Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Tôi làm vì tôi yêu đất nước này và muốn nó tốt đẹp hơn.

Tôi, người không vô cảm trong đất nước vô cảm

"Nhiều lúc tôi suy ngẫm. Tại sao tôi phải làm cái việc viết blog này. Nó chẳng đem lại lợi ích gì cho tôi cả. Đã vậy còn tốn tiền và thời gian. Nếu bạn tò mò thì tôi trả lời luôn. Tôi làm vì tôi chứng kiến có sự thiếu sót trong giới trí thức Việt Nam. Tôi làm vì trước tôi thì tôi chẳng biết ai làm việc tôi đang làm. Tôi làm vì tôi nghe tiếng gọi con tim kêu gọi tôi làm. Tôi thực sự không biết tác động của tôi là bao nhiêu, ít hay nhiều, lớn hay nhỏ. Nhưng ngày càng thấy nhiều bạn tranh luận bằng lý luận của cánh hữu, dùng lập luận của Hayek, Friedman hay Reagan thì tôi cảm thấy rất sung sướng. Gần đây thì thấy càng nhiều người Việt Nam thấy rõ sự thiên vị của giới truyền thông cánh tả và bắt đầu chia sẻ những bài từ Fox News hay Breitbart. Tuy nhỏ nhưng đó là dấu hiệu cho thấy có một làn sóng lý tưởng đang ngày càng lớn mạnh. Đó là vì sao tôi làm những gì tôi đang làm. Tôi chẳng chống phá ai cả. Tôi cũng chẳng thuộc về tổ chức nào hay nhận được một xu nào để làm. Tôi làm vì tôi không vô cảm. Tôi làm vì tôi yêu đất nước này và muốn nó tốt đẹp hơn. Tôi làm vì tôi nghe một tiếng gọi tinh thần kêu tôi làm. Vì nếu tôi không làm thì ai sẽ làm?".
Tôi, một người không vô cảm trong một đất nước vô cảm
Các bạn của tôi ơi, có thể bạn sẽ hỏi tôi đang suy nghĩ gì trong đầu, tôi muốn gì từ cuộc sống và muốn tương lai mình sẽ ra sao? Tôi cũng như bạn vậy. Tôi cũng sẽ hỏi bạn những câu hỏi tương tự.
Các bạn không cảm thấy cuộc sống của các bạn thật nhàm chán sao? Các bạn không cảm thấy một ngày của các bạn trôi qua một cách buồn tẻ như bao ngày khác sao? Một ngày điển hình của các bạn bắt đầu với việc các bạn thức dậy cầm cái điện thoại để kiểm tra Facebook mình có bao nhiêu like, có bao nhiêu comment và dân mạng đang sồn sồn vì đề tài gì. Rồi các bạn dậy đi học, đi làm. Rồi các bạn chạy ra cái quán cà phê nào đó để nói chuyện với bạn bè. Rồi tối các bạn đi về ăn tối rồi đi ngủ. Và một ngày các bạn kết thúc nhưng bao ngày khác, trong sự vô vị.
Các bạn có bao giờ suy ngẫm về cuộc sống không? Vì nếu có thì bạn sẽ biết rằng cuộc sống của các bạn thật vô nghĩa. Các bạn chụp ảnh tự sướng để đăng lên câu like. Các bạn vào những trang tin vịt để coi hình của mấy em hot girl, tin tức về mấy cô chân dài hay mấy anh hot boy nào đó mới nổi. Các bạn vào các trang mạng xã hội để bàn tàn về chuyện em chân dài kia có yêu một anh đại gia kia hay không. Các bạn chia sẻ một clip của một thằng nói nhảm trong sự khoái chí. Đầu óc các bạn nghĩ đến đường cong của cô người mẫu hay cô gái xinh nào đó mới tung hình trên mạng rồi bình luận trong sự sung sướng: “Đầu, con này ngon thật. Đầu, em này xinh dã man.”

Có bao giờ các bạn nghĩ và mơ đến những thứ gì khác to lớn hơn không? Có bao giờ các bạn thoát khỏi cái tư duy ngày mai sẽ làm gì, ngày mai sẽ ăn gì, cuối tuần mình sẽ đi đâu chơi không? Tôi nghĩ là không đâu và tôi sẽ rất bất ngờ nếu ai đó nói về những thứ về xã hội, kinh tế hay chính trị. Xã hội này đã tạo ra một thế hệ vô cảm rồi. Đất nước này đã dạy cho các bạn lối sống không cần tư duy, không cần suy nghĩ, không cần phản biện, không cần học hỏi, cũng không cần trí thức và cũng không cần sự hoài nghi về những thứ xung quanh. Thậm chí, các bạn chẳng cần sử dụng đến cái bộ não của các bạn nữa. Vì các bạn đã được lập trình để hoạt động như một cái máy và sống như một con vẹt. Các bạn chỉ cần nghe, học thuộc rồi lập đi lập lại những gì được dạy như một con vẹt không hơn và không kém.

Các bạn có dám dấn thân vào cuộc sống này như bao thanh niên ở những xứ khác không? Các bạn có chịu can đảm để thay đổi cuộc sống và xã hội các bạn đang sống không? Các bạn có đủ bản lĩnh để nói lên những điều cần nói, làm những điều cần làm dù những thứ đó sẽ đem lại cho bạn vô số điều tiêu cực không?

