Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Triều Tiên âm thầm khánh thành tòa nhà 105 tầng


01/08/2017 TP - Vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lần thứ 2 của Triều Tiên hôm 28/7 thu hút sự chú ý của cả thế giới. Trước đó, đúng ngày kỷ niệm kết thúc chiến tranh Triều Tiên 27/7, việc khánh thành toà nhà Ryugyoung cao 105 tầng ở thủ đô Bình Nhưỡng diễn ra âm thầm.

Tòa nhà Ryugyoung được khánh thành ngày 27/7. Ảnh: SCMP.
Ryugyoung có thể được coi là tòa nhà xây dựng lâu nhất thế giới và là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới. Triều Tiên đã mất 30 năm để xây dựng toà nhà này. Ban đầu, Triều Tiên dự kiến xây trong hai năm, khánh thành năm 1989 và đó sẽ là khách sạn cao nhất thế giới, vượt tòa nhà cao nhất thế giới lúc bấy giờ tọa lạc ở Singapore (do Hàn Quốc xây dựng).

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1998 và nạn đói hoành hành ở Triều Tiên vào những năm 1990 khiến nước này không thể bơm tiền xây dựng khách sạn. Nó gần như chỉ là khối bê tông bị bỏ hoang trong hơn 10 năm.

Đến năm 2011, tập đoàn Orascom của Ai Cập, đơn vị đầu tư vào hệ thống điện thoại di động của Triều Tiên, hỗ trợ tiền để hoàn thành ngoại thất sáng bóng của tòa nhà. Theo một số nguồn tin, một bức ảnh chụp vào năm 2012 cho thấy bên trong tòa nhà vẫn chỉ là những khối bê tông trơ trọi.

Vào năm 2012, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh nhanh chóng hoàn thiện khách sạn Ryugyoung cùng hàng chục tòa nhà cao tầng khác tại quận Ryomyong ở Bình Nhưỡng. Hình dáng của Ryugyoung được cho là giống hình Kim tự tháp, nhưng cũng có người cho rằng, nó giống hình tên lửa.

Thợ xây tòa nhà đều là binh sĩ. Nhìn từ xa, tòa nhà được ốp kính sáng loáng, màu xanh nhạt này có vẻ như sẵn sàng đi vào hoạt động. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, nó còn lâu mới hoàn thiện nội thất. Việc tòa nhà sẽ được sử dụng làm khách sạn hay văn phòng vẫn được giữ kín.

LAN ANH
Theo SCMP

http://www.tienphong.vn/the-gioi/trieu-tien-am-tham-khanh-thanh-toa-nha-105-tang-1172579.tpo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai ông đều tuổi Rắn cả:

Tin NÓNG: ÔNG ĐINH THẾ HUYNH BỆNH NẶNG, VỪA PHẢI THAY THẾ


Ông Đinh Thế Huynh đang bệnh nặng.


Ông Trần Quốc Vượng thay ông Đinh Thế Huynh làm thường trực Ban bí thư

VNE
 

Thứ ba, 1/8/2017 | 18:51 GMT+7 

Trong thời gian ông Đinh Thế Huynh điều trị bệnh, Bộ chính trị phân công ông Trần Quốc Vượng tham gia thường trực Ban Bí thư.

Ngày 1/8, Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc phân công cán bộ tham gia Thường trực Ban Bí thư.


Theo đó, tại phiên họp ngày 28/7, sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về việc phân công Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Thường trực Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã quyết định phân công Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng tham gia Thường trực Ban Bí thư trong thời gian ông Đinh Thế Huynh điều trị bệnh.

Theo thông báo, ông Trần Quốc Vượng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ ngày 1/8/2017.

.
Ông Trần Quốc Vượng 64 tuổi, quê ở xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành trung ương khóa 10, 11, 12; Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12; Đại biểu Quốc hội khóa 12, 13.

Tháng 11/2006, khi đang là Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Trung ương Đảng, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Viện trưởng thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Sau đó, ông được Quốc hội bầu là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và được Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ định giữ chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Từ tháng 7/2011, ông được bổ nhiệm chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 5/2013, tại Hội nghị Trung ương 7 khoá XI, ông được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 12.

Ông Đinh Thế Huynh năm nay cũng 64 tuổi, là ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa 9, 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12; đại biểu Quốc hội khoá 11, 12, 13. Ông được phân công đảm trách Thường trực Ban Bí thư từ tháng 2/2016. 


