Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Cười khóc cho quê hương!

Thằng ông nội


Cú Đỉn
Theo FB Cú Đỉn



Mùa Đông Hà Nội – Ảnh: Cao Anh Tuấn

Ấy là năm 1996. Cô con gái bé nhỏ của mình mới 5 tuổi. Khác với nhiều gia đình người Việt ở Đức, vợ chồng mình không bao giờ mang thứ tiếng Tây rởm , lai căng của mấy đứa ít học là mình để nói với con vì sợ “Tam sao thất bản”. Đơn giản là bé đi nhà trẻ sẽ học bạn, học cô giáo là đủ,thậm chí bọn mình có thể học thứ tiếng của bọn đế quốc này qua nó nữa cơ. Với nó, tiếng Việt thì chữ Thằng, có nghĩa là chỉ đàn ông, trẻ con là đứa bé
Môi truờng bên này đúng như câu khẩu hiệu Việt Nam: Xanh, sạch, đẹp. Mùa đông thì chả nói, chứ mùa hè đến, đúng là đất trời hoan hỉ, âm duơng giao hòa, cứ như trong truyện cổ tích “Bức gấm thêu” mà mình đọc lúc nhỏ. Nghĩa là trăm hoa đua nở, vạn vật đua tiếng. Chim hót líu lo, cây cối bung hết những cái mà chúng gom giữ, dành dụm trong mùa băng giá như cái nõn nà tinh khiết của tuyết, cái bẽn lẽn, e ấp của em biểu hiện qua những cái chồi non biêng biếc be bé hé lộ trên cành, cái “phong nhũ phì đồn” của phụ nữ đến độ chín bằng cả một rừng anh đào tím ngát thúc dục đất trời bừng tỉnh.
Trong vườn cây, giun dế ríu rít, nức nở. Mình hay dắt cô con gái lẫm chẫm đi trong không gian ấy, hát khe khẽ, tưởng tuợng tới tiếng chim sâu lách chách chuyền cành trong bài Một mùa xuân nho nhỏ của cụ Trần Hoàn mỗi dịp xuân về hay được phát trên sóng Radio hồi còn ở Việt Nam, cô con gái ngước mắt lên hỏi :
– Papa hát cái gì thế ?
– Một bài hát Việt nam con gái ạ, bài hát về mùa xuân.
– Việt nam có đẹp không ?
– Đẹp hơn ở đây.
– Con ứ tin, nguời Việt Nam hay nói dối, Papa cũng thế
– Sao con gái nói thế?
– Con thấy , ai cũng khen Việt Nam đẹp, Việt Nam nhiều tiền,sao lại sang Đức ? con gái thấy cô giáo bảo Việt Nam nghèo, không có sữa cho trẻ con, không có ô tô nhiều như ở đây.
Nó nói thế thì mình thua, trả lời răng được. Có lần đi chơi như thế, bố con nhìn thấy con chim sẻ nhỏ bị chết,hai bố con đem vào 1 góc vườn gần đấy,lấy que đào đất chôn.Nó nước mắt rơm rớm :
– Papa ơi sao con chim nó lại chết , con mèo cắn nó à???
– Ồ con gái đừng khóc nữa, con chim, con chuột hay con người, và ngay cả cái ô tô, cái máy bay…rồi cũng sẽ già, sẽ chết mà, Papa, hay con gái già cũng sẽ chết đó là điều tất nhiên .Mình thấy mặt nó thuỗn ra, có lẽ nó đang “nghiên cứu, nhập tâm” đê hiểu ý nghĩa câu tiếng Việt này
Gia đình mình về Hà Nội ăn tết. Nhà mình cách bờ hồ không xa. Dạo ấy Hà Nội chưa được như bây giờ, mọi thứ có lẽ vẫn hoang sơ hơn. Bằng chứng là mình hay dắt con gái ra xem cửa hàng bán động vật, cây cảnh ở ngày đầu chợ gần nhà. Đủ cả sản phẩm “Rừng vàng biển bạc” nước ta. Nước thì có cá cảnh lẫn cá ăn, rùa,ốc sên…., trên cạn thì có chó mèo chuột chim…Ấn tượng nhất đối với bố con là họ bầy bán cả sóc, khỉ. Năm 1996 rồi mà giữa thủ đô văn minh lại bày bán động vật hoang dã thế này, lạ thật. Cô con gái run lên vì sướng, lắp bắp, chỉ con khỉ : Papa papa mua ,mua,mua cho con gái .
Mình không mua vì không thể mang đi được (giá có 300 ngàn), vài ngày để lại VN ai chăm sóc nó, chả nhẽ lại mang ra bán lại, chắc gì người ta chịu , nuôi thì ai nuôi, nhỡ nó ốm mà chết thì tiếc lắm, mình trả lời con quấy quá : Con khỉ này già rồi con gái ạ, chắc sống không được lâu, mang đi nhỡ nó chết thì tội nó, thôi hàng ngày bố con mình cứ ra đây xem, chơi với nó là được rồi. Cô con gái thần mặt, cái đầu óc nó động đậy suy nghĩ về cái sự già của muôn loài như đã được nghe khi bố con mang chim sẻ đi chôn. Nói là làm, hàng ngày bố con vẫn ra đây cho cô con gái thỏa chí thò ngón tay xíu xíu vô mấy lồng cho chim đớp đớp mút mút, và chỗ cuối cùng là nơi bầy bán chú Tôn Ngộ Không. Hồi đó, ông già nhà mình đã về hưu, đi thăm bạn bè chi đó ở Sai gòn, mãi một tuần sau khi mình về cụ mới trở ra Hà Nội. Gặp con, cháu, cụ vui lắm, Cụ bế cô con gái nhỏ của mình trên tay . Con bé hồn nhiên :
-Papa ơi, ai đây ? Mình cố dẫn giải bằng tiếng trẻ con cho dễ hiểu:
– Đây là ông nội, Papa của papa,con gái chào ông đi.
-Ôi thế thì ông nội già rồi à ? có già như con khỉ không?
-Tất nhiên rồi, ông nội già rồi con gái ạ, nào con chào ông nội đi , tôi nhắc lần nữa
Nó lấy sức hét to : _ Cháu chào thằng ông nội, ơ thế thằng ông nội già rồi, sắp chết rồi à?
Bố mình chỉ hơi ngỡ ngàng một chút, song bình tĩnh lại ngay, bởi cụ cũng là nhà sư phạm, ông hiểu ngôn ngữ trẻ con trong sáng, ngay thẳng, hơn nữa đứa trẻ Việt Nam lại được sinh ra ngoài Việt Nam, là con cái đứa ít học nhất nhà là mình. Ông không ngạc nhiên, kiêng kị gì, ông sướng lắm, từ lúc đó, thỉnh thoảng „ Thằng ông nội“ hay bế cô con gái mình ra chợ xem khỉ, ông cháu ríu rít vui lắm. Nhìn dáng lẻo khẻo gày guộc của đấng sinh thành, trong nắng chiều gần tắt, lòng thấy quặn thắt, vì mỗi lần về thăm nhà của chúng tôi phải được tính bằng 3 đến 5 năm một lần. Ông bế cháu đi trong trong dòng người, xe , leng keng , pim pim vô tận, nhung nhúc của Hà nội phố cổ, tiếng rao quà bị xé tan bởi những tiếng còi, trong mùi xăng cháy khét lẹt của hàng trăm hàng ngàn chiếc xe máy vô tư xả ra .
Tính từ ngày bố mình được cô con gái bé bỏng của gắn mác “Thằng ông nội”, ổng vẫn trụ lại 10 năm nữa mới về cõi.
Cứ tháng một giáp tết âm, ngày mất của bố mình, khi cái lạnh tê tái tràn đến châu Âu, mình lại nhớ đến “Thằng ông nội” mà rưng rưng nước mắt nghĩ về sự sinh lão bệnh tử, cái vô thường của kiếp người. Mình sắp về thăm phần mộ cũng như những di vật, vật thể, và phi vật thể của “Thằng ông nội “, gặp bạn bè người thân và các bạn FB. Các bạn ơi hẹn ngày gặp gỡ tại Hà Nội nhé.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Phan Diễn: Chúng ta đã vượt qua sự 'kiêu ngạo cộng sản'



