Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Với anh Ba Dũng ( thời đương nhiệm ):


TP – Chiều muộn ngày 8/3/2016, do được hẹn trước, tôi và nhà văn Chu Lai bay từ Chu Lai (sân bay) trong chuyến đi thực tế miền Trung ra Nội Bài rồi đến thẳng 55 Phan Đình Phùng, Hà Nội, nhà công vụ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng tặng quà cho tác giả.
Thủ tướng tặng quà cho tác giả.
Đến cổng, thấy nhà văn Hữu Ước, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và  cô con gái  đứng đợi. Chợt nhớ gia đình Hữu Ước vốn đi lại thân thiết với nhà Thủ tướng. Nhất hồi vợ Hữu Ước còn sống.  Lát sau thấy Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Như Phong đi ô tô tới.
1. Những hồi ức đan xen
Sĩ quan tiếp cận Hoàng Trọng Côi niềm nở đón vào. Và kia, dáng quen thuộc của Trương Quang Việt, bác sĩ riêng của Thủ tướng.  Đốc – tờ Việt cười Thủ tướng đang đợi các ông nhà văn. Hiếm có cuộc nào gặp riêng thế đâu nhé…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sơ mi trắng, áo khoác nhẹ màu sáng, từ nhà trong đi ra vui vẻ bắt tay khách văn cười rất tươi với Nguyễn Thị Thu Huệ chào Hậu thiên đường.
Với anh Ba Dũng - ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng hoa cho nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.
Đoạn ông mời tất cả vào phòng khách. Phòng trống trơn. Dường như là một phòng đợi? Khoảng non chục cái ghế liền kề với bàn nước. Hai bó hoa lớn hiện diện từ lúc nào? Thủ tướng đến bên bàn, cầm lên một bó cùng lời chúc bất ngờ thiên đường là hoa và hậu thiên đường cũng hoa nhân ngày 8/3 tặng nữ nhà văn Thu Huệ. Bó hoa còn lại tặng Phương, con gái Hữu Ước cũng là một ký giả.Một động thái hơi bất ngờ là ai cũng có quà. Quà là một chiếc bút màu đen bóng hiệuParker. Trên thân bút nổi bật hàng chữ khắc màu vàng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng nhà văn (ghi tên từng người) kèm chữ ký quen thuộc của Thủ tướng. Thủ tướng cười: Hồi còn làm việc bận lu bu cũng rất muốn gặp các bạn lắm nhưng không hở ra được. Bây giờ sắp nghỉ, mời các bạn đến chuyện trò và ăn với nhau một bữa cơm.
Với anh Ba Dũng - ảnh 2
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tác giả bài viết.
Để ý đám người viết, người gọi Thủ tướng. Người thì anh Ba. Nhưng một hồi, trong không khí thân mật, ai cũng anh Ba thì phải.
Nhớ thêm, khi trao quà cho người nào, chủ nhà nói luôn đã từng đọc cái này thứ khác của họ. Với Nguyễn Quang Thiều, chủ nhà nhắc lại lần gặp ở nhà số 4 Lý Nam Đế nhân có cuộc trao Giải thưởng của Hội Nhà văn. Riêng tác giả truyện ngắn Hồi ức binh nhì, chủ nhà nhướng cặp mày về phía Thiều: Tác giả ông gì ở Quảng Bình ấy nhỉ? Thiều đáp Dạ Nguyễn Thế Tường ạ. Bất ngờ, Thủ tướng ban đầu hơi ngập ngừng nhưng đọc một lèo, vâng đọc thuộc lòng đoạn gần cuối cái truyện ngắn Hồi ức binh nhì trong động thái sững sờ của đám viết… Thấy Thiều lè lưỡi, chủ nhân nói luôn: Mình từng là lính mà. Truyện ấy chắc những ai từng là lính nên khoái. Thiều thoắt giọng nghiêm trang: Hồi trước anh Ba khoái hồi ức binh nhì. Nhưng rồi sau này anh làm tướng, xin lỗi trên cả tướng là Thủ tướng thế mà vẫn nhớ lại thuộc cả một đoạn dài nữa… Giọng chủ nhà cũng nghiêm: Cái thuở ban đầu và đượm chất nhân văn ấy chẳng hề cũ với bất kỳ tuổi tác lẫn cương vị nào cả. Ngày trước, mình vốn khoái văn nhưng như các bạn biết, cuộc đời đã rẽ sang một hướng khác… Thu Huệ và Thiều tặng chủ nhà cuốn mới xuất bản. 
Với anh Ba Dũng - ảnh 3
Thủ tướng tặng quà cho tác giả.
Bà vợ Thủ tướng vắng nhà. Bà vào quê chuẩn bị cho lễ ăn hỏi anh con trai út Nguyễn Minh Triết. Hỏi thêm được biết, ông bà thông gia quê ở Tây Ninh. Như Thủ tướng nói là nghề ruộng. Huệ nhấp vang. Chu Lai rượu mạnh nhưng cầm chừng. Như Phong mới vài ly mặt mũi đã lựng đỏ nhưng vẫn hào hứng chịu trận. Thủ tướng cũng từ từ nhập cuộc nhưng tự tay với lon soda chế thêm.Nhà văn Chu Lai, năm nay 70 nhưng tóc với bộ ria cứ xanh rì ngồi gần Thủ tướng. Lão vốn hoạt ngôn. Nhưng bữa nay tự dưng kiệm lời hẳn?Cảnh vệ Hoàng Trọng Côi hé cửa đưa một người sù sụ mũ cát két, áo khoác ngoài, khệ nệ trên tay bó hoa. Ngó ra, đó là lão Khoa. Bộ dạng này  lão nom già thật. Với lại Trần Đăng Khoa thích già. Có hẳn một blog mang đích danh Lão Khoa.  Mấy tháng trước, tôi ngồi chung xe vào Quảng Bình với Chu Lai cùng lão Khoa. Lão rủ rỉ và than thở với một em trên xe rằng lão không có tuổi thơ vì tuổi thơ lão đã đại diện  cho đất nước… Người đẹp trên xe há hốc mồm nhìn lão đăm đăm.Thủ tướng thân giúp Khoa cởi áo khoác. Chắc chủ nhà với lão Khoa từng quen biết nên chuyện trò khá tự nhiên. Cả bọn hơi choáng khi Khoa  rè trầm chất giọng quen thuộc: Bó hoa này em tặng chị Ba… Thế mà cả lũ này đến trước đều tay không cả?Vào bữa một lúc, thi sĩ Trần Đăng Khoa lại nhắc lại chi tiết từng chứng kiến anh Ba đọc rất kỹ Hồi ức binh nhì…  Lão Khoa bộc bạch thêm về ấn tượng Thủ tướng từng thông làu những con số thống kê, kinh tế này khác không dễ nhớ được trên nhiều diễn đàn… Lại chợt nhớ đến chuyện bác sĩ riêng của Thủ tướng Trương Quang Việt kể cho nghe cũng lâu lâu.
Với anh Ba Dũng - ảnh 4
Thủ tướng chụp ảnh cùng các văn nghệ sĩ.
Lần ấy trong chuyến công tác về Rạch Giá. Thầy trò có một đoạn dài đường thủy. Ngắm thỏa mắt cảnh trí sông nước vùng miền Tây từ Rạch Giá đi Hà Tiên, anh Ba, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như đang chìm đắm vào một hồi ức nào đó? Rồi anh Ba đột ngột hỏi Việt đã đọc Một truyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái chưa? May quá hồi đi học có biết. Anh Ba hỏi tiếp có biết Bùi Đức Ái là ai? Việt thưa không. Anh Ba cười hỏi bác sĩ Việt đã đọc tiểu thuyết Hòn Đất ? Cũng may Việt biết… Anh Ba nói Bùi Đức Ái là nhà văn Anh Đức đó.
Bác sĩ Việt đã rất ngạc nhiên khi nghe anh Ba thông làu một khúc ngắn đoạn mở đầu tiểu thuyết Hòn Đất…
Với anh Ba Dũng - ảnh 5