Hoàng Thùy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHIẾN DỊCH “ĐẬP RUỒI, ĐẢ HỔ” ĐANG NÓNG RỰC


FB Việt Chiến Nguyễn 

- Sau khi báo chí chính thống hôm qua đưa tin kẻ bị truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh đã “ngoan ngoãn” ra đầu thú để được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật, khiến nhiều kẻ “đày tớ” giật mình thon thót, thì đến chiều hôm nay lại báo chí đưa tin sốt dẻo đại gia ngân hàng Trầm Bê bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam. Vậy là chiến dịch “Đập ruồi đả hổ” chống tham nhũng của đất nước ta đang nóng rừng rực. Hoan hô các bác, tiến lên Việt Nam ơi!

NÀY ĐẢ HỔ, NÀY ĐẬP RUỒI
(Đồng dao hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân chống tham nhũng)
Đập ruồi ư
Phải đập thật lực
Lò nóng rồi
Đến ruồi tươi cũng phải ra đầu thú
Vì sợ lệnh truy nã quốc tế

Đả hổ ư
Cũng phải đả thật lực
Vạch mặt mấy ông "đầy tớ" chui trong đống rơm
Gửi cả tỉ đô mua nhà ở nước ngoài

Lò nóng rồi
Đập này
Đả này

Ngoại tệ gửi ở các ngân hàng quốc tế này...
Biệt phủ ở vùng sâu này...
Biệt thự ở nước ngoài này...
Hót-ghít trẻ này...
Xe siêu sang này...

Này ruồi, này hổ chúng bay
Cái lò bát quái nóng gay gắt rồi
Ruồi tươi cũng phải cháy thôi
Hổ tươi mấy chú có ngồi được không?

Trong hình ảnh có thể có: 12 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Ai trong số này sẽ là ruồi, là hổ tiếp theo ?

Hổ chết còn để lại lông

Ruồi chết thì để lại không ruồi gì
Đập nữa đi, đả nữa đi
Để dân nghèo thấy hả hê nỗi nghèo

Bầy sâu tham nhũng làm liều

Sạch sành sanh vét tiêu điều nước non
Lò này không phải lò tôn
Lò này bát quái càn khôn lưới giời

Lò nóng rồi
Đập này
Đả này

Vừa đập
Vừa đả
Ăn rồi
Phải trả
Nuốt rồi
Nôn trả
Nhận rồi
Đền trả
Cướp rồi
Xin trả
Trước đập
Sau đả
Đập này
Đả này
Gay
Cay
Hay 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bắt 16 người trong vụ án tại 4 ngân hàng


Nhiều tin nóng dồn dập thế này thì ai còn nhớ chuyện bỏ dầu không khoan ở Biển Đông, tàu Trung Quốc ở Trường Sa, đất đai ở Đồng Tâm, các nhà đấu tranh bị kết án và mới bị bắt...
Khởi tố 25 bị can, bắt 16 đối tượng trong vụ án tại 4 ngân hàng
C46 cho biết đang thụ lý điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sacombank, TPBank, BIDV và Ngân hàng Xây dựng...

Một góc thông báo trên Cổng thông tin Bộ Công an.
NHẬT BÌNH - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) cho biết đang thụ lý điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TPBank, Sacombank, BIDV và Ngân hàng Xây dựng.

Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 31/7/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với 25 đối tượng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự và ra lệnh bắt tạm giam đối với 16 bị can.

Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, trong đó có bị can Trầm Bê, sinh năm 1959, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank; bị can Phan Huy Khang, sinh năm 1973, nguyên Tổng giám đốc Sacombank.

Ngày 1/8/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã thi hành các quyết định và lệnh đối với các bị can đồng thời khẩn trương điều tra mở rộng, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.