>> Minh béo về nước, hãy coi chừng con bạn!
>> Thiếu kinh phí, Hội Nhà văn tính lấy trụ sở làm khách sạn


Võ Văn Thành - Hoàng Phương
VNExp - Sau 1975, tâm lý kiêu ngạo của người chiến thắng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều khủng hoảng khiến Việt Nam "phải đau đớn trả giá", nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên thường trực Ban bí thư, Phan Diễn chia sẻ với VnExpress.

Năm nay đúng dịp 30 năm diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VI - Đại hội then chốt đưa ra quyết định về Đổi mới. Nhắc đến "đêm trước Đổi mới", ông nhớ nhất điều gì?

- Nhắc lại thời bao cấp, tôi nhớ ngay đến sự thiếu thốn, thiếu từ lương thực, mắm muối cho đến hàng tiêu dùng thông thường như cái khăn mặt, bánh xà phòng, cây kim, sợi chỉ…

Gắn liền với sự thiếu thốn là cảnh phân phối, nhiều chuyện buồn cười bây giờ khó tưởng tượng nổi. Nhiều thứ không cần nhưng cơ quan có nguồn hàng thì cứ phân phối, mọi người vẫn nhận mua, vì đó chính là một phần tiền lương, từ săm lốp xe đạp, áo may ô, quạt bàn… Có khi mấy người được phân chung một cái lốp xe, anh em thỏa thuận lần này tôi nhận lốp, lần sau ông nhận xích, cho nên mới có câu cửa miệng "trăm thứ, thứ gì cũng… phân".

Là người trong đội ngũ phục vụ lãnh đạo cấp cao, tôi được dự nhiều cuộc họp bàn và còn nhớ rõ không khí tất bật, lo lắng của cả guồng máy lãnh đạo từ trung ương đến địa phương. Quanh năm, nhà nước lo "chạy lương thực" cho người dân thành phố, các khu công nghiệp, cho quân đội…

Các lãnh đạo bắt đầu cảm nhận được khó khăn mà đất nước đang chịu đựng, ngoài nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan do cách làm của chúng ta không đúng, nhà nước quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế có gì đó chưa hợp lý. Đơn cử như, đất 5% dành riêng cho xã viên thì năng suất rất cao, nhưng đất chung của hợp tác xã thì năng suất lại rất thấp.

Cả xã hội khi ấy trăn trở tìm đường đi. Trong nông nghiệp nhiều nơi bắt đầu tìm cách khoán mới, mà phải làm chui, tiếp đó là những năm mày mò, vật lộn với những đổi mới về giá lương tiền...

Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam có những lựa chọn nào khi quyết định mô hình quản lý kinh tế, xã hội, thưa ông?

- Mỗi quyết định đều xuất phát trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Bây giờ nhìn lại thì có độ lùi thời gian để suy ngẫm, nhưng lúc bấy giờ tình hình rất phức tạp và khẩn trương. Chiến tranh kết thúc chưa lâu, mọi thứ còn ngổn ngang thì đất nước lại bước vào hai cuộc chiến chống xâm lược ở biên giới Tây Nam và phía Bắc.

Trước giải phóng, mỗi năm kinh tế miền Nam được Mỹ viện trợ khoảng một tỷ USD. Miền Bắc cũng được chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa một lượng xấp xỉ như thế. Sau ngày thống nhất không lâu, Mỹ bao vây cấm vận. Quy mô viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cũng giảm đi nhanh chóng. Tất cả đã tác động rất mạnh vào nền kinh tế vốn hết sức nhỏ bé của đất nước. Quy mô xuất khẩu của miền Bắc (than, thiếc, đồ thủ công…) lúc này chỉ độ 200 triệu rúp mỗi năm.

Công cuộc khôi phục, xây dựng lại đất nước phải tiến hành trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất như thế. Ai nấy đều mong muốn đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn. Vấn đề lớn nhất lúc này là phải phát triển đất nước theo con đường nào?

Dòng suy nghĩ chủ lưu lúc đó là, miền Bắc chắc chắn phải tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình kinh tế đang thực hiện trước chiến tranh.

