Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Đại học Bách Khoa: sinh viên tranh luận nảy lửa về ý thức hệ


Đón chào ngày đầu tháng 6 năm 2017, sinh viên đại học Bách Khoa TP.HCM đã có một cuộc tranh luận nảy lửa về ý thức hệ. Những lời bình luận dưới một status của sinh viên trường này trên trang Confessions (Những lời bộc bạch) cho thấy, tranh luận về chính trị sẽ là một xu thế tất yếu của giảng đường Việt Nam, ngay tại những trường kỹ thuật.




Status của sinh viên Bách Khoa yêu cầu
 thầy giáo chấn chỉnh vào ngày 29/05/2017
Câu chuyện xảy ra với khóa K15, giờ Thí nghiệm Hóa học, một giảng viên trường Bách Khoa chỉ trích ông Lê-nin và chủ nghĩa do ông ta sinh ra. Cả lớp sinh viên đều gật gù tán thưởng, vì sinh viên Bách Khoa không có nhu cầu phải nịnh nọt chế độ. Duy có một anh sinh viên còn nặng lòng với xã hội chủ nghĩa đã lấy điện thoại smartphone ra quay video nội dung bài chỉ trích của thầy giáo, và đe dọa sẽ nộp video trên cho ban giám hiệu trường nếu thầy không sửa.

Tóm lại, người thầy chỉ trích Lê-nin là tên phản bội nước Nga, có một người trò không đồng ý và đòi người thầy đính chính. Anh sinh viên bảo rằng mình tìm trong sách vở không thấy chỗ nào ghi rằng Lê-nin là phản bội nước Nga, rồi anh dọa rằng sẽ đưa clip anh quay được lên Ban giám hiệu để xử lý người giảng viên.

Chỉ chưa đầy một ngày, cụ thể sau gần 22h thôi, status trên đã nhận được 682 lượt thể hiện thái độ bằng biểu tượng. Trong tất cả 682 lượt đó, có 486 lượt like, 138 lượt haha (cười), 38 lượt love (yêu thích), 4 lượt angry (phẫn nộ), 2 lượt sad (buồn). Con số đang tăng lên.



Đã có 49 lượt shares (chia sẻ), và trên 250 comments (bình luận). Trong những bình luận đó, dễ dàng thấy rằng con số những sinh viên căm ghét Lê-nin đã là áp đảo. Đa số các sinh viên Bách Khoa sau thời gian chứng kiến thực tế xã hội đều đã không còn hứng thú gì với chủ nghĩa Marx-Lenin. 
Status của cậu sinh viên muốn Lê-nin kia bị chỉ trích khá nặng, chẳng hạn như một chỉ trích đạt đến 51 lượt likes (thích) như sau: “Anh này là sinh viên đại học thì hẳn là lớn hơn mình mà sao như một con cừu vậy. Anh có tìm hiểu, tìm tư liệu, tốt thật đấy! Mà anh tìm tài liệu bằng ngôn ngữ nào? Nếu dùng tiếng Nga để tìm thì em xin lỗi chứ anh tìm bằng tiếng Việt..Với lại theo em thì thầy anh chắc nói không đúng chứ chưa hẳn sai đâu ạ.”
Một bạn sinh viên khác thì bình luận bảo vệ thầy giáo: “Đừng vội quy chụp "suy đồi đạo đức" trên quan điểm cá nhân người ta. Thế giới này quả thực còn rất nhiều điều "bí ẩn" ta chưa biết. Hãy tìm hiểu thật kỹ để hiểu sâu và rộng hơn một vấn đề nào đó trước khi đưa ra kết luận. Những điều trước mắt ta thấy vậy mà nhiều khi không phải vậy!!!”