Khi các bạn ngồi ở một quán cà phê sang trọng, các bạn có buồn khi thấy một chú chạy xe ôm với bộ đồ cũ xì rách nát không? Khi các bạn dạo phố tim các bạn có đau khi thấy một cụ già đang chống gậy đi bán vé số để kiếm sống qua ngày không? Hay khi các bạn đi dạo, lòng các bạn có đau khi thấy các em trẻ đang bán mình lao động để tự nuôi bản thân thay vì được đi học không? Tôi nghĩ là không, vì những thứ đó đã trở nên quá quen thuộc rồi, và một khi cái gì đó được lặp lại nhiều lần thì nó sẽ trở nên vô nghĩa.

Các bạn có muốn khóc không khi tiếng súng chiến tranh đã ngưng hơn 41 năm nhưng đất nước vẫn chưa có một ngày an lành, người dân vẫn chưa có một ngày ấm no, dân tộc vẫn chưa có một ngày đoàn kết và chưa có một ngày sống trong yên ổn.

Nếu các bạn chịu khó quan sát, chịu khó tìm hiểu, hoặc ít ra chịu khó quan tâm thì các bạn sẽ thấy xung quanh các bạn là sự nghèo đói và lạc hậu. Các bạn sẽ thấy hàng triệu đồng bào đang lang thang ngoài đường phố không cửa không nhà. Các bạn sẽ thấy một xã hội ngày càng thối nát và một đất nước Việt Nam ngày càng tan vỡ.

Các bạn nghĩ gì khi ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ đánh,” khi người dân miền Trung đang khóc vì biển nước đang bị ô nhiễm, khi rừng đang bị chặt và tài nguyên đang bị khai thác một cách vô tội vạ? Các bạn có thấy bực bội không khi không khí ngày càng ô nhiễm, khi giá cả hàng hóa ngày càng tăng nhưng lương thì dặm chân tại chỗ? Các bạn có thấy tức giận không khi phải đưa phong bì khi làm thủ tục hành chính, khi chạy xe phải né ổ voi ổ gà, hay khi đi ăn phải luôn lo sợ hóa chất?

Các bạn có chạnh lòng không khi chứng kiến hàng chục ngàn người dân Việt Nam xếp hàng để nộp đơn xét tuyển để đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc? Các bạn có bao giờ thấy nhục không khi hàng triệu người Việt Nam phải làm thuê trên chính quê hương của mình, họ phải bán thân bán sức để tạm tồn tại bằng những đồng lương rẻ mạt kia? Các bạn có thấy tủi không khi hàng chục sinh viên Việt Nam tốt nghiệp nhưng không kiếm được việc làm và phải làm những việc chẳng liên quan gì đến ngành mình học, vậy họ đã tốn 20 năm ăn học để làm cái gì?

Tất cả nỗi đau mà đất nước này đang gánh chịu có đủ để làm bạn thức tỉnh không hay các bạn vẫn ngủ trong một cơn mê không bao giờ thức? Tất cả những nỗi đau đó có đủ để làm các bạn quan tâm đến đất nước hơn thay vì quan tâm đến các hiệu thời trang, cái túi xách Gucci hay LV, nội y của con hot girl nào đó trên mạng, một lời phát biểu thật ấn tượng từ một ca sĩ nào đó, hay một trận bóng đá ở trời Âu, hay một cái xì-ta-tút giật gân nào đó trên mạng không? Tôi nghĩ là không đâu vì những thứ đó chẳng đủ để các bạn phải quan tâm.

Xung quanh các bạn là những chuyện đau lòng. Một thanh niên bị đánh đến chết, một cô gái bị xe tải cán, một cậu bé bị bạn học đánh, một bệnh nhân chết vì bác sĩ vô tâm, một cô bán hàng rong bị hốt hàng, một người cha không kiếm đủ tiền nuôi con, một cậu bé 13 tuổi đang lao động kiến tiền.

Nhìn rộng hơn nữa nhé. Một con đường đầy ổ voi, một dòng sông bị ô nhiễm, một vùng quê bị tàn phá, một thủy điện đang gây lụt, một công ty quốc doanh đang nợ và phá sản, một khoản nợ 30 triệu cho mỗi người dân trong nước gánh chịu và một nền kinh tế đang trong cơn lâm nguy.

Còn các bạn thì sao? Các bạn nhốt mình ở trong nhà, đánh đánh gõ gõ và chia sẽ những nội dung nhạt phèo và vô vị. Tôi nói những điều trên không phải để lôi kéo các bạn phải đứng lên rồi làm gì đó to lớn hay thực hiện điều gì đó vĩ đại. Vì tôi biết các bạn sẽ không quan tâm. Vì các bạn không cần hiểu biết, không cần tìm hiểu, không cần suy nghĩ, không cần tìm tòi hay nghĩ gì về những thứ đang xảy ra xung quanh.

Tất nhiên khi đọc đến đây, tôi chắc rằng nhiều bạn sẽ nói: “Thế mày đã làm được cái quái gì chưa thay vì ngồi đó chỉ trích? Sao mày không làm gì đó tích cực mang tính chất xây dựng hơn làm thầy đời? Mày đã làm gì cho đất nước chưa mà lên giọng thế?”

Đừng lo nếu bạn nói vậy nhé, vì tôi không bất ngờ đâu, tôi đã nghe mấy câu đó hàng chục hàng trăm lần đến mức thuộc lòng và phát chán rồi các bạn à. Khi ai đó nói như vậy, tôi sẽ im lặng và tôi sẽ trả lời thành thật. Tôi rất buồn vì sinh ra trong một thế hệ mà tôi gọi là một thế hệ vứt đi và chẳng biết làm gì cả.

