Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

đang viết..


Thế rồi ả đi. Chẳng thèm nhìn vào mặt hắn lần cuối cùng. Trên tay ả cầm một cái giỏ nhỏ màu xám, trong đó chẳng có gì ngoài bộ quần áo đã cũ. Phải nói rằng, hình như đã hơn năm trời ả chưa mua bộ đồ nào mới. Ngoài đường mưa vẫn nặng hạt. Cái ngày mà hình như sẽ không bao giờ quên trong tâm trí của gã đàn ông ba mươi tuổi như hắn. Hoặc là sẽ quên ngay thôi, nếu hắn là kẻ vô tình hoặc hơn thế nữa. 

Ả chạy ra khỏi căn phòng trong buổi chiều tàn. Hắn vẫn mặc nhiên. Cuộc đời của hắn cũng đen như chiều sắp tối. Hoặc giả, hắn yêu ả quá nhiều nên khi đã đi là hết. Hay là hắn gồng mình lên để cố không nhìn khi ả chạy ra ngoài với mớ nước mưa đang chèm hem trên khóe mắt. Ả có khóc không? Hắn cũng không mấy quna tâm về điều đó lắm. Trong căn phòng trọ vỏn vẹn một chiếc giường ngủ với một bộ nồi niêu nấu ăn. Hắn ngồi nhìn trơ như đá. Bật một que diêm, hắn đốt điếu thuốc gửi khói vào coi căn phòng tối. 
Đời hắn. Cũng lắm thứ gọi là phong trần. Tốt nghiệp một trường Sư phạm ra nhưng chẳng có đéo gì ngoài tấm bằng đại học để đi xin việc. Mấy thằng bạn nó bảo, mày lên mấy huyện miền núi mà xin việc dễ hơn. Rong xe mấy ngày trời lặn lội ở những con đường đá nhiều hơn đất, bùn lầy nhiều hơn cả cỏ nhưng vẫn chẳng chỗ nào chứa được.Mệt nhọc và tủi thân. Hắn trở về với công việc một của một kẻ lao động phổ thông. Mà gọi sang thế thôi,thằng phụ khiêng sắt công trình thì liệt vào hàng ngũ nào của công việc. Những tháng đầu, không quen việc, nhiều thằng chửi xuyên ngày xuyên đêm. Ngẫm thấy cũng chán, làm thuê như nhau cả mà lắm thằng lên mặt. Rồi cũng còng lưng làm cho mấy vị ngồi chơi xơi nước nó hưởng. Chán. Hắn bỏ về nhà lại rong ruổi đi tìm công việc khác.

Tình cờ trong lúc ngồi trà thuốc, một lão văn nghệ nói hắn tham gia nghề viết. Máu me lắm, bởi trong đầu hắn vốn có đam mê viết lách. Thế rồi hắn viết. Lúc đầu những câu chữ còn có hồn. Dần dà trở thành cái máy viết. Ngồi đâu chém đó, miễn có tiền là được. Rồi cũng chán. Chán cái cách nhiều thằng ăn trên xương máu nó. Tiền trà, tiền thuốc đéo bù vào được những cái chữ hắn viết. Thế là bỏ nghề. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bóc đường dây Trịnh Xuân Thanh: Cả loạt sếp 'hội ngộ' trong tù


Hà Duy 

VNN - Liên quan vụ án Trịnh Xuân Thanh, tính đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 12 đối tượng về hành vi Cố ý làm trái quy định... và tham ô tài sản, liên quan đến vụ thua lỗ và thất thoát gần 3.300 tỷ đồng xảy ra tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra mở rộng vụ án hình sự Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị; Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Tổng Công ty PVC) về tội Tham ô tài sản Điều 278 Bộ luật Hình sự và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng Điều 165 Bộ luật Hình sự xảy ra tại Tổng công ty PVC.

Mới đây, ngày 31/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 2 bị can gồm Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty PVC-KB và Nguyễn Mạnh Tiến, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty PVC về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 

Đỗ Văn Hồng, Nguyễn Mạnh Tiến là 2 nhân vật mới nhất tra tay vào còng trong vụ án hình sự Trịnh Xuân Thanh.

Trước đó, tháng 9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã khởi tố và bắt tạm giam đối với 4 bị can nguyên là lãnh đạo của Tổng Công ty PVC về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Tổng Giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó Tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVC

Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng đã bị khởi tố về tội Tham ô tài sản theo Điều 278 Bộ luật Hình sự và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Tổng Công ty PVC. Đối tượng này hiện đang bỏ trốn và đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định truy nã quốc tế.

Ngày 15/2/2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố thêm 5 bị can về tội Tham ô tài sản theo Điều 278 Bộ Luật Hình sự, phần lớn là cựu lãnh đạo các công ty thành viên của Tổng công ty PVC..

Đó là: Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch (thuộc Tổng Công ty PVC); Lê Xuân Khánh, Trưởng phòng Kinh tế Tổng hợp, Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch; Nguyễn Lý Hải, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Ban Điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch, là Nhân viên Phòng Kỹ thuật thi công, Ban điều hành dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và Nguyễn Thành Quỳnh, Giám đốc Ban Kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty miền Trung; Lê Thị Anh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quỳnh Hoa.

Không phải bây giờ, cái tên PVC mới gây nhức nhối trong dư luận với những lùm xùm về thua lỗ, sếp bị bắt.

Hồi đầu năm 2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an cũng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với 10 người là lãnh đạo, cán bộ Cty Cổ phần Thi công cơ giới - lắp máy dầu khí (PVC-ME), thuộc Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Các bị can gồm Vũ Duy Thành (SN 1960), nguyên Chủ tịch HĐQT; Trần Xuân Tình (SN 1975), Phó tổng giám đốc Cty PVC-ME; Trần Văn Dương (SN 1984), kế toán Ban chỉ huy công trường Nghi Sơn và Vũng Áng thuộc PVC-ME…

Trong số các bị can trên, Vũ Duy Thành và Trần Xuân Tình bị khởi tố về tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", những người còn lại bị điều tra về hành vi "Cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng".

