Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Facebook các luật sư của Phương Nga bị đánh sập



PHƯƠNG LOAN
(PLO)- Luật sư (LS) Nguyễn Văn Dũ thường xuyên nhận được thông báo cảnh báo của Facebook (FB) là có ai đó đang cố gắng đột nhập FB nên ông cần gia tăng sự bảo mật. Đến hôm nay thì FB của ông cũng chính thức biến mất.

Sáng 3-7, anh Nguyễn Đức Thiện Ân, anh của Thùy Dung, cho biết anh không thể nào vào tài khoản FB của mình. Tài khoản của anh đã biến mất hoàn toàn, không thể tìm kiếm.

Các tin nhắn mà anh gửi cho người khác đều biến mất, mà thay bằng dòng hiển thị "Tin nhắn này đã bị xóa vĩnh viễn vì tài khoản của người gửi yêu cầu xác minh".

Anh Ân cho biết trong thời gian tòa đang xét xử vụ án Phương Nga và em gái anh, FB của anh cũng đã bị tấn công. Sau đó anh lấy lại được tài khoản và đã cài mật khẩu đến... 30 ký tự. 

Hiện giờ anh đã báo cáo với nhà quản lý FB Việt Nam, dự kiến khoảng 15 ngày sẽ lấy lại được tài khoản.


FB của LS Nguyễn Văn Dũ, người sát cánh bên Nga ngay từ những ngày đầu cô vướng vòng lao lý, gần đây đã thường xuyên nhận được thông báo cảnh báo của FB là có ai đó đang cố gắng đột nhập FB nên ông cần gia tăng sự bảo mật. Tuy nhiên, đến hôm nay thì FB của ông đã chính thức biến mất.

Trước đó, FB của LS Phạm Công Hùng, người bào chữa cho Phương Nga, cũng gặp tình trạng tương tự khi bị mạo danh để gửi lời mời kết bạn với những người trong danh sách bạn bè FB của ông. FB của LS Hùng cũng liên tục nhận được những đường link lạ với lời mời bấm vào xem. LS Hùng phải lên FB cầu cứu và minh định mình chỉ có duy nhất FB Hung Pham. 

Tương tự, FB của mẹ Phương Nga là FB Mai Phuong Ho với gần 40.000 người theo dõi cũng đã bị mất quyền kiểm soát. FB của mẹ Phương Nga thời gian qua liên tục chia sẻ những thông tin về vụ án của con gái. Sau khi Phương Nga và Thùy Dung được tại ngoại thì FB của bà cũng đột ngột không thể truy cập. Bà cho biết sẽ báo cáo FB để lấy lại tài khoản của mình. Tuy nhiên, thông tin mới nhất là bà đã tạo một tài khoản FB mới cho mình.

FB Lu Minh Nghia của nhân chứng Lữ Minh Nghĩa, người mà phút 89 đã thay đổi lời khai cho rằng đã bị ép buộc khai sai sự thật, cũng không còn tồn tại.

Ngoài ra, những tài khoản FB có nhiều chia sẻ về vụ Phương Nga trong những ngày gần đây cũng bị mạo danh hoặc biến mất hoàn toàn như FB NKH, FB ĐH...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiếng Dân: ĐIỂM TIN NGÀY 3.07.2017


Bản tin ngày 3/7/2017

Tiếng Dân
03.07.2017

Tin trong nước

Tình hình Biển Đông


Tác giả Nguyễn Quang Dy có bài phân tích trên trang Viet-studies, nêu quan điểm của một số học giả cho rằng “đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc là ‘diều hâu’, sẽ dẫn đến chiến tranh, vì vậy phải nhân nhượng Trung Quốc“. Theo tác giả, “đó là quan điểm nhầm lẫn“.

 
Đã từng xảy ra cuộc chiến vòi rồng giữa tàu hải giám TQ 
với tàu kiểm ngư VN năm 2014. Ảnh: internet

Ông Dy dẫn chứng một số chính sách nhân nhượng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc như thương mại hay tuần tra trên biển Đông cho thấy, càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới và chính những sự nhân nhượng này, chính quyền Trump sẽ làm cho Trung Quốc “Vĩ đại trở lại“.


Phần kết luận, tác giả nhận định, việc tăng cường liên minh với Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ làm cho Hà Nội tự tin hơn.

Cũng tin Biển Đông, đài CNN của Mỹ có bàiTàu khu trục của Hoa Kỳ áp sát hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông. Một viên chức quân đội Mỹ cho CNN biết, tàu khu trục USS Stethem của Mỹ có trang bị tên lửa hành trình, đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn. 

Hòn đảo này thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm và tuyên bố chủ quyền. Hải quân Mỹ nói rằng, họ tiến hành ‘hoạt động vì tự do hàng hải’ trên hòn đảo này. Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói Mỹ đã “xâm phạm” và Trung Quốc đã gửi tàu quân sự và máy bay chiến đấu để đáp trả và kêu gọi tàu Mỹ rút khỏi khu vực. 

VOA có bài: Khu trục hạm Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Biển Đông. Một “tàu khu trục mang tên lửa điều hướng USS Stethem đã đi vào bên trong vùng 12 hải lý của Tri Tôn, nơi mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của họ“. Cũng tin trên được báo Tuổi Trẻ đưa tin, “Sự việc xảy ra ngay trong ngày hôm nay (2-7) và dường như đã kết thúc. Đài Fox News dẫn lời hai quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Stethem đã tiến vào vùng nước 12 hải lý xung quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam“.