Bắt tạm giam 4 tháng ông Trầm BêNHẬT NAM

Ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang, hai cựu lãnh đạo Sacombank, cùng bị bắt tạm giam...
http://vneconomy.vn/thoi-su/khoi-to-25-bi-can-bat-16-doi-tuong-trong-vu-an-tai-4-ngan-hang-20170801053110485.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỰ DO NGÔN LUẬN – VÌ SAO CẦN



[TỰ DO NGÔN LUẬN – VÌ SAO CẦN] Tối hôm qua coi cái clip tranh luận giữa 2 bạn nữ sinh Bắc Kỳ. Chủ đề là “Tự do ngôn luận cho học sinh.” Em gái từ trường chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) cho rằng cần phải có sự kiểm soát để hạn chế lời những xúc phạm. Còn em từ trường chuyên Hanoi-Amsterdam thì cho rằng không nên có giới hạn.
Cả 2 em đều cho ra những lời lý luận tạm được cho lứa tuổi. Nhưng với tư cách là một người gần 30 tuổi, đã chạy xe ôm và có kinh nghiệm xã hội, tôi xin trình bày vì sao chúng ta cần tự do ngôn luận tuyệt đối.
Nếu các bạn để ý, hầu hết những các nước nghèo và lạc hậu đều bị cai trị bởi chế độ độc tài. Và điều họ đều có chính là cấm tự do ngôn luận. Họ vẫn tuyên bố là có tự do ngôn luận nhưng trong giới hạn của họ. Nghĩa là người dân chỉ được phát biểu trong một phạm vi nhất định, nếu không thì sẽ có những hậu quả dành cho họ. Bao gồm đánh đập, tù tội hoặc tinh vi hơn là bị kết tội “lạm dụng tự do ngôn luận.”
Bạn sẽ nói rằng “Ở Phương Tây cũng đâu có tự do ngôn luận hoàn toàn, họ cũng có giới hạn. Bạn không thể đứng giữa khu phố Do Thái và nói Heil Hitler hay nói những lời mang tính chất khủng bố. Vậy đó có phải là tự do ngôn luận đâu.”
Tôi sẽ trả lời là bạn đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm, tự do ngôn luận và hành vi phỉ báng. Bạn có quyền cho rằng bạn tin Hitler, bạn có quyền cho rằng người Do Thái xấu xí hay bạn có quyền cho rằng chủ nghĩa cộng sản là ưu việt – bạn cứ việc, nhưng chẳng ai cấm cả.
Nhưng, nếu bạn đứng giữa khu phố Do Thái mà ca ngợi Hitler thì bạn đang phỉ báng họ – không ai đánh đập bạn đâu, bạn chỉ bị chửi thôi. Bạn có quyền nói người Do Thái xấu xí, nhưng nếu bạn nói rằng bạn muốn giết người Do Thái thì đó là ngôn luận đe dọa. Còn nếu bạn vu khống một cá nhân nào hoặc gây tổn hại cho cá nhân hay tổ chức nào, thì đó là phỉ báng. Bạn có thể nói bạn không thích tôi hay người nào đó, nhưng nếu bạn nói những lời ảnh hưởng đến uy tín của người đó và gây thiệt hại về mặt kinh tế thì bạn xứng đáng bị xử phạt và đền bù thiệt hại. Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với tự do mất dạy.
Có những điều chúng ta không nên nói, nhấn mạnh từ nên, nhưng không có nghĩa là không được nói. Bạn đang ngộ nhận về nên và được. Chúng ta không thể giới hạn hay tự định nghĩa tự do ngôn luận được. Vì một khi chúng ta làm vậy thì sẽ không có điểm dừng. Tôi đồng ý với việc kia, còn bạn thì không – vậy ai đúng ai sao? Tôi có quan điểm A và bạn có quan điểm B – vậy ai đúng ai? Không lẽ vì bạn bất đồng với tôi mà cấm tôi phát biểu. Rồi chúng ta sẽ lấy chuẩn mực là gì, từ đâu, bao nhiêu? Bạn muốn cấm tôi, vậy tôi cũng có thể nói điều ngược lại đối với bạn. Vậy bạn có đồng ý không?
Trở lại vấn đề học sinh và tự do ngôn luận. Trong lứa tuổi trưởng thành, học sinh cần phải được suy nghĩ và phát biểu những gì trong tâm trí mình. Nếu không có thì làm sao gọi là giáo dục được, làm sao gọi là tư duy độc lập và làm sao chúng ta có thể phát triển được. Có những điều học sinh nói không đúng, nhưng vì họ được nói nên chúng ta mới có thể đưa ra kết luận.
Bạn hãy quan sát và để ý. Hiện tại chúng ta có tự do ngôn luận không? Chắc là không. Và kết quả của điều đó đối với học sinh, nhà trường, giáo dục và xã hội chúng ta là gì? Có phải ngẫu nhiên mà Việt Nam vẫn là một nước chậm phát triển không, tương đồng với những nước không có tự do ngôn luận. Tôi cho là không. Vì thế, tự do ngôn luận tuyệt đối không được giới hạn. Một tổ chức có thể tự lập bảng nội quy cho riêng mình nhưng một nền giáo dục và một đất nước thì không. Bởi vì tự do ngôn luận và thịnh vượng của đất nước là hai điều đi song song với nhau. Thiếu một thì sẽ không có cả hai.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
20526079_489340604750314_1496412958830193399_n

