Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

18.000 TÀU CÁ TRUNG QUỐC LẠI TRÀN XUỐNG BIỂN ĐÔNG


 Tàu cá Trung Quốc kết bè chống đối trong một lần bị lực lượng tuần duyên Hàn Quốc 
xua đuổi - Ảnh: AFP

18.000 tàu cá Trung Quốc lại tràn xuống Biển Đông 
 
04/09/2017 11:59 GMT+7 
 
TTO - Khoảng 18.000 tàu cá từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc sẽ tràn xuống Biển Đông sau khi lệnh cấm đánh cá đơn phương của nước này kết thúc hồi giữa tháng 8. 
 
Theo báo South China Morning Post của Hong Kong, giới quan sát dự báo nguy cơ va chạm giữa tàu cá Trung Quốc, thường hoạt động dưới sự bảo vệ của các tàu hải giám, và tàu của các nước trong khu vực sẽ tăng cao tại một số khu vực đang tranh chấp.

Một ngư dân tên Bao cho biết tàu cá từ cảng Tanmen, tỉnh Hải Nam, đã lập tức ra khơi sau khi lệnh cấm đánh bắt kết thúc ngày 16-8.

Một truyền thống "quấy rối" lâu đời

"Chúng tôi đã đánh bắt ở đó trong nhiều năm, không có lý do gì chúng tôi không nên ra khơi. Không cần phải lo gì hết, chúng tôi có tàu của chính phủ bảo vệ" - ông Bao giải thích với tờ báo của Hong Kong.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của chính quyền Trung Quốc dẫn nguồn các quan chức Hải Nam ước tính khoảng 18.000 tàu cá sẽ tràn xuống Biển Đông sau 108 ngày thực hiện lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc.

Việc Bắc Kinh xua tàu cá giành giật ngư trường với các nước trong khu vực không phải mới. Đây là một phần của chiến lược "khẳng định chủ quyền", tiến tới thâu tóm các đảo và bãi cạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Cùng ngày lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc kết thúc, một vụ "chạm mặt" đã xảy ra gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, kết quả là một tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc xua đuổi khỏi khu vực.

Dẫn nguồn tin quân đội, nghị sĩ Philippines Gary Alejano cho biết đoàn tàu cá Trung Quốc được tháp tùng bởi 1 tàu hải giám và 2 tàu hải quân đã hoạt động tại vùng nước đảo Thị Tứ trong nhiều ngày. Ông Alejano nhận xét đây là một điều "đáng báo động" và "mang tính đe dọa".

"Trung Quốc có một lịch sử đi xâm chiếm đảo và quấy rối các ngư dân Philippines" - ông Alejano bổ sung.

Hình ảnh vệ tinh của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ cho thấy có tất cả 9 tàu cá Trung Quốc và 2 tàu bảo vệ của quân đội Trung Quốc hiện diện gần đảo Thị Tứ vào ngày 13-8.

Nhật Bản cũng lo

Đội tàu cá "đông như kiến" của Trung Quốc cũng gây ra lo ngại ở Nhật, nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh trên biển Hoa Đông xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Hôm 1-8, hàng trăm tàu cá Trung Quốc từ một cảng thuộc tỉnh Chiết Giang đã tràn ra biển Hoa Đông, cũng ngay sau khi lệnh cấm đánh cá kết thúc, theo truyền thông Trung Quốc.

Ngay lập tức, lực lượng tuần duyên Nhật đã tăng cường tuần tra, theo dõi sát di chuyển của đội tàu cá và hải giám Trung Quốc gần quần đảo Senkaku.

Năm ngoái, khoảng 200-300 tàu cá Trung Quốc, tháp tùng bởi tàu hải giám, đã đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo Nhật đang kiểm soát. Chính quyền Tokyo đã cho triệu tập đại sứ Trung quốc để phản đối hành động này.

Ông Lyle Morris, nhà phân tích chính sách thuộc tổ chức học giả RAND Corporation của Mỹ, nhận định rằng mùa đánh bắt mới của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng ở cả Biển Đông và Hoa Đông.

"Chúng ta đừng quên vụ chạm trán năm ngoái giữa Trung Quốc và Nhật, khi đó tàu cá Trung Quốc tràn ngập khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku, thách thức khả năng phản ứng của Nhật" - ông Morris nhắc lại.

