các HTX, mà còn được kiêm nhiệm chức vụ mới. Đây là đòn thôi sơn giáng mạnh vào uy tín của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ cũng như công cuộc chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng. Điều này không chỉ khôi hài, không chỉ làm mất lòng tin, mà dội lên sự phẫn nộ trong công chúng. Những câu hỏi hiên nhiên là:

- Chống tham nhũng thật hay giả?

- Chống tham nhũng có vùng cấm?

- Chống tham nhũng theo phe phái?

2. Mô hình HTX đã chết từ lâu. Ông Vương Đình Huệ sao không nhìn thấy mà cố làm mới lại xác chết. Chỉ tốn tiền bạc của dân.

Mới hay

VẬN NƯỚC NGÀY CÀNG MỜ MỊT.

Nguyễn Ngọc Chu
(FB Nguyễn Ngọc Chu)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đ/c SHADOWLESS lật tẩy GS Tương Lai:


LẬT TẨY CHIÊU TRÒ “BỎ ĐẢNG” CỦA GIÁO SƯ TƯƠNG LAI


SHADOWLESS
Cách đây không lâu, ngày 2/9/2017, đúng vào dịp Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên các trang mạng như báo chí, blog, mạng xã hội đồng loạt đưa tin về việc ông giáo sư Tương Lai chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối với vị giáo sư này thì hẳn là bạn đọc đã biết quá rõ về thông tin cá nhân cũng như những hành vi chống đối nhằm cổ súy cho đám “dân chủ giả cầy” trên các trang mạng hay ít nhất là đã từng nghe qua tên của y. Tuy nhiên, có phải vô cớ hay không khi mà các trang mạng lề trái, có những bài viết thể hiện quan điểm chống phá Nhà nước cầm quyền hiện tại ở Việt Nam thông qua sự việc tưởng chừng là rất cá nhân của vị giáo sư này thì tác giả tin chắc rằng bạn đọc đã có những nhận định chủ quan của riêng mình.
giáo sư Tương Lai
Chân dung giáo sư Tương Lai, ảnh: internet
Với tư cách là nguyên Viện trưởng Viện xã hội học Việt Nam (chức danh cuối cùng của ông giáo sư trước lúc nghỉ hưu) thì tác giả tin chắc rằng nhận định cũng như tầm suy nghĩ và hiểu biết được thể hiện qua các bài viết về xã hội của ông Tương Lai là hoàn toàn rất sâu sắc. Tuy nhiên, khi một nhà nghiên cứu xã hội lại “mon men” bước sang lĩnh vực khác mà đặc biệt lại là chính trị thì thật sự đó là thảm họa. Chuyện từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay không phải là không có. Tác giả có thể lấy ví dụ như trường hợp của các ông Võ Văn Thôn - cựu giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Văn Hòa - cựu chuyên viên Ban Nội chính Trung ương, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nhà báo Tống Văn Công - nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động… và những người khác nữa vì nhiều lý do khác nhau không riêng gì giáo sư Tương Lai và họ đều là người đã từng làm việc trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Tuy nhiên, để chuyện bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của một người lên đầu trang nhất của các trang mạng xã hội, blog và báo chí lề trái như vậy thì quả thực chỉ có 3 người, đó là ông Lê Hiếu Đằng, đối tượng Phạm Chí Dũng và ông giáo sư Tương Lai đáng kính đây.
Câu hỏi được đặt ra đó chính là đằng sau việc công bố chuyện riêng của cá nhân lên mạng với tần suất nhiều như vậy là nhằm mục đích gì? Tác giả cho rằng đó không chỉ đơn thuần giống như các trang mạng này đang “lăng xê” về cá nhân như ông giáo sư Tương Lai với tinh thần yêu nước, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no cho dân tộc mà cần phải chỉ đích xác ở đây đó chính là chống phá, tuyên truyền, xuyên tạc chống phá chính quyền mới đúng. Bởi lẽ, nếu là chỉ chuyện không thích thú, tâm huyết với Đảng Cộng sản nữa thì ông Tương Lai hoàn toàn có quyền tự do cá nhân của mình rời khỏi tổ chức chính trị này mà không cần phải biện minh rằng là sau khi tổ chức tưởng niệm một người Trung Quốc luôn tích cực chông đối chính quyền Trung Quốc tên Lưu Hiểu Ba rồi bị cưỡng ép bỏ Đảng… trên các phương tiện thông tin đại chúng và để những trang báo này phỏng vấn, viết bài đăng tin những quan điểm của chính ông giáo sư với những lời lẽ rất thiếu thiện chí với chính quyền như vậy. Nếu là người đàng hoàng, yêu nước chân chính thì mặc dù có quan điểm không tương xứng với chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không đến mức hành xử như thế chứ chưa nói đến việc ông từng là nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam. Nếu bản thân ông cảm nhận rằng trong nội tại của đất nước có vấn đề không phù hợp với con đường phát triển thì ông hãy nên góp ý một cách xây dựng chứ không phải lợi dụng mấy trang mạng rẻ tiền đó để đưa ra quan điểm của mình nhằm mục đích tuyên truyền, chống phá đất nước, không tương xứng với trình độ và nhân cách vốn lẽ đáng có của ông. Còn những thể loại “ăn theo” như Phạm Chí Dũng thì không đáng để cá nhân tác giả đề cập trong bài viết này.
Cuối cùng, ông giáo sư Tương Lai nếu muốn xây dựng đất nước hay cố chứng tỏ mình muốn xây dựng đất nước thì ông hãy âm thầm thực hiện giống như bao người Việt Nam đang làm chứ không phải ầm ĩ tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản để xây dựng như vậy. Tác giả tin rằng, thông qua sự việc này thì chuyện ông lợi dụng truyền thông hay bị truyền thông lợi dụng thì có lẽ bạn đọc đã có câu trả lời cho bản thân mình rồi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Putin ủng hộ Trung Quốc chống Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông


HỒNG THỦY
)


(GDVN) - Phát biểu của Putin không làm thay đổi giá trị và hiệu lực của phán quyết trọng tài, mà nó chỉ làm thay đối cái nhìn và đánh giá của nhiều người về ông và...
Sputnik News ngày 5/9 đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, chống lại Phán quyết Trọng tài hôm 12/7 và phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của một bên thứ ba vào Biển Đông.
Ông Vladimir Putin được Sputnik News dẫn lời cho biết:
"Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi đã phát triển sự tin cậy lẫn nhau, quan hệ rất thân thiện. Nhưng ông không bao giờ, tôi muốn nhấn mạnh điều này, không bao giờ tiếp cận tôi với yêu cầu bằng cách nào đó hãy bình luận, bằng cách nào đó hãy can thiệp vào vấn đề này.
Chúng tôi tất nhiên có ý kiến của riêng mình về vấn đề này. Đó là, trước hết chúng tôi không can thiệp vào, và chúng tôi tin rằng bất kỳ sự can thiệp của một sức mạnh không phải từ khu vực chỉ gây thiệt hại cho việc giải quyết những vấn đề này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi họp báo tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Sputnik News.
Sự can thiệp của bên thứ ba không nằm trong khu vực, theo ý kiến của tôi, là có hại và phản tác dụng. Chúng tôi đoàn kết và hỗ trợ lập trường của Trung Quốc về vấn đề này - không công nhận Phán quyết của Tòa Trọng tài.
Đây không phải là một vấn đề chính trị, mà là thuần túy pháp lý. Nó có liên quan đến một thực tế rằng bất kỳ một thủ tục tố tụng trọng tài nào đều phải được khởi xướng bởi các bên tranh chấp, trong khi Tòa Trọng tài cần nghe những lập luận và quan điểm của các bên tranh chấp.
Như bạn đã biết, Trung Quốc đã không chấp nhận giải quyết qua cơ chế trọng tài ở Lahay và không ai nghe thấy lập trường của họ ở đó. Làm thế nào bạn có thể nhận thấy những phán quyết này là công bằng? 
Chúng tôi ủng hộ lập trường của Trung Quốc về những vấn đề này", Putin nói với các phóng viên trong một buổi họp báo bên lề G-20 tại Hàng Châu, Trung Quốc. [1]
Như vậy giờ này các nhà ngoại giao Nga không phải tốn công giải thích hay "nói thêm cho rõ" về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông.
Những người Việt yêu mến dân tộc Nga và Liên Xô trước đây cũng khỏi tốn công suy nghĩ cách bảo vệ thần tượng Putin trong vấn đề Biển Đông. Mọi thứ đã quá rõ ràng.
Putin ủng hộ ai, ủng hộ nước nào là quyền của ông ấy. Tuy nhiên về mặt logic, người viết cho rằng, phát biểu của Putin tự phủ định nhau.
Ông nói rằng sự can thiệp của bên thứ ba nằm ngoài khu vực vào Biển Đông là có hại và phản tác dụng. Nhưng chính phát biểu của ông là ví dụ không thể rõ ràng hơn về sự can thiệp "có hại và phản tác dụng" ấy.
Bởi lẽ đích thị Nga là một bên thứ 3 nằm ngoài khu vực, bởi lẽ Nga đang can thiệp trực tiếp vào vấn đề Biển Đông bằng cách chống lại một phán quyết trọng tài có hiệu lực pháp lý quốc tế của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982.
Tuy nhiên phát biểu của Putin không làm thay đổi giá trị và hiệu lực của phán quyết trọng tài, mà nó chỉ làm thay đối cái nhìn và đánh giá của nhiều người về ông và vị thế của nước Nga ngày nay. 