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC-ME, khởi tố ông Trịnh Văn Thảo (SN 1969), nguyên Tổng giám đốc cùng 4 bị can khác. Trong đó, Trịnh Văn Thảo đã trốn đi nước ngoài nên cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã quốc tế bị can này, song từ đó đến nay chưa bắt được.
***

Tính đến hết tháng 6/2013, dưới thời Trịnh Xuân Thanh (Trịnh Xuân Thanh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT PVC năm 2009), tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của PVC cực kỳ khó khăn. Tổng doanh thu của riêng công ty mẹ chỉ vỏn vẹn hơn 510 tỷ đồng, trong khi lỗ lũy kế tính đến thời điểm 31/6/2013 lên tới hơn 4.212 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế hợp nhất của toàn công ty lên tới 3.274 tỷ đồng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Hot Girl” và chuyện những tay “lái lụa” trên… quan trường


>> Doanh nghiệp tặng xe cho Bí thư Xuân Anh là ai?
>> Lộ mặt kẻ nấp sau lưng gây rối chính quyền Đà Nẵng
>> Dựng một chuồng gà bị khởi tố, xây 40 biệt thự chỉ phạt tiền
>> Gửi “tâm thư” lên Thủ tướng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng bị Sở “hành"!


Kỳ Duyên
VNN - Cũng lạ, cán bộ được bổ nhiệm thì thần tốc đến vậy, trên quan trường có biết bao “tay lái lụa” khéo léo như vậy, mà một số lĩnh vực vẫn…  ì ạch trong phát triển?

Những ngày này, dư luận xã hội lại bỗng dậy sóng vì chủ đề… tiến thân. Thực chất là chuyện những “tay lái lụa” trên quan trường, dù trên hành trình đó, không thiếu những "đèn vàng, đèn đỏ"- những tiêu chí tuyển chọn cán bộ khắt khe, để bảo đảm chất lượng.

Cái chủ đề tiến thân vốn rất nhạy cảm. Vì nó không chỉ liên quan đến sự thành đạt của cá nhân ai đó, mà giờ đây nó còn rất có thể là “sản phẩm chính danh” của những tiêu cực, khuất tất, những nghi ngờ lâu nay xã hội từng tổng kết: Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ.

Ở nơi này là sự xì xào về một vị Viện phó, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Quy hoạch miền Nam. Nơi kia là “tai tiếng” kéo dài suốt mấy tháng nay, mà chưa được giải quyết dứt điểm của một nữ trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa, từng được mệnh danh là “Hot Girl”, được cho là một nhân vật chính trong mối quan hệ phức tạp với một quan chức cao cấp nhất tỉnh.

Mâu thuẫn nội bộ hay quan hệ win- win?

Vụ việc nổ ra, bắt đầu từ lá đơn tố cáo của ông Đặng Đức Trí, nguyên Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng Quốc gia, tố nhiều nội dung liên quan đến ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Rằng ông này trong suốt nhiệm kỳ của mình đã cất nhắc, bổ nhiệm, sắp xếp nhiều nhân sự không đúng tiêu chuẩn, quy trình. Đặc biệt là trường hợp ông Nguyễn Anh Tuấn, mà theo ông Trí, ông Nguyễn Đình Toàn ưu ái không bình thường.

Sự không bình thường ở đây là ông Nguyễn Anh Tuấn nguyên là công nhân của một trung tâm trực thuộc Viện Kiến trúc- Quy hoạch đô thị nông thôn đã bỏ việc ra ngoài làm, sau một thời gian xin quay lại làm lái xe cho Viện. Không có bằng cấp chứng chỉ về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, ông Tuấn được tạo điều kiện vừa lái xe, vừa “học thêm” bằng kinh tế tại chức để được lên Trưởng phòng Kế hoạch thị trường, chỉ trong một thời gian rất ngắn. Điều lạ, mặc dù vấp phải sự phản đối của anh chị em cán bộ công nhân viên chức, ông Nguyễn Anh Tuấn vẫn lên Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch mới, rồi Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam. Nay còn là Chủ tịch Hội đồng Khoa học dưới sự quản lý của Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn, đánh giá các đồ án chuyên ngành về quy hoạch (theo GDVN, ngày 29/3).

V…v… và v…v…

Mô tip của những vụ việc tố cáo này không mới, thậm chí nó xưa rồi Diễm. Nhưng nó một lần nữa cho thấy công tác cán bộ của các ngành, các tỉnh có quá nhiều vấn đề phải xem xét, chấn chỉnh, sau hàng loạt vụ bổ nhiệm “con anh, con tôi, đồng chí này là con đồng chí nào”, làm người dân quá nản.

Người viết bài đồng tình với quan niệm của một bài viết trên Tuần Việt Nam, ngày 31/3 không nên chỉ nhìn vào nhân thân ông Nguyễn Anh Tuấn nguyên là lái xe, học tại chức… Bởi nếu vậy, những nhà sáng chế chân đất, những Hai Lúa, tác giả của hàng loạt máy móc nông nghiệp, họ có bằng cấp gì đâu, nhưng ai dám phủ nhận họ không giỏi giang?

Nhưng vì sao dư luận xã hội cứ “xoáy” vào vị thế “lái xe” của ông Nguyễn Anh Tuấn?

Đó là bởi người dân đã mất niềm tin về cách bổ nhiệm cán bộ ở nhiều vụ việc gây tai tiếng, thế nên không tránh khỏi tâm lý định kiến chuông khánh còn chả ăn ai….Có điều, người viết bài cho rằng, ngoại trừ tâm lý định kiến kiểu cảm tính, cần đặt vụ việc này trong bối cảnh của công tác đề bạt ở một số nơi.

Đó là hiện tượng “đi đêm” mua quan bán tước trong đội ngũ công chức.

Đó là hiện tượng “lợi ích nhóm” chi phối nhất là trong công tác cán bộ, với công thức chung: Ông rút chân giò, bà thò chai rượu, rút cục rất hại cho việc chung.

Đó là hậu quả của vấn nạn nhất hậu duệ, nhì tiền tệ…, khiến cho công tác tuyển chọn cán bộ thiếu công bằng, trở thành bất công với những người có tài, có đức thật sự nhưng thiếu may mắn, vì không biết cách - hoặc không có …win- win.

