Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Bão Irma tiếp tục hoành hành tại Caribbean


image

Tâm bão quét qua phía bắc Puerto Rico qua đêm và bão Irma di chuyển sang vùng biển gần Cộng hòa Dominica và Haiti vào cuối ngày thứ Năm 7/9, ập vào cả ba quốc gia này với gió mạnh và mưa lớn.

Trung tâm Bão quốc gia Hoa Kỳ dự báo nội trong ngày thứ Năm, bão Irma sẽ quét tới gần quần đảo Turks và Caicos và miền nam Bahamas.

image
Mắt của bão Irma trên đảo Barbuda

Bão Irma đã giết chết ít nhất một người trên đảo Barbuda. Thủ tướng Antigua và Barbuda Gaston Browne cho biết ông chưa bao giờ chứng kiến mức độ tàn phá nghiêm trọng như hiện nay.

Thủ tướng Browne nói:

image

"Phải thừa nhận hôm nay tôi là người mang tin xấu. Tôi đến đảo Barbuda chiều nay và những cảnh tôi đã chứng kiến rất là thương tâm. Bị tàn phá hoàn toàn. Mức độ tàn phá ở đảo Barbuda là chưa từng có."

image

Vào cuối tuần này người dân đảo Barbuda có nguy cơ phải đối mặt với một trận bão khác.

Nhưng bão Irma, trận bão lớn có thể thấy được từ không gian, sẽ tiếp tục gây chú ý, và cho đến nay đã giết chết ít nhất 8 người trên đảo St. Martin.

Các nhà dự báo khí tượng cho biết trong vài ngày tới bão Irma vẫn là một cơn bão mạnh, với sức gió duy trì ở mức 295 km/giờ.

image 
image
Hurricane Irma Skirts Puerto Rico

Khoảng 1 triệu người lâm vào cảnh mất điện ở Puerto Rico, người đứng đầu công ty điện lực trên lãnh thổ này của Hoa Kỳ nói có thể mất từ 4 đến 6 tháng để khôi phục hoàn toàn mạng lưới điện.

image

Ở bang Florida phía đông nam Hoa Kỳ, nhiều khách hàng xếp hàng dài chờ đổ xăng và mua lương thực, trong khi các cơ quan chức năng hối thúc người dân rời khỏi một số khu vực nhất định trước khi quá muộn.

Thị trưởng Hạt Miami-Dade Carlos Gimenez nói:

image

"Lý do khá đơn giản là cư dân trên các đảo có nguy cơ bị ngập lụt, và khi đó chúng tôi không thể tiếp cận được. Tương tự đối với khu Zone A ở South Dade, nhiều khả năng sẽ bị bão hoành hành - chúng tôi không thể tiếp cận khu vực này. Vì vậy, nếu quý vị không nghe theo lời cảnh báo, và không tuân thủ lệnh sơ tán thì quý vị sẽ gặp khó khăn. Tôi không nói là chúng tôi không đến với quý vị mà có nhiều khả năng chúng tôi không thể đến đó, cho nên quý vị đừng mạo hiểm.”

image

Thống đốc Florida Rick Scott kêu gọi mọi người nên chuẩn bị đối phó và không nên làm ngơ lệnh sơ tán.

image

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy đừng để doanh nghiệp chán kinh doanh


Tư Giang

























(TBKTSG Online) – Hãy gây áp lực lên các bộ, ngành để cắt bỏ ngay 2.000 điều kiện kinh doanh, thay vì trông chờ họ tự cắt giảm. Đó là manh mối để tháo gỡ những rào cản kinh doanh dày đặc, khuyến khích tinh thần kinh doanh của người dân.

Năm 2003 người viết được một giải thưởng báo chí quốc tế cho bài viết về sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Đó là giai đoạn các doanh nghiệp tư nhân phát triển rất hào hứng và sôi động như là thành quả của Luật Doanh nghiệp 2000.

Cho đến nay, phần lớn cả các chủ doanh nghiệp trong bài viết đó đều không thành công. Người thì đã bán công ty, người thì phá sản, người thì mở rồi lại phải đóng doanh nghiệp, người thì phải sa thải gần hết công nhân trong tháng 9 này. Chỉ duy nhất một người là phát triển tốt. Đúng là cuộc đời không đẹp như mơ.

