Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Bàn tay nào cho tỉ phú Trầm Bê lúc này?!



Đào Tuấn

LĐO - Cách đây 11 năm, vài công an viên xã Phước Thuận, Vũng Tàu trong khi tuần tra đã tình cờ giải cứu quý tử của ông Trầm Bê khi đó bị giang hồ Bình "Kiểm" bắt cóc để đòi 10 triệu USD tiền chuộc. Dư luận khi ấy mới giật mình về sự giàu có của vị tỷ phú này. Và sự may mắn thần kỳ của ông.

Cách đây ít năm, cổ đông của Sacombank gần như gào thét trong một đại hội cổ đông "Trầm Bê đâu, Trầm Bê đâu"! Khi ấy, Phương Nam của ông Trầm Bê đã thâu tóm xong Sacombank, và cũng kịp biến ngân hàng top hùng mạnh một thời này trở thành top nợ xấu.

Đến hôm qua, sau bao nhiêu mỉa mai dị nghị về một cú "lách cửa hẹp", về một sự chìm xuồng, tỉ phú đa tài đã phải cho tay vào còng. Vận may thần kỳ hay duyên nghiệp từ 9 ngôi chùa có vẻ không còn ở bên ông lúc này.

Phải nói một cách công bằng, Trầm Bê là tỉ phú có tài, có tầm và có vận may thần kỳ. 

Khởi nghiệp từ nghề mà dân gian hay gọi chơi là "lâm tặc", ông nhanh chóng nhảy sang địa ốc và tiếp tục thu bộn tiền.

Cái tầm của ông là đưa đúng đồng tiền vào những địa hạt gần như hoang sơ, những thị trường gần như bỏ ngỏ. Hãy nhớ thời điểm 2001, khi Bệnh viện tư nhân Triều An được thành lập, gần như chưa có bất cứ bệnh viện tư nhân nào. Hãy nhớ, khi Trầm Bê nhảy sang địa hạt nông nghiệp, Công ty Sơn Sơn của ông là doanh nghiệp duy nhất đủ tiền để sở hữu dây chuyền chiếu xạ thanh long. Khi ấy, đã có ý kiến, dẫu hơi buồn cười, về sự "độc quyền" chiếu xạ của Sơn Sơn. Còn Trầm Bê thì ngồi đếm tiền mỏi tay khi "bỏ túi" cả vựa thanh Long Ninh Thuận - Bình Thuận! Và khi nhảy sang lĩnh vực ngân hàng, có năm như 2007, SouthernBank một ngân hàng bé tí, đạt doanh thu trên 1.000 tỉ đồng cùng lợi nhuận ròng gần 200 tỉ đồng.

Với vận may kỳ lạ, Trầm Bê từng được ví như vua Midas, chạm đâu cũng thành vàng.

Nhưng vận may không mãi mỉm cười khi mà những cái chặc lưỡi đi quá xa giới hạn của sự chân chính.

Trong thông cáo chiều qua, tỉ phú được cáo buộc là đã cùng 14 cá nhân tại Sacombank có hành vi sai phạm nghiêm trọng trong việc cho ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam - VNCB) vay 1.800 tỉ đồng.

Có thể, đây chỉ là điểm khởi đầu để nhiều những bất thường trong hoạt động của ông Trầm Bê được làm rõ. Từ việc thâu tóm Sacombank dưới danh nghĩa sáp nhập, từ việc mua bán ngân hàng 0 đồng, từ việc khiến tổng nợ xấu của ngân hàng này có thời điểm lên tới 59.426 tỉ đồng (chiếm 29,9% tổng dư nợ)!

Năm 2012, một người bạn đã chìa tay chia lửa sau khi dư luận đặt câu hỏi về chiếc sừng tê giác 4 tỉ đồng mà ông Bê bị mất trộm. 

Còn bây giờ, rất khó đấy tỉ phú!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trịnh Xuân Thanh: Tội phạm kinh tế hay gián điệp?



Alexei Syunnerberg
Sputnik - "Thật kỳ lạ và mờ mịt khó hiểu", - nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.