***

Một thông tin vui được Thông tấn xã Việt Nam loan tải, “Chiều 29/6, tại thủ đô Berlin của Đức,cộng đồng người Việt tại châu Âu đã tổ chức lễ ký kiến nghị thư gửi Thủ tướng Đức Angela Merkel, đề nghị đưa nội dung về tình hình Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh… (G20) tại Hamburg (Đức) vào ngày 7-8/7 tới“.

Bản tin TTXVN cho biết, “tham gia lễ ký kiến nghị thư có đại diện các hội, đoàn, doanh nghiệp người Việt tại các nước Đức, Áo, Ba Lan, Cộng hòa Séc cùng các cơ quan truyền thông, báo chí của cộng đồng người Việt tại Đức“. Theo tường thuật của TTXVN thì tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp, đe dọa ổn định và an ninh khu vực và “lên án những các hành động quân sự hóa, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền biển đảo“. Tuy nhiên, bài báo không nói rõ nước nào đang gây bất ổn trong khu vực.

Chưa biết G20, mà Đức hiện đang là Chủ tịch luân phiên, có chấp thuận kiến nghị thư đó hay không, nhưng trang mạng Thời Báo cho biết, “Thủ tướng Đức không tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc” nhân hội nghị này, thay vào đó, “Việc gặp ông Phúc được đẩy sang Tổng thống Frank-Walter Steimeier chỉ để tiếp xã giao“. Lý do được báo này đưa ra có thể vì những vi phạm nhân quyền trầm trọng và liên tiếp của Chính phủ Việt Nam.

Biên giới phía Bắc

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 1/7, tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên – Hà Giang “đại lễ cầu siêu tưởng niệm anh linh các anh hùng, liệt sỹ hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận phía Bắc” được tổ chức. Không biết những người lính QĐND Việt Nam chiến đấu với kẻ thù nào mà “hiện có 1.756 ngôi mộ anh hùng, liệt sỹ thuộc 32 tỉnh, thành phố” đã hy sinh? 

Hậu phiên xử Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Việc đối xử vô nhân đạo đối với Mẹ Nấm của công an tỉnh Khánh Hòa trong thời gian giam giữ, đã được LS Võ An Đôn kể lại trên Facebook của mình đêm qua. Theo đó, Mẹ Nấm được họ “cho ăn cơm với 2 món cá Nục và rau Mồng Tơi suốt thời gian dài, không cho mặc quần áo lót và dùng băng vệ sinh trong những ngày đèn đỏ, nhốt Mẹ Nấm chung phòng với một can phạm ma túy”.

Ha ha, nếu mọi người phản đối chuyện này thì hãy “gửi băng vệ sinh phụ nữ (bvs) tới Giám đốc Công an Khánh Hoà để nhờ chuyển cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”. Đó là ý tưởng đã được Facebook Hoàng Dũng nêu ra.

Chính phủ Đức cũng đã lên tiếng về bản án này. Bà Bärbel Kofler, đại diện về nhân quyền của chính phủ Đức lên tiếng trong một thông cáo báo chí: “Mức án nặng còn cho thấy sự bất hợp lý và thiếu cân nhắc đối với quyền căn bản về tự do biểu đạt và tự do báo chí được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo”. Về vụ xử này, có vẻ như Thủ tướng Đức, bà Markel từ chối gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ông đến Đức tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, mà để cho Tổng thống ổng thống Frank-Walter Steimeier tiếp xã giao ông Phúc.

 
Tổng thống Đức (phải) trao giải thưởng về nhân quyền cho đại diện của luật sư 
Nguyễn Văn Đài hồi tháng Tư năm nay. Ảnh: VP TT Đức.

Hôm qua, Hội cựu Tù nhân Lương tâm đã ra Tuyên bố phản đối bản án dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bản tuyên bố cho rằng bà Quỳnh chỉ là người phát biểu “ôn hòa” và việc chính quyền kết án bà là “trái luật và vô giá trị” đồng thời “yêu cầu thả ngay lập tức và vô diều kiện bà Quỳnh“.

Môi trường: Biển miền Trung và Tây Nguyên

Báo VOV cho biết, Tổng cục thủy sản yêu cầu “Tiếp tục dừng khai thác hải sản vùng đáy, trong phạm vi 20 hải lý gần bờ ở 4 tỉnh miền Trung“.

Trong khi đó, báo Sài Gòn giải phóng cho biết, người dân “Bất an với gần 1 triệu m³ chất thải “chôn” xuống biển”.

Còn tại Tây Nguyên, dẫn lời quan chức tỉnh Đắk Nông, báo Tuổi trẻ cho biết, “người dân xã Nhân Cơ rất lo lắng trước hiện tượng chất bột màu trắng từ Nhà máy chế biến alumin Nhân Cơ phát tán và bám đầy trên cây trồng“.

Sự việc xảy ra hôm 27-6 tại khu bauxite Nhân Cơ và hiện được chính quyền địa phương yêu cầu đơn vị để xảy ra sự cố có biện pháp khắc phục, không để tái diễn tình trạng trên.

Còn Nhà máy lọc dầu Dung Quất thì vẫn tiếp tục trong quá trình bảo dưỡng.

Trong khi các quan chức đang phải “đau đầu” với tài sản của mình, thì “mưa lũ trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã gây thiệt hại ước tỉnh khoảng 2,6 tỷ đồng“.