Ở góc độ rộng hơn, bức tranh doanh nghiệp tư nhân, dù đã phát triển rất ấn tượng sau hàng thập kỷ bị vùi dập, vẫn còn xám màu. Đến nay có đến gần 600.000 doanh nghiệp được ghi nhận đang đóng thuế, nhưng đóng góp của họ vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) vẫn cực kỳ nhỏ bé và không được cải thiện trong nhiều năm.

Bằng chứng là như thế này. Chẳng hạn năm 2015 đóng góp vào GDP có 28,69% là từ khu vực kinh tế nhà nước, 18,07% là khu vực FDI và 43,22% khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, thì kinh tế cá thể chiếm lớn nhất là 31,33%, kinh tế tư nhân 7,88% và kinh tế tập thể chiếm 4,01%. Các tỷ lệ trên được duy trì và gần như không đổi trong gần 2 thập kỷ, theo chuyên gia Bùi Trinh tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê.

Những con số trên cho thấy, đóng góp lớn nhất vào GDP là khu vực hộ gia đình, tức là một nền kinh tế rất manh mún nhỏ lẻ mang tính chất buôn thúng bán mẹt là chính. Khu vực kinh tế nhà nước “chủ đạo” chỉ xếp thứ hai. Đặc biệt khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng góp quá ít ỏi.

Ông Bùi Trinh nhận xét, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn không thể phát triển, tỷ trọng giá trị gia tăng của khu vực này trong GDP rất thấp (dưới 8%) và không hề thay đổi trong suốt từ 19 năm (2005 - 2015).

Như vậy, dù có làn sóng khởi nghiệp với 110.000 doanh nghiệp đăng ký mới năm ngoái, và 85.400 doanh nghiệp trong tám tháng đầu năm nay, thì đóng góp của họ vào GDP vẫn chẳng đáng là bao như xu hướng trên cũng như thực tế mà như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng đặt câu hỏi: “Vì sao thiên thời, địa lợi, nhân hoà mà GDP không tăng?”. 

Vì sao doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không lớn? Có quá nhiều câu trả lời cho câu hỏi đơn giản này.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, người nắm trách nhiệm cho sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ rõ thực tế này trong cuộc gặp lần thứ hai của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với khu vực doanh nghiệp tư nhân hồi tháng 4.

Ông Dũng chỉ rõ, chi phí kinh doanh cơ bản còn ở mức cao như chi phí vay vốn, logistics, tiền lương, bảo hiểm, chi phí giao dịch, tuân thủ thủ tục. Lãi suất bình quân của Việt Nam hiện là 7-9%, trong khi Trung Quốc chỉ 4,3%; Malaysia là 4,6%; Hàn Quốc là 2-3%; Nhật Bản là 0,95%. Chi phí vận chuyển một container từ cảng Hải Phòng về Hà Nội đắt gấp 3 lần chi phí vận chuyển từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam; chi phí tiếp cận điện năng cao gấp 49 lần Philippines; chi phí nộp thuế cao nhất so với ASEAN 4 (39% lợi nhuận làm ra, cao hơn hai lần Singapore).

Tốc độ tăng lương tối thiểu thời gian qua từ 8-12%/năm, đem lại lợi ích cho người lao động, nhưng cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động vốn chỉ đạt 4-5%; doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm với mức 22% mức lương tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động là cao, so với Malaysia chỉ 13%, Philippines 10%. Chi phí kiểm nghiệm lô hàng trước khi xuất khẩu tăng trung bình từ 1,5-2 lần so với trước đây; thời gian kéo dài từ 7-10 ngày.

Đó là những con số làm nản lòng nhiều người, nhưng không phải duy nhất.

Ở góc độ khác, điều kiện kinh doanh lên tới gần 6.000, con số chính thức mà Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tính toán được, và chưa kể vô vàn điệu kiện kinh doanh khác vẫn nấp trong các văn bản chỉ đạo điều hành từ cấp trung ương tới địa phương hay các quy hoạch ngành và sản phẩm. Bên cạnh đó, có tới 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành và một năm các doanh nghiệp bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chí phí 14.300 tỉ đồng cho hoạt động này.

Những điều này làm thiêu chột tinh thần kinh doanh của biết bao doanh nhân, doanh nghiệp!

