Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Chất đàn bà trong thơ Nồng Nàn Phố by anle20


Tập thơ "Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng" của Nồng Nàn Phố nhận được sự đồng cảm khi viết về những nỗi đau của đàn bà.
Buổi ra mắt tập thơ diễn ra tối 16/7 tại Hà Nội với đông đảo độc giả tham dự.
Nồng Nàn Phố là bút danh của Phạm Thiên Ý, cô sinh năm 1988, hiện làm báo ở TP HCM. Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng gồm 49 bài, được lựa chọn từ 200 tác phẩm của Nồng Nàn Phố, với tranh minh họa bằng chất liệu mực tàu trên giấy dó của họa sĩ Phương Bình, bìa của họa sĩ Lê Thiết Cương.
body-2-2552-1405569932.jpg
Tập thơ "Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng".
Nhiều bài thơ trong sách nói về thân phận đàn bà, những cảm xúc khổ đau trong các mối quan hệ tình cảm ngang trái. Là một cô gái trẻ, nhìn vẻ ngoài có phần nhí nhảnh, lí lắc, nhưng Phố có những suy nghĩ già trước tuổi. Cô nói "phàm là đàn bà thì khổ" và khắc họa tâm sự của một nửa thế giới bằng những yêu thương sâu đậm, khổ đau, si hận... Đọc thơ Phố, độc giả không khỏi băn khoăn: một cô gái trẻ như vậy, sao viết toàn chuyện đau khổ của đàn bà (mà phần lớn là do đàn ông gây ra)? Tác giả Nồng Nàn Phố nói cô viết từ tâm sự của những người phụ nữ, những người bạn, người chị quanh mình.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói thơ Phố có nhiều chữ "đ" như đàn bà, điên, và đức. Chất đàn bà toát lên qua từng bài thơ và cô gái Phố đã hóa thân vào những cảnh đời. Thơ cô thể hiện những cơn điên tình, như câu: "Em co thắt nỗi... thành một cơn điên". "Đó là cái điên của người phụ nữ khát tình, muốn được thỏa tình... Nhưng dù sao, các cơn điên không bao giờ đi quá giới hạn, bởi nó vẫn có một chữ "đức" níu lại" - nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói. Chính chữ "đức" giữ cho hồn thơ không đi quá xa, vượt những giới hạn của chuẩn mực thơ ca.
Tuy nhiên, nhà phê bình cũng cho rằng thơ Phố hơi đơn điệu. Ông nói tác giả có phần "một màu" về mặt cảm xúc và thể hiện tâm trạng. Đặc biệt, khi viết về sự ngoại tình, cần nhiều hình ảnh liên tưởng, so sánh hơn.
body-6969-1405569932.jpg
Tác giả Nồng Nàn Phố. Ảnh: Dzung Art.
"Ông đồ @" Trịnh Tuấn nhận xét về thơ của Phố: "Đọc thơ Phố tưởng như dễ viết lắm, vì thơ rất mượt và thuần. Song tận sâu trong 'mượt và thuần' về thi pháp, về chữ nghĩa, là những gồ sượng chát đắng nơi cổ họng người viết, viết như xộc ra từ tâm khảm những điều mà nếu không nói ra được dễ đến cả đời ngậm ngùi. Trong cái sự mượt và thuần ấy, còn vụt lên một khí phách đàn bà". Thư pháp gia trẻ cũng cho rằng ngôn từ trong thơ Phố có thanh âm và ngữ điệu gieo vào lòng độc giả những trắc ẩn.
Còn nhà báo, nhà thơ Vũ Quỳnh Hương thì nhận xét Nồng Nàn Phố có sự phân tách rất rạch ròi giữa con người và thơ. Bên ngoài tác giả là cô gái dễ thương, trong sáng, chưa vướng lụy tình ái. Nhưng thơ cô ẩn chứa những suy nghĩ, nỗi niềm "già trước tuổi".
Lam Thu
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Donald Trump: Rất thất vọng với Trung Quốc