Những bình luận vạch mặt Lê-nin được tán thưởng rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng có những lời bình luận bảo vệ danh dự cho Lê-nin. Chẳng hạn bạn Nguyễn Trần Hồng Ân viết: “Tớ không biết đúng, sai ra sao nhưng những người Nga lớn tuổi đều kính trọng Lenin và những người trẻ tuổi vẫn hàng năm tổ chức trung đoàn bất tử.”
Từ tranh luận về một lãnh tụ, cuộc tranh luận lan sang cả vấn đề ý thức hệ. Sinh viên Bách Khoa về cơ bản chia làm hai phe. Một phe chống chủ nghĩa xã hội, chống Lê-nin, phe còn lại bảo vệ chủ nghĩa xã hội, và kiên quyết phản đối những người chỉ trích Lê-nin cùng các lãnh tụ cộng sản khác. Các bên tranh luận rất kịch liệt, mỗi lượt bình luận lại có vài chục lượt trả lời bình luận (reply to a comment). Gần như hết thảy 50000 sinh viên trong trường đã biết đến cuộc tranh luận này, rất nhiều sinh viên đã nhảy vào tranh luận. Đã có rất nhiều danh từ và tính từ khiếm nhã được cả hai bên sử dụng khi nói về đối phương.
Cũng có những bạn thể hiện quan điểm trung lập, chẳng hạn bạn Đang Nguyễn: “Bạn rất hay khi dám phản bác! Vì xã hội sẽ không bao giờ phát triển nếu m.n đều a du, sợ sệt hay thờ ơ. "Có đấu tranh thì mới có phát triển" - Nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin.”
“Thôi kết ở đây đi các bạn! Ai yêu CS yêu chế độ yêu Lênin yêu Bác Hồ cũng được. Ai ghét CS ghét Lênin ghét Bác Hồ cũng được. Đơn giản mỗi người có thế giới quan riêng và không ai bắt ai làm điều mình không thích cả. ”
Trong các trường đại học thuộc khối đại học Quốc gia TP.HCM, Bách Khoa được đánh giá là trường mà sinh viên tham gia phản biện xã hội nhiều nhất, và cũng là trường cởi mở nhất. Fanpage Bách Khoa Conffessions được coi là một trang fairplay, nơi mà mọi quan điểm có tính vấn đề đều được admin (quản trị) cho đăng. Sinh viên Bách Khoa lâu nay tự do thể hiện suy nghĩ mà không sợ bị trù dập, không sợ bị trả thù. Status đêm 01/06 tuy là một đoạn văn nhạy cảm về chính trị nhưng quản trị viên (admin) của fanpage này vẫn cho đăng, cho thấy sự thượng tôn tự do ngôn luận rất ghê gớm ở ngôi trường danh giá này. Người của đảng cài cắm trong ban giám hiệu trường này bối rối trong việc đối phó với tinh thần của các sinh viên Bách Khoa- những bộ óc thuần lý, không những giỏi về khoa học mà còn mạnh mẽ về chính trị.
Bạn sinh viên dọa kiện giảng viên nọ cũng gặp những khó khăn về pháp lý. Hiện tại chưa có văn bản luật nào ở Việt Nam nói rằng cấm hay không cấm giảng viên đại học nói những vấn đề bên ngoài bài học trong giờ học. Cũng chưa có văn bản luật nào bảo rằng cấm hay không cấm sinh viên dùng máy ảnh và máy ghi âm thu lại bài giảng của giáo viên ngay trong giảng đường. Tuy nhiên, ở trường đại học Bách Khoa nói riêng và nhiều trường trên toàn quốc nói chung, đã có tiền lệ phe bảo thủ trong nhà trường triệu tập họp hội đồng để nhắc nhở/kỷ luật những giảng viên bất đồng chính kiến.
Mã số của status trên là #cfs4236 , 
https://www.danluan.org/tin-tuc/20170602/chan-dong-dai-hoc-bach-khoa-sinh-vien-tranh-luan-nay-lua-ve-y-thuc-he

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ám ảnh giấc mơ mang tên Khoản 3 Điều 19 BLHS 2015

Đấu tranh loại bỏ khoản 3 Điều 19 BLHS 2015 [vấn đề luật sư tố giác thân chủ] đang chuẩn bị được Quốc hội thông qua không phải là cho luật sư nói riêng hay người bào chữa nói chung mà là bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ nền văn minh pháp lý của một xã hội tiến bộ, dân chủ và bảo vệ quyền con người trong đó có quyền bào chữa.

02/06/2017, Luật sư Trần Hồng Phúc
Tôi viết bài này xin dành tặng cho các em học viên khoa đào tạo luật sư đang có mong muốn cháy bỏng trở thành luật sư ở đất nước hình chữ S. Tất nhiên, tôi đồng ý với những bức xúc của nhiều em về sự thờ ơ của một số người trong giới luật gia, luật sư đối với khoản 3 Điều 19 BLHS (sẽ sớm đổi từ dự luật thành bộ luật vào cuối tháng 6 này) vì những hậu quả phái sinh mà nó sớm tạo ra.
Hoàng Xuân Quế, Phạm Vũ Luận, kiện Bộ trưởng Giáo dục
Cuộc sống là vậy, nhận thức và hành động đôi khi cách nhau một khoảng và thậm chí lại nằm trên một đường thẳng – vô can và chẳng làm gì! Điều cuối cùng giúp những người vô cảm nhận ra và biết cất tiếng khi và chỉ khi chính bản thân họ, người thân của họ phải gánh trên mình những hậu quả phái sinh ấy.

Không sao cả! Xã hội nào cũng có những kẻ luôn đứng bên lề cuộc sống để nhìn thôi. Còn các em thừa biết rằng xã hội nào chẳng muốn hướng đến sự tiến bộ, xóa bỏ bất công, bảo đảm quyền con người. Điều ấy ở đâu ra, không ở trên trời tự nhiên rơi xuống, nên vẫn còn một số kẻ như tôi và các em đang quan tâm đến những gì đi ngược xu hướng ấy. Đất nước này là của tất cả chúng ta nhưng tương lai nghề luật sư thuộc về các em. Tôi nhắc lại, nghề này ý nghĩa lắm bởi nó hướng thẳng đến mục tiêu bảo vệ công lý, quyền con người – có nghĩa là làm cho pháp luật được thực thi chứ không chỉ nằm trên các văn kiện, nghị quyết…

Đừng đổ lỗi cho những nhà lập pháp, cho thể chế mà cần xem lại chính chúng ta.Nhà nước trao cả quyền lập pháp cho công dân nên không hành động là chúng ta đã tự tước bỏ quyền xây dựng xã hội đó của mình. Pháp luật tạo ra để bảo đảm trật tự xã hội nhưng đặc biệt bảo vệ nhân quyền (ngay cả đối với những người bị buộc tội) nên với tư cách công dân, hiểu biết pháp luật chúng ta cần có trách nhiệm với vấn đề lập pháp của chính mình.

Gần 500 đại biểu Quốc hội thực hiện quyền lập pháp hôm nay là do chúng ta tin tưởng bầu ra. Họ có trách nhiệm nói tiếng nói của cử tri chứ không phải tiếng nói của bất kỳ ai khác! Không có câu chuyện xây dựng chính sách pháp luật cho một nhóm người, mà phải tin rằng những dự luật đang khiếm khuyết đó là do thái độ thờ ơ của đám đông chúng ta.