Bộ Kế hoạch và Đầu tư gần đây đã kiến nghị bãi bỏ gần 2.000 điều kiện kinh doanh, và Thủ tướng cũng đã đồng ý trên tinh thần để các bộ, ngành tự quyết định. Không làm vậy được đâu vì sẽ chẳng có ai “vác đá ghè chân mình”. Hãy đưa cho họ danh sách, và gây áp lực để họ phải cắt giảm. Đây là manh mối đầu tiên để tháo gỡ mớ bòng bong đó, như Thủ tướng Phan Văn Khải từng làm.

Những người từng là doanh nhân trong bài viết của tôi cách đây gần 15 năm vẫn còn muốn làm doanh nghiệp. Họ nói với tôi gần đây như vậy. Tôi luôn tin tinh thần kinh doanh của người Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào, cũng không bao giờ bị thui chột. Nhưng Chính phủ cần phải hành động để xác lập niềm tin. “Đừng để doanh nghiệp chán”, như Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung từng phải thốt lên.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cháu trai Mao Trạch Đông không dự đại hội đảng


Như Tâm















VNExp - Mao Tân Vũ, cháu trai cố chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, không có tên trong danh sách dự đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10.

Thiếu tướng Mao Tân Vũ là một trong 5 quan chức quân đội cấp cao không có tên trong danh sách đại biểu dự đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 tổ chức ngày 18/10, SCMP đưa tin hôm nay. 5 người này đều có xuất thân hoặc có quan hệ với gia đình các cựu lãnh đạo quốc gia hoặc tướng Trung Quốc.

Mao Tân Vũ là cháu trai cố chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Ông được phong làm thiếu tướng năm 2010.

4 quan chức quân đội còn lại không có tên trong danh sách là tướng Liu Yuan, con trai cố chủ tịch Liu Shaoqi (Lưu Thiếu Kỳ), đô đốc Liu Xiaojiang, con rể cố tổng bí thư Hu Yaobang (Hồ Diệu Bang), tướng Zhang Haiyang, con trai cố phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) Zhang Zhen, và tướng Liu Yazhou, con rể cựu chủ tịch Li Xiannian (Lý Tiên Niệm).

Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần này có sự tham gia của 2.300 đại biểu đến từ mọi lĩnh vực. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có 300 đại biểu tham dự, danh sách các đại biểu được công bố hôm 6/9.

Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc là sự kiện được tổ chức 5 năm một lần. Đại hội được cho là cơ sở giúp xác định đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc kế tiếp. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được dự đoán tiếp tục được bầu vào vị trí tổng bí thư nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Đại hội cũng sẽ lựa chọn 7 ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Các ủy viên đều nắm chức vụ quan trọng và có quyền lực tối cao trong bộ máy lãnh đạo của Trung Quốc. Hiện chỉ có Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đủ tiêu chuẩn tại vị trong nhiệm kỳ tiếp theo, 5 người còn lại sẽ về hưu do tuổi tác và giới hạn nhiệm kỳ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ án Năm Cam và đồng bọn: Ly uống trà bị vỡ trong buổi họp


>> Bài học từ đặc khu Đồ Sơn
>> Đô thị và sự hoang vu tính cách
>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một nghi can người Việt ở Praha bị bắt giữ tại CH Séc
>> Bộ Y tế lần đầu công bố chi tiết diễn biến cấp phép vụ thuốc giả của VN Pharma


FB Hoai Nam Nguyen



























Mấy ngày nay, nhà báo Nguyễn Công Khế và nhà báo Hoàng Hải Vân, tiết lộ một số thông tin đến vụ án Năm Cam và đồng bọn.

Tôi, ngày đó chưa biết làm báo và chỉ biết vụ án qua báo chí và từng mơ ước được gặp Trưởng Ban chuyên án, tướng Nguyễn Việt Thành.
Nay, các anh những nhà báo dũng cảm, kể về một số lãnh đạo cao cấp bảo kê Năm Cam, bịa thông tin để Ban chuyên án không bắt Năm Cam, đến như chú Sáu Dân phải thốt “đồ mắt dạy”.