Tuy nhiên đến thời điểm này, vẫn chưa có thêm nhiều thông tin làm sáng tỏ vấn đề xung quanh lá đơn tố cáo. Theo nguyên tắc, các cơ quan chức năng phải vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề. Nếu trong thực tế, ông Nguyễn Anh Tuấn rất giỏi, thì có thể nói, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn rất có con mắt “hiền tài”. Hoặc nếu không giỏi, thì cũng chỉ giữa hai người mới biết… tài của nhau.

Tay “lái lụa” trên quan trường

Nhưng có một người phụ nữ trẻ, tuy không xuất thân nghề nghiệp lái xe, lại đích thực là tay “lái lụa”. Đó là Trần Vũ Quỳnh Anh- người được báo chí mệnh danh “Hot Girl” vì đã nổi bật trên không ít các trang báo, trang mạng xã hội suốt mấy tháng qua. Và mặc dù Trần Vũ Quỳnh Anh hiện không còn là cán bộ thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa, tay “lái lụa” này vẫn khiến các báo tốn không ít giấy mực. Vì sao?

Đó là vì, tỉnh Thanh Hóa, trước áp lực dư luận xã hội, báo chí bàn ồn ào về hiện tượng Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm thần tốc trên con đường quan lộ, đã phải vào cuộc điều tra và kết luận như đã hứa hẹn.

Thông báo kết quả thanh tra của Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa thừa nhận, việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh, giữ chức vụ Phó trưởng Phòng, rồi Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng Thanh Hóa trong một thời gian ngắn, là một sự ưu ái, vi phạm rất nhiều quy định về tiêu chuẩn, trình độ. Đại biểu QH Nguyễn Sỹ Cương còn cho rằng, nếu nhìn vào quá trình từ tuyển dụng đó, không ai có thể tưởng tượng nổi. Đứng đầu Sở Xây dựng thời điểm đó là ông Ngô Văn Tuấn, hiện nay là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Thậm chí, Trần Vũ Quỳnh Anh còn nằm trong quy hoạch nguồn Phó Giám đốc Sở.

Nếu vụ việc không vỡ lở, không hiểu “tay lái lụa” này còn có thể… lái đường quan lộ của mình tới đâu?

Tuy nhiên, thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa đến thời điểm này đã không làm thỏa mãn những nghi vấn của dư luận xã hội. Và dư luận xã hội đặt rất nhiều câu hỏi.

Đó là, những sai sót trên mang tính chất rất cơ bản so với tiêu chí cán bộ quản lý. Vì sao ông Ngô Văn Tuấn- Giám đốc Sở Xây dựng- người chịu trách nhiệm lúc đó không nắm được? Trình độ ông quá kém, hay phải chăng ông phải chịu một “áp lực” nào đó để bây giờ- bút sa… gà chết?

Đó là, vì sao Trần Vũ Quỳnh Anh xin nghỉ việc từ tháng 9/2016, tới cuối tháng 03/2017 mới công bố quyết định?

Đó là, vào đúng lúc vụ việc ầm ĩ, thì hồ sơ công chức gốc của Trần Vũ Quỳnh Anh- hồ sơ cán bộ thuộc diện có chức danh, có quy hoạch lãnh đạo bỗng…. không còn được lưu giữ? Điều này vi phạm quy định Thông tư 11/2012 của Bộ Nội vụ về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.

Vì sao, vào đúng lúc dư luận đòi hỏi làm rõ vụ việc, thì hàng loạt những hiện tượng bất thường đó, ngẫu nhiên lại liên tục xảy ra?

Nhưng nhất là hiện tượng khối tài sản được cho là hàng chục tỷ của Trần Vũ Quỳnh Anh hình thành trong thời gian đảm nhận chức vụ và bổ nhiệm thần tốc, được tích lũy từ đâu? Từ tài năng lao động của người phụ nữ này hay bởi những… gì gì?

Không phải chỉ có dư luận xã hội, các cơ quan truyền thông, báo chí, mà ngay Tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH khóa VIII, IX, X, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương, bà Bùi Thị An, nguyên ĐBQH khóa XIII, cũng lên tiếng đòi hỏi các vấn đề bỏ ngỏ trên cần phải được minh bạch, sòng phẳng, rõ ràng.

Điều lạ nhất, UBND tỉnh Thanh Hoá lại cho rằng trong quá trình công tác, từ nhân viên hợp đồng đến Trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa, tỉnh không phát hiện được Trần Vũ Quỳnh Anh tham nhũng. Còn giờ, cơ quan chức năng Thanh Hoá vào cuộc thanh tra thì Trần Vũ Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức nữa, nên chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản (Dân trí, ngày 31/3). Chả lẽ, ngay trong nguyên tắc tổ chức cán bộ, Thanh Hóa vẫn ứng dụng thành ngữ may… hơn khôn?

Ngược lại, quan điểm của ông Phạm Trọng Đạt (Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ) khẳng định trên tờ Trí thức trẻ, ngày 31/3, kể cả khi bà Quỳnh Anh đã nghỉ thì cũng phải hồi tố làm rõ tài sản lúc bà này là cán bộ. Từ đó xem có tài sản nào không khai báo hoặc khai báo không đúng. Không lẽ cứ tham nhũng xong nghỉ việc là pháp luật bó tay?

Một câu hỏi mà Thanh Hóa phải trả lời.

Trước sự bất bình của dư luận, theo Tuổi trẻ, ngày 02/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, TP xem xét, có hình thức xử lý kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm gây bức xúc trong cán bộ, nhân dân. Minh chứng rõ nhất là vụ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, các vụ bổ nhiệm cán bộ “thần tốc” ở tỉnh Bình Định, Thanh Hóa...Bởi nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật đều bắt nguồn, xuất phát từ công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Đây là một chỉ đạo kịp thời, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân trước những dấu hiệu tiêu cực, phản chiếu sự tha hóa về phẩm chất cán bộ. Mà hiện tượng những tay “lái lụa” trên … quan trường cũng mới chỉ là chuyện đồng chí bị bộ giữa các đ/c chưa bị lộ, mà thôi.