Thú thực, mấy ngày nay, tôi cũng khá bất ngờ khi thấy nhiều “đại luật sư” có quan điểm rằng: “khoản 3 Điều 19 có cũng được, không có cũng chẳng sao vì không dễ gì truy cứu trách nhiệm hình sự của luật sư”. Có phải họ chỉ nghĩ đến bản thân mình???

Đấu tranh loại bỏ khoản 3 Điều 19 BLHS 2015 [vấn đề luật sư tố giác thân chủ - DL] đang chuẩn bị được Quốc hội thông qua không phải là cho luật sư nói riêng hay người bào chữa nói chung mà là bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ nền văn minh pháp lý của một xã hội tiến bộ, dân chủ và bảo vệ quyền con người trong đó có quyền bào chữa.

Đừng nhầm lẫn quyền bào chữa là của người bào chữa – mà chủ thể của quyền này là người dân chúng ta bị vướng vào vòng lao lý với vai trò là người bị buộc tội. Khi ấy, quyền bào chữa là phương tiện pháp lý cần thiết để những người bị buộc tội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhà nước ta đồng ý và thừa nhận quyền bào chữa tức là đã đồng ý và thừa nhận tính tranh tụng trong hoạt động tố tụng hình sự và nếu thiếu nó việc xét xử khách quan, công bằng sẽ không bao giờ có. Thế nên, lập pháp càng mở rộng phạm vi quyền bào chữa bao nhiêu thì càng tăng tính hiệu quả của hoạt động tranh tụng bấy nhiêu và dĩ nhiên kết quả tương ứng là ngày càng hạn chế khả năng gây oan, làm sai đối với người vô tội!
Quyền bào chữa – đó là quyền con người trong xã hội này gắn liền trực tiếp với lợi ích hợp pháp của mọi người dân chứ không phải quyền của luật sư (một trong số các chủ thể là người bào chữa). Thực ra, việc tham gia bào chữa của luật sư không chỉ bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của người bị buộc tội mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm, làm rõ sự thật khách quan vụ án để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vì vậy, trách nhiệm bào chữa của luật sư là phái sinh từ quyền bào chữa của thân chủ.

Vậy thì, làm nghề mà ta lỡ lòng thờ ơ, vô cảm với những người dân của chúng ta hay sao??? Không được! Đây là thứ đạo đức cần có và là bài học đầu tiên về đạo đức của bất kể của người nào mang chiếc Thẻ luật sư!

Các em ạ, Nhà nước này là của dân – do dân – vì dân và những người lãnh đạo hôm nay chỉ là đại diện của người dân chúng ta cử ra để điều hành đất nước – họ hoàn toàn không phải là ông Vua (“con trời”) ngày xưa để khi chúng ta cất tiếng xây dựng pháp luật trái chiều thì bị coi ngay là kẻ “bất trung” hay “đại nghịch”!Lãnh đạo đất nước ta họ luôn ý thức là công bộc của người dân nên đừng lo gì việc chấp nhận bổ sung tình tiết phạm tội bị tăng nặng do “xúc phạm uy tín, danh dự của lãnh đạo Đảng và Nhà nước”! Không bao giờ có những điều "dị luật" ấy được thông qua trong một cơ quan lập pháp mà 100% các đại biểu đều do Nhân dân bầu ra! Tôi xin khẳng định!

Tuy nhiên, tôi còn nhớ ai đó bảo rằng: đừng khoanh tay chờ đợi nếu chúng ta muốn có một đất nước phát triển, một xã hội dân chủ, văn minh, quyền con người được bảo đảm. Ở đây không có kẻ chăn cừu nhưng đừng ngồi chờ có một nhà thần học Martin Luther nào đó xuất hiện gạt bỏ bất công, tạo ra sự bình đẳng; cũng đừng nằm mơ có một Lý Quang Diệu thứ hai mang đến cho chúng ta một chính quyền minh bạch, liêm chính hoặc đợi mẹ Teresa tái sinh để gieo mầm sự tử tế trong xã hội này...

Chúng ta không bảo vệ người dân, không đứng về đồng loại thì không bao giờ biến được những giấc mơ đáng sống thành hiện thực, mà có lẽ sau này chỉ để lại cho con cháu chúng ta những dạng giấc mơ tái sinh mang tên khoản 3 Điều 19!

Cũng hy vọng hòm thư điện tử và tài khoản Facebook của tôi sẽ không bị tin tặc tấn công khi bài viết này được đăng bởi tôi là một trong số các luật sư phản đối việc Quốc hội thông qua khoản 3 Điều 19!

Thưa Quốc hội, với trách nhiệm và lương tâm của các đại biểu vì dân – xin hãy để cho xã hội có những thảo luận đa chiều hướng đến việc ban hành các sản phẩm lập pháp hoàn hảo, giúp chúng ta sớm tìm được những điều tử tế dù rất nhỏ nhoi…

(Tết Đoan ngọ 2017)
Luật sư Trần Hồng Phúc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lượm lặt tiếp tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 3)