Trong cuộc phỏng vấn của "Sputnik-Việt Nam", ông Kolotov nói:

Việc nhân viên đặc nhiệm đưa công dân về nước một cách trái phép từ lãnh thổ quốc gia khác là thực tế khá phổ biến. Mỹ dẫn độ công dân của mình về nước từ Liên Xô, từ Iran — ngụy trang dưới vỏ bọc kỹ thuật viên quay phim lẫn vào đoàn làm phim của Hollywood. Từ Pháp, cơ quan KGB Liên Xô đã dẫn các thủ lĩnh phong trào Bạch vệ chống chính quyền Xô-viết về Liên Xô.

Nhưng trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, tình huống cho thấy là chưa có sự đồng thuận giữa hai bên. Và quan điểm của Việt Nam rõ ràng hơn. Chính quyền hợp pháp được quốc tế công nhận của nước CHXHCN Việt Nam đã công bố lệnh truy nã quốc tế với công dân của nước mình thông qua Interpol, nghi can phạm tội kinh tế quy mô lớn. Chỉ riêng trong một tội danh, ông ta bị khởi tố với 145 triệu USD. Nếu một người trong danh sách truy nã quốc tế cư trú trong lãnh thổ của một quốc gia khác tuân thủ luật pháp quốc tế, thì người đó phải được trao trả cho nước yêu cầu dẫn độ.

Tại sao Đức không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình? Hơn nữa, lại còn đưa ra lệnh trừng phạt đại diện chính thức của cơ quan phản gián thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, và thậm chí, theo tin đưa trên một số phương tiện truyền thông, Đức còn dự định trục xuất cả Đại sứ của Việt Nam. Như vậy, theo ý kiến của Giáo sư Kolotov, chính quyền Đức tự xác nhận: họ không chỉ biết rằng tội phạm quốc tế muốn ẩn trốn ở Đức mà còn bao che cho đối tượng đó. Mà người ta chỉ hành động như vậy với những người có khả năng tiếp cận bí mật quốc gia và hoạt động gián điệp có lợi cho nước khác — khi đó đối tượng thuộc sự bảo hộ của quốc gia khác. Điều tương tự đã xảy ra, ví dụ, vào năm 1978, khi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô kiêm Phó Tổng Thư ký LHQ Arkadi Shevchenko đã ở lại Mỹ, hay cũng cùng năm đó, điệp viên Liên Xô Viktor Suvorov đào tẩu ở Anh, hay như Thiếu tướng Nga Oleg Kalugin chạy sang Mỹ năm 1995.

Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, dường như ai đó đã ngăn chặn hoạt động của Interpol và kẻ tội phạm mà Việt Nam yêu cầu dẫn độ đã không được trao trả cho Hà Nội. Có nghĩa là, để đổi lấy sự "bảo kê", người này đã cung cấp thông tin bí mật mà ông ta nắm được cho Đức hoặc cho bất kỳ nước nào khác đã khuyến nghị Đức "che chở" ông ta.

Vì vậy, những gì mà công chúng biết về vụ Trịnh Xuân Thanh hiện nay không phải là tất cả mọi chi tiết. Mà điều khó hiểu chủ yếu — là lập trường của Đức. Mọi việc chỉ có thể sáng tỏ nếu như có sự thừa nhận của chính quyền Đức, rằng Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức không chỉ với núi tiền mà còn với những thông tin tình báo.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những dự án thua lỗ nghìn tỉ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Những dự án thua lỗ nghìn tỉ tại Vinachem


03/08/2017 TTO - Một loạt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) phải chịu kỷ luật do những sai phạm liên quan đến những “dự án thua lỗ lên tới hàng nghìn tỉ đồng gồm đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, DAP Lào Cai. Tổng vốn đầu tư của bốn dự án thuộc Vinachem là trên 19.000 tỉ đồng, nhưng sau đó điều chỉnh tăng thêm lên tới trên 28.800 tỉ đồng.