Không có khoảng trống, khoảng hở. Chuyện nối chuyện. Chuyện của chủ nhà, của đám khách văn, không tiền khoáng hậu.Các  cung bậc cười vui chen vào câu chuyện của chủ nhà  về những chuyến đối ngoại căng thẳng. Như anh Ba bộc bạch, chén cơm nóng, con khô hấp từ nồi cơm điện anh em cảnh vệ, tùy tùng mang theo cũng mang lại những bất ngờ làm ấm lòng khi công cán nơi đất khách.
Thủ tướng tâm sự: Nói cho cùng, kinh tế là chính trị. Mình cứ nghĩ mãi cái câu của Thánh Mohamed đại ý, nếu Kinh thánh của ta ảnh hưởng, xúc phạm đến miếng bánh của các người thì ta sẵn sàng để các người dẫm lên kinh thánh của ta vậy. Tương tự như câu của phương Đông mình, dân dĩ thực vi thiên. Dân coi cái ăn như trời vậy…  Khi gặp người đồng cấp Hàn Quốc,  mình từng tranh thủ đem chuyện trái dừa ra tiếp thị. Còn khi trao đổi về Luật Nông trại của Mỹ với Tổng thống Obama,  lại đưa câu chuyện về trái thanh long vào. Gặp Thủ tướng Australia thì nói chuyện quả vải, còn trao đổi với người đứng đầu Chính phủ Nhật thì lại nhắc chuyện trái xoài… Vậy mà trong một hội nghị thương mại gần đây, nghe anh em bộc bạch lại bao thứ nghe giật mình! Là cương vị Thủ tướng, còn lắm điều còn quan liêu về mảng này. Sơ suất một tý là có lỗi với nông dân mình đang đêm ngày bạc mặt với con tôm cùng cây trái xuất khẩu.
Với anh Ba Dũng - ảnh 6
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.
Anh Ba hối khách văn tăng tốc các món kẻo nguội.Thủ tướng bộc bạch, thành tựu kinh tế 5 năm qua,  nổi bật là cải cách thể chế, hạ tầng giao thông và mở cửa thị trường. Trong ba trụ cột. thành tựu về mở cửa thị trường có sự giúp sức lớn của những người trực tiếp làm công tác kinh tế đối ngoại – là các tham tán thương mại. Mình cũng từng kiêm cả công việc của họ. Bây giờ Việt Nam đã tham gia ký kết 14 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 2 FTA thế hệ mới là TPP với 12 nước khu vực Thái Bình Dương và hiệp định với EU là thành công nổi bật. Phía Mỹ nhận xét rằng đội ngũ cán bộ đàm phán của Việt Nam rất trẻ nhưng tầm cỡ.
Kinh tế là chính trị. Kinh tế mà không phát triển đừng nói chuyện khác, nghèo khó nói chuyện lắm, nợ nần người ta đòi đủ thứ. Kinh tế tăng trưởng cao, làm ăn tốt, tướng đi cũng khác, nợ nần, tướng đi cóm róm  nữa là Thủ tướng đi xuất ngoại!
Chu Lai dường như không mấy mặn mà đến mảng thương mại. Nhà văn chăm chắm việc hỏi đi hỏi lại chuyện từng nghe loáng thoáng về  chiến binh Nguyễn Tấn Dũng từng được một đồng đội cứu thoát  trong một trận chiến với tình huống cam go trên một cái cối giã gạo bằng gỗ bơi qua sông Tiền. Và sau này ở cương vị Thủ tướng, ông đã tìm thăm bằng được ân nhân của mình đang cư trú ở một địa phương vùng sâu vùng xa…
Nghe cặn kẽ, Chu Lai vẻ trầm ngâm…
XB

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người giàu ngày nay, họ là ai?


XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - Khi người giàu có sống cuộc sống vương giả thì hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp, không ít người có năng lực nhưng lại không có cơ hội vươn lên.

Khi nói đến người Việt giàu có, tài sản cỡ vài trăm, vài nghìn tỷ không mấy người cho rằng họ làm giàu một cách minh bạch.

Và cũng không mấy người dám quả quyết, rằng sự giàu có của người này, người khác không liên quan gì đến “nhóm lợi ích”, đến mối quan hệ “phía sau cánh gà”, nhất là với quan chức chính quyền. 