Trong những dòng tweet hôm nay (thứ Bảy 29/7, giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump nói rằng ông “rất thất vọng với Trung Quốc”, và chỉ trích nước này chẳng làm được gì cho nước Mỹ về vấn đề Bắc Hàn.
Tôi rất thất vọng về Trung Quốc. Những lãnh đạo ngu ngốc của chúng ta trước kia đã cho phép họ thu về hàng tỷ đô la một năm trong lĩnh vực thương mại, thế mà …,“, ông Trump đăng trong một dòng tweet.
Trong dòng tweet tiếp theo, Tổng thống Mỹ viết: “...họ CHẲNG LÀM GÌ cho chúng ta đối với vấn đề Bắc Hàn, chỉ nói miệng. Chúng ta sẽ không cho phép điều này tiếp tục. Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề [Bắc Hàn] một cách dễ dàng!
Bắc Hàn vừa thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lần thứ 2 trong chưa đầy 1 tháng. Tên lửa này, với độ cao đạt hơn 3.000 km, được tuyên bố là đã đưa toàn bộ nước Mỹ vào tầm ngắm. Mỹ nhanh chóng tập trận cùng Hàn Quốc và kêu gọi đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an họp khẩn.
Trong những tháng đầu sau khi nhậm chức, ông Trump đã thay đổi chiến thuật không công kích Trung Quốc về thương mại như thời gian tranh cử, thay vào đó ông kéo gần quan hệ với Bắc Kinh với hy vọng Bắc Kinh sẽ giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Hàn mà Nhà Trắng coi là nguy hiểm an ninh hàng đầu.
Nhưng những diễn tiến trong 2 tháng gần đây cho thấy Bắc Hàn tiếp tục đẩy mạnh chương trình vũ khí và đạt thành tựu phóng được những tên lửa đầu tiên có khả năng vươn tới nước Mỹ. Bắc Kinh cũng thể hiện không sẵn sàng mạnh tay gây sức ép với Bình Nhưỡng do lo ngại thay đổi chế độ, vốn là đồng minh trung thành trong nửa thế kỷ qua của chính quyền Trung Quốc.
Từ hồi tháng 6/2017, ông Trump đã ám chỉ ông không hài lòng với Trung Quốc vì đã thất bại trong nỗ lực kiềm chế Bắc Hàn.
Nhưng ít nhất tôi biết Trung Quốc đã cố gắng“, ông Trump đăng trên Twitter.
Đến đầu tháng 7, ông Trump lại đăng tweet lên án Trung Quốc vẫn làm ăn với Bắc Hàn và thương mại 2 nước này tăng gần 40% trong quý đầu 2017.
Trung Quốc hợp tác với chúng ta như thế đấy – nhưng chúng ta vẫn phải thử [hợp tác với họ]“, ông Trump viết trên Twitter và Facebook hôm 5/7.
Rõ ràng là thông điệp lần này của Tổng thống Mỹ có tính đe dọa thẳng thắn hơn nhiều, và có thể là một chỉ dấu rằng ông sẽ quay ngược về chính sách đối đầu thương mại với Trung Quốc nếu Bắc Kinh vẫn từ chối dùng ảnh hưởng của mình để giải quyết mối đe dọa Bắc Hàn. Cựu tỷ phú địa ốc thường xuyên lên án Trung Quốc sử dụng chiêu thức thương mại không công bằng và khiến người Mỹ trong nước mất việc làm. Tuy nhiên ông Trump cũng tuyên bố vào hồi tháng 4 rằng Trung Quốc sẽ còn được lợi nhiều hơn từ ngoại thương với Mỹ nếu giúp Mỹ giải quyết mối lo ngại Bắc Hàn.
Trung Quốc nhiều lần tuyên bố họ không có sự kiểm soát lên Bình Nhưỡng như nhiều quốc gia phương tây vẫn tưởng tượng.
Đức Trí (t/h)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dư luận xung quanh vụ TXT:

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú hay bị bắt?



VOA - Các luật sư nói rằng những thông tin mà chính phủ Việt Nam tung ra, nói rằng Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú là thông tin mâu thuẫn, khó hiểu. Các chuyên gia pháp lý nói họ mong Việt Nam nên minh bạch thông tin vụ việc này để ‘không xúc phạm người dân.’

Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu phó Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với VOA:

“Tin này nghe rất mâu thuẫn về mặt pháp luật khi Việt Nam đưa tin. Nhiều tin trái qua, trái lại nghe rất khó hiểu.”

Hôm 31/7, một thông báo của Bộ Công an Việt Nam loan tin ông Trịnh Xuân Thanh, một người đang bị truy nã, “đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.”