Dự án đạm Hà Bắc là một trong những dự án 
thua lỗ của Vinachem có nhiều sai phạm - Ảnh: L.B.
Với hàng loạt những sai phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã chỉ rõ những cá nhân sau có sai phạm rất nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật gồm: ông Nguyễn Anh Dũng (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinachem), ông Đỗ Quang Chiêu (nguyên chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Quốc Tuấn (nguyên chủ tịch HĐQT tổng công ty, nguyên chủ tịch HĐTV), ông Đỗ Duy Phi (nguyên ủy viên HĐQT, tổng giám đốc công ty).

Lỗ lớn, mắc kẹt 
với nhà thầu

Tại cuộc họp mới đây về triển khai kết luận của Bộ Chính trị trong việc xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém của ngành công thương do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, ông Nguyễn Anh Dũng cho biết đã tập trung giảm chi phí cho các nhà máy được hơn 100 tỉ đồng, có giá bán tốt hơn nhưng hiện công suất chỉ duy trì được 70-80%.

Tuy nhiên, gặp khó khăn lớn nhất là việc quyết toán dự án, hiện đang phải rà soát và mời cơ quan kiểm toán độc lập.

Theo tài liệu của Tuổi Trẻ, tổng vốn đầu tư của bốn dự án thuộc Vinachem là trên 19.000 tỉ đồng, nhưng sau đó điều chỉnh tăng thêm lên tới trên 28.800 tỉ đồng.

Đạm Ninh Bình là công ty có số lỗ phát sinh nhiều nhất lên tới 3.217 tỉ đồng (tính đến cuối năm 2016), Bộ Công thương đánh giá tình hình tài chính gặp khó khăn do chi phí đầu tư dự án quá cao, phải trả nợ vay ngân hàng, lại thêm các khoản thua lỗ nên sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.

Mặc dù nhận nghĩa vụ trả nợ, nhưng công ty mới trả được 4.047 tỉ đồng, riêng Vinachem đã phải trả nợ thay lên tới gần 1.600 tỉ đồng trong khi tổng nợ phải trả là 11.063 tỉ đồng.

Theo kết luận thanh tra được Bộ Công thương công bố, Vinachem đã phê duyệt điều chỉnh dự án trên cơ sở đánh giá hiệu quả tài chính thấp, tiềm ẩn rủi ro, dự báo còn hạn chế.

Đồ họa: VĨ CƯỜNG

Nhiều sai phạm, 
buông lỏng giám sát

Còn tại dự án mở rộng Nhà máy đạm Hà Bắc, kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ quá trình triển khai thực hiện dự án đã để xảy ra nhiều sai phạm như tính thừa chi phí, xây dựng khi chưa có giấy phép xây dựng, thi công sai phép, bố trí cán bộ không đủ điều kiện tham gia quản lý dự án... với tổng số tiền phạt vi phạm lên tới hơn 100 tỉ đồng.

Hiện dự án cũng chưa hoàn thành quyết toán gói thầu EPC, do chủ đầu tư chưa cân đối và thu xếp đủ nguồn vốn để giải ngân và vướng mắc về thủ tục.

Tình hình tài chính của nhà máy gặp khó khăn do chi phí đầu tư quá cao (tăng tới 1,45 lần) nên chi phí khấu hao và lãi vay lớn (chiếm 63% giá thành), cộng thêm các khoản thua lỗ, thiếu vốn lưu động.

Bộ Công thương cũng đánh giá năng lực chủ đầu tư hạn chế, yếu kém, thiếu chặt chẽ trong quá trình giám sát thi công khiến dự án chậm tiến độ, quản lý điều hành chưa bám sát thị trường làm chi phí đội lên.

Kết luận của thanh tra Bộ Xây dựng, Kiểm toán Nhà nước tại dự án DAP số 2 Lào Cai cũng chỉ rõ việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình còn sai sót, làm tăng tổng mức đầu tư lên gần 80 tỉ đồng.

Việc đàm phán, ký kết hợp đồng với gói thầu EPC còn tồn tại, dẫn đến giá một số hạng mục công trình, vật tư, thiết bị trong hợp đồng cao hơn giá dự thầu, làm tăng giá trị hợp đồng trên 145 tỉ đồng.