Như một lẽ tự nhiên, khi một quan chức lộ ra khối tài sản khủng, không ít người lập tức đặt nghi vấn, rằng tiền của mà họ kiếm được có phải bằng trí tuệ, sự nỗ lực bản thân hay từ vị thế quan chức của họ, nói cách khác người ta lập tức nghĩ đến tham ô, hối lộ, ăn của đút,…

Cũng là một lẽ tự nhiên khi có người hôm nay là doanh nhân thành đạt, được vinh danh, được tặng bằng khen, huân chương,… ngày mai ngồi tù vì phạm pháp, vì cấu kết với xã hội đen hoặc quan chức bòn rút công quỹ kể cả buôn gian bán lận.

Tại sao tâm lý của một bộ phận người Việt ngày nay cứ nghĩ đến người giàu là nghĩ đến mặt tiêu cực, là xem người giàu như một dị biệt mà xã hội cần phải lên án?

Có nhận định thế này, sau cải cách ruộng đất, người Việt đều nghèo như nhau (chứ không phải đều giàu như nhau), xuất phát điểm về tài sản của mọi tầng lớp cư dân Việt - lấy mốc từ khi hòa bình lập lại (1954) - là tương đồng, bần cố nông được chia một ít ruộng, địa chủ tư sản bị tịch thu gần hết của cải, phần còn lại không khác gì công nhân, nông dân.

Dù nói với ngữ điệu gì thì cũng không thể phủ nhận một sự thật, rằng thể chế mới đã giúp một số người giàu lên rất nhanh, bộ phận còn lại vẫn nghèo nhưng mức độ nghèo có khác so với thời kỳ cải cách. 

Nghèo ngày nay không có nghĩa là đói ăn, đóng khố và mặc áo tơi, nghèo nhưng đa số gia đình có tivi, tủ lạnh, xe máy, gần 100% con cái được học hành trừ một vài nơi ở vùng sâu, vùng xa. 

Điều khác nhau cơ bản là khi người nghèo có xe máy thì người giàu có máy bay, du thuyền. 

Khi người nghèo, trong đó có nhiều công nhân ở các khu công nghiệp tập trung chỉ có thể biết đến thế giới quanh mình qua màn hình tivi thì người giàu du lịch sang châu Âu, châu Mỹ, họ dễ dàng mua cặp vé vài triệu đồng nghe ca nhạc và mở những chai rượu ngoại trị giá vài chục triệu đồng đãi khách.

Vấn đề không phải là sự tái xuất hiện hai tầng lớp: “người giàu - người nghèo” mà nằm ở việc phân chia không công bằng những thành quả đạt được của tăng trưởng kinh tế.

Có người tích lũy (hoặc vơ vét) được rất nhiều của cải trong khi đại bộ phận dân chúng vẫn phải lo ăn từng bữa.

Khi người giàu có cùng với con cái, gia đình họ sống cuộc sống vương giả thì hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp, không ít người có năng lực nhưng lại không có cơ hội vươn lên. 

Trong khi đời sống văn hóa, vật chất ở các thành phố, khu đô thị được cải thiện rõ rệt thì cuộc sống của người dân vùng núi cao, hải đảo vẫn hết sức khó khăn, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giao thông…

Vấn đề cũng còn nằm ở cách thức giáo dục, tuyên truyền được định hướng suốt mấy chục năm qua về một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”. 

Đặt câu hỏi với một số người trẻ: “Theo anh/chị thế nào là công bằng xã hội?”, đa số trả lời: “Công bằng nghĩa là mọi người phải được đối xử như nhau”.

Hiểu vấn đề như thế là chưa đầy đủ.

Lẽ ra cần phải trang bị cho dân chúng cách nhìn đa chiều về bất kỳ sự kiện nào, cần phải dạy cho công dân từ lúc còn học phổ thông - kể cả khi đã trưởng thành - rằng lịch sử phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay không bao giờ có sự công bằng đúng nghĩa. 

Kẻ mạnh luôn bắt nạt kẻ yếu, biên giới các quốc gia luôn biến động, các tộc người dù màu da khác nhau vẫn có xu hướng muốn nô dịch, đồng hóa tộc người khác, người khôn luôn hưởng lợi hơn người dốt,… 

Cần phải chỉ cho mọi người hiểu, để tồn tại mỗi người cần phải phấn đấu, phải bươn chải để mình không phải là kẻ vừa dốt vừa yếu. 

Trong cùng một bệnh viện, người ít tiền phải nằm chung 2 người một giường, người có tiền nằm phòng tự nguyện mỗi người một giường hoặc tìm đến bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài, bệnh viện tư.  

Con em lao động chỉ có thể học các trường do nhà nước xây dựng còn con cái người giàu (trong đó có không ít cán bộ lãnh đạo đương chức) lại du học nước ngoài ngay từ bậc phổ thông? 

Vậy thế nào là “mọi người phải được đối xử như nhau”? 

Đó là trước pháp luật mọi công dân đều bình đẳng. 

Không thể có chuyện một cựu quan chức ở thủ đô do “phạm tội lần đầu và có nhân thân tốt” nên được đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, còn mấy thanh thiếu niên ở Tiên Lãng - Hải Phòng cướp một cái mũ và một cái nón (trị giá 60.000 đồng) thì bị kết án tổng cộng 94 tháng tù giam.

Cần phải báo động về một xu hướng nhận thức, rằng “công bằng, dân chủ, văn minh” nghĩa là mọi người hoặc phải giàu như nhau (hoặc cùng nghèo như nhau), phải được hưởng thụ như nhau trong khi năng lực của mỗi cá nhân lại hết sức khác biệt. 

Sự ngộ nhận này tích tụ lâu dài qua nhiều thế hệ đã khiến không chỉ người dân mà cả một số quan chức cũng có tư tưởng ỷ lại, hễ khó khăn là yêu cầu trung ương hỗ trợ. 

Một số lãnh đạo địa phương xem việc điều tiết ngân sách từ các địa phương làm ăn khá cho địa phương mình là thể hiện sự ưu việt của thể chế, là nghĩa vụ của tỉnh bạn, là việc làm đương nhiên để đảm bảo tiêu chí “công bằng”?

Cũng có người khi nhận thấy mình kém người ta là phản ứng, là “ném đá” mà không biết rằng sự không “bằng nhau” vốn là đặc tính của tự nhiên, của vũ trụ mà xã hội loài người buộc phải chấp nhận.

Mặt trời quá nóng mà sao Hỏa thì quá lạnh, biển quá nhiều nước mà sa mạc thì khô cằn, người thì “đẹp từng milimets” trong khi người khác lại như Chung Vô Diệm.

