Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Cá Trung Quốc ‘ngậm’ hóa chất kích thích bán tại Việt Nam


VietNamnet
02/06/2017 09:11 GMT+7

Cá quả Trung Quốc tiêm thuốc gây mê

Trước đây, cá quả Trung Quốc tràn ngập tại các chợ Việt Nam. Giống cá này to, màu đen, giá lại rất rẻ nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, ngay sau đó, theo một số bà nội trợ đã chia sẻ trên các diễn đàn rằng loại cá quả Trung Quốc bị tiêm thuốc mê nên lúc nào nó cũng lờ đờ chứ không nhanh nhẹn và khỏe như cá quả trong nước. Khi mổ, cá Trung Quốc rất béo, bụng có nhiều mỡ, thịt không chắc và thơm dẻo như cá Việt Nam.

Cá quả Trung Quốc được cho là có màu đen xì, bơi yếu ớt và ăn không ngon. 
Ảnh: Zing News

Cá tầm Trung Quốc nhập lậu tồn dư kháng sinh


Theo Hội Nghề cá Việt Nam, tình trạng thương nhân Trung Quốc bắt tay với một số cơ sở chăn nuôi khu vực biên giới đưa cá tầm Trung Quốc vào Việt Nam để “rửa” thành cá tầm trong nước, đưa vào nội địa tiêu thụ. Cụ thể, một cơ sở nuôi cá tầm tại Tam Đường (Lai Châu) đóng “vai trò” là trạm trung chuyển để “rửa” nguồn gốc cá tầm nhập lậu. Thậm chí, tại các cơ sở nuôi cá này có cả kỹ sư người Trung Quốc. Điều đáng nói là nạn cá lậu từ Trung Quốc phát triển rất nhanh, khiến ngay cả lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng tỏ ra quan ngại về khả năng tồn dư chất kích thích, tăng trọng.

Cá tầm Trung Quốc bán nhiều tại các chợ. Ảnh: Lao động

Cá trê Trung Quốc giống chứa thuốc kích thích tăng trọng

Theo lực lượng chức năng Hà Nội, có khoảng 10 đường dây buôn cá lậu từ Trung Quốc về Hà Nội đã lọt vào “tầm ngắm” của cơ quan công an. Không chỉ cá trưởng thành, những đường dây buôn cá trê, cá quả giống đang dần lộ diện. Theo cơ quan công an, dân buôn cá trê giống cho hay, loài cá này rất phàm ăn, lớn nhanh. Cá trê Trung Quốc nuôi 3 tháng trọng lượng có thể đạt 1,5kg, nuôi 1 năm trọng lượng khoảng 6 - 7kg.

Trước tình trạng cá quả, cá trê hay cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc và bán tại Việt Nam được dân phản ánh là có tiêm hóa chất, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cũng đã lấy mẫu cá xét nghiệm và công bố kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm cá tầm được cho là nhập lậu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, đã phát hiện 4 mẫu trong đó 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất cấm Leuco Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm kháng sinh cấm AOZ.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, đây là 2 loại hóa chất và kháng sinh đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ năm 2007. Do những tác hại của chúng có thể gây ra đối với con người nếu ăn nhiều cá như gây nhờn kháng sinh, các bệnh về gan, thận và bệnh nan y nên từ trước năm 2007, đã yêu cầu cấm và loại chúng ra khỏi danh mục được phép sử dụng.

(Theo Viet Q)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Chính kiến bất đồng



Ở một góc đường Ratchaprarop, Bangkok chúng tôi gặp một người lái xe taxi. Anh ở độ tuổi ngoài 40 và nói được tiếng Anh. Chúng tôi bảo muốn đi ăn cơm. Anh lái xe đi vòng vèo rồi rẽ vào một ngõ nhỏ, nơi có một quán cơm “bình dân”.

