Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Đăng lại bài chưa nguội của Phạm Ngọc Tiến:

Sự im lặng của nhà văn (Thư gửi từ cuộc sống)

Kính gửi các nhà văn yêu quý.
Không hiểu sao cứ những lúc cuộc sống có biến cố xảy ra, bao giờ tôi cũng nghĩ đến các nhà văn trước tiên. Chẳng hạn một đám cháy lớn. Một đám cháy, lẽ ra cần phải huy động cứu hỏa và họ chính là người tất cả cần nhất trong tình huống đó. Nhưng không, cứu hỏa đến với đám cháy là việc tất nhiên. Họ sẽ sử dụng chuyên môn của họ dập tắt đám cháy. Một việc quá đỗi bình thường. Còn các nhà văn thì tôi nghĩ nếu họ gặp đám cháy ấy họ sẽ làm gì?
Vâng, nếu gặp một đám cháy thì các nhà văn sẽ làm gì? Câu hỏi ấy cứ xoay đi trở lại nhiều lần trong tôi. Sứ mạng của họ không phải để dập lửa. Luận theo lô zích thông thường, họ sẽ quan sát đám cháy, suy nghĩ rồi miêu tả nó. Những hậu quả. Bài học rút ra từ rất nhiều góc độ. Thậm chí là họ diễn giải tâm lý đám cháy trong nhiều chiều. Tất nhiên điều này có ích cho không chỉ nhà văn. Nhưng tôi biết sẽ có không ít nhà văn bình thản đứng nhìn đám cháy và lặng lẽ bước đi.1470393_579242252143527_1829700889_n(Ảnh Lê Quang Châu)
Cái đám cháy ấy hoặc không đủ để tác động đến cảm xúc của họ hoặc nó chẳng liên quan gì. Tóm lại là họ bước qua đám cháy bằng sự im lặng. Một sự im lặng được gọi theo cách rất cũ kỹ ấy là vô cảm. Sự vô cảm cố hữu của đám đông trước những gì bất thường xảy ra của đời sống vốn đã không còn là sự lạ ở ngày hôm nay.
Lần ngược lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, các nhà văn của chúng ta luôn bám sát đời sống cùng những biến cố của đất nước. Đó là những cuộc chiến tranh giữ nước trường kỳ và khốc liệt. Những tác phẩm được viết ra bằng chính máu của nhà văn. Đó cũng là những sai lầm khó tránh ở mỗi thời kỳ và chính nhà văn lên tiếng. Không ít người đã phải trả giá bằng sinh mạng chính trị thậm chí bằng cả sự nghiệp của mình nhưng sự dấn thân của họ thật sự là những điều xã hội cần. Nó có ích. Tôi có may mắn quen biết một số nhà văn của những thời kỳ này. Họ thực sự là những nhân cách lớn. Thế hệ những nhà văn tham gia chiến tranh, họ là những người lính thực thụ và tác phẩm của họ xuất hiện trong tâm thế của người trong cuộc. Đọc tác phẩm viết về chiến tranh nếu của một ai đó không trong cuộc sẽ thấy sự hời hợt giả tạo. Ở chiều ngược lại, những trang viết khét lẹt khói súng, ta sẽ nhận được sự thuyết phục, chia sẻ và cảm nhận nhiều điều của chiến tranh mang tới để thấy được cái giá của hòa bình lớn lao mức nào và chiến tranh tàn khốc ra sao. Để rồi nhận chân giá trị sự sống và vì thế thêm yêu cuộc đời mà ta may mắn có mặt.
Tôi nói những điều trên từ đúc kết của chính mình. Những trang văn của các thế hệ đàn anh đã giúp cho tôi những hiểu biết về đời sống về chiến cuộc về chân lý và lớn hơn là một tình yêu cuộc sống. Có lẽ tôi trở thành nhà văn phần nhiều cũng là nhờ ở điều này. Và tôi nhận thức được rằng, chẳng có sứ mạng to tát nào dành cho nhà văn cả. Giản đơn chỉ là anh hãy sống và viết từ chính thu nhận đời sống. Vậy thôi. Hãy là người trong cuộc.
Thưa các nhà văn kính mến.
Xã hội của chúng ta hiện nay đang ở trong một giai đoạn có quá nhiều biến động và khó khăn. Công cuộc đổi mới 30 năm đã có không ít thành tựu làm thay đổi diện mạo xã hội và đời sống người dân. Nhưng hơn bao giờ chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Tình hình chính trị cũng như kinh tế của thế giới luôn trong tình trạng khủng hoảng có những tác động nhiều mặt đến đất nước chúng ta. Trong khu vực luôn căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải tạo ra sự khó lường với những quốc gia có chung biển Đông. Hiểm họa ngoại xâm luôn hiển hiện thường trực đối với biển đảo của đất nước. Kinh tế trong nước gặp vô vàn khó khăn. Bộ máy quản lý bộc lộ những khiếm khuyết hệ thống. Phải thẳng thắn thừa nhận một bộ phận không nhỏ đội ngũ lãnh đạo yếu kém, tham nhũng gây sự trì trệ trên nhiều lĩnh vực. Môi trường sau những sai lầm từ những quyết sách của những cán bộ có thẩm quyền đã kéo theo bao hệ lụy, thậm chí là hủy diệt môi trường mà Formosa là điển hình. Niềm tin của nhân dân sút giảm. Mâu thuẫn giầu nghèo phân chia các giai tầng xã hội…Nhiều lắm, có thể nói đất nước chúng ta đang đứng trước những nguy cơ tiềm tàng thù trong, giặc ngoài. Văn học có những gì trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng này và nhà văn chúng ta đang đứng ở đâu?
