Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

ASEAN họp về Biển Đông ‘bất lợi’ cho Việt Nam


ASEAN ảnhREUTERS
ASEAN có thể sẽ không muốn đề cập vấn đề Hoàng Sa của Việt Nam trong bản Quy tắc Ứng xử COC
Hội nghị thượng đỉnh khối ASEAN kết thúc với những diễn biến có lợi cho Trung Quốc, nhưng bất lợi cho Việt Nam, theo phân tích của một số báo quốc tế.
Thông cáo được đưa ra sau hội nghị hôm 30/4 tỏ ra "dễ dãi với Trung Quốc" sau khi không đề cập đến việc Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo quân sự, theo Reuters.
Bản thông cáo chính thức đã bỏ đi dòng chữ "xâm chiếm đất đai và quân sự hóa" vốn được đề cập trong bản thông cáo năm ngoái và vốn có ghi trong bản dự thảo mà Reuters có được trước đó.

Trong bản thông cáo đề cập đến "phát triển sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc," nhưng không nhắc đến "căng thẳng" và "hành động leo thang" như trong bản thông cáo ra sau hội nghị năm ngoái.

'Không ai dám gây áp lực với Trung Quốc'

Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (PCA) hồi tháng Bảy năm ngoái phủ nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và ra phán quyết có lợi cho Philippines, Bắc Kinh đã tiến hành vận động hành lang với Manila.
Có vẻ như hành động của Trung Quốc đã đem lại kết quả.
Hôm 27/4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, hiện đang là chủ tịch khối ASEAN, nói sẽ không có ích gì trong việc thảo luận về các hoạt động trên biển của Trung Quốc, "bởi vì dù sao cũng không ai dám gây áp lực với Bắc Kinh", Reuters tường thuật.
TQ 'hài lòng về dự thảo đầu Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông'
Trung Quốc đã cho phép tàu đánh cá của Philippines trở lại bãi cạn Scarborough sau bốn năm cản trở.
Mười nước trong khối vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung trong việc đàm phán với Trung Quốc về vùng biển đang tranh chấp, nhất là khi gặp sự phản đối của Campuchia và Lào, vốn coi Trung Quốc là đối tác thương mại và kinh tế quan trọng.

'Việt Nam sẽ là bên thua thiệt nhất'?

Cuộc thương thảo giữa Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN được các nhà phân tích cho là sẽ tạo tiền đề cho Quy tắc Ứng xử COC, dự kiến sẽ được ký trong năm nay hoặc 2018.
Người biểu tình phản đối
Người biểu tình phản đối Trung Quốc trước đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Manila, Philippines  ảnhAFP
Trong bài viết đăng trên Forbes ngày 27/4, tác giả Ralph Jennings bình luận rằng nếu Việt Nam không đề cập đến Hoàng Sa trong Quy tắc COC thì điều này sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc bành trướng các đảo nhỏ này, nơi nước này đang xây dựng một thành phố và các dự án quân sự.
Nhưng nếu như Quy tắc COC này được ký kết, Việt Nam sẽ vẫn là kẻ thua cuộc lớn nhất, tác giả viết.
Phía Trung Quốc hẳn sẽ không muốn nhắc tới Hoàng Sa trong bộ quy tắc này, "bởi vì tôi nghĩ đối với Trung Quốc, Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa nước này và Việt Nam," theo đánh giá của ông Collin Koh, nghiên cứu sinh an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore.
"Một số nước trong ASEAN cũng sẽ không muốn Hoàng Sa ở trong bộ Quy tắc này, vì nó sẽ là một nhân tố phức tạp," ông Koh nói thêm.
Trung Quốc sẽ không để Việt Nam hay bất kì ai đưa tàu vào khu vực quần đảo Hoàng Sa và sẽ phản đối lại bất cứ quy tắc ứng xử nào đưa ra từ trong khu vực.
tổng thống Philippines
Bản thông cáo hội nghị được tổng thống Philippines đưa ra 12 tiếng sau khi hội nghị kết thúc.  ảnhEPA
Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc phòng Úc, thì "Điều tốt nhất Việt Nam có thể làm là gửi hồ sơ ra trọng tài quốc tế," như tòa án quốc tế tại The Hague, ông Thayer được Forbes dẫn lời.
Trung Quốc rồi cũng sẽ phải đối phó với áp lực từ Hoa Kỳ về việc nước này xâm chiếm vùng biển lãnh thổ trong khu vực Biển Đông trong một thập kỷ qua.
Nhưng hiện tại, Bắc Kinh vẫn dùng kế sách hỗ trợ kinh tế và đầu tư để "lấy lòng" như Brunei, Malaysia và Philippines.
BBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có đường lối đúng, cả dân tộc sẽ bừng lên mạnh mẽ


30/04/2017 TTO - "Dân mình tốt lắm, nếu đường lối của mình đúng, sự lãnh đạo của Đảng tốt hơn nữa, thì sức bùng lên của dân tộc Việt Nam rất mạnh...". Trò chuyện với Tuổi Trẻ nhân kỷ niệm 42 năm ngày thống nhất đất nước (30-4), ông Phan Minh Tánh (thường gọi là ông Chín Đào) nguyên ủy viên trung ương Đảng, nguyên trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên phó bí thư Thành ủy TP.HCM trải lòng như vậy.

Ông Phan Minh Tánh - Ảnh: Tự Trung
Ông khẳng định giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một điều hết sức đúng đắn, từ đó mở đường cho sự phát triển đi lên của cả nước như ngày nay.

Bốn mươi hai năm đã qua, mỗi lần kỷ niệm ngày 30-4, cảm xúc của ông như thế nào?

Ngày 30-4-1975, tôi là bí thư trung ương Đoàn, cùng với 100 thanh niên nam nữ có vũ trang tiến vào thành phố.

Chúng tôi được đồng chí Võ Văn Kiệt giao phối hợp với các lực lượng chiếm ngay khu vực quận 3, là nơi có nhiều dinh thự của các quan chức, trụ sở các cơ quan quan trọng.

Sau đó, tôi được giao nhiệm vụ tham gia Ủy ban quân quản Sài Gòn - Gia Định. Đến giờ này, 10 thành viên của Ủy ban quân quản ngày đó chỉ còn mình tôi.

Mỗi dịp 30-4, tôi lại có những cảm xúc đặc biệt. Chính nhờ việc thống nhất mà đất nước mình mới có thể phát huy được sức mạnh đoàn kết thống nhất của mình, đưa đất nước phát triển trong hòa bình ổn định như ngày nay.

Chính nhờ cuộc chiến đấu, công tác những năm ấy và cả sau này nữa mà chúng tôi trưởng thành hơn, góp phần của mình cho sự phát triển chung của thành phố và đất nước.

Hồi ấy, vai trò xung kích của thanh niên luôn được lãnh đạo Đảng, nhà nước coi trọng?

Đúng như vậy. Hồi ấy thanh niên được dự những cuộc họp của cấp ủy cho dù chưa phải là đảng viên. Thanh niên được tin cậy và giao những nhiệm vụ quan trọng để qua đó thử thách và trưởng thành nhanh chóng.

Những ngày đầu ở Ủy ban quân quản, cả thành phố vừa mới giải phóng nên có rất nhiều việc. Chúng tôi cùng lãnh đạo TP đề xuất những chủ trương lớn như cơ chế một giá thay vì hai giá như trước, cho các quận huyện có thực quyền quyết định nhiều vấn đề, chọn thanh niên tham gia công tác, thử thách và rèn luyện thanh niên…

TP.HCM là nơi mà thanh niên, học sinh sinh viên có truyền thống học tập, công tác rất tốt. Từ những thế hệ trước như cô Tư Liêm, anh Năm Nghị… đến những cán bộ đoàn hiện nay, tôi cho rằng họ làm rất tốt vai trò của mình, xung kích ở nhiệm vụ khó khăn của thành phố trong mỗi thời kỳ.

Để được như vậy, có lẽ tầm nhìn và vai trò của người lãnh đạo là hết sức quan trọng...

