Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Học văn ở Mỹ, tôi thực sự thấy mình là ‘trung tâm’


Quỳnh Anh, ĐH Earlham - Hoa Kỳ 




VNN - Không thể phủ nhận rằng cách học văn ở Mỹ thực sự "lấy người học là trung tâm" - như câu khẩu hiệu tôi vẫn nghe quen khi còn học ở Việt Nam.

Chuyện học văn ở Mỹ...

Lớp Văn học Nhật Bản của chúng tôi có gần ba mươi thành viên, trong đó phân nửa là sinh viên các ngành khoa học - kĩ thuật.

Hôm nay chúng tôi sẽ thảo luận tác phẩm Maboroshi (Miyamoto Teru). Bên cạnh văn bản gốc, chúng tôi được giao đọc thêm hai bài phê bình, dài tổng cộng 50 trang. Mỗi người sẽ viết một bài cảm nhận khoảng 250 từ, đăng lên nhóm lớp trước buổi học.

Tôi ấn tượng nhất với bình luận của Daiki - học song song ngành máy tính và kinh tế - người đã "thú nhận" từ đầu rằng mình không yêu thích nghệ thuật và lại ngại viết văn. Cả bài đăng của Daiki tập trung vào những đốm tàn nhang: "Chi tiết này cứ lặp đi lặp lại và rất ám ảnh. Tôi nghĩ là nó quan trọng, nhưng tôi đã đọc lại rất nhiều lần rồi mà vẫn không hiểu nó có vai trò gì."

Phát biểu rất hồn nhiên của cậu bạn khơi mào một cuộc thảo luận sôi nổi - chúng tôi kết nối chi tiết ấy với những quan sát khác, đưa ra nhiều giả thiết khác nhau. Khi lập luận bảo vệ quan điểm của mình, không ít người "cả gan" bác bỏ cả quan điểm của nhà phê bình.

Nhiệm vụ của giảng viên chỉ là đặt các câu hỏi để đảm bảo cuộc thảo luận có trọng tâm, và giúp chúng tôi củng cố vững chắc lập luận. Cuối buổi thảo luận hai tiếng, cả lớp thống nhất được một số kết luận chung, nhưng mỗi người vẫn giữ được những quan điểm và câu hỏi riêng cho mình.

Lớp học này giới thiệu các tác phẩm rất xa lạ với giới trẻ, ở đủ thể loại khác nhau. Xuyên suốt cả kì, mỗi chúng tôi sẽ chọn ra cho mình một vài câu hỏi muốn đào sâu, và viết hai bài luận triển khai chủ đề đó. Mỗi bài luận chỉ dài khoảng 10-12 trang, nhưng cần sự đầu tư rất lớn, không chỉ đào sâu suy nghĩ, chúng tôi còn phải tra cứu các bài phê bình đã tồn tại, đối chiếu và phản biện để xây dựng hệ thống luận điểm của mình.

Từng học văn ở cả Việt Nam và Mỹ, tôi tin rằng bằng việc nhìn sâu hơn vào một lớp học kiểu seminar ở Mỹ, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học. Đó là khả năng cân bằng giữa sự thống nhất và độc lập trong quan điểm, chủ đề và phương pháp, cái cần học và cái thích học - những đặc điểm tiêu biểu của lớp học Mỹ cũng là những mục tiêu mà cải cách trong chương trình ngữ văn nên hướng tới.

Học văn ở Mỹ, trọng tâm bài học là bản thân tác phẩm: học sinh phải đọc sâu, đặt câu hỏi và thảo luận để có quan điểm riêng, ý kiến của các nhà phê bình và giáo viên không có giá trị tuyệt đối mà chỉ là một kênh tham khảo - muốn sử dụng phải trích dẫn và phản biện đàng hoàng.

Cách học này giúp học sinh phát triển mỹ cảm và trau dồi khả năng tư duy logic, diễn đạt thuyết phục. Không phải tự nhiên mà người Mỹ nhìn chung rất quan tâm tới các vấn đề xã hội. Những cuộc thảo luận về tác phẩm trong nhà trường thực chất là bước đệm cho những diễn đàn cởi mở và sôi nổi về các hiện tượng trong cuộc sống. Từ trên ghế nhà trường, họ đã hiểu được tầm quan trọng của việc xác định và bảo vệ lập trường trong tranh luận một cách chặt chẽ và khách quan.

"Học văn để làm gì?"

Việt Nam rất chú trọng môn văn, nhưng dường như càng học cao, không gian dành cho sự cảm thụ cá nhân dừng như hẹp lại. Yêu cầu kĩ năng nặng, còn lượng tác phẩm quá nhiều, nên thời gian thảo luận văn bản cũng bị cắt đi đáng kể.

Cậu em họ lớp mười của tôi kể về chuyện kiểm tra Bình Ngô Đại Cáo - cả lớp nhiều người còn chưa từng đọc văn bản gốc nhưng ai cũng bình được ít nhất chín mười trang. Cậu em tôi khi thu bài mới nhận thấy bài nào cũng kết bằng đúng câu thơ: "Bui một tấc lòng ưu ái cũ/ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông." (Nguyễn Trãi). Câu thơ đó không phải bạn nào cũng hiểu, nhưng ai cũng ghi vào vì là câu kết trong bài bình chép ở lớp học thêm của cô chủ nhiệm!