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Venezuela: Từ một 'mỏ tiền không cạn kiệt', vì sao kinh tế 'sụp đổ'?


>> Bộ trưởng cẩu thả có làm nên chính phủ liêm chính?
>> Trung Quốc ngang nhiên xây rạp chiếu phim ở Hoàng Sa


PHONG SƠN
VTC - Từng là một trong những cường quốc dầu mỏ thế giới, nơi đáng đồng tiền bát gạo để du lịch, cái nôi của những người mẫu nổi tiếng nhất; vậy mà giờ đây Venezuela lại đang luỵ tàn một cách nhanh chóng, vậy nguyên do là gì?

Chỉ cách đây 10 năm thôi, Venezuela được mệnh danh là cường quốc về dầu mỏ, quốc gia thứ 9 về xuất khẩu dầu thô. Lúc đó người ta đã ví Venezuela như một mỏ tiền không bao giờ cạn kiệt.

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, Venezuela là một cường quốc ở Nam Mỹ, mảnh đất này giàu có, thế lực đến mức cựu Tổng thống Bill Clinton đã chọn đây là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm của ông tới khu vực Nam Mỹ năm 1997.

Trước khi cố Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền năm 1999, Venezuela là địa điểm ưa thích của giới nhà giàu Mỹ, châu Âu với hàng loạt các khu nghỉ dưỡng, giải trí vào loại xa xỉ nhất khu vực và được xếp hạng cao trên thế giới. Và người đầu tư vào những nơi này không phải ai khác, chính là Mỹ với hàng loạt công ty, tập đoàn dầu mỏ, khoáng sản…có mặt ở Venezuela lúc đó.

Trong một thời gian rất dài, Mỹ phải nhập hàng triệu thùng dầu từ Venezuela mỗi ngày. Venezuela chỉ việc đào dầu lên bán cho Mỹ và nhiều quốc gia khác là có tiền, một công việc tưởng chừng rất đơn giản.

Nhưng tiền bán dầu được dùng vào việc gì? Số tiền này chủ yếu sẽ vào tay các quan chức, lãnh đạo, các công ty tư nhân, những đại gia dầu mỏ để họ mặc sức tiêu xài, chơi bời; đó là nguyên nhân dẫn tới cuộc lật đổ mà ông Hugo Chavez lãnh đạo. Sự nghèo khổ.

Vào thời kỳ đó, số lượng đại gia ở Venezuela chiếm tới hơn 40%, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực liên quan đến dầu mỏ, khoáng sản. Họ sống tập trung ở những khu phố, quận xa xỉ giàu có. Còn lại 60% là người nghèo, không cơm ăn áo mặc, khắp nơi trên quốc gia này tràn ngập sự cùng cực.

Không phải nói quá khi nhân dân Venezuela và khu vực đã đặt cho ông Hugo Chavez biệt danh là ông vua của người nghèo. Bởi chính sách, cách hành động của ông luôn đặt tầng lớp những người lao động nghèo khó lên hàng đầu, đó là tiêu chí đầu tiên của ông: xoá bỏ nghèo đói và sự phân biệt giai cấp xã hội. Lý tưởng này được học tập từ cố Chủ tịch Fidel Castro của Cuba.

Trong suốt thời gian ông Hugo Chavez nắm quyền, thế giới đã biết đến Venezuela hoàn toàn khác; người nghèo được ăn, được học, khám chữa bệnh miễn phí, có công ăn việc làm đầy đủ. Hugo Chavez trở thành một vị thánh sống của nhân dân nơi đây. Không chỉ cải thiện đời sống xã hội, mà về mặt đối ngoại; ông Chavez cũng kết mối quan hệ thân thiết với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể đến Cuba, Việt Nam, Ecuador, Bolivia…

Nhưng cho dù có cố gắng đến mấy, ông Chavez cũng không thể “đánh bại” nạn lạm phát, tham nhũng đã ăn sâu vào bộ máy chính quyền của Venezuela. Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ thế giới thì Venezuela là quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới.