Thừa nhận có rất nhiều tác phẩm đề cập đến những vấn đề của đất nước hôm nay. Không ít nhà văn miệt mài theo đuổi những giá trị của quá khứ thông qua những trang viết tái hiện các cuộc chiến. Nhiều nhà văn viết về  những mảng nóng xã hội. Nhưng tại sao lại hiếm hoi những tác phẩm được công chúng đón nhận? Vì sao?
Mới đây một phóng viên nữ hỏi tôi, tại sao trong những biến cố của đất nước hiếm thấy nhà văn các anh lên tiếng. Có phải nhà văn cần sự lắng đọng của thời gian để nghiền ngẫm mới phát biểu được bằng tác phẩm. Tôi chưa kịp trả lời thì nữ phóng viên cũng là một nhà thơ này kết luận. Ngụy biện thôi, khi anh không dám mở miệng trước lâm nguy dân tộc thì mặc nhiên anh đã đứng ngoài cuộc, đứng ngoài số phận nhân dân. Tháng trước khi đi qua Hà Tĩnh, tôi ghé vào Kỳ Phương là một phường của thị xã Kỳ Anh chịu trực tiếp hậu quả biển nhiễm độc từ thảm họa Formosa. Khi biết tôi là biên kịch của một vài phim chính luận có chút ít sự chú ý, người dân đã hỏi thẳng. Tại sao không làm phim về biển độc. Phải có những bộ phim nói về chúng tôi chứ, đời sống của chúng tôi nếu các anh không nói ra thì ai nói. Chúng tôi cần những phim như vậy. Trong cả hai trường hợp vừa nêu tôi đều im lặng. Một sự im lặng xấu hổ đến mức tủi nhục.
Hãy khoan bàn đến tác phẩm bởi rõ ràng câu hỏi nhà văn chúng ta đang đứng ở đâu lại là điều tiên quyết. Tôi làm việc trong những căn phòng máy lạnh. Di chuyển bằng những phương tiện đầy đủ tiện nghi, thu nhập khá và dứt khoát không nằm trong số đông nghèo khó. Các nhà văn khác cũng vậy. Nếu có ai đó bần hàn thì đó chỉ là cá biệt của sự lười biếng và bất tài. Nhà văn sống sung túc và được xã hội chiều chuộng. Danh xưng nhà văn giúp chúng ta dễ dàng có vị thế. Khi có chủ trương dự án bauxite Tây Nguyên, đứng trước những bất cập của dự án nhiều nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức…đã phân tích lên tiếng kêu gọi sự thận trọng của dự án. Lúc đó có bao nhiêu nhà văn lên tiếng. Thậm chí đến cả ký vào bản kiến nghị cho dừng dự án ngay chính tôi cũng không ký. Khi cá chết vì biển độc ở các tỉnh miền Trung có được mấy nhà văn đăng đàn hoặc viết bài về thảm họa này. Ngay trên mạng xã hội khi có những bài viết dũng cảm vạch tội Formosa thì cũng có rất ít nhà văn trong số những người sử dụng mạng dám bày tỏ sự đồng tình dù chỉ là một nút bấm like. Điều gì vậy? Biển đảo Tổ quốc bị xâm phạm, có bao nhiêu nhà văn bày tỏ chính kiến của mình?
Tôi gọi thẳng ra chúng ta im lặng bởi chúng ta sợ hãi. Nữ nhà báo nói rất trúng căn bệnh sợ hãi của nhà văn. Khi anh không dám mở miệng, anh im lặng vì sợ liên lụy, sợ mất đi bổng lộc thì đừng nói đến tác phẩm làm gì. Nhà văn đang đứng bên lề cuộc sống. Câu trả lời là vậy. Đã đứng bên lề cuộc sống thì sao phản ánh được những gì của cuộc sống diễn ra. Tất nhiên không phải tất cả nhà văn như thế. Vẫn có những nhà văn dũng cảm xông xáo bất chấp mọi hiểm nguy để bám sát hiện thực đời sống đưa vào tác phẩm. Đến đây chắc chắn sẽ có không ít nhà văn phản đối thậm chí dè bỉu lên án tôi. Vâng, tôi biết mình chỉ là một nhà văn bình thường là loại nhà văn số đông chứ không phải số ít nhà văn tài năng đặt được dấu ấn vào văn học. Nhưng chả nhẽ vì thế mà tôi không có quyền nói ra. Tôi nói những điều này nhưng thực chất cũng như tâm sự với chính mình. Sự sợ hãi đã khiến nhà văn chúng ta im lặng. Đúng là thế.
Trở lại với đám cháy. Sự im lặng của nhà văn nghĩa là cái đám cháy ấy sẽ không được nhà văn khả dĩ tìm ra được phương cách ngăn chặn để nó đừng xảy đến tương tự trong tương lai, điều mà công chúng cần ở văn học. Khi nhà văn im lặng trước an nguy đất nước thì cái trách nhiệm công dân nhà văn sẽ chẳng còn tác dụng nếu không muốn nói một cách cực đoan là nó đã bị chối bỏ bằng sự vô dụng. Sự vô cảm của nhà văn suy cho cùng cũng là hệ lụy chung của xã hội nhưng nó gây ra di chứng nhiều hơn. Dĩ nhiên đó cũng chính là nguyên nhân thiếu vắng những tác phẩm để đời như đã từng trong quá khứ. Tôi nghĩ đã đến lúc nhà văn cần lên tiếng mạnh mẽ để bước đi cùng nhịp với đời sống. Để những đám cháy đừng xảy ra. Hy vọng là thế./.
Đà Nẵng 12/8/2016
PNT