Có người sinh ra với chỉ số IQ khá cao nhưng có người ngay từ lúc sinh ra đã bị thiểu năng trí tuệ. 

Đòi hỏi sự công bằng cho mọi tầng lớp cư dân là mục tiêu mà một xã hội nhân văn hướng tới song để làm được, không phải dễ, thậm chí có ý kiến nói là không. 

Vấn đề của “Người dẫn dắt” là làm sao chỉ cho dân chúng biết vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của họ, đừng tạo cho họ ảo tưởng làm thì thế nào cũng được nhưng hưởng là phải do/theo ý mình muốn. 

Mặt khác, muốn củng cố vai trò dẫn dắt thì phải đặt lợi ích của số đông lên trên lợi ích của chính mình hay “nhóm” của mình.

Nếu chỉ vì mình hay “nhóm” của mình thì hậu quả không tránh khỏi là tạo sự hoài nghi, kích thích sự phẫn nộ của số đông. 

Tâm lý người Việt hiện nay được hình thành trong bối cảnh mà thể chế nhà nước - như lời ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương - bị các “nhóm lợi ích độc quyền về kinh tế và chính trị thâu tóm, lũng đoạn”. [1] 

Niềm tin bị suy giảm trong khi sự hoài nghi, bức xúc tăng cao vừa là môi trường vừa là chất xúc tác khiến người ta dễ nghi ngờ, không tin vào bất cứ ai, bất cứ phát ngôn hay động thái nào kể cả khi đó là sự thật. 

Sự mất phương hướng của một bộ phận dân chúng một phần là do những gì họ tiếp xúc hàng ngày, phần khác chính là do cách giáo dục, tuyên truyền nặng về lý thuyết, về lý tưởng, không phù hợp với thực trạng xã hội.

Biểu hiện của thói nghi ngờ, dễ nổi khùng của người Việt rõ nhất là ở lớp trẻ, động tí là túm tóc, lột quần áo, động tí là vác dao, mã tấu đâm chém nhau. 

Cuồng si trước thần tượng, vô cảm trước nỗi bất hạnh và giả dối không còn là biểu hiện cá biệt, ngay cả Bí thư Thành đoàn một thành phố trực thuộc trung ương - đại biểu Quốc hội vẫn có thể giả dối trong học tập thì làm sao để người ta không nghi ngờ, không đặt câu hỏi về uy tín và vị trí lãnh đạo của vị đại biểu được dân chúng ủy quyền thay mặt mình.  

Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội là một tất yếu lịch sử, vấn đề là người ta làm giàu như thế nào và bị nghèo như thế nào.

Làm ăn chân chính mà giàu có thì không có gì phải bàn, ngược lại còn phải khuyến khích, phải vinh danh vì dân có giàu thì nước mới mạnh.

Lãnh đạo sáng suốt đương nhiên hiểu đạo lý đó và nói chung dân chúng cũng hiểu đạo lý đó. 

Thế thì sao lại để tâm lý hoài nghi người giàu lan tỏa trong xã hội? Và liệu tâm lý hoài nghi ấy có phải là thói xấu của người Việt hiện đại?

Bằng cách nào gia đình bà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (em, mẹ, con…) thâu tóm gần toàn bộ quyền hành ở một doanh nghiệp vốn thuộc sở hữu nhà nước - Công ty Điện Quang - sau khi cổ phần hóa?.

(Gia đình bà Thoa sở hữu 11,8 triệu cổ phiếu DQC, chiếm 34,12% vốn điều lệ doanh nghiệp). [2]

Sẽ không có gì đáng nói nếu việc thâu tóm hơn 1/3 vốn điều lệ tại Điện Quang được thực hiện minh bạch, hợp pháp, nhưng ngay cả như thế cũng cần phải làm rõ, cả về phía cá nhân lẫn cơ chế, chính sách để dân chúng không phải chờ đợi.

Những tín đồ của Chủ nghĩa Mác, không thể không biết nhận định này: “nếu tỷ suất lợi nhuận lên đến 300% thì tự treo cổ mình nhà tư bản cũng sẵn sàng làm”.

Tất nhiên chẳng nhà tư bản nào dại gì mà tự treo cổ mình, vậy nên họ sẽ tìm cách lũng đoạn nhà nước, khiến chính quyền phải ban hành các “lệnh bài miễn tử” cho họ. 

Một trong những phương thức lũng đoạn nhà nước là kết nạp các thành viên bộ máy công quyền vào đội ngũ tư bản hoặc ngược lại, tìm cách biến mình thành thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước.

Con trai một vị Bí thư tỉnh ủy bỏ doanh nghiệp về làm Giám đốc sở, bà Hồ Thị Kim Thoa “bỏ” doanh nghiệp về làm Thứ trưởng hay một ông Tổng Giám đốc “bỏ” Cienco4 về làm Phó Chủ tịch tỉnh.

Doanh nhân Châu Thị Thu Nga, Đặng Thị Hoàng Yến, Hoàng Hữu Phước,… trở thành đại biểu Quốc hội, tỷ phú Donald Trump thành Tổng thống Mỹ còn Rex Tillerson trở thành ngoại trưởng Mỹ… chính là ví dụ về việc các doanh nhân tìm cách nắm giữ quyền lực nhà nước.

Có vị chủ tịch tỉnh khi đương chức sở hữu hàng trăm héc ta cao su, có quan chức sở hữu nhiều triệu cổ phiếu tại doanh nghiệp lại là con đường mà giới chủ tư bản kết nạp “thành viên mới”.

Tầng lớp người giàu mới nổi ngày nay, một số là doanh nhân, số còn lại không biết nên gọi là gì?

Theo ngôn ngữ thời xa xưa, người sở hữu hàng trăm héc ta cao su, hàng chục bất động sản, khu nghỉ dưỡng, ngân hàng, nhà máy, công ty,… được gọi là “địa chủ, tư sản”. 

Tuy nhiên trong số “nhà giàu mới” có những người sở hữu khối tài sản trị giá nhiều trăm tỷ lại là cán bộ, công chức, họ đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước và không ai trong số đó ghi thành phần trong lý lịch là “địa chủ” hoặc “tư sản”.

Gọi họ là “địa chủ, tư sản” e rằng hơi “bất kính” vì theo lời một vị Thiếu tướng quân đội - ông Nguyễn Xuân Tỷ: “Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. 