Đầu tiên gã xin nói về những phản hồi từ hai bài lượm lặt của gã đã.
Khi gã gửi bạn đọc của gã những lượm lặt của gã tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt, gã biết có một số bạn của gã sùng sục, nóng vội cực đoan không hài lòng thậm chí chê bai gã là người thân cộng. Gã tôn trọng các bạn ném đá gã ấy và giản đơn mỉm cười.
Có lần gã nói với nhạc sĩ Phạm Duy, yêu nước như chú, tên tuổi như chú nhưng cháu bảo đảm nếu chú ra Hồ Gươm đứng chả mấy chốc Hồ Gươm sẽ bị lấp đầy đá của người thân cộng và chống cộng. Nhạc sĩ Phạm Duy cười rồi nói: Chả thế mà có người bảo tôi chống cộng, tôi bảo tôi chỉ chống gậy thôi. Có người bảo tôi yêu cộng, tôi bảo, tôi yêu gái đã đủ mệt nhoài rồi.
Nhưng trong sâu thẳm gã biết nhạc sĩ Phạm Duy, người đã bỏ tất cả để trở về quê hương, rất buồn vì ngay trong lòng đất nước vẫn còn quá nhiều phân ly.
Thế giới mạng thật muôn màu. Gã thành thật yêu cái thế giới muôn màu đó miễn là đừng phản bội dân tộc, đừng ác độc với con người.
Tiếp.
Gã nhận được hai cú điện thoại. Một của nguyên tổng biên tập một tờ báo khẳng định rằng tướng Võ Viết Thanh có nói ông không hề có ý định rút súng bắn ai khi vu khống bố mẹ ông là Việt gian.
Tiếp.
Gã nhận được một cú điện thoại của một người thân với phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết là ông Đam gửi tiền nguyên năm cho cô bán hoa ở nghĩa trang để mỗi ngày cắm hoa tươi trên mộ ông Kiệt. Mỗi lần giỗ ông Kiệt ông Đam đều trực tiếp đem hoa sen hồ Tây Hà Nội vào và trực tiếp cắm trên mộ ông Kiệt.
Ông Đam chưa một lần làm vòng hoa có băng rôn "phó thủ tướng Vũ Đam Đam kính viếng nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt" như gã hai lần trực tiếp thấy. Hỏi ra thì chính cô bán hoa đã hăng hái làm việc này mà không hề báo với ông Đam.
Người thân của ông Đam bảo: nếu anh không tin, em sẽ cho anh số điện thoại của anh Đam để anh hỏi trực tiếp xem có đúng thế không. Gã đáp, gã tin và gã rất vui và xúc động khi nghe câu chuyện trên.
***
LY RƯỢU CUỐI CÙNG.
Ngồi bên gã là Nguyễn Duy, người vừa đi một chuyến đọc thơ dọc các dòng sông của Việt Nam, Lào, Thái Lan về. Nguyễn Duy xưa nay điềm tĩnh trước thời cuộc mặc dù đã một thời ông không chỉ đẫm nước mắt "Nhìn tổ quốc từ xa", trường ca về thân phận đất nước mà ông Trương Đình Tuyển, nguyên bộ trưởng Thương mại thuộc làu làu, mà ông Võ Văn Kiệt lúc buồn lại bảo: Cậu đọc lại cho mình nghe đi, mà còn luôn cùng ông Kiệt trong lòng tổ quốc đau đáu chuyện mất còn của văn hóa, lịch sử dân tộc.
Duy thủ thỉ vào tai gã bỏ qua bên ngoài bàn tiệc những tiếng... ra vô:
Hôm ấy ông Sáu kêu tôi tới nơi ông ở bên Hồ Tây để bàn về việc tổ chức Hội thảo về nhà Nguyễn. Ông Sáu muốn công bằng với các chúa Nguyễn, vua Nguyễn và trả lại các giá trị cũng như công lao của nhà Nguyễn đối với đất nước. Ông cho rằng Sài Gòn, Hà Nội khó có thể tổ chức hội thảo này vì sẽ có nhiều tiếng nói cấm cản, Huế thì lại càng khó hơn. Ông hỏi tôi theo cậu nên tổ chức ở đâu. Tôi bảo theo em nên tổ chức ở Thanh Hóa nơi phát xuất nhà Nguyễn. Ông gật đầu tán đồng.
Ông bảo sẽ trao đổi với Phan Huy Lê để lo phần nội dung còn phân công tôi lo phần tổ chức. Tiền thì ông vận động một số doanh nghiệp, địa phương đóng góp. Ông còn nói thêm các địa phương Nam bộ, nhất là Sài Gòn phải biết ơn các chúa Nguyễn khai khẩn, mở đất mới có hôm nay. Khi hội thảo ông sẽ dẫn một đoàn đại biểu các tỉnh Nam bộ và Sài Gòn ra dự.
Tôi đi lo làm việc với lãnh đạo Thanh Hóa về, rất phấn khởi vì lãnh đạo Thanh Hóa rất ủng hộ Hội thảo này, tôi điện thoại để hẹn gặp ông. Ông Sáu trực tiếp hẹn tôi giờ và địa điểm để gặp.
Đúng giờ, tôi tới. Tôi ngạc nhiên chưa thấy ông Sáu đâu. Đây là lần đầu tiên tôi thấy ông không đúng giờ hẹn với tôi. Vì các lần hẹn trước đúng giờ tôi tới đều thấy ông ngồi chờ trước để thấy tôi thì cười rất tươi rồi. Không phải với riêng tôi mà với bất cứ khách nào của ông, ông cũng đối xử vậy.
Tôi im lặng chờ, hơn 15 phút sau thì từ phòng riêng của ông, ông Lê Hồng Anh, lúc ấy là bộ trưởng bộ Công An bước ra. Ông Sáu bắt tay tôi vẫn cái bắt tay ấm áp và chặt. Xong ông ngồi xuống im lặng. Tôi thấy nét buồn, âu lo trên khuôn mặt ông. Ông nói:
Cậu à, mình vừa trao đổi với anh Lê Hồng Anh hãy thả ngay hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải trong vụ PMU18 ra. Mình bảo tại sao lại bắt gấp thế ngay trong dịp diễn ra Đại hội Phật giáo thế giới ở nước ta như thế này. Thất chính trị lắm. Hàng nghìn nhà tu hành trên khắp thế giới tới ta, họ sẽ nghĩ sao? Anh Lê Hồng Anh bảo, anh ấy không thể thả được,...
Khi gã ghi lại những dòng kể này chắc chắn những nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Công khế, Nguyễn Quốc Phong những người trong cuộc quá biết vì sao tướng Lê Hồng Anh không thể nghe lời khuyên của ông Sáu Dân được.
Nguyễn Duy kể tiếp:
Tôi báo cáo việc tôi đã làm cho ông Sáu nghe. Ông bảo cần vụ đem ra chai rượu. Ông rót cho tôi một ly, cho ông một ly gọi là để mừng cho Hội thảo về vai trò của nhà Nguyễn sắp diễn ra như Hội thảo về Phan Thanh Giản do chính ông tổ chức đã diễn ra góp phần khôi phục lại công lao của Phan Thanh Giản đối với Nam Bộ.
Ông và tôi cạn ly.
Cả ông và tôi đều không thể ngờ rằng đó chính là ly rượu cuối cùng của ông trên cõi đời này. Cõi đời mà ông vô cùng thiết tha yêu và luôn nôn nóng mong làm được thật nhiều việc lợi ích cho nó.
Hôm sau ông bị ốm.
Một thời gian sau, ông vĩnh viễn ra đi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra khi Vietnam vỡ nợ công lên hơn 2,7 triệu tỷ đồng ?


