Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Cuộc chiến quyền lực tại Trung Quốc ảnh hưởng tới chương trình vũ khí của Triều Tiên?


Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: KCNA)
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: KCNA)
Các động thái sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khả năng sẽ xác định mức độ khuấy động của Triều Tiên về chương trình hạt nhân.
Để đánh giá mối đe dọa leo thang về hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, cần chú ý hơn đến các động thái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chống lại phe chính trị của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, đặc biệt trong thời gian trước thềm hội nghị chính trị quan trọng ở Trung Quốc gần cuối năm nay, theo bài phân tích trên trang Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã gắng sức củng cố quyền lực và loại bỏ phe cánh của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, người nắm quyền kiểm soát Trung Quốc gần 2 thập kỷ.
Trung Quốc dưới thời ông Giang (1989-2012) được đánh dấu bằng tình trạng tham nhũng tràn lan và cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công, môn khí công phổ biến nhất Trung Quốc từ những năm 90 và hiện có mặt tại hơn 100 quốc gia.
Có lẽ một trong những khía cạnh ít được chú ý nhất của thời đại ông Giang là mối quan hệ ấm áp mà ông Giang vun đắp với Bình Nhưỡng.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il ôm hôn thắm thiết khi gặp ông Giang ở Bắc Kinh năm 2004. Trợ thủ của ông Giang, lãnh đạo ngành an ninh Chu Vĩnh Khang đã tham dự cuộc diễu hành quân sự ở Triều Tiên năm 2010. Ba thành viên thuộc phe Giang trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay là ông Trương Đức Giang,ông Trương Cao Lệ và ông Lưu Vân Sơn, đều đã có những chuyến ngoại giao cấp cao tới Triều Tiên, 2 người trong số họ thậm chí còn học đại học ở Triều Tiên.
Theo nhận định của các chuyên gia, ông Giang dường như đã tận dụng mối quan hệ cá nhân của mình với gia tộc họ Kim và vai trò của Trung Quốc với Triều Tiên để khiến Bình Nhưỡng tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân cùng lúc với thời điểm phe Giang muốn chuyển hướng áp lực chính trị nội bộ ra khỏi các thành viên của họ, hoặc né tránh sự chú ý của cộng đồng quốc tế về những vi phạm nhân quyền của họ.
Ông Don Tse, chuyên gia về Trung Quốc nhận định: “Giang Trạch Dân đã lợi dụng các mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên để thu hút sự chú ý của Mỹ khỏi các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc cũng như chống lại các cuộc tấn công chính trị từ các phe phái trong Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Trái ngược với phe Giang, ông Tập Cận Bình không tiếp đón hay thăm viếng lãnh đạo hiện tại của Triều Tiên, ông Kim Jong Un. Tuy nhiên, ông Tập lại nhiều lần gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, người mới bị phế truất gần đây. Các quan chức Mỹ nói rằng ông Tập đã “công khai châm biếm” ông Kim Jong Un trong cuộc gặp giữa ông Tập và Tổng thống Trump vào tháng 4, theo The New York Times.
Thái độ xa rời của ông Tập đối với ông Kim và mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền Trump dường như giải thích cho sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên (một trụ cột kinh tế quan trọng trong mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên) và sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với nghị quyết trừng phạt gần đây của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng.
Để chuẩn bị cho việc hoàn toàn kiểm soát chính quyền Trung Quốc tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu này, ông Tập đã thực hiện một số động thái lớn nhằm làm suy yếu hơn nữa ảnh hưởng của phe Giang.
Sau một loạt các cuộc đề bạt chính trị vào nửa đầu năm 2017, hơn một nửa các lãnh đạo cấp tỉnh là những người ủng hộ ông Tập. Điều này tương phản với thời điểm ông Tập bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2012, khi đó các cộng sự của ông Giang giữ số lượng áp đảo trong giới lãnh đạo cấp tỉnh.
Vào cuối tháng 7 năm nay, ông Tập đã loại bỏ ông Tôn Chính Tài, một thành viên Bộ Chính Trị và ứng cử viên của phe GIang cho vị trí lãnh đạo Trung Quốc. Nhiều ngày sau, ông Tập thăng chức cho 138 tướng quân đội và tổ chức một cuộc diễu hành quân sự lớn tại một cơ sở đào tạo mà không có sự hiện diện của những người tiền nhiệm. Các động thái này nhằm tăng cường sự kiểm soát của ông Tập đối với lực lượng quân đội từng bị kiểm soát bởi ông Giang, và thể hiện cho giới quan chức Trung Quốc rằng hiện tại ai mới là người lãnh đạo.
Khi phe Giang ngày càng bị đẩy về phía bờ vực, họ có thể sẽ cố gắng đàm thoại với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về các cuộc khiêu khích hạt nhân hơn nữa nhằm làm hạ uy tín của Chủ tịch Tập.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bình luận rằng Triều Tiên quá coi thường Trung Quốc khi lại phóng tên lửa vào cuối tháng 5, dù trước đó ông Tập đã bày tỏ cam kết sẽ hành động để kiềm chế chính quyền họ Kim.
Thu Phương, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá khủng khiếp: 7,5 tỉ đồng “hoa hồng cho bác sĩ”