Một khi họ “kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa” mà gán cho họ thành phần “địa chủ, tư sản” là không “phải phép”. 

Thiếu tướng Tỷ đã không sai khi sử dụng cụm từ “Cán bộ” để gọi tầng lớp này, nguyên văn ý kiến của ông như sau:

“Làm “Cán bộ” mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả ngàn tỷ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng…”.

Xóa bỏ tầng lớp “quý tộc cũ” để rồi lại hình thành tầng lớp “quý tộc mới” dù là nghịch lý song lại là sự thật không thể phủ nhận. Và cũng là một sự thật khi lớp “quý tộc mới” giàu có gấp nhiều lần so với lớp “quý tộc cũ”.  

Sự khác nhau, có chăng là ở chỗ ngày nay tài sản (hợp pháp) của người giàu được pháp luật bảo vệ và họ cũng cảnh giác hơn khi không ít người cất giấu tài sản bằng cách đầu tư ra nước ngoài, một số còn có hai quốc tịch như trường hợp một vị đại biểu Quốc hội mới bị hủy tư cách. 

Một trong những cách đầu tư khôn ngoan ra nước ngoài là cho con cái du học, du học xong không về nước, ở lại một thời gian rồi xin nhập quốc tịch, sau đó yên chí với mác “Việt kiều yêu nước” mỗi khi về thăm quê cha đất tổ!

Thời gian qua, số doanh nhân nổi đình nổi đám một thời bị đưa ra trước vành móng ngựa không ít: Bầu Kiên, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh,… một số đang bóc lịch, kẻ chuẩn bị lĩnh án. 

Theo chiều ngược lại, số quan chức cấp cao vi phạm, dù đã nghỉ hưu như các ông Vũ Huy Hoàng, Trần Văn Truyền, Trần Xuân Giá, Phí Thái Bình,… có bao nhiêu người bị xử lý hình sự? 

Là quan chức nhà nước nhưng lại được “kết nạp” vào hàng ngũ “địa chủ, tư sản” thì không thể không quan tâm đến “tỷ suất lợi nhuận 300%”.

Thế nên bảo họ ngừng làm giàu khi trong tay vừa có quyền, vừa có tiền e là phải xem xét lại những nguyên lý cơ bản.

Lỗi ở đây là do cơ chế, là “lỗi hệ thống” bởi chúng ta đang vận hành một cơ chế thị trường khác với các nước tư bản, bởi chúng ta chưa có những đạo luật như “Đạo luật chống xung đột lợi ích tài chính áp dụng với quan chức các cơ quan hành pháp” ở nước Mỹ.

Đạo luật này bắt buộc giới chức các cơ quan hành pháp không được phép có thu nhập từ việc kinh doanh.

Ví dụ cựu Giám đốc điều hành Goldman Sachs Hank Paulson phải bán hết cổ phiếu công ty của ông trước khi trở thành Bộ trưởng Tài chính Mỹ năm 2006. [3]

Ngày 16/2/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “yêu cầu Ủy ban Kiểm tra trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị khẩn trương kiểm tra, thanh tra, xem xét, kết luận những nội dung liên quan đến thông tin về tài sản của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa”. 

Có thể nói người dân được đón nhận thêm một tín hiệu đáng mừng.

Nói “đáng mừng” không phải là nghi ngờ, là quy kết bà Thoa phạm tội mà ở khía cạnh phản ứng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước thông tin truyền thông đăng tải.

Cũng như vụ Trịnh Xuân Thanh, “thông tin về tài sản của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa” là do truyền thông phát hiện trước khi cơ quan chức năng vào cuộc.

Phản hồi tích cực, nhanh chóng của các vị lãnh đạo cấp cao giống như luồng gió mới tạo nên những con sóng. 

Người dân mong muốn nhiều hơn thế, mong muốn khí phách của bà Triệu Thị Trinh “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người” sẽ được phát huy trong công cuộc phục hưng đất nước ngày nay.

Để có thể “cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình” thì không thể chỉ làm một số việc đơn lẻ. 

Vai trò của đảng cầm quyền là lãnh đạo về đường lối, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng của quốc gia chứ không phải là xử lý một vài cán bộ, công chức.

Không thể vụ việc nào cũng phải chờ ý kiến của Tổng Bí thư thì các bộ phận chức năng mới vào cuộc. 

Sự chuyển biến của các cơ quan bảo vệ pháp luật dường như chậm hơn nhiều so với những gì mà ban lãnh đạo cao cấp mong muốn.

Ông Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng: “cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh”. [3] 

Điều này đúng với các vụ cướp của, giết người, tội phạm ma túy,… nhưng với một số quan chức có biểu hiện nghi là phạm tội thì hình như nhận định của ông Nguyễn Đình Quyền chưa chính xác lắm?

Vấn đề không phải chỉ là xử lý các đối tượng phạm tội mà còn là xử lý chính các quan chức chịu trách nhiệm thực thi công vụ khi họ không thực hiện đầy đủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành.

Thực tế cho thấy còn nhiều, rất nhiều vụ việc, dù có ngót trăm bài báo, như vụ 146 Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội), vụ chìm ca nô tại Cần Giờ, vụ “chiếm đoạt tài sản tại công ty TNHH L&M Foundation Specialist Việt Nam” (gọi tắt là Công ty L&M Việt Nam) ở Thành phố Hồ Chí Minh, dù có chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, dù quá hạn nhiều tháng so với mốc thời gian Thủ tướng đặt ra song vẫn chưa có kết luận cuối cùng.    

Người Nga từng bị sốc khi Liên Xô tan rã, của cải thuộc sở hữu toàn dân bỗng chốc biến thành của riêng bằng con đường cổ phần hóa.

Liệu Việt Nam có tránh được vết xe mà nước Nga đã đi qua, liệu sự giàu có của gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa là nhờ lao động tích lũy mà có hay nhờ cách thức chỉ người trong cuộc mới biết? 