Tôi chẳng biết làm gì để cho ngư dân không bị tàu lạ đánh. Tôi chẳng biết làm gì để cho người dân ở các vùng quê có đủ miếng ăn, đủ áo mặc, đủ tiền để cho con cái đi học và đủ tiền chỉ để tồn tại đến tháng sau.

Tôi chẳng biết làm gì để cho môi trường thôi bị ô nhiễm, cho đường phố hết bụi và hết rác. Tôi chẳng biết làm gì để hết nạn tắc đường, để các công trình xây thôi bị trì trệ hay các tệ nạn xã hội chấm dứt.

Tôi chẳng biết làm gì để khi mưa xuống đường phố không còn bị ngập, để người dân không bị tai nạn giao thông, để đất nước mình có được những thứ mà các nước khác gọi là văn minh và trật tự.

Tôi chẳng biết mình có thể làm gì để các cô gái nghèo thôi lấy chồng Đài Loan hay Hàn Quốc, để các gia đình nghèo thôi bán nhà để đi xuất khẩu lao động, để các cô gái thôi làm điếm ở các khu thành thị, để các trẻ em nghèo thôi bán mình để nuôi bản thân.

Và hơn nữa, tôi chẳng biết làm gì để nợ công của đất nước ngưng tăng, để xã hội không còn tham nhũng hay để các tập đoàn kinh tế thôi thua lỗ và phá sản.Tôi chẳng biết làm gì cả.

Nhưng các bạn à, chúng ta khi chưa có một giải pháp thực sự hay một hành động cụ thể thì ít ra và ít nhất có thể thay đổi tư duy và lên tiếng để thúc đẩy nhận thức của từng người một. Một hành động đó tuy rất nhỏ nhưng ít ra cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy các bạn cũng biết quan tâm và lo lắng đến tương lai của các bạn và đất nước. Làm vậy vẫn còn hơn việc chẳng làm gì, chẳng suy nghĩ, chẳng tìm tòi mà chỉ biết nghĩ đến những chuyện xàm xí đâu đâu.

Tôi đã sống, tôi đã tồn tại, tuy chưa đủ lâu nhưng cũng đủ để hiểu vì sao xã hội của chúng ta vô cảm đến vậy, và vô tâm đến vậy rồi. Vì chúng ta đang sống trong một đất nước mà nơi đó có một thế hệ trẻ không biết suy nghĩ, không biết phản biện, không cần trí thức, không có nghị lực, không quan tâm đến tương lai, không có ước mơ, không có hoài bão, không có lý tưởng và không có niềm tin.

Vì chúng ta đang sống trong một xã hội thiếu vắng lòng trung thực và niềm tin, một xã hội bị ô nhiễm từ môi trường đến đạo đức con người. Người dân của đất nước đó chỉ biết đi làm, đi nhậu, đi ăn và đi ngủ và lặp lại những thứ đó ngày qua ngày. Họ không cần một điều gì tốt đẹp hay to lớn hơn cho chính mình và xã hội mà họ đang sống. Họ giam cầm tư duy mình trong cái phòng hai mươi mét vuông và cái màn hình điện thoại. Họ cũng chẳng cần động lực để tiến thân hay quan tâm đến xã hội trừ khi những thứ đó trực tiếp ảnh hưởng đến họ.
Nhiều bạn hỏi tôi trực tiếp và gián tiếp “Mày làm vậy có ích gì không? Mày viết blog hay viết linh tinh để làm gì? Bạn có được trả lương không?”

Khi được hỏi những câu như vậy, tôi chỉ biết im lặng và cười trừ rồi trả lời “không, tôi chẳng nhận được xu nào hay lợi ích gì cả. Tôi làm đơn giản vì……….”

Nhiều lúc tôi suy ngẫm. Tại sao tôi phải làm cái việc viết blog này. Nó chẳng đem lại lợi ích gì cho tôi cả. Đã vậy còn tốn tiền và thời gian. Nếu bạn tò mò thì tôi trả lời luôn.

Tôi làm vì tôi chứng kiến có sự thiếu sót trong giới trí thức Việt Nam. Tôi làm vì trước tôi thì tôi chẳng biết ai làm việc tôi đang làm. Tôi làm vì tôi nghe tiếng gọi con tim kêu gọi tôi làm. Như Milton Friedman, Hayek, Reagan hay Breitbart đã làm bất chấp khó khăn.

Tôi thực sự không biết tác động của tôi là bao nhiêu, ít hay nhiều, lớn hay nhỏ. Nhưng ngày càng thấy nhiều bạn tranh luận bằng lý luận của cánh hữu, dùng lập luận của Hayek, Friedman hay Reagan thì tôi cảm thấy rất sung sướng.

Gần đây thì thấy càng nhiều người Việt Nam thấy rõ sự thiên vị của giới truyền thông cánh tả và bắt đầu chia sẻ những bài từ Fox News hay Breitbart. Tuy nhỏ nhưng đó là dấu hiệu cho thấy có một làn sóng lý tưởng đang ngày càng lớn mạnh.

Đó là vì sao tôi làm những gì tôi đang làm. Tôi chẳng chống phá ai cả. Tôi cũng chẳng thuộc về tổ chức nào hay nhận được một xu nào để làm. Tôi làm vì tôi không vô cảm. Tôi làm vì tôi yêu đất nước này và muốn nó tốt đẹp hơn. Tôi làm vì tôi nghe một tiếng gọi tinh thần kêu tôi làm. Vì nếu tôi không làm thì ai sẽ làm?

Ku Búa
Bài viết được dựa theo bài “Thế hệ của tôi, một thế hệ vứt đi” của Tiểu Bối.
(Cà Phê Ku Búa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhắc chi cho gở?