Tiếp thông tin của các nhà báo, tôi xin tiếp sức các anh bằng một thông tin và đó cũng là lòng căm phẫn mà anh Nguyễn Việt Thành, khi bị chính thủ trưởng của mình không chấp thuận lệnh bắt Năm Cam trong cuộc họp xin lệnh bắt Năm Cam ngày đó. Cuối cùng, vì xã hội, sự quyết đoán của trưởng ban Chuyên án, Năm Cam cũng bị bắt…

Năm 2007, tôi chính thức trở thành nhà báo và công tác tại Báo Thanh Niên. Năm đó, do phanh phui đường dây bảo kê buôn lậu ở cửa khẩu Móng Cái, những thước phim quý giá quay được ở phòng bí mật tại Trạm 15 (QL18), tôi đã tin tưởng gửi cho anh Nguyễn Việt Thành, lúc này đang là Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Nhận được chứng cứ và thông tin của tôi, anh Nguyễn Việt Thành cùng 2 lãnh đạo cấp Vụ, bí mật vào TP.HCM gặp tôi. Sau đó tôi được mời ra Hà Nội để anh Nguyễn Việt Thành thẩm tra lại một lần nữa.

Tại phòng làm việc của anh Nguyễn Việt Thành ở số 1 Hoàng Văn Thụ (Ba Đình), tôi mở laptop chiếu những thước phim quý giá cảnh buôn lậu, cảnh nhận từng xấp tiền ở Móng Cái. Đang xem, tôi giật bắn mình, vì anh Nguyễn Việt Thành đập tay xuống bàn lớn tiếng “hỏng hết rồi”. Sau đó anh Nguyễn Việt Thành chỉ đạo 2 lãnh đạo cấp vụ phối hợp cùng với tôi và C15 (giờ là C46) triệt phá vào cuối năm 2008.
Trong những lần ăn ngủ tại phòng của anh Nguyễn Việt Thành ở nhà công vụ khu Hoàng Cầu, tôi được thư ký của anh Nguyễn Việt Thành và một số thuộc cấp của anh ngày đó kể về việc triệt phá vụ án Năm Cam. Trong đó phải kể đến những cuộc họp bí mật của Ban chuyên án để loại những “đặc tình” của Năm Cam ở Bộ Công an ngày đó, bởi họp ở đâu thông tin cũng bị lộ. Vì vậy anh Nguyễn Việt Thành tung những thông tin giả cũng như họp ở nhiều nơi Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng…để loại những thành phần trong tầm nghi vấn. Sau đó nhiều cuộc họp, những thành phần tay trong của Năm Cam đều bị loại.

Loại được “đặc tình”, và chứng cứ của mạng lưới băng xã hội đen do Năm Cam cầu đầu quá đủ, Trưởng Ban Chuyên án – thiếu tướng Nguyễn Việt Thành ra Hà Nội họp xin lệnh triệt phá băng Năn Cam và đồng bọn.

Trong buổi họp, ý kiến triệt phá băng Năm Cam, được chính người đứng đầu Bộ Công an ngày đó loại bỏ. Căm phẫn, suốt buổi họp anh Nguyễn Việt Thành mặt đỏ bừng, không nói một lời nào, tay cầm ly uống nước bóp đến bể ly lúc nào không biết.

Mới đây, nhà báo Nguyễn Công Khế viết trên STT của mình “…Anh Năm Huy và vài người lãnh đạo chủ chốt của Bộ Công an nói rằng cả ông Võ văn Kiệt và ông NMT đều không đồng ý bắt Năm Cam vì cho rằng làm như vậy là làm nhục Thành phố. Tôi biết chắc là cả anh NMT và chú Sáu Dân đều muốn làm kiên quyết vụ Năm Cam. Và bắt Năm Cam lần thứ hai là chủ trương nhất quán của cả hai vị ấy. Tôi sẽ tường thuật lại rõ vụ này trong một dịp gần đây. Ông Nguyễn Việt Thành vừa thò đầu vào cửa, tôi tường thuật sơ bộ cuộc họp buổi chiều theo lời kể lại của anh Nguyễn Việt Thành và Lê Thế Tiệm, có ý nói chú không muốn cho làm vụ án này vì sẽ mất mặt TP. Ông Sáu Dân không kìm được cơn giận, quát lên: Đồ mất dạy!”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vua không xem quốc sử