Trong xu hướng đưa môn văn sát gần gũi với đời sống, ngày càng có nhiều đề văn về các hiện tượng xã hội như Ngọc Trinh, bà Tưng, sao Hàn,… Kể cả các đề nghị luận văn học cũng phải kết hợp với câu hỏi kiểu giáo dục công dân, như liên hệ giữa bài thơ Đất nước và trách nhiệm với Tổ quốc.

Đây là một xu hướng tích cực. Tuy nhiên, tôi trộm nghĩ rằng câu hỏi "học văn để làm gì" không thể giải quyết triệt để chỉ bằng việc thay đổi chủ đề trên bề mặt. Khi nghị luận văn học, học sinh men theo các bài bình văn để viết đủ số trang, thì trong nghị luận xã hội, học sinh cũng sẽ bám vào sách giáo dục công dân để viết cho đủ ý. Kết hợp hai hình thức, chúng ta sẽ có những bài văn nghe rất hay và… rất giống nhau.

Bản thân sự giống nhau không phải là vấn đề. Vấn đề thực sự là: có những cách hiểu về văn bản và những quan điểm về hiện tượng mà học sinh không dám đưa ra trong bài vì sợ sai, và lại đưa lên mạng xã hội.

Bài toán cải cách giáo dục những năm gần đây thường quá tập trung vào việc làm sao để đánh giá cho công bằng, mà chưa thực sự chú ý câu hỏi thực sự quan trọng là trải nghiệm của người học và ý nghĩa cốt lõi của môn văn với sự phát triển cá nhân. Rời trường học, nhiều người sẽ không còn đọc một truyện ngắn hay một bài thơ nào, nhưng sẽ vẫn tiếp xúc với các văn bản khác nhau, sẽ vẫn cần kĩ năng đọc hiểu và diễn đạt.

Hồi học trong nước, tôi đã may mắn được học với nhiều giáo viên giỏi, rất tâm huyết, luôn khuyến khích tôi tìm tòi và thử nghiệm. Nhưng dù như vậy, khoảng trống cho sự khám phá vẫn là cực kì nhỏ hẹp - và phần lớn thời gian đi học, tôi chỉ dám rón rén men theo lối mòn của những nhà phê bình đi trước, thêm thắt vài cảm nhận cá nhân, không dám đi ngược cách hiểu văn bản đã được chính thống hóa trong barem chấm thi đại học các năm trước.

Đáp án môn ngữ văn kì thi quốc gia những năm gần đây bắt đầu bỏ barem ý cứng nhắc và thêm vào dòng "khuyến khích sáng tạo," nhưng sáng tạo dường như mới được mặc định cho những cá nhân có đủ khả năng và dũng cảm để bảo vệ ý tưởng đột phá, chứ chưa phải cho số đông.

Thực sự lắng nghe người học

Sẽ là quy chụp nếu tôi kết luận về việc học văn ở Mỹ và Việt Nam chỉ thông qua vài trải nghiệm cá nhân ít ỏi. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng cách học văn ở Mỹ thực sự "lấy người học là trung tâm".

Với môn ngữ văn, sự thay đổi không đến từ giáo trình tiên tiến hay thiết bị tối tân, mà đến từ bước chuyển tư duy hoàn toàn có khả năng hiện thực hóa bằng những tài nguyên sẵn có.

Đã đến lúc học sinh phải được đối thoại, phản biện các bài phê bình của những “cây đa, cây đề”. Đã đến lúc việc học văn quay về việc đọc hiểu thật sâu tác phẩm trước khi học thuộc được ý đẹp lời hay. Nhà trường cần tạo đủ không gian cho sự bộc lộ cá nhân, thảo luận tự do và mục tiêu phải là giải phóng được người đọc, nhà phê bình độc lập bên trong chính mình.

Và, đã đến lúc người làm giáo dục thực sự lắng nghe trải nghiệm của bản thân người học, thay vì áp đặt thay đổi thi cử vội vàng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giang Trạch Dân hạ lệnh đầu độc bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông



Vừa qua, cả thế giới chấn động vì vụ ám sát ông Kim Jong-nam, con trai cả của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un. Nhiều thông tin cho rằng, ông Kim Jong-nam đã bị người em trai Kim Jong-un đuổi giết nhiều năm qua, và mới đây đã bị hạ độc tại Malaysia.

Giới quan sát bên ngoài cho biết, Triều Tiên và Trung Quốc là “anh em” không khác nhau về sự đấu đá tàn bạo, ví như vụ ám sát vừa rồi xảy ra. Có nguồn tin tiết lộ rằng, sau khi cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân lên nắm quyền, đã hạ lệnh mưu sát Lý Chí Tuy, thư ký riêng của Mao Trạch Đông.

Hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông” xuất bản khiến ĐCS Trung Quốc hoảng sợ

Ông Lý Chí Tuy sinh năm 1919 ở Bắc Kinh, xuất thân từ một gia đình dòng dõi, nhiều đời sống bằng nghề y khoa, có ông nội là Lide Li, danh y Trung Quốc tại Mãn Châu. Năm 1945, ông tốt nghiệp Đại học y khoa tại Tứ Xuyên, từ năm 1950 là giám đốc bệnh viện riêng dành cho các lãnh đạo hàng đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ năm 1954 được bổ nhiệm làm bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông và trở thành người thân tín của Mao, cho đến khi Mao qua đời năm 1976. Năm 1988, Lý Chí Tuy di cư sang Mỹ.