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lánh


Truyện cực ngắn
            Khách là nhà văn đến thăm bạn học cũ cũng văn veo. Một người bạn đặc biệt bỏ thành phố lánh mình vào nơi cùng cốc. Căn nhà gỗ tử tế nhưng không giấu nổi sự đơn sơ đến tối thiểu. Chẳng có thứ đồ đạc gì của thời hiện đại. Bếp củi lạnh ngắt góc nhà. Vài cái xoong nồi bát đũa lỏng chỏng. Thạp gạo và lọ thủy tinh vừng đen. Chủ khách tiếp kiến. Khách béo tốt hồng hào. Chủ lỏng khỏng chỉ da bọc xương duy ánh nhìn rực sáng. Dáng đi chậm rãi nhưng toát ra vẻ cao quý thanh tịnh. Cái bàn tre chỉ trần sì hai cốc nước lọc. Khách sau khi quan sát kỹ lưỡng ngôi nhà và chủ chăm chắm nhìn soi xét khách họ bắt đầu đối thoại.
            -Về thôi chứ?
            -Về đâu?
            -Vợ con.
            -Dẹp chuyện ấy đi. Tôi còn phải tịnh dưỡng.
            -Để làm gì?
            -Ông không thấy là tôi sống thêm được 10 năm sau khi xuất viện à. Ngày đó họ bảo tôi chỉ còn được nửa năm.
            -Biết thế nhưng….
            Chủ khoát tay cương quyết.
            -Này hay ông vào đây sống cùng tôi.
            -Bỏ vợ con đi lánh. Lìa xã hội để ấn. Ăn gạo lức vừng đen để thanh lọc cơ thế?
            -Chứ sao. Này, nhìn tôi đi. Giờ chẳng còn có bất cứ tật bệnh nào. Ung thư cũng phải lùi bước. Đầu óc thanh thản, không vướng bận việc đời. Tiêu dao cùng cỏ cây, không khí.
            -Tôi còn nhiều việc phải làm.
            -Bỏ đi. Tôi thấy ông còn quá nhiều ham hố vòng trần. Nom mặt láng lai nhục thể. Mắt đong đầy tham sân si. Chữ nghĩa cũng vậy thôi chẳng ai cần. Sống thế khổ lắm. Tội lắm.
            Khách ngọ nguậy trên ghế nhưng không nói gì.
            -Bảo thật đấy. Lánh mình đi, đừng cố nữa. Đời người được mấy đâu. Vợ con có duyên nghiệp của họ gắng cũng chẳng thay đổi được. Tiền tài mà làm chi. Danh phận chỉ hão huyền.
            Khách bất ngờ đứng vụt dậy dằn giọng rồi bước đi vùn vụt.
            -Lịt mề.
            Chủ ngồi yên lặng nhìn xa xăm theo bóng khách đang lút dần vào mờ sương núi thẳm. Cái bàn  tre bắn vào góc cùng hai chiếc cốc chỏng chơ trên nền đất./.
            Hà Nội 26/12/2012
            PNT