Hoàng Hải Vân



Dưới chế độ quân chủ ngày xưa, của Trung Hoa cũng như của Việt Nam, có một biệt lệ : Người viết sử (sử quan) làm việc độc lập, không tuân theo các chỉ thị của vua chúa. Nguyên tắc này được áp dụng nhằm bảo đảm tính khách quan của sử sách, không phụ thuộc vào ý muốn của người đương quyền.
Các bậc minh quân đều tôn trọng nguyên tắc đó. Nhưng các hôn quân thì không, bởi vậy mà đã có không ít sử quan thà chết chứ không chịu bẻ cong ngòi bút. Các vua chúa (tất nhiên là minh quân) cũng không được phép xem các sử quan đang viết những gì về mình. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ thú vị.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467), vua Lê Thánh Tông sai nội quan đến Hàn lâm viện gặp riêng sử quan Lê Nghĩa để mượn Thực lục (tài liệu ghi chép chuyện hàng ngày của vua) về cho vua xem.
Nội quan hỏi: “Trước kia, Phòng Huyền Linh làm sử quan, Đường Thái Tông muốn xem Thực lục, Huyền Linh không cho xem. Nay ngươi với Huyền Linh thì ai hơn?”. Lê Nghĩa đáp: “Sự kiện cửa Huyền Vũ, Huyền Linh lại không thẳng thắn ghi lại. Đường Thái Tông phải bảo ghi rồi sau mới ghi, như thế e rằng cũng chưa phải là hiền thần”.
Nội quan nói : “Vua muốn xem ghi chép hằng ngày từ năm Quang Thuận thứ 1 đến năm thứ 8 (là 8 năm Lê Thánh Tông làm vua)”. Lê Nghĩa trả lời: “Vua mà xem quốc sử, hẳn không phải là việc hay. Những việc làm của Đường Thái Tông và Phòng Huyền Linh đã bị đời sau chê bai đấy!”
Nội quan nói: “Vua bảo là xem những ghi chép hằng ngày để biết trước đó có lỗi gì còn có thể sửa được”. Lê Nghĩa vẫn kiên quyết: “Chỉ cần bệ hạ gắng làm điều hay thôi, việc gì phải xem quốc sử!”
Nội quan dụ bảo nhiều lần, Lê Nghĩa mới nói: “Thánh chúa nếu biết sửa bỏ lỗi lầm thì đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc”. Nói rồi dâng những ghi chép hằng ngày lên. Vua xem xong trả lại cho Sử viện.
Vua không xem quốc sử (phần viết về mình) là điều quá hay của người xưa. Nhưng ngoại lệ như Lê Thánh Tôn, muốn xem quốc sử, không phải để “định hướng”, để can thiệp bẻ cong ngòi bút của sử gia, mà để biết mình có lỗi lầm gì nhằm kịp thời sửa chữa, cũng là chuyện hay không kém. Ông Lê Nghĩa không câu nệ nguyên tắc, cũng là một hiền thần, là một sử quan tốt.
Về trường hợp của Đường Thái Tông. Là một minh quân của Trung Quốc, ông xem quốc sử cũng không phải để bẻ cong ngòi bút của sử quan mà để “uốn” lại cho thẳng. Sự kiện cửa Huyền Vũ (Huyền Vũ Môn) là sự kiện ông chủ mưu giết những người anh em ruột của mình (Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát) trong cuộc đấu đá quyền lực. Dưới cái nhìn thông thường thì đây là một vết nhơ trong sự nghiệp của ông, nhưng nhìn toàn cục chính trị của nhà Đường lúc bấy giờ thì ông không còn cách nào khác. Phòng Huyền Linh đương nhiên là một hiền thần, vị sử quan này không phải sợ Đường Thái Tông mà ông ngại đời sau nghĩ xấu về vị minh quân nên chỉ ghi mập mờ, tránh không ghi chi tiết tương tàn huynh đệ. Đường Thái Tông xem quốc sử và bảo phải ghi đúng sự thật, khi ấy ông mới ghi.