Phạt 3 trang tin điện tử cổ xúy Minh béo
Trên trang facebook Thông tin Chính phủ vừa cho biết soha.vn, kenh14.vn và baomoi.com bị phạt tổng tiền 80 triệu đồng, lý do: tuyên truyền, cổ xúy, đưa tin không phù hợp về diễn viên Minh béo.
Ảnh Minh béo trang facebook Thông tin Chính phủ đưa
Cụ thể, thông tin cho biết: Liên quan đến việc một số cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp có bài viết mang tính chất tuyên truyền, cổ xúy, đưa thông tin không phù hợp về diễn viên Minh béo, ngày 26-12-2016, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã có 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 80 triệu đồng đối với 3 trang thông tin điện tử tổng hợp: soha.vn, kenh14.vn và baomoi.com.

Theo quyết định số 243/QĐ-XPVPHC và 245/QĐ-XPVPHC do Cục trưởng Nguyễn Thanh Lâm ký, trang kenh14.vn và trang soha.vn của Công ty Cổ phần VCCorp cùng bị phạt 30 triệu đồng do đã thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng và cung cấp nội dung thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam

Hành vi này vi phạm quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 64 và điểm đ Khoản 2 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp baomoi.com thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI, số tiền phạt là 20 triệu đồng theo quyết định số 244/QĐ-XPVPHC, cũng do cung cấp nội dung thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Các công ty nói trên phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt và nộp lại biên lai thu phạt cho Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

(Tuổi Trẻ)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

RÔNG CHIÊNG ƠI HỠI RÔNG CHIÊNG…





Một cuốn sách có hẳn một bài “Rông chiêng” với giải thích như thế này: "Trong ngày lễ có múa Rông chiêng nên bắt buộc mọi người phải biết múa; theo ý nghĩa Rông chiêng là quanh choé.”. Còn sách giáo khoa lớp 3 của NXB Giáo dục cũng giải thích tại sao nhà rông phải cao, như thế này: “Nhà rông "phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái".
---------------



Bỗng nhiên một ngày đẹp trời, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nổi tiếng, nhạc sĩ Bùi Trọng Hiền điện cho tôi: Ông ơi, có điệu múa rông chiêng không, và nó là cái món gì?

Ừ nhỉ, hình như tôi cũng nghe loáng thoáng đâu đấy, từ hồi mới lên Tây Nguyên, rằng là có một cái món rông chiêng nào đó, nhưng hồi ấy, phần vì trẻ, phần vì cũng chưa hiểu đầu cua tai nheo nó ra làm sao, nên cũng chả để tâm, nhưng nhớ là đã nghe cặp từ này rồi, cho đến giờ… 

Té ra ông Bùi Trọng Hiền đã lọ mọ gúc, thấy có một điệu múa gọi là múa rông chiêng với cách giải thích, rông chiêng là múa… quanh chóe (ghè).

Nghiêm túc tìm hiểu, té ra cái vụ “rông chiêng” này vừa vui vừa hài hước.

Một cuốn sách xuất bản có hẳn một bài “Rông chiêng” với giải thích như thế này: "Trong ngày lễ có múa Rông chiêng nên bắt buộc mọi người phải biết múa; theo ý nghĩa Rông chiêng là quanh choé.”. Còn sách tập đọc lớp 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Nhân đấy, cũng giải thích tại sao nhà rông phải cao, như thế này: “Nhà rông "phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái". Bây giờ thì cặp bài trùng nhạc sĩ Nhật Lai, tác giả “Hà Tây quê lụa” và nhiều nhạc múa về Tây Nguyên lẫn nghệ sĩ nhân dân Y Brơm đều đã mất, nên tôi không thể hỏi được rằng, trong cái sự nhớ bùng nhùng của mình từ hồi mới bập bẹ Tây Nguyên ấy, hình như 2 ông có chung một tác phẩm múa “Rông Chiêng”, ông nhạc ông biên đạo, từ thời đoàn văn công Tây Nguyên đang ở Hà Nội. Thế rồi, có thể là, từ một tác phẩm nghệ thuật nó trở thành… thực thể, thành một điệu múa dân gian Tây Nguyên như cái cách mà tôi đang tìm hiểu đây.





Cẩn thận, tôi hỏi biên đạo múa Công Hưng, nguyên đội trưởng đội múa Nhà hát Ca múa nhạc Đam San, giờ là phó giám đốc trung tâm Văn hóa điện ảnh du lịch tỉnh Gia Lai, anh khẳng định Rông chiêng là tên tác phẩm múa do NSND Y Brơm sáng tác. Cẩn thận hơn, tôi điện thoại hỏi ông “cái gì cũng biết” Nguyễn Lưu, ông này là nhạc sĩ, nhà báo, nhiều thứ nhà, đã từng thời gian dài ở Tây Nguyên, giờ đang sống ở Hà Nội. Ông bảo có một tác phẩm Rông Chiêng, ông biết từ rất lâu rồi, từ hồi chưa có ý thức về âm nhạc lắm. Và ông “tưng tưng” bằng mồm qua điện thoại cho tôi một đoạn giai điệu. Nghe giai điệu tôi nói ngay, đây là bài của nhạc sĩ Văn Thắng, tác giả “Tháng ba Tây Nguyên”. Khúc nhạc quen thuộc mà ông Lưu vừa tấu bằng miệng giờ vẫn liên tục được các đài phát thanh, truyền hình dùng làm nhạc nền một số chương trình, hết sức dễ thương và trong trẻo.