Cũng lạ, cán bộ được bổ nhiệm thì thần tốc đến vậy, trên quan trường có biết bao tay “lái lụa” khéo léo như vậy, mà một số lĩnh vực vẫn…  ì ạch trong phát triển?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

FORMOSA, CON BẠCH TUỘC GIẾT NGƯỜI...!



Thái Thăng Long

FORMOSA, CON BẠCH TUỘC GIẾT NGƯỜI...!

Dân tôi không cần tiền nhiều
Để biển xanh phải chết...

Formosa
Con bạch tuộc giết người

Dân tôi cần
Biển sạch, bình yên từ nghìn đời
Bình yên trong cái nghèo giản dị

Bình yên trong sự yêu thương
Formosa
Con bạch tuộc dài vòi phun nọc độc
Những cái chết âm thầm yên lặng

Máu rơi
Và biển lại hận thù
Dân tôi cần
Một bầu trời tự do
Một không khí tự do
Những trái tim biết yêu thương san sẻ


Dân tôi không cần
Tiền nhiều xây lâu đài
Để máu chảy mãi những tháng năm

Dân tôi không cần
Sự phồn vinh giả tạo
Để trăm năm
Chất độc rình rập những mái nhà...

Con cá ta ăn
Nhiễm chì và Thạch tín

Con cá ta ăn
Chết trắng khơi xa...

Formosa
Con bạch tuộc giết người
Em lớn lên bên biển khơi
Anh lớn lên bên rừng đầu núi
Tôi lớn lên trên phố phường đã có tự ngàn xưa...

Bạn lớn lên bên dòng sông trong trẻo
Hát câu ca dao
Trên võng gió lùa

Ôi, những thi nhân nào rơi nước mắt?
Những thi nhân nào nghe tiếng gươm khua?
Những thi nhân nào đánh đu tiệc rượu
Có nghe Nguyễn du
Đang khóc dưới mồ...

Formosa
Con bạch tuộc giết người
Trăm triệu người vẫn nghĩ như tôi
Thành ánh sáng
Và thành căm hận
Formosa
Con bạch tuộc giết người

Dân tôi tuốt gươm để chặt
Thơ tôi
Ngọn lửa que diêm chỉ sưởi cho tôi...

4-4-2017

T.T.L
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Campuchia và Myanmar -- những xứ gần ta mà khác xa ta

V TR N
Ngoài chuyện tiền bạc, về tâm lý thôi mà nói, tôi thường đã rất ngại, không dám tính đi du lịch các nước giàu có bên trời Tây. Lý do là vì đi về chỉ thấy buồn, sao ở đó người ta sướng thế tử tế thế mà nước mình con người hư hỏng và xã hội trì trệ đến thế.
Nhớ có lần đọc một câu của B. Russel, do Hà Văn Tấn dẫn lại, bàn về sự hấp dẫn của sử, đại ý nói là đọc sử để hiểu những ngu ngốc của thời xưa do đó dễ dàng chịu đựng hơn những ngu ngốc của thời nay.
Tôi cũng muốn làm theo lời khuyên đó, và chuyển nó từ trục thời gian xoay qua trục không gian. Tức là, nếu điều kiện cho phép, tôi thích đi lang thang ở những nước nghèo nước khổ, để khi quay về thấy yên tâm với nước mình. Ví dụ như đi châu Phi, hay mấy nước kem kem ở Trung Đông và Đông Nam Á.

Nói thế thôi, chứ bây giờ chả ai nghèo khổ nữa, không bằng Tây nhưng họ biết học Tây để phát triển.
Chỉ có riêng ta, chả học làm ăn gì cả -- sau chục năm hô hào nay cái nghĩa của hai chữ hội nhập tóm lại ở một nội dung là mua hàng ngoại về mà xài - nên đằng sau vẻ sặc sỡ giả tạo là sự nghèo nàn thực sự, tìm nước chán hơn nước mình rất khó.
Tuy nhiên ở đâu thì qua sự so sánh cũng rút ra được ít suy nghĩ có ích .
Tôi đến Campuchia tháng 11-2010  và Myanmar  tháng 3-2013 cùng với tâm thế đó và đã ghi lại những cảm tưởng sau đây. Khi  trình ra với các bạn, tôi biết tôi chỉ  có những chuyến đi ngắn, lại ít phương tiện tiếp xúc, hẳn nhiều chi tiết có thể chưa chính xác lắm. Nhưng cái hồn của hai xứ này, nhất là chỗ khác nhau giữa họ và ta, tôi tin là tôi nắm được.


CAMPU CHIA,

Trên những con đường quốc lộ, tôi đã chứng kiến một sự bình thản. Làng xóm nơi đây yên lành, trên nền không gian rộng rãi. Người ta không đổ ra đường để buôn bán.
Đến Pnompenh, sự bình thản ấy vẫn còn. Đô thị không có nghĩa là chen chúc. Xe máy đã nhiều hơn xe đạp, nhưng không thành những dòng sông cuộn nước như ở ta. Ngay ở các ngã tư chưa có đèn đỏ, vẫn thấy có hiện tượng ô tô nhường nhau chứ không thúc vào đít nhau mà còi loạn lên như ở Hà Nội.
Tôi đến Pnompenh vào một buổi chiều người đi đông nghìn nghịt ngoài đường, -- sau đó tôi mới biết là ngày hội té nước, cầu bắc qua sông bị gãy, tiếp đó là sự kiện bi thảm hơn ba trăm người chết và vài trăm khác bị thương.
Tuy nhiên, nếu như ở VN, việc đó sẽ làm cho cả thành phố rung động thì ở đây, mọi chuyện không gây hoảng hốt quá đáng. Nhà nước không làm ầm lên cái chuyện kịp thời lo cứu trợ cho dân. Sáng hôm sau, trước bãi cỏ hoàng cung, những người công nhân vệ sinh bình tĩnh dọn rác. Hàng đàn bồ câu bay lên. Trước cửa bệnh viện, người đến thăm nom không khóc lóc động trời mà xếp hàng vào thăm người thân khá trật tự. Họ tin rằng xã hội sẽ biết cứu giúp người thân của mình một cách tốt nhất.