Luật sư Thuận nói rằng một khi đã bị truy nã đặc biệt thì không thể có chuyện người bị truy nã đang ở nước ngoài về lại Việt Nam, đi ngang nhiên giữa thủ đô Hà Nội mà không bị bắt, vì bắt cứ công dân nào cũng có thể bắt ông, chưa kể tới lực lượng công an:

“Có người cho rằng ông này đi từ nước ngoài về, có người nói ông bị bắt ở nước ngoài và bị dẫn về. Nếu ông tự đi từ nước ngoài, làm gì một người bị truy nã lại có thể đi lại giữa thủ đô, và đến đầu thú tại Bộ Công an. Nghe tin này lạ tai lắm. Nếu ổng bị truy nã thì người ta bắt chứ làm sao có chuyện ra đầu thú.”

Mặc dù có nhiều tin đồn đại, hiện vẫn chưa biết rõ ông Thanh đã trốn ở nước nào hay những nước nào từ tháng 8 năm ngoái.

Luật sư Trần Quốc Thuận nói ông có nghe một giả thuyết là ông Thanh bị bắt khi đang đi dạo trong một công viên ở Đức, rồi sau đó ông được đưa về Việt Nam.

Báo mạng Thờibáo.de Việt ngữ tại Đức có bài nói rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã "bị bắt cóc" tại Berlin vào ngày 23/7 và sau đó bị đưa về Việt Nam. Tuy nhiên, VOA chưa kiểm chứng được nguồn tin này.

Hôm Chủ nhật 30/7, có nhiều thông tin lan rộng trên mạng xã hội nói rằng ông Thanh “đã bị dẫn độ về nước,” nhưng phía chính quyền lúc đó vẫn im tiếng.

Chia sẽ quan điểm với luật sư Trần Quốc Thuận, luật sư Lê Quốc Quân nói rất khó tin việc ông Thanh ra đầu thú:

“Tôi nghĩ rằng việc báo chí Việt Nam nói rằng ông Trịnh Xuân Thanh trở về ra đầu thú với cơ quan an ninh là một trò trẻ con, một tin trẻ con – thực sự xem thường nhận thức của nhân dân Việt Nam và thể hiện sự lạc hậu của nền báo chí. Vì một người đang bị truy nã quốc tế thì không thể đang ở nước ngoài lại đi đầu thú ở Việt Nam. Nói rằng tự ra đầu thú ở Việt Nam là cách nói lấy được và điều đó hoàn toàn không ai tin. Người dân nghe tin này cũng bị xúc phạm: đã bị truy nã thì sao qua được biên giới! đã truy nã thì thấy đâu phải bắt đó chứ!.”

Luật sư Quân không tin có việc Đức dẫn độ ông Thanh về Việt Nam:

“Tôi hoàn toàn không nghĩ rằng Đức đã dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam, bởi vì dẫn độ thì Đức phải công khai, ông phạm tội gì, lý do gì, và dẫn độ theo những yêu cầu nào, yêu những quy định nào của LHQ.”

Hôm 31/7, Blogger ‘Người Buôn gió’ tức Bùi Thanh Hiếu từ Đức viết trên Facebook: “Câu chuyện Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú là câu chuyện vớ vẩn mà báo chí Việt Nam bịa ra, sở dĩ phải làm thế để che đậy vụ bắt người trái pháp luật ở nước khác..… Các luật sư của Trịnh Xuân Thanh ở Đức đang trình lên chính phủ Đức việc nhà cầm quyền Việt Nam dùng vũ lực bắt cóc người tại Đức, có thể khả năng sẽ xảy ra một vụ rạn vỡ quan hệ ngoại giao Việt-Đức.”

Blogger Bùi Thanh Hiếu viết: “Những người bạn của anh ta, bao gồm cả luật sư người nước ngoài, đều khẳng định anh ta không thể bị bắt ở nước Đức này, họ đã xem xét hết mọi điều luật…Không áp lực nào có thể đưa Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam khi chưa có lệnh toà án Đức.”

Theo VNExpress, Việt Nam đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều quốc gia. Trường hợp nghi can bỏ trốn đến quốc gia chưa ký kết hiệp định song phương hoặc quốc gia đó chưa gia nhập Điều ước quốc tế liên quan, việc dẫn độ tội phạm có thể được thực hiện theo sự thoả thuận giữa hai chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Vào tháng 9/2016, ông Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố về tội tham ô và cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế, gây thiệt hại cho Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) gần 3.300 tỉ đồng (khoảng 147 triệu đôla), và dính líu trong một vụ bê bối lớn về bất động sản ở Hà Nội.