Việc nghiệm thu, thanh toán vượt hơn 1,2 triệu USD tiền thuế giá trị gia tăng mua hàng nhập khẩu, không tính đủ tỉ trọng thanh toán của các thành phần, làm tăng chi phí lên tới hàng nghìn USD...

Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo xử lý các dự án thua lỗ, Vinachem phải chỉ đạo các chủ đầu tư dự án giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tranh chấp để quyết toán hợp đồng EPC và quyết toán toàn bộ dự án trước ngày 30-9-2017.

Theo chỉ đạo này, lãnh đạo của Vinachem là ông Nguyễn Anh Dũng “hứa” sẽ xử lý xong trước quý 3-2017.

“Đã báo cáo 
cấp trên”

Chiều 2-8, Tuổi Trẻ nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Anh Dũng nhưng đều nhận được câu trả lời “đang bận họp” nên không có ý kiến phản hồi.

Trong khi đó, một số cán bộ nguyên là lãnh đạo của Vinachem (được nhắc đến trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương) cho biết trong quá trình triển khai, các dự án trên đều được báo cáo với cấp trên đúng quy định.

“Dự án triển khai được Chính phủ chấp thuận và đều được báo cáo đầy đủ theo nghị quyết của HĐQT, riêng việc lỗ lã của dự án có nhiều nguyên nhân” - một vị nguyên lãnh đạo đề nghị không nêu tên nói.

MINH NGỌC
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170803/nhung-du-an-thua-lo-nghin-ti-tai-tap-doan-hoa-chat-viet-nam/1362877.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ TXT: CHÚNG TÔI XIN LỖI NHÂN DÂN ĐỨC

Nếu muốn đầu thú, TXT hoàn toàn có thể đến SQVN tại Berlin đầu thú, mời cả đại diện chính phủ Đức cùng dự và chứng kiến. Sau đó rút hồi sơ xin tỵ nạn, xin phép sứ quán làm hộ chiếu, lấy vé máy bay về nước đàng hoàng, chứ không phải đột nhiên xuất hiện trong trại giam ở Hà Nội thế này.

1. Trịnh XuânThanh đã tham gia tàn phá kinh tế quốc gia. Trịnh Xuân Thanh đã tham gia làm nghèo đất nước. Trịnh Xuân Thanh phải bị bắt. Tội Trịnh Xuân Thanh phải bị xử. Không ai không đồng ý với điều này.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, ngoài trời và thiên nhiên
TS Nguyễn Ngọc Chu
2. Nhưng cái cách mà An ninh Việt Nam bắt Trịnh Xuân Thanh đã đưa tại vạ về cho đất nước. Những người hiểu đạo lý, có văn hóa, có kiến thức và tôn trọng luật pháp thì không ai lại đồng tình với cái cách mà An ninh Việt Nam đã bắt Trịnh Xuân Thanh.

3. CHLB Đức là một cường quốc của thế giới. CHLB Đức là trụ cột đầu tàu của Liên minh châu Âu. CHLB Đức là đất nước kỷ luật văn minh an toàn. CHLB Đức là người bạn tốt của Việt Nam, là nơi Việt Nam có thể tin cậy vào những lúc khó khăn nhất.

4. Sao An ninh Việt Nam lại có thể nhảy vào nhà người bạn tốt của mình đề bắt người? Chẳng những đã chà đạp lên luật pháp quốc tế và coi khinh luật pháp nước bạn mà còn bôi tro trát trấu lên mặt bạn, hủy hoại thanh danh nước bạn, đặt bạn vào tình thế khó xử. Phản ứng đúng thì tình bạn sứt mẻ, không phản ứng đúng thì thanh danh nước Đức bị tổn thương.

5. Sao Bộ Ngoại Giao và Ông Đại Sứ Việt Nam tại Đức lại không thể can ngăn được điều này? Hay An ninh đã làm điều mà Ngoại giao không biết?