Vào ngày 11/10/1994, Lý Chí Tuy thông qua nhà xuất bản Random House ở Hoa Kỳ đã cho xuất bản cuốn hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông”. Trong sách kể lại chi tiết về những thủ đoạn chính trị tàn khốc và đời tư biến chất thối nát của Mao Trạch Đông.

Trong cuốn hồi ký, tác giả đã đưa ra một mô tả chi tiết về người đàn ông mà ông đã phục vụ trong 22 năm. Chân dung về Mao qua lời kể của tác giả với đặc trưng là “sự tàn nhẫn, vô cảm, xảo trá, tham nhũng, không dung nạp bất đồng chính kiến, không muốn thừa nhận thất bại, không quan tâm đến vệ sinh cá nhân, nghiện thuốc an thần, và say mê nhân tình trẻ”.

Cuốn sách cũng cung cấp các chi tiết quan trọng mà trước đó chưa từng được biết về nhiều đồng chí, đồng nghiệp của Mao Trạch Đông tại Trung Nam Hải và các sự kiện quan trọng xảy ra trong thời gian cai trị của Mao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Bởi vì cuốn sách này là hồi ký của một người từng làm việc lâu dài bên Mao Trạch Đông, sau khi được xuất bản đã được cộng đồng quốc tế quan tâm, đồng thời khiến giới cao tầng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc) phẫn nộ và hoảng sợ. Đây là cuốn sách đã bị cấm ở Trung Quốc và bị xem như là “vu khống“, nhưng đã trở thành sách bán chạy nhất bản tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.

Lý Chí Tuy tiếp tục viết về tấm màn đen tối ở Trung Nam Hải thì đột ngột qua đời

Ngay tại lúc Lý Chí Tuy bắt đầu viết tiếp cuốn hồi ký thứ hai “Hồi ký Trung Nam Hải” thì vào ngày 13/2/1995, ông đột ngột qua đời ở Illino, Hoa Kỳ, nguyên nhân cái chết được cho là đau tim.

Giới quan sát bên ngoài cho rằng, Lý Chí Tuy đã bị ĐCS Trung Quốc ám sát, thậm chí có nguồn tin tiết lộ, là Giang Trạch Dân đã hạ mật lệnh mưu sát Lý Chí Tuy. Vài năm sau đó đã có thể chứng thực suy đoán này.

Phạm Anh Trứ (Fan Yingzhe), tác giả bài viết “Một nghìn gián điệp và cái chết của Lý Chí Tuy” cho biết, Lý Chí Tuy xuất bản hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông” gây chấn động thế giới. Nhưng khi mọi người biết được sự thật, cũng là lúc ĐCS Trung Quốc nghiến răng thống hận.

Bài viết đã trích dẫn tiết lộ của đặc công Trung Quốc tham gia mưu sát Lý Chí Tuy, những người này cho biết đã nhận được mật lệnh của Giang Trach Dân, ám sát Lý Chí Tuy bằng thuốc độc. Tức là hung thủ sẽ cho lên móng tay một ít loại thuốc độc đặc biệt, khi rót nước sẽ cho rơi vào trong chén, uống vào thì 3 ngày sau sẽ tử vong, chết kiểu này là giống với chết vì bệnh tim.

Bài viết này phân tích, khi ấy Giang Trạch Dân cho rằng, Lý Chí Tuy trong sách đã vạch trền hết mọi đời tư bê bối của Mao Trạch Đông, huống hồ lại còn muốn viết nữa, ai biết ông ta sẽ con đem bí mật gì tiết lộ ra. Vậy nên, ra tay loại trừ Lý Chí Tuy là hành động sáng suốt để dọn đường kiên cố quyền lực và địa vị.

Như vậy, Giang Trạch Dân đã dùng loại thủ đoạn tàn nhẫn này để diệt khẩu, vĩnh viễn bịt miệng của Lý Chí Tuy.

Tuy nhiên, ám sát không thể che đậy bê bối ngất trời của Giang Trạch Dân

So sánh với các vụ bê bối của Mao Trạch Đông, thì bê bối của Giang Trạch Dân có thể nói là được thiên hạ bàn tán nhiều về mọi mặt. Giang Trạch Dân từ vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã leo lên vị trí quyền lực chính trị cao nhất. Sau đó, thông qua ám sát loại bỏ bất đồng chính kiến, kiểm duyệt ngôn luận, tuy nhiên các vụ bê bối của Giang vẫn bị phát tán khắp nơi. Trong đó nổi trội là những vụ bê bối dâm loạn bị bóc trần, phát hiện nhiều tình nhân của Giang như Tống Tố Anh, Lý Thụy Anh, Trần Chí Lập…

Nhà sử học Lữ Gia Bình (Lu Jiaping) ngày 5/12/2009 đã đăng tải bức thư ngỏ về vấn đề “nhị gian nhị giả” của Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc.

Trong đó “nhị gian” là chỉ: thứ nhất, cá nhân Giang và cha của ông đều là Hán gian Nhật ngụy chính hiệu; thứ hai, Giang cũng là gian tế của Liên Xô, ra sức làm việc cho KGB và bán đứng lãnh thổ Trung Quốc cho Nga.

“Nhị giả” là chỉ: thứ nhất Giang Trạch Dân là đảng viên ĐCS Trung Quốc giả tạo, trước năm 1949 vốn chưa từng gia nhập đảng, thứ 2 là Giang tự nhận mình là con nuôi của người chú thứ 6 là Giang Thượng Thanh, một liệt sĩ của ĐCS Trung Quốc, và nhận mình là con của “liệt sĩ”.