Tóm lại, hơi khác với trường hợp của Lê Thánh Tông xem quốc sử “để biết mình có lỗi lầm gì sửa cho kịp”, Đường Thái Tông xem quốc sử để yêu cầu viết cho đúng, dù cái đúng đó có thể làm tổn hại đến uy tín của mình.
Tuy cả hai trường hợp nói trên đều vô hại, nhưng vua Minh Mệnh của triều Nguyễn không tán thành. Ông bảo “Đường Thái Tông xem quốc sử, lại tự tay tước bỏ, trẫm không cho là ông phải”. Theo ông, người viết sử “chép đủ việc hay việc dở, vua không nên xem”. Ông chỉ lưu ý: “Người có chức trách cầm bút ghi việc, phải nghĩ làm thế nào cho muôn đời về sau tin được”.
Ngày nay ở nước ta không có các sử quan viết Thực lục “chép đủ việc hay việc dở” như ngày xưa, thay vào đó là toàn bộ các hồ sơ lưu trữ vô cùng đồ sộ tại các cơ quan lãnh đạo và quản lý Nhà nước sẽ giúp các sử gia dựng lại các bộ “Thực lục” của từng thời kỳ, sau khi các hồ sơ này được giải mật. Tuy nhiên, tinh thần của nguyên tắc vua không xem quốc sử, không can thiệp để bẻ cong ngòi bút của sử gia vẫn mang tính thời sự.
Tất nhiên nguyên tắc người viết sử độc lập với nhà cầm quyền chỉ là một trong những biện pháp ngăn chặn sự sai lệch chứ chưa đủ để bảo đảm cho những ghi chép lịch sử hoàn toàn chân thực. Người viết sử còn bị chi phối bởi xu hướng tư tưởng, quan điểm chính trị, trình độ và thậm chí cả cá tính của chính mình. Ngay đến ông Tư Mã Thiên khi viết về Tần Thủy Hoàng trong bộ Sử Ký, ông là sử thần nhà Hán, vốn ghét Tần, nên đã đưa vào một lời đồn vô căn cứ, rằng Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi, khiến cho các nhà nghiên cứu lịch sử đời sau tốn rất nhiều giấy mực tranh cãi. Nói là “lời đồn”, vì chi tiết này được đưa ra từ những “tài liệu tuyên truyền”, đó là những bài hịch “phạt Tần”. Chi tiết “tuyên truyền” đó thật phi lý, bởi vì Tần Thủy Hoàng được mang thai trong thời gian Triệu Cơ (mẹ Tần Thủy Thoàng) đã về làm vợ Tần Trang Tương Vương (bố Tần Thủy Hoàng), nếu nói Triệu Cơ mang thai với Lã Bất Vi trước khi về với Tần Trang Tương Vương thì cái thai đó phải mang hơn 1 năm, còn nói Triệu Cơ lén lút đi lại với Lã Bất Vi thì sử gia nào theo dõi chuyện phòng the của người khác mà biết được ? Nếu không bị định kiến yêu ghét khi đọc sử, người đọc dễ dàng nhận ra sự phi lý đó.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Formosa được hoàn thuế 14.600 tỉ đồng