Trả lời câu hỏi này chính là giải tỏa nỗi bức xúc của dân chúng, xóa tan nghi ngờ về sự giàu có của quan chức và cũng là cách để những người giàu bằng con đường chân chính tự hào khẳng định mình là người giàu.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/33662/Loi-ich-nhom-va-Chu-nghia-tu-ban-than-huu-canh.aspx

[2]http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nha-nuoc-thoai-sach-von-gia-dinh-thu-truong-thoa-nam-bao-nhieu-co-phan-dien-quang-20170221135846989.htm

[3]http://www.baogiaothong.vn/lam-tong-thong-donald-trump-co-duoc-kinh-doanh-d175983.html

[4]http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/co-quan-dieu-tra-viet-nam-thuoc-hang-gioi-nhat-the-gioi-2906619.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đòi lại tài sản bị quan tham đánh cắp như thế nào?

Cua SOHA: 

Chỉ số đánh giá tham nhũng của VN 113/176. Ảnh: Transparency International
Theo World Bank (WB) và LHQ ước tính, hàng năm có khoảng từ 20 đến 40 tỉ USD bị ăn cắp do tham nhũng từ các nước đang phát triển, có số liệu còn khủng hơn, lên đến hàng ngàn tỉ.

Theo ước tính của các chuyên gia, chỉ cần thu hồi 1% số tiền đó (200 triệu USD) cũng đủ tiêm chủng cho 8 triệu trẻ sơ sinh, hay nửa triệu người nghèo có nước sạch dùng cho cả năm, hoặc chữa chạy cho 1,2 triệu người nhiễm HIV.
Mất vì tham nhũng là mất rất lớn. Người bị mất cắp è cổ trả nợ, quốc gia điêu đứng, tiền lại chạy sang nước giàu do quan tham tự nộp mình sang đó, dân mất lòng tin, sao còn sáng tạo cho phát triển.
Trốn đi như Trịnh Xuân Thanh cũng không thoát nổi lưới trời. Thế giới không còn chỗ an toàn cho quan chức trộm cắp cho dù giấu dưới vỏ bọc nào.
Xem tiếp bài trên SOHA
Vietnam – Mức độ tham nhũng 2012-2016 
NămĐiểmXếp hạng
201633/100113/176
201531/100112/168
201431/100119/175
201331/100116/177
201231/100123/176

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng loạt “sếp” công ty vướng vòng lao lý vụ án Trịnh Xuân Thanh


Tuấn Hợp

Dân Trí - Liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với hàng chục đối tượng. Chuyên án vẫn đang được tiếp tục điều tra mở rộng...

Trịnh Xuân Thanh điều hành PVC ngập trong thua lỗ?

Liên quan đến vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) do Trịnh Xuân Thanh đứng đầu làm thất thoát gần 3.300 tỉ đồng, đến thời điểm này, cơ quan điều tra đã khởi tố hàng chục bị can.

Từ năm 2009 đến hết tháng 6/2013, dưới sự điều hành của Trịnh Xuân Thanh trong cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị, tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của PVC cực kỳ khó khăn.

Tổng doanh thu của riêng công ty mẹ là hơn 510 tỷ đồng, trong khi lỗ lũy kế tính đến thời điểm 31/6/2013 lên tới hơn 4.212 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế hợp nhất của toàn công ty lên tới 3.274 tỷ đồng.

Tình hình thua lỗ nặng của PVC không thể không nhắc đến sự làm ăn yếu kém của các công ty con thuộc PVC khiến cơ quan tố tụng phải vào cuộc.

Theo đó, đầu năm 2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với 10 người nguyên là lãnh đạo, cán bộ công ty Cổ phần Thi công cơ giới - lắp máy dầu khí (PVC-ME), thuộc Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Các bị can gồm Vũ Duy Thành (SN 1960), nguyên Chủ tịch HĐQT; Trần Xuân Tình (SN 1975), Phó tổng giám đốc Cty PVC-ME; Trần Văn Dương (SN 1984), kế toán Ban chỉ huy công trường Nghi Sơn và Vũng Áng thuộc PVC-ME,...

Trong số các bị can trên, Vũ Duy Thành và Trần Xuân Tình bị khởi tố về tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", những người còn lại bị điều tra về hành vi "Cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng".

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC-ME, khởi tố ông Trịnh Văn Thảo (SN 1969), nguyên Tổng giám đốc cùng 4 bị can khác.

Trong vụ án này, Trịnh Văn Thảo trốn đi nước ngoài nên cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã quốc tế, song đến nay vẫn chưa bắt được.

“Cá lớn” lần lượt sa lưới

Đứng đầu danh sách chịu trách nhiệm chính trong việc làm thất thoát gần 3.300 tỉ đồng tại PVC đương nhiên phải kể đến, Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị; Vũ Đức Thuận, cựu Tổng giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến, nguyên Phó Tổng Giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó Tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVC.

Những đối tượng này bị khởi tố về tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”

Ngày 15/2/2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố đối với 5 bị can về tội “Tham ô tài sản” gồm: Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng -Quảng Trạch (thuộc Tổng công ty PVC); Lê Xuân Khánh, Trưởng phòng Kinh tế Tổng hợp, Ban Điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch; Nguyễn Lý Hải, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch, là nhân viên Phòng Kỹ thuật thi công, Ban điều hành dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và Nguyễn Thành Quỳnh, Giám đốc Ban Kỹ thuật Công nghệ, Tổng công ty miền Trung.

Quá trình mở rộng điều tra liên quan đến vụ việc làm thất thoát gần 3.300 tỉ đồng tại PVC, ngày 31/3/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 2 bị can gồm Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty PVC-KB và Nguyễn Mạnh Tiến, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty PVC – KB về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chiều 15/3, sau quá trình xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Cấp cao tại Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC về hành vi “Tham ô tài sản” cùng một số đồng phạm khác. Lúc này, Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn.
***

Theo tài liệu cơ quan chức năng, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội.

Trịnh Xuân Thanh bắt đầu khởi nghiệp tại Cộng hoà Liên bang Đức với 5 năm làm việc ở đây (từ năm 1990 đến 1995). Sau đó, từ năm 1996 tới năm 2000, Trịnh Xuân Thanh về nước, giữ cương vị Phó Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng và Trang trí nội thất 1, thuộc Công ty Phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam (DETESCO VN) của Trung ương Đoàn.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2006, Trịnh Xuân Thanh lần lượt giữ cương vị Phó Giám đốc rồi Giám đốc của Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng, thuộc Bộ Xây dựng.

Tới cuối năm 2006, đầu năm 2007, Trịnh Xuân Thanh được bầu vào vị trí Phó Tổng giám đốc, rồi sau đó là Tổng giám đốc của Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng.