Cẩn thận hơn nữa, ông Bùi Trọng Hiền còn gọi cho anh Đinh Lân, trưởng thôn Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, anh chàng trưởng thôn này khẳng định "rông chiêng" không có trong từ vựng Bahnar, càng không hiểu sao mọi người lại gọi đấy là tên một điệu múa.

Điều nguy hiểm là, sau vài ba tam sao thất bổn thì người ta đã biến “rông chiêng” thành một điệu múa truyền thống của người Tây Nguyên mà đoạn trích sau đây là một ví dụ: Hội mừng nhà mồ là một nghi thức tín ngưỡng độc đáo hấp dẫn được diễn ra trong ba ngày đêm liền, và được chuẩn bị từ mấy tháng trước. Tất cả mọi người khi đến dự lễ đều phải biết múa Rông Chiêng, biết đánh cồng chiêng, gõ trống, chơi đàn Tơ rưng.
Trong ngày lễ có múa Rông chiêng nên bắt buộc mọi người phải biết múa; theo ý nghĩa Rông chiêng là quanh choé. Múa hát chung quanh choé rượu là điệu múa giành cho các cô gái, diễn tả các động tác làm nương, may vá thêu thùa, và điệu múa khiên của thanh niên trình diễn các động tác săn bắn hay chiến trận. Vì vậy Rông chiêng là điệu múa truyền thống trong ngày hội nhà mồ

          Và người ta đưa nó vào sách giáo khoa, cả in thành tem nữa. Có hẳn một con tem mang tên “Rông chiêng” với các thông tin như sau: Tên mẫu tem: Múa rông chiêng.
Mã số mẫu: 6. Ngày phát hành: 20/03/1962. Khuôn khổ: 68x92. Họa sỹ thiết kế: Mr. Luu Yen. In ấn: Offset multicoloured; Printed in Hungary. Giá mặt: 30 VNĐ.



Tóm lại là như thế này, từ tên một tác phẩm nghệ thuật, một số  làm nghề nghiên cứu đã rất nhanh nhảu “cưỡng” cho nó có trong hiện thực. Bắt đồng bào Tây Nguyên có một điệu múa gọi là Rông chiêng với giải thích là điệu múa quanh chóe. Cao hơn còn nâng nó lên thành điệu múa truyền thống trong ngày hội nhà mồ.

Tìm hiểu xung quanh mấy sự nhầm lẫn này, lại thấy lòi ra mấy sự nhầm lẫn khác.

Thứ nhất là không có cái gọi là “ngày hội nhà mồ”. Hoàn toàn không có. Người Tây Nguyên có một cái lễ, gọi là lễ Pơ thi (tiếng Jrai) để chỉ việc bỏ mả. Đây là một cái lễ, có gắn với hội, nhưng dứt khoát nó không phải là “Ngày hội nhà mồ”.

Thứ 2 là cái cách miêu tả nhà rông. Nhà rông hoàn toàn không phải được làm cao để đàn voi đi qua không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái.

Tất nhiên những hiểu nhầm và viết nhầm, vẽ nhầm về rông chiêng, về nhà rông, về “hội nhà mồ” này đều đã từ rất lâu rồi, từ hồi người Kinh mới biết đến Tây Nguyên qua các cán bộ người Tây Nguyên, như ông Núp, ông Ksor Krơn… đi tập kết, hỏi một rồi… phiên dịch thành 3 thành 4 nên có thể thể tất. Nhưng hiện nay vẫn còn một số trang mạng, một số bài báo dựa vào đấy tiếp tục tam sao thất bản thì phải lên tiếng để nó không tiếp tục bị nhân bản nữa…

Và chúng tôi khẳng định, không có điệu múa nào của người Tây Nguyên mang tên Rông Chiêng với ý nghĩa là quanh chóe. Cũng như thế, không có và không phải, sàn nhà rông cao để voi đi không đụng, múa giáo không vướng. Và cũng hoàn hoàn không có một ngày nào gọi là ngày hội nhà mồ cả...



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện không vui đầu năm: Cứu đói cho dân đón Tết


Đầu năm mới, nhất là lại sắp đến Tết cổ truyền, nói hoặc bàn chuyện vui thì mới phải đạo. Nhưng lẽ đời tuy vậy, mà thực tế lại hay vênh, ít khi hòa hợp. Vậy nên khi nhiều tờ báo của nhà nước chính thức đưa tin rằng cho đến thời điểm này đã có 12 tỉnh trên cả nước đề nghị Chính phủ cấp gạo cứu đói để dân đón Tết thì quả thật thông tin này rất buồn.

Cứ như các báo, theo thống kê của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội), đến ngày 3.1.2017 đã có 12 tỉnh gửi công văn về Bộ xin Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói cho dân dịp giáp Tết Đinh Dậu. Các địa phương gồm: Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Đắk Nông. Tổng số gạo cần cứu đói khẩn cấp hơn 14.700 tấn. Một vị lãnh đạo của Cục Bảo trợ cũng cho biết thêm con số tỉnh thành chưa chắc đã dừng lại ở số đó mà còn có thể tăng, chưa chốt lại bởi còn khá nhiều tỉnh đang rất khó khăn, dân rất đói, đang làm đề nghị nộp lên Chính phủ.

Được biết trước Tết Bính Thân 2016 cũng đã có 19 tỉnh xin Chính phủ cứu đói. Chính quyền các địa phương dù hiểu nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn nhưng họ không đành lòng nhìn dân chúng nơi mình đói cơm ngay trong những ngày đón Tết.