Vấn đề đặt ra là con đường của kinh tế miền Nam nên như thế nào? Đảng và Nhà nước đã quyết định chọn miền Nam cũng phải theo con đường của miền Bắc. Ở miền Nam, chúng ta quyết định nhanh chóng cải tạo xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế, xoá bỏ kinh tế tư nhân, đẩy mạnh hợp tác hóa, xây dựng rộng rãi các hợp tác xã nông nghiệp.

Cả nền kinh tế phấn đấu nhanh chóng mở rộng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, phấn đấu hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới trong một thời gian tương đối ngắn. Đây cũng là mô hình kinh tế duy nhất mà Việt Nam quen biết lúc bấy giờ, mà cả khối xã hội chủ nghĩa đã và đang áp dụng.

Thời điểm ấy, liệu có con đường nào khác cho kinh tế miền Nam khi nơi đây đã có những mầm mống của kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường?

- Sau ngày thống nhất, trong những hội nghị đầu tiên của Trung ương bàn về đường lối phát triển kinh tế miền Nam, ban đầu trong cấp lãnh đạo đã có ý kiến đề xuất: với những đặc điểm lịch sử riêng biệt của miền Nam, phải chăng chúng ta nên để cho kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường tiếp tục phát triển một thời gian. Nếu có cải tạo thì cần thử nghiệm từng bước, thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm… Tuy nhiên, ý kiến này chưa nhận được sự đồng thuận của tập thể. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã quyết định tiếp tục áp dụng mô hình của kinh tế miền Bắc.

Thực hiện đường lối trên, những năm tiếp theo, đất nước ngày càng gặp nhiều khó khăn, cuối cùng lâm vào khủng hoảng. Chính trong quá trình này, lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở ngày càng nhận ra nhược điểm của mô hình kinh tế cũ và liên tục tìm tòi, thử nghiệm những chính sách, cách quản lý kinh tế mới với nhiều bước "cởi trói", có cả trả giá đau đớn. Điển hình nhất là những chấn động về lạm phát ở mức 3 con số bắt đầu từ cuộc đổi giá, đổi tiền đầu thập niên 80 khiến thu nhập và cuộc sống người dân, nhất là người làm công ăn lương bị đảo lộn.

Nhìn nhận lại thành công và khuyết điểm của phương thức quản lý giai đoạn đó, theo ông, chúng ta đã có thể làm gì khác hơn?

- Theo suy nghĩ cá nhân của tôi, lúc đó có thể thực hiện theo gợi ý của một số đồng chí như đã nói ở trên, nghĩa là đừng quá vội thực hiện ngay công cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội với toàn bộ nền kinh tế. Để cho miền Nam tiếp tục tồn tại và phát triển nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân…

Vừa làm vừa tỉnh táo nhận thức lại những suy nghĩ chưa đúng và kịp thời rút kinh nghiệm, có thể chúng ta đã tránh bớt được không ít khó khăn. Nếu có lâm vào khủng hoảng thì cũng thoát ra sớm hơn, cũng có thể hình thành đường lối đổi mới nhanh hơn. Song cuộc sống không có "giá như". 

Vậy theo ông điều gì đã khiến chúng ta có những bước đi sai lầm và phải trả giá?

- Tôi cho rằng, chúng ta ít nhiều đã có sự chủ quan, có thể gọi là “kiêu ngạo cộng sản” sau chiến thắng 1975. Việc này có thể hiểu là xuất phát từ những điều tự hào về lý tưởng và thành công của mình trên con đường cách mạng, nhưng rồi đi quá đà đến xu hướng chủ quan...

Ở Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước, sự chủ quan có lẽ thể hiện trong lĩnh vực khác nhiều hơn. Còn về kinh tế thì không phải kiêu ngạo mà chủ yếu do nhận thức chưa phù hợp thực tiễn, chưa đúng quy luật khách quan. Chúng ta quá thiếu kiến thức và kinh nghiệm, cứ đinh ninh rằng cách làm của các nước Xã hội chủ nghĩa là duy nhất đúng, là tất cả những gì phải học tập. Hơn nữa, tâm lý chủ lưu lúc này “Nam Bắc đã sum họp một nhà, có điều kiện đưa cả nước đi lên con đường Xã hội chủ nghĩa thì không lý do gì để chần chừ”.

Chúng ta đã trải qua những sai lầm và trả giá. Dù sao điều đáng mừng là cuối cùng các nhà lãnh đạo đã nhìn thẳng vào sự thật, rút ra được những kết luận đúng đắn và đổi mới.

Sau 30 năm, ông nhìn nhận như thế nào về ý nghĩa của Đại hội Đảng VI?

- Quá trình tìm tòi để đi đến đường lối đổi mới mang tính cách mạng như trên, ngay trong cấp lãnh đạo cao nhất là Bộ Chính trị cũng từng diễn ra những cuộc tranh luận nảy lửa. 

Có thể nói, để hình thành và quyết định đường lối đổi mới kinh tế được toàn Đảng chính thức chấp nhận ở Đại hội VI năm 1986, chúng ta đã có những trả giá đau đớn.

Tôi còn nhớ, ở tuổi 79, Tổng bí thư Trường Chinh đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu Đảng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra gay gắt. Chỉ còn mấy tháng nữa là đến Đại hội VI, thời gian rất ngắn ngủi, Tổng bí thư đã vượt lên những hạn chế của sức khoẻ và tuổi già, dũng cảm đấu tranh với những quan điểm bảo thủ, giáo điều, cùng với Bộ Chính trị và Trung ương nhanh chóng hoàn chỉnh tương đối đồng bộ tư duy đổi mới.

Ông làm việc không quản ngày đêm để lãnh đạo nhóm tư vấn viết lại báo cáo chính trị, bàn với lãnh đạo Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa điều chỉnh lại kế hoạch hợp tác kinh tế với Việt Nam trong 5 năm 1986-1990 đã được xác định trước đó, chọn những nhân sự có tinh thần đổi mới vào đội ngũ lãnh đạo khóa tới… Một khối lượng công việc khổng lồ được giải quyết trong thời gian ngắn khó mà tưởng tượng nổi. Từ thực tế, tôi tin rằng, chúng ta có thể xoay chuyển bất cứ tình thế nào nếu đặt lợi ích của quốc gia của dân tộc lên trên hết.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Đôi lời về một Nhà nước kiến tạo phát triển


Đôi lời về "Nhà nước kiến tạo"
Từ khi thôi không ứng cử ĐBQH nữa, tác giả này ít xuất hiện cả trên báo chí viết hoặc là các phỏng vấn truyền hình. Ông là Ts Nguyễn Sỹ Dũng. Có phải là ông muốn nghỉ ngơi một chút sau nhiều chục năm dành cho công việc? Và cũng có thể là ông Dũng dành thời gian, sức lực để chiêm nghiệm hoặc nghiên cứu viết sách thì cũng chưa ai biết được, trừ chính ông.