Từ năm 2007 - 2013, Trịnh Xuân Thanh giữ cương vị mới tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với các chức danh Chủ tịch HĐQT, Phó Bí thư, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).


Phần nhận xét hiển thị trên trang

BẠN NGHĨ GÌ VỀ BÀI VIẾT NÀY?


Đó là câu hỏi mà rất nhiều nhà báo am hiểu về tội phạm kinh tế đặt ra lúc này. Sành điệu như Lê Kiên của Tuổi Trẻ trên facebook của mình cũng phải thốt lên, thế là sau đến 9 lần đồn bắt Trâm Bê, bây giờ Bê mới bị bắt. Còn nhà báo lừng danh Huy Đức chỉ viết nhõn câu: Cuối cùng Trầm Bê đã bị bắt.
Ông Trầm Bê /// Ảnh: T.Xuân
Ông Trầm Bê
Có người cũng đem câu hỏi ấy hỏi gã. Gã chỉ là anh ất ơ chuyện cung đình cũng như án…đình. Nhưng gã suy linh tinh theo ý mình, theo cách nghĩ lộn xộn của mình thì:
Trầm Bê tày đình về chuyện làm xơ xác và nháo nhác cả hệ thống tài chính, ngân hàng- mạch máu nền kinh tế như rứa từ lâu các bác an ninh kinh tế nhà ta biết ráo. Nhưng cũng bao lâu, bao bận tung lời đồn sẽ tra còng, nhưng vẫn không tra còng.
Vậy thì không chỉ có chuyện án…kinh tế đơn thuần. Chắc có áp lực khác sóng ngầm vùng rất chi nhậy cảm nên các bác công quyền chống tham nhũng nhà ta mới cân lên nhắc xuống nhiều phen đến sốt cả ruột như thế.
Gã chỉ xin bật chút thông tin gã nghe một chú từng theo dõi gã vì gã hay phát biểu mất lập trường ở các diễn đàn báo chí cách nay 30 năm, sau hiểu gã vốn chỉ là anh có nhõn tội yêu nước không theo đúng quy trình thôi, nên sau này lại kết chơi với gã. Chú ấy bảo với gã thế này, tụi em được lệnh theo dõi Trầm Bê từ lâu rồi. Tụi em rất ngạc nhiên là Trầm Bê chỉ là một anh kinh doanh vặt tỉnh lẻ, nhưng cứ mỗi lần chuyển đổi ngành nghề kinh doanh thì vốn cứ tăng đến chóng mặt. Tiền ấy ở đâu ra?
Chú ấy hỏi vậy, nhưng gã biết chắc các chú ấy thừa biết tiền từ đâu ra rồi. Và cũng thừa biết tiền ấy dùng để làm gì, mua và lót con đường thăng quan tiến chức cho ai.
Và, câu hỏi quan trọng nhất là để đạt mục đích gì.
Ối, gã hơi nhột rồi. Vì đụng đến vùng…nhậy cảm rồi.
Trầm Bê đã bị bắt.Bị bắt thật rồi mà. Ờ nhỉ, việc gì gã phải nhột nữa?
He, vậy là chuyện ấy không còn trong vùng nhậy cảm nữa rồi.
Xưa nay, gã trộm nghĩ, hình như ở nước ta trong giai đoạn Biển Đông dậy sóng hôm nay thì vấn đề nhạy cảm chỉ là vấn đề chính trị liên quan tới các đồng chi đi tàu lạ mà thôi.
Gã phải vỗ đùi cái đét vì có nhời khen các bác nào cuối cùng đã quyết định tóm Trầm Bê.
So với việc bắt Trầm Bê thì vụ bắt Trịnh Xuân Thanh chỉ là…muỗi nhá.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều câu hỏi lớn vụ Trịnh Xuân Thanh có điều kiện được làm rõ


>> Chủ tịch tỉnh “hầu tòa” & liệu có còn “luật cho dân và lệ cho quan”?


TRINH PHÚC
(GDVN) - Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: “Sự kiện này tiếp tục mở ra hướng đi tháo gỡ bế tắc lâu này khi giải quyết các vụ án tham nhũng có liên quan đến lãnh đạo cấp cao".

Vụ án Trịnh Xuân Thanh được các chuyên gia từng nhận định là hướng đánh chiến lược, một mũi khoan trọng điểm đánh vào nạn tham nhũng – vốn được xem là quốc nạn.

Tuy nhiên, việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn đã gây khó khăn cho công tác điều tra.  

Chính vì thế, khi Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú ngày 31/7 được nhiều người đánh giá là bước ngoặt của vụ án và thể hiện quyết tâm đánh vào tham nhũng của Đảng, Chính phủ đến cùng.

Nó cũng phản ánh được hiệu quả của công tác chống tham nhũng hiện nay.

Liên quan đến việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, ngày 1/8 trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng:

“Đây là sự kiện lớn trong giai đoạn đang thực hiện công tác phòng chống tham nhũng.

Thông tin Trinh Xuân Thanh ra đầu thú trước cơ quan pháp luật cho thấy công tác phòng chống tham nhũng bước đầu có kết quả.

Sự kiện này sẽ tiếp tục mở ra hướng đi tháo gỡ bế tắc lâu này, khi giải quyết các vụ có liên quan đến lãnh đạo cấp cao”.

Theo phân tích của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, sự kiện Trịnh Xuân Thanh đầu thú đã thể hiện rất rõ quyết tâm của cơ quan chức năng thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí Thư là: “Kiên quyết đưa Trịnh Xuân Thanh ra xử lý trước pháp luật”.

Đây cũng tín hiệu tốt thể hiện cơ quan pháp luật đã làm việc có hiệu quả.

Việc ra đầu thú cũng thể hiện Trịnh Xuân Thanh đã thừa nhận trách nhiệm của mình”.

Cũng theo Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng: “Sau đây, cơ quan tố tụng sẽ căn cứ vào tính chất mức độ hành vi của Trịnh Xuân Thanh và những cá nhân liên quan để điều tra làm rõ.

Qua đó, xác định mức độ trách nhiệm của Trịnh Xuân Thanh đến đâu.

Vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của Trịnh Xuân Thanh tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và những việc khác có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh trong các vụ việc tham nhũng”.