Đặc biệt là sau khi Giang Trạch Dân ra tay phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, dân chúng khắp nơi trên thế giới đã đệ đơn yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân ngày một gia tăng.

Một số nhà bình luận cho rằng, Giang Trạch Dân từng nắm quyền lực cao nhất, hơn nữa toàn bộ những bê bối đều bị vạch trần đưa ra ánh sáng, lại bị cáo buộc lên Tòa án Quốc tế; có thể nói Giang Trạch Dân là một vai hề chưa từng có trong lịch sử.

Theo NTDTV, tinhhoa.net


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những bức ảnh về tình anh em khiến người xem rơi lệ



Nghèo đói không phải là điều gì đó mới mẻ trên thế giới, và ở đâu đó, ta cũng có thể bắt gặp những hình ảnh đầy cảm xúc như thế này, một thứ ‘tình thân trong nghèo đói’ khiến người xem không khỏi rung động.
  • tinh than, nghèo đói, cảm động,
Những bức ảnh khiến người xem xúc động. (Ảnh: Internet)
Có thể bạn may mắn sinh ra trong một gia đình đầy đủ vật chất và tình yêu thương của cha mẹ. Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Ngoài kia còn có những đứa trẻ phải sống cuộc sống bất hạnh hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh túng quẫn nhất của cuộc sống thì tình yêu thương, sự sẻ chia vẫn luôn tồn tại. Những đứa trẻ trong các bức ảnh dưới đây, dù cuộc sống vật chất thiếu thốn, cũng thiếu luôn cả sự chăm sóc của cha mẹ, nhưng chúng đã tự biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Trong nhiều trường hợp, cha mẹ của những đứa trẻ này phải đầu tắt mặt tối, làm việc vất vả ngoài đồng hoặc tại các thành phố xa, họ buộc phải để lại những đứa con của mình ở vùng nông thôn, để chúng tự chăm sóc cho nhau.
tinh than, nghèo đói, cảm động,
Hình ảnh bé gái mặt mũi lấm lem, trước ngực địu cả em mới 8 tháng tuổi ngay trong lớp học ở Quảng Nam khiến nhiều người xúc động. Trước mặt em, trang sách nhàu nát vẫn đang mở ra theo bài giảng của thầy giáo.
tinh than, nghèo đói, cảm động,
Một bé gái dân tộc thiểu số ở thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai hằng ngày phải địu em để cha mẹ lên nương rẫy. Em không được đến trường như bao đứa trẻ khác.
tinh than, nghèo đói, cảm động,
Trong ảnh, cậu bé khoảng 6-7 tuổi, đi chân trần, vừa học bài vừa địu em nhỏ khoảng 1-2 tuổi sau lưng. Trên tấm lưng nhỏ bé của người anh, đứa bé vẫn ngủ ngon lành.
Bức ảnh đầy tình cảm này ngay lập tức thu hút được sự chú ý của cư dân mạng với hơn 30 nghìn lượt like, 3 nghìn bình luận, 1,6  nghìn lượt chia sẻ. Bức ảnh được chụp tại bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
tinh than, nghèo đói, cảm động,
Trong bức ảnh là một em bé H’mông cõng theo đứa em trai và một bó sậy tại một thung lũng ở Sapa, Việt Nam. Em bé khoảng hơn 4 tuổi, nhưng đã biết giúp đỡ gia đình.
tinh than, nghèo đói, cảm động,
Khi cha mẹ không có nhà, người chị đóng vai trò như một người mẹ, chăm sóc cho em từng miếng ăn giấc ngủ.
tinh than, nghèo đói, cảm động,
Hai chị em đang cùng nhau thưởng thức thân cây ngô, tuy không được ngọt ngon như mía, nhưng mùi vị của nó cũng rất tuyệt.
tinh than, nghèo đói, cảm động,
Đứa trẻ nằm ngủ ngon lành trên chiếc nôi của chị.
tinh than, nghèo đói, cảm động,
Đứa trẻ cùng em dong duổi trên đường để bán những món đồ phụ gia đình. Ở tuổi của em, đúng ra em sẽ được đến trường, được yêu thương, được ăn uống và chăm sóc. Tuy nhiên, thay vì thế cuộc sống của các em chỉ xoay quanh bụi đường và nắng cháy.
tinh than, nghèo đói, cảm động,
Em gái trên tên là Long Zhang Huan, hiện vừa tròn 10 tuổi. Trong khi đó, cậu em trai chỉ mới 2 tuổi và bị thiếu dinh dưỡng. Được biết, do cha mẹ và cả những đứa em họ đều đi làm ở xa nên ông bà buộc phải một mình chăm 8 đứa cháu. Vì sức khỏe của ông bà cũng trở nên yếu dần nên những đứa trẻ này buộc phải tự chăm sóc và đỡ đần lẫn nhau.
tinh than, nghèo đói, cảm động,
“Đừng khóc… Có anh ở đây rồi!”. Dù vòng tay anh trai có nhỏ bé, nhưng đó lại là cả bầu trời của em gái nhỏ.
————— 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vỉa hè - nhà báo Pháp và chuyện lý tình


>> Vì sao Nhật hoàng muốn thăm Huế?
>> 'Vỡ trận' khách sạn Đà Nẵng: Nhìn nhau bán tháo, thoát lỗ
>> Vị bác sĩ từ chối cho con gái cố vấn Ngô Đình Nhu 'vượt rào' học y


Kỳ Duyên

MTG - Sự thành bại của việc "giải phóng vỉa hè" không chỉ chứng minh sự thành bại của một chủ trương, mà chính là chứng minh sự thành bại của luật pháp ở góc độ quản lý dân sinh đời thường nhất.