Bữa nay lướt mạng thấy một bài viết ngắn nhưng ý sâu sắc của ông nên đưa lên đây. bài xuất hiện ở một tờ báo mạng ít người vào đọc, đó là Tạp chí Nông thôn Việt trong khi trước kia bài của ông Nguyễn Sỹ Dũng thường đăng ở VietnamNet, Tuổi trẻ hoặc Lao Động...

Nhiều ý kiến phản hồi xung quanh bài viết này nhưng tôi nhớ nhất đoạn bình ngắn của một nhà báo nổi tiếng, như sau: "Lâu rồi mới được đọc bài của TS Nguyễn Sỹ Dũng. Biết ông gần 30 năm và không ngạc nhiên khi một người uyên bác và sắc sảo như ông lại chỉ lên được tới phó chủ nhiệm VPQH".

Thấy ông Dũng vắng bóng lâu nay hoặc như đang chuẩn bị để viết tiếp những điều gì sâu sắc, sắc sảo khác nữa như tôi đã đặt vấn đề ở trên có thể là có lý và hiểu được.

Xin phép tác giả và Tạp chí NTV đưa lên trang nhà.

Vệ Nhi g-th

-------



Nhà nước kiến tạo phát triển 
 
Nhà nước kiến tạo phát triển đang là thuật ngữ rất được ưa dùng, nhất là sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Quốc hội về quyết tâm xây dựng một “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”. Tuy nhiên, nội hàm của nhà nước kiến tạo phát triển là gì? Và một nhà nước như vậy thì khác gì với Nhà nước mà từ trước đến nay chúng ta đã có?

Thực ra, thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển” được nhà nghiên cứu Chalmers Johnson đưa ra từ những năm tám mươi của thế kỷ trước khi ông nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Ông nhận thấy rằng trong sự phát triển thần kỳ ấy có vai trò rất quan trọng của nhà nước. Nhà nước Nhật Bản đã không chỉ tạo ra khuôn khổ cho sự phát triển, mà còn định hướng và thúc đẩy sự phát triển đó. Sau này, ngoài Nhật Bản ra, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều được xem là những nhà nước kiến tạo phát triển. Theo các nhà nghiên cứu, đây là mô hình nhà nước nằm ở giữa nhà nước điều chỉnh (theo chủ thuyết thị trường tự do) và nhà nước kế hoạch hóa tập trung (theo mô hình xã hội chủ nghĩa truyền thống). Nhà nước kiến tạo phát triển không đứng ngoài thị trường, nhưng cũng không làm thay thị trường. Nhà nước kiến tạo phát triển chủ động can thiệp vào thị trường để thúc đẩy phát triển và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã được đề ra. Để đạt được mức tăng trưởng GDP gấp đôi, một nhà nước điều chỉnh (như Hoa Kỳ) sẽ phải mất đến 50 năm, trong lúc đó một nhà nước kiến tạo phát triển (như Trung Quốc) chỉ mất 10 năm.


Như vậy, nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình nhà nước kết hợp được ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cả hai mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước kế hoạch hóa tập trung.
Thế thì nhà nước kiến tạo phát triển cần phải làm những gì?

Trước hết, Nhà nước kiến tạo phát triển phải hoạch định đường lối phát triển cho đất nước (đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa và chương trình xóa đói giảm nghèo) và thúc đẩy việc hiện thực hóa đường lối đó. Thúc đẩy việc hiện thực hóa thì không có nghĩa là làm thay người dân và các doanh nghiệp, mà tối thiểu phải làm được những việc sau đây:

Trước hết, Nhà nước phải tạo ra được hệ thống khuyến khích để các nguồn lực của xã hội được tập trung đầu tư cho các mục tiêu phát triển. Hệ thống khuyến khích đó có thể là chi tiêu công, là thuế, là tín dụng, là thương quyền... Ngoài ra, Nhà nước còn cần phải phát huy thế mạnh của Nhà nước điều chỉnh là tạo ra khuôn khổ thể chế và mọi điều kiện cần thiết khác để từng người dân có thể dễ dàng làm ăn và mưu cầu hạnh phúc. Khi và chỉ khi hàng triệu người dân Việt Nam có điều kiện làm ăn dễ dàng, có năng lực làm chủ cuộc sống và sáng tạo tương lai thì sự giàu có và thịnh vượng bền lâu mới đến với đất nước ta. Và đó cũng mới chính là sự phát triển thực chất nhất. Điều quan trọng là phải xây dựng cho được những khuôn khổ thể chế cần thiết để cho công việc làm ăn của người dân ngày một dễ dàng hơn. Quan trọng nhất ở đây là quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tài sản, quyền tự do kế ước... phải được bảo đảm; sự minh bạch phải được tăng cường; các hợp đồng phải được tôn trọng và bảo vệ; các tranh chấp phải được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, một điều kiện không thể thiếu ở đây là việc bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô. Vì thiếu sự ổn định kinh tế vĩ mô, không doanh nghiệp cũng như một người dân nào có thể làm ăn dễ dàng được. Đây, vì vậy, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước kiến tạo phát triển.