Áp đặt, quy chụp là dội nước lạnh vào nhiệt huyết bảo vệ Tổ quốc

(GDVN) - Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam chỉ có một "động cơ" duy nhất và xuyên suốt là đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ...

Có thể nhiều nhà phân tích tin rằng, sau G-20 một liên minh Trung - Nga chống lại trật tự quốc tế hậu Chiến tranh Thế giới II mà Bắc Kinh và Moscow tin là do Washington dẫn đầu, sẽ hình thành hoặc đã hình thành.
Thậm chí có người tin sự cải thiện quan hệ Trung - Nga dưới thời Putin - Tập Cận Bình chống Mỹ và phương Tây không khác gì việc Tổng thống Mỹ Richard Nixon thăm Trung Quốc năm 1972 để hình thành một "liên minh" chống Liên Xô.
Tuy nhiên người viết đồng ý với nhận định của nhà nghiên cứu Nga Alexander Gabuev từ Chương trình Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Canegie ở Mowscow trên South China Morning Post ngày 15/8 rằng, Trung - Nga không có khả năng trở thành đồng minh.
Nga cần thị trường, nguồn vốn của Trung Quốc, cần bán vũ khí cho Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng có thể cung cấp một số linh kiện thiết bị quân sự cho Nga. Còn theo người viết, Bắc Kinh cần tiếng nói của Moscow để vớt vát lại thể diện sau Phán quyết Trọng tài 12/7.
Trong khi hình ảnh của Putin không mấy tốt đẹp ở phương Tây, ông có nhiều người hâm mộ tại Trung Quốc. Tuy nhiên theo South China Morning Post, không có nhiều người Trung Quốc tin rằng ông là một người bạn thực sự của nước họ. [2]
Mặt khác, quan hệ Trung - Nga dường như chỉ xây dựng trên sự đổi chác lợi ích một cách thực dụng, thiếu sự bền vững lâu dài dựa trên luật chơi chung - luật pháp quốc tế. Khi xảy ra mâu thuẫn lợi ích, đồng minh cũng có thể quay ra cắn xé nhau.
Năm 1950 Mao Trạch Đông đi Moscow ký Hiệp ước Hữu nghị, liên minh và tương trợ lẫn nhau với Liên Xô. Chỉ 10 năm sau, năm 1960 Mao Trạch Đông và Khrushchev cãi nhau, xúc phạm nhau ngay tại Đại hội Đảng Cộng sản Rumani. 
10 năm tiếp theo, năm 1970 Mao Trạch Đông tìm cách quay sang bắt tay với Mỹ chống Liên Xô. Năm 1979 Trung Quốc liên minh với Pakistan và Mỹ chống lại Liên Xô trong cuộc chiến tại Afghanistan.
Việt Nam cũng từng là nạn nhân của cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược giữa các siêu cường, nên hơn ai hết cần đề cao cảnh giác, dùng luật pháp quốc tế làm căn cứ để xem xét, ứng xử với các vấn đề quốc tế và khu vực.
Những hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông và những phát biểu chống lưng của Tổng thống Putin cho thấy, khái niệm luật pháp quốc tế ở Biển Đông theo cách hiểu của các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải, Điện Kremlin khác rất nhiều với phần còn lại của thế giới, đi ngược lại lợi ích hợp pháp của Việt Nam và khu vực.
Vì vậy thấy rõ tình hình để có quyết sách phù hợp là điều quan trọng, cần thiết.
Những ai yêu mến Putin xin cứ tiếp tục giữ tình yêu ấy. Có điều trước những phân tích phê phán quan điểm của Putin về Biển Đông và tác động, ảnh hưởng của nó thì xin đừng vội vàng hấp tấp chụp mũ cho đồng bào mình là "xuyên tạc quan điểm của Nga về Biển Đông" hay "chống phá quan hệ hữu nghị Việt - Nga".
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy

Gián điệp mạng TQ 'gia tăng tấn công VN'


BBC - Gián điệp mạng làm việc cho chính phủ Trung Quốc đang mở rộng các cuộc tấn công vào các quan chức và doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm căng thẳng trên biển Đông đang leo thang.

Công ty an ninh mạng Hoa Kỳ, FireEye nói với hãng tin Reuters rằng các cuộc tấn công đã xảy ra trong những tuần gần đây cho thấy họ bắt đầu nhắm vào lĩnh vực thương mại đầy tiềm năng ở Việt Nam và cố gắng thu thập nguồn thông tin rộng lớn ở đó.

Bộ Công an Việt Nam vào tuần trước cho biết chỉ nửa năm 2017 cả nước có hơn 4600 trang thông tin có tên miền quốc gia bị tin tặc tấn công hoặc chiếm quyền điều khiển, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số này, có 148 trang web thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước, nơi tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng mà tin tặc có thể khai thác và chiếm đoạt.

Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, nói tại Hội thảo An ninh Mạng rằng vụ tấn công vào ngành hàng không của Việt Nam ngày 29.7.2016 gây tổn hại về vật chất và uy tín đối với ngành hàng không và cả môi trường an toàn và ổn định nói chung.

Tướng Thuận nói tin tặc, trong cuộc tấn công đó, đã chiếm đoạt 91,7 MB dữ liệu với nhiều thông tin nhạy cảm, làm ngưng trệ gần 100 chuyến bay, chiếm quyền điều khiển giao diện màn hình hiển thị tại các sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong các đợt tấn công này, màn hình của sân bay đã bị chèn nội dung đả kích Việt Nam và Philippines, một hành động được xem là trả đũa sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Manila kiện Bắc Kinh về chủ quyền đường 'chín đoạn' ở Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng được Reuters dẫn lời nói rằng các cuộc tấn công trên mạng sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng theo luật pháp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, nói rằng Trung Quốc phản đối tất cả hành động xâm nhập mạng bất hợp pháp hoặc ăn cắp bí mật và cũng phản đối bất cứ cáo buộc chống lại bất cứ quốc gia nào mà không có bằng chứng.


FireEye cho biết các cuộc tấn công Việt Nam liên quan đến hình thức gửi tài liệu bằng tiếng Việt cho người dùng và yêu cầu các thông tin tài chính. Khi người dùng mở các tư liệu này, mã độc sẽ xâm nhập vào máy tính và gửi lại các thông tin cho gián điệp mạng, dẫn đến khả năng gián điệp mạng có thể thâm nhập vào cả hệ thống.

FireEye đã phát hiện ra sự liên hệ giữa các cuộc tấn công với một nhóm tin tặc gọi là Conimes. Nhóm này tập trung vào Đông Nam Á, nhưng mục tiêu chính là Việt Nam và đặc biệt là từ khi căng thẳng biển Đông leo thang, ông Read nói.