Đói, đương nhiên là buồn. Dân chúng bị đói, lại càng buồn hơn. Nhưng đói vào đúng những ngày cần phải được no, được vui để đón Tết đón xuân thì đúng là quá bi thảm. Vẫn biết trên nước mình không phải nơi nào, tỉnh thành nào cũng bị nạn đói hoành hành, tuy nhiên “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, không mấy ai nỡ nhìn đồng bào mình đói kém, thiếu cơm ngay lúc xuân về. Lúc ấy, những hình ảnh quen thuộc như sắc thắm hoa đào, mai vàng đang độ, cánh én chao liệng trời xuân, không khí dập dìu nơi phố xá… bất chợt trở thành vô tình, xa lạ. Có lẽ chả ai nỡ cười vui trong cảnh đói kém, rét mướt của đồng bào mình đang ở khắp nơi.

Năm nay, thiên tai bất thường, lũ lụt hoành hành, hạn mặn tấn công đồng ruộng… gây quá nhiều thiệt hại. Những nơi ấy, cảnh đói kém là khó tránh khỏi, như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Phú Yên (tỉnh Phú Yên đã xin Chính phủ cứu đói, trợ cấp từ hồi đầu tháng 12). Có những tỉnh đất chật người đông, cái nghèo cái đói cứ đeo đẳng mãi như một thứ định mệnh khó dứt, như Thanh Hóa, Nghệ An. Nhiều tỉnh chưa bao giờ thoát ra khỏi danh sách đói nghèo như Yên Bái, Lào Cai, Ninh Thuận, Đắk Nông… Và trong số 12 tỉnh xin cứu đói đợt này, có cả tỉnh vốn xưa nay nằm trong vựa lúa sông Hồng, tỉnh Hà Nam, giờ cũng thiếu gạo, cũng phải đi xin. Thật buồn.

Dường như ai cũng hiểu, khi chính quyền địa phương “chìa tay” xin gạo cứu đói cho dân vào lúc này có nghĩa tình trạng đã căng lắm rồi. Tết mà cũng đói thì coi sao được. Tuy nhiên, Hơn 14 nghìn tấn gạo mà bổ về cho 12 tỉnh có lẽ cũng như muối bỏ bể, chả làm thay đổi được bao nhiêu không khí mấy ngày tết. Tết mà đói thế, vậy trong năm chắc dân đói dài dài, triền miên. Thương người dân suốt bao nhiêu năm sau ngày hòa bình vẫn còn chịu cảnh “làm bạn với đói”, sống chung với đói nghèo. Không thể tất cả tình trạng đói kém chỉ đổ cho thiên tai.

Tôi nhớ hồi còn nhỏ, đi học được dạy rằng “Nước ta ở xứ nóng, khí hậu tốt/Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu/Nhân dân dũng cảm và cần kiệm/Các nước anh em giúp đỡ nhiều”. Nay thì chúng ta xác định phải tự lực tự cường, không dựa dẫm trông chờ vào ai, vào anh em nào, chỉ có điều trăn trở: với những yếu tố quan trọng, hết sức thuận lợi kia, sao dân chúng vẫn vật vã trong đói nghèo?

Làm sao chẳng suy nghĩ, một đất nước có những khi được phong là cường quốc lúa gạo, xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, một nước thỉnh thoảng trong danh sách bình chọn của tổ chức quốc tế này nọ xếp vào nhóm hạnh phúc, dân chúng thỏa mãn, hài lòng bậc cao; một nước mà đôi khi trong đại hội, hội nghị tổng kết dịp này dịp khác luôn có báo cáo khen ngợi nêu bật thành tựu, bước phát triển vượt bậc, thắng lợi, thành công trên đủ lĩnh vực, mà trên thực tế vẫn tồn tại điều khó chối bỏ: người dân vẫn đói, cơm chưa đủ no, đói ngay cả trong ngày tết. Tết vẫn thiếu cơm, có nghĩa gần như thiếu tất cả, đừng nói chi đến cành đào, món ngon, sơn hào hải vị, du xuân…

Nhân việc ngày nay, lại ngẫm chuyện thời xưa. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1437, vua Lê Thái Tông sai hành khiển Nguyễn Trãi và hoạn quan Lương Đăng soạn lễ nhạc cho cung đình. Đăng nịnh vua, bày ra những thứ chỉ cốt lấy lòng vua, xa rời thực tế. Nguyễn Trãi dâng biểu lên Thái Tông tỏ bày: "Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không đứng được. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Xin bệ hạ yêu nuôi nhân dân, để cho nơi làng mạc thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cội gốc của nhạc vậy". Gần 600 năm đã trôi qua, những lời gan ruột của nhà yêu nước thương dân vĩ đại ấy vẫn còn văng vẳng đến bây giờ.

Bản danh sách 12 tỉnh đói kém nói trên là câu chuyện buồn trước thềm xuân. Chỉ mong sao mai này, thậm chí gần hơn, từ Tết sang năm, không còn chuyện các tỉnh lập “danh sách đói” đệ trình lên Chính phủ. Không trình không có nghĩa là vẫn đói nhưng sĩ diện đem giấu đi, mà là dân chúng được thực sự no ấm, đầy đủ, bình yên vui vẻ đón Tết, chờ bước xuân về.

Để làm được như thế, trách nhiệm của Chính phủ, của bộ máy nhà nước rất nặng nề, không đơn giản chút nào nhưng chả lẽ cơn đói của dân "nơi làng mạc thôn cùng xóm vắng" kéo dài đã mấy chục năm chưa đủ dài hay sao?

Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Đừng buộc các nhà khoa học làm điều gian dối


Dân trí

Muốn khoa học công nghệ nói riêng, nền khoa học kỹ thuật Việt Nam nói chung phát triển thì một trong những việc cần làm ngay là cải cách thể chế chính sách để các nhà khoa học tập trung cho nghiên cứu, sáng tạo, nhất là không biến các nhà khoa học thành “ăn gian, nói dối”.