Chỗ khác là những con người
Ở đây tôi càng như trở lại một thời thanh bình cổ điển. Nơi đây khách du lịch không thấy những đám thiếu niên làm ồn trên đường và chen chúc nhau trong các cửa hàng chơi game. Không thấy các thiếu nữ váy dài váy ngắn, mắt xanh mỏ đỏ. Không thấy các đám công chức túm tụm bia rượu.
Tôi tự giải thích cho tôi về sự thanh bình này: Chiến tranh đã đi qua đất nước này, nhưng nó không xới lật lên tất cả, nó không biến con người trở thành những cái bã của chính mình thời tiền chiến.
Nếu sau chiến tranh người Việt mình không ai bảo ai gần như phát cuồng lên lao đi kiếm sống thì ở đây, người Miên yên tâm với tình cảnh của mình
Con người không quá nhiều ham muốn. Không muốn trả thù cho những năm tháng vất vả vì chiến tranh. Không tự biến mình thành một xã hội tiêu thụ.
Đặc biệt vì Siemriep là nơi nhiều du khách nước ngoài tới để thăm Ăngkor Wát Ăng co Thom, nên tôi lại chứng kiến một nét khác làm nên lòng tự tin của văn hóa Campuchia. Họ không coi người nước ngoài là cái nguồn kiếm sống. Lại càng không coi những cái ngoại lai ấy là cái mẫu để học đòi bắt chước từng ly từng tí. Họ tự tin ở cách sống riêng của người Campuchia và biết học hỏi người nước ngoài một cách khôn ngoan và thận trọng.

Bình thản trước lịch sử
Cả ở Pnompenh lẫn Siemriep, phố xá được đặt tên bằng các con số là chủ yếu Rất ít phố ở đây lấy tên người để đặt như ở bên ta.
Người Campuchia hình như không quá quan trọng đối với quá khứ của mình. Lại càng không coi việc đặt tên một người cho đường phố là cách thưởng công cho người đó, vô hình trung tạo nên một cuộc chạy đua lố bịch.
Sống sát ngay Angko Wat Angkor Thom, nhưng người dân Siemriep không coi đó là nguồn kiếm sống, không chen chúc vào trung tâm để mở cửa hàng.
Mà người các địa phương khác cũng không rồng rắn kéo về cố đô để lây niềm tự hào .
Họ thản nhiên sống cạnh lịch sử, đến mức tôi cảm thấy hình như họ nghĩ rằng mình chưa đủ trình độ để giải thích quá khứ của mình.
Cảm tưởng này lại đến với tôi khi thăm Bảo tàng quốc gia Campuchia ở Pnomgpenh.
Giá vé vào cửa đắt, những 12 USD nên người bản xứ vào không nhiều.
Thế sao chính phủ không tìm cách giảm giá vé để cho dân vào? Sau tôi mới biết thật ra bảo tàng này do người Pháp chủ trì xây dựng đâu từ 1925 và đến nay vẫn giữ nguyên theo cách trình bày ban đầu. Tức Bảo tàng này trình bày lịch sử Campuchia bằng con mắt người Pháp, chứ không phải bị cải tạo đi như ở ta.
Nhưng cái du khách bắt gặp ở bảo tàng lại là một xứ Campuchia đích thực, và tôi ngờ khi tới thăm nó cả người bản địa lẫn người nước ngoài đều hiểu và yêu Campuchia hơn.
Còn dân Việt từ quan đến dân do nghĩ rằng “không ai hiểu mình bằng mình”, chỉ biết làm ra những thứ bảo tàng quá nhiều đồ giả quá nhiều khẩu hiệu, phần xem được không bao nhiêu.
Thử hỏi giữa ta với người hàng xóm ai biết tôn trọng quá khứ hơn ai?


MYANMAR

Một chút tò mò thúc đẩy tôi muốn sớm đến Yangon: người ta bảo thành phố đó tuyệt đối không có xe gắn máy. Đến đây lại thấy cái chuyện tưởng là kỳ lạ ấy thật ra không có gì phải ngạc nhiên.
Cuộc sống các nước nghèo Đông Nam Á lẽ ra nó phải như thế. Xe máy nhộn nhạo cuồng loạn như chúng ta là hiện đại gắng gượng, hiện đại nửa vời, hiện đại giả tạo.
Thảm ô tô khá dày nhưng mọi xe đi lại từ tốn, nhìn nhau mà đi chứ không bao giờ phải còi réo với đèn bấm ngậu xị như bên mình.
Sau đây là một vài "cái không" khác của Yangon.
Nhà cửa không cao, không có các loại cao ốc vài chục tầng, chỉ có những chung cư nhỏ. Tường nhà nhiều nơi cũ kỹ. Đường phố không dày đặc những biển quảng cáo hàng ngoại.
Trên vỉa hè những bóng người thưa thớt đi lại chậm rải. Cộng với sự từ tốn của phương tiện giao thông, vẻ thanh thản của con người trên đường khiến  khách phương xa mới  tới có ngay cảm giác về sự ngự trị của  trật tự. Không thấy một bóng cảnh sát  gọi là có.
Người đi đường không mỗi người một điện thoại cầm tay bấm nhoay nhoáy rồi nói cố gào thật to để át đi tiếng ồn phố xá.
Nhìn vào các gia đình, cũng như trong các công trình công cộng, không thấy chỗ nào cũng một cái Tivi, hết  quảng cáo mời chào mua hàng, lại lôi kéo giục giã người ta dán mắt vào các bộ phim nước ngoài sặc mùi bạo lực hoặc cải lương mùi mẫn.