Quân đội – Kinh tế

Theo báo Người Lao Động, cựu chiến binh Lê Văn Sang, 75 tuổi, suốt 7 năm trời ròng rã với “hơn 3.200 lá đơn, phiếu gửi” và đã “tìm mọi cách gặp các cán bộ lãnh đạo để trình bày nguyện vọng ‘bứng’ sân golf đi nơi khác“. Nhưng ông “sợ chết rồi mà sân golf chưa bị… bứng“. Theo báo Người Lao Động thuật lời ông, thì “đau lòng nhất ngoài chuyện sân golf lấy đất sân bay… nhiều công trình của quân đội cũng lấn luôn hành lang an toàn sân bay“.

Ông sợ là đúng thôi, vì chắc các lãnh đạo quân đội còn đang “hồi hộp” theo dõi xem trong tháng này, xem lương của mình tăng bao nhiêu. “Thông tư 145/2017/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 31.7.2017” cho thấy, lương cao nhất là cấp bậc Đại tướng, khoảng 13,5 triệu đồng.

Quan chức – Tài sản

Báo Tuổi trẻ hôm 2/7 đặt câu hỏi, rằng “quan chức có nên sở hữu nhà to?“. Đương nhiên là có chứ, miễn là chứng minh được tài sản của các quan có được từ chuyện kiếm tiền hợp pháp.Báo Tuổi Trẻ nêu câu hỏi: “Làm giàu không khó, chỉ cần lao động chăm chỉ! Mà sao hàng triệu người lao động chăm chỉ vẫn không giàu?

Trong khi các quan chức Yên Bái còn đang “đau đầu vì tiền”, thì theo báo VOV “mưa lũ trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã gây thiệt hại ước tỉnh khoảng 2,6 tỷ đồng“.

Hà Nội: Giao thông và ứng xử của quan chức

Về dự án xe buýt nghìn tỉ không khả thi, đang có nguy cơ đổ vỡ vì lỗi kỹ thuật, báo Dân Trí nêu ra một vấn đề khác, không chỉ về lỗi kỹ thuật, mà là thái độ khinh dân của một ông quan Hà Nội, gọi phóng viên bằng “mày”. Báo này đặt câu hỏi, “quan chức mà hành xử vừa ‘ấu trĩ’, vừa thô lỗ, vừa khinh dân, gọi dân là ‘mày’, liệu có xứng đáng đứng trong đội ngũ?” Xin thưa, họ không xứng đáng đứng trong đội ngũ lãnh đạo lâu rồi, nhưng người dân có quyền gì để đưa họ ra khỏi đội ngũ này?

 
Minh họa: Ngọc Diệp/ DT

Còn chuyện khuất tất trong công tác “đền bù, giả tỏa” đã là căn bệnh kinh niên trên khắp đất nước này rồi, đâu phải riêng đường Phạm Văn Đồng – TP Hà Nội. Người dân không bức xúc sao được?


Cán bộ – Công chức

Báo Một Thế Giới đưa tin, ở Quảng Bình, “Hàng loạt người thân của Chủ tịch huyện ‘hỏa tốc’ vào viên chức“. Theo đơn tố cáo của bà Đinh Thị Lòng, ông Đinh Hữu Niên, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, Quảng Bình, đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với con bà, để nhận cháu vợ của ông vào làm việc tại một trường học ở huyện.

Bà Lòng còn cho biết, trong vòng một năm, ông Đinh Hữu Niên đã nhận 7 người trong gia đình vào làm việc trong các cơ quan nhà nước huyện, như: “Cao Đức Lâm (cháu ông Niên) làm việc tại Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Minh Hóa; Cao Thị Hằng (cháu) công tác tại Trường THCS thị trấn Quy Đạt 3; Đinh Minh Dũng (con rể) làm tại Văn phòng một cửa UBND huyện Minh Hóa; Đinh Thị Ngân (con gái) làm Trạm Y tế xã Trung Hóa; Đinh Ngọc Sỹ (con trai) làm tại Trung tâm dạy nghề huyện Minh Hóa; Đặng Thị Kim Hoa (con của em gái ruột ông Niên) công tác tại Trường THCS Tân Hóa; Đinh Thị Liệu (cháu) làm ở Trạm Y tế xã Trọng Hóa“.

Công chức nhậu trong giờ làm việc

Cũng chuyện công chức, theo báo Đất Việt đưa tin, trong giờ làm việc, thay vì chăm sóc, điều trị bệnh nhân, các bác sĩ và nhân viên tại bệnh viện đa khoa thành phố Hòa Bình đã bày bia, mực nướng ra nhậu. Người nhà bệnh nhân đã phải chạy khắp các phòng để tìm họ. Mặc dù đang trong giờ làm việc, nhưng ông Phạm Kỳ Sơn, Giám đốc bệnh viện này, bảo rằng “anh em có vui tí thôi mà“.

 
Hình ảnh được người nhà bệnh nhân ghi lại vào chiều 27/6. Nguồn: báo Soha

Hiến kế cho mấy ông thích nhậu trong giờ làm việc: ai đời nhậu lén mà lại đi nhậu mực nướng, nên bị người nhà bệnh nhân phát giác ngay, “Chúng tôi ngửi thấy mùi mực nướng từ trong phòng hành chính bay ra thơm nức cả hành lang”. Lần sau có nhậu tại cơ quan, chỉ nên nhậu với cốc, xoài, ổi… sẽ không có mùi gì bay ra ngoài.