Nợ công có thể được coi là vấn đề tiêu biểu nhất của việc: Cha chung không ai khóc – nhức nhối nhất trong xã hội ta từ xưa tới giờ. Mọi người đều nghĩ nó không liên quan gì tới mình nên thờ ơ sống và “KHÔNG QUAN TÂM”.
Gần đây trên truyền thông bắt đầu nói nhiều về nợ công hơn trước kia. Nhiều người trẻ đọc và lướt qua vì nghĩ nó là vấn đề quá vĩ mô chả liên quan gì tới mình.Người viết bài này sẽ phân tích cho các đọc giả thấy được những tác động gián tiếp và trực tiếp đến túi tiền của bạn nhé.
Xin thưa là nó liên quan nhiều hơn bạn tưởng. Sao có thể nói là không liên quan khi mỗi người trong chúng ta phải gánh 30 triệu đồng tiền nợ, từ đứa trẻ mới sinh cho tới cụ già móm không còn cái răng nào? Tại sao? Ta có vay mượn của ai đâu? Ồ, không phải bạn, chính phủ vay giùm và tiêu dùm thôi, không có gì ghê gớm. Giờ bạn muốn biết chính phủ đã vay thiếu bao nhiêu nợ? Con số đó có thể đè bẹp bạn đấy – 2,7 TRIỆU tỷ!!! 27.000.000.000.000.00 VND!!! (1) Nếu trừ người già sắp tiêu và trẻ em mới sinh thì số nợ mà những người trong độ tuổi lao động phải gánh là khoảng 40-50 triệu VND.
Lượng tiền dự trữ trong ngân khố nhà nước ngày càng cạn kiệt.
Vâng, có thể hiểu như thế vì chẳng có chú công an nào tới nhà thu 40-50 triệu đồng tiền nợ công cả, nhưng sẽ thu một cách “lịch sự” hơn bằng việc tăng học phí, viện phí, tiền điện, tiền nước, phí đường sá, bảo hiểm xe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, in thêm tiền gây lạm phát vân vân và vân vân… Nên nhớ rằng, sau mỗi loại phí tăng này, chúng ta luôn mặc nhiên đã phải chịu một loại thuế 10% gọi là VAT. Liệu ta có nên thay đổi tư duy rằng nợ công trực tiếp liên quan tới mình? Học hoặc là dốt, chữa bệnh hoặc là chết, đóng thuế hoặc vào tù, liệu nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta chưa?
Tại sao đất nước nợ công nhiều đến vậy? Để trả lời câu hỏi này thì có rất nhiều tá danh mục để liệt kê, tuy nhiên tôi sẽ chỉ ra một số điều thế này. Phần lớn chúng ta đều vui mừng khi đường sá được mở rộng, hoặc xây thêm để tiện cho việc đi lại phải không? Ừ, chuyện sẽ không có gì nếu chính phủ không vung tay quá trán. Thứ nhất là tiền dành cho đầu tư phát triển có hạn, mà ở Việt Nam là rất thấp, chỉ khoảng 17% ngân sách (năm 2014-2015), (2). Nếu chính phủ chi quá số tiền này, chẳng có cách nào hơn là đi vay nợ. Điều quan trọng hơn nữa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nợ công chính là ở chỗ ăn hối lộ không thương xót. Đại để là công trình xây đường đại lộ ở Dubai chỉ tốn 4 triệu USD cho 1km xài 50 năm chưa hư, trong khi ở ta xây 1km mất 20 triệu USD xài 2 năm thì hư (3). Việt Nam ta là gì mà giàu có cỡ đó nào? Đây mới chỉ là nói đến các công trình đường xá, còn các công trình khác như tượng đài 1400 tỷ ở Sơn La (4) này nọ thì chưa nói tới.
Tình hình cuộc sống của người dân ngày một khó khăn do các loại thuế đánh trực tiếp vào cuộc sống hằng ngày.
Liệu chúng ta đã đứng trên bờ vỡ nợ? Câu trả lời là: Chắc chắn. Chỉ là không biết sẽ vỡ vào lúc nào mà thôi. Dự đoán vỡ nợ không bao giờ là chính xác. Đơn cử như Nhật Bản đã được dự báo vỡ nợ từ 12 năm trước, đến nay vẫn đứng vững. Nhưng khoan hãy vui mừng nghĩ rằngViệt Nam cũng thế. Kinh tế Nhật mạnh hơn ta và khả năng quản lý tốt hơn ta gấp n+1 lần.
Điều gì sẽ xảy ra khi nhà nước vỡ nợ? Xin phép trích những ý kiến của tác giả Trần Diệu Chân:
1) Thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ và điểm tín dụng xuống cấp thê thảm.
2) Mọi cơ chế tài chánh sẽ phải đóng cửa. Tiền mất giá, lạm phát leo thang, trái phiếu và đồng nội tệ sẽ chỉ còn là mớ giấy lộn. Tiền gởi trong ngân hàng sẽ “bốc hơi” vì mất giá trị.
3) Mọi chương trình do chính phủ tài trợ đều ngưng hoạt động (y tế, cảnh sát, an ninh, quốc phòng, giáo dục, cầu, đường, năng lượng v…v…). Quỹ hưu trí tan vỡ, nhà thương, trường học ngưng hoạt động.
4) Các thương vụ đóng cửa và nạn thất nghiệp tràn lan. Mọi mặt hàng khan hiếm kể cả nhu yếu phẩm. Giá cả tăng vọt. Đời sống của người dân sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.
5) Nội loạn sẽ xảy ra và không có người để duy trì trật tự công cộng. Nạn đói và cướp bóc sẽ xảy ra. Hiện tượng vô kỷ luật, vô trật tự, vô tổ chức sẽ hoành hành.
6) Kẻ giàu có sẽ cuỗm tiền bạc quốc gia và trốn ra ngoại quốc.
Đồng tiền Việt nam đang có nguy cơ bị tuột giá trên thị trường tiền tệ thế giới.
Đọc những dòng trên chắc các bạn không khỏi bàng hoàng về những hệ lụy mà nó có thể mang lại. Nhưng điều còn đáng sợ hơn nữa không phải là chuyện vỡ nợ các bạn ạ. Nếu nó vỡ nợ 1 lần rồi thôi, đau 1 lần rồi xong thì có gì để mà nói. Vấn đề là nếu tiếp tục quản lý kém, Việt Namsẽ có thể vỡ nợ 10 lần như Venezuela, 9 lần như Brasil hay thậm chí 19 lần như Tây Ban Nha trong quá khứ (6) (có lẽ đó là lý do mà người ta gọi TBN là Tay Bán Nhà!).
Nhà nước sẽ làm gì khi vỡ nợ? Có bốn cách mà các nhà nước sẽ làm, có thể thực hiện cả 4 cách cùng lúc:
In tiền trả nợ Tăng các loại thuế phí Cắt giảm ngân sách nhà nước Vay thêm (trái phiếu: ở trong hoặc ngoài nước bằng nội hoặc ngoại tệ)
Tái cơ cấu sau khi vỡ nợ không làm cho mọi thứ biến mất, vì nợ vẫn còn đó, chúng ta đương nhiên không thể xù nợ. Sẽ không ai giao du với Việt Nam nếu biết đó là 1 quốc gia chuyên ăn quỵt. Điều này chỉ là cứu cánh tạm thời thôi, giống như từ mức báo động 10 giảm xuống 9 vậy. Cứ tưởng tượng như thể nước đã ngập tới đỉnh đầu của ta rồi, bây giờ ta sẽ làm gì đó đôn thêm cho cái đầu của ta ngóc lên khỏi mặt nước để thở. Nếu tiếp tục quản lý kém, ăn hối lộ, vay nợ vô tội vạ, đầu tư kém hiệu quả, nước sẽ tiếp tục ngập tới đỉnh đầu và Việt Nam lại tiếp tục ngụp lặn trong vỡ nợ thêm lần nữa (và lần nữa, rồi lần nữa…).
Vấn đề đáng sợ mà hôm nay tôi muốn nói là ở chỗ không có gì đảm bảo rằng nhà nước sẽ tốt lên sau 1 lần vỡ nợ cả. Và chẳng có gì chắc rằng dân ta sẽ bớt lầm than đi sau lần đó, hay lại trôi vào 1 thời kỳ vỡ nợ triền miên không lối thoát? Trông chờ vào việc quản lý “tự tốt lên” của chính phủ giống như kêu gọi 1 tên lười biếng bắt đầu siêng năng vậy.
Đã tới lúc chúng ta phải nghiêm túc nghĩ lại xem ta là những con chiên ngoan đạo “mọi việc đã có Ai Đó lo”, hay chúng ta là những con người khao khát tự do muốn làm chủ đời sống của mình? Việc chúng ta cần làm trước mắt, nhỏ nhoi thôi, là bắt đầu quan tâm xem tiền đóng thuế của ta đi về đâu, ai đã làm gì với nó, và tại sao chúng ta càng làm nhiều hơn nhưng lại không khấm khá hơn? Có thể các bạn không đồng ý, nhưng tôi thấy hầu hết người Việt Nam là thụ động trong việc quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội. Nhưng nguyên lý của mọi thành công trên đời lại là làm sao để luôn giữ được sự chủ động.
Lưu ý: Đây chỉ là nhận định cá nhân của tác giả bài viết.
Số liệu tổng hợp từ Fp Đà Nẵng.
Jessica N/newsvietuc.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúng ta đang ngủ với những sinh vật đáng sợ này