 Hai là, Nhà nước cần tìm mọi cách để cung cấp các dịch vụ công chất lượng, giá rẻ cần thiết cho sự phát triển năng lực và việc làm ăn của các doanh nghiệp, của những người dân. Muốn làm được điều này, phải xây dựng được một bộ máy hành chính-công vụ hết sức chuyên nghiệp và hiệu quả. Bộ máy này phải được tuyển dụng, bổ nhiệm dựa nghiêm ngặt trên cơ sở của trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Ba là, Nhà nước phải biết tạo ra cạnh tranh lành mạnh để tất cả mọi chủ thể trong xã hội đều phải vươn lên và để thu hút được người tài. Tiêu chí để cạnh tranh trong đời sống kinh tế là chất lượng hơn và giá rẻ hơn. Tiêu chí để cạnh tranh trong đời sống chính trị là tài giỏi hơn và đạo đức hơn. Trong đời sống kinh tế, thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và kiểm soát gắt gao những doanh nghiệp còn chiếm giữ vị thế độc quyền là rất quan trọng. Độc quyền không chỉ dẫn đến lạm quyền, mà còn làm cho hoạt động kinh tế kém hiệu quả, và xã hội kém năng động. Một cơ chế để người tài được tuyển chọn cũng hết sức quan trọng. Một phần của cơ chế này là áp đặt chế độ trách nhiệm rất rõ ràng, để những người đứng đầu bắt buộc phải chọn cho được người tài (không chọn được người tài không thể hoàn thành được công việc). Tất nhiên, chúng ta cũng phải trao quyền tuyển chọn cho những quan chức này.

Với một khuôn khổ khái niệm như trên, Nhà nước ta quả thực đã có những bước chuyển mình rất cơ bản sang mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Vấn đề là chúng ta cần sớm làm rõ khung khái niệm của Nhà nước kiến tạo phát triển để có những bước tiến mạch lạc và vững chắc hơn.

TS Nguyễn Sĩ Dũng (Tạp chí Nông thôn Việt)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