Tin Quốc tế

Biểu tình ở Hồng Kông đòi dân chủ

Bất chấp ngăn cản của cảnh sát và những cảnh báo của Bắc Kinh, hàng chục ngàn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ ngày 1-7. Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, “Hong Kong đang trải qua những ngày căng thẳng và cảm xúc lẫn lộn trong dịp kỷ niệm 20 năm đặc khu này được Anh trao trả cho Trung Quốc“.

Người dân Hồng Kông xuống đường tuần hành nhân kỷ niệm 20 năm 
khu tự trị này bị trao trả cho TQ. Ảnh: SCMP

Báo Một Thế Giới có bài: Dân Hồng Kông thách thức nền ‘cai trị’ của Trung Quốc bằng cuộc tuần hành dài 2 dặm. Bài báo viết, “20 năm sau, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có những tuyên bố khiến người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông giận dữ. Họ xuống đường phản đối sau khi ông Tập cảnh cáo Hồng Kông chớ nên trở thành địa bàn thách thức quyền lực của Bắc Kinh“.Đài địch RFI cũng có bài tường thuật, “Phong trào dân chủ Hồng-Kông tuyên bố ‘tiếp tục tranh đấu’.”

Tổng thống Trump vs Truyền thông Mỹ và người dân

Cuộc chiến giữa Tổng thống Mỹ và giới truyền thông ngày càng gia tăng. Sáng nay, ông Trump đăng trên Twitter của mình một clip ngắn, có “cảnh chế”, ông vật và đấm vào một người đàn ông có hình ảnh logo của đài CNN. Sau khi Trump hạ gục hình CNN, một hình khác hiện ra là FNN, viết tắt của chữ Fraud News Network, tức Hệ thống Tin tức Lừa đảo. Mời độc giả xem clip này:


Phản ứng lại sự việc này, CNN cho biết trong một bài báo: “Đó là một ngày buồn khi Tổng thống Mỹ khuyến khích bạo lực chống lại các phóng viên“. Ông Carl Bernstein, một phân tích gia về tình hình chính trị của CNN, nói: Video clip đó không chỉ chống lại CNN mà nó chống lại tự do báo chí, nó rất là phiền nhiễu, clip đó chẳng có gì là vui cả“.

Ngày càng có nhiều người dân Mỹ, các dân biểu, nghị sĩ và các quan chức Mỹ không thể chịu đựng được cách hành xử và thái độ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, liên quan tới các vấn đề quốc gia và con người. Nhiều cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ diễn ra hôm nay, kêu gọi truất phế ông Trump.

Theo tin từ đài RFI, “dự kiến sẽ có khoảng 40 cuộc tuần hành tại nhiều thành phố lớn trên khắp nước Mỹ, với sự tham gia của hàng chục nghìn người“. Theo những người tổ chức, “Tổng thống đã vi phạm hai điều khoản chống tham nhũng trong Hiến pháp. Còn bây giờ rõ ràng là ông Donald Trump đã ngăn cản tư pháp trong cuộc điều tra có thể vạch ra các sai phạm của chính ông ấy và các cộng sự trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2016″.

Mời xem video clip ghi lại một cuộc biểu tình hôm nay tại khách sạn Trump International Hotel ở TP New York:


Trung Quốc – Đài Loan

Đài VOA cho biết, Bộ quốc phòng Đài loan đã “điều các chiến đấu cơ và tàu chiến để theo dõi hành trình của Liêu Ninh khi nó tiến vào gần Đài Loan“. Cũng theo thông tin trên, thì “Tàu sân bay Liêu Ninh, mà Trung Quốc mua của Ukraine rồi sau đó tân trang lại, tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan hôm 1/7 và sẽ đi qua Eo biển Đài Loan hôm 2/7“.

Nổ đường ống khí đốt Trung Quốc

Theo tin từ đài VOA, “Ít nhất 8 người thiệt mạng và 35 người bị thương trong một vụ nổ đường ống dẫn khí đốt tự nhiên hôm 2/7 ở tỉnh Quý Châu, miền tây nam Trung Quốc“. 

Được biết đường ống này là đoạn nối thêm đường dẫn khí gas từ Miến Điện. Hiện ngọn lửa đã được dập tắt, nhưng có bốn người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.

Pháp: ăn trộm bệ phóng tên lửa

Báo Strait Times đưa tin, một thanh niên 23 tuổi, sống ở miền Nam nước Pháp, đã bị bắt và bị buộc tội đánh cắp 4 bệ phóng tên lửa, cùng 4 hộp vỏ đạn bắn xe tăng của quân đội nước này.

Số vũ khí này đã bị đánh cắp khi nó đang được vận chuyển trên xe lửa, từ một căn cứ Miramas, gần Marseille, sang một căn cứ khác. Cảnh sát đã tìm thấy số vũ khí này tại nhà riêng của cậu thanh niên nói trên. Không rõ cậu thanh niên sẽ làm gì với số vũ khí này nếu không bị phát giác, bởi bệ phóng tên lửa không thể dễ dàng tiêu thụ như những món hàng khác.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà văn Trần Kỳ Trung: TÔI KỂ CHUYỆN NÀY ...


Nhà bác học Albert Einstein và Nhà văn Trần Kỳ Trung.
Tôi kể chuyện này...
Đến Mỹ bất ngờ gặp nhà bác học Albert Einstein, hỏi ông:

- Thưa nhà bác học lừng danh, ngài đã phát minh ra thuyết tương đối, vậy ngài có hiểu " kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" không?