>> Thủ tướng: Hãy làm quen với tư duy quản lý khoa học chỉ dựa vào kết quả!

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành khoa học công nghệ ngày 4/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ một câu rất đau lòng: "Đừng để nhà khoa học phải lo mua hóa đơn vật vã – VietnamNet ngày 4/1/2017".

Có thể do là người đứng đầu Chính phủ nên Thủ tướng nói “nhẹ” đi như thế thôi chứ nội hàm của câu nói ấy, có thể hiểu là đừng để các nhà khoa học phải gian dối vì việc “mua hóa đơn” hợp pháp hóa chứng từ.

Vâng, thưa Thủ tướng! Các nhà khoa học của ta đã và đang bị buộc phải “mua hóa đơn”, tức là làm trò gian dối bởi nhiều lắm những qui định nhiêu khê, rườm rà, thiếu thực tế hiện hành. Nó như một “mê hồn trận” mà những ai lần đầu tiếp xúc, không có thần kinh tốt, có thể sẽ bị “tẩu hỏa nhập ma”.

Cách đây ít lâu, trên báo Tuổi trẻ, bài “Ép nhà khoa học nói dối” đã lấy ý kiến nhiều nhà khoa học để phản ánh thực trạng này.

Trong đó, đáng chú ý là ý kiến của GS.TS Hoàng Ngọc Long (Viện Vật lý - Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam): “Khi tổ chức một hội thảo khoa học, nếu theo đúng quy định của Bộ Tài chính, tiền bồi dưỡng chỉ chi cho những người chưa được hưởng lương từ ngân sách như người học cao học chẳng hạn. Trong khi đó, quy mô, tầm mức hội thảo, hội nghị tôi cần cho đề tài có những đối tượng đa dạng, trong đó có những nhà khoa học đặc biệt. Theo đúng quy chế, sẽ không thể chi bồi dưỡng cho những nhà khoa học đã hưởng lương, như thế sao được? Kết cục là người ta có thể mời đa dạng đối tượng, nhưng danh sách duyệt chi thì toàn là học viên cao học. Dễ hiểu khi danh sách đó nhiều khi là “ảo””.

Ông Phan Minh Tân, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng cho biết: “Mỗi đề tài triển khai thì giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phải ký khoảng 100 chữ ký, mà phải là chữ ký sống thì kho bạc mới giải ngân”.

Việc lập con số “ma”, danh sách “ảo” là một cực hình đối với nhà khoa học bởi không chỉ phải huy động sự “sáng tạo” để “sáng tác” ra những tên người không có thật, hoặc không tham gia, tự biến mình thành nhân viên hành chính mà còn đau đớn hơn, biết mình làm trò gian dối mà không có cách nào khác.

Đó là chưa kể, nhìn từ góc độ pháp luật, lập danh sách “ảo” tức là làm chứng từ “khống” và có nghĩa là phạm pháp, cũng tức là đồng nghĩa với “cái án” tham nhũng lơ lửng treo trên đầu.

Trở lại những phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị trên, những thủ tục không chỉ biến các nhà khoa học trở thành nhân viên hành chính như lời của Thủ tướng "Nếu nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ chuyện thủ tục hành chính thì am hiểu về chuyên môn có khi rơi rụng, am hiểu hành chính tăng lên” mà còn tốn công sức, thời gian, song đau xót nhất, đó là điều sỉ nhục đối với họ và làm nản lòng các nhà khoa học trẻ.

Vì vậy, để trả lời câu hỏi của Thủ tướng "Tại sao có nước khoa học công nghệ phát triển tốt như vậy, nhiều tập đoàn khoa học công nghệ lớn như vậy, như Singapore nhưng nước ta khoa học công nghệ lại phát triển chưa tốt” thì trước hết, là bởi “chính là do thể chế chính sách của chúng ta" như lời của Thủ tướng.

Vì thế, muốn khoa học công nghệ nói riêng, nền khoa học kỹ thuật Việt Nam nói chung phát triển thì một trong những việc cần làm ngay là cải cách thể chế chính sách để các nhà khoa học tập tung cho nghiên cứu, sáng tạo, nhất là không biến các nhà khoa học thành “ăn gian, nói dối”.

Song, về phía các nhà khoa học, cần “bám sát thực tiễn, bám sát doanh nghiệp, lắng nghe hơi thở cuộc sống xem cuộc sống cần gì, ta hỗ trợ được cái gì" chứ đừng “giữa trời” để rồi không “biết đời sống thực tiễn ra sao?" như lời Thủ tướng, phải không các bạn? 
Bùi Hoàng Tám

Phần nhận xét hiển thị trên trang
Kết quả hình ảnh cho Hình Ảnh hội Diên Hồng?