Chúng tôi mời anh vào ngồi ăn cùng. Trên bàn, tôi hỏi anh một câu bâng quơ như với tất cả những người Thái nói được tiếng Anh khác: “Anh là áo vàng hay áo đỏ?”. Đó là đầu năm 2015, bà Yingluck Shinawatra vừa bị buộc phải từ chức thủ tướng ít lâu và cuộc đấu tranh giữa những người áo đỏ (ủng hộ nhà Shinawatra) và những người áo vàng vẫn còn đang rất căng thẳng.
Anh lái taxi cười trừ im lặng một lúc rồi gõ tay lên bàn. Chiếc bàn ăn màu đỏ. Anh nói rất nhỏ: “Tôi màu này, nhưng đừng nói to ở đây. Madame chủ quán là màu vàng. Tôi không muốn tranh cãi. Tôi quý madame chủ quán lắm. Bà ấy cũng quý tôi”. Sau anh tâm sự thêm, rằng anh là con nhà nông dân. Người nông dân Thái thì ủng hộ anh em nhà Shinawatra như một lẽ tất nhiên.
Cuộc đối đầu của những người áo vàng và áo đỏ Thái Lan đã dai dẳng suốt cả thập kỷ qua. Họ không dễ chịu với nhau: những cuộc biểu tình của hai phe luôn có dáng dấp của những cuộc nổi dậy; có gạch đá, có tiếng súng và thậm chí là cả những vụ ám sát bằng súng bắn tỉa. Bangkok đã nhiều phen chìm trong bạo lực, với những chiến lũy dựng trên phố.
Nhưng ở đó, trong một quán cơm nhỏ của khu Ratchaprarop, tôi vẫn thấy hai con người bình thường yêu mến nhau theo một lẽ rất thông thường của cuộc sống. Một vị khách quen và một “madame chủ quán”. Anh lái xe có lý tưởng chứ: anh là con nhà nông dân – là một người áo đỏ, những người luôn cảm thấy phải chịu bất công trước phe áo vàng, những nhà tư sản Bangkok. Nhưng anh thậm chí không muốn nói to trong quán của bà. Anh đã đi vòng vèo mấy con phố để đưa khách đến đây, nơi madame áo vàng chủ quán.
Cứ mỗi lần chứng kiến một cuộc tranh luận trên mạng là tôi lại nhớ đến người lái taxi hiền hiền ấy. Ở anh, có một sự phân biệt rất rõ ràng giữa “quan điểm” và “nhân cách”. Anh có thể mặc bất kỳ màu áo nào, nhưng đó chỉ là quan điểm chính trị của anh. Và madame chủ quán, tôi tin, cũng biết anh là áo đỏ. Họ đã cư xử với nhau không dựa trên sự đồng nhất hay khác biệt về quan điểm chính trị. Những người mang quan điểm đối lập không cần phải coi là kẻ thù.
Tất nhiên, không phải ai cũng mang được tinh thần ấy. Nhiều người vẫn sẵn sàng đánh đồng “quan điểm” và “nhân cách”; sẵn sàng lăng mạ cá nhân những người nêu quan điểm khác biệt.
Tôi biết những cây viết đã chìm trong cơn trầm cảm trước cuộc “ném đá” của dư luận sau bài của họ. Một vị tiến sĩ tôi quen được gọi là “thần kinh lảm nhảm” sau khi nêu quan điểm về sự khác biệt giữa xã hội phương Tây và Việt Nam. Tôi nhìn thấy cả những bản “bêu tên” ai ủng hộ một cô ca sĩ đang bị nhiều người ghét như là một danh sách kẻ thù…
Và tất nhiên, nhân thân của tôi cũng thường xuyên trở thành đề tài sỉ vả trên mạng sau các bài viết không phù hợp quan điểm của nhiều người.
Nếu “mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn là tiền đề của phát triển” – như Marx nói – thì chúng ta đang làm ngược lại, là tạo ra thêm mâu thuẫn (về cá nhân) bên cạnh mâu thuẫn quan điểm. Ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cách đây không lâu có một người bị giết sau một cuộc tranh cãi rằng con bò trên lon nước bò húc là đực hay cái. Có thể ma men đã làm việc đó, hoặc có thể đó là biểu hiện đỉnh điểm của một văn hoá coi chính kiến đối lập là kẻ thù.
Người ta có thể thù ghét nhau vì quan điểm. Nhưng người ta cũng có thể chọn sống như người lái xe tôi đã gặp ở Bangkok, phân biệt rõ quan điểm và con người.
Đức Hoàng

Nguồn: Vnexpress
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lao động dưới hình thức Thực tập sinh ở Nhật Bản hiện nay, đi và trở về

từ Giao blog


Tin tức và bình luận từ các nơi.