- Cái đó là cái gì? Chịu, tao không hiểu - Suy nghĩ một lúc, nhà bác học trả lời ( Ảnh 1)

Quá buồn, đi lang thang thì tự nhiên được đại danh họa Pablo Picasso và nhà văn Ernest Hemingway mời vào nhà. Chưa ngồi ấm chỗ, đại danh họa Picasso hỏi ngay:


- Chuyện ông họa sỹ bị thu tranh ở Trà Vinh của chúng mày như thế nào rôi? Từ hồi tao vẽ tranh đến giờ mới nghe chuyện này?

- Thưa đại danh hoạ, chuyện này đến giờ con biết, ông họa sỹ ấy vẫn bị thu tranh? 

- Nước của mày toàn bọn vớ vẩn - Đại danh họa ngao ngán.

Còn nhà văn Heminhwey hỏi:

- Thế còn chuyện tập thơ của ông nhà thơ tên Minh ở Quảng Ninh, mày có biết vì sao bị thu hồi không? Nước mày lạ quá,mấy thằng lãnh đạo văn hóa hết việc à!

- Kính thưa nhà văn lừng danh - mình trả lời - chuyện này ở nước của con là bình thường vì sợ " thế lực thù địch" lợi dụng.

- " Thế lực thù địch " là thằng nào? - Nhà văn hỏi.

- Dạ! Con không biểt?Nhà văn có thể hỏi Ban tuyên giáo nước con.

- Tao hỏi làm gì cho mệt. Chán cho nền văn học nước mày. Cứ thế này còn lâu mới có tác phẩm lớn, con ạ - Nhà văn lớn chán nản rồi phẩy tay - Thôi, đứng vào giữa chụp chung với tao và ông Picasso một tấm ảnh.

Còn vinh dự nào bằng... ( Ảnh 2)
  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ Yên Bái.. sang Thái Nguyên:

Phát hiện một “lâu đài khủng" ở nước Thái Nguyên

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Dự án “chết lâm sàng” – Sếp xây “lâu đài khủng?
July 3, 2017 Ngay sau khi nhận được thông tin bạn đọc cung cấp qua đường dây nóng phản ảnh có dấu hiệu bất thường của một “Lâu đài khủng” ở Thái Nguyên, nhóm PV Báo NB&CL đã có mặt tại Khu gang thép (phường Trung Thành, TP. Thái Nguyên). Từ khoảng cách xa tới hàng cây số chúng tôi đã rất dễ dàng nhìn thấy “toà lâu đài” này dáng hiên ngang, sừng sững, nổi bật giữa một thành phố núi.

“Lâu đài – biệt thự” của lãnh đạo Cty CP Gang thép Thái Nguyên
Lâu đài khủng” của ai?
Càng tới gần người ta mới càng thấy vẻ hoành tráng của nó. Lâu đài – Biệt thự đó nằm trọn trên một quả đồi rộng tới gần 1.000m2, đối diện sân vận động khu Gang thép. Phần mặt tiền của ngôi nhà, có thể nhận rõ đã lấn ra cả lộ giới quy hoạch, đã được chủ nhân “bày biện” tiểu cảnh bằng góc cây xanh với những hàng cau vua và cây cảnh được trang trí cầu kỳ.

Bao bọc xung quanh “toà lâu đài” là hệ thống tường rào cao tầm 3m, được trang trí bằng những hoạ tiết, hoa văn khá cầu kì. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu kiến trúc phương Tây hiện đại nhưng mang dáng dấp của lâu đài cổ. Người dân địa phương cho biết, giá trị xây dựng, trang trí cho ngôi biệt thự – lâu đài này ước tính cỡ vài chục tỷ.

Trong khuôn viên Lâu đài – Biệt thự có khu vực đỗ xe ô tô rộng hàng trăm mét vuông. Theo quan sát của PV, ngôi nhà vẫn đang được trang trí, sửa chữa và hoàn tất thêm. Người dân địa phương gọi “lâu đài khủng” này là “Lâu đài ông Khâm”. Ông Khâm là ai? Không khó để tìm ra câu trả lời chính xác, chủ nhân của “lâu đài” đó là ông Trần Văn Khâm- Tổng giám đốc Cty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO)- người vừa bị miễn nhiệm hồi tháng 3 năm ngoái. Nhưng vừa qua, ông lại “mã hồi” về ngồi vào chức vụ như cũ!

Dự án chết “lâm sàng”!

Trong khi “Lâu đài – biệt thự” của lãnh đạo Cty CP Gang thép Thái Nguyên rất hoành tráng thì số phận Dự án Xây dựng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, dù đã “đốt” của Nhà nước hơn 4.500 tỷ đồng, nhưng cho đến nay vẫn chỉ là một đống sắt gỉ, đang nằm đắp chiếu bất chấp nắng mưa. Có mặt tại tổ hợp gang thép Thái Nguyên của TISCO, không khỏi xót xa khi hơn 4.500 tỷ đồng đã được đổ vào đây nhưng đổi lại là một nhà máy hoang tàn, cỏ dại mọc xung quanh. Khắp nơi là ống thép, khung nhà, thiết bị… làm dở dang trơ gan cùng mưa nắng.

Thời điểm này, các thiết bị đắt tiền bằng thép như lò cao luyện gang nay đã bắt đầu gỉ sét… Trước đó, vào tháng 7/2007, TISCO đã ký hợp đồng tổng thầu EPC (thiết kế – cung cấp thiết bị – xây dựng công trình) với Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) xây dựng mở rộng giai đoạn hai Nhà máy Gang thép Thái Nguyên với công suất 0,5 triệu tấn/năm, tổng vốn 3.843 tỷ đồng (tương đương 160,8 triệu USD).