Tuy nhiên ông không thể nói chính xác những thông tin nào đã bị thu thập, theo Reuters.

Trước đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã kêu gọi tăng cường kiểm soát mạng chặt chẽ hơn để chống lại các cuộc tấn công mạng.

Và để ngăn chặn các "hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ... tổ chức các chiến dịch công kích, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước," theo báo Tuổi Trẻ.

Ông Read nói những vụ tấn công mà họ phát hiện ra ở Việt Nam tương đối đơn giản và nhắm vào người dùng có phiên bản Microsoft Word trước năm 2012.

"Họ đang sử dụng các kỹ thuật tương đối đơn giản bởi vì có vẻ kỹ thuật này là hiệu quả," ông nói.

Trước đó, BuzzfeedNews dẫn lời giới quan sát cảnh báo rằng một nhóm tin tặc được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn dường như đang tấn công giới chức Việt Nam với các mã độc trong email để giành lợi thế trong các cuộc đàm phán mậu dịch.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khởi tố nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình


C.Công
Người đưa tin - Cơ quan Cảnh sát điều tra, bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo nguồn tin riêng của báo Người Đưa Tin, ngày 8/9, cơ quan Cảnh sát điều tra, bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình (SN 1954), nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Cũng theo nguồn tin, ông Bình bị khởi tố vì liên quan đến đại án kinh tế Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát 9.000 tỷ đồng.

Cơ quan tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Đặng Thanh Bình.

Được biết, ông Bình có thâm niên hơn 30 năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng. Tháng 5/2005, ông Bình được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trước khi giữ cương vị Phó Thống đốc, ông Bình làm Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trước đó, ông Bình từng giữ các cương vị: Vụ trưởng vụ Các định chế tài chính từ năm 1994; năm 1997 chuyển sang làm Vụ trưởng vụ Pháp chế; năm 2002 bắt đầu giữ cương vị Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ của ngân hàng Nhà nước.

Hiện, vụ án đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luôn nhìn thấy lỗi ở người khác: Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến


>> Gián điệp mạng TQ 'gia tăng tấn công VN'
>> Một nhà báo liên tục bị đe dọa, ‘khủng bố’


Theo Thảo Yukimoon. Design: Link Phương


























Cafebiz - Cuộc đời này ngắn lắm, chúng ta không thể quyết định được chiều dài của sinh mệnh, nhưng có thể tùy ý sử dụng chiều sâu của sinh mệnh, nhìn thế giới một cách thông suốt, giữ cho tâm không phê phán, hơn thua.

Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.

"Tấm vải bẩn thật" - Cô vợ thốt lên. "Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn". Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.

Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: "Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?"

Người chồng đáp: "Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy".

Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu truyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là "lỗi lầm của người khác".

Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng.

Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.

Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. Khi nhìn đời bằng cái tâm có vấn đề, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương.

Chúng ta luôn có hai xu hướng: nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng, và ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực màu đen.


Do thói quen phóng đại mọi ưu điểm của những người mình thích, họ trở nên quá lung linh, quá tuyệt vời trong cảm nhận của chúng ta. Mỗi lời họ nói, mỗi việc họ làm đều khiến chúng ta xem là chân lý, ngay cả lúc họ sai, chúng ta cũng khó lòng nhìn nhận cho thông suốt. Ví như những cặp đôi khi mới yêu nhau, thì riêng đối với họ, đối phương luôn đẹp đẽ, dễ thương và toàn ưu điểm. Nếu chẳng may phát hiện đối phương làm chuyện không tốt, thì chúng ta vẫn thừa khả năng và đủ lý lẽ để tự huyễn hoặc bản thân rằng họ không sai.