5 HUYỀN THOẠI VẾ MỐI BANG GIAO TRUNG-MỸ



(Five myths about U.S.-China relations)
John Pomfret
The Washington Post – 9 tháng 12 năm 2016
Bình Yên Đông lược dịch
Mối bang giao Trung-Mỹ chưa bao giờ được dễ dàng. Không vấn đề nào trên thế giới có thể được giải quyết mà không có cả hai cùng hợp tác, nhưng rất khó hợp tác. Mối bang giao càng không thể tiên liệu với Donald Trump. Vào ngày 2 tháng 12, Trump nhận một cú điện thoại từ Tổng thống dân cử của Đài Loan, phá bỏ tiền lệ của nhiều thập niên. Cú điện thoại làm tăng mối lo ngại rằng Trump sẽ có thái độ cứng rắn với Trung Hoa. Nhưng rồi, không thể đoán trước như bao giờ, Tổng thống tân cử chọn Thống đốc Iowa Terry Branstad làm Đại sứ ở Bắc Kinh. Branstad có một mối liên hệ cá nhân mật thiết với Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình. Liệu đấy là một cảnh sát tốt nhỏ nhoi hay là một cảnh sát xấu? Dù sao đi nữa, một sự “thần kỳ” đã hiện ra về mối bang giao vốn gây nhiều hậu quả nhất trên thế giới. Sau đây là một vài huyền thoại có thể chia sẻ.
Huyền thoại 1: Thương mại và giao tiếp sẽ đưa Trung Hoa đến tự do
Khái niệm này là một huyền thoại cơ bản cho sự giao tiếp giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa từ khi Tổng thống (TT) Richard Nixon đi qua đó vào năm 1972; nó được dùng để biện minh cho tác động qua lại trong nhiều thập niên. Vào ngày Trung Hoa được công nhận tình trạng thương mại tối huệ quốc ở Washington năm 1980, Dân biểu Bill Alexander (Arkansa), người ủng hộ TT Jimmy Carter, nói với Hạ viện, “Hạt giống dân chủ đang mọc ở Trung Hoa”. Lóe sáng đến việc thu nhận Trung Hoa vào Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, và Rober Rubin, cựu Bộ trưởng ngân khố thời Bill Clinton, bảo đảm với Quốc hội rằng hành động này sẽ “gieo hạt giống tự do cho 1,2 tỉ dân Trung Hoa”.
Cho đến nay, cái đánh cuộc lịch sử này đã phá sản. Kinh tế Trung Hoa cởi mở hơn trong nhiều thập niên qua, và tự do cá nhân cho người dân trung bình được nới rộng. Nhưng quốc gia độc đảng Trung Hoa thì lại đàn áp bất đồng chánh kiến nghiêm trọng hơn cách đây 30 năm, trong thời kỳ trước cuộc đàn áp những người ủng hộ dân chủ ở Thiên An Môn vào năm 1989. Một số lớn tài liệu nội bộ của Đảng Cộng sản cho thấy rằng mức độ nghi ngờ về các giá trị của Mỹ xâm nhập vào Trung Hoa đã đến một đỉnh cao. Trong khi đó, tư bản Tây phương vẫn bị cấm đầu tư trong nhiều lãnh vực, bao gồm năng lượng, viễn thông, và đẩu tư của nước ngoài vào Trung Quốc.
Huyền thoại 2: Cú gọi Trump từ Đài Loan đe dọa nguyên trạng
Khi Trump nhận điện thoại từ Đài Loan, các tổ chức chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ đã có một suy sụp tinh thần nho nhỏ. Vox cảnh báo về “sự xáo trộn” trong mối bang giao Trung-Mỹ. Tạp chí New York nêu lên ám ảnh của một “thảm họa ngoại giao”.
Hãy lắng đọng và nhận thức rằng “nguyên trạng (status quo)” giữa Đài Loan và Hoa Kỳ đã tiến triển trong nhiều thập niên. Để đổi lấy những hứa hẹn của Trung Hoa trong việc giúp Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam và đối đầu với Liên Xô, các viên chức của Chánh phủ Nixon và Carter hứa với Trung Hoa rằng Mỹ sẽ bỏ Đài Loan, cho phép Trung Hoa hấp thu hòn đảo 23 triệu dân mà Trung Hoa xem như là một tỉnh ly khai.
Nhưng từ đó, nhất là khi các TT Hoa Kỳ nhận ra rằng hệ thống chánh trị Trung Hoa không đi theo hướng tích cực, các chánh phủ tiếp theo đã cố gắng để có quan hệ tốt hơn với Đài Loan. Vũ khí bán cho hòn đảo vẫn mạnh mẽ mặc dù một hứa hẹn với Trung Hoa trong năm 1982 làm chậm mối giao thương ấy lại. Liên lạc ngoại giao được nâng cấp. Washington nay ủng hộ việc công nhận Đài Loan như là một quan sát viên trong nhiều tổ chức quốc tế khác nhau. Hầu hết người Đài Loan có thể đến Hoa Kỳ không cần chiếu khán. Trong ý nghĩa đó, cú điện thoại của Trump chỉ là một sự liên tục hợp lý trong một tiến trình tiến triển chậm chạp của mối bang giao được cải thiện. Tuy nhiên, quan tâm lớn nhất là liệu Trung Hoa có dùng cú điện thoại như cái cớ để bắt nạt Đài Loan hơn và Trump sẽ chờ sẵn.
Huyền thoại 3: Hoa Kỳ cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Hoa
Đây là phiên bản Trung Hoa của Huyền thoại 1, và nó là căn bản cho cái nhìn của viên chức Bắc Kinh về Hoa Kỳ. Nó xuất hiện trong sách lịch sử Trung Hoa, và được lặp đi lặp lại một cách nhàm chán trên hệ thống truyền thông nhà nước và được dùng như một cách vứt bỏ trong động tác qua lại hàng ngày giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ. Một hàng tít gần đây trên trang web của Chánh phủ Trung Hoa viết, “Ngăn chận Trung Hoa: Mỹ có 5 lá bài trùm”.
Đã quá đủ. Bất cứ một cái nhìn điềm tĩnh nào vào lịch sử giữa hai nước cho thấy rằng, trong suốt các động tác qua lại của họ, ngoại trừ một lúc tạm ngừng ngắn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã là, nếu có, quốc gia ngoại cuộc quan trọng nhất có thể làm Trung Hoa trỗi dậy. Những túi tiền rộng mở của Mỹ, xã hội rộng mở và đại học rộng mở là những yếu tố chủ chốt trên con đường đi lên của Trung Hoa, từ một tình trạng cổ hủ của Thế giới Thứ ba thành một sức mạnh kinh tế toàn cầu. Năm 2001, Hoa Kỳ đưa Trung Hoa vào Tổ chức Thương mại Thế giới, tạo nên một sự bùng nổ to lớn cho việc xuất cảng của Trung Hoa. Khoa học gia do Mỹ huấn luyện nắm các viện nghiên cứu Trung Hoa, và chuyên viên do Mỹ huấn luyện đóng ở Ngân hàng trung ương.
Chắc như thế, người Mỹ đã làm những điều ngu để biện minh cho những mối nghi ngờ của Trung Hoa, chẳng hạn như nỗ lực sai lầm để chống lại việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á Châu (Asia Infrastructure Investment Bank (AIIB)) của Trung Hoa trong năm 2015. Nhưng đó chỉ là một lon bia nhỏ. Dĩ nhiên, Đảng Cộng sản Trung Hoa, với sự nghi ngờ về các giá trị của Mỹ, không thể công khai thừa nhận sự kiện này. Nhưng ở chốn riêng tư, mọi lãnh đạo từ Đặng Tiểu Bình đã gởi con cái sang Hoa Kỳ để học – một sự thừa nhận rằng Mỹ nắm một số câu trả lời cho việc tìm kiếm dài lâu và gian khổ của Trung Hoa để trở nên giàu mạnh.
Huyền thoại 4: Trung Hoa đang giết nền kinh tế Hoa Kỳ
Khái niệm cho rằng Trung Hoa tiến đến việc làm chủ thế giới là một đề tài quan trọng của kỳ bầu cử này. Trump nói với một đám đông trong tháng 5: “Chúng ta không thể tiếp tục để cho Trung Hoa ăn hiếp đất nước của chúng ta”, cáo buộc rằng Trung Hoa “đang giết” Hoa Kỳ về thương mại và áp đảo chúng ta trên thị trường quốc tế. Trump và nhiều nhiều người khác cũng tranh luận rằng việc Trung Hoa nắm giữ khoảng $1.000 tỉ nợ của Hoa Kỳ tạo đòn bẩy trên mọi chuyện chúng ta làm.
Thật sự không đúng như vậy. Trước hết, thị trường Trái phiếu Hoa Kỳ rất to lớn, tổng cộng khoảng $11.000 tỉ, và rất dễ đổi ra tiền mặt. Trung Hoa nắm giữ một lượng Trái phiếu nhiều như Nhật Bản. Và việc bỏ trái phiếu cũng sẽ hại Trung Hoa nhiều như Hoa Kỳ, vì giá Trái phiếu giảm sẽ hạ thấp giá trị đầu tư của Trung Hoa.
Về thương mại, nhiều năm nghiên cứu cho thấy rằng tự động hóa là một yếu tố quan trọng hơn là ký hợp đồng với Trung Hoa làm mất đi việc làm cho ngành chế tạo ở Mỹ. Nói như thế, vài bộ phận của nền kinh tế, như đồ gỗ và tơ sợi, đã bị Trung Hoa nện nhừ tử. Đối với sự cạnh tranh chung với Hoa Kỳ, người Mỹ có khuynh hướng xem nặng các vấn đề của chúng ta và xem thường các vấn đề của đối thủ. Trung Hoa đang đối mặt với một loạt tình trạng khó khăn đang lù lù hiện ra: tỉ lệ nợ công ty so với GDP là một trong số cao nhất trên thế giới; nếu không giải quyết sớm, nó có thể gây khủng hoảng tài chánh. Vấn đề môi trường thì trầm trọng đến nỗi nhiều thành phố, chẳng hạn như Bắc Kinh, thường xuyên được bao phủ bởi bụi và sương khói (smog), đã ngưng công bố thống kê về tuổi thọ trung bình. Và sau cùng, nhân khẩu của Trung Hoa, sinh ra từ chánh sách một con trước đây, đang trở thành một dân số già nua nhanh chóng và chi phí lao động cao hơn. Nếu năng suất không gia tăng đáng kể, tổng sản lượng nội địa của Trung Hoa sẽ tăng chậm hơn nữa.
Huyền thoại 5: Tuyên truyền chống Mỹ của Trung Hoa không đi đến đâu
Khi Henry Kissinger sang Trung Hoa trong chuyến đi lịch sử 1971, ông than phiền với Thủ tướng Chu Ân Lai về một sự gia tăng mạnh mẽ trong việc tuyên truyền chống Mỹ. Trong một chiến thuật mà những người kế nhiệm ông có thể lặp lại, Chu nói truyền thông nhà nước “đang bắn đại bác rỗng” và bảo đảm với Kissinger rằng nó không đi đến đâu.
Sơ lược về tác giả
John Pomfret, nguyên Trưởng văn phòng của Washington Post ở Bắc Kinh, là tác giả của quyển “The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present”.
B.Y.Đ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỗi một cơ hội trong đời người đều là do Thiên thượng ban cho, dù đó chỉ là lắng nghe được một nốt nhạc mỹ diệu. Quan trọng hơn, chúng ta cần có một con mắt tinh tường để nhận ra, mới có thể không bỏ lỡ những điều trân quý đó.