Tuy nhiên, chỉ một năm sau, tháng 8/2008, MCC đã yêu cầu tăng giá hợp đồng thêm hơn 298 triệu USD (khoảng 5.000 tỷ đồng, tỉ giá thời điểm đó). Chủ đầu tư sau đó báo cáo lên cấp trên và được đồng ý điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 8.104 tỷ đồng, tức hơn gấp đôi so với tính toán ban đầu. Mặc dù đã được ưu đãi và tạo điều kiện đến như vậy, nhưng nhà thầu Trung Quốc sau khi nhận được hơn 90% tiền chủ đầu tư “tích cực” thanh toán phần thiết bị dự án… đã “nhanh chân” rút về nước, bỏ mặc Dự án chỏng trơ “đắp chiếu” hơn 4 năm nay. Để tái khởi động lại Dự án này, đầu tháng 3, Bộ Công Thương đã gửi văn bản lên Thủ tướng về các kiến nghị của chủ đầu tư. Theo đó TISCO đề nghị miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư thiết bị, thuế nhà thầu… cho tổng thầu Trung Quốc với giá trị 530 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng mong muốn Ngân hàng VDB khoanh nợ gốc, miễn phần lãi vay trong giai đoạn dự án ngừng hoạt động là 386 tỷ đồng. Với các khoản vay của Vietinbank, TISCO đề nghị được miễn 50% lãi vay.

Tuy nhiên, ngay sau khi Bộ Công Thương gửi kiến nghị của TISCO lên Thủ tướng, Bộ Tài chính đã phản đối nhằm đảm bảo an toàn nợ công. Và ngày 15/5, tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Công thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương phải rà soát, đánh giá và kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả.

Báo NB&CL sẽ tiếp tục điều tra và thông tin tới bạn đọc về những khuất tất xung quanh câu chuyện này.

THÀNH VĨNH – HỒNG QUANG
(Nhà báo và Công luận)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỰ DỐI TRÁ CỦA CHỊ EM BÀ HỌ PHẠM NƯỚC YÊN



Được hưởng lợi từ việc bắn giết, thanh trừng lẫn nhau, biết mình sẽ lên làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà vội vàng ký quyết định cho em trai mình là Phạm Sĩ Quý lên làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, mặc dù không đủ tiêu chuẩn. Khi dư luận lùm xùm về chuyện này, bà Trà vẫn khẳng định là “làm đúng quy trình và hết sức chặt chẽ”. Bà ta chỉ là người thực hiện nghiêm túc quyết định của tập thể Ban Thường vụ tỉnh ủy. Tiếp đó, bà Trà lệnh cho Phó Chủ tịch tỉnh ký một lúc 6 quyết định cấp hơn 13.000 m2 đất rừng cho ông Quý làm đất ở. Chuyện tày trời này cũng lại được giải thích rằng " chuyện ấy cũng bình thường", hồ sơ chuẩn bị từ lâu, đến hôm ấy ký một thể. Ông Quý biến được bằng ấy công thổ quốc gia thành đất của mình cũng "theo đúng quy trình". Ông Quý bảo: "Nhà nước kêu gọi người dân đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tôi là dân, tôi có quyền chứ...."
Lý lẽ của chị em bà họ Phạm chả lừa được ai bởi nếu ông Quý không có chị gái ngồi đó, các cộng sự của bà chị không nể nang ông, không ngậm miệng ăn tiền thì ông có thể biến hơn 13.000 m2 từ sở hữu toàn dân về một tay ông trong một ngày không ?
Ông Quý còn trơ tráo đến mức bảo đất đai, biển phủ siêu khủng là của vợ ông. Điều này cho thấy ông Quý đã lợi dụng chức quyền để lách luật và ai ký vào 6 quyết định đất ấy với chỉ tên bà Huệ cần phải truy tố vì đã làm trái Luật Đất đai. Theo đó, tài sản lớn như đất đai, nhà ở, ô tô …bán mua, sang nhượng đều phải có tên cả chồng và vợ trong giấy tờ sử dụng.
Việc ông Phạm Sĩ Quý vay ngân hàng 20 tỷ mà không phải thế chấp tài sản cũng đang làm nóng dư luận. Chắc chắn ngân hàng nào cho ông Quý vay số tiền lớn như vậy đã thông đồng với ông Quý để được ngân hàng định giá quá cao so với những gì ông kê khai hoặc có sự thoả thuận ngầm nào đó giữa ông và ngân hàng để ông Quý có thể vay không cần thế chấp, hay nói cách khác là vay tín chấp bằng chính chiếc "ghế" giám đốc sở của ông và của chị gái ông?
Còn một việc nữa mà không phải ai cũng biết là: Bên cạnh khu biệt phủ siêu khủng của ông Quý còn có khu dinh thự của bà Phạm Thu Lan, hiện là hiệu trưởng một trường PTTH, cũng là em gái bà Bí thư họ Phạm. Vậy là cả dòng họ bà Bí thư tỉnh ủy nước Yên Phạm Thị Thanh Trà giàu có từ mấy thế kỷ à ?
Thanh tra Chính phủ cần sớm vào cuộc tổng tiến công cả các ngân hàng ở Yên Bái xem họ giải ngân có đúng không và cả những việc làm gian trá của 3 chị em nhà bà Bí thư họ Phạm nữa?
Ông bà ta có câu: "Đường đi hay tối, nói dối hay cùng"…Mới mấy ngày Thanh tra Chính phủ vào cuộc mà chị em bà họ Phạm đã quýnh lên như gà mắc tóc và càng nói càng lòi đuôi sự dốt nát và gian dối của mình.
Yên Bái không phải là quốc gia riêng và không còn yên lành nữa. Những chuyện của chị em bà họ Phạm và những quan tham ở xứ này phải xử lý theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Chỉ rõ đúng sai, xử lý đúng người, đúng tội, kể cả phải “thay máu” bộ máy cầm quyền này. Không thể để bà quan họ Phạm biến vùng đất nghèo khó với một nửa số dân cơ cực, không đủ ăn thành “khu tự trị” của riêng mình...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