Cách đây hơn 40 năm, người viết bài từng đọc bài báo của một nhà báo Pháp nhan đề: “Vỉa hè Hà Nội”. Với một giọng văn tưng tửng, hóm hỉnh, nhà báo Pháp mô tả vô cùng phong phú chức năng của vỉa hè Hà Nội. Từ chuyện đào hầm cá nhân tránh bom Mỹ, khoan giếng lấy nước, buôn thúng bán mẹt, đến chuyện xi trẻ con đái ị và những đêm trăng thanh mất điện, vỉa hè Hà Hội có thể còn là … phòng ngủ của nhiều gia đình.

Nhưng nếu còn hành nghề, hẳn nhà báo Pháp này kinh ngạc vì đến hôm nay, chức năng của vỉa hè Hà Nội và của TP.HCM, hai đô thị lớn nhất nước, còn lớn gấp bội. Đó là “cái chợ” tả pí lù, nơi gửi xe, buôn bán hàng rong, hàng ăn, hàng quán, nơi mưu sinh lần hồi của không ít người dân phố thị, dân tứ xứ, nhưng cũng là nơi “làm giàu không khó” (như ca từ một bài hát) của không ít lợi ích nhóm nào đó cấp sở tại có thẩm quyền. Thành thử, vỉa hè của người đi bộ, từ lâu chính là… lòng đường.

Một sự trái tai gai mắt từ lâu người Việt phải chấp nhận và chung sống mặc nhiên như một sự bình thường hóa. Mà trong đời sống xã hội này, cái sự bình thường hóa của những cái… bất thường, tiếc thay, không hiếm.

Chính vì thế, những ngày này, dư luận xã hội hết sức chú ý, quan tâm và ấn tượng với sự ra quân “giải phóng vỉa hè” của UBND Quận 1, TP.HCM, do ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch quận dẫn đầu. Ông Đoàn Ngọc Hải bỗng trở thành nhân vật được chú ý không chỉ bởi hành động mạnh mẽ, dám chấp nhận sự “đụng chạm” lợi ích của nhiều tầng lớp người, nhiều cơ quan bộ ngành nhà nước, mà còn bởi phát ngôn ấn tượng - nói theo cách của dân Nam bộ - rất chịu chơi, khi tuyên bố: Nếu không làm được sẽ cởi áo về vườn, không làm nữa.

Ở xã hội này, từng có không ít phong trào, cuộc vận động, trong đó có giải tỏa vỉa hè đô thị, nhiều năm được tạo dáng hình “đầu voi, đuôi chuột” và các lời hứa hẹn cởi áo từ quan nếu không làm tròn trách nhiệm cũng dễ bị theo... gió bay. Thế nên khỏi phải nói, sự ra quân của UBND Quận 1 TP.HCM lần này đã gây tác động mạnh đến thế nào. Nhưng đồng thời quận cũng phải đối mặt với không ít hoài nghi của dư luận cộng đồng, nhất là trên các trang mạng xã hội. Người khen, kẻ chê. Người ủng hộ, kẻ ném đá. Đó hãy coi là điều bình thường trong thế giới phẳng đa chiều hôm nay, trước một chủ trương… không mới. Mới hơn, lần này có phần quyết liệt, triệt để hơn.

Như một hiệu ứng Domino, tiếp theo, nhiều quận trên địa bàn TP.HCM cũng đồng loạt ra quân. Điều đáng mừng, theo báo Tuổi trẻ ngày 1.3, ở một số nơi, đa số hộ dân đều hợp tác trong việc tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè. Nhiều hộ còn giúp lực lượng chức năng tháo các bảng hiệu và cầu dẫn bằng sắt, đập bỏ các cầu dẫn xây lấn vỉa hè chưa kịp tháo dỡ.

Rõ ràng, người dân cũng biết việc mình lấn chiếm vỉa hè là sai.

TP.HCM đã hành động, thì thủ đô Hà Nội cũng không thể làm ngơ.

Sự thành công của công việc giải tỏa lần này ra sao, hay vẫn lại vỉa hè… quen đường cũ, cũng chưa thể nói trước được điều gì. Nhưng rõ ràng, hành động của UBND Quận 1 và các quận của TP.HCM, của Hà Nội mới đây cần được ủng hộ tích cực hơn là phản đối. Cho dù có không ít ý kiến chia sẻ, lo lắng cho việc mưu sinh của những người dân nghèo vì chuyện giải tỏa vỉa hè, họ sẽ không biết bấu víu vào đâu.

Người viết bài đồng tình với quan niệm của bài viết trên VietnamNet ngày 1.3, khi so sánh với tục lệ cấm đốt pháo, buộc đội mũ bảo hiểm. Rằng, đốt pháo là phong tục lâu đời, nó không là hành vi vi phạm pháp luật trước khi nghị định cấm đốt pháo ra đời, nhưng việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, là hành vi vi phạm pháp luật từ lâu mà chưa bị nghiêm trị. 

Rõ ràng, ở vụ việc vỉa hè này, sự buông lỏng và dễ dãi trong quản lý, đã dẫn đến hệ lụy không chỉ là kỷ cương đô thị bị phá vỡ và rối loạn, mà nó còn tạo nên những mối quan hệ lợi ích phi pháp nhân danh chức năng quản lý.