Ngoài lạm phát, việc ông Hugo Chavez sử dụng tiền vào các hoạt động từ thiện trong và ngoài nước, rồi tiền để kêu gọi sự ủng hộ của dân chúng… cũng chiếm một khoản rất lớn. Người dân Venezuela sướng đến mức chỉ cần hàng ngày đến cửa hàng lấy đồ ăn về mà không phải động chân tay làm bất cứ một việc gì, rồi chỉ đi nghe Tổng thống phát biểu cũng được phát tiền…

Hậu quả là dưới thời ông Chavez và còn kéo dài đến tận bây giờ, thì Venezuela đang nợ tổng cộng 95 triệu USD(theo báo cáo của Quỹ tiền tệ thế giới), trong đó có tới 65 triệu USD của Trung Quốc, còn lại là của Nga và một vài quốc gia khác; hiện nay số nợ này đang được trả dần bằng việc cung cấp dầu miễn phí.

Vào thời kỳ cuối của ông Chavez, tình hình Venezuela đã dần lún vào “hố sâu” khủng hoảng, quan chức ở đây đã nhìn thấy trước tình hình này nên chủ động thu mua, cất giữ lương thực; có những người đã bị bắt với số lượng thực phẩm khổng lồ có thể dùng trong vài năm! Còn người nghèo, không có tiền chỉ biết chờ đợi.

Cuộc khủng hoảng về kinh tế ở Venezuela thực sự bùng phát khi Tổng thống Maduro lên nắm quyền vào năm 2013. Sự cạn kiệt lương thực, nhu yếu phẩm, nhân dân mất niềm tin vào chính quyền, họ không còn tin vào những bài diễn văn tràn đầy nhiệt huyết như trước.

Lý giải cho sự giận dữ này của nhân dân Venezuela có hai cách. Một là trong hàng chục năm đa số họ không phải làm gì vẫn có thể ăn ngon, mặc đẹp do đó khi không còn gì để ăn, mặc thì họ rơi vào tình cảnh lo sợ. Cách thứ hai đó là ông Maduro không tạo được niềm tin trong dân chúng, ông ta không thực tế, không thể làm cho người dân cảm thấy no và thoả mãn bằng những bài diễn văn hừng hực khí thế được trong khi chính quyền của ông ta vẫn tham nhũng, vẫn lạm dụng chức quyền để tư lợi riêng, để làm giàu trên lưng người nghèo.

Dư luận cho rằng khủng hoảng dầu mỏ là nguyên nhân chính dẫn đến thảm cảnh của Venezuela hiện nay. Theo các chuyên gia thì vấn đề dầu mỏ chỉ là một trong nhiều nguyên nhân và đó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng ở đây.

Bởi Venezuela không phải là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều vì giá dầu xuống thấp, quốc gia này mới chỉ đứng thứ 9, còn sau Ả rập Xê út, Nga… do đó nếu có ảnh hưởng thì chỉ một phần nào đó thôi.

Ngành dầu khí của Venezuela đi xuống từ khi ông Maduro lên làm Tổng thống, thiếu đầu tư, công nhân không làm việc dẫn đến tình trạng nhiều mỏ dầu chỉ khai thác cầm chừng, bệ rạc, thậm chí dừng hẳn. Tất cả là do không có tiền, tiền đã vào túi các quan chức, giới nhà giàu hết, rồi đem đi trả nợ hết.

Sự thiếu thốn về lương thực, thuốc men, trang thiết bị ở mọi nơi, mọi chỗ làm cho xã hội ngày càng hỗn loạn; nhưng ông Maduro lại chọn giải pháp trả nợ cho Trung Quốc và Nga thay vì mua lương thực, thực phẩm cho người dân. Giải pháp này của ông bị xã hội phản đối kịch liệt, giờ đây không chỉ là người giàu chống ông nữa, mà cả tầng lớp nghèo cũng không thể đồng tình nữa.