6. Đất nước đã không có nhiều người bạn tốt, nay lại đang tâm làm tổn thương đến người bạn tốt nhất. Chẵng những đã tự cô lập mình mà còn làm xấu đi hình ảnh thủy chung tín nghĩa của người Việt Nam. Thật không có cái dại nào giống cái dại nào!

7. Chúng tôi xin lỗi Nhân Dân Đức!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phúc Trạch Dụ Cát (1835-1901) nói về tình trạng bi đát của người Nhật trước Minh Trị


Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen dùng ở Việt Nam của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi 福澤諭吉. Ông là nhà giáo dục, nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản trong hơn một trăm năm qua. 

Ông sinh cuối thời Edo, vào năm Thiên Bảo 5 (1835), và mất vào năm Minh Trị 34 (1905). Năm Minh Trị 34 chính là năm các chí sĩ Phan Bội Châu - Tăng Bạt Hổ lần đầu tiên đến Nhật, mở ra phong trào Đông Du. Chính nhóm chí sĩ Đông Du đã quen gọi Fukuzawa là Phúc Trạch theo cách đọc Hán Việt. Các lớp hậu học sau này và hiện nay vì thế cũng quen theo.

Hiện nay, hình ảnh của Phúc Trạch được in trên đồng tiền có mệnh giá lớn nhất của nước Nhật, là tờ một vạn Yên (tức 10 ngàn Yên).


Để thức tỉnh người Nhật, Phúc Trạch đã nói rõ tình trạng bi đát của họ như sau:

"

Nhân dân ta trải qua hàng ngàn năm

bị khổ sở dưới nền chính trị chuyên chế

Điều nghĩ trong lòng thì không thể nói ra

Nói láo cũng là vì nghĩ cho an toàn bản thân

Lừa gạt thì cũng để tránh tội

Xạo láo và lừa lọc trở thành phương tiện cuộc sống

Sự không thành thật đã trở thành thói quen thường ngày

Chẳng có ai nhục nhã hay quái đản

Tất cả những điều trong sạch bản thân đều biến mất

Huống hồ là nghĩ đến Tổ Quốc là điều hoàn toàn không có

---
福澤諭吉 (Fukuzawa Yukichi)
https://www.facebook.com/groups/CongdongVietNhat/permalink/1882164678466867/
"


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giàu có bằng mọi giá thì...bị trả giá

 











Muốn viết vài ba hàng chữ cho một tin nóng: bắt soái ngân hàng Trầm Bê...

CHỢT MUỐN THỐT LÊN: ĐỜI NGƯỜI THẬT KHÔNG BIẾT THẾ NÀO?

Giàu có như ông Trầm Bê (gốc Hoa là trích ngang về ông Trầm Bê), với một biệt thự khủng trong khuôn viên 30 ha , trị giá mấy trăm tỉ ở quê Trà Vinh (ảnh); rồi biệt thự trên đất Sài Gòn và đất cát nhà cửa ở nơi này nơi khác; rồi cả nhà làm ngân hàng (con gái và con trai ông ta đều là quan chức ngân hàng cổ phần lớn) thì tiền bạc rõ ràng...ê hề;...và chính ông Trầm Bê được giới giàu có phong ông ta là một loại Vua ngân hàng của VN...

Với một thế lực kim tiền cỡ vậy, ai chả nghĩ đến độ vững chắc của đế chế tài chính tiền tệ có tên Trầm Bê.

Nhưng cuối cùng ông ta cũng ngã ngựa, mới "nhập kho" vào ngày hôm hôm nay, 1/8/2017!

Kim tiền là thứ vốn có quyền lực vạn năng.

Nhưng mặt trái kim tiền cũng là thứ tanh tao lắm.

U mê, cuồng vĩ trong đồng tiền thường đi đến, dẫn đến những thất bại thảm hại.





Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mật vụ Trung Quốc cải trang bắt quan tham trốn nước ngoài ra sao?


>> Cũng gọi là "trí thức" như nhau...
>> Hèn gì...
>> “Cơn mê” thủy điện


Bảo Trâm
GTVT - Trung Quốc đã đưa mật vụ ngầm, cải trang, sang các nước này bằng thị thực du lịch nhằm truy lùng quan tham.