trân quý, thánh nhân, nghe Đạo, Cơ Duyên,
Cuộc sống của chúng ta, rốt cuộc đã bỏ lỡ những điều gì? (Ảnh: Internet)
Một buổi sáng mùa đông lạnh giá tại một ga tàu ​​điện ngầm ở Washington, có một người đàn ông lấy ra một chiếc violin và bắt đầu diễn tấu. Ông đã trình diễn tất cả 6 tác phẩm của Batch, trên mặt đất phía trước mặt ông là một chiếc mũ đã rách. Trong ánh mắt của mọi người đang lướt qua hối hả, đây có lẽ chỉ là một nghệ sĩ đường phố vô danh.
 
3 phút trôi qua, một người đàn ông trung niên chầm chậm bước tới, dừng lại nghe thoáng vài giây rồi vội vã bước đi.
4 phút sau, người nghệ sĩ nhận được những đồng tiền đầu tiên, một người phụ nữ ném vài đô la vào trong mũ, không dừng lại mà tiếp tục di chuyển về phía trước.
6 phút sau, một chàng trai trẻ dựa lưng vào tường để nghe ông chơi đàn, sau đó nhìn đồng hồ, rồi bắt đầu di chuyển.
10 phút sau, có một cậu bé 3 tuổi dừng lại trước người nghệ sĩ, nhưng mẹ của cậu lại kéo cậu đi. Cậu bé vẫn nán lại, nhìn chiếc đàn violin, nhưng mẹ cậu vẫn ra sức kéo, nên cậu phải đi tiếp, nhưng vẫn ngoái đầu nhìn lại. Cũng có vài đứa trẻ khác nữa, nhưng đều bị cha mẹ chúng kéo đi.
45 phút sau, ông đã chơi tổng cộng 6 bài hát, trong số 1.097 người đi qua ga tàu điện ngầm, chỉ 6 người dừng lại và lắng nghe chốc lát, có 20 người cho tiền rồi tiếp tục rời đi.
Không ai biết rằng, người nghệ sĩ biểu diễn violin trong ga tàu điện ngầm đó chính là Joshua Bell, một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thế giới. Ông đã chơi những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng nhất, còn sử dụng một chiếc violin trị giá 3,5 triệu USD (80 tỷ VND).
Joshua Bell đã diễn tấu ở ga tàu điện ngầm suốt 45 phút, tổng cộng thu được 32USD. Trước đó 2 ngày, Joshua Bell cũng đã có buổi biểu diễn tại một nhà hát ở Boston, tất cả vé vào cửa đã bán sạch. Để có thể ngồi trong rạp hát nghe ông chơi nhạc, cũng phải bỏ ra trung bình 200USD.
trân quý, thánh nhân, nghe Đạo, Cơ Duyên,
Joshua Bell, một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thế giới. (Ảnh: Internet)
 
Joshua Bell chơi violin tại ga tàu điện ngầm là một thí nghiệm xã hội của thời báo“Washington Post” về thị hiếu và sở thích của người dân. Cuối cùng, thí nghiệm đã kết luận rằng: Dù đưa một nhạc sĩ giỏi nhất thế giới, sử dụng nhạc cụ tốt nhất thế giới, nhưng chúng ta ngay cả dừng lại trong chốc lát cũng không làm được, như vậy, trong cuộc đời mau chóng trôi qua của chúng ta, thử hỏi chúng ta lại đã bỏ lỡ biết bao điều ý nghĩa khác nữa?
Trong nhận thức của người bình thường, một nhạc sĩ vĩ đại làm sao có thể xuất hiện tại một ga tàu ​​điện ngầm, ông chỉ nên đứng trên sân khấu tráng lệ, cũng như người Trung Quốc đi cầu Thần cầu Đạo, đều nhất định phải đi đến những nơi núi thẳm rừng sâu. Nhưng đôi khi, Thánh nhân, Đại Đạo chính ở ngay trước mặt, nhưng lại không có mấy người thực sự nhận biết.
Lão Tử sống tại nước Chu từng đảm nhiệm chức quan “Thủ tàng thất sử” (tương đương với giám đốc thư viện quốc gia), mọi người đều biết ông “thông hiểu kim cổ, biết nguồn gốc của lễ nhạc, hiểu được tầm quan trọng của đạo đức”, nhưng người thực sự nhận biết được bậc đại đức này duy chỉ có Khổng Tử.
Khổng Tử từ nước Lỗ tới nước Chu để bái kiến Lão Tử, sau khi nghe được lời dạy của Lão Tử đã trở về nói với các đệ tử của mình: “Chim, ta biết nó có thể bay; cá, ta biết nó có thể bơi; thú, ta biết nó có thể chạy. Có thể chạy thì ta có thể dùng lưới giăng bắt nó, có thể bơi thì ta có thể dùng dây tơ mà câu, có thể bay thì ta có thể dùng cung tên bắn được nó. Còn như con rồng, ta không biết nó làm sao có thể lợi dụng sức gió mà bay tới tận trời cao. Ta hôm nay gặp mặt Lão Tử, ông ấy cũng như con rồng kia thâm sâu không thể đo lường nổi!”.
Về sau, Khổng Tử còn nhiều lần đến thỉnh giáo Lão Tử, suy nghĩ về Đại Đạo mà Lão Tử đã từng nói, cuối cùng mới thông suốt, trở thành một bậc Thánh nhân: “Sáng nghe Đạo, chiều chết cũng an lòng”.
Nếu như Lão Tử xuất hiện tại thời đại này của chúng ta, xuất hiện giữa những người thường, giống như nhạc sĩ Joshua Bell, xuất hiện lặng lẽ nơi góc tàu điện ngầm, liệu chúng ta có thể có được tuệ nhãn giống như Khổng Tử hay không? Chúng ta liệu có giống như những con người bước đi hối hả nơi ga tàu điện ngầm, mắt có nhìn mà lại như không thấy hay không?
Cuộc sống của chúng ta, rốt cuộc đã bỏ lỡ những điều gì?
Tuệ Tâm, dịch từ Kannewyork

Phần nhận xét hiển thị trên trang

đến từ những nền văn minh ngoài Trái Đất.