Vậy tại sao Tổng thống Venezuela lại chọn trả nợ thay vì dùng số tiền đó cải thiện điều kiện an sinh xã hội của đất nước? Nga và Trung Quốc từ lâu là đối tác chiến lược của Venezuela với khẩu hiệu “tình anh em, gắn bó, thuỷ chung, son sắt”, và đã thường xuyên cho quốc gia này vay những khoản tiền khổng lồ, bù lại là những quyền lợi về khai thác, đầu tư dầu mỏ, khoáng sản.

Nhưng do bất ổn chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng, rủi ro cho đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào nên Nga và Trung Quốc đang dần rút ra khỏi đây để không mất trắng nếu chế độ của ông Maduro sụp đổ. Mất đi đầu tư từ Nga, Trung Quốc là mất đi một nguồn thu khổng lồ cho Venezuela nhưng không có cách nào khác là phải chấp nhận sự thật đó và hàng năm phải trả số nợ kia cho Nga và Trung Quốc.

Rất nhiều lần Tổng thống Maduro và chính quyền của ông đổ lỗi cho các thế lực nước ngoài trong việc kích động gây nên tình trạng hỗn loạn của Venezuela hiện nay. Nhưng có lẽ đó mới chỉ là một phần của câu chuyện, và thật sự các thế lực nước ngoài không cần thiết phải tác động vào vấn đề ở đây. Vì chính quyền của ông Maduro đã quá thối nát, lạm phát, tham nhũng ở khắp nơi, gây mất niềm tin của người dân với chính phủ. Thêm nữa là những chính sách mang tính “sĩ diện hão” của ông Maduro, trong khi đất nước còn khó khăn, thiếu thốn đủ đường, bao nhiêu vấn đề cần phải giải quyết thì ông có thể chi hàng trăm triệu USD để hỗ trợ các nước nghèo khác trong khu vực và ở châu Phi, rồi những bài diễn văn mang đầy chất anh hùng cũng chẳng thể nào giải quyết được vấn đề trong nước, có chăng cũng chỉ là đánh bóng tên tuổi, nuôi dưỡng một cái gì đó hão huyền từ thế hệ trước.

Tình hình hỗn loạn của Venezuela còn kéo dài, nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì chỉ một thời gian ngắn nữa là chính quyền của ông Maduro sẽ phải đối mặt với giải pháp giải thể, từ chức. Nhưng hy vọng rằng, đã là người được nhân dân bầu lên lãnh đạo một đất nước, vị tổng thống này cùng bộ máy chính quyền sẽ tìm ra giải pháp hợp lý nhằm cải thiện nền kinh tế vô cùng khó khăn hiện nay; nhưng cũng cần đến sự chung tay góp sức của cộng đồng thế giới vì hoà bình trong khu vực.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gở miệng kiểu Osin



>> 'Đưa người nhà vào hệ thống làm mất uy tín với dân'
>> Đánh sập facebook nhưng làm sao đánh sập sự thật!


Hang Cua
Truyện vui VN kể một cậu bé 3 tuổi học nói và lại liên quan đến điềm gở. Đang ngồi chơi bỗng thốt lên “ông”, chiều đó ông nội lăn đùng ra chết.

Hôm sau lại bập bẹ “bà ngoại”, bà đi luôn ngày hôm sau. Đại loại, nhắc ai là người đó đi.

Bà vợ vốn ghét chồng nên mong thằng cu học tiếng “bố”. Mong được ước thấy, chiều đó ông con lắp bắp “bố, bố” thì đêm đó lão hàng xóm đi. Thương quá trời, ông con thét lên, mẹ ơi, mẹ đi luôn theo hàng xóm.

Thời nay trên mạng ảo có anh Osin “học nói” trên mạng xã hội cũng y chang luôn. Osin nhớ ra ai là người đó bay.

Trước đại hội XII anh nhắc 3X, anh X đi luôn. Sau đại hội tưởng mọi chuyện đã êm, thì Osin “bỗng nhớ” ra A#, thế là La Thăng thành La Giáng.

Hôm trước thấy bố Osin dọa vị BT liên quan đến mua bán Mobiphone làm cho chính trường im thít.

Cách đây hai ngày, Osin tự nhiên nhắc “TXT về VN” trong khi Bộ CA nói không có tin gì. Nhưng chiều thì cả thế giới biết.

Biệt tài “nói gở” của Osin đáng được giải Fields vì đã có những status chứng minh bổ đề Langland trong chính trường Việt Nam khi nào cũng thành mệnh đề… đúng.



Phần nhận xét hiển thị trên trang