Một tháng trước khi bị khởi tố, ông Thanh “biến mất,” và Việt Nam phát lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế.

Sau khi gây thua lỗ ở PVC, ông Thanh vẫn tiếp tục thăng tiến trong sự nghiệp chính trị, ông được điều sang Bộ Công thương, đảm đương nhiều chức vụ quan trọng. Sau đó, ông được chuyển làm phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.

Luật sư Thuận nói rằng chính quyền Việt Nam phải minh bạch thông tin về vụ Trịnh Xuân Thanh:

“Các cơ quan chức năng phải công khai cho mọi người biết trong thời gian vừa qua Trịnh Xuân Thanh đã ở đâu, làm gì, có ở nước ngoài không? Nếu ở nước ngoài thì làm sao ra nước ngoài được, làm sao đưa về nước được, làm sao ông đi qua đi lại mà không bị phát hiện? Tại sao có lệnh truy nã nhưng sao không bắt? Tất cả những điều này rất mâu thuẫn và khó hiểu. Người ta thấy rất lạ. Trong thời kỳ thông tin minh bạch, mong rằng các cơ quan chức năng sớm nói rõ ra.”

Câu chuyện về ông Trịnh Xuân Thanh tại thời điểm này hãy còn nhiều bí ẩn.

Hôm 1/8, VietnamNet trích lời Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an nói rằng: “Interpol cũng truy nã, giúp Việt Nam bắt được” Trịnh Xuân Thanh.

Theo ông Cương, ông Thanh không “đơn thương độc mã, phải có một lực lượng che chắn phía sau,” và “từ sai phạm của Trịnh Xuân Thanh sẽ thể hiện sai phạm của một loạt cán bộ liên quan.”

Ông nói muốn làm rõ điều này, cần sự trung thực từ Trịnh Xuân Thanh và cái tài của cơ quan điều tra.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhật ký năm Dậu



Năm Dậu thường là năm kinh hoàng
bốn nhăm người chết đói đầy đường
nguyên tử rơi bên nước Nhật
thế giới thành hai phe
sống mái đến cùng
Mười hai năm sau
Đinh Dậu đầm nước mắt
sửa sai xong lại Nhân văn quay quắt
tinh hoa
trơ trọi trên cành
Kỷ Dậu cụ Hồ gặp ông Kac Mác
Hà Nội mưa đổ thác
Sau Mậu Thân giầu nghèo gì,
sang hèn chi,
cũng khóc..
năm Dậu sau
bo bo, mì mốc
cả nước đói ăn
trước mặt sau lưng
có giặc!
Mười hai năm sau
lại năm Dậu khác
Biển Đông dậy sóng lần thứ nhất
lòng người bốn bề không yên
bồn chồn trong nam, ngoài bắc..
Đinh Dậu năm nay liệu có gì đổi khác?
Khi đồng chí Un liên tục nã tên lửa lên trời
Bãi Tư Chính đang hồi tranh chấp
Po mosa, Đông Tâm
nóng lên từng khắc
Nhuân hai tháng sáu
mưa nhiều hơn mùa ngâu
bão từ biển Đông dồn dập
thời tiết, thời sự rối tinh cuộn chỉ
ta gỡ thế nào, từ đâu?
Hàng xóm mang gà thách đấu
sới làm bên vườn rau
một trận đá gà không khoan nhượng
Người ơi!
Tôi phải làm sao?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đôi nét về mẹ của Donald Trump



BBC - Mẹ của ông Donald Trump, Mary Anne MacLeod, sinh ra, lớn lên ở đảo Lewis, Scotland, nhưng di cư đến New York.

Bà thuộc số hàng chục ngàn người Scotland đến Mỹ và Canada vào những năm đầu thế kỷ 20, tìm cách thoát khỏi khốn khó kinh tế.

Năm 1930, bà rời đảo Lewis đến New York, ở tuổi 18, làm người giúp việc nhà.

Sáu năm sau, bà kết hôn với doanh nhân bất động sản thành đạt Frederick Trump, là con trai di dân Đức.