Ở góc độ khác, về cách làm, người viết bài chú ý đến bài viết trên báo Khám phá ngày 1.3, trước những ý kiến phê phán việc giải tỏa vỉa hè: Một công trình lấn chiếm vỉa hè, dù nhân danh bất cứ ai, cũng là công trình được hình thành trái pháp luật. Chính quyền cấp quận là đơn vị trực tiếp quản lý vỉa hè đô thị theo phân cấp. Đó là đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi vỉa hè đô thị bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích. Do đó, khi chính quyền đô thị cấp quận, huyện phá dỡ các công trình trái phép, lấn chiếm vỉa hè, họ đang thực thi quyền và nghĩa vụ của mình.

Điều đó hoàn toàn đúng. Có điều, sự thành công của chủ trương cấm đốt pháo, hay quy định đội mũ bảo hiểm, xem ra có phần đơn giản hơn việc giải tỏa vỉa hè. Không phải vô lý khi hơn 40 năm sau bài báo của nhà báo Pháp nọ, vỉa hè vẫn là chủ đề nhức nhối, mất nhiều công sức của chính quyền thành phố mà vẫn lời ra tiếng vào. Bởi vỉa hè không chỉ là nơi mưu sinh của người lao động. Đằng sau vỉa hè, là lợi ích nhằng nhịt của những người, những nhóm có… lợi ích gắn kín đáo với vỉa hè.

Chính vì thế, công bằng mà nói, không thể đòi hỏi việc giải tỏa quyết liệt vỉa hè ngay từ đầu đã hoàn thiện, thỏa mãn tất cả yêu cầu của dư luận xã hội, một cách vẹn lý vẹn tình. Việc nào đúng cần ủng hộ. Việc chưa thỏa đáng cần điều chỉnh, chủ yếu về phương pháp. Mặt khác việc giải tỏa vỉa hè cũng cần gắn liền với nhiều giải pháp phân hóa. Có những việc có thể “cần làm ngay”. Có những việc - như hàng rong của người lao động tứ xứ - đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương án quy hoạch môi trường đô thị, vừa có lý vừa có tình. Và quan trọng không kém, bản thân mỗi người dân lao động mưu sinh, cũng cần có ý thức hơn về việc giữ gìn môi trường, kỷ cương và văn hóa xã hội, theo những quy định của pháp luật.

Cho dù có ý kiến hoan nghênh việc làm quyết liệt “trả lại vỉa hè cho người đi bộ” của Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm vỉa hè của Bộ trưởng Bộ Công an, đừng quên, dư luận xã hội vẫn luôn bám sát, quan sát việc làm này của các cơ quan chức năng hai thành phố lớn nhất nước, với con mắt khắt khe và không ít hoài nghi. Sự thành bại của công việc giải tỏa vỉa hè lần này không chỉ chứng minh sự thành bại của một chủ trương, mà chính là chứng minh sự thành bại của luật pháp ở góc độ quản lý dân sinh đời thường nhất.

Không hiểu, nếu nhà báo Pháp năm xưa vẫn còn hành nghề, trở lại nước Việt những ngày này, ông sẽ nghĩ gì? Về cái vỉa hè, chỉ là những viên gạch đá lát, xi măng vôi vữa tầm thường, nhưng nó phản chiếu sức mạnh luật pháp một quốc gia, được thượng tôn hay bị… giẫm đạp không thương tiếc?

Câu trả lời của vỉa hè vẫn còn là một bí ẩn…


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGẬP NGỪNG..



·Quên rồi phố thị ngày mưa
Bàn tay như lá, gió đưa cuối trời
Men rừng không ủ mà cay
Gốc cây, dốc núi, khói bay, hương vờn
Lạ lùng ta giữa nhân gian
Về thăm quê cũ, dấu bàn chân qua
Lợi danh bóng nước la đà..
Ai quên ai nhớ tìm ta nơi này?
Em nghiêng, kẻ chỉ lông mày..
Cười như cạn nắng, bàn tay hững hờ
Sông dài cạn nước cát khô
Cánh buồm nâu cũ bao giờ lại dong?
Cánh đồng như có như không..
Đâu rồi tre uốn trĩu cong cánh cò?
Em tôi lỡ bước sang đò..
Đêm không trăng nữa, câu hò rỗng không!
Phố làng, làng phố long bong
Sắc quê mầu nhớ, má hồng mặn gương?
Thì thôi
ta lại nhớ rừng
Cho mênh mang cũ,
ngập ngừng mênh mang!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Người Việt Nam và nạn nô lệ tại Anh


image
Chiến dịch truy quét mới nhất chống sử dụng lao động phi pháp ở Anh được Thứ trưởng chuyên trách Nhập cư, ông Robert Goodwill ca ngợi là nỗ lực nhằm giải quyết những "tội ác man rợ của chế độ nô lệ hiện đại".

Chính phủ Anh nói chiến dịch Magnify trong đợt kiểm tra từ 27/11 đến 3/12/2016, đã bắt 97 người, đa số là công dân Việt Nam, ngoài ra là dân nhập cư không giấy tờ từ Mông Cổ, Ghana, Trung Cộng, Nigeria, Pakistan và Ấn Độ.

Các nhân viên phụ trách nhập cư đã kiểm tra nhiều các tiệm làm móng trên khắp nước Anh, một thứ doanh nghiệp khá phổ biến với người Việt ở nước này.