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực



Sáng, bật tình cờ một bản nhạc, lại ra bài “Chiều” của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, bỗng nhớ Hồ Dzếnh, tác giả bài thơ được phổ nhạc này
.
Hóa ra không có chuyện gì tình cờ, dù những ý nghĩ, bởi trước đó chừng 30 phút, tôi đọc môt bài phóng sự trên RFA về thân phận xót xa của những phụ nữ miền Tây ly hương tìm đất sống. Với thơ Hồ Dzếnh, từ hồi học tiểu học, tôi đã đọc và không hiểu sao rất thích bài thơ “Cảm xúc” của ông, có thể ông viết về một bóng hồng của mình nhưng ngay từ ngày đó, đã mô tả người phụ nữ Việt với nhiều thua thiệt: “Cô gái Việt Nam ơi! Từ thuở sơ sinh lận đận rồi”…
Hồ Dzếnh, là một nhà thơ khá nổi tiếng trước năm 1945 với tập thơ “Quê ngoại”, và tập truyện ngắn “Chân trời cũ” (đều in năm 1942). Sau 1954, ông sống tại Hà Nội nhưng hoàn toàn “mất dấu” trên văn đàn (ông mất năm 1991). Có thể nói người miền Nam, học sinh miền Nam, biết về tác phẩm của ông nhiều hơn hẳn người miền Bắc, bởi tại miền Nam trước 1975, tập thơ “Quê Ngoại” được NXB Hoa Tiên tái bản tại Sài Gòn, bài thơ “Chiều” được được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc khá nổi tiếng. Bài thơ "Ngập ngừng" cũng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như Anh Bằng (Anh cứ hẹn), Hoàng Thanh Tâm (Em cứ hẹn), Minh Duy (Ngập ngừng) hay Trần Thiện Thanh lấy ý thơ này để viết ca khúc Chuyện Hẹn Hò.
Ngoài ra thi sĩ Bùi Giáng cũng nhiều lần viết về ông, ca tụng lục bát của ông còn hay hơn… Nguyễn Du, bởi bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Dzếnh, theo Bùi Giáng trong cuốn Thi ca tư tưởng thì: "Người Việt Nam có thể không đọc Nguyễn Du, nhưng không thể nào không đọc bài thơ kia của Hồ Dzếnh". Hehehe!
Vì sao sau 1954 ông không viết và in thêm? Có lẽ ông đã chọn cho mình thái độ sống lặng lẽ trong một chế độ toàn trị, bởi không muốn a dua cùng thời cuộc. Ông đã đúng, bởi có viết thêm như Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư… thì cũng chỉ là thứ tụng ca minh họa chính trị sống sít, vô hồn, vô giá trị!
Quay trở lại bài thơ tôi yêu từ khi 10 tuổi, tôi xin đăng lại nguyên bài:

Cảm xúc

Cô gái Việt Nam ơi!
Từ thuở sơ sinh lận đận rồi
Tôi biết tình cô u uất lắm
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi
Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa
Má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha
Khi cô vui thú, là khi đã
Bồng bế con thơ, đón tuổi già
Cô gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi
Tôi đến đây tìm lại bóng cô
Trở về đường cũ, hái mơ xưa
Rau sam vẫn mọc chân rào trước
Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ
Dãi lúa cô trồng nay đã tươi
Gió xuân ý nhị vít bông cười...
Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa
Trong một làng con, đã héo rồi!
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.