Donald Trump là con thứ tư trong tổng số 5 người con của họ.

Ông Donald Trump vẫn còn ba người anh em họ ở đảo Lewis. Hai người trong đó vẫn sống trong ngôi nhà cổ của tổ tiên.





Mẹ ông Trump trở thành công dân Mỹ năm 1942 và qua đời năm 2000, ở tuổi 88.

Bà thường xuyên quay lại đảo Lewis và luôn nói tiếng Gaelic, ngôn ngữ bản địa của Scotland.

Ông Trump từng quay lại ngôi nhà của mẹ năm 2008. Khi đó, ông nói ông chỉ từng đến đảo Lewis một lần khi "ba, bốn tuổi" nhưng không nhớ gì mấy.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin NÓNG: 5 NGƯ DÂN BÌNH ĐỊNH MẤT TÍCH Ở HOÀNG SA


Chị Giàu, vợ anh Lê Quý, khóc ròng khi cùng hàng xóm ngồi chờ tin từ biển khơi.
 Ảnh: TRƯỜNG ĐĂNG

5 ngư dân mất tích ở Hoàng Sa: Làng chài chìm trong buồn đau

Tuổi trẻ
01/08/2017 19:30 GMT+7

TTO - Gần bốn ngày sau tin dữ truyền về từ Hoàng Sa: tàu BĐ 95613 TS chìm giữa biển khơi, tung tích 5 ngư dân trên tàu vẫn bặt vô âm tín, cả xã Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) chìm trong buồn đau…

Ngày 1-8, chúng tôi đến xã Tam Quan Nam, hỏi nhà những thuyền viên bị nạn, ai cũng chỉ "đi một đoạn nữa thấy nhà nào đông người thì nhà đó có người bị nạn".

Đã ba ngày kể từ khi nghe tin dữ, hàng xóm vẫn đến nhà các thuyền viên chia sẻ và túc trực đợi tin từ biển khơi. Vẻ mặt ai cũng thất thần.

Năm ngôi nhà của năm thuyền viên cách nhau không xa. Họ là anh em, bà con, hàng xóm của nhau. Dù tin dữ từ biển về làng chài này không ít nhưng mỗi lần nhận tin là mỗi lần cả làng quặn thắt.

Vợ muốn lao ra biển tìm chồng

Căn nhà nhỏ của thuyền trưởng Trần Quốc Toàn thuê nằm ven đường rất đông người. Họ chia nhau giữ chị Kiều, vợ anh Toàn, không cho chị lao ra biển.

Anh Nguyễn Bảo Trúc, anh ruột chị Kiều, kể: "Từ lúc nghe tin chồng bị nạn thì nó hoảng loạn, cứ khóc gọi chồng rồi nhào ra biển. Mấy hôm nay cứ mê sảng, phải có nhiều người trông, chứ hở ra là nó lao đi".

Anh Toàn là thuyền trưởng tàu BĐ 95613 bị nạn mất tích. Chiếc tàu có giá hơn 1 tỉ đồng là tài sản dành dụm cả đời đi biển và vay ngân hàng của ba người trong nhà anh.

Anh Trúc cho biết: "Lâu nay mấy anh em toàn đi làm thuê cho tàu khác. Cách đây ba năm mấy anh em mới vay ngân hàng hùn mua chiếc tàu cũ về làm lại. Biển lúc được lúc mất nên mấy năm nay chỉ đủ tiền tu sửa tàu chứ chưa trả được đồng nợ nào. Năm ngoái nộp hồ sơ mua bảo hiểm mà chưa mua được nên giờ mất là mất hết, chỉ có nợ là vẫn còn nguyên".

Từ sau tết đến nay, tàu của anh Toàn lỗ hơn 60 triệu đồng, chuyến này đã gần hết trăng (chuyến biển) mà cũng chỉ mới câu được hai con cá, nếu cập bờ thì lại lỗ to.

"Giờ thì mong về được thôi" - ai cũng đau đớn nhìn xa ra biển.