Nói cho công bằng, nếu như đường lối của mình đúng, sự lãnh đạo của Đảng tốt hơn nữa, thì sức bùng lên của dân tộc Việt Nam rất mạnh. Nhưng bây giờ cũng còn những cái phải sửa lại. Đảng phải trong sạch, từ trên xuống phải gương mẫu, nói và làm tới nơi tới chốn, không thì dân không tin. Muốn vậy, phải mở rộng dân chủ trong đảng, ngoài đảng, trong nhân dân.


MAI HOA thực hiện
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170430/co-duong-loi-dung-ca-dan-toc-se-bung-len-manh-me/1306998.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?


Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago thuộc bang Florida của ông Trump, ít nhất một phần của cuộc thảo luận sẽ chắc chắn tập trung vào Triều Tiên – một trong những nơi nghèo đói nhất thế giới. Mặc cho các cuộc đàm phán đứt quãng diễn ra trong suốt hơn hai thập niên qua, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang đẩy thế giới vào một bước ngoặt mang tính chiến lược rất giống với tình thế mà các nước phương Tây đã đối mặt cách đây 60 năm, khi Mỹ và Liên Xô đối đầu nhau tại châu Âu.
Triều Tiên và vũ khí hạt nhân
Triều Tiên và vũ khí hạt nhân
Trong thế kỷ 20, Mỹ và các đồng minh của mình đã vượt qua thách thức nói trên tại châu Âu một cách thành công mà không để xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, để đạt được thành công tương tự như vậy tại Đông Á, ông Trump phải thuyết phục ông Tập lựa chọn một chính sách khác đối với Triều Tiên.
Khi Mỹ và Liên Xô trở thành đối thủ của nhau sau Thế Chiến II, mỗi bên đều có cách để răn đe bên còn lại không tấn công mình. Liên Xô thực sự hoặc được biết đến một cách rộng rãi là đã có một ưu thế lớn về lực lượng phi hạt nhân, một lợi thế mà Liên Xô có thể sử dụng để xâm lược Tây Âu. Trong khi đó, Mỹ lại có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân từ châu Âu vào lãnh thổ Liên Xô nhờ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của mình.
Sau đó, vào năm 1957, với việc phóng vệ tinh Sputnik, Liên Xô đã cho thấy nước này sẽ sớm có khả năng tấn công hạt nhân vào lãnh thổ lục địa Mỹ. Sự kiện ấy đã đặt ra một câu hỏi về tính hiệu quả trong răn đe của nước Mỹ. Đó là, liệu có khả năng vì để đáp trả cuộc tấn công của Liên Xô vào Tây Âu, Mỹ sẽ gây chiến với Liên Xô, từ đó thách thức đối phương tấn công hạt nhân vào lãnh thổ của mình hay không? Mỹ và các nước đồng minh của mình có bốn giải pháp cho viễn cảnh và bài toán nguy cấp này: Phủ đầu, phòng vệ, phổ biến hạt nhân, và răn đe.
Phủ đầu, tức là một cuộc tấn công vào các vũ khí hạt nhân của Liên Xô, có thể sẽ tạo ra Thế Chiến III, một viễn cảnh rõ ràng là không mấy hấp dẫn. Và, trong bối cảnh Liên Xô ngày càng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình, chính phủ Mỹ đã loại trừ phương án phòng vệ trước một cuộc tấn công bằng tên lửa. Bởi lẽ, giải pháp này không thể làm chệch đường đi của mọi đầu đạn hạt nhân được phóng tới. Không bên nào cố gắng xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ là lựa chọn an toàn hơn. Vì thế, chính quyền Tổng thống Nixon đã tiến hành đàm phán và ký Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo Xô – Mỹ (Hiệp ước ABM) năm 1972, qua đó cơ bản đã ngăn cấm những hệ thống kiểu như vậy.
Sự lựa chọn thứ ba, phổ biến hạt nhân, hay nói cách khác là cho phép các quốc gia có tiềm năng bị đe dọa được sở hữu các loại vũ khí hạt nhân, dựa trên giả thuyết rằng một chính phủ có thể sẵn sàng dùng những loại vũ khí này để bảo vệ đất nước của chính họ, nếu nước khác không làm điều đó. Mặc dù có nhiều lý do khác khi Pháp muốn gia nhập “câu lạc bộ” hạt nhân, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã dùng logic này để biện hộ cho chương trình hạt nhân của nước mình. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào logic nói trên, Tây Đức cũng cần một kho vũ khí hạt nhân cho riêng mình; và, nếu xét lịch sử thế kỷ 20 của nước Đức, chẳng một ai, nhất là người Đức, lại thèm muốn một kết cục như vậy.
Vì thế, phương Tây lựa chọn củng cố nguyên trạng, trong đó Mỹ tiếp tục tăng cường tính khả tín của chính sách răn đe tại châu Âu bằng cách tuyên bố công khai và thường xuyên rằng Mỹ sẽ thực sự bảo vệ các đồng minh bất chấp rủi ro bị tấn công vào lãnh thổ của mình. Để khẳng định lập trường đó, Mỹ cho triển khai vũ khí hạt nhân đến lục địa châu Âu, đóng quân tại các tiền tuyến của nước Đức như là một cơ chế “kích hoạt”: bất kỳ một cuộc tấn công nào vào đây cũng sẽ kích hoạt sự tham gia của Mỹ vào bất cứ cuộc chiến nào mà phe cộng sản có thể khởi động. Chiến lược này đã thành công: Vì bất kỳ những lý do kết hợp nào đi nữa, thì Liên Xô không bao giờ (dám) tiến hành một cuộc tấn công về phía Tây dưới bất kỳ dạng thức nào.
Sáu thập niên sau, một thách thức tương tự lại đe dọa xảy ra ở bán đảo Triều Tiên. Kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, sự hiện diện quân sự của Mỹ đã giúp răn đe Triều Tiên không dám tấn công Hàn Quốc. Trong khi đó, chính chế độ cộng sản ở Triều Tiên cũng răn đe trở lại nước Mỹ: Nước này cho triển khai quy mô lớn các loại pháo dọc khu giới tuyến phi quân sự phân chia bán đảo Triều Tiên, và có thể phá hủy thủ đô Seoul của Hàn Quốc, với số dân khoảng 10 triệu người, nhằm trả đũa bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ.
Các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang đe dọa phá vỡ thế cân bằng nói trên bởi chúng giúp Triều Tiên có được năng lực tấn công bờ biển phía Tây của nước Mỹ thông qua các tên lửa đạn đạo tầm xa mà nước này đang thử nghiệm, qua đó đặt ra một phiên bản mới cho câu hỏi cũ: Mỹ có dám mạo hiểm sự an toàn của Los Angeles để bảo vệ Seoul hay không? Và nay, Mỹ và các nước đồng minh châu Á của mình lại có 4 phương án lựa chọn giống như Liên minh Đại Tây Dương 60 năm trước đây.
Họ có thể cố gắng sống chung với các tên lửa hạt nhân tầm xa của Triều Tiên, lệ thuộc vào năng lực răn đe. Vì thế, hòa bình cũng như sự an toàn của hàng triệu người Mỹ sẽ phụ thuộc vào sự thận trọng và lý trí của nhà độc tài 33 tuổi Kim Jong Un của Triều Tiên, một người đàn ông trẻ tuổi có sở thích hành quyết các thân nhân trong gia đình và các trợ tá thân cận của mình một cách công khai tàn bạo.
Trong quá khứ, các chuyên gia an ninh quốc gia của Mỹ cho rằng viễn cảnh đó là không thể chấp nhận được. Vào tháng 6 năm 2006, cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry và Bộ trưởng Quốc phòng tương lai Ashton Carter lập luận trên tờ The Washington Post rằng, nếu như Triều Tiên cho triển khai trên lãnh thổ của mình một tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công nước Mỹ, thì Mỹ nên tấn công và phá hủy tên lửa đó.
Tuy nhiên, giống như tình hình hiện nay, việc tấn công kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ mang đến những rủi ro khổng lồ. Một cuộc tấn công như vậy có thể dẫn đến Chiến tranh Triều Tiên lần hai. Triều Tiên chắc chắn sẽ thua, và chế độ nước này sẽ sụp đổ, nhưng cũng có thể không là như vậy cho tới khi Triều Tiên đã kịp giáng một đòn gây tổn thất kinh hoàng cho Hàn Quốc, và cũng có thể cho cả Nhật Bản nữa.
Sau khi rút lui khỏi Hiệp ước ABM, Mỹ đã bắt đầu triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa, với hy vọng đánh bại một cuộc tấn công hạt nhân quy mô nhỏ (mặc dù không thể đánh bại một cuộc tấn công ồ ạt mà Nga có thể tiến hành). Cũng giống như trên, lựa chọn này mang đến những rủi ro nghiêm trọng. Khi mà kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên được mở rộng, tính hiệu quả của phòng thủ tên lửa sẽ giảm đi. Chỉ cần một vụ nổ hạt nhân tại Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng đủ là một thảm họa.
Nếu như các quốc gia Đông Á nghi ngờ về tính khả tín trong cam kết phòng vệ của Mỹ – và Trump đã nêu rõ quan điểm nghi ngờ các liên minh của mình – thì họ có thể tự phát triển vũ khí hạt nhân giống như Pháp đã làm. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan chắc chắn có khả năng làm điều đó một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, một Đông Á có một vài nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ không nhất thiết sẽ ổn định. Không giống như châu Âu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Đông Á sẽ có một số cường quốc hạt nhân khác nhau, chứ không chỉ là hai; và một vài trong số họ có thể không có năng lực “hủy diệt lẫn nhau chắc chắn”, tức việc một quốc gia có khả năng sống sót sau một đòn tấn công hạt nhân và có thể gây ra tổn thất mang tính hủy diệt cho bên tấn công. Nếu không có năng lực này, một quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân sẽ có động lực lớn hơn nhiều trong việc tiến hành đòn tấn công hạt nhân đầu tiên so với Mỹ và Liên Xô, khi nước này nghi ngờ mình sắp bị tấn công.
Như vậy, không phương án nào trong bốn phương án khả dĩ nhằm đối phó với tiến triển trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên, bao gồm răn đe, đánh đòn phủ đầu, phòng vệ và phổ biến hạt nhân, đủ tạo ra sự tự tin cho Mỹ và các nước đồng minh. Nhưng có một khác biệt quan trọng giữa Đông Á của thế kỷ 21 và châu Âu của thế kỷ 20, tạo ra cơ hội để tránh phải lựa chọn cả 4 phương án trên: Trung Quốc là bên có thể gây được sức ép mạnh mẽ lên nguồn cơn của mối đe dọa hạt nhân.
Hầu như tất cả lương thực và nhiên liệu của Triều Tiên đều đến từ nước láng giềng Trung Quốc. Nhưng dù phản đối chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và không mấy mặn mà với chế độ nhà họ Kim, Chính phủ Trung Quốc cho đến lúc này vẫn kiềm chế không muốn gây sức ép lên nước này bằng cách đe dọa cắt đứt nguồn sống của Triều Tiên. Mối lo lớn hơn của Trung Quốc là việc chế độ nhà họ Kim sụp đổ, dẫn đến một làn sóng người tị nạn mà Trung Quốc không hề mong muốn tràn qua biên giới nước này, và có thể hình thành một nước láng giềng mới không đáng chào đón: một quốc gia Triều Tiên thống nhất và là đồng minh của Mỹ.
Dù Trung Quốc có thể có những lý do hợp lý để ưu tiên giữ nguyên trạng bán đảo Triều Tiên, việc tiếp tục nuông chiều tham vọng hạt nhân của giới lãnh đạo Triều Tiên là một lựa chọn đầy rủi ro. Trung Quốc có thể sẽ bị bao quanh bởi các nước láng giềng không thân thiện được trang bị hạt nhân hay phải đối mặt với một cuộc chiến khó chịu ở ngay biên giới nước mình, hoặc có thể là cả hai viễn cảnh cùng xảy ra.
Trump nên nhấn mạnh điểm này với ông Tập. Ít nhất là, trừ khi Trung Quốc hành động để chặn đứng tiến triển hạt nhân của Triều Tiên, còn không nó sẽ làm cho Đông Á trở nên nguy hiểm hơn đối với tất cả, bao gồm cả chính bản thân Trung Quốc.
Nhà văn Mark Twain đã từng bình luận rằng, tất cả mọi người đều nói về thời tiết, nhưng chẳng ai làm gì về nó cả. Điều này đã đúng với chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong gần một phần tư thế kỷ qua. Và có thể điều đó không còn đúng nữa trong thời gian tới.
Michael Mandelbaum là Giáo sư hưu trí bộ môn Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại Trường Nghiên cứu Quốc tế chuyên sâu thuộc Đại học Johns Hopkins, và là tác giả của cuốn sách gần đây nhất Mission Failure: America and the World in the Post-Cold War Era.
Nguồn: Michael Mandelbaum, “Will nuclear history repeat itself in Korea?”, Project Syndicate, 04/04/2017.
Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kim Cự nghỉ hưu: Sợ 'trạng chết thì chúa cũng băng hà'?