"Sự hiện diện của Trung Quốc gần đảo Thị Tứ cũng cần phải theo dõi, Trung Quốc có thể xua nhiều tàu cá hơn đến khu vực đó và đuổi người Philippines đi chỗ khác. Việc dỡ lệnh cấm đánh cá và đưa tàu của ngư dân mình ra biển sẽ cho thấy Bắc Kinh hành xử với các nước khác như thế nào ở các khu vực tranh chấp, chẳng hạn như bãi cạn Scarborough" - vị chuyên gia cảnh báo. 

MINH TRUNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Buồn khi nghe tin này:

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ ĐỒNG TÂM NGÀY 03 - 09 - 2017


Vào hồi 15h00 ngày 3 tháng 9 năm 2017, Toàn dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội đã Hội nghị để xác định cuộc đấu tranh Chống Tham Nhũng của người dân đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, thách thức nhất. Hội nghị đã thống nhất lập Biên bản để thông báo rộng rãi đến nhân dân cả nước và nhân dân thế giới biết.
"Hội nghị thống nhất cao độ:
Từ ngày 3 - 9 - 2017 nhân dân xã Đồng Tâm tuyên chiến với bọn tham nhũng, giặc nội xâm.
Nhân dân xã Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu để giữ bằng được đất của nhân dân ta.
Kẻ nào từ chính quyền, công an đến quân đội vào cướp đất sẽ bị tan xác.
Thà mất tất cả xã Đồng Tâm, còn một người cũng quyết chiến đến cùng"
Dưới đây là toàn văn Biên bản cuộc họp có chữ ký của các thủ lĩnh Đồng Tâm.



https://xuandienhannom.blogspot.com/2017/09/bien-ban-hoi-nghi-ong-tam-ngay-3-09-2017.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin mới trưa 4/9: VN phải đứng lên trước sự kìm hãm của TQ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Vì sao cha tôi và các trí thức bị cách ly?


BBC - Nhà báo tự do Trần Tiến Đức, con trai thứ của vị thị trưởng đầu tiên của thành phố Hà Nội dưới chính quyền Hồ Chí Minh, nói với BBC về nguyên nhân và cách thức mà thân phụ của ông, bác sỹ Trần Duy Hưng, và một số trí thức theo Việt Minh và chính phủ kháng chiến bị 'cách ly' sau khi được đảng huy động vào bộ máy.

Trao đổi với BBC hôm 2/9/2017, nhân dịp nhà nước cộng sản Việt Nam đánh dấu 72 năm quốc khánh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục & Truyền thông, Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam nói:

"Cho đến năm 1950, vai trò của các trí thức trong chính phủ kháng chiến còn rất to lớn, nhưng sau năm 1950, sau khi Chiến dịch Biên giới thắng lợi, mở ra sự thông thương với Trung Hoa Cộng sản, thì các đoàn cố vấn Trung Quốc sang và sức ép đối với Hồ Chí Minh và đối với lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là phải thay thế những người trí thức trong chính phủ bằng những nhân vật khác.

"Và rõ ràng như vậy, đã có thời gian, lúc bấy giờ tôi đã đi học thiếu sinh quân rồi, nhưng em trai tôi có kể lại là có thời gian khoảng độ năm 1953 là các cụ bị cách ly. Họ đưa các cụ lên một vùng ở Chiêm Hóa [tỉnh Tuyên Quang] và hầu như các cụ rất ít được tham gia vào công việc của chính phủ, đấy là một sự thật.

"Và đấy là một chuyện để chúng ta thấy rằng chuyện mà họ sử dụng những người trí thức như thế nào. Tôi cũng nói một câu là sở dĩ phía Việt Minh, phía đảng cộng sản phần nào có thể thành công là vì họ tập hợp được dân chúng. Và ai làm cho dân chúng tin vào? Đó là những trí thức.

"Và tôi nói cụ Hồ Chí Minh là một con người rất có sức hút, người biết ứng xử và có thể với sự tiếp xúc trực tiếp với Hồ Chí Minh, cộng với những lý tưởng dân chủ, độc lập, tự do, đã kéo được một số trí thức có uy tín trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là theo chính quyền Việt Minh. Và như thế cũng góp phần tăng cường uy của chính phủ Việt Minh và đồng thời cũng tăng cường uy tín của nước Việt Nam."


Theo nhà báo Trần Tiến Đức, cựu đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, người từng có nhiều năm làm việc tại đài truyền hình Việt Nam (VTV) nửa sau thế kỷ trước, cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945 là công lao của toàn dân, nhưng Việt Minh là lực lượng biết tập hợp lực lượng và lợi dụng cơ hội lịch sử, ông nói:

"Tôi nghĩ rằng việc lật đổ ách thực dân, lật đổ ách phát xít là công của toàn dân và có rất nhiều đảng phái cùng tham gia cùng với Việt Minh.

"Nhưng Việt Minh là lực lượng tôi phải công nhận lúc đó được tổ chức tốt nhất và... biết lợi dụng cơ hội khi các đảng phái khác chưa có sự đoàn kết, chưa có sự thống nhất để kêu gọi được toàn dân.

"Thứ hai, phải nói là Việt Minh đã tận dụng cơ hội để điền vào... khoảng trống chính trị còn lại sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng.

"Nhưng chúng ta phải nói rằng thật ra lúc bấy giờ Việt Nam cũng đã có một chính phủ - chính phủ của ông Trần Trọng Kim.

"Chính phủ Trần Trọng Kim đã có những quyết định đầu tiên đưa nước Việt Nam đi theo con đường độc lập, tất nhiên là trong sự hạn chế như vậy, cho nên tôi nghĩ rằng việc tự nhận lấy công đầu của mình, tôi cho rằng điều đó cũng cần phải xem lại.

"Và sau này, nếu chúng ta có xem xét lại các tài liệu lịch sử, các nhà sử học thực tế, nếu công tâm để xem xét lại các cứ liệu lịch sử, chắc họ phải có những kết luận xác đáng hơn," ông Trần Tiến Đức nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ từ thành phố Budapest trước một bảo tàng chứng tích tội ác trong lịch sử cận hiện đại của quốc gia cựu cộng sản thuộc khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo sư hớt tóc dùng cơm trưa tại tư gia cùng phu nhân và trưởng nam củ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều gì đang diễn ra ở nông thôn Việt Nam?


Ngô Ngọc Trai
























BBC - Năm 1959 Quốc hội Việt Nam ban hành một Nghị quyết về Hợp tác hóa nông nghiệp, đưa toàn bộ nông dân miền Bắc vào canh tác tập thể trong các Hợp tác xã nông nghiệp theo phương thức canh tác chung và chia lợi nhuận cho xã viên.

Đây là chính sách cải tạo nông nghiệp theo đường hướng xây dựng kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa.

Đến năm 1988 Bộ chính trị Trung ương đảng cộng sản đã ban hành một nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp, về sau thường được gọi là chính sách khoán 10. Trong đó có ý chính là khôi phục lại kinh tế hộ gia đình, giao khoán sản phẩm nông nghiệp cho hộ nông dân.

Theo đó nhà nước sẽ giao lại đất canh tác cho các hộ và sẽ nhận lại một phần thành quả lao động, phần còn lại các hộ gia đình được sử dụng và bán đổi ra thị trường.

Đến năm 1993 khi đã thấy được hiệu quả canh tác của hộ gia đình, nhà nước đã tiến hành chia toàn bộ ruộng của các hợp tác xã nông nghiệp cho người dân theo đầu nhân khẩu, ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, bình quân mỗi đầu người được chia từ 1,5 sào đến 2 sào, mỗi sào Bắc Bộ 360 mét vuông.

Các hợp tác xã tuy vẫn còn nhưng không còn kiểu làm chung và chia sản phẩm như trước nữa, hợp tác xã nông nghiệp chuyển sang vai trò cung ứng các vật tư nông nghiệp cho nông dân và bao tiêu sản phẩm.

Thời hạn giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64 năm 1993 của Chính phủ chỉ có thời hạn là 20 năm, đến năm 2013 là hết thời hạn, đúng ra người dân phải giao trả lại ruộng cho nhà nước. Nhưng sau khi cân nhắc tính toán, thấy việc thu về để rồi phân chia lại sẽ gây xáo trộn mất ổn định lớn, cho nên Nhà nước quyết định giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và kéo dài thời gian sử dụng cho người dân lên 50 năm. Luật đất đai năm 2013 đã ấn định chính sách này cho cả nước.

Quá trình chia ruộng trước đây, để đảm bảo công bằng cho nên mỗi gia đình được phân chia một khoảnh nhỏ tại mỗi xứ đồng khác nhau theo từng đơn vị thôn xóm, dẫn đến manh mún, nhỏ lẻ không thuận lợi cho việc canh tác.

Từ dăm bảy năm trở lại đây nhiều nơi trên cả nước đã tiến hành dồn điền đổi thửa, dồn ô đổi ruộng, để tập trung ruộng đất mỗi hộ gia đình thành một khoảnh lớn, tạo cơ cấu đồng đất thuận lợi cho việc canh tác.

Bất cập hiện nay

Chính sách đất đai trong nông nghiệp đã trải qua nhiều biến chuyển, phản ánh sự thay đổi nhận thức qua các thời kỳ. Nhiều việc làm ban đầu bị cho là sai nhưng sau hóa ra lại đúng, quy định chính sách bất cập được sửa đổi, và bây giờ nhìn lại mới thấy các chính sách trước đây thật là không phù hợp.

Đó là một tiền đề tốt để suy xét rằng, vậy liệu các các quy định chính sách hiện nay thì sao? Liệu đã đúng đắn hợp lý chưa, hay là vẫn còn tồn tại những quy định phi lý sai trái mà tương lai khi nhìn lại thì sẽ thấy quy định hiện tại đầy phi lý mâu thuẫn?

Tôi cho rằng thực tế đang tồn tại một quy định chính sách quản lý đất đai sai trái, trói buộc sức sản xuất của nông dân, đang âm ỉ đốt lên những ngọn lửa bất đồng phản kháng ở nông thôn. Tôi xin chỉ ra như sau.

Sau hơn 30 năm đất nước đổi mới kinh tế (tính từ năm 1986), đời sống nông thôn đã có những bước cải thiện. Có thể hình dung là người dân đã tích lũy được một số vốn liếng mà theo đó họ sẽ có xu hướng thay đổi cái cơ cấu trồng cấy manh mún kém hiệu quả năng suất xưa nay.

Nhờ những tiến bộ kinh tế nên các trang thiết bị máy móc cơ khí hóa nông nghiệp như máy bơm, máy cày, máy bừa, máy gặt, hệ thống đường điện đã phổ biến khắp nơi.

Các loại máy móc cơ giới, xây dựng như công nông, xe tải nhỏ, máy xúc, máy ủi, máy cắt, máy khoan cũng được phổ biến tạo ra khả năng mới cho người dân, và họ sẽ áp dụng cái khả năng mới đó vào trong canh tác nông nghiệp.

Kinh tế thị trường cũng giúp tạo ra thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng nông sản, lúa gạo không còn là cây lương thực tạo ra giá trị kinh tế chủ đạo nữa, nhiều nơi trồng hoa màu, rau củ các loại hoặc cây ăn quả, chăn nuôi thả các loại gia cầm, gia súc, cá tôm lại cho hiệu quả kinh tế tính theo diện tích cao hơn cấy lúa.

Những điều đó phát triển như một sự tất yếu khách quan. Tất nhiên cũng không phải mọi vùng nông thôn với hàng chục triệu nông dân đều có được môi trường tích tụ các yếu tố tương thích đồng thời nảy sinh như trên.

Nhưng có lẽ là hàng trăm nghìn hộ gia đình đâu đó trên cả nước đã ở vào cái bối cảnh trạng thái của sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp.

Cấm chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Sự phát triển theo chiều hướng tất yếu mở ra cơ hội khả năng mới cho hàng trăm nghìn hộ gia đình, nhưng họ đang vấp phải một chướng ngại lớn, đó là người dân không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

Việc chuyển mục đích từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả, hay chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp xây chuồng trại chăn nuôi và làm nhà đều phải xin phép. Nhưng sự cho phép lại phụ thuộc vào các vấn đề quy hoạch quan liêu, thiếu hợp lý khoa học nên đang là một rào cản, khiến người dân khó thể làm đúng pháp luật mà đạt được mục đích của mình.

Do những thôi thúc kinh tế nên người dân nhiều nơi đã vượt rào, tự gỡ mình thoát ra khỏi những trói buộc pháp luật bất cập, họ đã trồng cây ăn quả trên đất lúa và làm chuồng trại chăn nuôi, làm nhà ở trên đất nông nghiệp.

Họ đã vượt rào giống như sự vượt rào đã xảy ra trước đây trong công cuộc chuyển đổi mô hình canh tác theo hợp tác xã kém năng suất chuyển sang mô hình kinh tế hộ gia đình, làm tiền đề cho chính sách khoán 10.

Giống như trước đây, nhận thức của cơ quan quản lý trong trường hợp này đã không theo kịp với sự biến chuyển từ thực tiễn đời sống. Chính quyền nhiều nơi lên kế hoạch xử lý vì cho rằng người dân chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Sự mẫn cán của các địa phương trong trường hợp này lại mang đến hệ quả xấu, tạo ra tình thế chống đối, gây xáo trộn đổ vỡ sự bình yên ở nông thôn.

Những nhận thức quan liêu cứng nhắc và sự lười biếng trong quản lý đất đai, khiến cho người ta không nhận ra cái lẽ tất yếu rằng, đất thuộc quyền sử dụng của các hộ dân, bắt họ phải sử dụng vào mục đích mà họ không muốn thì hiệu quả sẽ ra sao?

Việc cưỡng chế với ý muốn khôi phục lại hiện trạng như trước kia, nhưng thực tế cũng chỉ làm được cái việc có tính chất phá phách là phá dỡ mà chẳng làm được gì hơn. Vậy thì thực chất nhà nước đem lại lợi ích gì trong hoạt động công vụ này?

Việc xử lý xây dựng trái phép thường được cho là để giữ nghiêm kỷ cương, giữ nghiêm pháp luật. Nhưng thử hỏi rằng vì sao mà người dân xây dựng, có phải họ rỗi rãi làm điều xằng bậy đâu.

Người dân tích cóp bao năm mới có được chút tiền làm cái nhà, xây được cái chuồng chăn nuôi. Để tiến tới quyết định làm việc này họ đã bao đêm trằn trọc suy nghĩ tính toán. Người dân đâu có xằng bậy làm càn?

Để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật mà dân phải sống trong khốn khó nghèo nàn thì pháp luật có ý nghĩa gì? Chính người dân họ biết sử dụng đất vào việc gì để mảnh đất có giá trị nhất với họ, gia tăng giá trị cho họ cũng là gia tăng giá trị cho xã hội. Đất của mỗi gia đình, họ tự biết cách trân trọng để tạo ra hiệu quả kinh tế, không bao giờ có việc người dân vô trách nhiệm đối với tài sản của chính mình.

Cho nên cái quan điểm "kiên quyết phá bỏ những công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp" ở nhiều địa phương là hệ quả của nhận thức ấu trĩ, lầm lạc, phản ánh tư duy dễ dãi giản đơn, cẩu thả trong quản lý đất đai, coi thường tính phức tạp của thực tiễn, vô trách nhiệm trước sự phát triển mà thôi.

Việc ngăn cấm người dân chuyển đổi mục đích sử đụng đất đang là bất cập lớn nhất trong chính sách quản lý đất đai hiện nay, và đây đang là rào cản lớn trói buộc kìm hãm sức sản xuất trong nông nghiệp.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nông học của người Maya cổ đại đã thay đổi thế giới hiện đại như thế nào?

Maya là một trong những nền văn minh lâu đời nhất từng được biết đến trên thế giới. Lịch sử của họ kéo dài 3.500 năm. Thành tựu khoa học lớn nhất của người Maya phải kể đến là nông học. Họ chính là những chuyên gia vĩ đại nhất trong lịch sử nông học thế giới. 

Thế Giới, thay đổi, nông học, người Maya,
Người Maya là những nhà nông học vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. (Ảnh: Ancient Origin)
Nền văn minh của người Maya phát triển song song với các nền văn minh cổ đại khác, bắt đầu từ năm 2500 TCN cùng thời với người Sumer cổ và kết thúc vào năm 900 SCN.
Những chuyên gia về Nông học
Họ đã phát triển nhiều ngành khoa học tiên tiến như thiên văn học, toán học, y học và sở hữu một trong năm ngôn ngữ nguyên thủy nhất trên thế giới. Họ đã xây dựng các thành phố tráng lệ với các công trình nghệ thuật và kiến ​​trúc giá trị. Tuy nhiên, thành tựu khoa học lớn nhất của người Maya là về nông học. Họ là những chuyên gia vĩ đại nhất trong lịch sử nông học thế giới. Người Maya đã phát triển nhiều loại cây trồng để làm thức ăn, giúp họ phát triển nhanh chóng thành một xã hội của những nhà tư tưởng uyên thâm.
Trong hơn 8.000 năm, các nhà nông học Maya đã tạo ra các giống cây có chất lượng vô song, bằng cách kết hợp khoa học vào chọn giống cây trồng. Mục đích là để phát triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng sống của dân chúng.
Trong quá khứ, sau khi phát hiện ra châu Mỹ, các nhà thám hiểm người Tây Ban Nha đã khám phá ra những giống cây của người Maya, họ đã sử dụng và phổ biến chúng trên khắp thế giới. Việc người dân trên lục địa Á-Âu phổ biến những giống cây độc đáo này đã làm thay đổi lịch sử thế giới.
Nhu cầu về cây trồng của người Maya trên khắp thế giới
Trong thế kỷ 16, cây trồng của người Maya đã được mang đến các nền văn hóa trên toàn cầu. Năm 1530 cà chua được trồng ở Ý, ngô được trồng ở Châu Phi năm 1590, đu đủ đã được trồng ở châu Á vào năm 1530, thuốc lá năm 1520. Năm 1550, người châu Âu đã mang sắn và đậu phộng đến vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Tây Phi.
Sự trao đổi các giống cây trồng, vật nuôi và những kiến thức này được gọi là thời kỳ trao đổi Columbus. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự biến đổi sinh thái sau thời kỳ đó là một trong những sự kiện đã thiết lập nên thế giới hiện đại.
Thế Giới, thay đổi, nông học, người Maya,
Các cây trồng bản địa của Châu Mỹ: Từ trái qua phải: 1. Ngô 2. Cà chua 3. Khoai tây 4. Vani 5. Cây cao su Pará 6. Cacao 7. Thuốc lá. (Ảnh: ancient-origins)
Tác động lâu dài nhất của thời kỳ trao đổi Columbus nằm ở việc giới thiệu các giống cây Maya với phần còn lại của thế giới. Các giống cây của Maya đã làm thay đổi thế giới bao gồm:
  • Thuốc lá
  • Bông
  • Ngô
  • Khoai lang
  • Cà chua
  • Đậu phộng
  • Sắn
  • Cacao
  • Chicle (chất làm kẹo cao su)
  • Henequen (cây làm sợi dùng trong công nghiệp may)
  • Hạt giống hoa hướng dương
  • Đu đủ
  • Cây vani
  • Ớt
  • Đậu
  • Bí đao
Những giống cây này đã tạo ra những thay đổi lớn trong sự bảo đảm lương thực cho toàn thế giới. Ngoài ra, việc giới thiệu các giống cây trồng từ Châu Mỹ đã có một tác động đáng kể đến nhân khẩu học.
Thay đổi thế giới bằng thực phẩm
Cây trồng của Maya đã có ảnh hưởng lớn đến chính trị, luật pháp, hải quan, công nghệ và tài chính của các quốc gia. Họ đã thúc đẩy các cuộc cách mạng vũ trang, những cuộc nổi dậy, thay đổi các ranh giới chính trị, thúc đẩy các cuộc cách mạng công nghiệp, kỹ thuật và khoa học, bắt đầu các hệ thống trường học, và thay đổi văn hoá, âm nhạc và phong cách sống của người dân.
Khái quát mà nói, cây trồng của người Maya thực sự đã thay đổi lịch sử thế giới. Dưới đây là một số thay đổi quan trọng trên thế giới nhờ sự xuất hiện của các giống cây trồng được tạo ra từ nền văn minh cổ đại này:
Ớt đã trở thành loại gia vị nổi tiếng nhất thế giới. Ớt của người Maya đã làm thay đổi gia vị thực phẩm trên toàn thế giới. Hãy tưởng tượng thức ăn Ấn Độ và Thái sẽ ra sao nếu không có ớt?
Thế Giới, thay đổi, nông học, người Maya,
(Ảnh: Medium)
Sô-cô-la là một hương vị ngọt ngào phổ biến khắp 5 châu và nó là món ăn ưa thích trong các ngày lễ lớn của Cơ Đốc giáo.
Sợi cotton của người Maya là loại sợi ưa thích của thế giới. Nó đã khởi xướng cuộc cách mạng công nghiệp, bắt đầu cuộc nội chiến Hoa Kỳ và gia tăng chế độ nô lệ, biến Hoa Kỳ thành một siêu cường công nghệ. 90% quần áo của người dân thế giới được làm từ sợi cotton.
Ngô là ngũ cốc được ưa thích và được cung cấp cho hàng tỷ người mỗi ngày. Ngô đã có những thay đổi đáng kể trong lịch sử, như là thị hiếu thực phẩm mới cho thế giới, và cả việc tạo ra loại rượu danh tiếng, Whisky.
Thế Giới, thay đổi, nông học, người Maya,
Ngô với nhiều màu sắc đa dạng. (Ảnh: Big Picture)
Đậu phộng là một vị được ưa thích trong bánh kẹo và sandwich.
Các nỗ lực để phát triển dứa ở châu Âu đã dẫn đến việc ra đời hệ thống cây trồng trong nhà kính, và việc ốp kính lên các tòa nhà cao tầng trong các thành phố hiện đại.
Thuốc lá, chất gây nghiện được ưa thích trên thế giới đã giết chết nhiều người hơn bất kỳ các cuộc chiến tranh hay bệnh dịch nào trong lịch sử. Nó đã giết tới 100 triệu người trong thế kỷ 20.
Cà chua là trái cây ưa thích của người dân thế giới. Loại trái cây màu đỏ này bị coi là độc hại ở Ý và ở Mỹ cho mãi đến thế kỷ 19.
Vanilla là hương vị được ưa chuộng trên thế giới. Một chi của họ phong lan, hương vị vani nổi tiếng khắp mọi nơi và tạo ra thương hiệu bánh ‘nana pudding’ huyền thoại.
Thương mại đã mang những hạt giống này đến toàn cầu 
Nhờ thời kỳ trao đổi Columbus mà người Châu Âu đã thu được nhiều nguồn thực phẩm và loại sợi mới. Cuộc trao đổi vĩ đại giữa Thế giới Mới (châu Mỹ) và Thế giới Cũ (châu Âu, châu Á, châu Phi) đã làm thay đổi lịch sử của hành tinh của chúng ta mãi mãi. Thay đổi này bao gồm cả sự chết chóc của người Mỹ bản địa, người châu Âu trỗi dậy, cải thiện sự đảm bảo toàn cầu về lương thực và những thay đổi lịch sử quan trọng khác.
Dân số thế giới hiện nay hơn 7 tỷ người và các cây trồng của người Maya hiện đang cung cấp lương thực cho 60% trong số đó. Chỉ riêng sắn đã có 500 triệu người ăn mỗi ngày.
Thế Giới, thay đổi, nông học, người Maya,
Tranh cây sắn vào thế kỷ 17. (Ảnh: ancient-origins)
Sự xuất hiện của các giống cây của người Maya đã gây ra sự tăng trưởng dân số thế giới. Năm 1500, dân số thế giới ở mức 425 triệu người. Đến năm 1600, đã đạt được 545 triệu người, và 610 triệu vào năm 1700.
Sau đó, nhờ nguồn dinh dưỡng được tăng cường từ các loại cây trồng này, dân số lại tiếp tục tăng nhanh hơn. Đến năm 1750 dân số thế giới đứng ở mức 720 triệu người; Đạt được 1 tỷ vào năm 1810 và 1930 là 2 tỷ. Cột mốc 3 tỷ người được thông qua vào năm 1960, năm 1980 con số đã vượt qua được 4 tỷ, năm 1990 đạt mốc 5 tỷ. Năm 2000 dân số vượt quá 6 tỷ và năm 2010 đã chứng kiến ​​thế giới có hơn 7 tỷ người sinh sống.
Hoàng An biên dịch

Phần nhận xét hiển thị trên trang