Hẳn nhiên, chính do cặp mắt kính màu hồng đã khiến cho cách nhìn của chúng ta hóa ra lệch lạc, chúng ta không thấy được mọi người đúng với bản chất chân thực như họ vốn là. Để rồi khi sự yêu thích bên trong mình giảm sút đi, thì hình tượng trong lòng cũng theo đó mà sụp đổ. Chúng ta nhìn ra ở đối phương ngày càng nhiều lỗi lầm và khuyết điểm, chúng ta trở nên hoang mang đau khổ, đến nỗi hoài nghi ngay cả chính bản thân mình.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với những người bị chúng ta coi thường, chỉ trích. Chúng ta xé to những sai lầm của họ, đi rêu rao những khuyết điểm mà chúng ta cho rằng thật khó chấp nhận làm sao. Rồi đến một lúc nào đó những người mà trong tâm trí ta vẫn xem như kẻ thù, lại sẵn sàng giúp đỡ và tử tế, thì liệu chúng ta có thể xem như không chút hổ thẹn với lương tâm?


Khi nói lỗi ở người khác, chúng ta vô tình truyền sang người nghe những cảm xúc tiêu cực, bất an. Dòng tâm thức của chúng ta cũng trở nên lộn xộn, đầy những rắc rối y như câu chuyện mà mình đang kể. Theo đó, ấn tượng mà ta để lại trong lòng những người khác chỉ là những cảm giác tiêu cực, để rồi một cách rất tự nhiên, họ sẽ áp dụng đúng sự phê phán, soi xét đó trở lại cho ta.

Hai thái cực nói trên, kể cả việc phóng đại những điều mình thích và phản ứng kịch liệt với điều mình không ưa, tựu chung đều là những cách nhìn thế giới còn chưa đúng đắn. Nên chăng, chúng ta hãy dùng cặp mắt sáng suốt của trí tuệ, dùng tâm thái thiện lương để nhìn nhận cuộc đời.

Thời gian đã khiến cho chúng ta mất đi cái nhìn trong sáng về thế giới, đánh mất những rung cảm hạnh phúc trước cuộc sống vốn đầy màu nhiệm và bình an. Chúng ta không có lúc nào dừng lại để chăm sóc chính mình, mà cứ mải chạy rong ruổi theo những suy nghĩ đúng sai, phải quấy về cuộc đời và về người khác.

Xét cho cùng, lỗi lầm dù của ai đi chăng nữa, vốn chẳng hề ảnh hưởng đến tư cách và phẩm chất của chúng ta. Nó chắc chắn không làm cho chúng ta trở nên đẹp đẽ gì hơn khi phê phán người khác. Mà chính thái độ tiêu cực, thói quen chỉ trích mới khiến chúng ta mắc lỗi với bản thân mình và xấu đi trong mắt của mọi người.

Tìm lỗi của người khác, là tự đem rác rưởi của họ về cất trong nhà. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Cuộc đời này ngắn lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nghiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh mệnh đang vùn vụt trôi qua. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của người khác?



Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy giả trá. Tất cả những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an. Nên điều mà chúng ta cần làm, là quay trở vào bên trong để nuôi nưỡng mảnh đất tâm mình vốn đang ngập đầy giông bão.

Bao nhiêu người trong số chúng ta vẫn đang hằng ao ước có được "một vé đi tuổi thơ"? Đã bao lâu rồi chúng ta không thể nở một nụ cười trọn vẹn? Chúng ta ao ước có được chút hồn nhiên, trong trẻo như trẻ nhỏ, để có thể dễ dàng hạnh phúc và dễ dàng thứ tha.

Nhưng tại ai đã làm cho chúng ta ngày càng trở nên khô cằn, nóng nảy và bất hạnh? Tại ai đã khiến chúng ta luôn cô đơn, lạc lõng ngay chính trong gia đình mình, giữa bạn bè mình và bên cạnh tám tỷ người trên trái đất này?

Là do chúng ta cố chấp mà đeo lên những cặp kính đầy phiền não, những cặp kính sai lầm ngăn cách chúng ta với hạnh phúc hiện tiền. Chỉ cần một lúc nào đó đủ dũng cảm tháo bỏ cặp kính ấy đi, thì cuộc đời sẽ hiện ra tươi mới, thế giới sẽ là chỗ để chúng ta trải nghiệm phúc lạc đủ đầy.


Phần nhận xét hiển thị trên trang