Hồ Dzếnh
Có lẽ ngay từ bé, tôi đã trân trọng, yêu quí phụ nữ và chọn thái độ bình đẵng giới là từ những bài thơ như thế này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chả biết đường nào mà lần

Mâu thuẫn

Chính phủ cũng như chính quyền một số thành phố đang có chủ trương thu hồi, hạn chế lưu thông, thậm chí phạt những chiếc xe máy mà họ cho là cũ nát. Nhiều lý do: gây nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn, mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo môi trường, dẹp bỏ để kích thích sản xuất...

Những điều họ nói ra đều đúng cả. Chỉ có điều trong một xã hội còn nghèo đói, thiếu thốn mà vội "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" thì đó lại là sự lãng phí, nhất là khi người sử dụng những chiếc xe "cũ nát" ấy 100% người nghèo. Đó là phương tiện kiếm sống chính của họ.

Dẹp lề đường, chính quyền đã nghĩ đến việc tìm chỗ buôn bán cho những người buôn thúng bán bưng, ông chủ tịch quận 1 gọi là "phố hàng rong" (thực ra cái đầu của mấy ông rất ngắn, đã bán rong thì phải lê la đây đó, rong cơ mà, chứ tập trung lại một chỗ thì thành siêu thị à; hàng rong bún riêu, xôi sáng, quả cóc quả ổi... bán một chỗ có ma nó ăn). Vấn đề là phải tìm được công ăn việc làm thích hợp cho họ cơ, bây giờ thu hồi cấm đoán xe cũ nát cũng cần phải tính đến những thân phận nghèo đói lâu nay dùng cái xe đó. Cấm thì dễ, nhưng đẩy người chạy xe vào cảnh vô công rỗi nghề, không có việc mưu sinh lương thiện thì chỉ bổ sung nhân lực cho đám trộm cướp thôi.

Tại sao bài này lại được đặt tên là "Mâu thuẫn"? Lý do là các vị quan quyền định dẹp xe cũ nát, tước cần câu cơm của đám dân nghèo, nhưng lại vừa thanh lý, hóa giá xe ô tô "siêu cũ nát" cho cán bộ đem về sử dụng. Ô tô mà giá chỉ có 30-40 triệu/chiếc thì khác gì cục sắt vụn, chạy thế quái nào được. Vậy nhưng xe vẫn phăng phăng trên đường. Theo giá tiền thì siêu cũ nát, nhưng theo thực chất vẫn là siêu xe. 

Chả biết đường nào mà lần với chính sách của các ông các bà ấy.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chờ những cơn mưa


Đừng trách ai..
Ta hãy tự trách mình
Đêm tối vỡ ra
bao niềm nghi hoặc
Chỉ mong muốn thôi ư?
Có thể nào đổi khác!
Đừng trách ai
khi chưa tự trách mình!
Đừng buồn nhé tôi ơi khi giả dối lộng hành!
Bọn xu nịnh rót vào tai những lời nhảm nhí.
Bạn sẽ hoang mang: Đâu là “chân thiện mĩ”?
Đừng trách ai,
khi chưa tự trách mình!
Hãy về bến sông, nơi ngày xưa ta gặp người tri kỷ..
Không rõ vì lý do gì, bấy lâu người biệt tăm?
Chỉ còn vạt cỏ ngồi bên nhau ngày nào giờ xanh lại..
Trời đất vẫn như xưa sau “bé cái nhầm” !
Lòng tốt, thiện tâm có khi phải dấu, phải chôn xuống đất
Chờ những cơn mưa, chờ sấm sét nảy mầm
Bạn với anh giờ vẫn là cây cỏ,
và phía chân trời..
nhiều ánh mắt đăm đăm!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ếch Ngồi Đáy Giếng


Con em chúng ta người Việt dang làm cho hãng Boeing cưới bể bụng luôn. 