Căn cứ theo pháp luật, vị Đại biểu Quốc hội này cho biết thêm: “Đã đầu thú, theo quy định của Bộ Luật Hình sự cũng xem xét để khoan hồng nếu Trịnh Xuân Thanh thành khẩn khai báo.

Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú đã mở cách của rất tốt cho công cuộc đấu tranh chống tham nhũng”.

Cũng liên quan đến vụ việc này, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, luật sư Phan Xuân Xiểm (nguyên hàm Vụ trưởng, công tác tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương) nhận định:

“Trịnh Xuân Thanh về đầu thú đã phục vụ công tác điều tra, xét xử vụ án như đồng chí Tổng Bí Thư – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã kết luận:

“Khi bắt Trịnh Xuân Thanh để phục vụ cho công tác điều tra phục vụ vụ án thì sẽ thực hiện theo pháp luật”.

Vị luật sư này cũng cho rằng: “Khi Trịnh Xuân Thanh đầu thú, sau này cơ quan điều tra cũng phải làm rõ ai để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn hoặc như thế nào, cá nhân, tổ chức nào liên quan cần phải được làm rõ.

Tại sao Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn được, công tác quản lý lâu nay công luận vẫn đặt vấn đề về câu hỏi đó, trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

Hiện nay, Trịnh Xuân Thanh đã trở về nên có điều kiện để làm rõ hơn.

Còn việc truy tố, xét xử Trịnh Xuân Thanh sẽ tiến hành theo quy định pháp luật ”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đ/c Loa Làng viết:

TRỊNH XUÂN THANH CÓ BỊ BẮT CÓC???


LOA LÀNG
Chiều 31/7/2017, Bộ Công an cho biết bị can Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam(PVC), đã đến trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú và đã được cơ quan công an thực hiện các thủ tục tiếp nhận người phạm tội theo quy định. Trước đó, tháng 9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an tiến hành quyết định khởi tố, ông Thanh không có mặt tại nơi cư trú cũng như tại nơi làm việc. Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an ra Quyết định số 19/C46 - P12 truy nã toàn quốc và đến ngày 29/9/2016, truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Trịnh Xuân Thanh
Bài đăng của Tiếng dân, ảnh chụp màn hình
Cộng đồng mạng Việt Nam phần lớn ghi nhận là một tín hiệu tích cực đối với một bậc nguyên lãnh đạo cơ quan Nhà nước khi đã biết quay đầu sau những yếu kém trong quản lí để gây ra hậu quả nghiêm trọng cũng như sự thiếu trách nhiệm khi bỏ trốn sau khi biết tin bị khởi tố điều tra. Tuy nhiên, đối với nhiều trang báo mạng không chính thống có truyền thống chuyện bé xé ra to như Dân làm báo, BBC Tiếng Việt, Tiếng dân, RFI... lại cho rằng sự thực không giống như vậy mà khẳng định rằng “Trịnh Xuân Thanh không phải tự động về nước “đầu thú” mà ông ta bị bắt cóc tại nhà riêng của ông ở Berlin lúc 10h30′, hôm chủ nhật 23/7/2017, sau đó, ông Thanh được di lý bằng ô tô sang một nước châu Âu khác để đưa về Việt Nam” và cho rằng đang có một âm mưu vô cùng to lớn của Đảng Cộng sản đằng sau vụ việc lần này.
Đây thực sự là một tin hót hòn họt và giật gân, chắc chắn gây được sự chú ý của rất nhiều người. Tuy nhiên, đối với tri thức của một người có não trạng bình thường, tác giả cho rằng việc ông Thanh bị bắt cóc là vô lí. Có thể lý giải điều này qua làm rõ một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, hệ lụy của hành động bắt cóc người trên lãnh thổ của một quốc gia khác là vô cùng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan thực thi nhiệm vụ đó là Bộ Công an Việt Nam mà nó là uy tín, danh dự của cả một quốc gia. Bất cứ một quốc gia có chủ quyền nào cũng sẽ phản ứng trước những hành động lỗ mãng (bắt cóc) nếu họ hay biết. Và trong trường hợp như thế, Bộ Công an Việt Nam dù muốn thực hiện cũng khó mà được cơ quan, nhà lãnh đạo nào chấp thuận. Liệu có chỉ vì để giải quyết vụ việc của một con người mà Việt Nam lại đặt cược quan hệ ngoại giao của mình và để nhận lại những đòn trừng phạt nặng nề từ quốc gia đó và thế giới?
Thứ hai, việc một người bị truy nã quốc tế như Trịnh Xuân Thanh xuất hiện công khai ở một quốc gia chắc hẳn sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt của cơ quan chính quyền của nước đó thì chẳng hiểu nổi với một quốc gia được đánh giá là có hệ thống kiểm soát an ninh, trật tự hàng đầu như Đức lại có thể dễ dàng cho qua việc “hàng chục nhân viên an ninh Việt Nam bắt cóc người ngay giữ ban ngày” thì có vẻ hơi hư cấu thái quá. Hơn hết, mặc dù được nhận định là “bị bắt cóc vào hôm 23/6” nhưng đến ngày hôm nay ngày 02/8, là đã hơn 1 tuần nhưng cơ quan chức năng của Đức vẫn chưa hề có bất kì động thái nào phản ứng thì có vẻ như sự việc bắt cóc âu cũng chỉ là vẽ ra cho thêm phần huyễn hoặc.
Thứ ba, giả sử cứ cho rằng có việc bắt cóc, tuy nhiên để đưa một người từ một nước “châu Âu khác” về Việt Nam thông qua cảng hàng không hay cảng biển thì liệu có dễ thế không khi hoàn toàn có khả năng Trịnh Xuân Thanh kêu cứu hoặc bỏ trốn, chưa kể đến việc giấy tờ visa với một người nằm ngoài các nước trong khối liên minh châu Âu để xuất cảnh là vô cùng khắc nghiệt thì việc đoàn bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với số lượng lên đến chục người có thể về đến Việt Nam một cách an toàn không gây ra bất cứ ồn ào manh động gì quả thực vô cùng khó hiểu.
Thế mới nói, suy nghĩ của các bậc thầy báo kia quả thực quá ư là hoang đường. Và những người có thể tin vào ba cái tin vịt câu view kia âu cũng chỉ là những người có khả năng tưởng tượng vô cùng phong phú.

Phần nhận xét hiển thị trên trang