Một chút so sánh khi nhìn vào cuộc sống tinh thần
Liên hệ tới xứ mình.
Đáng lẽ quay trở về với xã hội tiểu nông trước chiến tranh để bình tĩnh băng bó những vết thương cũ dần dần khôi phục đất nước thì xã hội VN sau 1975 lại làm ngược lại.
Người ở nông thôn dồn lên đô thị. Các chiến binh -- vốn không được chuẩn bị để có hiểu biết cần thiết về việc làm ăn xây dựng -- chia nhau lấp đầy bộ máy quản lý, điều hành mọi mặt kinh tế xã hội văn hóa giáo dục.
Hỗn loạn chồng lên hỗn loạn. Nhưng mặc, tất cả hoan hỉ coi như xã hội mình đã bước vào cuộc sống hiện đại, bất chấp thực tế đó là một thứ quả chín ép dễ dàng biến dạng.
Chúng ta luôn luôn thèm muốn một cuộc sống khác với cuộc sống mình vốn có. Cuống cuồng ăn nói đi lại. Cuống cuồng lừa đảo nhau hành hạ nhau. Cuống cuồng hưởng thụ, cố bắt cho được cái gì gọi là giàu có hiện đại mà người phương Tây đang có.
Sở dĩ cuống cuồng là vì ta biết mình xa lạ biết bao với cái hiện đại thực sự. Càng bước gần hiện đại càng thiếu tự tin. Bằng con đường chính thường không bao giờ đạt được ước muốn nên làm liều làm lấy được.
Đối lập lại là cách làm của Myanmar. Nội dung của sự thanh thản, yên bình lương thiện ở Yangon, là cái tinh thần tự nhận thức âm thầm của xã hội Miến. Người ta biết là người ta đang ở chỗ nào của thế giới này. Tự bằng lòng với mình. Yên tâm là có một xã hội phù hợp với trình độ sống vốn có.

Năm 2010, đến Siemriep Campuchia, tôi ngạc nhiên vì trong khi khách nước ngoài nườm nượp thì thỉnh thoảng mới thấy một người bản địa. Giá VN có một di tích như thế xem. Dân mình sẽ đổ xô đến, ngoài chuyện làm dịch vụ kiếm sống trên lưng nhau, còn để thêm niềm “tự sướng” là ông cha mình đã tài ba giỏi giang đến thế đấy, nước mình vĩ đại ghê lắm.
Chùa Vàng mà bọn tôi đến hôm nay cũng là một cái gì ngoại cỡ. Chiều thứ bẩy, người ta đổ đến lấp kín khu chùa mênh mông. Không thấy có cảnh chen vai thích cánh xô đẩy nhau chen bật nhau. Đến chùa ở đây là để tưởng niệm. Để được sống dưới bóng từ bi, cả gia đình con cái cầu cúng xong ăn bữa cơm đạm bạc bên chân tháp. Thế thôi.
Trong khi chúng ta làm khổ nhau bằng những ám ảnh đâu đâu, thì người ta lẳng lặng sống theo cái nếp làm người vốn có.
Ngoài đường, thỉnh thoảng lại gặp những đàn bồ câu lớn, tụ tập tự nhiên, không biết sợ người là gì; cạnh đấy thường có một người ngồi bán các loại thức ăn dành cho chim.
Tản mát khắp các phố xá là những nhà sư khất thực, kể cả các em nhỏ mới vào chùa, tự nguyện sống cái cuộc sống đơn sơ của bao thế hệ đi trước.

Lặng lẽ để thay đổi
Sự ồn ào trên đường phố VN chẳng qua cũng là một biểu hiện của sự quá ồn quá lố trong đời sống nói chung.
Mà rõ nhất là cái ồn bắt nguồn từ mạng lưới truyền thanh truyền hình tuyên truyền quảng cáo làm khổ con người hàng ngày.
Tôi đã nói trên đường phố Yangon tịnh không nghe thấy những tiếng nói đầy áp đặt đó. Trong căn phòng ở khách sạn, khi mở ti-vi, tôi cũng chỉ thấy chỉ có một kênh riêng của nhà nước Miến, ngoài ra là một số kênh nước ngoài, nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở con số 12 .
Thế có phải là đất nước này cứ dứng lì một chỗ ? Không phải, giở lại lịch sử từ 1947 đến nay đã thấy họ bao thay đổi.
Khi tôi từ Myanmar trở về, mấy người quen hỏi ngay là sao liều thế, thấy nói là ở bên đó quân ly khai các vùng đang nổ súng cơ mà. Không, tôi có cảm tưởng là ở cái xứ thanh bình này ai làm việc đó, chính trị là việc của một số người hiểu biết chứ không phải việc của bất cứ ai.
Ở họ là những rắc rối nhỏ của một tình thế bình thường. Mình thì là cả một tổng thể rắc rối. So làm sao được.
Trong cơn bế tắc, dân mình đang bàn tán nhiều tới những thay đổi bên nước Myanmar mà tổng thống Thein Sein mang lại mấy năm nay. Và nhiều người cấp tiến lại còn tính chuyện giá ta cũng làm như họ.
Tôi thử giải đáp cho mình những câu hỏi loại này bằng cách nhớ lại một vài tin tức cũ. Ví dụ, trong số các tin tức mà tôi đọc được về Myanmar hồi trước có mẩu tin công chức Myanmar rất chuyên nghiệp, người nào cũng thành thạo tiếng Anh và không được đồng thời lo làm kinh tế riêng.
Bộ máy nhà nước và những con người của bộ máy đó khác chúng ta lắm, làm gì có chuyện ta sẽ có ngày như họ.
Mấy điều nhỏ sau đây hé ra cho thấy cung cách vận động của đời sống chính trị của Myanmar.
-- Xứ sở này không hề lệ thuộc vào những danh hiệu sẵn có. Lúc họ gọi họ là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Miến Điện, lúc thì lại Liên bang Myanmar.
-- Thủ đô Rangoon đang rộng rãi hợp lý như thế, nhưng thấy cần thì lại thiết lập thủ đô mới ở Naypydaw.
Cốt nhất là sự trung thành với tương lai chứ không phải trung thành với quá khứ.
Đáng phải lo nhất là sự tử tế của con người và sự thịnh vượng của xứ sở chứ không phải cái tiếng hão.