Chiếc máy bay không phải là công trình của một người mà phải nói của một trăm ngàn chuyên viên và tích lủy kình nghiệm từ bảy tám chục năm nay. 
Chỉ việc chế tạo một con đinh ốc dùng cho máy bay cũng cần cả trăm cuộc nghiên cứu từ hóa chất, từ luyện kim, từ độ chính xác kích thước, từ độ lão hóa của kim loại....Người Việt Nam mình chưa thể nào chế được con đinh ốc cho chiếc máy bay. Việt Nam mình đủ sức chế tạo hợp kim làm con đinh ốc cho máy bay chưa. Chuyện thấy rõ là thiếu máy móc chính xác, thí dụ độ xê xích kính thước vài micrometer thôi, Việt Nam mình đủ máy đo, máy tiện cở đó chưa. Những nhà nghiên cứu tàu ngầm máy bay tưởng rằng dùng con ốc của ba Tàu bán cùng khắp để ráp là xong. 

Nội cái máy tiện phải nằm trên nền đất bền chặc cở nào, chế tạo nền để cái máy tiện lên cũng chưa biết, thì nói nghiên cứu máy bay làm sao cho xong.
Quí bạn dám đi khám bịnh vị bác sĩ nầy không?  Nếu không thì chắc quí vị không dám bước chân lên chiếc máy bay do một vài người Việt Nam mình chế tạo đâu.
DSC02943
Thằng cháu nội tôi đó. Vừa đúng 4 tuổi.
Còn nói chuyện nghiên cứu thì nghe buốn thêm, không cần nghiên cứu đâu, tài liệu đầy dẫy trong các trướng Đại Học, trong  sách vở, chỉ cần đọc, học và làm theo thì được chiếc máy bay vài chục năm trước. Khỏi nghiên cứu, cứ y như Trung Quốc ngày nay, ký kiểu của Mỹ, Anh, Pháp, Đức...chế ra chiếc máy bay loại ba bốn mươi năm trước đâu cần nghiên cứu. Còn về kỷ thuật những chiếc máy bay mới xuất xưởng thì còn khuya, hãng chế tạo  dấu kỷ lắm 
Sau khi chế tạo máy bay được rồi thì sẽ nghiên cứu những gì mới đây mà mọi hãng máy bay đều dấu kỷ. Trung Quốc cũng chẳng bận tâm ngiên cứu mà lập đội quân hacker lấy cắp tài liệu.
Tôi thật sự không muốn làm người khác buồn, nhưng thấy gạt bà con mình, nên lên tiếng chút xíu thôi.
ST


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Siêu bom nguyên tử thông minh của Mỹ.

Giới Chuyên gia cảnh báo B61-12, loại siêu bom dẫn đường đang được quân đội Mỹ thử nghiệm, có thể là vũ khí nguyên tử nguy hiểm nhất từ trước đến nay.



Bom nguyên tử nhỏ gọn B61-12MOTHER JONES.

Theo tờ Express, Cơ quan An ninh Nguyên tử Quốc gia Mỹ (NNSA) xác nhận quá trình sản xuất và thử nghiệm bom nguyên tử dẫn đường B61-12 đã hoàn tất. Từ tháng 3, quân đội sẽ tiếp tục tiến hành thêm nhiều đợt thử nghiệm để hướng tới sản xuất hàng loạt từ năm 2020.