Các nhà khoa học ở Acarology Laboratory thuộc trường ĐH bang Ohio (Mỹ) mới đây công bố đoạn video ghi lại hình ảnh chân thực nhất về thế giới sinh vật đang sinh sôi trên chiếc ga trải giường của bạn.
Chúng ta đang ngủ cùng hàng triệu con mạt bụi mỗi ngày?
Cụ thể, người xem không khỏi rùng mình khi hàng triệu triệu chú mạt bụi đang quằn quại trên giường bạn dưới lăng kính hiển vi. Bạn có hay, trên chiếc giường của bạn có thể chứa tới 100.000 - 10 triệu con mạt bụi với kích thước siêu bé nhỏ. Đây là loài sinh vật tồn tại bằng cách ăn tế bào da chết của con người.
Thoạt nghe, chúng có vẻ là loài có ích song thực tế thì không phải như vậy. Mạt bụi có một thói quen rất mất vệ sinh, đó là đi "vũ trụ"tới 20 lần mỗi ngày ra giường ngủ. Vì vậy, cơ thể bạn sẽ gặp nguy khi hít phải phân của chúng mỗi ngày.
Bạn có nhìn thấy những đốm vàng không, đó chính là "chất thải tế nhị" của loài mạt bụi đó.
Theo các chuyên gia khoa học, mạt bụi (tên khoa học làDermatophagoides pteronyssinus ) hiện diện và phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Chúng có kích thước rất nhỏ, khoảng 0,3mm, cư trú nhiều tại những vật dụng trong nhà như giường ngủ, gối, chăn, màn, chiếu, đệm, thảm trải nhà... Tại những nơi đó, chúng thường ăn các mảnh vụn hữu cơ như vảy da nhỏ, tế bào chết, gàu bong ra từ đầu tóc... và sinh sôi nảy nở.
Mạt bụi có kích thước rất nhỏ - khoảng 0,3mm.
Tiến sĩ Lisa Ackerley - một chuyên gia về vệ sinh cho biết: "Làn da của con người loại bỏ 30.000 - 40.000 tế bào chết/phút, cùng môi trường nóng ẩm, giường sẽ là thiên đường sinh sống của mạt bụi. Và quần thể này có thể lên tới 10 triệu con".
Cô chia sẻ thêm, mạt bụi thường đẻ trứng, nở thành thiếu trùng (nymph) và trưởng thành qua 2 - 3 lần lột xác nên chỉ trong 2 năm, 1 0% trọng lượng của chiếc gối bạn đang nằm được tạo thành từ mạt bụi và phân của chúng.
Mặc dù mạt bụi có thể vô hại nhưng chất thải của chúng lại là nguyên nhân khiến nhiều người dễ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng, mẩn ngứa. Bởi chất thải của mạt bụi rất nhỏ và nhẹ hơn bụi nhà, chúng bay lơ lửng trong không khí nên mọi người dễ dàng hít vào trong phổi, gây chứng bệnh về hô hấp.
Bên cạnh đó, mạt bụi còn gây dị ứng ở mắt, mũi, bệnh chàm (eczema), ban đỏ, mụn nước, mẩn ngứa... ở má, cùi chỏ, khuỷu tay hay nặng hơn là gây ra chứng nổi mề đay, ngứa, nổi bóng nước. Để lâu ngày, người bệnh có thể bị bội nhiễm do gãi...
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên thay giặt ga, gối, chăn thường xuyên để giảm thức ăn của loài mạt - qua đó giảm số lượng mạt. Hoặc hàng tuần nên phơi chăn, ga, gối ra nắng - ánh nắng chứa tia cực tím sẽ phần nào tiêu diệt mạt bụi. Bên cạnh đó, tại các góc nhà, thảm cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khoa học chế ra virus giết chết tế bào ung thư, bước ngoặt lớn của nhân loại?