22.
Em là mùa xuân của anh.
Nắng mật thơm
gió nồng nàn trên má
tóc bồng bềnh như lửa
Em
là mùa xuân của anh !
Cái tính hay hờn,
bồn chồn vội vã
cứ ào lên
Loang loáng trưa hè
Chưa kịp nói,
chưa kịp nghe
đã giận!
“Anh cứ hẹn
có thể rồi không đến ?
Cho nắng hè rát bỏng, đứt chiều mong..”
Lửa muốn gói
muốn dấu lòng chẳng được
mm biết vì sao
tôi lỡ hẹn không?
23.
Viết cho ngày biển động
Tôi nhớ không sai
mùa xuân năm ấy
mới qua rằm tháng riêng..
Mọi người vừa qua cơn binh lửa..
Dồn dập tin:
Biên cương có chuyện rồi!
Liệu lịch sử có khi nào lặp lại?
Mấy ngàn năm trong cuộc nổi chìm
Gấp gáp loa đài
đường quê
ngõ nhỏ
những hội Diên Hồng
lửa sáng qua đêm..
Nghĩ thương phận mình
đất nước mình quá đỗi
can qua
ai muốn bao giờ?
Vợ lại bồng con hoá thành dáng núi
tráng sĩ mài gươm
lau súng
dựng bài thơ!
Biển dẫu động
lòng người không động!
Mẹ Âu Cơ chưa khuất phục bao giờ!
Ta tỉnh táo
mắt nhìn ngọn sóng
còn một người dân
Là còn mãi cơ đồ!
Đã cố nhịn
lời bất bình chưa nói
giây phút này không thể thờ ơ!
Đã bật sáng hồn thiêng sông núi
dù tỉnh hay mơ
Đừng quên nước quên nhà!
24.
Rồi nắng sẽ lên
rồi gió sẽ lên
rồi em sẽ cười..
Và em sẽ sẽ tin!
Đâu sợ đêm buồn
con tàu đi lạc
eo óc tiếng gà
vắng ngày bình yên!
Bướm thắm qua rừng động cành lá nhỏ
chim hót lưng đèo
ai bảo đèo khô?
Em xa tôi rồi
tôi còn kỷ niệm
nghiêng đắng một thời
Người đâu dám quên?
Một cánh hoa ..
Xa.
Trên cành nụ cựa
tôi không giận mình
tôi không trách em !
Lửa đã tàn rồi
Tay nhen chi lửa?
Tôi đợi mặt trời sau ngày lên non
Cây đàn một dây tình không người nhớ
lòng yêu lại về
dù em cố quên!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội đang trả giá vì "băm nát" quy hoạch


Vinh Hải

(Dân Việt) Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng TP Hà Nội đang phải trả giá vì đã băm nát quy hoạch.

Chiều 4.1, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã lần đầu tiên đến dự Hội nghị Tổng kết của Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) Hà Nội.

Tại đây, người đứng đầu UBND TP Hà Nội đã chỉ ra nhiều bất cập trong công tác quy hoạch trên địa bàn Thủ đô.

Ông Chung cho hay: “Tôi là người ngoại đạo không liên quan đến quy hoạch kiến trúc, nhưng khi sang nhận nhiệm vụ mới tôi đã đọc rất nhiều tài liệu về các đô thị trên thế giới sẽ định hướng, thay đổi như thế nào. Đối chiếu với tiêu chuẩn, tiêu chí một thành phố xanh trong tương lai, tôi nhận thấy phát triển quy hoạch của Hà Nội có những vấn đề chúng ta đang đi chệch hướng”.

Ông Nguyễn Đức Chung đưa ra ví dụ trong quy hoạch cũ có nêu rất rõ khu vực bao nhiêu dân phải có một bệnh viện. Nhưng hiện nay, các bệnh viện di dời ra khu vực ngoại ô.

“Không hiểu sau này người dân phải đi mấy chục km mới đến bệnh viện. Trên thế giới người ta định nghĩa từ nhà ra đến bệnh viện đi bộ chỉ 15 phút” – ông Chung nói.

Người đứng đầu UBND TP Hà Nội đồng tình với quan điểm thành phố cần tận dụng tối đa nguồn lực bất động sản nhưng trên thực tế, nguồn lực này đã không được tận dụng trong nhiều năm.

Ông Chung cho rằng nếu như những năm 90 chúng ta lấy rộng ra hai bên 200 – 300m mặt đường thì Thành phố đã có đủ tiền để phát triển hạ tầng không kém gì các nước khác.

“Nhưng đến giờ chúng ta phải trả giá vì đã làm quy hoạch băm nát Hà Nội. Trong năm vừa qua, tôi họp với Sở QHKT, có những khu đất 5 – 7ha các anh cũng băm ra cho 2 – 3 chủ đầu tư. Tôi không hiểu đằng sau có gì người ta xin nhau hay không, nhưng tóm lại làm quy hoạch theo kiểu đấy thì không bao giờ tốt được” – Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định.

Ông Chung còn dẫn chứng câu chuyện về việc mua bán đất khi có thông tin quy hoạch để lý giải cho những “uốn lượn” hay “kéo dài” trong kiến trúc đô thị.

Ông Nguyễn Đức Chung cho biết: “Tôi nghe câu chuyện trước đây cứ mỗi lần lập đồ án là người ta đi mua bán đất. Năm vừa qua, tôi chứng minh chuyện đó là có thật. Bởi khi cắm chỉ giới đường đỏ ở khu vực đấy thì bắt đầu sinh ra chuyện mua đất. Hóa ra là toàn xi nhan người thân người quen đi mua, toàn nội bộ chúng ta ra cả. Thế nên có những uốn lượn hay kéo dài trong kiến trúc”.

Ông Chung yêu cầu Sở QHKT phải phối hợp với các quận, huyện thực hiện đúng theo lộ trình quy hoạch của thành phố đã giao. Cụ thể, phải tạo ra bộ mặt đô thị theo đúng lộ trình: Trồng cây xanh, hạ cáp ngầm, chỉnh trang ánh sáng, chỉnh trang mặt tiền, lát lại vỉa hè.

“Có như vậy, bộ mặt phố xá Thủ đô mới tốt lên được” – ông Chung nói.

Phần nhận xét hiển thị trên trang