Trường hợp ông Võ Kim Cự, xét theo Luật Tổ chức Quốc hội, ông Cự phải bị bãi nhiệm (Điều 40), chứ không thể là “thôi nhiệm vụ - nghỉ hưu”, vì trong 102 điều của Luật Tổ chức Quốc hội, không hề có nội dung nào về “tuổi nghỉ hưu” hay "thôi nhiệm vụ" của đại biểu Quốc hội. Và giờ thì ông Võ Kim Cự chỉ phải “thôi nhiệm vụ” để “nghỉ hưu”. Phải chăng ai đó ngại rằng trạng chết thì chúa cũng băng hà?
Bản tin trên báo điện tử Zing ngày 28-4-2017, cho biết với lời dẫn trực tiếp phát ngôn của bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào sáng 28-4 trong buổi tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ): “Ban Bí thư chỉ đạo Quốc hội phải làm thủ tục cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và Chính phủ làm thủ tục cho nghỉ hưu đối với ông Võ Kim Cự, vì đã đến tuổi nghỉ hưu. “Có nghĩa là nghỉ hưu là hết chức. Chức trong quá khứ là cắt, chức hiện tại là thôi thì có nghĩa không còn gì nữa”, Chủ tịch Quốc hội giải thích” [http://news.zing.vn/se-lam-thu-tuc-cho-nghi-huu-doi-voi-ong-vo-kim-cu-post741896.html]

Điều 40 của Luật Tổ chức Quốc hội có nội dung như sau: “Điều 40. Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội: 1. Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. 2. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. 3. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định”.

Trước đó, ông Cự bị Ban Bí thư xử lý kỷ luật vì những vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án Formosa tại Hà Tĩnh. Theo Ban Bí thư, ông Cự bị cách hết các chức vụ trước đó, chỉ còn chức vụ Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam do không có sai phạm trong giai đoạn này. Do các sai phạm liên quan dự án Formosa đã không được khởi tố, nên cho đến thời điểm hiện tại, nếu bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội thì ông Võ Kim Cự vẫn không phải đối mặt với chuyện tù tội, mặc dù các sai phạm của ông trong dự án Formosa Hà Tĩnh đã gây hậu quả nghiêm trọng, và cho đến nay hậu quả này vẫn trong thời gian khắc phục.

Trở lại với việc ông Võ Kim Cự bị Ban Bí thư kỷ luật cách chức Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2005 - 2010 và nhiệm kỳ 2010 – 2015, bao gồm cách chức cả các chức vụ: Bí thư Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh theo quy định.

Câu hỏi đặt ra: ông Võ Kim Cự có “động cơ” gì khi phạm hàng loạt sai phạm như đã nêu ấy của Ban Bí thư? Có hay chăng vấn đề đưa và nhận hối lộ trong vụ việc này? Bởi không thể vì lý do “trải thảm mời đầu tư”, mà ông Cự đã vượt rào khi cam kết ưu đãi với Formosa hàng loạt nội dung khiến ngân sách bị thất thu, môi sinh ở Hà Tĩnh bị hủy diệt: “Khi dự án đi vào hoạt động, UBND tỉnh sẽ trình Thủ tướng xem xét cho hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định là 25% - PV) trong suốt thời gian thực hiện dự án”.