Đâu mới là xứ sở của vẻ đẹp tiềm ẩn
Khi viết bài này, tôi có lên mạng và đọc được một bài của một bạn trẻ tên Phùng Kim Yến viết sau 6 ngày ở Myanmar, trong đó có câu nói về cái đẹp tổng quát của xứ sở mà bọn tôi vừa tới: đất nước có vẻ đẹp và cái duyên dáng tiềm ẩn ( the hidden charm ).
Sau khi bảo đây vốn là slogan của du lịch VN, bạn Yến nhấn mạnh:
Trong suy nghĩ của tôi, không phải Việt Nam mà chính Myanmar, mới là đất nước có vẻ đẹp và cái duyên dáng tiềm ẩn .
Tôi cũng thấy thế. Tôi muốn bổ sung, còn rất nhiều thứ khác xứ ta không có, song dân ta lại thích đưa lên thật oách, và cố buộc mọi người tin rằng ta có. Tức đua đòi và khoe khoang một cách lố bịch không phải là bệnh riêng của ngành du lịch VN.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đời làm báo, mấy ai được như nhà báo Thu Phương


BÁ TÂN (nhà báo)

                                                        Tiễn biệt đồng nghiệp Thu Phương

Về hưu vừa được 2 năm, tuổi đời chưa nhiều, dưng mà Thu Phương đã lên đường về cõi vĩnh hằng.

Tuổi thọ không tính bằng năm tháng sống, mà tính bằng khối lượng công việc. Đây là quan điểm của trường phái triết học hành động, luôn hướng tới mục tiêu phát triển và phát triển. Theo quan điểm này, Thu Phương là người có tuổi thọ cao, hơn hẳn tuổi đời.

Nhiều năm là người đứng đầu của một ban chuyên môn ở báo Đại Đoàn Kết, không chỉ điều hành quản lý thuộc cấp cũng như đội ngũ cộng tác viên, Thu Phương còn phải “hùng hục” viết bài trong mọi tình huống. Một phần vì máu nghề nghiệp. Phần khác, bởi yếu tố khách quan, nghèo bài có chất lượng. Chưa có số liệu thống kê nhưng điều này có thể khẳng định: Thu Phương là một trong những người có số lượng bài viết đạt đỉnh ở báo Đại Đoàn Kết. Dĩ nhiên, về mặt chuyên môn, số lượng bài viết với thứ hạng và uy tín tác giả không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận. Cố nhà báo Hữu Thọ có lần chia sẻ với đồng nghiệp trẻ rằng có những bài viết, có những cây bút làm nhạt nhòa tờ báo, thậm chí làm mất thanh danh cơ quan báo chí.

Ở báo Đại Đoàn Kết, tôi và Thu Phương là “cặp đôi” đa ngôn vào loại bậc nhất trong các cuộc họp, nhất là những lần trao đổi chuyên môn nghiệp vụ. Đa ngôn nhưng là đa chiều. Không phải lúc nào tôi và Thu Phương cùng về một phe. Những lần tôi và Thu Phương “nảy lửa” với nhau không phải là ít. Là nữ giới nhưng trong những lần tranh luận, âm lượng của Thu Phương luôn ở trạng thái cao trào. Về khoản này, với bản chất người Nghệ, tôi còn trội hơn Thu Phương. Có lần tôi thủ thỉ với Thu Phương tiếng chuông phụ thuộc chất lượng đồng.


Đời cầm bút của Thu Phương gắn liền với thăng trầm, chìm nổi của báo Đại Đoàn Kết. Người trong cuộc nhưng phải thấu hiểu tường tận mới nhìn ra gốc rễ, không chỉ nhân chứng, trong một số trường hợp, Thu Phương còn là tác nhân. Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, vượt xa định mức số lượng tin bài, Thu Phương còn có những tác động đáng kể trong một số quyết định của Ban biên tập, nhất là thời kỳ Đinh Đức Lập giữ chức tổng biên tập .

Tôi nhớ mãi một kỷ niệm. Hôm đó, sau khi họp chi bộ, do tôi chủ trì, Thu Phương ở lại nói chuyện với tôi khá lâu. Số là trong cuộc họp hôm ấy, tôi và Thu Phương tranh luận khá gay gắt, tôi nói thẳng không đồng tình với quan điểm của Thu Phương. Hình như nhận ra điều hơn lẽ phải thông qua tranh luận, Thu Phương chủ động ở lại trò chuyện với tôi. Thực ra việc tranh luận giữa tôi và Thu Phương gần như trở thành “chuyện thường ngày” kể cả chuyên môn nghiệp vụ cũng như công tác đoàn thể. Hôm đó, chúng tôi ngồi lại với nhau sau cuộc họp chi bộ, tôi điềm đạm nói với Thu Phương giá như Phương bớt nổi đi một chút, chìm thêm hơn một chút thì sẽ hay hơn nhiều. Là người thông minh, Thu Phương hiểu ngầm ý của tôi. Sau một thoáng đăm chiêu, Thu Phương đứng dậy bắt tay tôi ra về và nói chưa có ai góp ý cho Phương thẳng thắn và chí lý như vậy.

Chết chưa phải là hết. Sự sống sinh học không còn nhưng “sự sống” danh tiếng vẫn lưu truyền theo thời gian. Đất cát lấp được thi hài. Đá sỏi, sắt thép và những thứ rắn chắc hơn gấp bội không thể lấp được danh tiếng của người đang sống cũng như sau khi chết.

Sống như thế nào thì danh tiếng như thế. Cái giá danh tiếng của từng người do người đó tự định đoạt.

Ở báo Đại Đoàn Kết, thời nào cũng vậy, nhãn mác danh tiếng của từng người không thể trộn lẫn vào nhau. Đặt cạnh nhau càng dễ nhận ra sự khác biệt, sáng với tối, nặng với nhẹ, thực và hư…

Từ 2016 đến nay, chỉ trong hơn 1 năm, báo Đại Đoàn Kết có 3 người nối tiếp nhau về cõi vĩnh hằng. Cả 3 người chưa đến tuổi 60. Tuổi thọ trung bình hiện thời của người Việt Nam xấp xỉ 75. Đành rằng cuộc đời là bể khổ. Nhưng ra đi chưa đến tuổi 60 càng tăng thêm nỗi thương đau. Lần lượt chấm dứt cuộc đời khi chưa vin tới tuổi 60. Phải chăng đó là cái mệnh của báo Đại Đoàn Kết. Cầu trời khấn phật, xin các vị thánh thần, hãy xóa cái mệnh ấy cho báo Đại Đoàn Kết. Âm không yên thì dương không lành, đó là quy luật. Báo Đại Đoàn Kết nên nghiêm túc soi xét và thành tâm chỉnh sửa nền tảng nhân tâm, đạo nghĩa.