Sưu tập từ đầu tháng 6 năm 2017, bổ sung dần.

---

.

1.



01/06/2017 11:48

Có 61% thực tập sinh Nhật Bản khi trở về Việt Nam phải làm trái ngành. Trong khi đó các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vẫn đang 'khát" nhân lực

Đây là kết quả nghiên cứu được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra trong hội thảo "Tăng cường trao đổi nhân lực Việt Nam – Nhật Bản" thông qua chương trình thực tập sinh kỹ năng được tổ chức mới đây.
"Ế việc" do đòi hỏi quá cao
Theo Ngài Umeda Kunio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, số lượng thực tập sinh (TTS) Việt Nam được phái cử sang Nhật Bản trong thời gian gần đây đã tăng lên nhanh chóng. Chỉ tính riêng năm 2016, lượng TTS Việt Nam được cử sang Nhật  đã lên tới 40.000 người, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản tính đến cuối năm 2016 ước đạt trên 90.000 người. Việt Nam đang vượt qua Trung Quốc, trở thành nước có số thực tập sinh cao nhất tại Nhật Bản.
Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, nhận định rằng chương trình TTS tại Nhật Bản sẽ đem lại cơ hội lớn cho lao động trẻ; không chỉ giúp các thực tập sinh nâng cao thu nhập mà còn là cơ hội để tiếp xúc với nền công nghiệp tiên tiến, thái độ làm việc khoa học, cần cù, chuyên nghiệp rất cần thiết cho sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai.
Trong phần trình bày nghiên cứu của VEPR, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR chỉ ra rằng, lượng TTS trở về nước đang tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên trình độ, nguyện vọng của thực tập sinh sau khi về nước lại không tương xứng với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tại địa phương, gây ra sự khập khiễng về kỹ năng trên thị trường lao động.
Cụ thể, hiện nay có đến 61% TTS sau khi trở về Việt Nam làm những công việc không liên quan đến những việc đã làm ở Nhật Bản. Nhiều người trong số đó thậm chí đi làm những việc như lái xe ôm, thợ xây hoặc quay về nghề cũ sau khi mất hàng trăm triệu sang Nhật làm việc và học tập. Nếu như trước khi sang Nhật, tỷ lệ người thất nghiệp trong số TTS là 5,26% thì sau khi trở về số người thất nghiệp đã tăng lên thành 11,4%.
Vậy câu hỏi đặt ra là nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng TTS Nhật Bản về nước đến đâu? Trả lời vấn đề này, TS Thành lấy ví dụ đơn cử trường hợp của tỉnh Hà Nam, một trong những tỉnh đang thành công trong việc thu hút các dự án và có số lượng TTS sang Nhật Bản khá cao. Dự báo đến năm 2020, Hà Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt về lao động, nếu sự chuyển dịch về lao động không đáp ứng được nhu cầu của ngành công nghiệp.
Không riêng gì Hà Nam, mà trên các tỉnh thành khác, dù vẫn đang trong cơn "khát" lao động, song các nhà tuyển dụng hiện nay vẫn còn e ngại trong việc tuyển TTS về nước vào làm việc. Lý giải nguyên nhân này, TS Thành cho hay, qua phỏng vấn, làm việc với các chủ doanh nghiệp (DN), phần lớn họ đều cho rằng TTS thường yêu cầu mức lương cao hơn so với trung bình mà DN có thể trả. Mức chênh lệch này khoảng 100 USD/ tháng. Trong khi đó, nguồn lao động trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng cho các vị trí này với mức lương thấp hơn. "Nếu như DN không thấy điểm nào đặc biệt, khác so với các ứng viên trong nước từ các thực tập sinh thì họ không có lý do gì để trả một khoản tiền cao hơn", TS Thành chỉ rõ.
Giải bài toán lãng phí lao động thế nào?
Các chuyên gia có mặt trong hội thảo cũng cho rằng, nhiều TTS sang Nhật vẫn chăm chăm tư tưởng làm giàu, kiếm tiền mà chưa chủ động học tập kiến thức chuyên môn, ngôn ngữ, kỹ năng mềm của người Nhật dẫn đến việc TTS không có gì ngoài vài trăm triệu sau khi về nước.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho rằng có việc làm thu nhập cao là mong muốn của nhiều người. Đối với TTS, để giải bài toán này, họ phải đáp ứng yêu cầu cao về kỹ năng của chủ sử dụng Nhật Bản tại Việt Nam. "Về tiếng Nhật, trong thời gian 3 năm, TTS phải phấn đấu học tập mọi lúc mọi nơi để đạt được trình độ N2. Tôi tin chắc, khi đạt N2, các bạn sẽ nói tốt hơn những sinh viên học ngành Ngôn ngữ Nhật ở trong nước bởi lợi thế được giao tiếp hàng ngày, hàng giờ với người bản xứ. Nhiều TTS trở về, đã trở thành giám đốc của công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Tôi nhấn mạnh, người lao động muốn có việc làm với thu nhập cao thì phải ý thức phấn đấu trang bị kiến thức cho mình", ông Trào khuyến cáo.
Thực tập sinh về nước... chạy xe ôm, làm thợ xây - Ảnh 1.
Ngoài ra Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cũng cho rằng người lao động cần xác định mục đích kiếm tiền là quan trọng nhưng không phải là duy nhất và mang tính chiến lược. Hơn hết, TTS cần có một cái nhìn xa hơn để chú trọng trau dồi những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc sau khi về nước. Các D phái cử cũng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tư vấn, định hướng cho TTS ngay khi còn trong nước. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng lao động bỏ trốn, làm "chui" tại Nhật, cũng như chuẩn bị điều kiện đầy đủ để trở về thích ứng với thị trường lao động Việt Nam.
Ở một khía cạnh khác, TS thành cũng chỉ ra rằng, qua nghiên cứu cho thấy sự thiếu minh bạch và thiếu chia sẻ thông tin trên thị trường lao động khiến chi phí tuyển dụng TTS đang ở mức cao, tạo áp lực thu nhập ảnh hưởng đến tâm lý học tập và động lực tích lũy kỹ năng của đối tượng này. Viện trưởng Viện VEPR đưa ra minh chứng cụ thể rằng nếu theo quy định, thực tập sinh đi Nhật Bản 3 năm chi phí phải nộp không quá 3.600 USD, nhưng thực tế chi phí này có nơi lên đến 5.300 USD. Chi phí đầu vào cao, khiến không ít người muốn sang Nhật làm việc đã phải vay nợ, số tiền vay nợ trung bình là 4.700 USD/người. Nếu không may "vớ’ phải công ty lừa đảo, sau 3 năm trở về vẫn còn trắng tay, thậm chí lỗ vốn. Từ đó thực tập sinh khi sang Nhật chỉ quay cuồng kiếm tiền lo trả nợ.

Để giải quyết bài toán về việc làm khi hồi hương cho các TTS Nhật Bản, nhóm nghiên cứu của TS Thành kiến nghị Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm hỗ trợ DN phái cử quản lý thực tập sinh. Cải thiện tính minh bạch trong hoạt động trao đổi thực tập sinh, giảm vai trò của môi giới, nâng cao vai trò và năng lực của DN phái cử để từ đó hạ thấp phí tuyển dụng, đỡ gánh nặng cho TTS để họ chuyên tâm tích lũy kỹ năng, tri thức ngay từ những ngày đầu sang Nhật Bản. 

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai bên cùng thắng!

image

Phần nhận xét hiển thị trên trang

XIN ĐỪNG HỎI VÌ SAO TA GỤC NGÃ



(Bài thơ Nguyễn Việt Chiến viết trong tháng ngày hoạn nạn vì vụ án “hậu báo chí”PMU18) 

Xin đừng hỏi vì sao ta gục ngã
Ta yêu thương như Mẹ - núi sông này
Khi ngay thẳng sống làm người thật khó
Ta dọn mình cho bữa tiệc đắng cay
Xin đừng hỏi vì sao ta phải sống
Ta bản năng không chay tịnh thánh thần
Ta bụi bặm ta hồn nhiên đến thở
Trên chiếc giường của mộng mỵ ăn năn
Khi số phận chọn ta làm ngọn bút
Phất lên đầu sóng dữ một bài ca
Ai biết được ta sẽ chìm tận đáy
Rồi vượt lên bao bất hạnh, trầm kha
Khi bạn hỏi bóng tôi trên mặt sách
Câu thơ nào viết dưới đáy thời gian
Trong tuyệt vọng chỉ còn thơ là bạn
Chỉ còn thơ cứu rỗi mọi suy tàn
Bài viết đã đăng báo tháng 4-2017
NHÌN LẠI VỤ ÁN “HẬU” PMU18: CHÚNG TÔI NGẨNG CAO ĐẦU TỰ HÀO!
Nguyễn Việt Chiến
Đã 9 năm trôi qua kể từ ngày tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục CSHS, Bộ Công an và tôi (lúc đó là phóng viên Báo Thanh Niên) bị truy tố vì những bài viết điều tra, phanh phui vụ án PMU18. Sau khi được trả lại tự do, tôi tiếp tục trở lại nghề báo, tiếp tục làm thơ và được trao nhiều giải thưởng văn học.
Về hành trình cầm bút của tôi, có một số bạn văn thắc mắc: “Tại sao bài thơ đầu tiên anh viết sau chuỗi ngày hoạn nạn lại là bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” chứ không phải là những bài thơ viết trong ngục tối?”. Tôi trả lời: “Tôi chống tham nhũng vì trách nhiệm công dân của người làm báo, giờ tôi chống xâm lăng vì trách nhiệm của một người dân yêu nước Việt, hành trình cầm bút của tôi luôn trước sau như một”.
Tôi còn nhớ mãi một kỷ niệm khá cảm động cách đây mấy năm khi về Thanh Hà, Hải Dương thăm tướng Phạm Xuân Quắc. Hôm ấy, tôi rất bất ngờ khi thấy tướng Quắc hào hứng nói về bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của tôi được các nhạc sĩ phổ nhạc. Ông bảo: “Mình rất tự hào khi xem Đài truyền hình VTV1 phát hình ảnh Việt Chiến đọc bài thơ ấy cùng với bản nhạc phổ thơ Tổ quốc nhìn từ biển. Đây không phải chỉ là ý kiến của riêng mình đâu nhé! Rất nhiều người thích bài thơ ấy của cậu. Một bài thơ tuyệt hay. Có lẽ thơ về đề tài bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước hôm nay, đấy là một trong những bài hay nhất”. Thế đấy, trong ngày hội ngộ, hai “cựu nạn nhân” của vụ án PMU18 lại đàm đạo về thi ca biển đảo nhiều hơn là nói về quãng ngày thăng trầm, hoạn nạn đã đi qua.
Tôi tặng tướng Phạm Xuân Quắc tập thơ mới in và cho biết tướng Nguyễn Văn Hưởng (thứ trưởng Bộ Công an- người chỉ đạo truy tố tướng Quắc và tôi) đã cho tôi tiền in tập thơ này. Tướng Quắc cười khi nghe tôi kể: “Sau khi em trở về công tác ở Báo Thanh Niên, năm nào cũng vài lần anh Hưởng mời các anh Nguyễn Công Khế, Nguyễn Quốc Phong (nguyên Tổng biên tập và Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên) và em tới gặp mặt, ăn uống, chuyện trò khá thân mật. Chắc thâm tâm anh ấy cũng thấy áy náy trong vụ bắt các nhà báo năm 2008”.
Trong thời gian tôi và báo Thanh Niên gặp tai nạn nghề nghiệp năm 2008, có một cựu UVTƯ Đảng đã chia sẻ với chúng tôi rất nhiều, đó là ông Hữu Thọ (nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, nguyên Trợ lý Tổng bí thư). Ngày ấy, ông viết một lá thư dài 5 trang gửi Bộ Chính trị nói về việc không nên làm lớn chuyện trong vụ bắt giữ các nhà báo và cán bộ điều tra vụ án PMU18. Sau này, gặp mặt trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập báo Thanh Niên năm 2011, nhà báo Hữu Thọ đã gọi tôi và Nguyễn Công Khế, Nguyễn Quốc Phong lại cùng chụp ảnh, ông thân mật nói: “Lúc thằng Việt Chiến bị bắt, tao viết lá thư dài gửi Trung ương nói về việc vụ án tham nhũng PMU18 chưa đưa ra xét xử mà đã bắt nhà báo, bắt cán bộ điều tra là chuyện không ổn đâu và không nên làm như thế, gây bất bình dư luận…”. Nguyễn Công Khế bảo: “Anh cho tôi xin bản photocopy lá thư ấy làm kỷ niệm!”. Ông Hữu Thọ nheo mắt cười: “Thư ấy tao gửi trung ương rồi, mày lên trên ấy xin sao chép lại… ”. Tháng 8/ 2015 nhà báo Hữu Thọ qua đời, khi một đài truyền hình đến phỏng vấn, tôi đã kể lại câu chuyện trên và cho rằng tuy dư luận có những ý kiến khác nhau, nhưng với tôi và báo Thanh Niên, ông Hữu Thọ vẫn luôn là một nhà báo uy tín có" tâm sáng, lòng trong, bút sắc " như tâm nguyện của ông với nghề báo.
Diễn biến về việ điều tra vụ án PMU18 thời điểm ấy nóng bỏng đến nỗi, tôi còn nhớ một sĩ quan điều tra viên cao cấp và giàu kinh nghiệm của Bộ Công an (người trực tiếp tham gia triệt phá băng nhóm xã hội đen lớn trước đây như Năm Cam, Khánh Trắng) đã tỏ ra ngạc nhiên khi trao đổi với chúng tôi: “Xét về mặt thông tin báo chí, vụ án này nhanh nhậy hơn vụ án Năm Cam nhiều. Chưa có vụ án nào dư luận nóng bỏng đến thế, cứ hôm trước cơ quan điều tra tiến hành khai thác, truy xét, điều tra về vấn đề gì và với đối tượng nào, nhất là việc khởi tố bị can nào thì ngay hôm sau những diễn biến đó đã tràn đầy trên các mặt báo. Phải công nhận các chú làm báo hôm nay giỏi thật, giỏi như cánh báo chí tư bản, làm thế nào mà các thông tin bí mật về vụ án lại được các chú phơi bày nhanh đến vậy?”.
Có thể nói thời điểm vụ PMU 18 xảy ra (đầu năm 2006) là thời điểm nóng nhất của báo chí Việt Nam kể từ vụ án Năm Cam hồi năm 2001. Đã có nhiều nhà báo của mấy chục cơ quan báo chí được huy động để đưa tin về vụ án này. Hầu hết các nhà báo lao vào điểm nóng ấy chỉ với một mong muốn: Vụ án sẽ được làm đến cùng, những kẻ sâu mọt tham nhũng tiền thuế của dân sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Và, các nhà báo tham gia đưa tin về vụ án PMU 18 đã thường trực 24/24 tại mọi nơi từ nhà riêng đối tượng tình nghi đến trực chiến tại cổng Cơ quan Điều tra C14, mở mọi mối quan hệ từ các nguồn tin với một mong muốn duy nhất: đưa tin chính xác nhất, nóng nhất đến với hàng triệu độc giả cả nước.
Vụ án PMU18 ngay từ khi được khám phá, điều tra đã cho thấy đây là vụ án rất lớn, rất nghiêm trọng. Bằng chứng là việc, thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng C14, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trưởng ban chuyên án khi báo cáo trong một cuộc họp tại Ban Tư tưởng- Văn hoá trung ương (có mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí) về tính đặc biệt nghiêm trọng của vụ án PM18, đã khẳng định: “Nếu tôi còn trẻ chưa dám về hưu thì tôi chưa chắc đã dám làm vụ PMU18”.
Thời điểm tiến hành điều tra vụ PMU 18, một số vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã khẳng định tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án. Đặc biệt, trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân ngày 27.3.2006, ông Phan Diễn, lúc đó là UVBCT, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban chỉ đạo T.Ư 6 (2) đã nhấn mạnh: "Vụ việc tiêu cực ở PMU 18 là vụ án nghiêm trọng, đánh bạc, cá độ với số tiền rất lớn, cũng là vụ án tham nhũng, đưa hối lộ và nhận hối lộ. Những người tham gia đánh bạc, cá độ có nhiều tài sản được hình thành một cách bất hợp pháp, do bòn rút của Nhà nước. Một số cán bộ nhà nước có sai phạm trong vụ án này đã tiến hành hối lộ và nhận hối lộ. Qua điều tra cho thấy, một số vụ việc xảy ra trước đây đã bị cho qua, bị che lấp đi. Như vậy, vụ án này cũng cho thấy tình trạng tiêu cực trong công tác điều tra, kiểm tra, thanh tra của một số cơ quan. Qua vụ án này, chúng ta thấy được sự suy thoái rất nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có một số người giữ cương vị cao. Đảng và Nhà nước ta kiên quyết làm rõ những sai phạm của các tổ chức, cá nhân bất kể người đó là ai, những ai cản trở việc xử lý những người vi phạm cũng sẽ bị xử lý thích đáng...".
Cũng đồng quan điểm, khi trả lời Báo Tiền Phong ngày 7.4.2006, ông Trần Đại Hưng, lúc đó là Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng nói: "Trong vụ án PMU18, đối tượng liên quan hầu hết là cán bộ Nhà nước, đặc biệt lại có thêm hành vi chạy tội. Vụ án này nghiêm trọng hơn hẳn các vụ án lớn trước đây như vụ Năm Cam và đồng bọn. Chúng đã tổ chức chạy án bằng 4 đường dây để chạy các cửa là các cơ quan chức năng. Tóm lại bọn chúng chạy đến các cơ quan trực tiếp điều tra và cả các cơ quan không trực tiếp đấu tranh nhưng có thể có tác động đến việc điều tra vụ án...".
Từ những đánh giá, nhận xét nêu trên của một số cán bộ lãnh đạo Đảng và cơ quan nhà nước (tại thời điểm đang diễn ra việc điều tra vụ án), có thể thấy vụ án PMU18 là vụ án cực kỳ đặc biệt nghiêm trọng, nên các nhà báo (trong đó có tôi) đã nêu cao trách nhiệm của phóng viên báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham những, chống tiêu cực nhiều cam go này…
Sau nhiều năm, vụ án PMU18 đã khép lại, tôi nghĩ những bài học về vụ án này chắc vẫn còn thiết thực, bổ ích với đời sống báo chí hôm nay. Với riêng tôi và các nhà báo Nguyễn Công Khế, Nguyễn Quốc Phong, Huỳnh Kim Sánh…những anh em báo Thanh Niên bị liên quan hệ lụy tới vụ án này, chúng tôi chắc chắn vẫn ngẩng cao đầu và tự hào về những tháng năm đã cầm bút và chiến đấu vì lẽ phải, vì sự thật báo chí và sự công bằng xã hội.

3 ảnh:Các nhà báo Nguyễn Công Khế, Hữu Thọ và Nguyễn Việt Chiến; Nhà báo Nguyễn Quốc Phong và Nguyễn Công Khế; nhà báo Nguyễn Việt Chiến và tướng Phạm Xuân Quắc (ngày hội ngộ)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tùy cơ ..sáng kiến!


Hôm nay, 2/6/2017 - "Paris" nóng 41 độ. Đây là gợi ý giải pháp làm mát trong tình hình không đi biển vì Formosa đầu độc biển 4 tỉnh Miền Trung.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không bao giờ quá trễ để học những điều mới mẻ,làm những điều mà mình yêu thích.

fb LHT


Ở tuổi 80,người phụ nữ này đã học sử dụng laptop,viết hơn 50 cuốn sách và vẽ hơn 2000 bức tranh.
>>> bà ơi bà cháu yêu bà lắm!

Phần nhận xét hiển thị trên trang