Ông Cự còn có cam kết khác là “trong quá trình hoạt động, sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế, nếu bị lỗ, doanh nghiệp được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế, thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm”. Rồi cam kết cho miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải..., rồi được miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, linh kiện và bán thành phẩm phải nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được.

Đến ngày 18-7-2013, ông Võ Kim Cự trên cương vị chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý chủ trương cho phép bổ sung quy hoạch xây dựng tuyến ống xả nước thải ra biển, mặc dù thời điểm này báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu tiên chưa điều chỉnh, chưa thay đổi việc xả thải từ sông Quyền ra biển. Mãi đến ngày 26-8-2013, tức là hơn một tháng sau khi ông Cự đồng ý chủ trương trên, Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) mới có văn bản chấp thuận điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, cho phép Formosa xả thải ra biển.

Và giờ thì như thông báo của bà Chủ tịch Quốc hội, ông Võ Kim Cự chỉ phải “thôi nhiệm vụ” để “nghỉ hưu”. Phải chăng ai đó ngại rằng trạng chết thì chúa cũng băng hà?

Thảo Vy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những thắc mắc của tôi về ông Đinh La Thăng


Đoạn này tố cáo trực tiếp trách nhiệm của ông Dũng, người xứng đáng nhất phải sống cả đời sau song sắt: Sau những năm 2000 đến nay, đặc biệt là từ năm 2006 đến đầu năm 2016 (10 năm ông Dũng làm Thủ tướng), tệ nạn tham ô, tham nhũng, chạy chức chạy quyền nở rộ như hoa, tạo nên một vấn nạn chưa từng có trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc! Đây cũng là thời kỳ bong bóng của thị trường bất động sản và chứng khoán đã tung hoành ngang dọc! Rõ ràng người dân không thể can thiệp vào hai thị trường này, mà do sự quản lý yếu kém của chính phủ lúc bấy giờ đã làm cho hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân thi nhau phá sản, nợ chồng nợ chất, dẫn đến nợ công và nợ xấu tăng cao nhất trong lịch sử Việt Nam?! công bằng mà nói, lỗi này thuộc về lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà Nước, và Chính Phủ thời kỳ đương nhiệm ấy!
Những thắc mắc của tôi về ông Đinh La Thăng
Lương Ngọc Huỳnh - Ở nước ta có một văn hoá "a dua và vào hùa" theo kiểu "phù thịnh chứ không phù suy"! Điều này là một dấu hiệu dễ bị lợi dụng, nhầm lẫn và thiếu khách quan, thiếu minh bạch trong mọi vấn đề, kể cả những vấn đề trọng đại của đất nước.
Việc Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng thật đáng hoan nghênh và khích lệ, tuy nhiên nếu chúng ta nhìn thẳng vào sự thật mà nói kể từ năm 1945 đến giai đoạn năm 2000, thì những vấn nạn về tham ô, tham nhũng là không đáng kể, tuy nhiên không phải là không có, nhưng mức độ không quá nghiêm trọng!

Sau những năm 2000 đến nay, đặc biệt là từ năm 2006 đến đầu năm 2016 thì tệ nạn tham ô, tham nhũng, chạy chức chạy quyền nở rộ như hoa, tạo nên một vấn nạn chưa từng có trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc! Khiến cho lòng dân không an, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Đây cũng là thời kỳ bong bóng của thị trường bất động sản và chứng khoán đã tung hoành ngang dọc! Rõ ràng người dân không thể can thiệp vào hai thị trường này, mà do sự quản lý yếu kém của chính phủ lúc bấy giờ đã làm cho hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân thi nhau phá sản, nợ chồng nợ chất, dẫn đến nợ công và nợ xấu tăng cao nhất trong lịch sử Việt Nam?!

Nếu xét ở khía cạnh công bằng mà nói, thì lỗi này thuộc về lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà Nước, và Chính Phủ thời kỳ đương nhiệm ấy!

Sau đại hội trung ương lần thứ 12. Đảng, Nhà Nước đã đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định, Chính Phủ đương nhiệm đã thực hiện khẩu hiệu "Quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp". Cũng từ đó tệ nạn tham ô, tham nhũng đã giảm hẳn, nạn chạy chức chạy quyền cũng không rầm rộ như trước, đất nước đang dần dần chuyển mình theo chiều hướng dân chủ hơn, minh bạch hơn và trong sạch hơn.

Trong các lãnh đạo mới của bộ chính trị, ban chấp hành trung ương có nhiều gương mặt được người dân hy vọng và gửi gắm nhiều niềm tin, một trong những vị đó là UVBCT ông Đinh La Thăng. Người dân đã từ lâu hiếm thấy có một lãnh đạo nào mà năng nổ quyết đoán, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm như ông Đinh La Thăng. 

Hôm nay tôi thấy đồng loạt các báo đăng tin Uỷ ban kiểm tra Trung Ương đề nghị Bộ Chính Trị, ban chấp hành Trung Ương xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng vì những sai phạm trong quá trình điều hành tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cụ thể là:

" Ông Đinh La Thăng, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐTV Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 – 2011.

Chịu trách nhiệm khi ký ban hành nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 của Đảng uỷ Tập đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để HĐTV, Ban Tổng giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật; 

Vi phạm Quy chế làm việc HĐQT Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại văn bản số 6934, ngày 18/9/2008 giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và Chủ tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐQT Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.

Chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của luật Các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.

Chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Chấp thuận cho PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm luật Đấu thầu năm 2005.

Ông có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ ông làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học)."...

Đọc qua những kết luận của Uỷ ban kiểm tra tôi có suy nghĩ rằng: Mọi thành viên của chính phủ, bao gồm cả các lãnh đạo của các tập đoàn nhà nước thì đương nhiên đều phải thực hiện theo chủ trương và sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ Tướng chính phủ, do vậy tôi thắc mắc như sau:

1- Khi ký ban hành nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 thì ông Đinh La Thăng có dám không xin ý kiến của Chính Phủ hay không?

2- Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các dự án đầu tư dẫn đến HĐTV và một số đơn vị thành viên có vi phạm rất nghiêm trọng, để mất vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng; trong đó góp vốn vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank) mất 800 tỷ đồng.?

Vậy tôi nghi ngờ rằng: Chẳng lẽ Tập đoàn dầu khí và ông Đinh La Thăng lại không tỉnh táo đến mức mà không đề nghị chính phủ cho thoái vốn ở Ngân hàng Đại Dương hay sao? Với kinh nghiệm thương trường và chính trị dày dạn tôi nghĩ rằng ông Đinh La Thăng sẽ phải làm điều này.


Tôi mong rằng các nhà báo chính danh, các tổ chức thanh tra, và Uỷ ban kiểm tra Trung Ương cần xem kỹ những yếu tố cốt lõi, tránh oan sai, đồng thời cũng không bỏ lọt tội phạm cho dù người đó ở bất kỳ cương vị nào.

Đất nước ta cần những con người dám nghĩ, dám nói và dám làm, dám chịu trách nhiệm, chứ không cần những kẻ cơ hội chính trị, lợi ích nhóm và ngậm miệng ăn tiền! Thậm chí cài bẫy người khác để dành chỗ cho mình leo lên! Tôi tin rằng trong việc này ông Đinh La Thăng có thể có khuyết điểm, cũng có thể bị động, trong tình thế không làm không được?!.... nhưng đằng sau những khuyết điểm là một con người nhiệt huyết, năng động, dám nghĩ, dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm, tôi nghĩ trong giai đoạn này, trong thời khắc lịch sử này, người dân cần những người lãnh đạo như vậy, rất mong Bộ Chính Trị, Ban chấp hành Trung Ương, và nhân dân tỉnh táo xem xét kỹ lưỡng ở mọi khía cạnh.

Đây là ý kiến cá nhân của tôi khi đọc được thông tin trên báo, nếu có gì chưa đúng xin mong được lượng thứ.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý vị sẽ đọc, sẽ nhận xét và chia sẻ bài viết này đến đông đảo người dân và các lãnh đạo nhà nước.