Hai con trai anh Toàn đứa lên lớp 6 đứa lên lớp 4 chưa hiểu gì, tròn xoe mắt nhìn hàng xóm, hình như các em chưa hiểu tin dữ đang ập đến nhà mình. 
.
Bà con hàng xóm đến nhà thuyền trưởng Trần Quốc Toàn thuê ở chờ tin. 
Ảnh: TRƯỜNG ĐĂNG

Nước mắt người thân

Cứ nhắc đến tên chồng, chị Võ Thị Giàu lại tuôn nước mắt. Anh Lê Quý chồng chị là thuyền viên lớn tuổi nhất đi trên tàu. Hơn 30 năm thâm niên nghề biển, anh lăn lộn với sóng gió nuôi vợ, hai con cùng mẹ già nằm liệt giường.

Đứa con trai đầu đang là bộ đội hải quân ở Cam Ranh, gần hai năm rồi hai cha con vẫn người canh giữ biển, người ra khơi, ít có dịp gặp nhau. Nghe tin cha gặp nạn nhưng con cũng chưa về nhà được.

Mẹ anh Quý đã hơn 80 tuổi, bị nhiều bệnh nên nằm một chỗ, ăn phải có người đút. Chị Giàu không có nghề nghiệp nên đi phụ nấu ăn ở các đám cưới.

"Từ hôm tết đến giờ biển thất nên không có đồng tiền biển nào. Hôm tháng 3 rồi, ảnh bị lưới kéo đứt một ngón chân nên ở nhà mất mấy trăng, mới đi lại trăng thứ hai. Trăng vừa rồi tàu câu được có 9 con cá, đi lần này thì bị nạn" - chị Giàu kể trong nước mắt.

Chị Giàu nhớ rất rõ ngày đi của chồng, chị nhẩm đốt ngón tay tính đến hôm nay đã là ngày thứ 20, nếu không có gì thì đây là lúc tàu vào bờ.

Trong số năm thuyền viên gặp nạn, có hai thuyền viên chưa vợ là Bùi Minh Khang và Huỳnh Năm.

Chị Huỳnh Thị Tài, một người láng giềng của anh Năm, chậc lưỡi: "Cái thằng đó hiền lắm, chỉ cặm cụi làm ăn, mười mấy năm rồi chưa bỏ chuyến biển nào. Cứ vô bờ vài ngày lại đi nên đến giờ vẫn chưa lấy vợ".

Nhà anh Năm (31 tuổi) có đến 3 người đi biển. Cha anh Năm đã gần 60 tuổi nhưng vẫn bám nghề, hiện đang ở ngoài biển chưa vô đến bờ. Em của anh Năm là Huỳnh Xuân Đông mới 17 tuổi nhưng thâm niên nghề được 4 năm, mới cập bờ được một ngày thì hay tin anh bị nạn.

Bà Quý, mẹ anh Năm, thì rũ hết người từ lúc nghe tin con. Trong khi bà Phạm Thị Tuyết, mẹ anh Khang, đang làm thuê ở TP.HCM, nghe tin con vội vàng đón xe ra Tam Quan.

"Nó đi học nghề sửa xe mà không có tiền mở tiệm nên ra nhà chị theo anh rể đi làm biển. Đi được vài chuyến nó nói là hợp với biển, thích đi, vậy là đi luôn" - bà nghẹn ngào nói. 

.
Trường Đăng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc “lén lút săn cáo”


>> Kẻ đại gian đại ác
>> Vỡ mộng “nhất thế giới”
>> Cũng gọi là "trí thức" như nhau...
>> Đừng “ngụy biện” mà đau lòng Biển!
>> Bồi lấp biển, hãy hỏi cụ Nguyễn Công Trứ


HUỆ BÌNH
NLĐO - Sau khi Úc phản ứng, đến lượt Mỹ thể hiện sự phẫn nộ đối với những thủ đoạn mà đặc vụ Trung Quốc sử dụng

Đặc vụ Trung Quốc truy lùng những đối tượng biển thủ, hối lộ và tham nhũng có mặt tại nhiều nước kể từ khi “chiến dịch săn cáo” bắt đầu vào năm 2014. Mãi đến gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ mới “tuýt còi” Trung Quốc vì lén lút “săn cáo” trên lãnh thổ nước này.

Báo The New York Times ngày 16-8 dẫn lời giới chức Mỹ cho biết “chiến dịch săn cáo” của Bắc Kinh có quy mô toàn cầu nhằm dẫn độ những đối tượng đang lẩn trốn ở nước ngoài, tịch thu những khoản tiền bị tình nghi có dính líu đến hoạt động tội phạm.