 In bài
Trong khi các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhất hiện nay để lại quá nhiều tác dụng phụ ghê gớm, thì phương pháp này nếu thành công sẽ tạo thành bước ngoặt rất lớn.
Ung thư đã trở thành một vấn nạn của thế kỷ mà chưa có cách điều trị triệt để. Vậy nên, khoa học đã thử qua rất nhiều cách, thậm chí áp dụng cả những phương pháp… kì dị nhất.
Và nay, họ đã tạo ra được một loại virus, được cho là có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch đi săn lùng các tế bào ung thư.
Cần biết rằng tế bào ung thư rất giỏi trong khoản lẩn tránh hệ miễn dịch. Chính vì thế, các chuyên gia Thụy Sĩ đã sử dụng một dạng virus nhân tạo, bên trong có chứa các protein của tế bào ung thư.
Phương pháp này sẽ được dùng để chống lại một số dạng ung thư nhất định.Phương pháp này sẽ được dùng để chống lại một số dạng ung thư nhất định.
Khi hệ miễn dịch bắt gặp các virus này, nó sẽ lần theo dấu protein bên trong. Hay nói cách khác, hệ miễn dịch sẽ săn lùng tận gốc từng tế bào ung thư có trùng dấu protein.
Lý thuyết của nghiên cứu cho thấy, phương pháp này sẽ được dùng để chống lại một số dạng ung thư nhất định. Các chuyên gia có thể đơn giản lấy protein từ khối u của bệnh nhân, đưa vào trong virus rồi tiêm vào cơ thể để kích hoạt hệ miễn dịch.
Trong các thử nghiệm trên chuột, phương pháp này khiến khối u thu nhỏ lại đáng kể. Vậy nên sắp tới, các chuyên gia đang mong muốn được thử nghiệm trên con người.
“Chúng tôi hy vọng rằng phương pháp và công nghệ mới sẽ sớm được áp dụng trong điều trị ung thư, nhằm tăng tỉ lệ thành công của cuộc chiến này” – trích lời giáo sư Daniel Pinschewer, chủ nghiệm nghiên cứu từ ĐH Basel (Thụy Sĩ).
Giáo sư Pinschewer cho biết, nhóm nghiên cứu tạo ra virus mới dựa trên nền tảng là virus LCMV (lymphocytic choriomeningitis virus). Loại virus mới đã được loại bỏ hết khả năng gây hại, nhưng vẫn có thể kích hoạt hệ miễn dịch.
Nếu phương pháp này thành công, đó sẽ là niềm hy vọng rất lớn cho con người khi đem lại quá ít tác dụng phụ.Nếu phương pháp này thành công, đó sẽ là niềm hy vọng rất lớn cho con người khi đem lại quá ít tác dụng phụ.
Khi đặt protein ung thư vào trong virus, cơ thể tạo ra một đội quân kháng thể rất mạnh, truy tìm cả các tế bào ung thư và hủy diệt chúng.
Nhìn chung, nếu phương pháp này thành công, đó sẽ là niềm hy vọng rất lớn cho con người khi đem lại quá ít tác dụng phụ, nếu so với hai phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là hóa trị và xạ trị.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Theo Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lính ‘vừa cười vừa bắn' ở Thiên An Môn


BBC - Trang CNN vừa trích đăng tài liệu họ nói là của giới quân sự Hoa Kỳ giải mật cho thấy có bộ đội Quân Giải phóng “vừa cười vừa bắn người” trong cuộc trấn áp đêm 3 rạng sáng ngày 4/6/1989 ở Bắc Kinh.

Các tài liệu do Cục Tình báo Quân sự (DIA) ghi lại cũng mô tả bức tranh về sự dũng cảm của các bác sỹ ở bệnh viện tại thủ đô Trung Quốc đã tìm mọi cách cứu người bị thương và ngăn không cho người chết bị công an đem đi thiêu nhanh chóng.

Những bác sỹ được cho là đặc biệt dũng cảm làm việc tại Bệnh viện số 4 ở Bắc Kinh đã chụp cả hình nhiều xác chết với hy vọng giúp thân nhân nhận diện.

Các xác chết này thường bị công an Trung Quốc nhanh chóng đem vào nhà thiêu.

Con số người bị bắn chết tại Bắc Kinh đêm hôm đó được ước tính ít nhất là hàng trăm còn phe đấu tranh dân chủ Trung Quốc nói là ‘hàng nghìn’.

Quân đoàn 27

Xe tăng và bộ đội thuộc Quân đoàn 27 được điều vào thủ đô Trung Quốc để trấn áp và giải tán biểu tình của sinh viên, công nhân và trí thức kéo dài nhiều tuần tại Thiên An Môn.

Các tài liệu, gồm cả những gì Hoa Kỳ giải mật nhân dịp 25 năm vụ thảm sát, nói rằng bộ đội Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã “bắn vô tội vạ” vào người dân trên đường phố, bất kể họ là sinh viên hay không.

Những gì tình báo Hoa Kỳ ghi lại nói có “những lính Trung Quốc cười” khi nổ súng bắn người.

Vẫn trang CNN nói những gì tình báo Mỹ ghi lại có nhiều phần không chính xác vì đã thu lượm cả các tin đồn đoán trong thành phố Bắc Kinh khi đó mà sau đó hóa ra là sai như tin ‘lãnh tụ Đặng Tiểu Bình chết’.

Trên thực tế, ông Đặng chỉ qua đời vào tháng 2/1997.

Nhưng bức tranh mà các phần ghi âm của Hoa Kỳ giúp người ta dựng lại cho thấy nhiều chi tiết xảy ra sau đêm ngày 4/6 và sự hoảng sợ của ban lãnh đạo Trung Quốc.

Đó là chuyện “các lãnh đạo ở tịt trong biệt thự không ra ngoài sau nhiều ngày” vì sợ có chính biến.

Biển số xe của họ cũng được thay đổi, theo bài của phóng viên Hilary Whiteman trên trang CNN.

Ngoài ra, một chiến dịch truy bắt sinh viên ở các điểm kiểm soát quanh Bắc Kinh và cả ở sân bay quốc tế cũng được triển khai.

“Những ai trông giống sinh viên và trí thức” đều thuộc đối tượng bị xét hỏi.

Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn bất đồng về cách nhìn nhận vụ Thiên An Môn 25 năm về trước.

Hôm 5/6/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay họ đã gửi lời than phiền tới Hoa Kỳ bày tỏ sự “bất bình sâu sắc” về cách Hoa Kỳ nêu quan điểm liên quan tới vụ Thiên An Môn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, ông Hồng Lỗi cho hay phía Trung Quốc đã lên tiếng một cách 'long trọng nhất' tới chính giới Mỹ.

Nước Mỹ trước đó đã đề nghị Trung Quốc “tính đủ số người biểu tình phản đối bị giết ở Thiên An Môn”.

Tại Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 25 năm vụ Thiên An Môn, đài báo chính thức không hề nói gì về vụ này.

Các cuộc tuần hành hoặc đốt nếu tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn chỉ được tổ chức ở Hong Kong, Đài Loan và các nơi có cộng đồng người Trung Quốc ở hải ngoại.

Còn theo biên tập viên chuyên về Trung Quốc của BBC, bà Carrie Gracie trong bài viết từ Bắc Kinh thì "sự lãng quên là cách để tồn tại" với người Trung Quốc khi động đến chủ đề Thiên An Môn.

Theo bà Gracie, ngày nay nhìn lại, "Thiên An Môn là một phần của chu kỳ chính trị hy vọng và sợ hãi ở Trung Quốc,"

Tuy thế, từ sau 1989, "Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chú ý tìm hiểu dư luận" nhưng nếu phải làm điều tương tự một lần nữa như trấn áp ở Thiên An Môn, "có lẽ họ sẽ vẫn làm", theo phóng viên BBC.

Phần nhận xét hiển thị trên trang