Đắt nhất quân sử.
B61-12 là phiên bản cải tiến của loại bom nguyên tử B61 được Mỹ chế tạo đầu thập niên 1960. Bom nặng 350 kg, và có sức phá hủy khoảng 50 kiloton (tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT). Đặc điểm lợi hại nhất của B61-12 là hệ thống dẫn đường bằng GPS, và tia laser ở mũi, biến loại vũ khí này trở thành bom nguyên tử dẫn đường thông minh đầu tiên của Mỹ, và trên thế giới. Nhờ đó, B61-12 có độ chính xác vượt trội hơn hẳn các vũ khí cùng loại, cộng thêm độ xuyên phá mặt đất được cải tiến, nên có thể đánh trúng mục tiêu với bán kính chênh lệch chỉ khoảng 30 m, thay vì đến hơn 100 m như phiên bản B61-11.
Đặc san The National Interest dẫn lời giới Chuyên gia nhận định:  Tuy sức công phá không quá cao nhưng B61-12 sẽ trở thành một trong những năng lực nguyên tử của Mỹ nhờ tính khả dụng và linh hoạt. Như đã nêu trên, loại bom mới có năng suất tối đa 50 kiloton, nhưng con số này vẫn có thể được hạ xuống ngay trước khi thả, để phù hợp với nhu cầu của từng sứ mệnh cụ thể. Cộng thêm độ chính xác cao, B61-12 có thể đáp ứng nhiều nhiệm vụ khác nhau, nên sẽ sớm trở thành vũ khí hiện diện nhiều nhất trong kho nguyên tử của Mỹ.
Mặt khác, theo Đặc san Global Security, với chi phí ước tính khoảng 11 tỉ USD để sản xuất 400 quả bom, tương đương 27,5 triệu USD/quả, B61-12 là loại bom nguyên tử đắt đỏ nhất từ trước đến nay. Chương trình B61-12 là một phần trong kế hoạch quy mô lớn trị giá 1.000 tỉ USD, nhằm hiện đại hóa năng lực nguyên tử trong 30 năm tới của Mỹ.
Theo Hiệp ước START mới ký với Nga năm 2010, hai bên đồng ý cắt giảm kho vũ khí nguyên tử, và sẽ chỉ duy trì khoảng 1.550 đầu đạn được khai triển vào năm 2018. Hiện, Washington giữ khoảng 1.750 đầu đạn chiến lược được khai triển trong các hầm chứa, máy bay, và tàu ngầm. Tuy giảm về số lượng nhưng chính quyền Tổng thống vừa mãn nhiệm Barack Obama, rồi đến đương kim Tổng thống Donald Trump đều “lách” bằng cách hiện- đại-hóa theo hướng thu nhỏ quy mô, nhưng chỉnh độ chính xác, và sức hủy diệt, cũng như những phương thức khai hỏa mới.
Nhỏ nhưng nguy hiểm: “Nhỏ nhưng có võ !!!”.
Trang tin Defense Tech dẫn lời giới chức Ngũ  Giác Đài cho hay: Một ưu điểm vượt trội của B61-12 là có thể dễ dàng được khai triển từ nhiều phương tiện khác nhau, chứ không bị bó vào những chiếc cường kích kềnh càng. Bộ Quốc phòng Mỹ đang xúc tiến thủ tục cho phép chiến đấu cơ F-35 phiên bản dành cho Không quân (F-35A) mang bom B61-12. Trên chiếc F-35A, quả bom sẽ nằm gọn trong khoang vũ khí bên trong, nhằm bảo vệ khả năng tàng hình của máy bay, và sẽ trở thành vũ khí đắc lực cho các chiến dịch tấn công sâu và ngăn chặn, chẳng hạn như đánh phá những hầm chỉ huy kiên cố sâu dưới lòng đất, lực lượng xe tăng, pháo binh, tiếp tế… của đối phương.
Đến nay, Washington vẫn tuyên bố B61-12 sẽ là “lựa chọn cuối cùng”, nghĩa là sẽ không sử dụng đến, nếu tình hình chưa trở nên nguy hiểm tột độ đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, giới Chuyên gia vẫn cực kỳ lo ngại. Lâu nay, vũ khí nguyên tử chủ yếu mang tính răn đe, và phòng ngừa lẫn nhau, vì các bên đều hiểu sức mạnh của chúng sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, mà cuối cùng dẫn đến kết cục tất cả đều “mang đầu máu !”.  Nay nếu tầm hủy diệt của vũ khí nguyên tử có thể được khống chế, độ chính xác tăng cao, và nguy cơ ảnh hưởng diện tích rộng được thực hiện, thì người ta dễ có xu hướng sử dụng loại vũ khí này hơn.
Siêu bom hạt nhân thông minh của Mỹ - ảnh 2
Tiêm kích F-15 thử nghiệm ném bom B-61-12 (không mang đầu đạn hạt nhân) vào tháng 7.2015.  Ảnh: KHÔNG LỰC MỸ.
“Nếu sức công phá của bom được hạ xuống phù hợp nhu cầu, và quy mô khủng hoảng phóng xạ được thu hẹp, thì Tổng thống, hoặc giới Tướng lĩnh sẽ lại trở nên khinh suất hơn, sẽ “nhanh tay bấm nút” hơn”, Đài PBS dẫn lời một cựu Sĩ quan Cao cấp của  Ngũ  Giác Đài cảnh báo.
Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ một cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử chiến thuật mới, và viễn cảnh u ám về chiến tranh nguyên tử lại hiển hiện. Đó là lý do dù sức công phá 50 kiloton của B61-12 “không là gì” so với công suất tối đa 1.200 kiloton của bom nguyên tử B83, cũng do Mỹ chế tạo, nhưng đây vẫn bị đánh giá là vũ khí nguyên tử nguy hiểm nhất từ trước đến nay.