Kể từ năm 2014, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch “Săn cáo” và sau đó là "Lưới trời" nhằm truy lùng các quan chức tham nhũng và tội phạm kinh tế lẩn trốn ở nước ngoài đến nay, nước này đã bắt giữ được 2.442 nghi phạm, truy thu số tài sản khoảng 1,25 tỷ USD.

Để “săn” tội phạm lẩn trốn ở nước ngoài, Trung Quốc thúc đẩy ký kết các văn kiện hợp tác tư pháp với các nước trên thế giới. Đến cuối tháng 9/2016, Trung Quốc ký hợp tác khoảng 80 điều ước hỗ trợ tư pháp với gần 60 quốc gia và ký điều ước dẫn độ tội phạm với 46 quốc gia.

Tuy nhiên, theo Global and Mail và NewYork Times, ở những nước chưa có ký kết hiệp ước dẫn độ như Canada, Mỹ,... Trung Quốc đã đưa mật vụ ngầm, cải trang, sang các nước này bằng thị thực du lịch nhằm truy lùng quan tham và tội phạm kinh tế... về nước.

Trong một bài viết năm 2015, tờ Times dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Bộ công an Trung Quốc phụ trách thực hiện chiến dịch đưa cảnh sát chìm sang hoạt động bí mật tại Mỹ để săn cáo.

Các điệp viên đại lục đến Mỹ bằng hộ chiếu du lịch, áp dụng nhiều chiến thuật để bắt những kẻ đào tẩu, gồm cả việc dọa người thân còn sống của các nghi phạm ở Trung Quốc. Thời điểm đó, Tổng thống Mỹ đương nhiệm là ông Barack Obama đã yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt hoạt động này. Sau đó, ông Obama cũng đề cập vấn đề này với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Nhà Trắng của ông Tập vào tháng 9/2015.  

Tại Canada, trong một bài viết năm 2016, tờ Global Mail dẫn lời ông Lorne Waldman, luật sư về vấn đề tị nạn và nhập cư tại Toronto, cho biết, nhiều khách hàng người Trung Quốc tại Canada của ông chia sẻ: Họ nhận được tin nhắn điện thoại từ giới chức an ninh Trung Quốc đe dọa nếu như không trở về nước. Luật sư Waldman cho biết, ít nhất 6 khách hàng của ông thuộc diện bị truy lùng của giới chức Trung Quốc. Theo tờ Global and Mail, hoạt động bí mật như vậy được triển khai từ nhiều năm nay ở Canada.

Lấy ví dụ một vụ việc vào năm 2000, trong đó, ba đặc vụ Trung Quốc xin thị thực vào Canada với vỏ bọc là công nhân của công ty sản xuất giấy vệ sinh National Pulp & Paper Corp. Họ cho biết mục đích sang Canada là để thảo luận với các công ty trong ngành này tại đây về những yêu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau đó giới chức Canada phát hiện, những người này đến đây để gây sức ép buộc doanh nhân Lai Changxing trở về Trung Quốc vì nghi ngờ buôn lậu và hối lộ. Sau đó, ông Lai bị trục xuất khỏi Canada năm 2011 và nhận án tù chung thân tại Trung Quốc vào năm sau đó.

Nguyệt san Tài Tân của Trung Quốc từng có bài viết thừa nhận, hơn 40% trong số 738 kẻ đào tẩu quay lại Trung Quốc trong năm 2015 là do các biện pháp thuyết phục hơn là ép buộc.

Tờ này trích lời một quan chức cảnh sát Thượng Hải cho biết: “Nhiều khi, các thành viên gia đình đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực thuyết phục”. Theo ông, “biện pháp này rất hiệu quả. Một nghi can giống như cái diều. Dù họ ở nước ngoài, các sợi dây buộc họ vẫn ở Trung Quốc và chúng tôi có thể tìm thấy họ thông qua người thân”...

Phần nhận xét hiển thị trên trang