DẠO QUA Làng



Người tài xứ mình e chẳng thiếu
có chăng là thiếu một chỗ ngồi
hội thảo đầu bờ quen cởi áo
cua vội vênh càng,
ếch lao theo
Chữ nghĩa xứ mình càng khó hiểu
phần tây, phần ta, một chút tàu
Hệ điều hành mới cũ
phân cực khó
để an toàn, xin cứ chuyện tào lao!
Được ngày mưa, lội qua làng Phây bóp
Chỉ thấy uống ăn,
ảnh lợn gà!
thời bốn chấm không còn tẻ nhạt
như giết thời giờ cho ngày qua!
văn nhân, chí sĩ ngồi đâu đó?
nói chẳng người nghe
buồn bơ phờ!
văn hiến mấy nghìn như chẳng có!
Chỉ một chút khôn: "quay là bờ"!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao Hồi ký Trần Trọng Kim bị thu hồi?


Kiều Mai Sơn
Theo Blog Tễu
1/ Dư luận xôn xao chuyện hồi ký Trần Trọng Kim bị thu hồi. Người đoán thế này, người nói thế kia. Nhà báo Huy Đức thì dẫn bản in năm 1969 có chi tiết Hồ Chí Minh có người vợ là Đỗ Thị Lạc (chi tiết này tôi đã có 1 tút viết riêng trước rồi: Cụ Trần Trọng Kim sai. Đỗ Thị Lạc là vợ Hoàng Văn Hoan. Mộ nay còn táng ở nghĩa trang liệt sĩ xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Cần nhắc lại rằng, nhiều sử liệu và đánh giá về xã hội đương thời trong MỘT CƠN GIÓ BỤI cũng bị sai. Gạt sang một bên quan điểm chính trị và ý thức hệ thì sử liệu sai sẽ dẫn đến đánh giá sai. Chúng ta có độ lùi của thời gian và các nguồn tư liệu tham chiếu, chúng ta đánh giá khách quan hơn, khoa học hơn.
2/ Trở lại vấn đề Vì sao thu hồi cuốn Hồi ký Trần Trọng Kim?
Điều này, người đầu tiên cần hỏi là ông Chu Văn Hoà – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông). Song, tôi cho rằng, ông Cục trưởng họ Chu sẽ im lặng không trả lời.
Vậy thì phải hỏi ông Nguyễn Ngọc Bảo – Cục phó, người ký văn bản yêu cầu Nxb Hội Nhà văn đình chỉ phát hành và thu hồi cuốn sách này.
Văn bản thu hồi cuốn sách này rất khó tìm. Rất lạ là văn bản hành chính công nhưng cứ như văn bản mật vậy. Tìm ra văn bản cũng hộc mật. Đây là thực trạng chung hiện nay khi phóng viên cần tìm các văn bản hành chính công của Cục Xuất bản.
Cục Xuất bản không lạ gì tôi nhưng chưa lần nào tôi được cơ quan này gửi cho các văn bản công để đưa tin. Nhiều lần tôi gọi cho ông Long – Chánh Văn phòng nhưng rồi cũng mất hút hàng lươn. Sau nhiều lần hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều, tôi chán chả muốn gọi lên Cục Xuất bản nữa.
Cách đây 2 ngày, tôi cần văn bản (lần 2) của Cục Xuất bản về tập thơ Thành phố dịu dàng thì điệp khúc chuyền bóng dọc biên được lặp lại: Anh Chánh Long chuyền bóng bổng sang chị Mai Hương trưởng phòng quản lý xuất bản; chị Mai Hương lại trả bóng về cho anh Chánh Long… Loanh quanh số 10 Đường Thành chóng hết mặt. Mà tôi vốn bệnh tim bẩm sinh, lại thêm thiếu máu não, thường xuyên khó thở nên nghe vậy là đầu hàng.
3/ Báo Công an Nhân dân đưa tin (tác giả chỉ đề PV) đã trích dẫn như sau:
“Bên cạnh đó, nội dung cuốn sách cũng có những chi tiết , đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng. Chẳng hạn, trang 59 viết về việc thành lập Chính phủ lâm thời năm 1945 là do Thủ tướng tự chọn các Bộ trưởng “chứ không như người ta đã tưởng tượng là người Nhật Bản đã bắt tôi phải dùng những người của họ đã định trước”. Hay như trang 116 – 117 có đoạn viết “Chính phủ Việt Minh đối với ông Bảo Đại rất là đơn bạc, nhưng bề ngoài vẫn làm ra bộ thân thiện”…
Lời bình: Bây giờ định kiểm chứng thế nào? Gọi vong phỏng vấn chăng? Món đó thì nhờ các Giáo sư tâm linh ở Viện hàn lâm Đông Tác, may ra…
4/ Tôi đối chiếu với văn bản của Cục Xuất bản thì thấy rằng, cơ quan này chỉ trích dẫn, trích dẫn và trích dẫn các trang trong sách. Suốt 4 trang văn bản không hề có bất cứ đánh giá nào về những nội dung các trích dẫn ấy – nếu bị coi là sai thì sai như thế nào?
Chỗ nào là đánh giá không phù hợp, chỗ nào là không khách quan, lấy điều gì làm chuẩn để nhận định không khách quan, hoặc chưa được kiểm chứng ở chi tiết nào?
Ở đây phải nói rõ rằng, hồi ký Trần Trọng Kim bản in Phương Nam 2017 đã bị biên tập, cắt xén nhiều so với bản in Vĩnh Sơn – Sài Gòn (1969). Một câu hỏi được đặt ra là: Bản in Vĩnh Sơn 1969 có được biên tập và cắt xén không? Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhiều người đổ xô đi tìm mua bản Phương Nam 2017. Có vị GS ở Sài Gòn còn điện ra cho tôi nhờ mua cho 1 bản. Nhưng khi nghe tôi nói sách bị biên tâph cắt xén thì ông nói: – Vậy thôi. Tao tưởng bản in đầy đủ.
Cho nên, nếu ai đó muốn đọc bản in đầy đủ thì hãy chờ. Còn bổ nhào đi săn bản Phương Nam 2017 thì chỉ gặp một cụ Trần Trọng Kim nham nhở mà thôi.
5/ Một lý do được Cục Xuất bản nêu trong văn bản yêu cầu thu hồi đó là: Nxb đăng ký thể loại THƠ VĂN nhưng nội dung cuốn sách khi xuất bản không đúng thể loại.
Tôi cho rằng đây là VÕ ĐOÁN. Chẳng có chỗ nào để Cục Xuất bản khẳng định được đây không phải là sách THƠ VĂN hết. Tôi dẫn ra vài dấu hiệu nhận biết nhé:
– Bìa sách và bìa lót viết: MỘT CƠN GIÓ BỤI (Kiến Văn Lục).
Tên sách như thế thì THƠ VĂN quá còn gì. Có chăng là giàu tính thơ văn mà thiếu tính đảng. Muốn có tính đảng thì phải đưa đồng chí tác giả này đi học lớp đoàn viên ưu tú, rồi cho học lớp cảm tình đảng, nếu thấy tiến bộ và có đơn xin vào đảng thì chi bộ tổ chức kết nạp đồng chí Trần Trọng Kim. Tất nhiên bây giờ đồng chí ấy không còn nữa thì thôi đành chịu vậy vì chẳng thể nào kết nạp truy tặng được.
– Ngay Đề từ cụ Trần Trọng Kim dẫn 2 câu thơ Đường: “Liêu lạc bi tiền sự/ Chi ly tiếu thử thân”. Cụ tự dịch là: Quạnh hiu buồn nỗi trước kia/ Vẩn vơ chuyện vặt, cười khì tấm thân”.
Như thế, ý cụ muốn nói rằng, cái món Kiến Văn Lục này của tôi ấy nó là CHUYỆN VẶT vì thế tôi mới đặt cho nó là MỘT CƠN GIÓ BỤI.
Vậy là đúng với đăng ký đề tài của NXB Hội Nhà văn quá còn gì nữa.
– Vì cụ Lệ Thần gọi là vẩn vơ chuyện vặt cho nên những chuyện vặt ấy nó giống như các thể loại tiểu thuyết ở ta ấy, bây giờ nó có cái món gọi là tiểu thuyết phi hư cấu ấy; trước đó thì những cái cuốn như Lều chõng của Ngô Tất Tố, Bút nghiên và Bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên ấy cũng chỉ là tiểu thuyết thôi. Còn ngó sang các chính khách viết truyện/tiểu thuyết thì có “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (Trần Dân Tiên – chưa rõ đây có phải là bút danh của Hồ Chí Minh hay không. Tôi viết điều này với trách nhiệm của người có đọc sách chút ít về Hồ Chí Minh và bằng phương pháp văn bản học thì cho đến nay mới chỉ tìm thấy bản thảo mực tím, so thủ bút thì là của ông Bảy. Nhiều người nói đó là bút danh của Hồ Chí Minh nhưng không có căn cứ xác thực để khẳng định được điều này. Tôi nhắc lại, bản thảo tiếng Pháp là chữ viết tay của ông Bảy); hay Ông Cụ dùng bút danh T.Lan viết “Vừa đi đường vừa kể chuyện” thì cũng chỉ là chuyện vặt thôi. Có khi ở bên kia hai ông cụ đang vừa câu cá vừa cười nhạo cái đám hậu sinh lắm chuyện.
Chốt lại ý cuối cùng, về nhân thân tác giả thì không phải lý do để thu hồi. Sách của cụ Trần Trọng Kim vẫn được tái bản thoải mái từ Việt Nam sử lược, Nho giáo…
P/s: Giờ bác nào tái bản MỘT CƠN GIÓ BỤI mà in toàn văn không cắt, tôi sẽ làm biên tập, cước chú các sử liệu cụ Trần Trọng Kim sai đàng hoàng phía dưới. Bạn đọc bây giờ phải hướng đến những ấn phẩm có bề dày làm sách công phu như vậy. Chứ còn đọc sách theo lối hàng chợ thì cần quái gì mua sách in mới hiện nay, lên mạng gõ Google là ra, xong in A4 xuống mà đọc, khỏi lo bị cắt xén.


Phần nhận xét hiển thị trên trang