Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Khủng bố Hồi Giáo: trước đây và bây giờ


Chương 2 – 2.1 Khủng bố Hồi Giáo: trước đây và bây giờ

12 năm sau khi nhận được lời tiên tri của mình, Mohammed quyết địch chuyển đến thành phố Yathrib với hi vọng sẽ chiêu mộ được nhiều người hơn – đặc biệt là những người Do Thái thành công và một số người Công Giáo – vào đạo của ông. Năm 622 sau công nguyên Mohammed di cư với 50 người đi theo đến Yathrib từ Mecca, một cuộc hành trình 200 dặm (320 km). Cuộc hành trình này được biết đến với tên Hijra, điều các sử gia đánh dấu như sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mà Hồi Giáo đã lan rộng không chỉ như một tôn giáo mà còn là một phong trào chính trị và quân sự. Hijra đánh dấu một điểm biến chuyển: đế chế chính trị của Hồi Giáo đã bắt đầu. Đó là thời điểm mà Mohammed và những người theo ông bắt đầu chiến đấu và chiến thắng để truyền bá Hồi Giáo và bắt đầu 1,400 năm của chủ nghĩa khủng bố và thống trị Hồi Giáo. Ảnh hưởng của Hijra lên dân số của Yathrib, và lên tương lai của xã hội và các quốc gia là rất đáng lớn cho đến ngày hôm nay.
Từ Hijra đến Yathrib (đã đổi tên thành Medina ngày nay), lúc đó vốn là trung tâm của cuộc sống của người Do Thái Ả Rập, Mohammed tích cực cố gắng thuyết phục người Do Thái chấp nhận ông như một tiên tri thực sự và Hồi Giáo là một tôn giáo thực sự. Trong những nỗ lực để lôi kéo họ về phía mình, ông thêm vào rất nhiều những tập tục và lễ nghi của họ, như ăn chay, cấm ăn thịt heo và lễ cắt bao quy đầu.
Khi người Do Thái từ chối chấp nhận ông và đạo của ông, Mohammed đã nhận được dấu chỉ từ Allah như sau:
“Và những người Do Thái sẽ không hài lòng với ngươi, người Công Giáo cũng vậy cho đến khi ngươi theo đạo của chúng. Ta phán: dĩ nhiên lời chỉ dẫn của Allah, đó là lời chỉ dẫn thực sự. Và nếu ngươi chiều theo ham muốn của chúng sau những kiến thức mà ta ban cho ngươi, ngươi sẽ không còn nhận được sự bảo hộ của Allah, hay bất cứ người ủng hộ nào nữa.” (Koran 2:120)
Khi Allah đã cho Mohammed biết ông phải đi con đường khác với người Do Thái, người Công Giáo, và bất kỳ ai khác theo đuổi đức tin của riêng họ, Mohammed đã được cho phép tuyên bố chiến tranh với người Do Thái, người Công Giáo vì đã dám xa rời Allah. Ông bắt đầu một chiến lược khủng bố, tấn công họ, cướp bóc tài sản của họ, và lưu đày họ. Sau này, trong các cuộc tấn công của ông tới các bộ lạc, thành phố và quốc gia khác, Mohammed và lực lượng của ông giết hại tất cả những người đàn ông Do Thái hay Công Giáo và bắt giữ phụ nữ và những đứa trẻ của họ như nô lệ.
“Một vài người ngươi sẽ giết và bắt giữ. Và Chúa sẽ cho ngươi thừa hưởng đất đai, nhà cửa và sự giàu có của chúng, những vùng đất ngươi chưa từng đặt chân…” (Koran 33:26-27)
Sau khi lưu đày người Do Thái, Mohammed và những tín đồ của ông trở nên mạnh hơn tại Medina. Ông bắt đầu tấn công các thương đội Meccan đi ngang qua trục đường chính gần Medina. Điều này dẫn đến 3 trận đánh lớn giữa năm 623 và 630 sau công nguyên. Ba trận đánh này đã thành lập những tôn chỉ và thông số cho lực lượng khủng bố Hồi Giáo mà chúng ta đang trải nghiệm ngày nay. Dẫn tới Hồi giáo trở thành đại biểu cho cả quốc quyền lẫn thần quyền, từ Yasser Arafat trước đây đến Osama bin Laden, vẫn áp dụng những cuộc chiến này cũng như hiệp ước Al-Hudaybiyah để khuyến khích đám đông và lên các chiến dịch khủng bố. Hiểu rõ những sự kiện này giúp chúng ta hiểu kẻ thù của chúng ta lấy cảm hứng từ đâu, cũng như những lý do ẩn sau niềm tin tôn giáo của chúng.

2.2 Trận chiến Badr

Vào tháng 3 năm 624 sau công nguyên, Mohammed và 315 người của ông tấn công một đoàn xe Meccan 900 người đi ngang qua Medina. Lực lượng nhỏ bé của Mohammed đã chiến đấu và đánh bại những người Meccan trong một cuộc chiến anh dũng được khơi dậy bằng đức tin vào Thượng Đế và thiên đường. Đội quân nhỏ của Mohammed trở lại Medina với đầy ắp của cải và tù binh. 4/5 chiến lợi phẩm được phân phối cho các chiến binh thánh chiến Hồi Giáo và 1/5 thuộc về Mohammed vì lợi ích của cộng đồng chung.
Còn hơn cả một chiến thắng quân sự, cuộc chiến Badr có một ý nghĩa tôn giáo đáng kể đối với những người Hồi Giáo, họ cảm thấy thắng lợi của cuộc chiến như một lời đáp trả từ Thượng Đế sau nhiều năm khó nhọc. Cuối cùng Thượng Đế đã thưởng họ một chiến thắng trước kẻ thù hùng mạnh của họ. Kinh Koran đã mô tả cuộc chiến Badr: “Các ngươi đã không giết chúng nhưng Thượng Đế đã giết chúng.” (Koran 8:17)

2.3 Trận chiến Uhud

Tháng 3 năm 625, trong một nỗ lực của những người Meccan nhằm đánh bại Hồi Giáo và xóa bỏ sự đe dọa của họ đối với những hoạt động thương mại quốc gia mà nguồn sống chính là các đoàn lữ hành thương mại, 3,000 người Meccan đã tấn công người Hồi Giáo tại Uhud, một ngọn đồi gần Medina. 75 người Hồi Giáo bị giết trong khi người Meccan chỉ mất 27. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi người Meccan tin rằng họ đã giết chết Mohammed.
Mặc dù người Mecca đã thất bại trong việc đạt được mục tiêu diệt trừ Mohammed, người Hồi Giáo cảm thấy như tinh thần của họ đã mất. Vì chết nhiều người hơn, họ cảm thấy mình đã đánh mất sự ủng hộ của Allah – những vấn đề quân sự và tôn giáo không thể tách rời trong tâm trí họ. Nếu Thượng Đế đã ban cho họ chiến thắng tại Badr như một dấu hiệu phù hộ, tổn thất của họ tại Uhud biểu thị cho sự mất đi sự ủng hộ của Thượng Đế.
Mohammed đi tới một kết luận là người Hồi Giáo đã quên đi nghĩa vụ với Thượng Đế vì họ trở nên hứng thú hơn với những chiến lợi phẩm. Vì vậy Allah đã trừng phạt họ bằng cách bỏ rơi, và trả giá sự thất bại tại Uhud. Truyền thống Hồi Giáo về sự tự tìm kiếm trong linh hồn và tự sám hối để trở lại thanh sạch khi đối mặt với thất bại và tổn thất đã trở thành một chủ đề lâu dài trong cả cộng đồng Hồi Giáo cho đến tận ngày nay. Sự tận trung vì lý tưởng vì điều tốt dâng cho Thượng Đế và những quốc vương biết mình là kẻ chiến thắng khi họ chiến thắng, và nghĩ rằng mình chiến thắng kể cả khi họ thất bại – mặc dù họ chết họ sẽ trở thành những liệt sĩ và nhận phần thưởng từ Allah trên thiên đường. Họ biết Allah đứng về phía họ khi họ chiến thắng và cố gắng hơn để làm vừa lòng Người khi họ thất bại. Nhiều người Hồi Giáo trên khắp thế giới ngày nay, đặc biệt ở khu vực Trung Đông, tin rằng Allah đã chúc phúc cho Ả Rập Saudi bằng sự giàu có nhờ sự tuân thủ nghiêm ngặt đạo Hồi (như cách họ đã tuân thủ dưới thời Mohammed). Nhiều thủ lĩnh Hồi Giáo dùng ví dụ về sự giàu có và thành công của Ả Rập Saudi như một vương quốc Hồi Giáo để tạo cảm hứng cho các chiến binh thánh chiến khác để họ tuân theo và tín giáo hơn, để được Allah chúc phúc.

2.4 Hiệp ước Al-hudaybiyah

Năm 628 Mohammed du hành tới Mecca với 1,400 người và đóng quân gần đó tại Al-Hudaybiyah. Họ tránh khỏi các trận chiến khi Mohammed và người Meccan đồng ý với một hiệp ước hạn chế những hành vi gây hấn với nhau trong vòng 10 năm. Dựa trên hiệp ước đó, Mecca nhìn nhận Mohammed như một người không hiếu chiến và đưa ông ta vào vùng thân thiện. Tuy nhiên, Mohammed có một chiến lược lâu dài để sáp nhập Mecca vào đạo Hồi. Ông biết mình không thể chiến thắng nếu chiến đấu với người Mecca ngay bây giờ, vì vậy ông dùng thời gian của hiệp ước để xây dựng quân đội, tăng cường lực lượng, chiêu mộ và trẻ hóa nó, và sau đó tuyên chiến với Mecca 2 năm sau vào lúc bất ngờ nhất.

2.5 Trận bao vây Khaybar

Vài tuần sau khi hiệp ước Al-hudaybiyah được ký, Mohammed dẫn dắt người Hồi Giáo tấn công ốc đảo Khaybar của người Do Thái. Ông tra tấn, sát hại, cướp bóc và bắt nhiều người làm nô lệ. Sau một trận đánh hung tàn với 93 người thiệt mạng, người Do Thái đàm phán một hiệp nghị đầu hàng, cho phép người Do Thái tiếp tục làm việc trên mảnh đất của họ nhưng phải cống hiến 1 phần 2 thu hoạch cho người Hồi Giáo như thuế “cống phẩm,” được gọi là jizyah. Vì Mohammed có vị thế tay trên, điều kiện của ông cho ông quyền thay đổi ý định, phá vỡ hiệp nghị và trục xuất người Do Thái, nếu ông lựa chọn làm vậy.
Khi Mohammed và Hồi Giáo trở nên càng ngày càng mạnh, ông xâm chiếm mọi bộ tộc Công Giáo và Do Thái tại Ả Rập. Người Công Giáo và Do Thái đầu hàng Hồi Giáo và bắt đầu trả thuế Jizyah, vừa là sự bảo vệ vừa công nhận họ là hạ cấp của Hồi Giáo, và được gọi là người Dhimmi. Người Do Thái và Công Giáo không cải đạo sang Hồi Giáo được cho phép sống bởi vì họ là “người giữ thánh kinh” nhưng trở thành công dân hạng hai và phải trả thuế Jizyah.
“Hãy chiến đấu với những kẻ không tin vào Allah hay ngày tận thế, hay giữ những lề luật bị cấm bởi Allah và các tông đồ, hay không công nhận tôn giáo của sự thật [mặc dù chính họ làm vậy] của những người giữ thánh kinh, cho đến khi chúng trả thuế Jizyah với lòng khuất phục tự nguyện, và cảm thấy chính mình bị khuất phục.” (Koran 9:29)
Hiệp ước Khaybar đặt ra cản trở tôn giáo giữa những kẻ chiến thắng Hồi Giáo và những người thua cuộc Công Giáo hoặc Do Thái. Khi những kẻ chinh phục Hồi Giáo mở rộng ra ngoài Ả Rập. Thế giới ngày nay bị chia làm 2 cực: Dar Al Islam (ngôi nhà của Hồi Giáo) và Dar Al Harb (ngôi nhà của chiến tranh). Nhà của chiến tranh nghĩa là bất kỳ khu vực nào chưa bị chinh phục, áp bức và thần phục bởi Hồi Giáo và các nghi thức của nó. Đây là nền tảng của khát khao chiến đấu của người Hồi Giáo với những kẻ ngoại đạo cho đến khi họ cải đạo thành Hồi Giáo hay bị giết. Các chiến binh thánh chiến ngày nay xem mọi quốc gia không theo luật Hồi Giáo là Dar Al Harb, và họ có trách nhiệm phải chiến đấu đến khi Hồi Giáo tuyên bố chiến thắng trên mảnh đất của những kẻ ngoại đạo.

2.6 Cuộc đô hộ Mecca

Năm 630 Mohammed đã đạt được sức mạnh trên một vùng rộng lớn. Mecca đã mất cảnh giác, khi hiệp ước Al-Hudaybiyah khiến họ tin rằng Mohammed không có ý định chiến đấu với họ. Trong tâm trí của Mohammed, hiệp ước đó chỉ là một công cụ. 2 năm sau ngày ký hiệp ước, Mohammed và các chiến binh của ông tấn công Mecca, chinh phục nó và cải đạo dân chúng sang Hồi Giáo. Ông phá hủy mọi biểu tượng của Kaaba và dâng hiến đền thờ cho Hồi Giáo, tuyên bố Mecca là thánh địa của Hồi Giáo. Để đảm bảo sự thống trị của Mohammed và Đạo Hồi, người không theo Hồi Giáo bị cấm bước chân vào Mecca bằng hình phạt tử hình.
Năm 631 Mohammed nhà tiên tri, chiến binh và kẻ thống trị với dấu chỉ từ thiên thần Gabriel và kiếm trên tay, dẫn dắt những người Hồi Giáo đi chinh phục và áp bức mọi bộ tộc du mục sa mạc của Ả Rập.
“Khi những tháng cấm kị đã qua, hãy tàn sát những kẻ ngoại đạo ở bất cứ nơi đâu ngươi tìm thấy chúng, và bắt giữ chúng, bao vây chúng, chuẩn bị cho từng cuộc phục kích chúng…” (Koran 9:5)

2.7 Đạo Hồi bùng nổ ngoài Ả Rập

Sau cái chết của Mohammed (năm 632 sau công nguyên), Đạo Hồi tiếp tục bành trướng, dẫn dắt bởi 4 giáo sĩ. Năm 634 caliph thứ 2 Omar bắt đầu tự xưng “chỉ huy của lòng trung thành.” Với kiếm và kinh Koran trong tay, giáo sĩ Omar bắt đầu sự bành trướng dữ dội của Hồi Giáo, chinh phục cả một vùng rộng lớn kéo dài từ Trung Đông cho tới Châu phi.
Với mỗi chiến thắng quân sự, niềm tin của người Hồi Giáo rằng Allah đứng về phía họ được củng cố. Những người Công Giáo và Do Thái bị xâm chiếm, khủng hoảng bởi sự tàn nhẫn của những kẻ xâm lược Hồi giáo trong nhiệm vụ từ Thượng Đế, có thể mua quyền được sống và giữ những nghi thức tín ngưỡng của mình chỉ khi họ đồng ý cống nạp.
Những chiến binh thánh chiến đầu tiên dấn thân vào nhiệm vụ thần thánh của sự thống trị Hồi Giáo chinh phục các đạo quân Ba Tư, chiếm giữ Babylonia, Mesopotamia, Armenia, và Ba Tư. Về phía tây họ chinh phục các vùng Công Giáo ở phía đông Địa Trung Hải, từ Syria và Palestine tới Ai cập, Tunisia, Algheria và Morocco. Năm 711 họ chinh phục bán đảo Iberian và thành lập một điển dừng chân tại Châu Âu, dẫn tới sự chinh phục của Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ vài năm về sau. Năm 751 Hồi Giáo đã chinh phục Ấn Độ và miền trung Trung Quốc). Chỉ sau hơn 1 thế kỷ từ cái chết của Mohammed, Hồi Giáo, một hệ tư tưởng tôn giáo chính trị toàn trị, đã bao phủ và thống trị nhiều lãnh thổ hơn cả thời kỳ huy hoàng nhất của đế chế La Mã.
Với mục đích nhắm vào cuộc viễn chinh thế giới lần nữa, thử suy nghĩ về những gì chờ đợi các thế hệ tương lai nếu những người Hồi Giáo, được lãnh đạo bởi những kẻ như Osama bin Laden và tổng thống Ahmadinejad của Iran, tiếp tục giấc mơ của họ để xây dựng quốc gia Hồi Giáo tiếp theo.

2.8 Tình trạng của người Công Giáo và Do Thái dưới sự cai trị Hồi Giáo

Người Công Giáo và Do Thái phải trả thuế Jizyah trong một nghi thức công cộng nhục nhã. Khi dâng tặng thuế jizyah, các Dhimmi phải “ngẩng cao đầu khi người công chức tóm lấy râu và đánh vào vùng xương nhô lên dưới tai anh ta.” Trong một số vùng, người Công Giáo và Do Thái phải đeo hóa đơn thuế Jizyah quanh cổ như một dấu hiệu cho sự sỉ nhục của họ.
Những người Công Giáo và Do Thái bị cấm xây dựng các nhà thờ, đền thờ hay những giáo đường mới. Họ cũng bị cấm rung chuông nhà thờ hay thổi kèn shofar báo hiệu giờ lễ, cũng như họ bị cấm ngày nay tại Ả Rập Saudi và Iran. Dhimmi bị buộc phải mặc những quần áo đặc biệt; đó là vua Hồi của Baghdad Al Mutakakkil, trong thế kỷ 9, đã thiết kế ra một bảng vàng cho những người Do Thái dưới sự cai trị Hồi Giáo, điều Hitler đã bắt chước và nhân rộng trong Đức Quốc Xã nhiều thế kỷ sau.
Hồi giáo tiếp tục con đường chinh phục của mình qua các châu lục và đại dương thông qua chủ nghĩa khủng bố tàn nhẫn, gây ra những bi kịch khủng khiếp cho hàng triệu con người. Hồi Giáo đã tự xem mình như người thừa kế chính thống của nền văn minh, văn hóa và lịch sử. Họ thay đổi tên của nhiều thành phố thành những cái tên Hồi Giáo, Constantiople trở thành Istanbul, Jerusalem trở thành Al-Quds. Họ chiếm lấy vinh dự của các phát minh và thành tựu của những người dân họ chinh phục. Các nhà thờ Hồi Giáo xây dựng trên nền các nhà thờ Công Giáo; nhà thờ Hồi Giáo nổi tiếng nhất thế giới, nhà thờ Al-Aqsa, được xây dựng trên nền đền thánh Núi Đồi của người Do Thái.

2.9 Sự nổi dậy của phương Tây

Đến năm 1061 sự phẫn nộ và đối đầu đã bùng nổ giữa đế chế Hồi Giáo và các tín đồ Công Giáo. Người Công Giáo và người Hồi Giáo đã tuyên chiến khi người Công Giáo cố gắng dành lại tự do cho chính mình và những vùng đất của họ.
Những người Công Giáo đã nổi giận khi Hồi Giáo chiếm lĩnh Jerusalem, nơi khởi nguyên của đạo Công Giáo. Nhiều người Công Giáo đã cải đạo thành Hồi Giáo dưới những áp lực, sỉ nhục và những nỗi đau liên tục đổ xuống bởi những người Hồi Giáo. Cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên đã được phát động sau khi Giáo Hoàng Urban Đệ Nhị thúc giục những người Công Giáo trên toàn Châu Âu lấy lại những mảnh đất của Chúa và trả lại những mảnh đất ấy về lại đạo Công Giáo.
Năm 1099 Cuộc Thập Tự Chinh Công Giáo đã giải phóng Jerusalem, chưa tới một thế kỷ sau người Hồi Giáo dưới sự lãnh đạo của Saladin đã tái chiếm nó và đẩy lùi những người Công Giáo ngoại đạo. Jerusalem tồn tại dưới sự cai trị của Hồi Giáo cho tới khi người Israel giải phóng nó năm 1967. Đó là lần đầu tiên trong hơn 2000 năm, cả thành phố Jerusalem đã thống nhất dưới chính quyền hợp pháp của người Do Thái, nơi người Do Thái có thể cầu nguyện trong đền thánh đã bị chiếm đóng bởi nhà thờ Hồi Giáo.
Từ năm 1099 cho đến suốt 300 năm kế tiếp, các cuộc Thập Tự Chinh Công Giáo đã được phát động từ Châu Âu như một nỗ lực giải phóng các miền đất Công Giáo bị chinh phục bởi Hồi Giáo, chỉ để bị đánh bại hết lần này tới lần khác. Điều cần thiết không phải một đạo quân hay đức tin nồng nhiệt, mà đến từ cuộc cách mạng công nghiệp đã mang đến cho phương Tây sức mạnh kinh tế để đánh bại Hồi Giáo.
Vào khoảng năm 1600, những thay đổi lớn lao đã được thai nghén trong Công Giáo Châu Âu. Thời kỳ Phục Hưng có ý nghĩa đặc biệt về thương mại và chủ nghĩa thương gia đã dẫn đến cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự khám phá của nước Mỹ. Công Giáo Châu Âu đã biến sự phát triển này thành lợi thế kinh tế và quân sự.
Vào thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp Châu Âu mang đến cho họ sức mạnh kinh tế để bành trướng toàn cầu. Nó cho phép các đạo quân đẩy lùi người Hồi Giáo về lại Trung Đông, sự dẻo dai và ưu thế quân sự tuyệt đối mà những thập tự quân ngày trước không thể có. Khi Châu Âu bành trướng và giải phóng những miền đất Công Giáo, họ trả tự do cho người Công Giáo và người Do Thái để không phải trả thuế bảo vệ nữa. Đây là một đòn kinh tế nặng nề giáng vào sự phát triển và triển vọng của Hồi Giáo, trước đây vốn trông cậy vào việc bóc lột của cải dựa trên chế độ nô lệ của người Công Giáo và người Do Thái.
Ưu thế công nghiệp của Châu Âu đã tiếp nhiên liệu cho những nhiệm vụ tái chiếm các quốc gia bị xâm lược bởi Hồi Giáo. Năm 1798 dạo quân với ưu thế công nghệ của Napoleon Bonaparte tiến tới Ai Cập. Trái tim của lãnh địa Hồi giáo, Dar Al Islam, đã bị đâm thủng.
Năm 1877 đế chế Hồi Giáo đã để mất Romania, Bosnia, Herzagovina, Motenegro, Bulgaria và Cyprus. Pháp tấn công Algeria, Morocco và Tunisia. Anh tấn công Egypt, Ý tấn công Lybia, trong khi người Nga và Anh chia cắt Ba Tư. Năm 1905 phương Tây đã giải phóng những lãnh địa của họ trước đây bị chinh phục và cắn xé bởi Hồi Giáo, và tuyên bố một chiến thắng về kinh tế và quân sự, qua đó đánh dấu sự chấm dứt của 1,400 năm cai trị của Hồi giáo và các chiến binh thánh chiến. Trong suốt giai đoạn này, Hồi Giáo đã sát hại 270 triệu người trên khắp thế giới; 120 triệu người Châu Phi, 60 triệu người Công Giáo, 80 triệu người Hindu và 10 triệu người Phật giáo.
Khi Hồi Giáo mất kiểm soát các lãnh địa rộng lớn và hàng triệu người dân, chịu một thất bại khổng lồ trong tay những kẻ ngoại đạo, người Hồi Giáo trải nghiệm một nỗi đau và sự sỉ nhục chưa từng được họ biết đến trước đây. Làm sao Công Giáo lại có thể vượt qua Hồi Giáo được? Những kẻ ngoại đạo là thấp kém hơn người Hồi Giáo, chúng đã bị nguyền rủa bởi Allah, chúng đã phải khuất phục Hồi Giáo hơn 14 thế kỷ. Tín ngưỡng của chúng thấp kém hơn đạo Hồi, con đường và tín ngưỡng thực sự của Allah trên thế giới. Các Ummah đã và vẫn còn bị sốc.
Các thủ lĩnh tôn giáo, nhà tư tưởng và các học giả Hồi Giáo đã kết luận rằng Hồi Giáo đánh mất sức mạnh của họ vì Allah đã lấy đi điều đó khỏi họ. Họ tin rằng Hồi Giáo đã lạc khỏi con đường thực sự mà Allah đã mạc khải cho họ thông qua nhà tiên tri Mohammed. Vì vậy Allah đã trừng phạt họ để dạy họ một bài học. Chỉ thông qua sự trở về của sự thật, sự kiên trì Hồi Giáo chính thống trong thời đại của nhà tiên tri, Hồi Giáo mới có thể trở lại vinh quang và chiếm lại thế thượng phong của nó. Chỉ khi đó Allah mới tưởng thưởng trở lại cho người Hồi Giáo trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Hồi giáo ngày nay đặt mục tiêu chinh phục thế giới – lần nữa! Hồi Giáo ngày nay dùng trữ lượng và triển vọng về dầu hỏa của họ, cũng tương tự như điều đã cho phép người Châu Âu chiến thắng Hồi Giáo, để tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố và lan tràn đạo Hồi trên khắp thế giới.
Thấu hiểu lịch sử của Hồi Giáo và cách thức nó ảnh hưởng đến phe Hồi Giáo cực đoan ngày nay là thiết yếu cho sự sinh tồn của chúng ta. Ví dụ, lịch sử về hiệp nghị Al-Hudaybiyah đã cho chúng ta thấy việc sử dụng các hiệp nghị lâm thời và nói dối cả người ngoại đạo để phát triển đạo Hồi không chỉ được chấp nhận mà được tán thành và chúc phúc bởi nhà tiên tri.
Sau khi ký hiệp ước Oslo, trong khi phương Tây và Israel hân hoan chúc mừng nền hòa bình đã được mong chờ quá lâu giữa 2 quốc gia, Yasser Arafat cũng hân hoan, nhưng vì một lý do khác. Arafat cuối cùng cũng có thể trở lại lãnh thổ Palestine, xây dựng chính quyền Palestine và được tài trợ bởi những kẻ ngoại đạo – thậm chí vũ trang và cung cấp cho những đoàn xe lửa và cảnh sát của họ với vũ khí, biết rõ ràng là ông không bao giờ có ý định hòa bình với Israel. Hiệp nghị hòa bình của ông không có mục đích nào khác ngoài một sách lược chiến tranh của Hồi Giáo được răn dạy bởi nhà tiên tri Mohammed sau lệnh ngừng bắn Al-Hudaybiyah.
Arafat bắt đầu nhắc tới Al-Hudaybiyah không lâu sau khi ký hiệp ước Oslo năm 1993 (Lần đề cập đầu tiên của ông là trong bài diễn văn bằng tiếng Anh tại Nam Phi.) Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ai Cập ngày 18 tháng 4 năm 1998, Arafat đã được hỏi về hiệp nghị Oslo. Ông lần nữa trích dẫn Al-Hudaybiyah như nền tảng của sự hòa bình ông dành cho Israel. Sau đó, khi Arafat được hỏi trong một cuộc phỏng vấn của báo Al-Quds vào tháng 5 năm 1998 rằng có bao giờ ông cảm thấy mình đã phạm sai lầm khi đồng ý hiệp ước Oslo, Arafat trả lời: “Không, không. Ngôn sứ của Allah Mohammed đã chấp nhận hiệp ước hòa bình Al-Hudaybiyah, và Saladin đã chấp nhận hiệp ước hòa bình với Trái Tim Sư Tử Richard.” Trong một tuyên bố với hội đồng lập pháp Palestine ngày 15 tháng 5 năm 2002, ông nói “Chúng ta hãy nhớ đến hiệp ước hòa giải Al-Hudaybiyah hơn là những lo âu của quốc gia và tình đoàn kết quốc tế với người dân và lý tưởng của các bạn.” Arafat đề cập đến Al-Hudaybiyah hết lần này đến lần khác trong nhiều tuyên bố.
Tôi đề cập tới những tuyên bố của Yasser Arafat vì chúng không chỉ là những ví dụ tiêu biểu nhất của các nguyên tắc Hồi Giáo về công việc trong những đàm phán chính trị hiện đại. Trong khi đó phương Tây chìm đắm trong tình trạng nhà nước chối bỏ sự thật và sự thiếu hiểu biết, bị lừa dối bởi những đường hướng chính trị và từ chối lắng nghe kẻ thù của chúng ta, kẻ có cách hiểu khác hẳn với chúng ta về hòa bình và lòng khoan dung. Trong khi nhiều người ngày nay sẽ tranh cãi rằng Arafat không phải một người Hồi Giáo mà là một người theo chủ nghĩa quốc gia, không ai có thể tranh luận về sự thật rằng ông dùng các nguyên tắc Hồi Giáo có nền tảng từ kinh Koran và những hành động của nhà tiên tri Mohammed như nền tảng cho các đàm phán và sách lược chiến tranh của ông ta.

2.10 Hồi Giáo hiện đại: Sự lên ngôi của quyền tối thượng Hồi Giáo.

Hồi giáo đã tỉnh dậy sao 300 năm ngủ vùi và từ chối trả thù cho vinh quang cổ đại của nó, sử dụng những công thức thành công từ lịch sử nơi Hồi Giáo cai trị với kiếm và những lời dạy từ Mohammed; nơi tín ngưỡng và chính phủ là một; nơi các Ummah bị cai trị bởi luật lệ Hồi Giáo và tất cả mọi tín ngưỡng khác bị đàn áp.
Từ cuộc cách mạng Iran năm 1979, chủ nghĩa phát xít Hồi Giáo và các hoạt động khủng bố Hồi Giáo khắp nơi trên thế giới đã leo thang đến một cấp độ vượt qua sự tưởng tượng của bất kỳ ai. Tai họa và sự kinh hoàng của chủ nghĩa cộng sản đã bị thay thế bởi tai họa và sự kinh hoàng của Hồi Giáo. Mỗi ngày, truyền thông đem lại bằng chứng từ thế giới về sự sát hại những người dân thường vô tội nhân danh Hồi Giáo, bởi người Hồi Giáo. Từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, đã có hơn 10 ngàn cuộc khủng bố Hồi Giáo nổ ra trên khắp thế giới, được thực hiện bởi những người đàn ông và phụ nữ tin rằng việc chết vì đức tin quan trọng hơn cả cuộc sống của chính họ. Từ khi nào và từ đâu hiện tượng này bắt đầu? Và tín hiệu gì đã được gửi đến người Hồi Giáo trên toàn thế giới để trỗi dậy trong một cuộc thánh chiến chống lại phương Tây?
Sự sụp đổ của chế độ Shah Mohammad Reza Pahlavi tại Iran năm 1979 bởi Ayatollah Ruhollah Khomeini đã nhen nhóm lại giấc mơ của những kẻ Hồi Giáo cực đoan về việc thống nhất đạo Hồi trên toàn thế giới và thành lập một quốc vương thống trị chính quyền thế giới với những chính sách chính trị và thần học của ý thức hệ Hồi Giáo. Những người Hồi Giáo bình thường, ôn hòa trước đây trở nên nhiệt tình với chủ nghĩa quốc gia Hồi Giáo và được truyền thụ bởi những kẻ Hồi Giáo cực đoan để hướng tới một thế giới của chủ nghĩa phát xít Hồi Giáo.

2.11 Cuộc cách mạng Iran

Cuộc nổi dậy quyền lực của Khomeini như người thống trị của nước cộng hòa hồi giáo Iran vào tháng 2 năm 1979 là cực điểm của những sự kiện đã khởi đầu trước đó với cuộc cách mạng của Iran và sự sụp đổ của chính quyền Shah. Trong thời kỳ này, chính quyền Shah của Iran đã trở nên ngày càng yếu kém trong việc đáp ứng các nhu cầu của người dân, đặc biệt là sự nổi dậy của tầng lớp trung lưu trên đất nước. Khi doanh thu dầu mỏ của Iran tăng lên, Shah bớt phụ thuộc vào những khoản vay và viện trợ từ Mỹ và ít thiên vị chính phủ Mỹ hơn trong việc tiếp tục điều hành người dân của mình với chính sách dân chủ.
Sau cái chết của cố vấn Ayatollah Boroujerdi, năm 1962, Khomenini bắt tay vào cuộc hành trình để phản bác những tư tưởng và văn hóa của các nước phương Tây và thành lập một chính quyền Hồi Giáo thế giới thông qua những cuộc thánh chiến Hồi Giáo. Là “cha đẻ của thánh chiến Hồi Giáo hiện đại”, Khomeini giới thiệu lại lối tư duy văn hóa cam kết sự hung tàn cho ích lợi của ý thức hệ chính trị dựa trên những niềm tin tôn giáo cơ bản.
Khomeini bắt đầu những cuộc biểu tình chống lại Shah năm 1962, sau khi trở nên ngày càng bực bội trước những chính sách nhà nước dân chủ trong các quốc gia Shiite chủ đạo. Khomeini ghét cay ghét đắng mối quan hệ giữa Shah với phương Tây và những cuộc thanh trừng tàn bạo và nhanh chóng của họ về những bất đồng tôn giáo. Khomeini sớm chuyển đến An Najaf tại Iraq, nơi ông phát triển, giáo dục và truyền bá quan điểm của mình về việc cai trị quốc gia thông qua luật Sharia, và gửi chúng tới Iran để được phát tán thông qua các nhà thờ Hồi giáo.
Năm 1978, Khomeini trốn thoát đến Pháp nơi ông khởi xướng cuộc đảo chính Shah và chế độ của ông ta từ vùng ngoại ô Paris. Yasser Arafat và Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO) là công cụ phế truất Shah Pahlavi và đưa Khomeini lên nắm quyền. (Tình bạn giữa Khomeini và PLO trở nên cần thiết sau đó vì những xung đột giữa Israel và Palestin phản ánh những hành vi hăm dọa và cảnh báo được tiến hành bởi Khomeini và các tu sĩ trung thành tại Iran. Khomeini đã đủ điều kiện để cam kết sự hung tàn trên cơ sở hàng ngày khi không có quá nhiều tin tức báo chí cho tới khi xảy ra cuộc khủng hoảng con tin Iran.)
Chính quyền Carter công khai tìm kiếm tình bạn của Khomeini và cao giọng ủng hộ ông ta trong suốt cuộc cách mạng Iran năm 1979, nhanh chóng phế truất Shah và trao quyền cho Khomeini trở thành kẻ độc tài của Iran. Với thế giới, đặc biệt là những kẻ thù của chúng ta, Mỹ đã quá nhanh chóng vứt bỏ một đồng minh cũ đáng tin cậy đã giúp ích rất nhiều trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Liên Xô là một trong những kẻ thù mà chúng ta lưu ý, và tháng 12 năm 1979, Liên Xô tấn công Afghanistan chỉ 6 tháng sau khi Carter ký hiệp ước vũ trang với tổng thống Nga Brezhnev.
Trớ trêu thay, trong sự bất mãn của thế giới ngày nay, cựu tổng thống (1976-1981) Jimmy Carter xem Shah như kẻ vi phạm nhân quyền nặng nề khi ông đàn áp những người bất đồng chính kiến đe dọa chính quyền của ông. Trong sự ngây thơ của mình, Carter đã cố ý bỏ qua sự thật rằng Iran là một quốc gia kế tục được điều hành bởi một người đàn ông áp dụng những luật lệ tương tự như một xã hội dân chủ. Thay vào đó, Carter thiết lập một chiến dịch để phế truất Shah bởi vì sự vi phạm nhân quyền của ông ta. Trong một sự đảo nghịch mỉa mai hơn nữa, Carter lên án lệnh bắt giữ của chính quyền Shah đối với 3,000 tù nhân chính trị, rất nhiều trong số đó, khi Khomeini lên nắm quyền năm 1979, đã bị xử tử cùng với 10,000 người thân phương Tây khác. Thực ra, chính quyền Ayatollah chặt đầu nhiều người trong năm đầu tiên nắm quyền tại Iran hơn cả 25 năm thống trị của Shah cộng lại.
Tổng thống Carter đã đưa ra ý kiến về một quốc gia mà ông không hiểu rõ văn hóa của nó, tại một thời điểm quan trọng cho sự khai sinh của một phong trào cực đoan toàn cầu. Nước Mỹ chẳng những đã phản bội một trong số đồng minh của mình mà còn trao cho Khomeini (người đã phát minh thành ngữ “Nước Mỹ, đại ác quỷ”) quyền lực để lan tràn nọc độc của hắn khắp nơi.
Trong một tình thế chính trị/văn hóa tương tự, nước Mỹ giờ đang kêu gọi cho nền dân chủ tại Trung Đông, một ý tưởng cao quý tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu các cuộc bầu cử được cổ vũ tại những nơi chưa sẵn sàng cho nền dân chủ, các tổ chức khủng bố cuối cùng sẽ điều hành đất nước: ví dụ, Hamas tại dải Gaza, Hezbollah tại Lebanon và hiệu quả nhất là nhóm mullah tại Iran. Lần nữa, nước Mỹ đối mặt với một quyết định sẽ về phe và ủng hộ hầu hết những thủ lĩnh của Trung Đông hay cổ vũ các cuộc bầu cử dân chủ trên toàn bàn cờ. Nếu các cuộc bầu cử dân chủ diễn ra tại Ai Cập hay Jordan chúng sẽ kết thúc với những chính quyền Hồi Giáo cực đoan trên cả 2 quốc gia thế tục này. Điều duy nhất giữ những kẻ cực đoan trong tầm kiểm soát là sự kiểm soát chặt chẽ chúng, được duy trì bởi Vua Abdullah của Jordan hay tổng thống Mubarak của Ai Cập. Bất kể chúng ta không ưa triều đại Saudi hay các gia đình hoàng tộc khác của Trung Đông, họ là kẻ đỡ ác độc hơn khi so sánh với những phe Hồi Giáo cực đoan.
Từ năm 1979 tới năm 1989, Ayatollah Khomeini đưa Iran lùi lại hàng trăm năm. Ngay sau khi trở thành lãnh tụ tối cao, Khomeini thiết lập một sự áp đặt chặt chẽ bộ luật Sharia và đưa nó vào học thuyết cá nhân của ông về một chính quyền chính trị và tôn giáo. Iran giờ là một quốc gia chính trị thần quyền, điều hành bởi một nhóm giáo sĩ cực đoan lãnh đạo bởi một tên độc tài có khuynh hướng đưa Iran của trào lưu Shia trở thành một siêu cường thế giới.
Bộ luật mới từ chối những quyền cơ bản của đàn ông và phụ nữ. Shia tàn nhẫn hi sinh hàng ngàn sinh viên và trẻ em Iran, đưa họ đi chịu chết để quét sạch những bãi mìn trong thời chiến tranh Iran-Iraq nhân danh sự bảo toàn dân tộc Hồi Giáo Shia. Sinh viên bị dùng như bia đỡ đạn sống và bị gửi đi nổ tung xe tank của Iraq với bom quấn quanh người. Ý tưởng của Khomeini về những kẻ đánh bom cảm tử đặt ra tiền lệ cho “mặt trận” chiến tranh vô nhân đạo này. PLO, Hezbollah, Hamas và các môn đồ khủng bố Iraq bắt đầu đưa đánh bom cảm tử vào chiến lược của chúng, và các nhóm khủng bố Hồi Giáo khác nhanh chóng đi theo.Thế giới Iran như chúng đã biết trước thời Khomeini vừa chìm sâu vào vòng xoáy địa ngục.
Chính quyền Khomeini đã dựng lên nền tảng cho một cuộc quy tụ đáng kể những kẻ Hồi Giáo cùng chung chí hướng trên khắp thế giới, những kẻ mang lòng oán giận với phương Tây. Khomeini đã quy tụ rực rỡ những chiến binh Hồi Giáo để đứng lên chống lại phương Tây hủ bại và tổ chức họ thành những nhóm phản kháng, cam kết những cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới nhân danh Hồi Giáo.
Ngày 4 tháng 1 năm 1979, lực lượng Hồi Giáo cực đoan xông vào lãnh sự quán Mỹ tại Iran và bắt giữ 52 con tin người Mỹ trong vòng 444 ngày. Một cách mỉa mai, điệu nhảy của Khomeini về sự cố con tin tại Iran làm Carter thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1981. Carter đã hết lòng giúp đỡ thành lập một xã hội thần quyền tại một vùng giàu dầu mỏ mà ngày nay đã xuất khẩu các vụ khủng bố và phát triển sức mạnh hạt nhân để chiến đấu với phương Tây. Mặc dù ông có ý định tốt, kết quả cuối cùng cũng tương tự: sự ngây thơ của Carter và sự xúc động của đảng Dân Chủ đã được dùng như một công cụ để hủy diệt nền dân chủ.
Sự ủng hộ của Mỹ dành cho Taliban để chống lại Liên Xô ở Afgahnistan đã củng cố và vũ trang lực lượng Hồi Giáo cực đoan trên toàn thế giới. Như một kết quả, từ gốc rễ của cuộc chiến Afganistan/Liên Xô đã khai sinh ra Al Qaeda, và từ một vùng đất đắm chìm trong chủ nghĩa xã hội Hồi Giáo và niềm tin tôn giáo cuồng nhiệt khai sinh nhóm Hezbollah từ Iran và các nhóm khủng bố khác nữa.
Trong 70 năm đầu tiên của thế kỷ 20, chủ nghĩa khủng bố Hồi Giáo chủ yếu đã bị hạn chế tại Trung Đông, Ấn Độ, Châu Phi và vùng Balkan trong suốt Thế Chiến Thứ 2. Ngày 5 tháng 11 năm 1972, với sự kinh ngạc và rùng rợn của thế giới, các sát thủ của Arafat, thành viên của một nhánh phụ trợ của tổ chức khủng bố PLO tháng 9 Đen, chuẩn bị cho lễ ra mắt của chúng tại làng Olympic Munich. 4:30 sáng, chúng im lặng đột nhập vào phòng của những tuyển thủ đấu vật Israel và sau cùng sát hại 11 cảnh sát Israel và Đức. Yêu sách của những kẻ khủng bố? Chúng muốn Israel thả 234 tên khủng bố Ả Rập trong nhà ngục Israel, những kẻ đã nhận tội cho những hành vi bạo lực chống lại Israel, và dĩ nhiên, chúng yêu cầu một đường rút lui an toàn khỏi Đức.
Từ hành động khủng bố này, đã có vô số những chiến dịch khủng bố kinh hoàng không nói nên lời được tổ chức bởi chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan. Với những độc giả chưa quen thuộc với sự bành trướng của thảm họa Hồi Giáo, những tổng kết sau đây về hành vi hiếu chiến của Hồi Giáo/Ả Rập dẫn đến sự kiện 11 tháng 9. Như số liệu của những hoạt động khủng bố trên toàn thế giới từ năm 2001 đã quá nhiều để có thể được liệt kê ở đây, tôi chỉ đưa vào một vài vụ để cung cấp một bức tranh tổng quan. (Danh sách này cũng xuất hiện trong quyển sách “Bởi Vì Chúng Thù Ghét” (Because They Hate); nó được cập nhật ở đây.

2.12 Các vụ khủng bố trên toàn cầu bởi lực lượng vũ trang Hồi Giáo từ năm 2001 tới năm 2007

2001
Các vụ khủng bố nhắm vào Israel.
Ngày 11 tháng 9: cuộc tấn công giết chết gần 3000 người với những chiếc máy bay bị cướp đâm vào 2 biểu tượng của nước Mỹ: tòa nhà thương mại thế giới tại New York và Lầu Năm Góc tại Arlington, Virginia. Một chiếc máy bay thứ 4 rơi tại quận Somerset, Pennsylvania.
Âm mưu tấn công đại sứ quán Paris thất bại.
Richard Reid, cố gắng phá hủy chuyến bay 63 của hãng hàng không Mỹ, bị khống chế bởi những hành khách và tiếp viên máy bay trước khi hắn kịp cho nổ quả bom giấu trong giày.
2002
Tháng 3: PLO, hỗ trợ bởi Hamas và Hezbollah, tàn sát 130 người Do Thái trong vòng 1 tháng tại Israel, hầu hết là dân thường.
Danh sách sau được thu thập từ Information Please Database (IPD), 2007 Pearson Education, Inc., trừ khi đã được đính chính.
Tháng 4: đánh bom tại giáo đường Do Thái lịch sử tại Tunisia, 21 người thiệt mạng, bao gồm cả 11 khách du lịch người Đức.
Tháng 5: Một chiếc xe phát nổ bên ngoài khách sạn tại Karachi, Pakistan, giết chết 14 người, bao gồm cả 11 thường dân Pháp.
Tháng 6: đánh bom bên ngoài lãnh sự quán Mỹ tại Karachi, Pakistan, giết chết 12 người.
Tháng 10: một chiếc tàu đâm vào tàu chở dầu ngoài khơi bở biển Yemen, 1 người chết.
Tháng 10: đánh bom hộp đêm tại Bali, Indonesia, giết chết 202 người, hầu hết là công dân Úc.
Tháng 11: đánh bom tự sát một khách sạn ở Mombasa, Kenya, giết chết 16 người.
2003
Tháng 1: tại Manchester, Anh, thám tử  Constable Stephen Oake bị đâm chết, và 4 quan chức khác bị thương, trong một cuộc vây quét của cảnh sát. Kẻ giết người, Karmel Bourgass – bị tình nghi tham gia các hoạt động của Al Qaeda, đã trải qua huấn luyện tại Afghanistan – sau này đã thú nhận âm mưu phát tán chất độc chết người ricin trên những con đường của Anh. Manscheter đã trở thành một trong những nơi ẩn náu chính của những kẻ khủng bố Hồi Giáo tại Anh, theo các chuyên gia an ninh cho biết.
Tháng 5: đánh bom tự sát giết chết 34 người, bao gồm 8 người Mỹ, tại một khu nhà cho người phương Tây tại Riyadh, Ả Rập Saudi.
Tháng 5: 4 quả bom phát nổ giết chết 33 người, nhắm vào phía Do Thái, Tây Ban Nha và Belgian tại Casablanca, Morocco.
Tháng 8: một chiếc xe đánh bom tự sát giết chết 12 người, làm bị thương 150 người tại khách sạn Marriott tại Jakarta, Indonesia.
Tháng 11: các vụ nổ rung chuyển một khu liên hợp tại Riyadh, Ả Rập Saudi, giết chết 17 người.
Tháng 11: những kẻ đánh bom tự sát bằng xe hơi cùng lúc tấn công 2 đền thờ Do Thái tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết 25 người và làm bị thương hàng trăm người.
Tháng 11: xe tải mang bom phát nổ tại nhà băng London và lãnh sự quán Anh tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, 26 người thiệt mạng.
2004
Tháng 3: 10 quả bom trên 4 chiếc xe lửa phát nổ gần như cùng 1 lúc vào giờ cao điểm buổi sáng tại Madrid, Tây Ban Nha, giết chết 191 và làm bị thương hơn 1,500 người.
Tháng 5: những kẻ khủng bố tấn công một văn phòng công ty khai thác dầu của Saudi tại Khobar, Ả Rập Saudi, 22 người chết.
Tháng 6: những kẻ khủng bố bắt cóc và xử tử người Mỹ Paul Johnson Jr. tại Riyadh, Ả Rập Saudi.
Tháng 8: Al Qaeda lên kế hoạch đánh bom 11 chuyến bay của hàng không Anh chở những người Mỹ, nhưng thất bại.
Tháng 9: tại Beslan, Nga, một nhóm 33 phiến quân Hồi Giáo xông vào một trường học và bắt giữ khoảng 1,200 trẻ em và người lớn. Cuộc chiếm đóng kết thúc sau 3 ngày với cái chết của ít nhất 339 con tin, gần nửa số đó là trẻ em, và 500 người bị thương.
Tháng 9: xe chở bom phát nổ bên ngoài đại sứ quán Úc tại Jarkarta, Indonesia, 9 người chết.
Tháng 12: những kẻ khủng bố tiến vào lãnh sự quán Mỹ tại Jeddah, Ả Rập Saudi, 9 người chết (trong đó có 4 kẻ tấn công).
2005
Tháng 7: 4 kẻ đánh bom tự sát tấn công vào trung tâm giao thông công cộng tại London vào giờ cao điểm buổi sáng, 52 người chết, 700 người bị thương.
Tháng 10: 24 người chết bởi 3 vụ đánh bom tự sát ở Bali, Indonesia.
Tháng 11: 57 người chết tại 3 khách sạn Mỹ tại Amman, Jordan.
2006
Tháng 1: 2 kẻ đánh bom tự sát mang phù hiệu cảnh sát cho nổ gần một buổi lễ tại học viện cảnh sát Baghdad, giết chết gần 20 sĩ quan cảnh sát. Al Qaeda tại Iraq nhận trách nhiệm.
Tháng 6: tại Ontario, Canada, 17 người bị bắt, phá vỡ một loạt những cuộc tấn công khủng bố đã được lên kế hoạch tại miền nam Ontario. Không có mục tiêu nào được xác định, nhưng cơ quan có thẩm quyền cho biết hệ thống tàu điện ngầm Toronto nằm trong số đó. Cảnh sát và các sĩ quan tình báo đã thực hiện cuộc bắt giữ sau khi nhóm này nhận 3 tấn ammonium nitrate, một loại phân bón thông thường có thể dùng để chế tạo bom khi kết hợp với xăng. Đây là một phần của làn sóng gây shock của người Hồi Giáo trẻ tuổi Canada đã trở nên cực đoan.
Tháng 6: tại Đan Mạch, cảnh sát tăng cường sự chú ý lên hàng loạt các cuộc giết người kinh hoàng và những tội phạm liên quan sau 9 lời tuyên án về việc giết hại một cô gái 18 tuổi, Ghazala Khan, người đã kết hôn không theo ý muốn của gia đình cô ấy. Với gần 50 báo cáo liên quan đến những tội ác vì danh dự, cảnh sát nhận ra vấn đề có thể tệ hơn những gì họ có thể tin nổi.
Tháng 8: cảnh sát bắt giữ 24 người Hồi Giáo gốc Anh, hầu hết đều liên hệ mật thiết tới Pakistan, kẻ đã bị cáo buộc âm mưu cho nổ khoảng 10 máy bay bằng chất nổ lỏng. Các quan chức cho biết chi tiết của kế hoạch giống như những âm mưu khác được đặt ra bởi Al Qaeda.
2007
Tháng 4: những kẻ đánh bom tự sát tấn công một tòa nhà chính phủ tại thủ đô Algiers của Algeria, giết chết 35 người và làm bị thương hàng trăm người khác. Nhóm Al Qaeda thuộc Hồi Giáo Maghreb đứng ra nhận trách nhiệm.
Tháng 4: 8 người, bao gồm 2 nhà lập pháp Iraq, chết khi một kẻ đánh bom tự sát cho nổ trong một tòa nhà nghị viện tại Baghdad. Một tổ chức bao gồm cả Al Qaeda tại Mesopotamia nhận trách nhiệm. Trong một cuộc tấn công khác, cầu Sarafiya bắt ngang sông Tigris bị phá hủy.
Tháng 6: cảnh sát Anh phát hiện bom giấu trong 2 chiếc xe tại London. Theo báo cáo, những kẻ tấn công cố kích nổ bom bằng điện thoại di động nhưng thất bại. Các quan chức chính phủ cho biết Al Qaeda có liên quan đến nỗ lực tấn công này. Ngày hôm sau, một chiếc SUV chứa bom nổ tung khi đâm vào cổng của sân bay Glasgow. Các quan chức cho biết những cuộc tấn công này có liên quan với nhau.
Cuộc cách mạng Hồi Giáo của Khomeini mở đường cho sự nảy nở của các hành động khủng bố Hồi Giáo trên khắp thế giới. Nhiệm vụ của ông nhằm thành lập một nhà nước Hồi Giáo, và biến Iran thành một siêu cường, đã được trao tay từ lãnh tụ này đến lãnh tụ khác và còn tiếp tục. Tháng 11 năm 2007, Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Thế Giới (IAEA) báo cáo rằng mặc dù Iran đã tăng cường số lượng các lò li tâm (máy để làm giàu uranium), Iran vẫn nằm dưới hạn mức khả năng để làm giàu đủ uranium nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân. Tháng 12 năm 2007, Mỹ tuyên bố tiếp tục theo đuổi lệnh cấm vận với Iran, mặc dù liên bang Nga và Trung Quốc có thể phủ quyết bất kỳ lệnh cấm vận kinh tế nào thêm. Trong một bài báo số tháng 12 năm 2007 trên Washington Post, John Bolton, cựu đại sứ của Liên Hợp Quốc, thảo luận về 5 điểm yếu ảnh hưởng đến báo cáo hạt nhân của Iran. Bolton tin rằng những cá nhân nghiên cứu về chương trình nguyên tử của Iran đã thiên vị Iran và đã quá ngây thơ về quyết tâm của Iran liên quan đến vấn đề phát triển nguyên tử. Hơn nữa, Iran đã thắt chặt an ninh, và điều này đã tạo ra nhiều khó khăn để thu thập các thông tin tình báo.
Tầm nhìn của Iran về việc phát triển vũ khí hạt nhân thông qua sản lượng của uranium được làm giàu có thể đạt thành quả sớm vào khoảng năm 2010. Họ sẽ dùng mọi công cụ trong khả năng để hoàn thành nhiệm vụ sản suất bom nguyên tử. Theo lời của Ayatollah Khomeini:
Chúng ta không biết đến giá trị tuyệt đối nào ngoài việc hoàn toàn thần phục ý chí của Đấng Tối Cao. Mọi người nói: “Đừng nói dối!” Nhưng các nguyên tắc rất khác khi chúng ta phục vụ cho ý chí của Allah. Ông dạy người ta nói dối để chúng ta có thể bảo vệ chính mình tại những thời điểm khó khăn và làm cho kẻ thù bối rối. Chúng ta có nên kiên trì sự thật với cái giá là sự thất bại và đe dọa tới đức tin? Chúng ta nói không. Mọi người nói: “Đừng giết chóc!” Nhưng chính Đấng Tối Cao dạy chúng ta cách giết chóc. Không có những kỹ năng đó con người đã bị quét sạch từ lâu bởi loài thú. Vậy chúng ta có nên giết chóc khi đó là điều cần thiết cho chiến thắng của đức tin?…… Nói dối, lừa đảo, âm mưu, gian lận, trộm cắp, giết chóc, tất cả không là gì trừ những ý nghĩa. [nhấn mạnh thêm] Tự thân chúng không tốt hay xấu. Không có hành vi nào là tốt hay xấu, khi tách rời khỏi ý định đã tạo động lực cho nó.
Điều thúc đẩy các giáo sĩ Hồi Giáo Iran là một tầm nhìn cứu thế về việc mang Mahdi trở lại, Imam thứ 12, người là đấng cứu thế của đạo Hồi. Đấng Mahdi đã biến mất nhiều thế kỷ về trước và chỉ có thể trở lại sau ngày tận thế. Người Iran tin rằng họ có thể mang Mahdi trở lại bằng cách tạo ra những thảm họa toàn cầu cần thiết cho giáo phụ trong cuộc trở về của người, sau đó Hồi Giáo sẽ là người thống trị trong toàn vũ trụ và mọi người có thể chung sống hòa bình trong thiên đường Hồi Giáo. Vài người cho rằng điều này thật điên cuồng và người Iran không thực sự tin tưởng nó.
Nhưng hãy lắng nghe những nói của tổng thống Ahmadinejad khi ông kêu gọi đấng Mahdi trong bài diễn văn tại Liên Hợp Quốc năm 2005: “Ôi Chúa Tối Cao, con cầu người đẩy nhanh sự xuất hiện của kho báu cuối cùng của người, đấng đã được hứa hẹn, con người hoàn hảo, con người sẽ đổ đầy thế giới này với công lý và hòa bình.”
Trong suốt cuộc chiến tranh lạnh chúng ta đã tìm thấy sự an toàn từ một Liên Xô, được trang bị vũ khí hạt nhân, trong các chính sách đảm bảo không tiêu diệt lẫn nhau. Nó hiệu quả vì cả chúng ta và người Nga không ai muốn chết. Điều làm Iran khác với những siêu cường khác vì với Iran, tiêu diệt lẫn nhau nghĩa là cái chết cho nước Mỹ và đảm bảo thiên đường cho những người tử đạo Iran. Họ nhấn nút với nụ cười trên mặt, và 72 trinh nữ đang chờ đợi trên góc thiên đàng.
Facebook Comments

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giới thiệu “Tương Lai của Tự Do” của Fareed Zakaria


Phạm Duy Hiển



Nguyễn Hữu Liêm

Tương lai của tự do, do NXB Giấy vụn ấn hành năm 2017

Chúng TÔI XIN phép được giới thiệu Tương Lai của Tự Do (The Future of Freedom) của Fareed Zakaria được chuyển sang Việt ngữ bởi Nguyễn Thành Nhân, một dịch giả uy tín hiện nay, và được xuất bản bởi Giấy Vụn.

Tương Lai của Tự Do là cuốn sách phải đọc cho những ai quan tâm đến hiện trạng và tương lai chính trị Việt Nam – nhất là các người tranh đấu cho dân chủ. Khi đã nắm vững nội dung của cuốn sách này, hy vọng là người đọc sẽ không còn suy nghĩ về chính trị, về tự do và dân chủ như khi chưa đọc nó. Tư duy chính trị của phần lớn các thành phần năng động của người Việt thường đi theo thói quen suy nghĩ với những mệnh đề mang nặng tính khẩu hiệu, thuần mơ ước và thiếu cơ sở bằng chứng. Tương Lai của Tự Do sẽ chấn chỉnh lại nề nếp suy tư lỗi thời đó.

Ở đây, chúng tôi muốn tóm tắt những luận đề chính của Zakaria và từ đó cố gắng đặt những luận cứ lịch sử và chính trị của cuốn sách vào bối cảnh Việt Nam hiện nay. Zakaria muốn nói gì?

Nhân loại đang cùng nhau bước vào thời đại dân chủ. Ai ai, ở đâu cũng biết đến điều này. Dân chủ là ước vọng hoàn vũ và phổ quát, là lý tưởng và cứu cánh của một nền văn minh. Thế kỷ XX đã được đánh dấu bằng cao trào dân CHỦ CHỐNG LẠI và chiến thắng các học thuyết chính trị khác. Ngay cả những nhà lãnh đạo độc tài, những chế độ hà khắc cũng nhân danh dân chủ nhằm biện minh cho chính sách và đường lối của họ. Khi nói đến dân chủ, chúng ta hầu hết đều nghĩ đến những khái niệm quen thuộc như quyền lực thuộc về nhân dân, chính quyền do dân và vì dân, và những điều kiện cơ bản như đa số quyết định, phổ thông đầu phiếu. Đó là những tiền đề chính trị. Thế giới không những chỉ vươn lên theo cao trào dân chủ như là một định hướng chính trị, mà hơn nữa, dân chủ đã phát huy cao rộng hơn là các định chế công quyền. Dân chủ là một văn hóa xã hội, bao gồm hết mọi phương diện sinh hoạt của nhân loại.

Tuy nhiên, Zakaria nhấn mạnh, dân chủ không phải là tự do. Dân chủ là một trong những điều kiện cho tự do. Tự do mới là cứu cánh của chính trị và văn minh. Dân chủ chỉ là phương thức để đạt được cứu cánh này. Dân chủ và tự do tương tác lẫn nhau. Tự do là nội dung; dân chủ là thể thức. Tự do cần có dân chủ; nhưng dân chủ có thể tước đoạt tự do. Và không như quan điểm phổ thông về vấn đề này vốn cho rằng dân chủ là điều kiện cần có trước khi có tự do; trái lại, tự do mới là điều kiện thiết yếu và cần có cho một nền chính trị dân chủ bền vững và hữu hiệu. Nói khác đi, tự do thiết lập nền tảng khả thi cho dân chủ. Lịch sử trong suốt thế kỷ qua đã chứng minh rằng đã có những lúc cao trào dân chủ đã đem đến đàn áp, truy bức, chiến tranh và nhiều thảm họa khác. Dân chủ là con dao hai lưỡi. Từ dân chủ đẻ non của lãnh thổ Gaza của dân Palestine ở đầu thế kỷ XXI này đến dân chủ trong bối cảnh tâm lý cuồng nộ của xã hội Đức ở thập niên 1930-40, hai trường hợp điển hình, đã đem hai dân tộc đó vào những khúc quanh đầy thảm họa với hậu quả khôn lường. Và đây là thông điệp chính của Tương Lai của Tự Do mà Fareed Zakaria muốn chuyển đạt.

Tương Lai của Tự Do là một cuốn sách quan trọng. Trên lãnh vực lý thuyết, Zakaria đã phân định rõ rệt để người đọc không nhầm lẫn giữa hai phạm trù cơ bản: dân chủ đối lại tự do. Tự do (liberty) là tinh hoa, là yếu tính của dân chủ (democracy). Có những quốc gia thiếu dân chủ, ví dụ Singapore, nhưng nhân dân được sống trong một mức độ tự do cao hơn một vài quốc gia dân chủ khác, ví dụ Ấn Độ. Vậy tự do, theo Zakaria là gì? Tự do là một sự kết hợp giữa thể thức bầu cử tự do, trong sạch dựa trên nền tảng pháp trị (the rule of law), chế độ tam quyền phân lập, tự do đảng phái, hội đoàn, ngôn luận, báo chí, tôn giáo, tài sản tư nhân, tôn trọng quyền cơ bản của thiểu số, nhân quyền và dân quyền, và sự trưởng thành của xã hội dân sự. Tất cả những yếu tố tự do này kết hợp nên một nền dân chủ hiến pháp tự do gọi là “constitutional liberalism,” tạm dịch là “tự do hiến định.” Tự do hiến định hay lập hiến, theo Zakaria, không phải là nội dung thiết yếu của dân chủ. Hai vế này không hẳn là luôn cùng đồng hành. Nhìn lại trường hợp Hitler đã được bầu làm quốc trưởng (chancellor) của Đức quốc từ một cuộc bầu cử tự do. Về phía Tây phương trong suốt nửa thế kỷ qua, tự do và dân chủ đã được đồng quy lại trong thể chế gọi là “liberal democracy” (“dân chủ tự do” hay “dân chủ cấp tiến”), nhưng cho đến hôm nay, khi nhân loại bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, tự do và dân chủ đang tự phân rẽ và tách rời nhau. Dân chủ đang đi lên; tự do đang đi xuống.

Điều này có nghĩa là gì? Zakaria nhấn mạnh rằng “tự do hiến định” đi xa hơn là dân chủ. Trong khi dân chủ nhằm vào thể thức thiết lập chế độ chính trị và thể chế chính quyền, tự do hiến định là mục tiêu và cứu cánh của thể chế. Đây là một trạng thể tự do, vốn là một truyền thống lâu đời của văn minh phương Tây, nhằm bảo vệ nhân phẩm con người trên cơ sở cá nhân đặc thù chống lại sự áp chế từ xã hội, từ quốc gia, thể chế, tôn giáo đa số. Tự do hiến định bao gồm hai vế: (1) tự do cá nhân (liberal hay individual liberty) vốn bắt nguồn từ ý tưởng triết học chính trị của Hy Lạp và Roman, và (2) “hiến định” vì nguyên tắc thượng tôn luật pháp là tâm điểm và nền tảng cho thể chế chính trị. Nó nhấn mạnh đến các nguyên tắc phân quyền, kiểm soát quyền lực, bình đẳng trước pháp luật, tư pháp độc lập và vô tư, và sự tách rời giữa tôn giáo và chính trị. Vì thế, các thể chế chính trị tiến bộ của Tây Âu và Bắc Mỹ không phải là dân chủ, mà là tự do hiến định. Theo đó, mô hình lý tưởng của thể chế chính quyền Tây Âu không phải là sự bầu cử của đám đông mà là của một nền pháp chế công bằng và vô tư. Zakaria nêu lên trường hợp của Hồng Kông trong suốt nhiếu thập niên qua: rằng tự do không tuỳ thuộc vào dân chủ. Dân chúng Hồng Kông được hưởng một mức độ rất cao về tự do lập hiến (liberty) – tư pháp công bằng, hữu hiệu, hành chánh trong sạch, trong suốt – trong khi dân chủ chính trị gần như hoàn toàn thiếu vắng. Trong khi đó, hai thập niên trước, Yasser Arafat của lãnh thổ Palestine đã được bầu lên từ một cuộc bầu cử tương đối tự do. Nhưng dân Palestine, dù có dân chủ trong quy trình bầu cử để chọn lãnh đạo, song vì không có những định chế của lập hiến, pháp trị và nhiều chức năng xã hội cũng như chính quyền khác, nên đã không hề được tự do. Ngay cả ở Hoa Kỳ, dù với một nền dân chủ rất trưởng thành về mọi mặt, nhưng cho đến thập niên 1950-60, người dân da đen vẫn bị kỳ thị, đối xử phân biệt, không có đủ dân quyền bởi cơ chế dân chủ cấp tiểu bang và địa phương. Về vấn đề kỳ thị chủng tộc nói trên, Zakaria tuyên bố, “Trong bi kịch lớn nhất này của nước Mỹ, tự do và dân chủ đã bao nhiêu lần đối nghịch với nhau.”

Từ bối cảnh lý thuyết và lịch sử thực tế, Zakaria đưa ra một khái niệm phản đề: “the illiberal democracy” (“dân chủ phi tự do”). Các chế độ dân chủ thiếu tự do này nói đến tình trạng các chính quyền được bầu cử qua thể thức dân chủ, thể hiện nguyện vọng của đa số đương thời. Nhưng khi đã nắm quyền, thì các chính quyền này lợi dụng tính chính danh của dân chủ để vi phạm tự do của quốc dân. Đây là hiện tượng khá phổ cập, từ Peru, Venezuela của châu Mỹ Latin đến Palestine hay Bosnia và các quốc gia mới được tái dựng nên sau khi tách rời ra khỏi Liên Bang Xô Viết. Ở các quốc gia này, thể chế và quy trình dân chủ qua bầu cử để tuyển chọn lãnh đạo bởi nhân dân đã không kèm theo những định chế quân bình, cân bằng, kiểm soát và giới hạn quyền lực của đa số nhằm bảo vệ thiểu số và quyền hạn cá nhân khỏi điều mà Alexis de Tocqueville gọi là “tính chuyên chế của đa số” (the tyranny of the majority”). Hãy nhìn vào một quốc gia Ả-rập mà đa số là người Hồi giáo. Khi có cơ chế dân chủ để chọn lựa thể chế chính trị thì nhiều nơi đã chọn mô hình Hồi giáo bảo thủ, nhiều lúc cực đoan, và loại bỏ những dân quyền căn bản đối với phụ nữ, các khối thiểu số tôn giáo khác. Đây là khi mà dân chủ đã trở nên một thảm họa. Do đó, một thể chế dân chủ tự do, “liberal democracy”, hay là tự do hiến định, “constitutional liberalism”, phải bao gồm những yếu tố không dân chủ như hệ thống tư pháp, tòa án độc lập và hiệu năng nhằm bảo vệ những nguyên lý dân quyền và nhân quyền cho thiểu số và cá nhân. Khi một nền dân chủ thiếu vắng những yếu tố trên, thì đây chỉ là một nền dân chủ què quặt, thiếu biện minh, thiếu tự do – “the illiberal democracy.”

Tương Lai của Tự Do, theo Zakaria, là một luận cứ kêu gọi tinh thần và nguyên tắc tự chế cho dân chủ. Đây không phải là một luận cứ chống dân chủ, mà là một khuyến cáo về tính cần thiết cho một tính quân bình giữa tự do và dân chủ. Dân chủ quá độ cũng nguy hiểm, và nhiều lúc cón tàn tệ hơn là thiếu dân chủ. Tinh hoa của dân chủ tự do tuỳ thuộc vào sự kiến tạo một trật tự xã hội đa dạng, phức tạp, nhiều tầng lớp, nhiều phương diện – chứ không phải chỉ nêu cao ngọn cờ dân chủ đa số từ một lý tưởng chính trị đơn thuần mà thôi.

Điều gây ấn tượng, và thuyết phục nhất cho luận đề tự do đối nghịch với dân chủ này của Zakaria đến từ những tiền đề lịch sử trên cơ sở lý luận cho khái niệm tự do. Câu chuyện bắt đầu từ năm 324 Công nguyên khi hoàng đế La Mã Constantine dời đô từ Rome đến Constantinople của xứ Byzantium, một thuộc địa cũ của Hy Lạp. Khi dời đô, Constantine đem theo cả một cơ đồ vật thể, nhân sự, cơ chế về đất mới. Duy chỉ có một nhân vật quan yếu ông ta để lại: Vị giám mục thành Rome. Theo Zakaria, đây là sự chia tay định mệnh mà từ nó đã đưa đến những hệ quả tốt đẹp cho lịch sử nhân loại trên bình diện ý thức hệ chính trị: sự phân ly của giáo hội và nhà nước. Lịch sử tự do bắt đầu từ sự chia tay giữa một hoàng đế và một giáo hoàng. Kết quả đầu tiên của cuộc chia tay này là phía Đông (Byzantium) của đế quốc La Mã nằm dưới quyền kiểm soát và thống trị của quốc gia (state), còn phía Tây (Rome) nằm dưới Giáo hội. Từ đó là một di sản tranh quyền liên tục suốt 1500 năm cho đến gần đây giữa hai thế lực – giữa chính quyền quốc gia thế tục đối lại với giáo quyền của Giáo hội La Mã. Zakaria tuyên bố, “Từ những tia lửa của các cuộc tranh đấu này, ngọn lửa tự do của nhân loại đã được bắt đầu.”

Tự do đến trước, dân chủ theo sau

Zakaria, cũng như Hegel và Kojève trước đó, cho rằng Thiên Chúa giáo đã đặt nền tảng cơ bản đầu tiên cho lịch sử tự do. Theo Hegel, Thiên Chúa giáo khởi đi với tiền đề bình đẳng của tất cả mọi người, bất kể điều kiện và tình trạng phân định nào, trước mắt Thiên Chúa. Tiền đề này phủ nhận những định chế phân chia chủ, nô hay giai cấp của văn minh Hy Lạp và La Mã. Thiên Chúa giáo, qua truyền thống Công giáo (Catholicism) là cả một hiện tượng đầy mâu thuẫn và nghịch lý đối với giá trị tự do. Một đằng thì đây là một tôn giáo độc thần, đầy thứ bậc đẳng cấp, khắt khe trong chủ thuyết, và đã bao lần chủ trương chiến tranh tiêu diệt các khối dân tộc khác – hãy nhìn thí dụ của Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha hay lịch sử Nam Mỹ Latin. Tuy nhiên, lịch sử phát triển của giáo hội Công giáo là cả một tiến trình đấu tranh giữa giáo quyền và thế quyền, từ đó, không vì chủ ý tự do, nhưng từ lịch sử chống bạo quyền này mà không gian tự do cho cá nhân Tây phương được phát triển. Ở Tây Âu, tự do đã được phát huy cả hàng thế kỷ trước khi có phong trào dân chủ. Ngắn gọn: Tự do dẫn đến dân chủ, chứ không phải là ngược lại. Tự do, trong bối cảnh lịch sử Tây Âu đồng nghĩa với sự trưởng thành của phạm vi và ý thức tự do cá nhân và cộng đồng đối nghịch lại với quyền lực chính trị quốc gia. Trong quá trình hiện thực hóa tự do này, Giáo hội Công giáo đã là một cơ chế phản đề và cân bằng tương quan quyền lực giữa xã hội dân sự đối với quyền lực đế chế.

Tương lai của tự do, bản gốc, tiếng Anh

Đối với Hy Lạp thì khái niệm tự do đồng nghĩa với độc lập và được giải phóng ra khỏi ách thống trị của ngoại bang – tương tự như lý luận tự do và nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam sau chiến tranh. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn đó, thì nhân dân Bắc Hàn (Triều Tiên) hiện nay đang được hưởng tự do. Tuy nhiên, tự do, theo khái niệm cổ điển, libertas, thì được khởi đi từ đế quốc La Mã nơi mà trên nguyên tắc tất cả công dân đều được đối xử công bằng dưới luật pháp, tam quyền phân lập, giới hạn nhiệm kỳ của chính khách. Những khái niệm cơ bản của chính trị công quyền Tây phương hầu hết đều đến từ La Mã: thượng viện, hiến pháp, cộng hòa... Và món quà lớn nhất cho lịch sử tự do của nhân loại đến từ Rome: hệ thống định chế pháp luật.

Cũng trong lịch sử tự do này, sau khi đế quốc La Mã đã tan rã, thì quá trình tranh đấu quyền lực giữa giai cấp điền chủ, vọng tộc đối với triều đình đã đóng góp rất nhiều cho sự phát huy tự do và xã hội dân sự. Ở Anh quốc, giai tầng quý tộc và điền chủ là một thế lực độc lập mạnh nhất. Kết quả của lịch sử đấu tranh quyền lực này là bản Hiến chương Magna Carta ký vào năm 1215 giữa triều đình nhà vua và giai cấp quý tộc Anh quốc thời đó. Đây có thể là bản hiến pháp tự do thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại – nhấn mạnh và làm rõ quyền hạn của giai tầng địa chủ, tự do giáo quyền, và độc lập, tự chủ cho lãnh địa đối với quyền lực của đế chế vương quyền.

Bước tiến kế tiếp cho không gian tự do cá nhân là quá trình mâu thuẫn giữa hai khối Tin Lành và Công Giáo. Khởi đi từ sự bất mãn của nhà tu Martin Luther đối với giáo quyền thối nát và các định chế độc đoán của Giáo Hội La Mã. Đây là bước khởi đi của một cuộc cách mạng giáo quyền lâu dài, the Reformation (“Thời Cải Cách”). Chỉ trong vòng hơn một thế kỷ rưỡi, gần một nửa tín đồ Thiên Chúa Âu châu đã trở thành tín hữu Tin Lành. Tuy nhiên, theo Zakaria, thì Luther không phải là nhà cải cách trong ý thức tự do cá nhân, mà là trái lại. Ông ta là một nhà bảo thủ muốn chống lại sự buông thả quá đà của giới tăng lữ Công Giáo. “Theo đó thì cuộc đấu tranh giữa Công Giáo và Tin Lành cho ta thấy rằng tự do tôn giáo là kết quả của hai thế lực phản động, bảo thủ cực đoan kình nghịch nhau để kết quả là họ tự tương đồng huỷ diệt.” Tiến trình mâu thuẫn này vô tình cũng phát huy ra một cao trào mới: tinh thần phản biện, khoa học thực nghiệm, tự học hỏi giáo lý, thử thách giáo điều. Đây là lúc mà ý thức tự do và độc lập, tự chủ cá nhân đã bắt đầu trưởng thành trong lịch sử Âu Châu.

Tư Bản và Tự Do: Dân giàu trước, tự do và dân chủ sẽ theo sau

“Nếu quá trình tranh đấu giữa giáo hội và nhà nước, giữa giai cấp quý tộc, lãnh chúa và đế vương, giữa Công Giáo và Tin Lành đã mở cửa cho tự do cá nhân thì tư bản đã hoàn toàn phá vỡ bức tường áp bức.” Ở đầu thế kỷ XVIII, khi năng lực tư bản phát sinh thì hệ thống trật tự chính trị vương quyền, xã hội phong kiến, kinh tế địa chủ bắt đầu thay đổi đến tận gốc. Một giai tầng mới của thời đại phát sinh: giới thương gia. Đây là một khối kinh tế độc lập không tuỳ thuộc vào ơn huệ của nhà nước. Từ thương gia đến tư hữu, quyền hạn kinh tế phát huy, tự do cá nhân mở rộng thêm nữa. Một giai tầng mới xuất hiện: giới trung lưu. Tức là, “No bourgeoisie, no democracy.” (“Không có giai cấp tiểu tư sản thì không có dân chủ.”) Giai tầng trung lưu là nền tảng cần thiết cho tự do, và từ đó là các định chế dân chủ. Người ta thường nói, “Dân giàu thì nước mạnh.” Tuy nhiên điều cần biết hơn là: dân có giàu thì xã hội mới có tự do, và từ tự do mà dân chủ được thiết kế. Đó là quy trình của kinh tế và chính trị mà lịch sử – ít nhất là của phương Tây – đã chứng minh.

Một quốc gia càng phú cường thì dân chủ sẽ càng bền vững hơn. Đây là kết quả của một nghiên cứu công phu vào năm 1959 của nhà khoa học xã hội Seymour Martin Lipset. Luận cứ này của Lipset đã là tiền đề cho bao nhiêu nghiên cứu khác, bao nhiêu phản biện và chứng minh, phản chứng minh. Tuy nhiên, sau suốt 40 năm nghiên cứu, luận cứ này vẫn còn đứng vững. Theo đó, thì khi lợi tức bình quân mỗi cá nhân chuyển động từ 3000 USD trở lên, thì dân chủ có khả năng tồn tại lâu hơn. Trên 6000 USD thì dân chủ sẽ trở nên bền vững. Khi vượt bức tường 9000 USD thì dân chủ gần như thành trường cửu. Một nghiên cứu khác, trong vòng luận cứ này, cho thấy rằng một quốc gia có cơ hội khả quan để chuyển hướng sang dân chủ khi mà GDP mỗi đầu người từ 3000 đến 6000 USD. (Ghi chú: GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam năm 2014 là chừng 2000 USD.)[*]

Tuy nhiên, giàu có không phải lúc nào, hay loại nào cũng giống nhau. Nếu lợi tức đến từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, như dầu hỏa, quặng mỏ, thì tự do và dân chủ khó phát huy. Đây là trường hợp của Ả-rập Saudi hay Nga Xô và Venezuela. Thịnh vượng phải đến từ lao động, kinh doanh và sáng tạo thì tự do sẽ phát huy nhanh hơn và bền vững hơn. Đây là trường hợp của Nam Hàn, Đài Loan, hay là Hồng Kông. Khi tài nguyên thiên nhiên là nguồn lợi tức chính cho quốc gia thì chính quyền trở nên thối nát và họ không mắc nợ gì từ nhân dân, ví dụ đánh thuế. Đây là sự đổi chác qua lại: Khi dân chúng đóng thuế, họ đòi hỏi chính quyền phải xứng đáng với đồng tiền của họ. Nếu không thì chính quyền không đáp ứng với mong mỏi của quốc dân. Như trường hợp của Ả-rập Saudi, chính quyền nói với dân, “Nhà nước không đòi hỏi từ dân về kinh tế và nhà nước cũng chẳng cho dân gì cả về chính trị.” Bài học lịch sử là rõ ràng từ Mexico, đến Á Đông, Zakaria nhấn mạnh, “Cải tổ kinh tế trước, sau đó là cải tổ chính trị.” Dĩ nhiên, Zakaria cũng nhắc nhở rằng còn nhiều yếu tố khác để dẫn đến dân chủ, như là ý chí chính trị và đạo đức của lãnh đạo phong trào, may mắn, và vai trò của tôn giáo, như trường hợp của Ba Lan. Khó mà tiên đoán lúc nào thì một quốc gia sẽ có sự chuyển mình sang dân chủ dù khi những yếu tố tự do kinh tế và luật pháp đã chín mùi. Mỗi quốc gia có một số phận riêng tuỳ theo hoàn cảnh và muôn vàn yếu tố cùng điều kiện khác. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy là lợi tức và sự giàu có của nhân dân (wealth) là yếu tố và là điều kiện quan trọng nhất.

Zakaria nêu hai trường hợp đáng chú ý về câu hỏi, kinh tế trước hay dân chủ trước? Đó là Nga Xô và Trung Quốc. Nga cải tổ chính trị trước và sau đó là kinh tế. Ngược lại thì Trung Quốc cải tổ kinh tế trước, chính trị sau. Hiện nay (2003-2010) Nga Xô là quốc gia tự do hơn là Trung Quốc. Dân Nga được hưởng nhiều hơn về tự do cá nhân, quyền tư hữu, báo chí. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn cón là một quốc gia độc tài, khép kín. Tuy nhiên, những năm gần đây (2011-2015), Nga Xô đang dần đi vào con đường độc tài và dân chúng đang mất đi những quyền hạn kinh tế, tư tưởng, báo chí cơ bản từ chính quyền độc đoán của Putin. Dù là độc tài và khép kín, nhưng Trung Quốc đang mở rộng từ từ cánh cửa tự do trên nhiều bình diện, nhất là quyền tư hữu và kinh doanh. Quốc gia nào, Trung Quốc hay là Nga Xô, đang đi đúng hướng về phía tự do, dân chủ? Zakaria cho rằng, nếu phát triển kinh tế trước, xây dựng tầng lớp trung lưu vững chắc để sau đó mới mở rộng dân chủ thì Trung Quốc đang đi đúng hướng. Nga Xô là một trường hợp điển hình của một “illiberal democracy” – một nền dân chủ thiếu tự do. Trung Quốc là một trường hợp không dân chủ, thiếu tự do (“illiberal anti-democracy”?). Zakaria cho rằng, với chiều hướng hiện nay, nếu Trung Quốc tiếp tục con đường tự do hóa kinh tế, phát huy nhà nước pháp quyền, xã hội pháp trị, xây dựng tầng lớp tư sản trung lưu, và sau đó là khai phóng chính trị thì nó sẽ đi đến một quốc gia dân chủ thật sự.

Học giả thế giới trong nhiều thập niên qua đã nghiên cứu về câu hỏi, dân chủ giúp đỡ hay là trở ngại cho phát triển kinh tế? Câu trả lời là không dứt khoát (inconclusive). Zakaria trích dẫn hai nguồn dữ kiện và nghiên cứu chính: Thứ nhất là của Liên Hiệp Quốc trong báo cáo Human Development Report 2002: Deepening Democracy in a Fragmented World (New York: Oxford University Press, 2002) và của Przeworski, Alvarez và Cheibub, Democracy and Development: Political Institutions and Well-Being in the World, 1950-1990 (New York: Cambridge University Press, 2000). Tất cả các nghiên cứu nghiêm chỉnh đều cho thấy là mối quan hệ nhân quả giữa dân chủ và phát triển kinh tế vẫn chưa có câu trả lời rõ rệt. Tuy nhiên, Zakaria nhấn mạnh, trong suốt 50 năm qua, gần như những cuộc chuyển hóa sang nền dân chủ tự do thành công đều phát xuất từ những quốc gia có nền độc tài thoáng và tiến bộ (“liberal authoritarianism”) – ví dụ như Đài Loan và Nam Hàn. Những ai đòi hỏi dân chủ trước, kinh tế sau nên phải nhìn lại tiền đề chính trị này.

Dân chủ và chiến tranh: Hòa bình trong tự do, chiến tranh từ dân chủ

Quan điểm thông thường cho rằng các chế độ dân chủ thì yêu chuộng hòa bình và ít hiếu chiến hơn các chế độ độc tài. Sai! Lịch sử gần đây cho thấy điều ngược lại. Các chế độ dân chủ non trẻ hay chưa trưởng thành “hiếu chiến hơn, phát động chiến tranh thường xuyên hơn và với mức độ khốc liệt hơn là hầu hết các nhà nước khác.” Theo đó thì hòa bình chỉ được bền vững hơn đối với các chế độ dân chủ tự do: “hòa bình dân chủ thực chất là hòa bình tự do.” Zakaria nêu lên nhiều trường hợp chiến tranh được phát động bởi các chế độ dân chủ nhằm thoả mãn cao trào chủng tộc, yêu nước hay dân tộc cực đoan. Trường hợp Adolf Hitler những năm 1930-40, Slobodan Milosevic của Nam Tư của 1995-96, hay gần đây Bosnia, Azerbaijan, Armenia, Georgia, Zambia... là những thí dụ điển hình. Hai nhà khoa học chính trị Jack Snyder và Edward Mansfield, sau khi nghiên cứu dữ kiện lịch sử cẩn thận, đã đi đến kết luận rằng “Trong 200 năm qua các nhà nước đang dân chủ hóa phát động chiến tranh nhiều hơn đáng kể so với các chế độ chuyên chế ổn định hay các chế độ dân chủ tự do.” Ở những quốc gia chưa có một nền chính trị trưởng thành theo mô hình tự do hiến định (constitutional liberalism), cao trào dân chủ thường mang theo hệ luỵ của chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan và hiếu chiến. Các lãnh tụ lợi dụng các cao trào cực đoan này để tiếm quyền và gây chiến nhằm thoả mãn tình cảm dân chúng đương thời. Từ Napoleon III của Pháp, Wilhelmine của Đức, Taisho của Nhật hay là Milosevic của Nam Tư... đều cho ta thấy điều này. Zakaria nói, “Hòa bình dân chủ là có thật, nhưng hóa ra nó chẳng mấy liên quan đến dân chủ.”

Trường hợp của khối Hồi Giáo Ả-rập: Chìa khóa là chính trị, không phải là tôn giáo hay văn hóa

Đối với thế giới Hồi giáo, dân chủ hóa nhanh chóng đã đưa đến nhiều thảm họa, huỷ diệt tự do và là nguồn gốc của chiến tranh và áp bức. Ở các quốc gia Hồi Giáo trong khối Ả-rập, từ Ai Cập đến Ả-rập Saudi, hay Jordan, hay lãnh thổ Palestine, nếu có bầu cử dân chủ tự do thì các phe Hồi giáo cực đoan theo kiểu Taliban sẽ lên nắm quyền. Các chế độ Ả-rập hiện nay là thối nát, áp bức, vâng, nhưng các lực lượng thay thế họ bằng dân chủ đầu phiếu sẽ còn tồi tệ hơn bao nhiêu lần. Mấy năm trước, lãnh tụ của Kuwait, với sự khuyến cáo của Hoa Kỳ, đã đề nghị cho phụ nữ ở đó được quyền bỏ phiếu. Nhưng quốc hội của Kuwait, đa số là của khối Hồi Giáo bảo thủ, đã từ chối dứt khoát. Tương tự như thế. Khi hoàng tử Abdullah của Ả-rập Saudi đề nghị cho phụ nữ Saudi được quyền lái xe, các phe bảo thủ đã vận động dân chúng chống lại, và cuối cùng dự kiến đó phải bị huỷ bỏ. Không như ở Tây phương, tự do phát huy dân chủ và dân chủ xây đắp tự do (liberalism produced democracy and democracy fueled liberalism), đối với khối Ả-rập Hồi giáo thì ngược lại, cao trào dân chủ dẫn đến chiến tranh, áp bức, độc tài và nhiều thảm họa khác. Vấn đề ở đây không hẳn chỉ vì tôn giáo. Trường hợp của Indonesia hay Malaysia chẳng hạn. Các quốc gia này cũng là Hồi giáo nhưng lại có dân chủ và một mức độ tự do khá thành công.

Nguồn gốc của các cao trào Hồi giáo cực đoan thì phức tạp. Từ văn hóa, tôn giáo, con người, địa dư, khu vực Ả-rập có một lịch sử quan hệ phức tạp và đầy mâu thuẫn với Tây Âu. Từ đó đã phát xuất rất nhiều nguyên cớ chống Tây phương của người Ả-rập. Tuy nhiên, trên bình diện tự do cho chính người Hồi Giáo, thì nguyên nhân quan yếu là chính trị – hơn là kinh tế. Nên nhớ rằng Osama bin Laden đến các lãnh tụ khủng bố Hồi Giáo khác đều xuất thân từ các gia đình thượng lưu giàu có ở Ả-rập Saudi và Ai Cập. Theo Zakaria, vấn đề là sự thiếu cải tổ về hướng tự do của các đế chế cầm quyền Ả-rập. Các chế độ Ả-rập, dựa vào nguồn tài nguyên dầu hỏa, để tiếp tục củng cố các đế chế lỗi thời, thay vì cải cách chính trị và các quy trình tự do khác khi mà ý thức về thời đại và tự do của các khối quần chúng Ả-rập đang lên cao. Các dự án xã hội chủ nghĩa mà các quốc gia Ả-rập thử nghiệm càng làm cho đất nước chậm phát triển, chính quyền thêm thối nát và thiếu hiệu năng. Zakaria cho rằng nếu các chế độ Hồi Giáo Ả-rập hiện nay từ từ mở rộng không gian tự do thì phong trào Hồi Giáo cực đoan sẽ không còn hấp dẫn quần chúng nữa. Chìa khóa là những phát huy tiệm tiến con đường dân chủ hóa để không cho các phong trào cực đoan lợi dụng dân chủ để nắm chính quyền – nhưng đồng lúc thoả mãn ý nguyện tự do và phát triển, hiện đại hóa của quần chúng. Con lộ dẫn đến tự do và dân chủ đòi hỏi kiên nhẫn, khôn khéo, ý chí quyết tâm. Ở đây, văn hóa không phải là trở ngại cho quá trình này. Zakaria cho rằng khi chính quyền theo đuổi những dự án kinh tế, xã hội và chính trị đúng đắn và hợp thời, hợp lòng người thì văn hóa và tôn giáo sẽ thay đổi và đáp ứng theo. Văn hóa và tôn giáo không phải là một định tính bất di dịch. Văn hóa, và ngay cả tôn giáo, ở một tầm mức nào đó, chỉ là một sản phẩm của chính trị và kinh tế.

Trường Hợp Hoa Kỳ: Thảm trạng của dân chủ quá mức

Nếu giàu có là chỉ số của hạnh phúc thì đáng ra dân chúng Mỹ phải hạnh phúc hơn ai cả. Nhưng dù trong suốt một phần tư thế kỷ qua, nền kinh tế Mỹ đã đem đến thêm năm ngàn tỷ Mỹ kim cho dân chúng, thế mà các cuộc thăm dò cho thấy rằng dân Mỹ không cảm thấy hạnh phúc hơn gì cả trong suốt thời gian qua. Ngược lại, nhiều chỉ số tâm lý khác cho thấy là dân chúng Mỹ càng bất mãn hơn về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa nhiều so với mấy thập niên khác. Tại sao? Nguyên nhân chính là cao trào dân chủ phổ thông kiểu Mỹ đã làm cho nền chính trị công quyền bị tê liệt, mất hiệu năng, và trên nhiều phương diện, càng ngày càng trở nên phản dân chủ. Nguyên lý dân chủ đa số của Hoa Kỳ được cân bằng bởi những nguyên tắc hiến pháp nhằm tôn trọng quyền cơ bản của thiểu số. Ý tưởng cơ bản là sự quân bình giữa tự do và dân chủ. Tuy nhiên, khi nguyên tắc dân chủ đa số đã trở nên cao trào lớn thì hệ quả của nó là sự suy tàn của những định chế truyền thống, những giá trị văn hóa xã hội có thẩm quyền, và từ đó vai trò của các nhóm đặc quyền, đặc lợi nắm hầu hết các diễn đàn chính trị, và chính sách của quốc gia. Hoa Kỳ ngày nay, theo Zakaria, là một quốc gia thiếu quân bình: rất dân chủ nhưng thiếu tự do.

Vấn đề ở chỗ rằng chính giới Mỹ hiện nay “chẳng làm gì cả” ngoài chuyện chạy theo dư luận nhất thời của quần chúng. Kết quả thăm dò dư luận trở nên chìa khóa định hướng cho chính sách. Mà dư luận quần chúng thì bất thường, ích kỷ, và thiển cận. Vì thế mà các vấn đề lớn như an sinh xã hội, tiền hưu, bảo hiểm y tế... cả hành pháp lẫn lập pháp đều không dám đụng đến để cải cách lâu dài và cơ bản. Một số những chính sách khác thì bị kiểm soát bởi một thiểu số đặc quyền năng động – như chính sách ngoại giao của Mỹ với Cuba và Do Thái thì bị kiểm soát bởi các khối dân Mỹ gốc Do Thái và Cuba, hay chính sách trợ giúp nông nghiệp vô lý thì bị giới nông dân nắm chặt diễn đàn. Còn chính giới dân cử? Từ tổng thống cho đến nghị viên, thống đốc... ai nấy suốt ngày đều lo vận động gây quỹ tranh cử, cho mình hay cho đảng mình. Không khi nào mà tiền bạc đã trở nên máu thịt cho chính trị Hoa Kỳ như hiện nay. Dân chủ Mỹ là dân chủ của kẻ có tiền. Nền chính trị bầu cử của Mỹ đã trở nên một thị trường bỏ phiếu – tranh cử chính trị nay đã trở nên tiếp thị quyền lợi. Hệ quả là không có một tầng lớp lãnh đạo có thẩm quyền đạo đức và viễn kiến, tách rời khỏi đám đông thiển cận và nhất thời, ích kỷ để lãnh đạo quốc gia. Dân chủ Mỹ là của một đám đông ồn ào, đầy xúc cảm, chỉ biết quyền lợi của mình – và đây là nguyên nhân cho những bế tắc chính sách dẫn đến sự xuống dốc của thế lực và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên trường thế giới.

Thêm một yếu tố văn hóa khác đang làm cho xương sống chính trị và xã hội Mỹ xuống dốc: đó là cái mà Zakaria gọi là cái chết của thẩm quyền (“the death of authority”). Dân chủ Mỹ đạt được một tầm mức tự do cao độ là nhờ vào nền tảng xã hội dân sự, sự trưởng thành của báo chí, hội đoàn, giáo dục, địa phương tự quản. Điều này thì Alexis Tocqueville đã viết rất rõ trong cuốn Democracy in America (Nền dân trị Mỹ). Ngày nay, các khối thẩm quyền đã dần dần biến mất. Giới luật sư và bác sĩ, chẳng hạn, thay vì đóng vai trò nhân tố lãnh đạo chính trị và công quyền và dân sự từ trung ương đến điạ phương, nay chỉ lo phần kinh tế. Xã hội Mỹ không còn các khối ưu tú, the elites, để đóng vai trò hướng đạo, cân bằng xã hội và chính trị với trí tuệ và tâm khí trưởng thành. Kết quả là một nền dân chủ năng động như là một tập thể thiếu niên không được điều hướng và tiết chế bởi những người lớn khôn khéo và trưởng thành.

Zakaria nêu lên một trường hợp điển hình của quan điểm xã hội Mỹ đối với giới ưu tú. Trong cuốn phim ăn khách Titanic, khi tàu đang chìm xuống, phim chiếu cảnh các hành khách khoang hạng nhất, first class, dành lên phao cứu hộ với phụ nữ. Phải nhờ đến các thuỷ thủ dùng súng uy hiếp thì khi đó phụ nữ và trẻ em mới dành được các phao cứu sống họ. Tuy nhiên, hình ảnh trong phim trái ngược với câu chuyện đã xẩy ra. Cảnh phim đã bị nhà sản xuất thay đổi nhằm thể hiện và đáp ứng một sự chống đối tầng lớp ưu tú của khán giả hiện nay mà thôi. Câu chuyện thực thì hoàn toàn trái lại. Những người còn sống đã kể lại một câu chuyện hòan toàn khác. Ở khoang hạng nhất, tỷ lệ phụ nữ được cứu sống cao nhất so với các khoang trung bình hay phổ thông. Ở khoang hạng nhất, 70 phần trăm đàn ông bị chết, trong khi tất cả trẻ em được cứu và chỉ có 5 phụ nữ bị chết (3 phụ nữ đã tình nguyện chết theo chồng khi chồng không chịu lên phao) và 144 được cứu. Ở khoang hạng nhì 90 phần trăm đàn ông bị chết, trong khi 80 phần trăm phụ nữ được cứu. Tức là, giới giàu có thượng lưu (ở khoang hạng nhất và hạng nhì) tuân thủ cao độ nguyên tắc đạo lý cứu phao khi tàu đắm: phụ nữ và trẻ em là ưu tiên. John Jacob Astor, người giàu có hàng đầu nước Mỹ thời ấy, lúc tàu Titanic chìm, đã dành bơi đến một tàu nhỏ cứu hộ, bỏ vợ ông vào khoang, xong rồi không chịu lên tàu cứu hộ với vợ, nhường chỗ cho trẻ em và phụ nữ khác, vẫy tay chào và chìm xuống biển đông lạnh mà chết. Benjamin Guggenheim, một đại gia Mỹ khác, cũng đã hành xử như thế. Ông đã nhường chỗ trên phao cứu nạn cho một phụ nữ khác, trước khi chìm xuống biển, nhờ người phụ nữ kia nhắn lại, “Xin nói với vợ tôi... Tôi đã chơi đẹp cho đến phút cuối cùng... Không người phụ nữ nào bị bỏ lại trên boong vì Ben Guggenheim là tên hèn nhát.” Giới thượng lưu, giàu có của xã hội Mỹ thời đó đã sống và hành xử theo một đạo lý danh dự cao, the unwritten code of honor, cho dù có dẫn đến một cái chết chắc chắn. Họ là những cột trụ và xương sống của một nền dân chủ tự do. Ngày nay, giới thượng lưu trọng danh dự này không còn nữa. Đây là một trong những nguyên nhân cho sự xuống dốc của xã hội Hoa Kỳ.

Chìa khóa cho tự do là một chính phủ hiệu năng

Thực tế trên thế giới suốt nửa thế kỷ qua đã cho chúng ta thấy rằng dân chủ không phải là giải pháp quan yếu cho các quốc gia nghèo đói, áp bức và hỗn loạn. Vấn nạn đối với các quốc gia đang phát triển, theo Zakaria, không phải là thiếu dân chủ mà bất hiệu năng trong quản lý. Từ Iraq cho đến Palestine, đến Haiti, đây là một căn bệnh ung thư – tham nhũng, thối nát, bất lực – đang huỷ hoại đời sống của con người. Hầu hết cả thế giới ngày nay, thử thách lớn lao là mâu thuẫn dân sự, nghèo đói, bệnh tật, phong trào dân tộc và tôn giáo cực đoan. Những căn bệnh này không những huỷ hoại mầm mống dân chủ hay tự do, chúng còn không cho một trật tự xã hội nào được kiến tạo. Ngay cả Phi châu, nơi mà nhiều người nhìn với con mắt bi quan, thì thập niên này đã có những bước tiến khả quan về hướng dân chủ, tự do, với bầu cử hiệu năng và những chính thể rộng mở. Thử thách cho các nền dân chủ non trẻ không phải là chính trị dân chủ mà là tự do – tức là một chính quyền hiệu năng với những dự án chính trị kinh tế tiệm tiến và hợp lý, hợp lòng người và thời đại. Zakaria trích lời của James Madison từ The Federalist Papers rằng, “Khi thiết kế một chính quyền theo cơ chế con người quản chế con người, khó khăn nằm ở chỗ: trước hết ta phải cho phép chính quyền kiểm soát những người bị trị, kế đến mới là bắt buộc chính quyền phải biết tự chế chính mình.” Trật tự trước, tự do sau. (Đây là tiền đề chính mà tôi đã phác họa trong “Dân Chủ Pháp trị: Công lý, Tự do và Trật tự Xã hội,” 1996)

Bài học cho Việt Nam

...............................................................
....................................................................
..................................................................................................................

Đã đăng trên Văn Việt


Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Nhất thể hóa’


Hàng năm, các cơ quan đảng chi tiêu đến vài ngàn tỷ đồng từ tiền đóng thuế của dân. Nhưng với xu hướng “nhất thể hóa” không thể tránh khỏi để tiết kiệm tiền, sẽ có bao nhiêu trong số hàng triệu công chức, viên chức “một lòng theo đảng” phải “ra đường”?

“Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch tỉnh” là một đề xuất “bất ngờ” được nêu ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 vào ngày 4/3, do Ban Tổ chức trung ương chủ trì và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh “phát biểu chỉ đạo”. Như vậy sau hơn một năm kể từ thời sóng gió ngay trước đại hội 12, “nhất thể hóa” đã trở thành một đề nghị chính thức.

Vào tháng 9/2016, ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã khởi động “nhất thể hóa” bằng bài trả lời phỏng vấn khá dài cho trang VietTimes với nhan đề “Nhất thể hóa chức danh, nhất nguyên chế tổ chức bộ máy là bước đi tất yếu”.

Nội dung quan trọng nhất trong bài trả lời trên có lẽ là:

Giải thể các bộ máy chồng chéo, sáp nhập các bộ máy dù của Đảng hay của Nhà nước làm chung một việc theo hướng thống nhất và đa năng, giảm mạnh số các đầu mối bộ máy và tổ chức, bảo đảm sự chuyên nghiệp và liên thông- nhất nguyên chế. Nói cách khác, từ nhất thể hóa chức danh tới nhất nguyên chế về tổ chức bộ máy là bước đi tất yếu. Chẳng hạn, một vài cơ quan có nhiều chức năng, nhiệm vụ giống nhau, nên chăng tính toán nhất nguyên hóa tối thiểu ở 3 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố; quận, huyện, thị, theo phương châm: đa năng hóa bộ máy hay bộ máy đa năng.

Các thành viên của hệ thống chính trị thuộc Mặt trận Tổ quốc làm công tác dân vận (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...) có thể thuộc khối đa năng này. Chẳng hạn, văn phòng cấp ủy trùng lắp rất nhiều loại công việc với văn phòng chính quyền, hội đồng nhân dân, trước mắt có thể sáp nhập các văn phòng làm một, theo phương châm: một văn phòng phục vụ hai (ba) bộ máy”.


Như vậy, ý tưởng “nhất thể hóa”, hay cụ thể hơn là sáp nhập một số ban đảng với cơ quan chính quyền được phác ý tưởng từ hơn hai mươi năm trước, bắt đầu được thực hiện.

Nhị Lê lại là một trong những nhân vật phát ngôn chính yếu của Tổng Bí thư Trọng. Vào thời gian gần Đại hội XII, ông Nhị Lê cũng đã từng trả lời phỏng vấn về vấn đề “nhất thể hóa”. Xét về “dây”, ông Nhị Lê hiển nhiên là người của Nguyễn Phú Trọng từ khi ông Trọng còn là tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.

Nhưng tại sao chỉ đến giờ này đảng mới muốn “nhất thể hóa”?

Lý do bề mặt là “tinh gọn bộ máy”. Nhưng một trong những nguyên do sâu xa là hội chứng cạn tiền.

Những minh họa hùng hồn về hội chứng trên, phát ra vào năm 2015, là Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau thâm hụt ngân sách trầm trọng, nợ khoảng 300 tỷ đồng và nhiều khoản nợ không biết lấy tiền ở đâu ra mà chi trả. Nhưng nghiêm trọng nhất là cơ quan này không còn đủ tiền để trả lương cho công nhân viên chức.

Trong khi đó và là “láng giềng” của Cà Mau, không chỉ thâm lạm về tài chính, Thành ủy Bạc Liêu còn bị bệnh viện đòi tiền và phát sinh đủ thứ hổ lốn.

Hội chứng “chúa chổm” của các cơ quan đảng đang lộ rõ, bắt đầu từ cấp địa phương và giờ đây lan tới khối trung ương. Với khối địa phương, “nạn nhân” đầu tiên là một số tỉnh thành nhỏ và dễ bị cắt ngân sách chi cho khối đảng lẫn chính quyền.

Sau “biến cố” ngân sách trung ương xuất hiện dấu hiệu cạn kiệt tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2015, không còn nghi ngờ gì nữa, 2016 là năm mà hầu bao khối đảng lẫn chính quyền bị thắt chặt nặng nề. Những địa phương có thói quen vung tay quá trán cùng nạn nhũng nhiễu tràn lan như Cà Mau sẽ trở thành nơi “vỡ hụi” đầu tiên. Tiếp sau đó có thể là một số tỉnh thành lớn hơn, kể cả TP. HCM. Và cuối cùng, đơn vị được bao cấp ngân sách hoàn toàn và có ưu thế nhất về chính sách ưu ái là các cơ quan đảng ở trung ương cũng sẽ không thoát khỏi số phận bị cắt giảm chi tiêu.

Hàng năm, các cơ quan đảng chi tiêu đến vài ngàn tỷ đồng từ tiền đóng thuế của dân. Nhưng với xu hướng “nhất thể hóa” không thể tránh khỏi để tiết kiệm tiền, sẽ có bao nhiêu trong số hàng triệu công chức, viên chức “một lòng theo đảng” phải “ra đường”?

Thiền Lâm



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam có bao nhiêu triệu phú di cư?


Tại hội thảo, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhấn mạnh đến cuộc di cư của các triệu phú trên toàn cầu khi mà số lượng của 2015 chỉ là 64.000 đến 2016 đã tăng lên 82.000. Con số cụ thể hơn, năm 2016 khoảng 11.000 triệu phú di cư tới Australia, điểm đến số 1 của triệu phú di cư. 
 Mỹ xếp thứ hai với 10.000 triệu phú đến, Canada thứ ba với thêm 8.000 triệu phú nhập cư.
 

Image result for triệu phú di cư
Ngược lại, một số quốc gia ngày càng kém hấp dẫn giới triệu phú, khiến họ phải di cư sang nước khác. Trong đó, Pháp là quốc gia đứng đầu, năm 2016 có khoảng 12 ngàn triệu phú di cư khỏi Pháp. Xếp ngay sau là Trung Quốc với 9.000 triệu phú đi mất, kế đến là Brazil với 8.000 triệu phú chuyển ra nước ngoài sinh sống.

Cũng đặt vấn đề trên với Việt Nam, TS Trần Đình Thiên hỏi: "Việt Nam có bao nhiêu triệu phú di cư?

Theo ông Thiên, đây là chỉ báo rất có ý nghĩa, vì theo ông biết ngoài dòng tiền đầu tư ra nước ngoài một cách chiến lược, có ý đồ mang lại lợi ích cho đất nước và cho doanh nghiệp thì cũng có luồng tiền di chuyển như cuộc di cư của các triệu phú nói trên.


Đó là một cảnh báo, ông Thiên nhấn mạnh.

Người Việt chuyển 7,3 tỷ USD ra nước ngoài

Ở một diễn biến khác, báo cáo kinh tế Việt Nam quý I/2016 do Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR-VietnamCentre for Economic and Policy Research) công bố ngày 12/4 dẫn lại số liệu thống kê đến quý III/2015 cho biết, cán cân thanh toán đã có những diễn biến bất thường sau sự kiện Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ trong tháng 8/2015.

Cán cân tổng thể chuyển từ trạng thái cân bằng sang thâm hụt lớn 6,6 tỷ USD trong quý III/2015, chủ yếu do cán cân tài chính đổi chiều.

Đáng chú ý, 2 cấu phần quan trọng nhất của các cân tài chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài không có sự biến động đáng kể.

Tuy nhiên, một nhân tố mới xuất hiện là dòng vốn đầu tư khác mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD.

Đáng nói, cùng thời điểm này trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng thương mại không có sự biến động quá lớn.

"Đây là diễn biến bất thường", Infonet dẫn lời ông Nguyễn Đức Thành nói và nhấn mạnh, "diễn biến bất thường này, một phần, có thể xem như tình trạng "bẫy thanh khoản" với ngoại tệ của hệ thống ngân hàng.

Lãi suất huy động và cho vay USD vốn ở mức thấp, cộng với kỳ vọng tỷ giá USD/VND tăng lên sau sự kiện Trung Quốc phá giá, khiến thị trường không tìm được mức lãi suất cho vay ngoại tệ cân bằng".

Hệ quả, ngân hàng thương mại không tìm được đầu ra cho dòng vốn tiết kiệm ngoại tệ nên gửi tiền không kỳ hạn/kỳ hạn ngắn ở ngân hàng nước ngoài là giải pháp sinh lợi tối ưu nhất

Trên cơ sở này, dòng tiền gửi ở nước ngoài có thể tiếp tục gia tăng trong giai đoạn tới, do chính sách hạ lãi suất huy động USD về 0%/năm và hạn chế đối tượng vay vốn ngoại tệ.

Việc dòng tiền của Việt Nam bị chảy ra nước ngoài từng được Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cao cấp của Liên hợp quốc nghiên cứu và phân tích.

Là một chuyên gia về thống kê và băng chính phương pháp thống kê, Tiến sĩ Vũ Quang Việt chỉ ra một con số giật mình, trong vòng 6 năm (2008-2013), 33 tỷ USD của Việt Nam đã bị chảy ra nước ngoài không hợp pháp.

Mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008. Năm 2009, số tiền chảy ra nước ngoài trên 9 tỷ USD, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 .

Vị chuyên gia giải thích, đằng sau con số ấy là nhập lậu và có dấu hiệu tham nhũng. Cụ thể, Việt Nam đang gặp hai vấn đề :

Thứ nhất, là việc chuyển ngân lậu có thể chủ yếu là để nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu này rất lớn và ngày càng lớn. Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc trừ số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Nhập lậu ngày càng tăng đang là mối đe dọa lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt có khả năng làm phá sản sản xuất của nông dân và doanh nghiệp nhỏ.

Thứ hai là tình hình làm ăn phi pháp ở Việt Nam có vẻ ngày càng tăng, và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn qua dạng kiều hối. Lý do là vì, khả năng kiều bào chuyển tiền về nước cho gia đình cao như hiện nay là khó tin, hay nói rõ ra là không thể. Tất nhiên đem tiền về là tốt, nhưng việc một xã hội tạo cơ hội cho việc làm giầu bất chính là điều khó lòng chấp nhận.

Thái An
(Vấn Đề)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bọn Con Nít Làm Chính Trị

Hoàng Hữu Phước: Bọn Con Nít Làm Chính Trị

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh hoàng hữu phước
Đại biểu Hoàng Hữu Phước

Không phải không cần thiết khi phải nhắc lại ở đây – nội dung đã lập đi lập lại nhiều lần trên blog này –  rằng theo ngữ nghĩa từ vựng Âu Mỹ thì “làm chính trị” nghĩa là làm nghị sĩ hoặc làm quan chức cao cấp trong chính phủ, nghĩa là người ta “làm chính trị” chỉ để phục vụ chính cái thể chế chính trị, cái chế độ hiện hữu của đất nước mình, bảo vệ hiến pháp với toàn bộ hệ thống luật pháp vận hành của nó. Kỳ dư, tất cả những ai lăng xăng hô hào dân chủ, hò hét nhân quyền, hò la phản biện xã hội, đều là đang thực hiện quyền tự do ngôn luận mà người công dân nào cũng có, chứ hoàn toàn không phải là “làm chính trị”. Và nếu các hành động hành vi hô hào dân chủ, hò hét nhân quyền, hò la phản biện xã hội, lại nhằm mục đích chống phá thể chế chính trị nước nhà, kích động bạo lực, sử dụng bạo lực, gây ra phá hoại an ninh trật tự, lật đổ chế độ hiện hữu thì đó dứt khoát là “làm loạn” nên nhất thiết phải bị pháp luật trừng trị theo đúng thông lệ quốc tế Mỹ Âu. Chính phủ nào không phân biệt được sự khác biệt này nên không dám sử dụng bạo lực để trấn áp đàn áp bức áp tất cả các hành động hành vi “làm loạn” là chính phủ đáng vất sọt rác, không biết noi gương sáng trị quốc của chính phủ Hoa Kỳ.


Không phải không cần thiết khi phải nhắc lại ở đây – nội dung đã lập đi lập lại nhiều lần trên blog này –  rằng theo ngữ nghĩa từ vựng của tác giả bài viết này đã nêu rất rõ trong bài Định Tính Và Định Lượng Tuổi Trẻ thì “trẻ trung” hoàn toàn không dính dáng gì đến “tuổi trẻ”, “trẻ tuổi” nghĩa là thời gian để “làm người lớn” còn dài hơn nhiều so với những “người lớn” đã cao tuổi, và “trẻ nít” là cái phong cách tồi tệ nhất của người trẻ tuổi và người cao tuổi.

Quốc Hội Khóa XIII có mấy lão nghị sĩ con nít, kẻ thì thách Thủ Tướng có dám từ chức không, kẻ thì yêu cầu Thủ Tướng báo cáo công khai cụ thể trước Quốc Hội kế sách chống lại  Trung Quốc, kẻ thì bảo các nước trên thế giới “biểu tình” rất đàng hoàng nên Việt Nam cũng sẽ “biểu tình” đàng hoàng, kẻ thì phán như đinh đóng cột rằng “biểu tình” phát xuất từ Chicago, kẻ thì ngu đần không biết ý nghĩa của từ ngữ “ốc đảo” nên lớn tiếng tại Quốc Hội cho nó là hoang đảo, v.v. Đây là thí dụ rõ nét nhất về “bọn con nít làm chính trị”.

Để chuẩn bị nhân lực cho đội ngũ “làm chính trị”, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phát triển đảng viên, rèn luyện đảng viên, giáo dục đảng viên quán triệt các nghị quyết, đường lối, chủ trương, v.v., của Đảng. Song, như tác giả bài viết này đã từng nêu ra rất nhiều năm trước là Đảng đã bỏ lơ việc (a) giáo dục nhân cách con người vốn phải làm tiền đề mang tính chủ đạo cho tư cách đảng viên vì đảng viên trước hết phải là con người, và (b) giáo dục đạo đức con người vốn phải làm tiền đề mang tính chủ đạo cho đạo đức cách mạng vì đạo đức cách mạng chỉ có nơi con người có đạo đức con người cao nhất. Các đảng viên ở các địa phương làm lãnh đạo Đảng hoặc lãnh đạo chính quyền (hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các Sở Ban Ngành) là nguồn nhân lực Đảng chuẩn bị đưa ra “làm chính trị”. Do có sự lơ là đã nêu trên, một số đảng viên cấp cao đã không hề có chút tư duy nào về tư cách người lớn, tư cách bậc trưởng thượng, tư cách bậc thủ trưởng, và tư cách đảng viên, nên hành xử như con nít.

Đi ô tô tư ở nơi trấn nhậm thì muốn phải là Lexus và phải có bảng số xanh để rồi bị lộ nguyên hình đứa con nít phải trốn biền biệt trộn bên trong bột giấy của tờ truy nã toàn cầu khổ A4 hay khổ Letter của Interpol, mất luôn cơ hội trở thành Bộ Trưởng Công Thương trẻ tuổi tài cao của nhiệm kỳ Quốc Hội XV (2021-2026).
screen-shot-03-06-17-at-11-41-am

Đi ngoạn cảnh chốn hoa viên mà trong tay phải cầm cành mai đào bề thế để rồi bị lộ nguyên hình đứa con nít phải ra sức thanh minh mà không đủ trí hóa để biết rằng (a) ngay cả khi đó là cành cây tự gãy do nó “tự sướng” thật thì đó cũng là tài sản của vườn hoa, như bên New Zealand du khách vào các nhà vườn hái táo hái lê tự do rồi xách xô ra tính tiền nhưng nếu lượm trái rơi đầy trên mặt đất để ăn thì bị đuổi ra khỏi vườn ngay lập tức vì đó là ăn cắp; rằng (b) nữ chức sắc mà cầm cành hoa chụp hình như nữ sinh tiểu học thì rõ là không có tác phong làm lãnh đạo; và rằng (c) đảng viên chức sắc mà không biết thù trong giặc ngoài luôn rình rập nhất cử nhất động của mình để khai thác tấn công thì thật là đáng thương cho đảng viên con nít và đáng quan ngại cho sự tồn tại của Đảng. Đã có đứa con nít ngu xuẩn nghe lời người lạ cầm cái khăn chụp vào mặt một người lạ khác ở Malaysia để rồi nay chờ đợi bản án tử hình treo cổ sắp tuyên. Sẽ có đứa con nít ngu xuẩn khác cầm dùm hành lý của một bà cụ nào đó ở phi trường Bangkok để rồi sẽ chịu án tử hình vì đó là va li bạch phiến. Vừa có một đứa con nít ngu xuẩn cầm cành hoa mai đào vật chứng phạm tội của người khác bẻ dúi vào tay. Một đảng viên không được phép là con nít, và hãy tống cổ ra khỏi Đảng những đứa con nít!

screen-shot-03-06-17-at-08-26-pm

Lãnh đạo một Ban Chỉ Đạo mà chỉ hiểu nghĩa đen của “trẻ hóa” nên đưa một đứa con nít “quá trẻ” chưa hề có kỳ công kỳ tích nào vào Vụ Kinh Tế ngồi trên đầu thiên hạ để lo đại cuộc phát triển kinh tế cả Miền và cả thành phố lớn, lờ đi sự thật là cái thành phố lớn ấy đang nhếch nhác lôi thôi lếch thếch với bao dự án địa ốc nham nhở dở dang mà cư dân chỉ gồm bò cái bò đực và những bóng đen thực tập sử dụng ống chích và kim tiêm.

screen-shot-03-06-17-at-11-46-am

Lãnh đạo ngân hàng mà chỉ lo vận dụng các chiêu thức của các bậc tiền nhiệm ồ ạt đổ tiền nhét chất đầy nghẹt đầy nhóc đầy tràn trong nhà mình để rồi khi bị phát hiện mất một núi tiền và một đồi vàng thì nếu không kịp có tên trên bảng truy nã toàn cầu của Interpol thì cũng ra đứng trước tòa nói rằng tội là của người khác, rằng bản thân vô tội, rằng hãy tha cho các nhân viên vì họ chẳng xơ múi gì, rằng xin không bỏ tù để bản thân ở ngoài xã hội làm lụng kiếm tiền khắc phục hậu quả.

Lãnh đạo đảng ở địa phương thì ngây thơ như con nít vô tư nhận ô tô đắt tiền do doanh nghiệp tặng để đi cho sướng đôi mông cao quý của cấp lãnh đạo, mà không biết rằng đó không thể không dấy lên sự ngờ vực ắt luôn có về sự thiên vị, có qua có lại, dành cho doanh nghiệp biết điều, để rồi bị cha mẹ – tức Thủ Tướng – mắng quở dạy cho bài học cực kỳ sơ đẳng là phải trả lại doanh nghiệp, mất luôn cơ hội được Đảng đưa ra “làm chính trị” kỳ Quốc Hội Khóa XV (2021-2026).

screen-shot-03-06-17-at-08-44-pm

Và còn bao sự hoặc tày trời hoặc ngu xuẩn hoặc cả hai của đám đảng viên con nít  có ít nhất một bằng thạc sĩ và một bằng tiến sĩ gây ra!

Cũng do cái đạo làm người được mặc định là do cha mẹ mỗi người phải chịu trách nhiệm trước tổ tông và dân tộc tự dạy dỗ con cái, nên khi Đảng chỉ lo phụ trách về “chính trị” thì đảng viên nào có đã được mẹ cha dạy dỗ thì đó là ngôi sao ngời sáng của Đảng, còn đảng viên nào không được cha mẹ dạy dỗ – mà tiếng bình dân informal gọi là “mất dạy” – thì đó là kẻ sẽ làm Đảng phải bỏ ra vài thập kỷ truy lùng trên toàn thế giới. Đây là cái lỗ hổng “giáo dục” mà tác giả bài viết này đã luôn ngậm ngùi rằng đại cuộc nước nhà rồi sẽ suy vi.

Cũng do tự tin vào cái mặc định trên, cũng như tự tin vào tay nghề giáo dục “chính trị” của mình, Đảng đã ra sức đào tạo đội ngũ nhà báo hồng thắm lý luận chính trị cao cấp, và nghiệp vụ chuyên sâu cấp cao. Tuy nhiên, cũng như tác giả bài này đã bao lần nêu lên trong nhiều bài viết, đã có lỗ hổng rộng banh toát hoát trong ngôn ngữ ngôn phong tiếng Việt: trong khi các ngôn ngữ Âu Mỹ có nào là dạng thức phân định rõ ràng của ngôn ngữ thông thường informal, ngôn ngữ trang trọng lịch lãm formal, ngôn ngữ nói bình dân colloquial, ngôn ngữ từ lóng của giới tội phạm hay xó chợ đầu đường slang, ngôn ngữ văn học văn hóa literary, ngôn ngữ báo chí language journalism, ngôn ngữ khoa học hàn lâm academic scientific terms, v.v. và v.v., thì tiếng Việt vì chiến tranh đã trở thành phế tích hoang tàn cỏ dại.

Các biên tập viên báo hình, báo in, báo mạng, thản nhiên dùng từ “nhí” thay vì “thiếu niên”, “ngáo đá” thay vì “lậm ma túy”, “tự sướng” thay vì “tự chụp”, “phượt” thay vì “dã ngoại đường trường”, v.v và v.v, mà không biết rằng (a) đối với Âu Mỹ thì ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ mang phong cách cầu kỳ đặc thù được đào tạo rất riêng, với những chuẩn mực rất riêng tuy thoát thai từ trên nền tảng chung của formal, mà ngay cả khi buộc phải dùng – hay phải nói – một tiếng lóng thì luôn phải để trong ngoặc kép hoặc chỉ viết chữ cái đầu tiên còn các chữ cái tiếp theo thì dùng ký hiệu hoặc tắt phần âm thanh hay ghép một tiếng bíp vào miệng người nói để xóa sự phát âm của một từ phản cảm, nếu không muốn bị các bậc phụ huynh vừa tẩy chay chương trình vừa kiện ra tòa; và rằng (b) những gì mà “giới tinh hoa báo chí” Việt Nam dùng thì đương nhiên học sinh Việt Nam có quyền “noi gương” để rồi làm hỏng bét cả văn hóa văn học ngôn từ của các “tinh hoa trí thức” tương lai.

Vì vậy, với sự hòa âm điền dã của những đứa con nít “làm chính trị” và những nhà báo con nít đã quá quen thuộc với việc phỏng vấn những đứa con nít “làm chính trị” ấy, mới đây đã có một phóng viên con nít đã gọi một vị Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân một Quận ở Thành phố Hồ Chí Minh bằng cụm từ “soái ca” mà không biết rằng vị Phó Chủ Tịch Quận ấy là một “người lớn” xứng đáng đứng vào hàng ngũ những người “làm chính trị” của nhiệm kỳ 2021-2026, hoàn toàn không phải là hạng người mà ai muốn dùng loại từ ngữ “tiếng lóng”, “đầu đường xó chợ”, gán ghép vào ông thì cứ gán.

screen-shot-03-06-17-at-08-46-pm

Chỉ có cha mẹ mới dạy được con cái liêm khiết và liêm chính, dũng tâm và hùng tâm, ái quốc và ái nhân, khôn ngoan và khôn khéo; đơn giản vì tất cả các đức tính ấy của con người chỉ được nẩy mầm vun quén từ tuổi ấu thơ, trong thời gian dài bên cạnh mẹ cha, với bài học từ bản thân cha mẹ, và lời giáo huấn mưa dầm của mẹ cha. (Mẹ cha cũng đồng nghĩa với người bảo hộ tốt đẹp – nếu một người vì họa tai không được sống với đấng sinh thành tốt đẹp).

Đảng chính trị dù bất kỳ đâu trên thế giới cũng không bao giờ đào tạo ra đảng viên liêm khiết, liêm chính, dũng tâm, hùng tâm, ái quốc, ái nhân, khôn ngoan, khôn khéo. Vì vậy, Đảng cần ra khỏi tháp ngà, vi hành vào nhân dân, chiêu dụ những con người tốt đẹp hội đủ ngần ấy thứ đức tính từ cha mẹ của họ để thỉnh mời vào Đảng, giáo dục họ về “chính trị”, rèn luyện đào tạo họ về “trị chính”, để họ trở thành những chính khách “làm chính trị”, mà không là “con nít làm chính trị.”

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Nguồn tham khảo các nội dung nhắc đến trong bài:
Chất Lượng Nghị Sĩ Việt Nam  18-01-2017
Làm Chính Trị & Làm Loạn   12-01-2017
Nền Tặc Chủ Hoa Kỳ: Demopiracy  30-12-2016
Vi Phạm Quyền Tự Do Cá Nhân  27-12-2016
Giới Tinh Hoa Chính Trị Việt Nam Sẽ Phải Thay Đổi Năm 2021  23-11-2016
Chìa Khóa Của Cường Thịnh    05-11-2016
Vấn Nạn Ngôn Từ Trong Giới Truyền Thông  20-11-2015
Định Tính Và Định Lượng Tuổi Trẻ  12-9-2014
Tuổi Teen Không Bao Giờ Có Thật  06-10-2014
Thế Nào Là “ỐC ĐẢO” – Sự Cẩn Trọng Trong Sử Dụng Ngôn Từ Hán-Việt.  04-12-2012
Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt-Anh Và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt  18-6-2010

Nguồn Nghị sỵ Hoàng Hữu Phước 

Phần nhận xét hiển thị trên trang