Thuộc sự quản lý của Bộ Công an Trung Quốc, các đặc vụ nhập cảnh vào Mỹ bằng visa thương mại hoặc du lịch đồng thời sử dụng “những chiến thuật mạnh tay”, gây áp lực buộc nghi phạm phải về nước. Một trong những chiến thuật này là “khủng bố tinh thần” thân nhân đang sống ở Trung Quốc của các nghi phạm trong nhiều tháng liền.

Theo bài báo, giới chức Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc chấm dứt các hoạt động trên, qua đó cho thấy sự phẫn nộ của Washington đối với những thủ đoạn mà đặc vụ nước này sử dụng.

Hồi tháng 4, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) công bố danh sách chi tiết 100 quan chức lẩn trốn ở nước ngoài mà Bắc Kinh muốn dẫn độ về nước. Theo đó, có 10 quan chức trốn ở Úc, 40 người nghi ẩn náu ở Mỹ, 26 ở Canada, 11 ở New Zealand.

Khó khăn của các nhà điều tra Trung Quốc thường không phải là xác định nơi ở những kẻ đào tẩu mà là làm sao để đưa họ về nước. Trong một số trường hợp, cảnh sát Trung Quốc phải liên hệ thường xuyên với nghi phạm qua điện thoại hoặc người thân của họ ở quê nhà để thuyết phục họ tự về nước đầu thú. Đôi lúc, cảnh sát và chính quyền địa phương phải dùng đến những cách khá bất đắc dĩ, dẫn đến phản ứng của những nước liên quan.

Hồi tháng 4 qua, 2 cảnh sát TP Nhật Chiếu (tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc) đến TP Melbourne - Úc bằng visa du lịch để “thuyết phục” một nghi phạm tên Đông Phùng hồi hương. Ông Đông bị cáo buộc ăn hối lộ 200.000 USD tại nhà máy thép tư nhân Nhật Chiếu. Khi bị phát hiện, hành động này khiến chính quyền của Thủ tướng Úc Tony Abbott triệu các nhà ngoại giao Trung Quốc để phản đối “hoạt động bí mật không thể chấp nhận” kia.

Trong khi đó, tại Canada - điểm đến hàng đầu của quan tham Trung Quốc- Bắc Kinh cũng cho tiến hành các hoạt động bí mật để tìm cách “hồi hương” nghi phạm và tịch thu những khoản tiền bất chính. Tờ China Daily hồi tháng 5 dẫn lời Đại sứ Canada tại Trung Quốc, ông Guy Saint-Jacques, cho biết 2 nước sẽ ký thỏa thuận chia sẻ tài sản mà nghi phạm đào tẩu Trung Quốc chuyển trái phép sang Canada. Ngoài ra, Canada sẽ giúp dẫn độ quan tham Trung Quốc về nước.

Số liệu thống kê từ Bộ Công an Trung Quốc cho thấy kể từ năm ngoái, “chiến dịch săn cáo” đã dẫn về nước hơn 930 nghi phạm, trong đó phần lớn bị truy nã vì tham nhũng.
***

Nỗi lo về Lệnh Hoàn Thành

Nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh trong việc truy lùng Lệnh Hoàn Thành - em trai cựu Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch, đang ẩn náu ở Mỹ - có thể bao phủ lên kế hoạch thăm Washington vào tháng 9 của Chủ tịch Tập Cận Bình. Theo trang Đa Chiều, sau khi khám nhà ông Lệnh Kế Hoạch, các nhà điều tra thu giữ hơn 2.700 hồ sơ mật liên quan đến chính trị, quân sự, kinh tế… Hồi tháng 3, báo chí Hồng Kông dẫn nguồn giấu tên nói ông Lệnh Hoàn Thành đã ôm theo một mớ hồ sơ tuyệt mật của anh chạy sang Mỹ.

Còn theo báo The Wall Street Journal, ông Lệnh Hoàn Thành sống trong biệt thự xa hoa tại khu ngoại ô Loomis của TP Sacramento, bang California nhưng đã “mất dạng” từ tháng 10-2014. Một người quen biết tiết lộ doanh nhân này không liên lạc với bạn bè ở Trung Quốc vào mùa thu năm trước. Các quan chức cấp cao của Mỹ vào mùa hè năm ngoái nói rằng ông Lệnh đã nói chuyện với chính quyền Mỹ nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Phần nhận xét hiển thị trên trang