Nhưng cảnh sát Anh cũng nhắm vào ngành xây dựng, điều dưỡng, dịch vụ vệ sinh, hàng ăn, nghề lái taxi và các điểm rửa xe trong năm 2016 vốn thường là nơi tuyển lao động nhập cư thiếu giấy tờ làm việc hợp lệ.

Rất nhiều ý kiến chia sẻ quan ngại về tình trạng người Việt rơi vào hoàn cảnh khốn khó.

image

"Thương thay kiếp tha phương cầu thực, vì đâu nên nông nỗi này!"

"Đâu ai bắt mình cư ngụ & làm ăn bất hợp pháp. Nhất là coi thường luật pháp của nước người ta."

" Vì miếng cơm manh áo thôi. Cầu cho người Việt ta ở hải ngoại được bình an..."

"Đi làm kiếm cơm cũng không được."

Không phải là chuyện 'kiếm ăn'

image
Nhiều người không nhìn nhận việc khai thác lao động trái phép là hiện tượng 'nô lệ hiện đại' 

Nhưng có vẻ như một số ý kiến vẫn là coi đây chỉ là chuyện người Việt đi kiếm ăn xứ người gặp hoàn cảnh khó khăn chứ không nhìn nhận việc khai thác lao động trái phép là hiện tượng 'nô lệ hiện đại'.

Vì hành vi khai thác nô lệ hiện đại diễn ra kể cả khi nạn nhân đồng ý chọn hoàn cảnh đó, theo định nghĩa tại Anh Quốc.

Một số đoạn trong Luật Anh năm 2015 để cho thấy vì sao chính quyền quyết tâm chống nhập cư lậu và khai thác nhân công từ nguồn này như một hình thức nô lệ hiện đại:

image

Luật về Nạn Nô lệ Hiện đại (Modern Slavery Act 2015) đăng trên trang của chính phủ nêu ra hai định nghĩa 'bắt người khác làm nô lệ' (slavery) và 'khai thác, hưởng dụng khổ sai' (servitude).

Về mặt ngôn từ, slavery không khác servitude bao nhiêu nhưng Luật năm 2015 đưa ra cả hai nhằm bao quát rộng nhất các hình thức khai thác nhân công và dịch vụ hiện có trên thị trường lao động ngầm tại Anh.

Luật ngay trong Điều 1 cũng gộp cả ba vấn đề 'Nô lệ, khai thác khổ sai, lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc': slavery, servitude and forced or compulsory labour.

Khoản 1, Điều 1 xác định đối tượng vi phạm:

"(1) Một người sẽ bị coi là phạm tội nếu —

(a) là người giữ một người khác trong tình trạng nô lệ, khai thác khổ sai và trong tình huống mà người cầm giữ biết hoặc nên biết rằng người kia bị giữ làm nô lệ hoặc bị khai thác khổ sai, hoặc

(b) là người yêu cầu một người khác thực hiện công việc cưỡng bức hoặc bắt buộc theo cách mà người gây ra biết hoặc cần phải biết rằng người kia bị yêu cầu phải thực hiện công việc cưỡng bức hoặc bắt buộc.

...Vẫn trong Điều 1 có phần nhắc tới các tiêu chuẩn của Luật Nhân quyền để hỗ trợ cho định nghĩa thế nào là khai thác nô lệ hiện đại.

Ngoài ra, khác với cách hiểu thông thường ở một số nơi khi người ta nhờ vả, dùng thân nhân, trẻ em vào công việc làm ăn, Luật chống nô lệ hiện đại tại Anh ghi rõ cách dùng lao động như vậy cũng là phạm pháp.

image
Một chiến dịch chống nô lệ hiện đại tại Anh

Định nghĩa về nạn nhân nói đó là:

"Bất cứ ai, vì hoàn cảnh cá nhân - như là người còn vị thành niên, người có quan hệ gia đình, người bị bệnh tật, bị bệnh tâm thần - mà trở thành người dễ bị tổn thương hơn người khác".

Những công việc nạn nhân làm có thể gồm:

"Bất cứ việc gì, dịch vụ gì (work or services) do người đó cung cấp, gồm cả việc hoặc dịch vụ cung cấp trong các hoàn cảnh bị cho là bóc lột (exploitation) ghi trong các Điều 3(3) đến (6)..."

Điều đáng nói là Luật này của Anh Quốc bác bỏ chuyện ai đó đã đồng ý từ trước, chấp nhận hoàn cảnh lao động hoặc cung cấp dịch vụ bị cho là bóc lột, khai thác nô lệ:

"Sự đồng ý của cá nhân, dù là thành viên hay trẻ em, cho bất cứ hành vi nào được xếp vào dạng cầm giữ làm nô lệ, khai thác khổ sai, hoặc bắt người đó thực hiện công việc cưỡng bức hoặc bắt buộc, đều không xóa bỏ được xác định rằng chính người đó đang bị cầm giữ như nô lệ hoặc bị buộc phải thực hiện lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc."

image

Xin nhắc rằng yếu tố 'lao động bắt buộc' (compulsory labour) cũng đủ để cấu thành tội phạm về nô lệ hiện đại, chứ không cần phải đánh đập, hành hạ, bỏ đói... như kiểu nô lệ thời cổ xưa.

Hiển nhiên, các đường dây buôn người vào châu Âu và Anh là nguồn cung cấp nhân công cho các cơ sở sử dụng lao động dạng nộ lệ hiện đại.

Vì thế, Luật 2015 trong Điều 2 nhắc ngay đến tội buôn người (human trafficking) mà đối tượng vi phạm là bất cứ ai tổ chức, hỗ trợ cho việc đi lại của một người khác (thành niên hoặc vị thành niên)với mục tiêu để người đó bị bóc lột, khai thác".