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện rất nhiều tín hiệu khác thường tại 234 trong số 2,5 triệu ngôi sao trong vũ trụ mà các nhà khoa học cho rằng chúng đến từ những nền văn minh ngoài Trái Đất.

thông điệp lạ, ngôi sao, nền văn minh ngoài Trái Đất,
Thông điệp lạ từ các vì sao. (Ảnh: Internet)
 
Các nhà khoa học đã bắt gặp các tín hiệu có nguồn gốc từ một số ngôi sao mà họ tin rằng có thể là dấu hiệu của các nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh trải rộng trên vũ trụ.
Một nghiên cứu mới được công bố trong tạp chí Ấn phẩm của Hiệp hội Thiên văn Thái Bình Dương có tiêu đề ‘Phát hiện về biến điệu tín hiệu quang phổ định kỳ đặc thù trong một phần nhỏ các ngôi sao kiểu Mặt Trời’.
Phân tích mới về những giọng nói lạ đến từ một tập hợp nhỏ những vì sao cho thấy chúng có thể đến từ các nền văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất đang cố gắng tìm kiếm để kết nối với những nền văn minh khác.
Nghiên cứu chỉ ra sự hiện diện của các tín hiệu bất thường tại 234 trong số 2,5 triệu ngôi sao được quan sát trong cuộc khảo sát về vũ trụ. Các chuyên gia cho rằng có thể là trí thông minh ngoài hành tinh đang đứng sau những tín hiệu kỳ lạ của 234 ngôi sao này.
Chúng tôi nhận thấy rằng các tín hiệu phát hiện chính xác hình dạng của một tín hiệu thông minh ngoài Trái Đất được dự đoán trong các bản công bố trước đó và do đó chúng tôi đồng tình với giả thuyết này.
Thực tế rằng chúng chỉ được tìm thấy trong một phần rất nhỏ các ngôi sao trong dải quang phổ hẹp nằm ở trung tâm gần các loại quang phổ của Mặt trời cũng hoàn toàn đồng tình với giả thuyết ETI”,hai nhà khoa học EF. Borra và E. Trottier từ Đại học Laval ở Quebec (Canada) cho biết.
Trong thực tế, vẫn chưa có một lời giải thích rõ ràng nào cho những gì đang xảy ra. Các chuyên gia đang tiếp tục làm việc để xác nhận giả thuyết của họ. Các nhà khoa học sẽ quan sát các tìn hiệu tương tự nhưng sử dụng những thiết bị khác nhau để loại trừ những khả năng khác.
 
Breakthrough Listen – một sáng chế được phát minh trong năm 2016 nhằm tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh và được hỗ trợ bởi Stephen Hawking và Mark Zuckerberg cho thấy các tín hiệu này vô cùng hứa hẹn. Nhưng công việc tiếp theo sẽ cần phải được thực hiện trước khi chắc chắn nó đến từ người ngoài hành tinh.
“Một trong 10.000 đối tượng với quang phổ khác thường được Borra và Trottier trông thấy rất xứng đáng để nghiên cứu bổ sung”, đội cho biết.
Tuy nhiên, tuyên bố khác thường cũng đòi hỏi những bằng chứng khác thường. Hiện vẫn còn quá sớm để quy chụp các tín hiệu có mục đích này đến từ hoạt động của các nền văn minh ngoài trái đất.
Những giao thức tìm kiếm bằng chứng sự sống tiên tiến ở ngoài Trái Đất (SETI) yêu cầu những người tham gia phải được xác nhận bởi các nhóm độc lập sử dụng kính viễn vọng để loại bỏ tất cả những lý giải tự nhiên.
Các nhà nghiên cứu phải cẩn thận để tránh phát hiện nhầm, loại trừ giải thích tự nhiên và quan trọng nhất, để xác nhận những phát hiện bằng cách sử dụng hai hoặc nhiều hơn kính thiên văn độc lập.
Tổng Hợp


Phần nhận xét hiển thị trên trang

WikiLeaks vừa công bố các email tiết lộ tòa thánh Vantican, một trong những trung tâm lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, đã biết đến sự tồn tại của người ngoài hành tinh.


Wikileaks, văn minh ngoài hành tinh, trí tuệ ngoài Trái Đất, Bài chọn lọc,
Vatican biết đến sự tồn tại của văn minh ngoài hành tinh.
 
Hôm 7/10, Wikileaks công bố hơn 2.000 bức thư điện tử thuộc về ông John Podesta. Những bức thư này có thời gian từ năm 2008 đến 2016, với nhiều nội dung khác nhau từ thực đơn món ăn tại nhà hàng Chipotle có đến công việc ngoại giao của cựu Ngoại trưởng Mỹ.
Người ngoài hành tinh muốn giúp đỡ nhân loại nhưng lại e ngại các khuynh hướng bạo lực của chúng ta. Email của phi hành gia Edgar Mitchell gửi cho ông John Podesta, chủ tịch ban vận động tranh cử của bà Hillary Clinton, cho hay chiến tranh trong không gian sắp xảy ra và Vantican biết đến sự tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất.
Vì chiến tranh trong không gian đang nóng lên, tôi cảm thấy ông cần phải nhận thức một số yếu tố khi ông và tôi sắp nói chuyện qua Skype“, cựu phi hành gia NASA từng là thành viên của sứ mệnh Apollo 14 viết.
Email rò rỉ còn cho biết, “những người ngoài hành tinh lương thiện” đã chia sẻ một công nghệ gọi là “năng lượng điểm không” với chúng ta. Khi nhận các email này, ông Podesta đang là cố vấn cho Tổng thống Barack Obama.
Các email cũng đề cập đến Terri Mansfield, người được miêu tả là “giám đốc lực lượng hòa bình đặc biệt cho trí tuệ ngoài Trái Đất“, và trích dẫn cuộc gặp giữa người này với ông Podesta “để bắt kịp hiểu biết của Vantican về trí tuệ ngoài Trái Đất“.

Phần nhận xét hiển thị trên trang