L.THANH 

TTO - Số tiền thuế và phí mà Formosa nộp ngân sách đến hết tháng 5-2015 khoảng 13.800 tỉ đồng nhưng số tiền doanh nghiệp này được hoàn thuế đã lên đến 14.600 tỉ đồng.

Theo Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế và phí mà Công ty Formosa nộp ngân sách cập nhật đến hết tháng 5-2015 là khoảng 13.800 tỉ đồng gồm thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân...

Trong khi đó, số liệu doanh nghiệp này được hoàn thuế (tính đến tháng 7-2016) đã lên tới trên 14.600 tỉ đồng gồm thuế VAT, thuế nhập khẩu...

Theo quy định của Luật thuế VAT, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế VAT đầu vào trên 300 triệu đồng... sẽ được hoàn thuế.

Tuy nhiên trong 8 năm đầu tư ở VN, Tổng cục Thuế cho hay Formosa Hà Tĩnh đã bị cơ quan thuế, hải quan phát hiện một loạt sai phạm như trốn thuế, khai sai, chậm nộp thuế.

Do đó tổng số tiền thuế truy thu và phạt đã lên đến trên 225 tỉ đồng, trong đó thu hồi tiền hoàn thuế 224 tỉ đồng, phạt trốn thuế 672 triệu đồng, phạt chậm nộp thuế 63 triệu đồng...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chai rượu có mệnh giá bạc tỷ trong vụ án Hà Văn Thắm


BẢO THẮNG - CAO NGUYÊN




























LĐO - Một Cty được dựng lên để làm công cụ cho Hà Văn Thắm chuyển cả chục tỷ chi lãi ngoài, và dù nắm các chức danh rất “kêu” như “Tổng giám đốc” hay “Chủ tịch HĐQT”, ký cả mớ văn bản, chứng từ tiền tỷ, nhưng trước toà, họ cứ nghẹn ngào: “Tôi không biết”.

Rất nhiều từ “không” được sử dụng khi trả lời HĐXX

Sáng 7.9, phiên xử Hà Văn Thắm - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cùng đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn. Khi được HĐXX cho gọi để khai nhận về hành vi chuyển tiền chi lãi ngoài, bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ (SN 1983, cựu Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần BSC) tiếp tục trả lời trong nước mắt.

Hoàng Thị Hồng Tứ bị cáo buộc đã 3 lần nhận hơn 6,6 tỷ đồng để chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn - cựu TGĐ OceanBank. Ngoài ra, bị cáo này còn truy tố về hành vi ký 98 hợp đồng dịch vụ khống, thu hơn 14 tỷ đồng để Hà Văn Thắm sử dụng, chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn.

Tại toà, cựu Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần BSC tiếp tục cho rằng, do tin tưởng Hà Văn Thắm và Phạm Hoàng Giang - cựu TGĐ Cty CP BSC nên đã ký vào các bản hợp đồng nói trên.

“Các hợp đồng Giang đưa lên bảo bị cáo ký thì bị cáo ký, bị cáo tin tưởng không trao đổi bất cứ vấn đề gì” - Hoàng Thị Hồng Tứ nói trước toà. 

Trả lời HĐXX, cựu TGĐ Cty cổ phần BSC Phạm Hoàng Giang cho hay, trước khi làm việc tại BSC, không biết Hà Văn Thắm, cũng không bàn bạc về việc thu phí qua BSC. Tại Cty này, Giang nhận lương 10 triệu đồng/tháng.

Liên quan đến các khoản chi lãi ngoài, cựu TGĐ OceanBank Nguyễn Xuân Sơn đã phủ nhận về khoản tiền hơn 69 tỷ đồng được đổ về từ Cty BSC do Hà Văn Thắm dựng lên. Ông Sơn nại rằng, không có quan hệ gì với BSC, không có thoả thuận nào về việc thu phí dịch vụ ngân hàng qua  Cty BSC.

Truy danh sách lãnh đạo PVN nhận quà tiền tỷ

Cuối buổi làm việc sáng 7.9, HĐXX hỏi Nguyễn Xuân Sơn về các khoản tiền từ Cty BSC và danh sách lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã được ông Sơn “chăm sóc”.

Bị cáo Sơn tiếp tục phủ nhận liên quan đến Cty BSC và khoản tiền 69 tỷ đồng. Còn 246 tỷ đồng bị cáo buộc nhận từ OceanBank sau khi giữ vai trò Phó TGĐ PVN, bị cáo Sơn cho rằng, con số chưa chính xác, dù bản thân không nhớ cụ thể là bao nhiêu.

Cũng theo bị cáo Sơn, sau khi nhận tiền từ Hà Văn Thắm, đã chuyển cho ông Ninh Văn Quỳnh - hồi đó là Kế toán trưởng PVN, giờ là Phó TGĐ tập đoàn này. 30 - 40 tỷ đồng là số tiền Sơn khai đã đưa cho ông Quỳnh.

HĐXX truy “danh sách” các lãnh đạo PVN nhận tiền từ Sơn, bị cáo này nói chỉ đưa cho ông Quỳnh và dịp lễ, tết, có đi cùng Hà Văn Thắm đến nhà các lãnh đạo PVN chúc tết, không động đến khoản “chi ngoài” nói trên.

Bị triệu tập đến toà, ông Ninh Văn Quỳnh (đang là bị can trong vụ án khác) thừa nhận đã cầm của bị cáo Sơn khoảng 4-5 tỷ đồng vào năm 2009 - 2010. Theo ông Quỳnh, khi Sơn đến gặp, có đưa tiền và nói “biếu anh em chai rượu” chứ không nói mục đích cụ thể.


Phần nhận xét hiển thị trên trang