Sự đồng ý của nạn nhân cho chuyến đi không có ý nghĩa miễn trừ cho người gây án và các công tác trợ giúp, vận chuyển, cho quá cảnh, cất giấu, kiểm tra nạn nhân buôn người, điều bị coi là phạm pháp.

image

Modern Slavery Act 2015 còn nêu ra một loạt hành vi như khai thác tình dục, cưỡng bức lao động vị thành niên, lừa đảo, đe dọa, tịch thu tài sản cá nhân của nạn nhân...và đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo vệ người vị thành niên và trẻ em.

Luật cũng cho phép các cơ quan công quyền Anh, từ Cục Di trú thuộc Bộ Nội vụ đến Cảnh sát, Biên phòng và toà án các thẩm quyền rõ rệt nhằm diệt trừ nạn buôn người và khai thác lao động dạng nô lệ hiện đại.

image

Thủ tướng Theresa May cam kết hồi tháng 6/2016 ngay sau khi lên nắm quyền điều hành chính phủ rằng Anh Quốc sẽ chấm dứt "vấn đề nghiêm trọng về quyền con người trong thời đại chúng ta", khi nói đến nạn nô lệ hiện đại.

Bà May rất tự hào về việc Anh thông qua luật chống nô lệ hiện đại năm 2015 khi bà còn làm Bộ trưởng Nội vụ và nói đã có 289 trường hợp khai thác nô lệ hiện đại bị truy tố chỉ trong năm đó.

Thị trường lao động 'ngoài luồng'

image

Dù các tổ chức nhân quyền, báo chí khen ngợi những nỗ lực của chính phủ Anh chống nạn buôn người và bóc lột lao động kiểu nô lệ, một thực tế dễ thấy là nhiều ngành nghề tại Anh như dịch vụ nhỏ, xây dựng, đánh cá, vận tải... phụ thuộc vào các nguồn lao động không đều hoặc có tay nghề đặc thù.

Như Jess Sharman từng viết trên trang thenbs.com về công tác tuyển người theo vụ mùa của ngành xây dựng, chiến dịch truy bắt lao động trái phép (illegal hires) của Bộ Nội vụ Anh không nên là giải pháp duy nhất.

Tác giả này đồng ý rằng lao động trái phép về lâu dài chỉ khiến giá nhân công giảm xuống, gây thiệt hại cho người lao động hợp pháp tại Anh, nhưng hiện tượng thiếu nhân công có tay nghề là có thật và cần chính phủ có biện pháp giúp các doanh nghiệp.

image
Bài báo nêu ra một số giải pháp như tăng cường dạy nghề tại Anh, thông thoáng các thủ tục tuyển ngắn hạn, giống như ngành thời trang được thuê người mẫu nhanh chóng, hoặc cho các công ty tuyển cả di dân có tay nghề (targeted immigration) theo mô hình Úc.

Được biết trước mắt những biện pháp này chưa xảy ra và ngành xây dựng Anh cũng như các tiệm móng tay mà nhiều chủ là người Việt phải trả tiền phạt 20 nghìn bảng Anh cho một nhân công họ thuê trái phép, căn cứ vào Luật chống nô lệ hiện đại và Luật Di trú.

image


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những cái gai mắt ở Trường Sa




Hiện nay, từ các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn có thể thấy bằng mắt thường những công trình trên đảo Ba Bình và một số bãi đá san hô ở quần đảo Trường Sa bị Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
         
 Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, cách đảo Sơn Ca gần 7 hải lý về phía Tây, cách đảo Nam Yết khoảng 11 hải lý về phía Bắc. Đài Loan (Trung Quốc) chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình từ năm 1956.

Cụm đảo Nam Yết ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, với các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Ba Bình
Đảo Ba Bình, nhìn từ đảo Sơn Ca
Bãi đá Ga Ven ở cách đảo Nam Yết hải lý khoảng 9 hải lý về phía Tây – Tây Bắc, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tháng 2/1988. Từ năm 2014, Trung Quốc đào xúc san hô, bồi đắp đá Ga Ven thành một đảo nhân tạo và xây dựng trên đó nhiều công trình cao, có thể nhìn thấy từ đảo Nam Yết bằng mắt thường. 

Đá Ga Ven, ảnh chụp từ đảo Nam Yết
 Đá Tư Nghĩa (Huy Ghơ) ở cách đảo Sinh Tồn 12 hải lý về phía Đông, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ngày 28/2/1988. Đá Gạc Ma ở cách đảo Sinh Tồn 11 hải lý về phía Nam – Tây Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ngày 14/3/1988. Cũng như đá Ga Ven, từ năm 2014 Trung Quốc xây dựng đá Tư Nghĩa và đá Gạc Ma thành đảo nhân tạo, với những công trình có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ đảo Sinh Tồn.  

Cụm rạn san hô Sinh Tồn, trong đó có bãi Tư Nghĩa và bãi Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép
Thềm san hô đảo Sinh Tồn và đá Tư Nghĩa
Đá Tư Nghĩa, nhìn qua cánh trái âu tàu đảo Sinh Tồn
Đá Gạc Ma, nhìn từ trường tiểu học Sinh Tồn
Một tàu cá Việt Nam gần đá Tư Nghĩa

Thiềm Thừ

(Blog Thiềm Thừ)

Phần nhận xét hiển thị trên trang