Nơi quàn thi hài cũng như lễ tang nhà báo Thu Phương là bệnh viện Thanh Nhàn. Phải chăng nơi chốn ấy, điểm gặp gỡ cuối cùng của Thu Phương với người thân, do Thu Phương lựa chọn khi đang sống. Cầu chúc Thu Phương, sau khi cập bến vĩnh hằng, mãi mãi Thanh Nhàn.

Bá Tân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khiển trách Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng: Kỷ luật như “thách thức” dư luận!?


3/04/2017, (NTD) - Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa thông báo kỷ luật “rất nặng” Chánh Thanh tra Sở này, ông Trần Văn Dũng với hình thức… khiển trách. Sau hàng loạt công trình trái phép ngang nhiên mọc lên ở Đà Nẵng với mức độ vi phạm rất nghiêm trọng mà ông Dũng phải là một trong ít người chịu trách nhiệm chính thìmức kỷ luật trên chẳng khác nào đối phó nếu như không muốn nói là thách thức dư luận! Cán bộ, nhân dân Đà Nẵng cùng dư luận cả nước đi từ ngỡ ngàng đến bức xúc và đòi hỏi phải có hình thức kỷ luật cao, đích đáng hơn nữa…
Ông Trần Văn Dũng đã làm hết trách nhiệm của một 
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng? Ảnh: M.H
Trong tất cả các công trình sai hay chưa phép đình đám ở Đà Nẵng những ngày qua, chưa có công trình nào do Thanh tra Sở Xây dựng phát hiện. Ngạc nhiên đến vô cùng khó hiểu bởi đây là trách nhiệm chính của Thanh tra Sở này mà ông Dũng là người đứng đầu. Khi mà một ngôi nhà cấp 4 không phép chẳng có cơ may nào tồn tại thì cực khó để bảo rằng những “con voi” sừng sững như thế, Thanh tra Sở Xây dựng không hay, không biết, không thấy!?

Tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp Central Coast (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà), chưa có giấy phép xây dựng nhưng đã thi công đến tầng 10 do chính Báo Người Tiêu Dùng phản ánh. Công trình 40 trụ móng thuộc dự án khách sạn cao cấp ở núi Sơn Trà của Công ty Cổ phần Du lịch Biển Tiên Sa trong dự án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa có giấy phép nhưng đã thi công do “một người câu cá” tố giác. Còn công trình tại số 3 Phạm Hùng hay 'khu phố' 1.500 m2 không phép xây bí mật trong nhà kho cùng quận Cẩm Lệ không do báo chí thì cũng bởi người dân lên tiếng thì vụ việc mới vỡ lở.

Chống chế trước cấp trên hay biện minh với báo chí, ông Dũng đều nại rằng các dự án trên do nôn nóng, thanh tra lực lượng mỏng, chủ đầu tư chây ì… Những lý do quá khó để “nghe lọt lỗ tai” với vai trò và trách nhiệm của ông. Chúng tôi cho rằng những gì mà ông Vũ Quang Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng nhận xét về khuyết điểm của ông Dũng như thiếu sâu sát, chậm báo cáo, tham mưu phối hợp chưa tới nơi tới chốn… còn quá “tế nhị” với cấp dưới của mình.

Nhiều người đặt câu hỏi: có chăng ai đó đã “làm ngơ” để các công trình trái phép trên mọc vô tội vạ và chủ đầu tư coi thường phép tắc xây dựng? Nếu không thì sao hàng loạt công trình sai phạm như thế lại xây dựng trót lọt cho đến khi báo chí và người dân phát hiện, Thanh tra Sở Xây dựng mới “ú ớ thế à!”? Khi chưa trả lời được những nghi vấn này, quá khó để trấn an nhân dân Đà Nẵng rằng khiển trách ông Dũng là không bao che, dung túng cho sai phạm của vị này.

Hậu quả từ hành vi thiếu trách nhiệm của những người có trách nhiệm như ông Dũng ngày càng hiện rõ và nặng nề. Chủ đầu tư khu du lịch Tiên Sa đang “phản pháo”! Ngoài khu phố 1.500 m2 không phép thì những công trình còn lại đang có nguy cơ phải “hợp thức hóa” để tiếp tục thi công. Điều đó không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến uy tín và vai trò quản lý của các cấp chính quyền Đà Nẵng mà còn làm tạo dư luận xấu trong các tầng lớp nhân dân về lĩnh vực xây dựng.



Tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất đá tại khu biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái Tiên Sa. Ảnh: M.H

Với đà này, đây sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho các công trình khác bởi “cứ sai đi rồi sẽ hợp thức hóa”. Còn cương quyết hơn để lập lại kỷ cương thì sẽ đập, phá phần sai phép. Ít nhiều sẽ rất tốn kén tiền của, công sức của các bên liên quan. Bên cạnh đó, quyền lợi của khách hàng tại các công trình này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng cùng những hệ lụy rắc rối kéo theo. Chẳng lẽ vì tin vào những nhà quản lý như ông Dũng mà họ lại “tiền mất tật mang”?

Gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng trên mà chỉ khiển trách ông Dũng e rằng chẳng khác nào kỷ luật “cho có” hay ngầm khuyến khích những công chức vô trách nhiệm khác. Chúng tôi tin chẳng mấy người ủng hộ ông này tiếp tục ngồi ở vị trí đó. Hơn nữa Chánh Thanh tra Sở Xây dựng cần phải bị xử lý đến nơi đến chốn khi để xảy ra những sai phạm chấn động trên. Làm được như vậy mới răn đe những kẻ khác và xử lý được gốc của sai phạm trong xây dựng. Còn chỉ khiển trách ông Dũng và xử lý chủ đầu tư, chắc chắn Đà Nẵng còn tái diễn những vụ tương tự…

Minh Dũng

http://www.nguoitieudung.com.vn/khien-trach-chanh-thanh-tra-so-xay-dung-da-nang-ky-luat-nhu-thach-thuc-du-luan-d56591.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang