Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Ngày Mười Ba

Đây là phần 3 của tác phẩm "Vị ngọt không lừa dối".

      
       Vì có những người thắc mắc sau khi đọc phần hai, cho nên mở đầu bài viết này tôi cho bạn đọc hay rằng tác phẩm “Vị ngọt không lừa dối” không gánh trách nhiệm mang thông điệp truyền thông của thương hiệu Eatuhoney. Câu chuyện được kể ở đây là câu chuyện của tôi, nhưng nếu như không có Nguyễn và Eatuhoney thì nó đã không xảy ra. Khi viết bài “Về những ước mơ”, tôi nhận ra tác phẩm chỉ có thể hoàn thành với điều kiện tôi phải rời khỏi Eatuhoney. Vì thế, vào ngày mùng 5 tháng 1 vừa qua tôi và Eatuhoney đã chấm dứt sự hợp tác, rồi ngày 6 tháng 1 phần hai của tác phẩm mới được đăng lên.
       Như vậy, phần thứ ba này những người cả lo có thể đọc một cách yên tâm thong thả.
*
       Lại kể tiếp câu chuyện tôi đang ốm nằm bẹp và chẳng làm gì ngoài việc cầu nguyện Đấng Tối Cao.
       Nguyễn đến thăm tôi mang theo một túi cam tươi. Tôi chưa từng gặp người nào chu đáo hơn Nguyễn. Khi nghe nói tôi cần tìm phòng trọ mới, Nguyễn nhận giúp tôi việc đó.
       “Nguyễn bận như vậy thì làm sao có thời gian để tìm?” Tôi e ngại.
       “Chị cứ yên tâm.” Nguyễn sốt sắng.
       Tôi đâu dễ yên tâm như thế, vì không đơn giản chỉ là chỗ ở của tôi, tôi cần chỗ mà Khiêm có thể từ nơi ở đến nơi làm việc một cách tiện lợi. Nhưng lúc này tôi đành phó thác cho Nguyễn, vì tôi không đi ra ngoài được, một lần tôi đã gắng ra đến chợ rồi suýt nữa không thể tự về. Cả tuần tôi hầu như không ăn được, chỉ uống nước. Thậm chí tôi không đủ sức giặt quần áo. Thôi cứ để xem Nguyễn “thần thông quảng đại” đến đâu.
       Tôi được Oanh gia hạn cho vài ngày, đúng đến cái ngày mà tròn tháng chúng tôi dọn đến thuê chỗ chúng tôi đang ở. Nàng sợ tôi hẹn dối rồi cứ nằm lỳ ở đó không đi, cho nên mỗi ngày nàng lại dọn ra cho tôi lúc thì cái chén cái tô, lúc thì đôi đũa, lúc thì hũ muối, thay cho lời nhắc nhở. Chúng tôi mới ở cùng nhau được hai tháng, chưa kịp xích mích gì, nhưng giờ nàng nhìn thấy tôi có lẽ cũng như nhìn thấy Khiêm vậy.

       Trước hạn của Oanh hai ngày, tôi nhắn tin cho Nguyễn, bảo Nguyễn nếu không tìm được nhà trọ thì đừng tìm nữa, để tôi tự lo lấy.
       “Chị cho em thêm vài ngày nữa được không? Em đã nhờ mấy nhân viên của em đi tìm rồi mà chưa tìm được, chỗ thì mắc quá, chỗ thì không đảm bảo an toàn.” Nguyễn trả lời tôi.
       Thì ra sự “thần thông quảng đại” của Nguyễn là thế. Nguyễn chẳng hiểu là người nào việc ấy sao? Tôi không thể bảo Oanh cho tôi thêm vài ngày nữa, nàng đã chịu quá nhiều căng thẳng rồi, còn tôi thì sắp hồi phục. Tôi đã tìm sẵn vài địa chỉ trên mạng ở gần tôi nhất, mặc dù không gần chỗ làm của Khiêm, vì tôi chưa đủ sức để chuyển đồ đi xa trong khi chỗ ở như vậy phần nhiều là tạm bợ. Tôi sẽ rời khỏi chỗ của Oanh đúng lúc.
       Buổi tối hôm cuối cùng trước hạn, Nguyễn tìm được phòng trọ đúng theo yêu cầu của tôi, ở chỗ một người quen của Nguyễn. Ngày tôi xem phòng và chuyển đồ cũng đúng là ngày đầu tiên tôi hồi phục và có thể đi lại được bình thường. Tôi không còn thấy quá lạ lùng vì từ gần mười năm nay tôi chọn sống trong sự sắp đặt của Thượng Đế và đã quen với sự chính xác tỉ mỉ của Ngài. Tôi hiểu là tôi không thể tránh khỏi Nguyễn.
       “Thời gian đầu hai chị em ở trong này còn khó khăn, nên em sẽ trả tiền nhà cho chị. Chị đừng ngại, và đừng nghĩ em làm thế là vì cần chị làm việc cho em.” Nguyễn nói với tôi như vậy. Nguyễn chỉ nghe tôi nói qua về Khiêm chứ chưa bao giờ nhìn thấy cậu ấy.
       Tôi im lặng cầm tiền của Nguyễn. Tiền ấy nhẹ nhõm. Tôi có kinh nghiệm với việc cầm tiền từ tay người khác. Tiền “nhẹ” là loại tiền hanh thông. Tiền “nặng” là tiền đi cùng với năng lượng u ám, dễ gây trắc trở. Tiền qua tay Nguyễn là tiền nhẹ. Tôi biết Nguyễn là người may mắn.
       Nguyễn trắng trẻo, mập tròn, gương mặt hồng hào rạng rỡ, đôi bàn tay búp măng với những ngón tay cũng trắng nuột, tròn trịa. Một người dễ gặp những vận may tài chính. Ở bên Nguyễn tôi thấy vui vui và trong lòng cảm thấy ấm áp. Tôi không thấy lo lắng cho Nguyễn mà chỉ thấy bối rối về phần tôi. Nguyễn muốn tôi đem lại cho Eatuhoney một cái gì đó độc đáo. Nhưng đó là cái gì nhỉ? Cả tôi và Nguyễn đều không biết. Khi tôi nói ra sự hoang mang của mình thì chính Nguyễn đã trấn an tôi. Ở Nguyễn có một vẻ đẹp tinh thần và có sức mạnh của linh tính.
*
       Khu nhà mà Nguyễn đưa tôi đến ở thì “nặng”. Một vùng năng lượng tù đọng, báo trước những bất an. Tôi được may mắn lúc đầu khi kịp chuyển hết đồ bằng xe máy mà không bị dính mưa.
       “Chị ơi, em không tìm được đường về nhà mình.” Tôi nhớ mãi cuộc gọi của Khiêm vào ngày đầu tiên, khi Khiêm từ chỗ làm về, cậu ấy chẳng nhận ra đường nào với đường nào nữa. Chỗ mới của chúng tôi ở trong một khu công nghiệp, nhiều đường dọc ngang với tên là những chữ cái kèm theo số.
       Tôi rất lo Khiêm bị ốm. Kiến trúc những căn phòng trọ ở đây không có lợi gì cho sức khỏe, nó chỉ là những cái hộp đựng người. Việc đầu tiên trong ngày đầu tiên tôi phải làm vội vã là đi mua ngay chăn đệm cho Khiêm. Những ngày vừa qua, Khiêm thường xuyên phải ngủ trên nền gạch men lạnh lẽo. Công cuộc mua sắm của tôi không thuận lợi vì mưa triền miên, tôi đi vào những khoảng tạnh hay mưa nhỏ, rồi lại dừng chờ mưa tạnh, chạy xe lòng vòng khắp chốn mới tìm thấy chỗ bán chăn đệm.
       Tôi cho Khiêm biết ai đã trả tiền phòng trọ cho chúng tôi.
       “Nhưng sau rồi mình vẫn phải trả họ chứ!” Khiêm nói.
       “Cái này không trả bằng tiền được.” Tôi trả lời.
       Thượng Đế đã đưa tôi và Khiêm đến đây. Chính là Ngài. Tôi nhận lời với Nguyễn mà đầu óc tôi trống rỗng, không có một kế hoạch nào cho công việc của Nguyễn.
       “Hoàn toàn trống trơn.” Tôi vừa chỉ vào cái đầu đang lắc quầy quậy của mình vừa nói với Khiêm. “Chỗ này chính là của Khiêm đấy. Mình đã cầu nguyện và được sắp đặt như vậy.”
       Tôi không muốn Khiêm phải chịu thêm áp lực tiền bạc vào lúc này, vì tôi cảm nhận được cậu ấy đang phải chống chọi với những vấn đề nguy nan khác về tinh thần, hoàn cảnh bên ngoài chỉ là lớp vỏ giả tạo.
       Hy vọng Khiêm đừng có ốm. Chỗ ở này thật đáng ngại, nó u ám quá. Nhưng chúng tôi đã nhận sự trợ giúp từ ai thì tất nhiên phải đi vào “nút thắt” vũ trụ liên quan đến người ấy. Nếu Thượng Đế đã sắp đặt thì đây là thử thách mà Ngài dành cho chúng tôi. Thông qua tôi mà Khiêm và Nguyễn liên quan đến nhau. Nhưng họ sẽ không phải bận tâm về điều đó.
*
       Chúng tôi không tránh khỏi liên quan đến người chủ nhà trọ nữa. Chị Hồng vốn có quan hệ công việc tiền bạc với Nguyễn trước kia. Chị nhỏ nhắn, khô gầy, nước da vàng và phảng phất ánh xám. Một người tháo vát đảm đang, mưu sự nhanh nhẹn, tưởng như làm việc gì cũng thông, nhưng thực ra gặp nhiều trắc trở. Chính chị cũng biết và đồng ý với tôi là khu nhà trọ năm lầu này của chị rất “nặng”. Chị giống như người lính gác bị đày ải, muốn đi đâu cũng không đi được, một mình chị phải kiêm quá nhiều việc.
       Chị Hồng nói chị rất muốn đi thăm một người quen, một người quan trọng với chị. Người thanh niên này trước kia ở trọ tại đây, là người đầu tiên làm cho chị tin vào tâm linh. Người đó nói được chính xác các sự kiện, biết những điều mà người khác không biết, đều do những linh hồn mách bảo. Người đó nhìn thấy và giao tiếp được với các linh hồn, rất nhiều linh hồn đi theo người ấy.
       “Sức khỏe của người này bị ảnh hưởng rất xấu phải không chị?” Tôi buột miệng hỏi.
       “Đúng rồi, đau ốm triền miên.” Chị Hồng đáp. “Vì thấy cô là người đặc biệt, có lẽ cũng liên quan đến những chuyện như thế, nên tôi mới kể với cô.”
       Tin tức gần đây nhất mà chị Hồng biết về người thanh niên nọ là họ đang hôn mê và được đưa vào một bệnh viện ở miền Trung. Chị đã từng gọi điện nói chuyện với một cô y tá ở đó, nhưng rồi không liên lạc được nữa. Đáng lẽ chị có thể làm một chuyến bay đến đó xem tình hình ra sao và cung cấp thêm thông tin cho y bác sĩ, nhưng chị không sao rời công việc ở đây mà đi được, vắng chị mọi việc sẽ lộn xộn hết. Chị muốn cho bệnh viện đó biết nên để cho bệnh nhân đó được tự nhiên, vì có những lần họ mê man như vậy mấy ngày liền rồi lại tỉnh dậy như thường, một hiện tượng lạ nhưng người thanh niên ấy đã quen.
       Theo như chị Hồng nói thì người thanh niên kia “bị đày”. Họ theo đạo Phật. Một vị “Phật Bà” nào đó đã chọn họ làm việc tâm linh giúp người đời, họ thấy khổ sở quá nên nhiều lần xin thôi mà không được. Chị Hồng cũng đã quy y. Trước kia chị sẵn sàng làm nhiều chuyện để bảo vệ công việc làm ăn của chị, nhưng từ khi theo đạo Phật thì chị chấp nhận từ bỏ, cho dù bị ấm ức thiệt thòi. Có lẽ với chị, tu là phải chịu đựng.
       Chị hỏi có phải tôi giúp Nguyễn việc tâm linh không. Tôi lắc đầu. Với chị Hồng thì tâm linh là những chuyện kỳ bí như chị chứng kiến ở người thanh niên nọ. Tôi cho chị biết rằng tôi không nói chuyện với các linh hồn, không xem bói hay giải hạn cho ai. Tôi sống như những người bình thường khác.
       Tôi biết Đấng Tối Cao không đày ải ai, và sự lựa chọn nào cũng phải từ hai phía. Thượng Đế luôn cho con người được tự do lựa chọn, không bắt ép con người phải tuân theo sự sắp đặt của Ngài.
*
       Người bị ốm không phải là Khiêm. Là tôi.
       Sau hai ngày loay hoay, tôi đã sắm gần đủ những đồ dùng sinh hoạt tối thiểu, chỉ còn thiếu một con dao nhỏ mà thôi. Không thể thiếu dao. Tôi đã dành ngày thứ ba để đi mua nó, chẳng cửa hàng nào quanh đây bán dao cả, mà tôi còn chưa biết chợ ở đâu.
       Từ chỗ làm việc, Khiêm gọi điện thoại cho tôi:
       “Hôm nay chị có phải đi đâu làm gì không? Em có thể nhờ chị đem cho em một quyển sách được không?”
       “Mình phải đi chợ.”
       “Nếu chị bận quá thì thôi, nhưng nếu có thể thì chị đem cho em nhé!”
       Tôi không hứa với Khiêm, vì tôi còn chưa biết chợ xa gần ra sao, mà tôi mệt nên ngủ dậy muộn. Khi tôi dậy được thì đã gần trưa, và Khiêm lại gọi cho tôi. Lần này thì cậu ấy không nhờ tôi “nếu có thể” nữa, mà tôi phải hiểu là cậu ấy dứt khoát cần đọc cuốn sách đó vào ngày hôm nay.
       Tôi lục tìm cuốn sách trong ba lô theo chỉ dẫn của Khiêm. Sách cậu ấy đọc toàn là những cuốn về cách xử thế, về đạo đức, về chủ đề tôn giáo... Khiêm là người có đầu óc cởi mở, không câu nệ. Cậu ấy sẵn sàng tham khảo sách của tôn giáo khác.
       …
       Tôi không theo tôn giáo như Khiêm, như Oanh, như chị Hồng hay như người thanh niên nọ. Từ nhỏ tôi được giáo dục ở trường theo đường lối vô thần. Ở nhà thì bố mẹ tôi có thờ tổ tiên theo kiểu đơn giản nhất, nhưng bố mẹ tôi chưa chiêm nghiệm về sự linh ứng của các cụ đời trước, họ chỉ thắp hương theo tập quán mà thôi. Còn tôi, không mảy may để ý gì đến Đấng Tối Cao trước khi nhận ra mình đã cùng đường và hoàn toàn bất lực. Mọi chuyện đều không nằm trong tầm kiểm soát của tôi. Tôi chấp nhận là Trời thực sự tồn tại và tôi phải trực tiếp trao đổi thẳng thắn với Ngài: “Tại sao tôi lại phải chịu trách nhiệm trước cuộc đời khi mà tôi không hề có năng lực để chịu trách nhiệm? Trách nhiệm đó hoàn toàn chỉ là ảo tưởng của tôi mà thôi, đúng vậy không? Rõ ràng Ngài đã cho tôi một đặc ân, đó là không cần phải làm gì cả. Vì thế từ nay tôi sẽ không việc gì phải vùng vẫy, không phải làm gì hết ngoài những việc quấy quá che mắt người đời. Tôi nhìn cuộc đời chỉ để xem kịch giải trí. Vậy nhé!”
       Một khi ai đó đã đặt vấn đề nghiêm túc với Thượng Đế thì ắt sẽ được Ngài cứu xét. Điều đó đã xảy ra với tôi. Các sứ giả của Ngài lần lượt xuất hiện để cho tôi biết quyền năng của Đấng Tối Linh, không thông qua tôn giáo nào cả. Luật của Vũ Trụ vĩnh hằng, Thượng Đế không thể phản bội chính Ngài. Tôi được lựa chọn có tiếp nhận lấy năng lực từ Ngài hay không. Một kẻ bất lực như tôi có thể từ chối Ngài ư? Tôi muốn biết sự thật về cuộc đời mình và cần đủ sức để chấp nhận sự thật ấy.
       …
       Chưa biết đường trên thực tế, lần đầu tôi đã đi chệch, vì thế lòng vòng mãi mới đến được chỗ Khiêm. Cậu ấy làm bảo vệ ở trên một tòa nhà lớn, đồng phục mang tên công ty Toàn Cầu. Nhan đề trên bìa cuốn sách mà tôi đem đến cho Khiêm: “Thấy Phật”.
       Xong được việc mà Khiêm phó thác thì đã quá trưa, tôi mệt phờ và đói. Khi tôi dùng bữa trong quán xong, chờ mãi người trông xe mới quay lại để nhận vé cho tôi. Dường như mọi thứ đều trì trệ và nặng trĩu. Ngay cả cái nắng cũng u ám làm sao! Không biết Khiêm có thấy được Phật không, nhưng tôi phải tìm thấy con dao của mình.
       Tôi tìm thấy chợ trên đường về nhờ chỉ dẫn của bản đồ trên mạng. Con dao tôi tìm chờ tôi ở đó. Bà chủ hàng gợi ý tôi nên chọn một con dao khác, đắt hơn nhưng theo bà ấy là bén hơn. Bà ấy không hiểu gì cả, bà ấy không nhận ra sự khác nhau cơ bản giữa hai con dao đó sao? Con dao mà bà ấy gợi ý tôi mua chỉ dùng được lưỡi thôi, còn con dao tôi chọn thì dùng được cả mũi của nó.
       …
       Thế là xong việc của ngày. Nhưng tôi làm sao thế này? Bước chân của tôi rất nặng nề. Tôi phải bám vào tay vịn cầu thang để leo lên lầu hai về phòng mình một cách khó nhọc. Cả hai chân tôi đã phù lên. Tôi cảm thấy không nên ở trong căn phòng ảm đạm nên lại quay xuống. Gần chỗ tôi ở có công viên xanh tươi thoáng đãng, tôi đến đó nhưng không phải bằng cách đi bộ. Đi bộ và leo cầu thang vốn là việc mà tôi thích biết bao.
       Tôi ngồi xuống ghế đá, mong có được chút thư giãn. Nhưng không, sự nặng nề không chỉ ở đôi chân, nó lan đến ngực tôi, lan đến mặt tôi. Trong đời tôi chưa từng lâm vào tình trạng tương tự, dù có ốm nặng đến mấy thì cơ thể tôi vẫn nhẹ nhõm chứ không như bây giờ. Bọn trẻ đang chạy nhảy ở kia có làm không khí vui tươi, nhưng sự vui tươi ấy không phải của tôi.
       Nhưng hôm nay tôi đã hoàn thành công việc. Hôm nay là ngày Mười Ba, con số định mệnh của đời tôi. Hãy giữ đầu óc tỉnh táo! Tôi phải viết cái gì đó chứ! Lôi từ trong túi ra quyển vở và cây bút chì, tôi bắt đầu phác lên đó một bài thơ.
       Lâu nay tôi luôn viết bằng bàn phím, giấy bút hiếm khi dùng đến. Mỗi khi tôi soạn một bài thơ từ giấy bút, y như rằng bài thơ đó người ta than khó hiểu, và đặc biệt là ít người đọc. Ông Khang chẳng bao giờ bình luận về những bài thơ đó.
       Mỗi khi tôi kể chuyện bằng thơ, người ta không nhận ra được câu chuyện nữa. Như là “bài ca mua sắm” này của tôi. Ông Khang ngạc nhiên về phát hiện của ông khi chứng kiến một lần tôi chuyển nhà chuyển đồ, ông không ngờ tôi cẩn thận tỉ mỉ không kém gì ông vậy. Ông không biết rằng với tôi, trong mỗi đồ vật đều chứa một bài thơ.
                                   
                                    “Hôm nay tôi đi tìm chợ lớn
                                     Tìm chợ lớn để mua một con dao nhỏ
                                     Một con dao nhỏ cán vàng.
                                     …
                                     Em tôi ngây thơ, một chàng trai ngây ngô
                                     Chuyện đời không biết nhiều
                                     Tìm trong sách vở học bao điều.
                                     …
                                     Người không thông minh thì nói ít
                                     Như mũi dao kia dùng trúng đích
                                     Nói đúng như làm, như dao cán vàng không long…”
      
       Ông Khang không hiểu gì, nhưng mọi bà nội trợ đều nhận ra con dao trong bài thơ của tôi. “Chính xác. Dao cán vàng không long.” Họ nói thế.
*
       Sáng hôm sau Khiêm mới từ chỗ làm về. Tôi ra mở cửa. Khiêm sửng sốt nhìn mặt tôi hỏi: “Chị sao vậy?” Mặt tôi cũng phù như chân.
       “Không sao.” Tôi trả lời. “Nếu mình sống sót ra được khỏi chỗ này thì là một kỳ tích.”
       Thế là chấm dứt mọi trao đổi giữa tôi và Khiêm về tình trạng của tôi. Khiêm kiệm lời, chẳng bao giờ chịu mất thời gian với những ngôn từ xã giao. Tôi thích điều đó.
       Những dải năng lượng “nặng” đã bó chụp lấy thể xác của tôi. Vùng gan và lách của tôi đầy lên, tiểu tiện ít, phù toàn thân. Giải thích rất dễ: Tôi đã làm những việc tối kỵ với bệnh sốt xuất huyết: đi mưa, mang vác nặng leo cầu thang. Và bây giờ là biến chứng. Tôi đang suy tim, suy thận. Nếu ở trong bệnh viện, người ta sẽ truyền nước muối cho tôi gắn với một cái máy đếm giọt đo tốc độ dịch truyền, gắn vào người tôi những thứ dây rợ để đo các chỉ số sống. Không tốn thuốc đâu, nhưng rất tốn công theo dõi và làm khối người căng thẳng. Bởi vì luôn có một tỉ lệ tử vong nhất định.
       Tôi chỉ làm một việc duy nhất: nhắn tin báo cho Nguyễn biết là tôi chưa thể làm việc được. Dù không muốn nhưng tôi bắt buộc phải nằm yên trên gác trong căn phòng nhỏ chỉ có hai lỗ thông hơi hình chữ nhật này. Bên ngoài, tiếng búa tiếng đục gõ từng hồi triền miên. Tôi hình dung mình đang nằm trong quan tài và nghe người ta đóng đinh, chuẩn bị đi vào huyệt mộ.
       Đó là tiếng đục phá tường. Chị Hồng xây nhà này từ hai năm trước, khi ấy chưa có thang máy. Bây giờ thì chị cho người đục thủng một số căn phòng từ dưới lên trên để lắp thang máy. Mỗi lầu đều có nhiều phòng với nhiều kích cỡ và giá cả khác nhau, nhưng phòng nào cũng có gác với hai lỗ thông hơi như vậy.
       Người thanh niên thuê phòng của chị Hồng trước kia đã ở phòng nào nhỉ? Không lẽ tôi phải học lại bài học của anh ta? Nghe nói anh ta còn tự đoán trước mình sẽ bị mù vào năm nào, chỉ vài năm nữa thôi, khi vẫn còn rất trẻ. Nếu tiên đoán đó là đúng thì anh ta không thể chết trong bệnh viện lần này.
       Nhưng tôi và anh ta là hai người khác nhau. Anh ta “bị chọn”, còn tôi “được chọn”. Anh ta nghe theo thông tin của những linh hồn chưa siêu thoát, còn tôi chỉ nghe theo chỉ dẫn của Đấng Tối Linh. Anh ta biết việc của những người khác và can thiệp vào việc của họ, còn tôi chỉ biết việc của mình và cũng chỉ làm việc của mình. Khi “bị chọn” anh ta dễ đau ốm. Khi “được chọn” tôi trở nên mạnh khỏe.
       Vậy mà khi Nguyễn đặt vấn đề công việc với tôi, tôi lại lăn ra ốm. Việc của Nguyễn là việc của tôi hay không phải việc của tôi? Tôi không biết, tôi chỉ biết là tôi cần ở bên Nguyễn lúc này, khi mọi việc còn rối ren lộn xộn trong những buổi đầu mới mẻ. Ở bên Nguyễn tôi cảm thấy bình yên. Ngay cả khi thể xác tôi ở trong tình trạng tệ hại nhất từ trước đến nay, tôi cũng không cảm thấy lo sợ. Khi Thượng Đế đã sắp đặt thì Ngài sẽ giúp tôi vượt qua.
       Một điều lạ lùng là trong lúc cơ thể nặng nhọc như vậy tôi lại ăn được rất khỏe, bù lại cho những ngày không ăn được trước đó. Mười ngày sau thì tôi hồi phục hoàn toàn, lên cầu thang không cần phải vịn nữa. Bệnh sốt xuất huyết ấy mà, nếu không chết vì nó thì nó sẽ biến mất hoàn toàn không để lại di chứng gì. Có thể nói là rắc rối này của tôi không ảnh hưởng đến ai, trừ công việc của Nguyễn. Nhưng thực ra cũng không ảnh hưởng gì, vì sau đó tôi biết là nếu tôi không ốm mà làm cái gì đó, thì rồi cũng sai bét.
       Khiêm không may mắn bằng tôi. Rắc rối của Khiêm ảnh hưởng đến nhiều người, vì Khiêm không giấu mình trong phòng như tôi được. Nhưng đó là chuyện xảy ra một tháng sau.
*
       …
       Tại sao câu chuyện lúc nào cũng như mới bắt đầu vậy nhỉ? Tôi vẫn chưa kịp kể được gì nhiều thì bài viết đã dài rồi. Lại phải có thêm phần thứ tư.
      Hôm nay ngày Mười Ba. Tôi nhớ vừa mới tháng trước, Văn mời mọi người tham dự tiệc cưới của cậu ấy ở Tây Nguyên vào ngày hôm nay, lúc ấy Văn còn là nhân viên của Eatuhoney. Ai ngờ cậu ấy chỉ đùa thôi. Không nhân viên nào của Eatuhoney sợ hay kiêng kỵ số 13 cả. Họ đều xem đó là con số vui vẻ may mắn. Một nửa trong số họ theo Công Giáo, một nửa theo Phật Giáo.
       Tôi không biết số 13 may mắn hay xui xẻo, tôi chỉ biết nó là con số biến ảo. Nếu như ngày Mười Ba cách đây ba tháng cơ thể tôi nặng nề khó chịu nhất thì ngày hôm nay nó lại nhẹ nhõm thanh thoát nhất. Vừa hôm qua tôi còn băn khoăn chưa biết đích xác là ngày nào tôi sẽ chuyển ra khỏi khu nhà năm lầu này, thì ngày hôm nay việc đó đã được quyết định. Ngày mai tôi sẽ rời khỏi đây, chỗ ở thứ bẩy của tôi ở Sài Gòn trong ba năm.
       Lúc đến đây tôi chuyển đồ bằng xe máy, còn lần này đi khỏi, có một cái xe tải sẽ đảm nhiệm việc đó. Cái xe có vẻ quá lớn, nhưng người lái xe cùng là khách trọ trong khu nhà này.
       Dù sao thì đó cũng là việc của ngày mai.
       Hôm nay là một ngày đặc biệt, vì không chỉ là ngày Mười Ba mà còn là Thứ Sáu. Sau khi đăng bài viết này tôi sẽ đến một nơi để nghe đàn hát. Đêm nay tôi sẽ về muộn, người canh cửa khu nhà đã hứa sẽ dậy mở cửa cho tôi như một sự ưu tiên.


                                                                                Viết xong ngày 13-01-2017.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ “gái quê” thành nghi can?


Tin tức cho thấy trong những năm qua, nhiều bạn trẻ cả nam lẫn nữ từ các vùng nông thôn xứ Việt bị lừa khi đi xuất khẩu lao động; bị hụt hẫng lúc chân ướt- chân ráo đến chốn thị thành… Đoàn thị Hương hẳn là một trong những trường hợp không may đó. Họ như con thiêu thân bị thiêu rụi khi đâm đầu vào bóng đèn sáng nóng!

‘Nổi tiếng khắp thế giới’
Truyền thông quốc tế vào ngày 1 tháng 3 chiếu cảnh cô Đoàn thị Hương, nghi phạm trong vụ án quốc tế giết hại ông Kim Jong Nam bằng chất độc thần kinh VX, bị còng tay đưa ra tòa.

Sau phiên xử cô này rời tòa trong chiếc áo chống đạn. Những hình ảnh trong ngày ra tòa cho thấy đó là một cô gái trẻ, tóc ngắn nhuộm hoe vàng…. Trước đó kênh truyền hình Trung Quốc tiết lộ ảnh của nghi phạm mặc chiếc áo có chữ LoL (Laugh Out Loud). Tất cả khớp với thông tin mà cảnh sát Malaysia đưa ra sau khi bắt giữ nghi phạm hôm 15 tháng 2: đó là một người mang quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988 ở Nam Định.

Thân nhân và hàng xóm của cô này ở xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định khi được tiếp xúc cũng xác nhận hình ảnh được công khai giống hệt cô con gái út của ông Đoàn Văn Thạnh hiện ngụ tại địa phương.

Vào buổi tối sau khi có tin Đoàn thị Hương bị đưa ra tòa với cáo buộc tham gia vụ ám sát bằng chất độc thần kinh VX và nếu bị buộc tội thì có thể chịu án tử hình, ông Đoàn Văn Thạnh lặp lại việc gia đình không hề biết con đi xa làm những gì:

“Gia đình bây giờ rất là buồn. Biết làm sao được?! Cháu làm như vậy thì mình làm sao biết được. Cháu vẫn đi làm bình thường. Sự việc này xảy ra vậy không biết được.”

Ngay sau tin tức về nữ nghi phạm Việt Nam có tên Đoàn thị Hương, sinh năm 1988 ở Nam Định được loan đi, nhiều cư dân mạng bắt đầu truy tìm tông tích của nhân vật này. Họ phát hiện ra một facebooker có biệt danh ‘Ruby, Ruby’.

Đoàn Thị Hương - Ruby, Ruby

Chủ nhân tài khoản facebook Ruby, Ruby có khuôn mặt giống Đoàn thị Hương nhưng ăn mặc rất khêu gợi, với những status thật ‘ngôn tình’. Một số tin còn cho biết khi ở Hà Nội, Đoàn thị Hương làm việc tại một quán bar ở thủ đô. Cô gái này còn giao du với nhiều người nước ngoài.


Chủ nhân tài khoản facebook Ruby, Ruby có khuôn mặt giống Đoàn Thị Hương. Courtesy FB Ruby, Ruby

Nhân vật mà cư dân mạng phát hiện như thế hoàn toàn khác với những gì mà người thân và hàng xóm nhận định về cô gái Đoàn Thị Hương, con ông Đoàn Văn Thạnh ở tại đội 14 xã nghĩa bình, huyện nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Đây là một gia đình không có gì là dư giả nhưng cũng không đến mức thiếu thốn. Ông bố và bà mẹ kế của Đoàn thị Hương hiện sống trong căn nhà cấp 4 cạnh một con lạch nhỏ. Đây là nơi mà Hương mới về thăm hôm tết âm lịch Đinh Dậu vừa qua.

Mẹ Hương mất đột ngột đúng ngày Noel năm 2016 . Từ ngày Hương học xong cấp 3, mẹ thì bị bệnh tim nên gia đình khó khăn nhưng vẫn cố gắng cho Hương học đại học. Người thân còn nói thêm Đoàn thị Hương lên Hà Nội học dược và sau đó thêm ngành kế toán.

Ông Đoàn Văn Thạnh là thương binh hạng nặng cụt mất một chân; nhưng nay làm việc coi chợ kiếm thêm thu nhập ngoài lương thương binh. Sau khi mẹ Hương mất được 1 năm thì bố Hương đi bước nữa vì cần người lo lắng chăm sóc, chia sẻ.

Hàng xóm nhà đối diện hương chia sẻ về hoàn cảnh cũng như tính cách của Hương:

“Mấy ngày nó về, tôi nhìn thấy nó leo qua cầu sang thăm anh chị nó. Rồi nó về nó cũng chào thím. Có khi đi thì nó bảo “Cháu đi đây!” Tôi thấy nó bình thường, hiền, ngoan ngoãn. Tôi không nghĩ là nó làm các cái đấy!”

“Ngày trước ở quê nó ngoan lắm. Nó cũng tham gia các đoàn thể mà. Có điều nó đi làm ăn mấy năm nay rồi, lâu lắm!”

Gia đình Đoàn Thị Hương cũng thuộc xứ đạo Phương Lạc, giáo phận Bùi Chu. Đây là vùng theo đạo Công Giáo hiện do linh mục Giuse Phạm Xuân Thi quản nhiệm.

Vị linh mục quản xứ cho biết:

“Em Hương sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo tốt. Trong thời gian học cấp 1, 2, 3 thì vẫn sinh hoạt tôn giáo và đoàn thể ở giáo xứ.”

Quê nhà của cô Đoàn thị Hương là một làng quê thuần nông ở vùng đồng bằng bắc bộ. Nhiều làng quê xứ Việt nay không còn lặng yên sau lũy tre như xưa nữa. Những con đường bê tông thay thế đường đất quanh co, cũng như tường rào thay cho lũy tre bị bứng gốc trong Chương trình nông thôn mới được phát động lâu nay.

Hằng đêm làng quê sáng điện, nông dân quây quần xem truyền hình, một số bạn trẻ có thể lướt web, nghe nhạc mới…

Phương tiện hiện đại về đến làng quê giúp những thanh niên, thiếu nữ nông thôn tiếp cận được với lối sống hiện đại. Thế nhưng quê nhà không có đủ công ăn- việc làm cho lớp đến tuổi lao động. Nhiều bạn trẻ như Đoàn Thị Hương rời khỏi làng quê lên thành phố, nhất là thủ đô Hà Nội, tìm kiếm cơ hội vươn lên.

Có những bạn trẻ còn đi xa hơn ra khỏi nước. Khát vọng của nhiều bạn phải được ‘bằng chị, bằng em’; tuy nhiên không phải tất cả đều thành công nơi phố thị hay chốn quê người.

Tin tức cho thấy trong những năm qua, nhiều bạn trẻ cả nam lẫn nữ từ các vùng nông thôn xứ Việt bị lừa khi đi xuất khẩu lao động; bị hụt hẫng lúc chân ướt- chân ráo đến chốn thị thành… Đoàn thị Hương hẳn là một trong những trường hợp không may đó. Họ như con thiêu thân bị thiêu rụi khi đâm đầu vào bóng đèn sáng nóng!

Anh Minh


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc, cường quốc không bạn bè


Làm thế nào cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ, khi Trung Quốc không hề có đồng minh ?

Nhà nghiên cứu địa chính trị Brahma Chellaney trong bài viết « Một cường quốc mới nổi không hề có đồng minh » trên Japan Times ngày 06/03/2017 đã nhận định, càng tăng cường thêm sức mạnh, thì Trung Quốc lại càng khó có được những đồng minh thực sự. Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn là chỉ bằng vũ lực thô bạo.
Tác giả nêu ra sự tương phản với mạng lưới đồng minh và đối tác rộng rãi mà Hoa Kỳ duy trì tại châu Á-Thái Bình Dương và những khu vực khác. Sự xuống cấp trong mối quan hệ đặc biệt với Bắc Triều Tiên, nước chư hầu trước đây, đã minh họa cho tình thế khó khăn của Bắc Kinh.

Năm ngoái, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đã nói : « Chúng tôi có các đồng minh, bạn bè và đối tác mà Trung Quốc không có được ». Còn bộ trưởng Quốc phòng Ashton Caster nhấn mạnh, Bắc Kinh « đang dựng lên một bức tường lớn để tự cô lập ».


Cô đơn khi hục hặc với « nước anh em » Bắc Triều Tiên

Quan hệ nhanh chóng xấu đi giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng – vốn sở hữu trữ lượng lớn quặng sắt, than đá, magnesit, than chì, đồng, kẽm và các khoáng vật khác – chắc chắn càng làm tăng lên cảm giác cô độc của Trung Quốc.

Mới đây khi tố cáo Trung Quốc có « thái độ nghiệt ngã » và « múa may theo Mỹ », Bình Nhưỡng đã làm rõ không chỉ sự rạn nứt trầm trọng trong quan hệ với người láng giềng khổng lồ, mà cả thực tế hiện nay Bắc Kinh chỉ còn duy nhất một đồng minh thực sự là Pakistan. Theo tác giả, cho dù đang là công cụ hữu ích cho Trung Quốc để kìm hãm Ấn Độ, Pakistan vẫn là một đồng minh đáng ngờ - trong bối cảnh rộng hơn.

Sự rạn nứt giữa Trung Quốc – Bắc Triều Tiên diễn ra sau khi ảnh hưởng của Bắc Kinh lên Miến Điện đã yếu hẳn đi. Miến Điện cũng là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, từ dầu khí cho đến ngọc bích, gỗ. Ngày nay, quan hệ Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đang ở mức thấp nhất từ khi quốc gia Bắc Triều Tiên được thành lập năm 1948.

Ảnh Kim Jong Nam trên bìa báo Trung Quốc, 27/02/2017.
Cái chết của Kim Jong Nam : Đòn nặng cho Trung Quốc

Vụ hạ độc làm chết người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un là ông Kim Jong Nam tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, là một đòn nặng cho Trung Quốc. Bắc Kinh coi Kim Jong Nam – một tay chơi có dinh cơ ở Macao và Bắc Kinh – là một quân cờ chủ chốt để đối phó với nhà độc tài Bắc Triều Tiên.

Cụ thể hơn, quan hệ được Trung Quốc khoe là « máu mủ »với Bắc Triều Tiên đã xấu hẳn đi từ lúc Kim Jong Un lên nắm quyền sau khi Kim Jong Il qua đời tháng 12/2011. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi ở Bình Nhưỡng cố chứng tỏ không phải là chư hầu của Trung Quốc, kể cả việc nhen nhóm lại chủ thuyếtJuche (tức thuyết Chủ Thể : tự cung tự cấp, tự chủ về chính trị và quân sự, xã hội không giai cấp). Kim Jong Un thách thức Trung Quốc qua nhiều vụ thử nguyên tử và hỏa tiễn, cho thấy ý hướng muốn thoát khỏi móng vuốt của Bắc Kinh thông qua mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ - một lời mời gọi không được Washington lắng nghe.

Cái chết của Kim Jong Nam, chắc chắn là một đòn không chỉ đối với Trung Quốc mà cả với Hàn Quốc và Hoa Kỳ, vốn khai thác những tin tức mà ông này cung cấp được về nội tình của chế độ độc tài Bình Nhưỡng. Ba quốc gia này, ý thức được tầm quan trọng của dòng họ nhà Kim ở Bắc Triều Tiên, đã chăm chút Kim Jong Nam như một nhân vật có tiềm năng thay thế người em cùng cha khác mẹ đang nắm quyền. Theo tác giả Brahma Chellaney, thế nên nhà độc tài Bình Nhưỡng có lý do để trừ khử Kim Jong Nam.

Trước đó vào năm 2013, Bình Nhưỡng đã hành quyết người bạn quý giá nhất của Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Triều Tiên là ông Jang Song Thaek, tướng bốn sao vốn là chú dượng của Kim Jong Un. Ông Jang, người cố vấn của Kim Jong Nam và là đầu mối chính trong quan hệ Bắc Kinh – Bình Nhưỡng, bị chế độ cáo buộc đã lạm dụng quyền lực để ưu đãi Trung Quốc, nhất là bán rẻ tài nguyên như than đá, đất đai và kim loại quý.

Tượng Kim Jong Un ở bảo tàng tượng sáp Thẩm Dương, Trung Quốc.
« Thoát Trung » và yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh

Nhưng Kim Jong Un, 33 tuổi, nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới và Tập Cận Bình, lớn tuổi gấp đôi, đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng Trung Quốc – Bắc Triều Tiên. Khi Tập Cận Bình viếng thăm chính thức Hàn Quốc giữa năm 2014, ông ta đã lật đổ truyền thống từ nhiều thập kỷ qua, theo đó các lãnh đạo Trung Quốc luôn công du Bắc Triều Tiên đầu tiên. Ông Tập vẫn chưa đi thăm Bình Nhưỡng, cũng như Kim Jong Un từ chối đến Bắc Kinh. Trong khi đó ông nội và cha của Kim Jong Un vốn luôn tỏ ra ngoan ngoãn trước thiên triều : Kim Il Sung, nhà lập quốc đã thăm Trung Quốc đến 37 lần, còn người con kế nhiệm Kim Jong Il viếng thăm Bắc Kinh 9 lần.

Nỗ lực của nhà lãnh đạo trẻ nhằm vạch ra một hướng đi độc lập đã khiến báo chí nhà nước Trung Quốc tung ra cả một chiến dịch tuyên truyền chống lại Kim Jong Un, tố cáo ông này tiếp tục chính sách « thoát Trung » và tìm cách tháo gỡ những bế tắc trong quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Dù rất bực tức, nhưng Trung Quốc không có nhiều chọn lựa để đối phó với chế độ Kim Jong Un. Bắc Kinh không hề muốn Nhà nước Bắc Triều Tiên bị tan rã – một kịch bản sẽ dẫn đến việc Triều Tiên thống nhất, trở thành đồng minh của Hoa Kỳ. Triển vọng quân đội Hoa Kỳ hiện diện ở gần biên giới là cơn ác mộng của Trung Quốc. Đó là lý do khiến Bắc Kinh can thiệp vào cuộc chiến tranh Triều Tiên, khi quân đội Mỹ vượt qua vĩ tuyến 38 và có thể tiến về biên giới Trung Quốc.

Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc vẫn coi bán đảo Triều Tiên là gót chân Achille của mình về mặt chiến lược. Triều Tiên có thể là con đường thuận tiện cho các cường quốc nước ngoài xâm lăng, hay đóng vai trò đầu cầu cho việc tấn công Trung Quốc.

Hiện nay Trung Quốc đang có những tranh chấp về lãnh thổ và tài nguyên với Bắc Triều Tiên, mà một nước Triều Tiên thống nhất sẽ kế thừa và đấu tranh. Trung tâm của tranh chấp lãnh thổ là Chonji, miệng núi lửa trên đỉnh Paektu (nơi mà 33 kilomet chiều dài dọc theo biên giới Trung-Triều vẫn chưa được giải quyết xong), và một số hòn đảo nằm giữa hai dòng sông biên giới Áp Lục (Yalu) và Đồ Môn (Tumen).

Để chứng tỏ vấn đề biên giới với Bắc Triều Tiên vẫn chưa ngã ngũ, Trung Quốc đưa ra yêu sách lịch sử đã sửa đổi, rằng vương quốc Koguryo – được thành lập trên lưu vực sông Tongge ở miền bắc bán đảo Triều Tiên – là thuộc về Trung Quốc chứ không phải Triều Tiên như các nhà sử học quốc tế vẫn khẳng định. Năm 2012, một báo cáo của Thượng viện Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc « có thể đang tìm cách đặt nền móng cho yêu sách lãnh thổ tại bán đảo Triều Tiên trong tương lai ».

Bắc Triều Tiên thử nghiệm hỏa tiễn Pukguksong-2 ngày 13/02/2017.
Lá bài Bình Nhưỡng mất giá

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc coi việc giữ nguyên trạng trên bán đảo Triều Tiên là có lợi nhất cho mình. Bắc Kinh có thể chấp nhận Triều Tiên thống nhất chỉ với điều kiện Trung Quốc có thể chi phối mạnh mẽ bán đảo này, có được những nhượng bộ thường xuyên về chiến lược.

Cho đến nay, hành động mạnh mẽ nhất của Trung Quốc chống lại Bắc Triều Tiên là việc ngưng nhập khẩu than đá gần đây, có thể cho là từ « hiệu ứng Trump ». Chính sách khó đoán định của tổng thống Mỹ Donald Trump, được phản ánh qua sự dao động về chủ trương « Một nước Trung Hoa », và thái độ cứng rắn hơn trước sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, đã khiến Trung Quốc phải có hành động để làm dịu bớt những chỉ trích của Hoa Kỳ, là đã không làm đúng mức để giúp áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Nhưng căng thẳng đang tăng cao giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cũng mang ý nghĩa là giá trị của lá bài Bắc Triều Tiên khi mặc cả với Hoa Kỳ có vẻ đã bị hao mòn. Trong nhiều năm, Washington đã giao phó vấn đề Bắc Triều Tiên cho Trung Quốc, đổi lại Mỹ nhiều lần nhượng bộ Bắc Kinh. Ngày nay, thay vì đóng vai trung gian tin cậy giữa Washington và Bình Nhưỡng, Trung Quốc lại bị Bắc Triều Tiên tỏ ra khinh khỉnh.

Tác giả bài viết nhận định, Bắc Kinh vẫn phải đánh vật với câu hỏi mang ý nghĩa bao trùm hơn, là liệu Trung Quốc có thể trở thành đối thủ ngang hàng với Hoa Kỳ, trong khi không có được bất kỳ một đồng minh nào ?


http://vi.rfi.fr/chau-a/20170307-trung-quoc-cuong-quoc-khong-ban-be

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao hôm nay chúng ta chậm chạp trong việc nghiên cứu Phan Châu Trinh


VTN

Dù đã nhất trí với nhau trong nhận định rằng Phan Châu Trinh xứng đáng là nhân vật “ đinh và đỉnh” của lịch sử hiện đại, nhưng hầu như chúng ta vẫn chưa tìm được câu trả lời tại sao như vậy và nếu thế thì tư tưởng chủ đạo ở Phan là gì, tại sao lại nói rằng có tìm ra câu trả lời này, may ra chúng ta mới tìm ra lối thoát cho dân tộc.
Nhưng trước hết tôi thử tìm hiểu lý do khiến chúng ta khó chấp nhận cụ Phan đến vậy.
MỘT TRONG NHỮNG NHẬN ĐỊNH KHÓ CHỊU NHẤT
Trong tất cả tư tưởng mà Phan đã phát biểu, có thể không phải quan trọng nhất, nhưng gây ấn tượng bậc nhất , theo tôi là cái câu viết trong Đầu Pháp chính phủ thư 1906
“(...) Nước Nam dã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức... Trong một làng một ấp cũng cấu xé lẫn nhau, cùng nòi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn, có dẫu ai có muốn lo toan việc lớn, chưa kể rằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu, giá phỏng Chính phủ cho mượn trăm nghìn khẩu súng, cấp đất vài tỉnh cho ở, không thèm hỏi đến, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng qua vài năm nếu không báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài thì cũng giành giật tước vị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa”.
Tôi muốn mạnh dạn mà nghĩ rằng cái đoạn văn rất chua này giống như một sự dằn mặt thô bạo.
Theo nghĩa nghiêm túc nhất, phải nói chúng ta không có gì cả , nói đúng hơn cũng có một vài thứ đấy, nhưng nhiều cái không dùng đươc.
Chẳng những ta không có tư tưởng, mà dân ta còn đang sống theo những phong tục hôm qua tuy có tốt đẹp nhưng nay lại là một sự ràng buộc con người vào với quá khứ hoang dại.
Liêm sỉ là cái tôi thiểu làm nên tư cách một cá nhân ta đã không có thì làm sao để nên người.
Mà kiến thức với tư cách nền tảng của trí tuệ không thì làm sao đi tới tương lai cho được.
Người mình trước thời hiện đại vốn không thích nghĩ nhất là nghĩ ngược. Cái ý nói trên có đến trong đầu thì họ lại gạt đi cho nhanh

HAI CÁCH PHẢN ỨNG
Vào thời Phan viết những dòng trên, những đầu óc ưu tú nhất của đất nước còn đang chăm chăm hy vọng rằng nếu như có đươc ít súng ống cần thiết thì sẽ lấy ngay lại nước và người dân sẽ biết sống với nhau thuận hòa vui vẻ.
Trong những lời kêu gọi của nhóm các nhà nho yêu nước kiểu cũ, bao gồm cả những người chân thành tưởng mình là theo mới lắm rồi, bao giờ người ta cũng nghe một niềm lạc quan kỳ lạ.
Những nhận định loại như dẫn trên của cụ Phan hẳn làm cho ai dó cười khẩy.
Giá như thời nay, cái tiếng nói thẳng thắn chân thành ấy sẽ bị coi không những là lạc lõng mà còn là đáng lên án.
Nhưng đầu thế kỷ XX, người Việt còn sáng suốt lắm. Cả những người chủ trương ngược với cụ Tây Hồ như cụ Sào Nam cũng lắng nghe, và trong cả nước nhiều người cảm thấy cùng với thời gian, Tây Hồ không chừng có lý hơn Sào Nam.
Đám tang cụ Phan năm 1926 là một minh chứng mà tất cả các bộ sử viết về VN thời hiện đại viết ở trong nước cũng như nước ngoài đề ghi nhận là một sự kiện lớn, trừ các bộ sử được dạy trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Sự lạnh lẽo khó chấp nhận Phan của người Việt hôm nay cũng rất dễ hiểu.
Nửa cuối thế kỷ XX chúng ta sống bằng những lý lẽ ngược hẳn với Phan.
Ta nói với nhau ta có tư tưởng yêu nước nồng nàn và nền văn hóa rực rỡ. Để đánh Pháp, ta đã có vũ khí của người khác.
Và không cần suy nghĩ gì về quá khứ tương lai, mỗi người hãy lo tiến lên là đủ.
40 năm nay lòng chúng ta đầy tin tưởng, tin rằng sau khi độc lập, chúng ta sẽ sống một đời sống mà cách miêu tả tốt nhất là mang câu “nếu không báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài thì cũng giành giật tước vị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này” đảo ngược.
Thế cho nên, chúng ta lảng tránh cụ Phan là phải.
Kịp đến khi đời sống hậu chiến người Việt bày ra đầy đủ cái tình trạng thoái hóa của nó, đoạn văn của Phan Châu Trinh vang lên như một lời tiên tri, đúng đến từng chữ thì vốn sợ sự thật, ta lại càng lảng tránh.
Ta thích tìm hiểu những lời Phan khuyến khích ta tự học duy tân “ đổi mới” hơn là những câu những đoạn gợi ý tự nhận thức nghiêm túc như câu dẫn ở trên.
Kể thêm một chuyện nhỏ. Tôi biết được câu trên là nhờ đọc cuốn sách của Ðặng Thai Mai – Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX - bản in lần thứ ba, H. 1974, trong bụng chỉ nghĩ, thời ấy phi cụ Mai ra không ai dám dẫn câu đó ra trên mặt giấy. Cái cách nghiên cứu quá khứ của các nhà nghiên cứu sử học cũng như văn học ở Hà Nội là thế, thấy cái gì ngờ ngợ thì không bao giờ cho mọi người biết, coi như là không có. Gần đây câu nói có được trích dẫn nhiều hơn, nhưng phần nhiều không phải là các tài liệu chính thống như các luận án chẳng hạn.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiều nay 7-3, Chính phủ họp bàn xử lý nạn 'cát tặc'; Tìm sự thật các hợp đồng nhập khẩu cát ở Singapore


Phạm Viết Đào: MỘT NGUỒN TIN GIẤU TÊN CHO BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO BIẾT:( ĐỀ NGHỊ CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG KIỂM CHỨNG): TRUNG QUỐC MUA CÁT VIỆT NAM ĐỂ BỒI ĐẮP CÁC ĐẢO Ở TRƯỜNG SA ? 

Bổ sung: Thông tin một số đầu nậu lén lút bán cát cho TQ blog P.V.Đ đã được cung cấp cách đây gần 1 năm; Blog P.V.Đ đã "rỉ tai" với 1 CCB hàm cấp tướng từng là 1 quan chức của BQP; Ông này đã lặng thinh và sau đó không gặp lại được ông này nữa, có vẻ ông né...Vì thế nên P.V.Đ không dám đưa lên blog !

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình: Phải khởi tố một số vụ cát tặc!

07/03/2017 18:26 GMT+7
TTO -  "Có thể có tình trạng cơ quan chức năng, chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, bao che, thậm chí là có dấu hiệu bảo kê tội phạm” - Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói trong cuộc họp về “cát tặc” với các bộ, ngành, địa phương chiều 7-3.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình: Phải khởi tố một số vụ cát tặc!
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo mở đợt cao điểm tấn công cát tặc - Ảnh: LÊ KIÊN
Có dấu hiệu bảo kê cho vi phạm, tội phạm
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định cát sỏi là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, cần nhiều năm để tái tạo.
Với đà khai thác như hiện nay thì nguồn tài nguyên này sẽ sớm cạn kiệt; đồng thời gây ra nhiều hệ lụy khác nhu xói mòn, sạt lở bờ sông, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, ảnh hưởng đến các công trình quan trọng, tác động xấu đến môi trường, gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng người dân sinh sống xung quanh, gây mất an toàn cho các phương tiện giao thông đường thủy, gây bức xúc dư luận...
Phó thủ tướng cho biết Chính phủ và Thủ tướng đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng khai thác cát trái phép, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay hoạt động khai thác cát sỏi vẫn diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn hiệu quả.
“Nguyên nhân khách quan là địa bàn khai thác cát trái phép trải rộng, kéo dài qua nhiều tỉnh, thành, số đối tượng khai thác cát trái phép nhiều, sống ven sông, thông thạo sông nước, thủ đoạn hoạt động tinh vi, đa dạng, thường xuyên thay đổi hình thức, quy luật hoạt động và có tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch đối phó, né tránh khi lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý” - Phó thủ tướng nêu.
Ông cho biết thêm: “Thời gian bơm hút cát diễn ra nhanh trong khoảng 30-60 phút, được trang bị máy móc hiện đại, công suất lớn, thường diễn ra ban đêm tại các địa bàn giáp ranh, các đối tượng vi phạm thường xây dựng hệ thống “chân rết” rộng đẻ cảnh báo, theo dõi hoạt động của các cơ quan chức năng nên việc tổ chức bắt giữ, xử lý gặp nhiều khó khăn”.
Về nguyên nhân chủ quan, phó thủ tướng cho rằng “một số nơi cấp ủy, chính quyền ở cơ sở còn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Việc xử lý vi phạm thiếu nhất quán, chưa đủ tính răn đe đối tượng vi phạm”.
“Chúng ta cũng phải thấy một thực tế là có những vi phạm diễn ra công khai, ban ngày, liên tục nhưng vẫn không bị xử lý gì. Có thể có tình trạng cơ quan chức năng, chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, bao che, thậm chí là có dấu hiệu bảo kê cho tội phạm. Đằng sau các hoạt động khai thác trái phép lại có bóng dáng của tội phạm, tổ chức bảo kê cho hoạt động này” - ông Trương Hòa Bình nói.
Phải khởi tố hình sự các vụ trọng điểm
Trước sự bức xúc của nhân dân và các hệ lụy do nạn khai thác cát trái phép gây ra, phó thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng phải có quyết tâm lớn để ngăn chặn, đẩy lùi.
“Bộ Công an trước mắt mở đợt đấu tranh cao điểm chống cát tặc từ 15-3 đến 1-6-2017. Xem xét khởi tố hình sự một số vụ án trọng điểm để góp phần răn đe, phòng ngừa chung. Phải chỉ đạo lập chuyên án, làm rõ đường dây khai thác cái trái phép” - phó thủ tướng yêu cầu.
Ông cũng lưu ý “Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an đề xuất chế tài cần thiết, đủ sức răn đe các hành vi khai thác cát trái phép. Chế tài xử lý phải xử lý, tránh để đối tượng kiện ngược lại lực lượng chức năng. Bắt tàu cát khai thác trái phép thì tàu đó là phương tiện phạm pháp cần phải xử lý, chứ không thể để tình trạng họ đánh chìm tàu rồi quay lại kiện ngược cơ quan chức năng. Kiến nghị TAND tối cao hướng dẫn xử lý trước mắt, có án lệ, chứ để bó tay là không được”.
Vẫn theo phó thủ tướng Trương Hòa Bình, cần xác định rõ trách nhiệm cấp ủy, chính quyền trong quản lý địa bàn, đấu tranh với nạn khai thác cát sỏi trái phép. Nơi nào để tình trạng vi phạm kéo dài thì phải xử lý người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương đó.
Với các xã giáp ranh, chủ tịch huyện phải chịu trách nhiệm, giáp ranh huyện thì chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm, giáp ranh các tỉnh thì trung ương phải vào cuộc. Phát hiện cán bộ bao che, bảo kê vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp, thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ Công an cho rằng có cả sự vi phạm của các doanh nghiệp, đơn vị được cấp phép khai thác chứ không chỉ là vi phạm của cát tặc.
“Ví dụ như cấp phép cho ông nạo vét có 5m, nhưng ông nạo vét tới 15m, gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho môi trường, xói lở, đời sống người dân” - ông Vương nêu ví dụ.
Ông Vương cũng “đồng tình với ý kiến các địa phương là truy tố một vụ hình sự là rất khó khăn. Hà Nội năm ngoái chúng tôi phối hợp mãi mới bắt được vụ vi phạm các quy định về tài nguyên, môi trường. Phối hợp để bắt một vụ trên sông là không dễ, vừa phải chống tội phạm vừa phải đảm bảo an toàn”. 
LÊ KIÊN

07/03/2017 12:56 GMT+7

TTO - Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhắc đến loạt bài “Đường đi của cát Việt ra nước ngoài” trên báo Tuổi Trẻ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phòng, chống tội phạm sáng nay 7-3.
Chiều nay 7-3, Chính phủ họp bàn xử lý nạn 'cát tặc'
Chiều nay phó thủ tướng Trương Hòa Bình sẽ chủ trì cuộc họp để xử lý nạn khai thác cát trái phép - ảnh: Lê Kiên
Chiều nay, phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng sẽ chủ trì cuộc họp riêng về tình hình khai thác cát trái phép. Tuổi Trẻ sẽ thông tin kịp thời đến bạn đọc.
“Gần đây nổi lên sự phức tạp của các loại vi phạm mà báo chí gọi là “tặc” như lâm tặc, cát tặc… Báo Tuổi Trẻ vừa có loạt phóng sự nhiều kỳ về đường đi của cát".
"Bơm hút, khai thác một hồi rồi chở đi lòng vòng đến đâu không rõ, có cả xuất khẩu ra nước ngoài. Quản lý tài nguyên ở đây như thế nào?” - phó thủ tướng nói.
Trong buổi sáng, trình bày báo cáo tại cuộc họp, trung tướng Đỗ Kim Tuyến, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết: năm 2016 xảy ra hơn 54.000 vụ phạm pháp hình sự (giảm hơn 4% so với năm trước), nổi lên là hoạt động của tội phạm có tổ chức có dấu hiệu phức tạp trở lại trên nhiều địa bàn.
Nhiều băng nhóm lưu manh, côn đồ sử dụng vũ khí, hung khí để thực hiện hành vi phạm tội, có vụ vài chục đối tượng tham gia, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội.
Tội phạm giết người gia tăng, nhất là các vụ giết người thân, giết người do mâu thuẫn thù tức cá nhân, bột phát xảy ra nhiều, một số vụ đặc biệt nghiêm trọng, gây phẫn nộ dư luận.
Tội phạm ma túy cũng gia tăng, tiếp tục phát hiện nhiều vụ vận chuyển ma túy số lượng lớn, các đối tượng luôn sử dụng vũ khí quân dụng, sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng.
Tội phạm về kinh tế, tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, tinh vi, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, lĩnh vực với tính chất nghiêm trọng, nhất là tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng vẫn là nguy cơ lớn đối với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
Tội phạm, vi phạm về môi trường vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Đặc biệt, năm 2016 liên tiếp xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt trên biển, song, kênh rạch; nổi cộm nhất là việc xả thải, xử lý chất thải công nghiệp ra biển gây hậu quả nghiêm trọng tại bốn tỉnh miền Trung.
Vẫn theo tướng Tuyến, năm 2016 đã điều tra, phám phá hơn 42.500 vụ phạm pháp hình sự, bắt xử lý hơn 80.200 đối tượng; phát hiện hơn 16.800 vụ phạm tội về kinh tế, 244 vụ tham nhũng; xử lý hơn 17.600 vụ vi phạm pháp luật về môi trường; đấu tranh triệt phá hơn 18.700 vụ, gần 29.000 đối tượng phạm tội về ma túy…
Đề cập đến những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng cấp ủy, chính quyền cơ sở, đặc biệt là người đứng đầu ở một số nơi còn chưa thực sự quan tâm lĩnh vực này.
Ông phê bình: “ngay tại cuộc họp này, nhiều lãnh đạo địa phương vắng mặt, giao khoán cho cấp sở ngồi dự”.
Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Nơi nào để các băng nhóm xã hội đen lộng hành thì người đứng đầu các địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Việc truy nã tội phạm phải kiên quyết, kể cả các đối tượng đang trốn tránh ở trong nước cũng như trốn tránh ra nước ngoài”. 
Đề nghị kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí
Phát biểu tại hội nghị, thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan cung cấp thông tin kịp thời, đặc biệt là các vụ án lớn liên quan đến tham nhũng cho báo chí.
Ông Bảo đề cập đến tình trạng là báo chí chính thống không được cung cấp thông tin kịp thời, trong khi dư luận xã hội, trên mạng internet thì lại đồn thổi rất nhiều.
Ví dụ như vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, báo chí không đề cập kịp thời vì không có thông tin chính thống, nhưng trên mạng xã hội xôn xao. 

LÊ KIÊN

Phần nhận xét hiển thị trên trang