Mẫu máy bay tiêm kích đáng gờm nhất của Hoa Kỳ.


Siêu máy bay tiêm kích F-22 Raptor đạt những tính năng, và vũ khí đủ sức “làm chùn bước” bất kỳ chiến đấu cơ nào của đối phương.
Ngắm mẫu máy bay tiêm kích đáng sợ nhất của Mỹ 
Chiến đấu cơ F-22 do hãng Lockheed Martins nghiên cứu chế tạo trong vòng 20 năm, với chi phí lên đến 70 tỷ USD và được đánh giá là tiêm kích tốt nhất từ trước đến nay của Mỹ . Ảnh: Không quân Mỹ.
Day la may bay tiem kich dang so nhat cua My-Hinh-2
Không chỉ đáng sợ trên không, phi cơ F-22 Raptor còn là “nỗi kinh hoàng” đối với các mục tiêu trên biển, và trên mặt đất luôn. Ngoài ra con “Chim săn mồi” này còn có thể tham gia vào các nhiệm vụ tác chiến điện tử, và thu thập  tin tức tình báo nữa. Ảnh: Không quân Mỹ.
Day la may bay tiem kich dang so nhat cua My-Hinh-3
F-22 Raptor có chiều dài 18,92m, sải cánh 13,56m, chiều cao 5,08m, và được trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney F119-PW-100 với lực đẩy 156kN mỗi động cơ. Ảnh: Không quân Mỹ.
Day la may bay tiem kich dang so nhat cua My-Hinh-4
Động cơ đôi cực mạnh này giúp F-22 Raptor đạt tốc độ tối đa Mach 2,25 (tương đương 2.410km/h)- nhanh hơn đáng kể so với hầu hết các chiến đấu cơ khác- cùng tầm hoạt động rất rộng (khoảng 852km). Ảnh: Không quân Mỹ.
Day la may bay tiem kich dang so nhat cua My-Hinh-5
F-22 Raptor còn có thể được tiếp nhiên liệu trên không, giúp chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này có thể mở rộng đáng kể phạm vi, và thời gian hoạt động của mình, mà trở nên cực kỳ cơ động trong những tình huống đòi hỏi phải di chuyển đến mục tiêu ở rất xa. Ảnh: Không quân Mỹ.
Day la may bay tiem kich dang so nhat cua My-Hinh-6
Thiết kế khí động học giúp máy bay F-22 Raptor có thể thực hiện được những động tác nhào lộn, tránh né cực kỳ linh hoạt, và dễ dàng tiếp cận máy bay đối phương. Ảnh: Không quân Mỹ.
Day la may bay tiem kich dang so nhat cua My-Hinh-7
F-22 Raptor được trang bị 1 khẩu súng máy 20mm M61A2 Vulcan 6 nòng cùng các hỏa tiễn không đối không tầm trung AIM-120, và hỏa tiễn không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder. Đây là những vũ khí cực mạnh giúp F-22 Raptor “thỏa sức vẫy vùng” trong các cuộc cận chiến với máy bay địch. Ảnh: Không quân Mỹ.
Day la may bay tiem kich dang so nhat cua My-Hinh-8
Để tiêu diệt các mục tiêu dưới mặt đất, F-22 Raptor được trang bị Bom tấn công trực diện phối hợp JDAM, cùng bom thông minh có độ chính xác cao GBU-39. Ảnh: Không quân Mỹ.
Day la may bay tiem kich dang so nhat cua My-Hinh-9
Hệ thống cảm biến, và radar trên tiêm kích F-22 Raptor cũng rất hiện đại, bao gồm radar AN/APG-77, có bán kính hoạt động từ 200-240km, và có thể phát hiện mục tiêu có diện tích bề mặt khoảng 1m2, hệ thống radar phát hiện hỏa tiễn AN/AAR-56, hệ thống radar cảnh báo AN/ALR-94 có bán kích hoạt động 463km, và hệ thống MJU-39/40 bảo vệ F-22 Raptor khỏi các hỏa tiễn tầm nhiệt. Ảnh: Không quân Mỹ.
st


Phần nhận xét hiển thị trên trang