Anh Đào
Ngô Anh Quốc - Phó TGĐ VN Pharma đã chỉ đạo nhân viên chi 7,5 tỉ đồng hoa hồng cho các bác sĩ tại bệnh viện để họ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc VN Pharma nhập khẩu.
Vụ "thuốc chữa ung thư" dởm tại VN Pharma, một trong những công ty dược lớn nhất Việt Nam, sẽ chẳng đi đến đâu nếu số tiền 7,5 tỉ đồng chi "hoa hồng cho bác sĩ" không được làm rõ. Bởi chính những đơn thuốc này là yếu tố hoàn thành "chu trình ma quỷ"!
Vụ việc có thể nói là rất đơn giản:
Năm 2013, VN Pharma mua thuốc tân dược của Công ty Helix Canada để bán và đấu thầu cung cấp cho các bệnh viện ở VN, trong đó có thuốc H-Capita 500mg Caplet.
Tháng 4.2014, VN Pharma mở tờ khai hải quan nhập khẩu hơn 9.000 hộp thuốc H-Capita 500mg về VN.
Quá trình điều tra cho thấy, số thuốc được dán tem từ Ấn Độ về Singapore, sau đó nhập khẩu về Việt Nam. Tuy nhiên, xác minh mã vạch, mã số in trên vỏ thuốc thì không được đăng ký bởi quốc gia nào. Các giấy chứng nhận chất lượng thuốc đều là giả.
Nhưng quan trọng nhất là kết luận giám định của Bộ Y tế khẳng định lô thuốc H-Capita 500mg nói trên chứa 97% hoạt chất capecitabine - là thuốc "không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người"!
Quá sốc. Nhất là khi đó là loại thuốc chữa căn bệnh hiểm nghèo ung thư, nhất là khi những người mua vốn đã bị tật bệnh đẩy sâu xuống đói nghèo, tán gia bại sản.
Trong hình luật có một tội danh riêng dành cho các hành vi làm giả lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh do tính chất đặc biệt nguy hiểm của hậu quả: Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh mạng của người sử dụng là số đông.
Nhưng cũng chính vì thế, việc xử lý dẫu nghiêm khắc đến mấy những hành vi táng tận lương tâm của các bị cáo sẽ chỉ đầu voi đuôi chuột nếu không xem xét trách nhiệm của những bác sĩ đã ăn tiền để kê đơn cho bệnh nhân đúng thứ thuốc dởm của VN Pharma.
Đây là những gì đã được công khai tại toà: Ngô Anh Quốc - Phó TGĐ VN Pharma đã chỉ đạo nhân viên chi hoa hồng cho các bác sĩ tại bệnh viện để họ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc VN Pharma nhập khẩu.
Quá trình điều tra, Ngô Anh Quốc đã giao nộp cho cơ quan điều tra một số giấy biên nhận chi tiền cho bác sĩ các bệnh viện mà VN Pharma cấp thuốc. Tổng cộng các hóa đơn này khoảng 7,5 tỉ đồng.
7,5 tỉ đồng ấy được bổ vào đâu nếu như không phải chính vào giá thuốc.
Có thể, các bác sĩ không biết đó là thuốc dởm. Nhưng chỉ cần việc nhận hoa hồng để kê đơn đúng loại thuốc của VN Pharma cũng có khác gì đâu việc ăn tiền trên lưng người bệnh.
Thưa các vị thẩm phán, người dân, đặc biệt là những thân nhân của bệnh nhân ung thư muốn biết tên tuổi của những vị bác sĩ ấy, muốn thấy toà làm rõ trách nhiệm của họ, muốn nghe những khuyến cáo cần thiết, chứ bệnh nhân ung thư, có lẽ chỉ cần danh xưng ấy thôi là đã đủ tố khổ cho một lớp người bất đắc dĩ rơi xuống đáy xã hội.
Theo vande.org

THUỐC QUÝ



Luân Lê



Một ngày nọ, ở xứ sở thần tiên, bất cứ việc gì muốn được giải đáp thì tất thảy mọi người đều cầu cứu đến một vị thần y có biệt danh là giáo sư Cua.

Đến năm Đinh Dậu thứ nhất của triều đại đỉnh cao nhà Bè. Có rất nhiều thảm hoạ liên tiếp xảy ra, mùa màng thất bát, sưu cao thuế nặng, quan tham vơ vét cật lực rồi bỏ trốn khỏi cung đình, lòng người uất hận, người dân khắp nơi rơi vào cảnh nghèo đói và khổ cực. Nhưng không biết tìm ai để kêu than, ngay cả ông Bụt ngày xưa cũng vô hiệu vì bị thuế, phí đè đầu cưỡi cổ nên không ai cúng cho ăn gì suốt nhiều năm. Bụt cũng gày mòn và không hiện hình ra trước nước mắt của dân chúng.

Để vượt đường xa, qua các sai nha canh Bốt mọc lên ở khắp nơi, người dân phải trả rất nhiều các loại phí mới được phép thông hành qua các cửa trạm, họ đến tìm giáo sư Cua ở đỉnh núi Đường Thiên để hỏi một câu hỏi duy nhất mà ai cũng không hiểu vì sao.

Người dân thi nhau hỏi vị giáo sư Cua: Khi nào thì chúng tôi được trở lại đi bằng hai chân?

Giáo sư Cua có vẻ tức giận vì như thấy mình bị trêu đùa, bởi những con người kia vẫn hàng ngày đi bằng hai chân chứ cớ sao lại đặt câu hỏi kiểu đó nếu không phải để bỡn cợt? Giáo sư Cua lắc đầu tỏ vẻ bất bình, nhưng một lúc sau lại thấy nhếch mép cười một mình ra vẻ đắc chí vì nảy ra ý nghĩ khôn ngoan nào đó.

Trầm ngâm một lát rồi ông ta khoan thai trả lời: Các ngươi thử mọc thêm 8 chân như ta, lúc đó các ngươi mới hiểu được ta đã thực sự khổ sở thế nào. Và giờ ta sẽ cho các ngươi uống mỗi người một viên thuốc để thoả ước nguyện, ba năm sau quay lại đây tìm ta, giá mỗi viên là 1 lượng vàng. Thuốc này có hạn, ta được bề trên ban cho, không nhanh thì các ngươi sẽ không còn cơ hội để đi hai chân nữa đâu.

Những con người khổ hạnh kia vội vàng móc ra những đồng bạc cắc cuối cùng rồi van nài giáo sư Cua để cho những viên thuốc quý mà biến họ vốn chỉ có hai chân sẽ được đi lại bằng hai chân của mình.

Họ trở về nhà, mỗi người uống một viên và chờ đợi. Ba năm sau. Dần dần, họ mọc lông và hai tay trở thành hai chi trước và họ hiện rõ nguyên hình mình là một con cừu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cặp vợ chồng ghê tởm nhất đã hiện ra trước lịch sử


FB Nguyễn Đăng Hải 
- Người đàn bà ấy là một doanh nhân. Để hủy cuộc hôn nhân lần thứ nhất, bà ta đã "khảng khái" đền bù cho người chồng 100 tỷ. Cuộc hôn nhân lần thứ hai cũng kết thúc... trước "thời hạn", sự "khảng khái" lần này trị giá 50 tỷ (bao gồm 1 căn biệt thự và 30 tỷ tiền mặt). Hai người đàn ông này vớ quả bẫm.

Image result for ma quỷ
Cặp vợ chồng ma quỷ

Sau 2 cuộc "khảng khái" đó, số tiền mà doanh nghiệp của bà ta nợ ngân hàng lên tới... 800 tỷ. Cuộc hôn nhân lần thứ 3 mà bà ta nhắm tới, chính là nhằm giải quyết số nợ khổng lồ nói trên. Đó là một cuộc khủng hoảng luân thường đạo lý cực kì xấu hổ và nhục nhã. Và cặp vợ chồng ghê tởm nhất đã hiện ra trước lịch sử.

Cuộc hôn nhân này đã khiến hàng triệu, hàng triệu người ngày ngày phải móc cái túi còm cõi của mình để có tiền cho bà ta, không những trả một phát hết nợ khủng, mà còn dư ra hàng ngàn tỷ để tiếp tục phè phỡn với người chồng già tội lỗi.

Trong khi hàng triệu, hàng triệu người vẫn còn tiếp tục phải móc túi trong nhiều năm nữa.

Những kẻ giúp cặp vợ chồng ấy múc túi hàng triệu người, chỉ riêng việc này cũng đáng bị lịch sử phỉ nhổ.

Những Đát Kỷ, Muội Hỉ, hay Ly Cơ... thời xưa so với người đàn bà này... chưa là cái đinh.

nhặt trên mạng hehe


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam khôn thật


Nguyễn Xuân Hưng 

- Thủ tướng Phúc đi Thái để thắt chặt tình hữu nghị, lại có vụ bán dâm rõ to, khiến tôi bỗng nhớ một lần ở Băng Cốc. Hồi đó, TL đang biểu tình sôi động, báo chí VN làm như TL sắp làm cách mạng, ai cũng can khiến tôi lo lắng, may mà có một ông bạn GS trường đại học Chiềng Rai đã ở TL hơn 20 năm bảo tao ở Băng Cốc đây, đọc báo VN nói về TL cứ hiểu ngược lại là ổn. 

Sexy Show Pattaya, Thái Lan
Ở Băng Cốc, khách sạn tôi ở lọt giữa khu toàn quán caphe, bar cho chính người Thái (rất ít khách du lịch). 23h30 phút là các tiếp viên vũ nữ bắt đầu tuột váy, chỉ khoác hờ một mảnh vải mỏng như vải màn xô, ngắn cũn. Hỏi thì biết, các quán này không được khỏa thân 100%, tức là phải "mặc một thứ đồ che thân thể". Cởi truồng, hở ngực, chỉ kín... nách. Chúng tôi ngồi nhâm nhi cafe xem phụ nữ khỏa thân, nói chuyện về nhà vua Thái và đạo Phật. 

- Vì sao lại dung hòa được chuyện sex và truyền thống Phật giáo?

- Vì Phật chỉ cấm tà dâm, chứ có cấm xem sex đâu, nên TL trình diễn sex cho cả thế giới đến xem. Chúng ta và những người kia có niềm tin Phật giáo không, và vẫn ở đây?

- Làm thế nào hai thứ tưởng như trái ngược là hiện đại tột cùng và truyền thống sâu sắc lại có thể cùng tồn tại?

- Đó là vì TL có nhà vua, có minh quân. Ngài đã chọn cơ chế thị trường và nền dân chủ. Chả có gì đặc sắc. Nhật, Hà Lan, Anh... đã làm như vậy. Nếu đi Pataya, anh sẽ thấy ảnh nhà vua rất lớn treo trang trọng bên ngoài cung biểu diễn Stepany show...

v.v...

Hôm sau, tôi thấy các cô đêm qua ở bar, đi ăn uống tụ tập chuyện trò vui vẻ với dân phố, ăn mặc lịch sự, bình thường. Mọi người giao tiếp với các cô thân thiện không kì thị.

Chúng tôi đi xem hiện trường biểu tình, cảnh sát đứng làm hàng rào, người hô hét mặc sức... Bạn Thái của bạn tôi bảo: Anh thấy gì không, họ biểu tình và các cô gái tối qua cũng giống nhau, đó là bày tỏ mình tự do mỗi người một cách trong khuôn khổ pháp luật, điều này chắc chắn ở VN bị cấm.

Tôi hỏi: Sao anh biết?

Trả lời: người Thái Lan đã nghiên cứu VN, rút ra kết luận, người Việt khôn, người Thái ngu, vậy cái gì VN làm thì người Thái làm ngược lại, sẽ phù hợp với thực tế Thái Lan.

Anh bạn Thái Lan, bạn của bạn tôi kể rằng, bố anh đã học ĐHBK Sài gòn rồi thực tập ở nhà máy Thủy tinh Khánh Hội hồi trước 1975. Nói chung người Thái trước đây rất nhiều người đến Sài gòn học và làm việc.

Bây giờ người Việt lại đi Thái học đại học, và học mọi mặt từ Thái Lan.

Hôm qua tôi nhận được cuộc điện thoại từ anh bạn Bang Cốc: Bây giờ VN đã nắm được bí quyết của Thái Lan, đó là làm ngược lại những gì TL làm, việc đột phá đầu tiên là taxi. Taxi Băng cốc xe nào cũng sơn bóng lộn, đủ màu sắc. Rồi đây HN sẽ có taxi một màu, và nhiều lĩnh vực khác, cứ lộn trái TL là được. Người Việt khôn thật.

Nguyễn Xuân Hưng
(FB Nguyễn Xuân Hưng)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÓ MỘT ĐÁM TANG… RẤT, RẤT BUỒN


15 NĂM NGÀY MẤT CỦA TƯỚNG TRẦN ĐỘ, TRƯỞNG NAM CỦA ÔNG NGHẸN NGÀO VÀ PHẪN UẤT KỂ LẠI ĐÁM TANG CỦA CHA.
CÓ MỘT ĐÁM TANG… RẤT BUỒN
Trần Thắng - Hà Nội sắp vào thu, một mùa “vu lan báo hiếu” sắp đến. Tôi lại nhớ tới những ngày này của 15 năm trước.
Sau Tết Nhâm Ngọ (2002), Cha tôi – Trần Độ trở bệnh nặng.
Cha tôi lại vào bệnh viện Hữu Nghị với chẩn đoán ung thư bàng quang. Nằm ít lâu, sức khoẻ ông xuống rõ do suy hô hấp, tháng 5/2002 ông phải đưa ống xông vào để thở và nằm ở phòng cấp cứu. Mặc dù nằm một chỗ, không nói được, đi tiểu qua ống dẫn nhưng ông vẫn tỉnh táo. Ông rất vui khi có người thân, bạn bè tới thăm. Không nói được nhưng ông ra hiệu hoặc bút đàm với mọi người. Giữa tháng 7/2002, ông ra hiệu cho tôi về lấy di chúc của ông ra đọc và thực hiện các việc ông dặn. Trong di chúc ông viết: xin được hoả thiêu và hài cốt đưa về nằm bên mẹ ở nghĩa trang làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải.

Vào 14g 10p ngày 9/8/2002 (tức 1 tháng 7 năm Nhâm Ngọ) Cha tôi trút hơi thở cuối cùng tại phòng cấp cứu, bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.

Ngày hôm sau, Văn phòng Quốc hội họp với gia đình bàn về lễ tang cho ông. Các vấn đề lễ tang, hoả táng, đưa hài cốt về quê… được thống nhất. Lời điếu của Ban tổ chức lễ tang, và lời cảm ơn của gia đình sẽ được soạn trước và đưa hai bên thống nhất. Gia đình đề nghị có 4, 5 quyển sổ tang để mọi người chia buồn, Văn phòng Quốc hội đồng ý. Đám tang được lùi lại 5 ngày vì… Quốc hội đang họp.

Ngày 11/8, anh Hùng phó Ban lễ tang mang tới nhà cho tôi xem lời điếu. Trong đó có một đoạn khoảng chục dòng tôi yêu cầu bỏ vì nó “không thích hợp” và trái đạo lý “nghĩa tử nghĩa tận” của ông bà ta. Tối đó anh Hùng đưa tôi bản sửa, chỉ còn lại hơn một dòng “không thích hợp” và tôi cương quyết đòi bỏ. Anh Hùng nói: Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư cho ý kiến là không bỏ, nhưng tại lễ tang sẽ đọc rất nhỏ hoặc tạm tắt tăng âm… Tôi nói: Tuỳ các ông, nhưng nếu xảy ra chuyện gì gia đình không chịu trách nhiệm. Còn lời cám ơn của gia đình tôi đã soạn và đánh máy. Anh Hùng xem và không có ý kiến gì.

Sáng 14/8/2002, gia đình, họ hàng, thân bằng quyến thuộc của Cha tôi đã có mặt rất sớm ở nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông.

Cảm nhận đầu tiên là vấn đề an ninh: không hiểu sao công an, bộ đội, người đứng chỉ trỏ… rất đông. Cảm nhận tiếp theo là: không khí rất căng thẳng như có gì đó chống đối nhau. Cảm nhận nữa là: tại sao việc kiểm soát vòng hoa tang, băng tang, các bức trướng… lại nghiêm ngặt đến vậy? Nhiều vòng hoa phải thay băng tang hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ…

Tôi và mọi người tang phục chỉnh tề bước vào nhà tang lễ. Đập thẳng vào mắt tôi là dòng chữ “Lễ tang ông Trần Độ” trên một tấm bảng lớn phủ kín dòng chữ “Vô cùng thương tiếc…” lâu nay vẫn gắn trên tường. Đi tới bàn ghi sổ tang tôi thấy trên 5 bàn có 5 tập giấy trắng khổ A4. Tôi hỏi cán bộ Ban lễ tang: Sổ tang đâu? Anh ta nói: Sau đám tang sẽ đóng thành sổ. Tôi nói: Đã thống nhất sổ tang là sổ tang, ban tổ chức không có gia đình sẽ đưa tới. Một lúc sau, 5 quyển sổ tang đã đóng được đưa vào thay cho 5 tập giấy rời.

Đám tang được cử hành, các đoàn, các nhóm, các cá nhân lần lượt vào viếng. Băng tang hầu hết không có chữ “vô cùng thương tiếc” hoặc “Trung tướng Trần Độ”.

Xen kẽ là các bức trướng:

- “Nhân văn danh tướng. Trung dũng vẹn toàn”;

- “Công thần không làm phách
Danh toại chẳng cầu nhàn
Bút thần vung mấy độ
Ðáng mặt đại nghĩa quân”

- “Vì đại nghĩa nhân chân, thân mấy độ trần thân
Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân”.

- “Vô tình vị tất chân hào kiệt
Hữu độ phương vi đại trượng phu”…

Theo sau là các cụ già, các cựu chiến binh, các nhân sĩ… Họ mang trướng theo hoặc giấu trong người. Khi tới gần quan tài họ giương lên hoặc phủ lên áo quan. Cả phòng tang lễ im phăng phắc, không khí căng thẳng dần.

Khi các cụ đi khỏi, có vị nói với mấy cậu lính gì đó. Hai cậu lính chạy lên, thu mấy bức trướng, cuộn lại và ném vào góc phòng. Tôi gằn giọng: các cháu đâu? Lập tức cháu Đan, cháu Tuấn… lao lên góc phòng, mang tất cả các bức trướng sắp xếp lại như cũ. Không một tiếng động nào, không một hành động nào xảy ra trong lúc đó, nhưng ngột ngạt đến tức thở.