Võ sư.Giáo sư -Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh
(FB Lương Ngọc Huỳnh)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Miền Nam trước 4-1975 qua các ký sự của Dương Nghiễm Mậu

VTN

NHỮNG TRANG VĂN XUÔI CÓ GIÁ TRỊ XÃ HỘI HỌC
CẦN ĐƯỢC KHAI THÁC
Ngày kết thúc cuộc chiến 30 năm – có một cái tên để gọi  ngày 30-4 hàng năm như vậy. Lịch sử xã hội xem đây là bước ngoặt. Từ đây, cuộc chiến kết thúc, công cuộc hậu chiến còn có một cái tên mới: hiện đại hóa.

Càng ngày chúng ta càng thấy rõ, để chuyển sang công cuộc  phát triển mà thực chất là công cuộc hiện đại hóa lần II, thì sự hiểu biết về con người và xã hội chiến tranh phải được đưa lên hàng đầu.
Nhưng nhu cầu tiêu hóa chiến tranh càng bức thiết  bao nhiêu thì sự tiến hành càng khó khăn bao nhiêu.
Những kinh nghiệm của Nguyễn Thanh Việt gần đây cho thấy phải có một cách nhìn khác về chiến tranh thì mới hiểu được nó.
Việc này ở ta chưa có tiền lệ, chẳng thế còn bị ngăn cản.
Việc duy nhất  lúc này có thể làm được là khai thác những tài liệu có sẵn, giống như chuẩn bị sẵn nguyên vật liệu.
Đối với xã hội miền Bắc, những khó khăn trong việc này khiến người ta nản lòng.
Nguyên tắc báo chí lúc ấy là chỉ nói về một hậu phương làm tất cả để đóng góp cho tiền tuyến, ngoài ra không có gì khác.
Riêng với miền Nam, người nghiên cứu ngày nay có thuận lợi hơn. Đây tôi không nói báo chí thuần túy, mà chỉ nói các thể loại bám sát phần thời sự xã hội của các tờ chuyên về văn nghệ, tức là phần phóng sự ký sự... của các cây bút thường có mặt tại các điểm nóng lẫn những cây bút ở ngay hậu phương nhưng không đi vào tiểu thuyết hóa sự thực mà muốn làm một thứ Vũ Trọng Phụng của thời chiến. Người viết loại này thường bị xem thường   vì họ viết nhanh viết vội chưa viết xong ở mặt trận này, các khu vực khác đã réo gọi họ.
Các phóng sự ký sự không in thành sách.
Nhưng người đương thời và nhất là người đời sau tìm thấy ở họ, những tài liệu quý để hiểu chiến tranh, và rộng ra hiểu thời đại.
Hemingway vào nghề bằng các bài báo viết về đại chiến thứ nhất.
Sau này tới nội chiến  Tây Ban Nha,  ông khá thân với Ehrenburg, hai nhà văn nổi tiếng Mỹ và Nga luôn có mặt ở mặt trận. Những tư liệu Hemingway thu thập được trong các phóng sự sẽ giúp ông viết nên những tiểu thuyết nổi tiếng về sau, nhưng các bài báo của ông vẫn có giá trị độc lập.
Đây hẳn là những gợi ý cho các nhà văn ở bất cứ đất nước nào có chiến tranh.

Với quan niệm như trên, khi nhìn vào phần văn chương miền Nam trước đây, trong sự hiểu biết còn chật hẹp của tôi, tôi thấy Dương Nghiễm Mậu có cả một kho những bài viết mang tính cách văn học báo chí, từng in trên các tờ như Văn Nghệ, Khởi hành, bán nguyệt sanVăn.
 Đọc vào những bài viết giàu chất văn học theo kiểu riêng của nhà văn quê Dương Liễu Sơn Tây trước đây, những độc giả ngày nay có thể tìm thấy ở đấy những tài liệu xã hội học để hiểu về con người và xã hội miền Nam trước 1975.
  Tôi đinh ninh như thế nên đã gom góp các ghi chép của mình khi đọc ông thành bài viết đưa trên blog này ngày 22-11-2012 và hôm nay xin được giới thiệu lại.

Quà tặng cho thành phố (Khởi hành 1969)
[Cuộc trò chuyện giữa các nhân vật  -  những lính đào ngũ]
-- Tôi nghĩ mình sinh ra để chẳng làm gì hết. Giết người, chắc chẳng phải ai cũng muốn làm vậy, nhưng hoàn cảnh khiến tôi phải làm, trong sự ân hận.
Những câu chuyện thương tâm quá nhiều đến độ nghe mãi thấy nhạt nhẽo, không còn xúc động nữa, tới lúc người ta vô tri, hết xúc động.
 Lần đầu tiên đi hành quân trong một vùng xôi đậu, tôi ngạc nhiên nhìn những đứa trẻ bảy tám tuổi ngồi ngoài cánh đồng với ngọn cờ vàng mới cắm trên một cái cột cao cắm giữa ruộng. Ngọn cờ như một dấu hiệu cần thiết, bởi vì nếu không làm vậy, rất có thể máy bay sẽ bắn xuống, đó là những vùng oanh kích tự do.
 [nghĩ về QGP] Kể bọn chúng cũng kinh thật, thật tôi không thể hiểu được, sao chúng có thể làm vậy.
 [Một nhân vật tâm sự]
 Thật đi máy bay bây giờ không khác gì đi xe đò, còn tệ hơn nữa anh ơi, bây giờ cái gì cũng thay đổi hết. Ở Sài Gòn không còn quán ăn cho mình ngồi không còn gì hết, mọi điều thay đổi hết rồi anh ơi, bọn bạn tôi lo cưới vợ bởi vì sợ rồi về sau chỉ còn vợ thừa thôi, cái đồng tiền bây giờ nó kinh lắm, không thể tưởng tượng được.

Hãy ngậm một trái lựu đạn trong miệng mà trở về, tao cũng muốn về, về liệng ít trái cho chết cha bớt chúng nó đi, cái bọn lộn xộn, bọn ăn cắp ăn trộm, cướp ngày, cái bọn tham nhũng, hối lộ, ma cô, đĩ điếm, bọn nằm vùng làm tay sai cho giặc, bọn trốn lính, bọn con buôn, bọn chó má thú vật đó.
Bất công, mày phải làm cho hết bất công đi, rồi chết cũng được.

[Trực nhớ]
Tiếng khóc và những giọt nước mắt mặn chát, tôi thấu hiểu những bất hạnh chờ đợi tôi trong suốt cuộc đời, khởi đi từ đó, nhưng tôi cũng hiểu ngay từ đó rằng dù thế nào tôi cũng không thoát được một định mệnh đen tối chờ chực mình. Thôi tàn đời con.
-- Một chai nữa nhỏ, hai chai nữa nhỏ.
Có lúc tôi nhìn thấy những người khác như những con cua, những con thằn lằn, những con kỳ nhông bọn chúng lúc nhúc quanh quẩn, bọn chúng như ở một thế giới âm ty nào.
Nó thời tây theo tây, thời Bảo Đại theo Bảo Đại, thời Diệm đi với Diệm và bây giờ, bây giờ đó, bọn mày không nhìn thấy sao, bọn tự nhận chính khách như lươn, như rắn, như chuột, như sâu bọ, chúng nó luồn lọt, chúng nó khom lưng, chúng nó dơ bẩn cùng mình, mày phải hiểu bọn tao ở đây đánh giặc nhưng chẳng bao giờ bọn tao đánh giặc mà nghĩ đến Sài Gòn, nghĩ đến Sài Gòn cái bọn dơ dáy bẩn thỉu sống ở đó với những mưu toan thì bọn tao bỏ súng, mày hiểu chưa?
 --Anh nghĩ bao giờ có hoà bình? Trực cười vang động. Hoà bình. dân chủ, tự do và vô số những tiếng gì đó. Những tiếng nói của bọn bày đặt.
Tôi không muốn biết hết bất cứ một tiếng gì được dùng cho những điều mà người ta gọi là lý tưởng. Phải, tôi chỉ có những tiếng chửi, sự thô tục, tàn bạo, những tiếng người ta muốn tránh, những tiếng bọn nó nghĩ đầy trong đầu mà không bao giờ dám nói ra thành tiếng, bọn nó sợ, nó sợ cả những thứ mà chính ra cả đời bọn nó sống cho cái ấy.
Đây là lần đầu tiên tôi tới Cà Mau. Lúc trước khi tới, tôi cũng như anh vậy. Nhưng ngay từ đó, tôi hiểu rằng tôi phải sống khốn nạn hơn mọi người.
Anh hãy uống đi, có lẽ nói trong cơn say là một điều hay, cả đời sống trong cơn say là càng tuyệt điệu nữa, cả đời sống mình nào có một điều gì mà không nên say mà không nên bậy bạ phải thế không?
--Có nên tin lý số?
--Có số bọc hồng điều, có số ăn mày, có số làm quan, có số mất mộ Tôi không tin! Chẳng nhẽ tôi lại có một số riêng cho tôi thế này sao? Chẳng lẽ cả một thế hệ như tôi đều có số phải đi lính?

 [Một nhân vật tìm lãng quên trong rượu]
Hãy uống đi con. Nó vẫn thường nâng ly lên trước mắt chúng tôi và nói câu nói rất khôi hài đó. Uống đi và đừng nhớ gì hết. Nhưng sau đó, khi tỉnh dậy ngó nhau, chúng tôi lặng lẽ buồn phiền lấy một mình.
 Đốt.. bắn… hắn nói với một vẻ ngọt ngào dễ nghe hơn ai hết.
Tôi nhớ tới những ngày tháng cũ. Tôi nhớ tới những mộng tưởng không cùng của tuổi trẻ ngắn hạn. Phải, chúng tôi bị đốt ngắn mọi mộng tưởng, chúng tôi bị lột truồng ra trong cuộc sống chẳng còn gì nữa, cùng những thần tượng, cùng kinh điển được sơn son thiếp vàng một thời đã xa. Tôi và những người cùng lứa chỉ còn lại chính mình với những điều không hoàn tất được.
(Nhưng) nào phải một mình tôi những quẩn quanh, nào phải một mình tôi những lửa đỏ cháy lòng với hung hãn và tàn nhẫn. Không, sự thực không, tất cả đó những bất ưng, và chính từ đó một lý tưởng vẫn không buông trôi theo với dòng nước đục những nhơ bẩn ngập trong cuộc sống.
Tôi muốn la lên, không phải chỉ bằng tiếng la của vô vàn những trái tim và khối óc khác.
Tất cả mọi điều đều trở thành kỳ cục hết rồi, như sao mình không thể chết, đó mới là điều lạ, phải vậy không? Tiếng súng lớn bỗng nhiều hơn và tiếng nổ cũng gần hơn. Phải rồi, đó cuộc chiến không nguôi trong đời mày.


Tạp bút mùa xuân  (Khởi hành 1969)
[Một nhân vật ngồi tự vấn]
 Còn mày? Tôi uống cạn ly rượu còn trên mặt bàn, không gì khổ bằng tới lúc mình biết có những gì là ảo tưởng. Thế mày đang làm gì đó? Làm gì đâu?
Làm gì đâu? Tôi thấy rõ thế. Có gì kinh hoàng bằng khi mỗi lúc chúng ta một buồn nản hơn, buông trôi hơn và nhận thấy những gì mình làm vô ích trong vô vọng.
[Một nhân vật tiểu thuyết]  Chọn làm nhà văn khi còn trẻ là chọn làm một người thất bại. Tôi không muốn là một nhà văn với bất cứ nghĩa nào. Tôi muốn là người bình thường.
[Một nhân vật trong Đêm tóc rối]
Chiến tranh 20 năm, tôi nhìn rõ những khác biệt giữa chúng tôi và các cậu.  Chúng tôi còn có tình người trong sáng do nếp sống tập quán luân lý trật tự bảo vệ liêm sỉ lương tâm, các cậu phá cả, các cậu bất nhân tàn bạo từ trong tâm hồn. Sao bây giờ tôi thấy các cậu khổ quá và làm cho mình khổ thêm.


Trái nổ trong miệng  (Khởi hành 1971)
Trong xã hội của mình, ai chết cứ chết. Ai sung sướng cứ sung sướng. Ai tham nhũng cứ tham nhũng.
[ Đáp lời Trực hỏi.]
Thắng bảo: Cậu đừng hỏi, mình không trả lời được đâu, kỳ lắm.
Để đánh giá một người một thiên hạ nhìn quần áo nó mặc, xe nó đi, nhà nó ở. Những gia đình trong thành phố trưng bày chạn bát, tủ lạnh hình cởi truồng ra phòng khách…
- Cậu cũng chấp nhận thế sao?
--Vậy cậu bảo mình làm sao?!
Chúa ở khắp nơi và cũng trở thành món hàng.
[Kể chuyện đường Tự do xong, bảo] Đó là hậu phương của các cậu, đó là điều mà cậu đang bảo vệ, cậu nhớ lấy, hậu phương có những gái điếm hát ông ổng mỗi ngày Nhớ người chiến binh  Thương người tiền tuyến
[Một người bác của Trực nói:]
Chúng ta chết vì lãnh đạo. Trong một nước chậm tiến chỉ có thể trông vào lãnh đạo, lãnh đạo hỏng thì dưới hỏng không cứu được và như thế đám đông sẽ phải trải qua một bài học bằng đau khổ.

Phải đốt đi hai thế hệ nữa. Dân mình không chấp nhận. Không muốn sống trong chế độ cộng sản, nhưng cũng không muốn sống trong chế độ xấu xa này.
Nhưng khốn nỗi nguời dân không còn quyền để lựa chọn một cái nào khác nữa ngoài  hai con đường đó.
Chỉ còn là những màu sắc khác nhau giữa đau khổ. Cả trong hai khuôn mẫu đều phi nhân bản, đều ám sát phẩm cách.
Còn cuộc chiến này, nó bất tận vì nó không còn thuộc về chúng ta, chúng ta chỉ còn được sử dụng.
--Ở trong thành phố này, chừng như kẻ nào cũng ngoại tình cả
--Cậu là một thằng hỏng
--Chúng ta đều hỏng rồi…
--Không, cậu không phải là tất cả.
[Thắng, một người thành phố nói với người lính]
Tôi không hiểu những thực tế nào đã đến trong đời sống cậu, tôi nghĩ chắc chắn đó là một thực tế khốc liệt.
Cậu khắt khe với tôi quá, tôi nghĩ cậu đã quá độ trong một thực tế nào đó. Chúng ta đều ở trong một cái túi.
Trong xã hội chúng ta ngày nay chỉ toàn những người rao giảng, nhiều khi họ cũng không biết họ rao giảng để làm gì, và ngay điều họ rao giảng nữa họ cũng không biết. Tôi sinh ra để sống chứ không phải để rao giảng hay để nghe rao giảng.
Trực:  Có phải tôi là người bị dồn tới một chân tường? Hay tôi là một con thú bị nhốt lại cho trở thành biến tính đi.
 Làm sao để một người còn lương tâm, còn những tin tưởng nào đó không nổ ra với thực tại, không phải là nổ ra với sự phá đám, vô chính phủ, nhưng mà là một nổ ra cho đổi thay trong mong ước
Thắng [ nói sẽ xuất ngoại]
-- Nhiều khi tôi sống mấy ngày không về nhà. Gia đình bây giờ chừng như đã đổi khác, bọn mình quen sống ngoài đường. Kể ra không ở trong cuộc chiến tôi cũng có những thiệt thòi, tôi chẳng biết gì cả. Dù phải trả một giá nào đó nhưng cậu vẫn có một niềm kiêu hãnh
Trực:
--Không, cậu đừng mong có một điều như thếCậu hãy coi sự thiệt thòi của cậu như một may mắn.
Ở trong các đô thị ngày nay không còn gì cho người ta giải trí nữa, trẻ con được dẫn tới những rạp chiếu bóng, được đẩy ra ngoài ngõ xóm, ở những nơi đó chúng biết những gì là thù hận, bắn giết, máu, nước mắt.
Những người lớn cho bọn con nít tham dự vào chính những gì họ sống, với con mắt tò mò, bắt chước.
[Trực &Cẩn nói chuyện]
Thắng: Các ông  nói toàn những điều tuyệt diệu.
Cẩn: Đời mà, bao nhiêu là tang thương.
Trực:
--Có phải mình đang sống trong ảo tưởng ?
--Còn bất công bẩn thỉu thì trận giặc này còn là muôn ngàn năm.
-- Không còn cách mạng, không còn chiến khu nữa, bấy giờ mình trở thành quân tốt đen trên bàn cờ tướng. Bây giờ là kỹ thuật vận động quần chúng và kết hợp trong thế quốc tế
Tôi trông đợi một đổi thay. Sống làm một người đường hoàng, tôi chỉ mong thế.
 [Thắng sắp đi xa Thắng luôn khuyên Trực nên quên mọi chuyện đi. Trực vẫn không muốn bỏ tiền đồn] Thắng tưởng mình như sắp bị cắt đứt ra khỏi một định mệnh.
Cho là người đã điên hỡi kể nổi loạn trong thành phố   Khởi hành  1971
Hắn chỉ là một kẻ điên trong xã hội chúng ta hay là hắn ở trong một xã hội điên ?Tôi vẫn cho rằng không phải tại xã hội hoàn toàn. Tại chúng ta, tại mỗi cá nhân chúng ta. Chúng ta không minh bạch trắng đen.
Chính là chúng ta đang sống trong một sự phá sản cùng cực, sự phá sản phẩm cách nơi mỗi cá nhân. Muốn tìm kiếm một đời sống mới, một xã hội mới phải khôi phục lại cá nhân.
Hắn đã chết trong một xã hội mà kẻ phản bội nói trung thành, kẻ dơ bẩn nói  trong sạch, kẻ vô hạnh nói phẩm giá. Cuộc nổi loạn nói lên một tiếng nói sự khát khao, sự kêu đòi một lý tưởng.
Chúng tôi muốn được sống xứng đáng. Chúng tôi muốn được sống trong sạch. Tôi đã đi thực nhiều nơi, gặp thật nhiều người, nơi nào, chỗ nào, người nào cũng nói với tôi, lên án một cách khắc nghiệt những tệ trạng trong xã hội, nghe xong tôi nhìn quanh nhìn quất: ai cũng lên án, ai cũng chống lại điều đó, mà sao những tệ trạng vẫn nguyên.
Phía sau mặt trận  (Văn  số 182 15-7-71 )
[Câu chuyện về  những kẻ phế binh trong quân đội Sài Gòn. Nhân vật  Lương]
đoạn 1
- Ngay từ đầu, tôi đã thấy rằng những người lớp mình không có quyền có mặt nữa trong một xã hội mới. Và những người Cộng sản cũng vậy, cả hai đều đã đứng ở hai phía cực đoan. 
 Tôi ở quân đội, ai cũng biết không phải là một hai năm, cả mười năm nay, tôi đã chiến đấu, nhưng tôi không mong muốn chiến tranh này, mình phải chấp nhận vì không muốn sống như một kẻ chui nhủi giữa đống rác và không muốn bị kêu tên ra giữa đồng vắng mà nhận cái chết. Trong tình thế khe khắt, anh phải lựa chọn trong sự không toàn vẹn… Diều hâu, những kẻ nói mình như vậy, mà không biết xấu hổ. Thế họ là cái gì, họ là bồ câu chắc, không đâu, họ là một thứ dòi bọ gì thì đúng hơn.
đoạn 2. [Nhân vật tôi ]: Ba năm trời rồi, có hôm nhìn lại, tôi rùng mình, đã ba năm tôi không biết tới cái giường của riêng mình. Với đời sống quân ngũ, cắm trại, ứng chiến, rồi những chuyến đi không ngừng tách tôi ra khỏi một đời sống cố định
      [Tôi đi ra một mặt trận ở Nam Lào (Sêpôn); những mẩu chuyện chán đời rút chạy.]
đoạn 3. Tôi nhớ lại một lá thư, một đứa con ở Bắc, gửi cho người bố điNam: đứa bé kể bao nhiêu lá thư đi, không có thư về; cái đồng hồ Jaz không ai chữa.
Nhớ lại một lá thư “gủi cho cụ HCM" đọc ở đâu đó. Nhất tướng công thành vạn cốt khô.
đoạn 4. [Về Sài Gòn: Những người bạn văn nghệ, một người đọc câu thơ: “Chết như bọn ta hồn thành cọp"]
Như kẻ bị lưu đày, tôi hiểu ra những cay đắng trong đời mình. Tôi cũng không còn gì nữa để mất, như là tôi đã mất hết.
- Trong những khu rừng xơ xác, người lính có thể bỗng nhiên tìm thấy giữa những bụi lá những trái cà phê đỏ tươi như giọt máu, hay nơi những thân cây một bụi lan rừng trổ bông kỳ lạ… Một người bạn nói: Sau này khi yên mình sẽ lên đây khẩn hoang. Chúng tôi cùng phá lên cười. Bao giờ cho mộng của anh là sự thật.?


  Trong hồi tưởng lạnh  (Văn  số196 )
[Một đám sĩ quan được gửi đến một tiền đồn tăng cường]
Trực nghĩ: 
 --Thời loạn, những đòi hỏi và thực tế con người. Mình cũng đã chọn một đời sống đã chết. Sao mình không làm khác? Làm gì? Trực nhớ tới người con của ông chú, thi xong tú tài nó học cầm chừng và chơi bời, la nó, nó nói nhẹ nhàng, đằng nào rồi cũng vào lính, chỉ có chờ, chỉ có trước hay sau… Trực nghĩ tới vô số người khác cùng lứa tuổi với mình, chỉ có một nơi chờ họ tới, trại lính… Tương lai sáng lên những u tối [ VTN gạch dưới] của một thời đại liên tiếp những biến đổi, liên tiếp kéo tới những số kiếp đồng dạng bi thảm nhoa nhuếch những máu và nước mắt.
… Thực nhiều khi tôi không còn muốn viết gì nữa, mỗi điều ở ngoài nơi đây tôi không cần biết tới.
… Trong những thứ buộc phải lựa chọn thì mình lựa chọn cái nào khá hơn.
Tôi chỉ có những nàng tiên trong ổ đĩ, chỉ có những thoáng nhìn tội nghiệp, chỉ có một đời sống mồ côi và thực tế cơm áo. Tôi không có gì khác ngoài một thực tế tầm thường.
Trực tự hỏi: tại sao không có một lịch sử nào cho mình, tại sao mình lại thấy phải bước vào con đường này: Một mơ ước phiêu lưu? Một lựa chọn vô lý? Một thực tế cùng quẫn? Một hy vọng lười biếng? Một chuyện tình cho mình có thể bỏ đi như một hành lý cần thiết là một hạnh phúc mà mình cũng không có.

 … Không  khí những người chung quanh mang đến cho Trực một niềm vui, ở đâu cũng thế. Trong những năm trôi nổi, chàng chỉ thấy có tình bạn. Những người không quen biết ở nơi này nơi khác bỗng tới đứng bên nhau, đi bên nhau, chiến đấu bên nhau thân thiết như chân tay.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

150 ngày cuối của đồng bạc Trần Hưng Đạo



QUỐC VIỆT























TTO - Sau tháng 4-1975, những người lính tập kết trở lại miền Nam bỡ ngỡ cầm tờ bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Cộng hòa cũ vẫn còn được phép lưu hành. 

Nhiều người chưa biết mua bán như thế nào vì giá trị của nó khác với đồng tiền miền Bắc.

"Hằng ngày, chưa đến giờ làm việc đã có hàng ngàn khách xếp hàng ở ngay cửa. Toàn cơ quan tập trung phục vụ công tác đổi tiền. Anh chị em tự vệ được huy động giữ gìn trật tự, phát phiếu và hướng dẫn khách đổi. Mỗi bàn đổi tiền có trưởng bàn để kiểm soát giấy tờ, một kế toán, hai thủ quỹ. Anh chị em làm việc suốt ngày, không có cả thời gian để nghỉ trưa" - Ông PHAN THÚC DƯƠNG (nguyên trưởng phòng quỹ Vietcombank)

“Tôi nhớ hồi ấy có anh em Hà Nội vào hỏi: Giải phóng rồi, sao trung ương không “giải phóng” luôn đồng tiền chế độ cũ? Tôi cười, trả lời đồng bạc xanh đỏ thì có tội tình gì mà giải phóng? Miễn sao người dân quen sử dụng, họp được chợ búa, làm ăn tiện lợi là tốt rồi” - thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, cựu trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở trại Davis, nói.

Những ngày cuối của đồng bạc Sài Gòn

Thật sự, nhiều người không thể biết được vì sao tờ bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa vẫn “sống” tiếp 150 ngày sau 30-4-1975?

Theo thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, ngay cuối tháng 3-1975 miền Bắc đã có những kế hoạch quản lý miền Nam thời hậu chiến. Rất nhiều ý kiến được đặt ra, trong đó có cả ý kiến nên đổi ngay tiền của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa sang tờ bạc giải phóng của cách mạng miền Nam hay tiền miền Bắc.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng là cần phải có một thời gian để tránh xáo trộn trong đời sống người dân và tiếp tục vận hành nền kinh tế của chính quyền Sài Gòn để lại.

Đặc biệt, nếu có đổi tiền ngay thì việc in ấn, phát hành tiền mới cũng không thể chuẩn bị kịp với thời gian quá gấp rút, trong khi nhu cầu sử dụng tiền của người dân miền Nam rất lớn. Do đó, đồng tiền chế độ cũ tiếp tục được lưu hành.

Theo ông Huỳnh Bửu Sơn - viên chức Ngân hàng Quốc gia cũ, lượng tiền dự trữ còn rất nhiều vì chính quyền Sài Gòn đang chuẩn bị phát hành thêm đợt tiền mới gồm các tờ 500 đồng và 1.000 đồng.

Chúng được đựng trong các thùng gỗ thông cất dưới tầng hầm ở tòa nhà số 17 Bến Chương Dương. Mỗi thùng gồm 50 triệu đồng, có niêm phong cẩn thận.

Ngoài ra, Ngân hàng Quốc gia cũ còn có một hầm dự trữ tiền khác ở đường Phan Đình Phùng (đường Nguyễn Đình Chiểu hiện nay) cất các loại tiền mệnh giá nhỏ hơn.

Trước đây, nguồn tiền này được in tại các công ty Mỹ như ABC (American Banknote Company), SBC (Security Banknote Company). Về sau, chúng được in tại công ty Anh Thomas Delarue.

Những tờ tiền Sài Gòn này được đánh giá rất đẹp, có kỹ thuật chống giả cao với cách in hình lộng, băng huỳnh quang, chấm huỳnh quang, in chồng hai mặt... Năm 1974, giai đoạn 1 của dự án xây dựng nhà máy in bạc tại Sài Gòn đã tạm hoàn tất.

Các máy móc, thiết bị in nhập từ Công ty Thomas Delarue đang được lắp đặt thì diễn ra bước ngoặt lịch sử tháng 4-1975. Dự án quốc gia chủ động in tiền riêng của Việt Nam cộng hòa bị ngưng hoàn toàn.

Sau ngày giải phóng, toàn bộ số tiền trong các kho quỹ của hệ thống ngân hàng Việt Nam cộng hòa được kiểm kê và tiếp tục cho lưu hành sử dụng.

Theo tài liệu Ngân hàng Nhà nước, trong toàn bộ 150 tỉ đồng thu được từ các kho quỹ ngân hàng miền Nam, Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam quyết định dành phần lớn đảm bảo nhu cầu chi tiêu của quân đội. 20 tỉ đồng mua lúa gạo ở ĐBSCL, 15 tỉ đồng chi viện cho khu 5 và Trị Thiên. Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh, thành khác thì tự túc.

Một vấn đề khó khăn đối với quân đội và người miền Bắc vào Nam sau tháng 4-1975 là không có tiền Sài Gòn sử dụng trong khi nhu cầu này rất lớn. Tình trạng thiếu tiền mặt ngày càng trầm trọng.

Ngoài nhu cầu tăng đột biến, còn có lý do một số đơn vị quân đội, cơ quan nhà nước, xí nghiệp giữ chặt tiền mặt để đảm bảo chi tiêu riêng mặc dù Chính phủ cách mạng lâm thời có ban hành quy chế “quản lý tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt”.

Ông Nguyễn Duy Lộ, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank, kể: “Thời điểm ấy chúng tôi được giao nhiệm vụ đổi tiền miền Bắc ra tiền Sài Gòn để người miền ngoài vào có tiền thanh toán. Để khắc phục tình trạng thiếu tiền mặt nghiêm trọng, các hạn mức đổi tiền được quy định rất nghiêm ngặt.


Tuy nhiên, nhiều cán bộ ngân hàng thông cảm anh em quân đội sau bao nhiêu năm xa cách, giờ trở về quê hương lại thiếu tiền tiêu nên cũng du di hạn mức. Họ xếp hàng đổi tiền theo hạn mức xong rồi lại xếp hàng lần nữa”.

Thực tế quy định “hạn mức” lúc ấy rất chặt chẽ: mỗi cán bộ vào Nam công tác chỉ được đổi 5 đồng/ngày nếu có mức lương từ 115 đồng trở lên, và 2 đồng/ngày nếu có mức lương dưới 83 đồng.

Theo ông Lộ, hồi ấy đồng tiền Sài Gòn cũ vẫn có sức mua trên thị trường thực tế mạnh hơn tiền miền Bắc. Ban đầu, những người lính miền ngoài vào còn bỡ ngỡ, sau mới quen dần với việc chi tiêu tờ bạc này.

Đổi tiền

Sau gần 5 tháng cuối cùng được phép lưu hành kể từ ngày 30-4-1975, tờ bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa chính thức kết thúc “vòng đời” của mình. Nó đã tồn tại được 20 năm kể từ khi Chính phủ Pháp chuyển giao quyền độc lập cho Việt Nam và tờ bạc có chữ Ngân hàng Quốc gia đầu tiên được phát hành vào năm 1955.

Sau một thời gian âm thầm chuẩn bị, ngày 22-9-1975, gần 70.000 người đã được huy động bí mật từ lực lượng bộ đội, công an, cán bộ các ngành, sinh viên, viên chức ngân hàng... để phục vụ cho đợt đổi tiền đầu tiên.

Cuộc đổi tiền lịch sử đổi từ đồng bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa cũ sang tiền Ngân hàng Việt Nam mới, hay còn gọi là tiền giải phóng ở miền Nam. Tỉ giá được ấn định 500 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới. Và 1 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở miền Bắc bằng 0,66 đồng mới phát hành của miền Nam.

Ông Lộ kể chính mình lúc ấy là phó phụ trách Ngân hàng Ngoại thương ở Đà Nẵng cũng chỉ được biết thông tin đổi tiền trong một đêm trước ngày 22-9-1975. Tất cả mọi người liên quan đến công tác đổi tiền phải tập trung “cắm trại” 100% trong đêm này.

Sau khi nghe phổ biến kế hoạch, mọi người phải ở lại, không được liên lạc với gia đình để sáng hôm sau đến thẳng nơi đổi tiền.

Trước đó một ngày, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành một quyết định hạn mức tiền được đổi trong đợt này: không quá 100.000 đồng tiền Sài Gòn cũ với nhu cầu sinh hoạt; từ 200.000 - 500.000 đồng và tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hộ và tổ chức kinh doanh.

Riêng số tiền còn lại mà người đổi đã kê khai được quy ra tiền mới nhưng phải gửi tại ngân hàng và chỉ được phép rút dần theo quy định.

Kế hoạch đổi tiền đợt đầu chỉ kéo dài trong 1-2 ngày, nhưng thực tế đến 3 ngày, rồi phải thêm một đợt nữa. Tổng số tiền Sài Gòn cũ được thu đổi là 486 tỉ đồng, trong đó tiền từ người dân chiếm 77%.
***

Kể từ tháng 9-1975, Việt Nam hình thành hai khu vực tiền tệ: tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành ở miền Bắc và tiền Ngân hàng Quốc gia phát hành ở miền Nam.

Đến năm 1978, một đợt thu đổi sang loại tiền thống nhất lại được thực hiện. Người dân chỉ được sử dụng một loại tiền duy nhất trên cả nước. Và đồng bạc Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Sài Gòn cũ nếu ai còn giữ lại đã trở thành kỷ niệm...


Phần nhận xét hiển thị trên trang