Các đoàn viếng đã gần xong. Bỗng anh Nghiêm Hà đến bên tôi nói: Ban tổ chức định thu giữ mấy quyển sổ tang, anh ra xem sao? Tôi đi đến thì thấy một anh đang gom giữ mấy quyển sổ tang. Tôi nói: anh để tôi xem. Mở một quyển tôi thấy có những trang bị xé nham nhở. Tôi hiểu ngay họ muốn gì. Tôi lấy lại 5 quyển sổ tang và chợt nhìn thấy em Lãng (chồng em Hạnh), một bác sĩ quân y đã qua các chiến trường. Tôi nói lớn: Lãng! Em giữ 5 quyển sổ này không cho ai lấy. Em có làm được không? Lãng cũng nói lớn như đang nhận lệnh: Rõ, em làm được.

Tôi vội về vị trí để làm lễ truy điệu. Ông Vũ Mão đọc lời điếu. Ông đọc to, rõ toàn văn lời điếu kể cả câu mà theo anh Hùng nói hôm trước là sẽ đọc nhỏ nhất có thể.

Hội trường im lặng, có tiếng ho, tiếng khóc ấm ức cứ lớn dần.

Tôi lên đọc lời cảm ơn. Tôi đọc bản soạn sẵn đã đưa Ban lễ tang duyệt. Gần về cuối, hình ảnh tập giấy A4 thay sổ tang, hình ảnh người lính ném mấy bức trướng vào góc phòng, hình ảnh đòi thu giữ sổ tang và nhiều chi tiết đau lòng khác làm tôi nghẹn giọng. 
Vẫn cầm tờ giấy như đang đọc nội dung có sẵn, tôi nói to, chậm, rõ: “…gia đình và dòng họ chúng tôi không chấp nhận bài điếu văn này…”.

Lập tức tiếng tôi chìm trong tiếng vỗ tay, tiếng hô vang của mọi người dự tang lễ. Lúc đó tôi không cảm nhận hết không khí của buổi lễ, tôi cố gắng làm tròn bổn phận của mình, nhưng trong tôi mọi thứ như vỡ vụn. Thật không ngờ tôi phải tham gia một đám tang… rất buồn như vậy.

Hà Nội, tháng 8/2017
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1059937044109236&set=pcb.1059939344109006&type=3&theater

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư cho Vũ Từ Trang


 ( Đọc xong: “Vì ai ta mãi phong trần của VTT )

Trên hết là tình yêu cái đẹp
Đẹp ở tình người
Hương sắc núi sông
Sau rốt là sự sẻ chia
tận cùng ấm áp
mong bạn ta
bớt côi cút trên đường

Một chữ tâm
Giữa thời nhộn nhạo
Người ta đi bằng tay
Và nghĩ bằng chân
Chân lý ngu ngơ, thói đời ngược ngạo
kẻ gieo mùa
lại luôn đói ăn!

Anh không hề thương vay
khóc vụng
Luôn nói to
đang chốn thì thầm
Vì tự biết,
thơ thiếu điều khảng khái
Thì đáng buồn
Và thật đáng thương!

Bao lớp người đi xôn xao thời trai trẻ
còn mấy ai đứng được trên đường?
Một ít vênh vang, đắc thời
loạn chí
Còn phần đông thì
lặng  lẽ
cùn hơi

Đơn côi lắm
những người yêu quyết liệt!
đã là yêu thì không thể ngập ngừng
Đã có tâm
đất này đâu chật?
Người kém may,
vẫn có chỗ vui cùng..

Đừng hỏi vì sao ta lận đận
“Vì ai mà ta mãi phong trần”
Giá của tình yêu thường đắt đỏ
Huống chi
tình ấy lại tình VĂN?


Xóm núi 8/ 2017

    H.G

Phần nhận xét hiển thị trên trang