Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

SỰ THẬT MẤT LÒNG


– LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC

Trinhvinhphuong FB
Cả nước có hơn 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học. Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như: nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,…. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người, do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người, không tôn trọng trí thức đích thực. Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu của 1 quốc gia.
Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu.
Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt èo uột, đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên, một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học, sáng tạo, sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống… Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình…” sản xuất mì tôm”.
Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu trên toàn cầu như: Sam Sung, Huyndai. Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota. Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,… Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.
Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bi lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo - quá nhiều GS, TS, Ths giả và dởm, lãng phí cả khâu sử dựng - Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ.
Nghèo, dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội. Cái tội là ở chổ: nghèo, đói, lạc hậu, thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chiu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ, để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình. Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.
Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…. Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình!? Để họ được cống hiến !?
Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm, muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là “nạn nhân” mà còn đồng thời là “thủ phạm”. Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:
- Một bác sĩ với mức lương bèo bọt, 3 đồng 3 cọc, chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.
- Một thương gia vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bẩn không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, đọc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra.
- Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác,.. những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng.
- Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra không phải một thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục “chăn dắt” thế hệ kia.
- Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua chạy chức, hối lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc, hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra. Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn
- Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng, đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi….
Và cứ thế, mỗi người trong xã hội cứ tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại người, nạn nhân của nhau.
Trong một xã hội, khi “sự thật” bị bóp méo, bị bẻ cong Trí thức Việt từ chổ “người sáng” cũng trở thành “người mù”, người thẳng cũng thành “còng lưng”. Hoặc im lặng, cúi đầu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.
Với mức giá, mức lương hiện tại, Xã hội còn nhiều trí thức không sống được với mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu, nâng cao chuyên môn,phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền, kiếm sống làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội.
Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội!
Chưa dừng lại ở đó, giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến: những người, lẽ ra, phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo.
Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi …) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.
Mặt khác, một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định, cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ. Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai, họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao. Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.
Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.
Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Minh triết phương Tây


Bertrand Russell
Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng chuyển ngữ
Trường phái Duy Nghiệm ở Anh
Trong làn sóng Cải Cách, một thế cách tư duy mới về triết học và chính trị nẩy nở ở Bắc Âu. Như phản ứng đối nghịch những cuộc chiến tôn giáo và sự quị lụy Rome, thế cách này xuất hiện ở Anh quốc và Hoà Lan. Nước Anh được miễn nhiễm những hậu quả ghê rợn của cuộc ly giáo ở lục địa. Thanh giáo dưới thời Cromwell có bất hòa với Giáo Hội, và Giáo dân Tin Lành và Công giáo có một thời bức hại lẫn nhau, nhưng họ không đến nỗi sắt máu. Vì thế, không có những hành động tàn ác ở mức độ lớn, và trên hết, không có can thiệp quân sự của ngoại bang. Nhưng Hoà Lan thì khác, phải can qua và chịu đựng tác hại của chiến tranh tôn giáo. Sau một cuộc chiến dai dẳng và đầy đắng cay chống lại Công giáo Tây Ban Nha, họ cuối cùng giành được môt chấp nhận tạm thời về sự độc lập năm 1609, và sau được chính thức hóa qua Hiệp ước Westphalia năm 1648.
Thế cách tư duy mới về những vấn đề xã hội và trí thức có tên là Chủ nghĩa Tự do (liberalism). Dưới cách gọi chung chung này, chúng ta có thể chắt lọc một số tính cách đặc thù. Đầu tiên, những người theo chủ nghĩa này phần đông là giáo dân Tin Lành, nhưng họ không bó gọn trong cách thức do Calvin đề ra. Họ tuân thủ khái niệm theo đó mỗi giáo dân đến với Thượng Đế theo cách của riêng mình, không để niềm tin mù quáng nào áp đặt. Chủ nghĩa tự do, nói chung là sản phẩm của giai cấp trung lưu đang khống chế buôn bán và kỹ nghệ, tất nhiên chống lại những truyền thống cho đến bấy giờ vẫn mang đặc quyền ưu tiên đến vua quan của nền quân chủ và tầng lớp quí tộc. Nhưng điểm chính vẫn là hành xử một cách khoan hòa nhân nhượng. Trong thế kỷ 17, khi phần lớn những quốc gia Âu Châu oằn mình với chiến tranh và cuồng tín thì nước Cộng hoà Hoà Lan là nơi nương náu của những nhà tư tưởng tự do và những kẻ bất tòng lề thói. Giáo hội Tin Lành chưa bao giờ có được quyền lực như Giáo hội Công giáo từng có thời Trung Cổ. Vì thế, quyền lực Nhà Nước trong những quốc gia theo Tin Lành ắt mạnh hơn.
Quyền lực của nền quân chủ không được tầng lớp thương gia trung lưu nay đã tích lũy được của cải nhìn một cách thiện cảm. Phong trào dân chủ, đặt cơ sở trên quyền tư hữu, lấn vào quyền lực Hoàng đế. Cùng với sự phủ nhận quyền lực thiêng liêng của vua chúa, ai cũng có cảm tưởng rằng mọi cá nhân đều có thể tiến thủ bằng cố gắng của mình. Vì vậy chú tâm đến giáo dục được nâng tầm.
Nói chung, chính quyền bị nhìn với con mắt nghi ngại như yếu tố ngăn trở sự phát triển của thương mại và của cả xã hội. Nhưng đồng thời, nhu cầu một xã hội có luật lệ được coi như tối cần, và điều này giảm đi phần nào sự đối kháng với chính quyền. Từ đó trở đi, người Anh thừa kế tính thỏa hiệp. Trong những biến chuyển xã hội, họ thiên về cải cách hơn là cách mạng.
Chủ nghĩa Tự do ở thế kỷ 17, như tên gọi, là một phong trào khai phóng xã hội. Nó giải phóng con người khỏi sự chuyên chế bạo ngược, cả chính trị lẫn tôn giáo, cả kinh tế lẫn trí tuệ, mà truyền thống Trung Cổ rơi rớt lại. Nó cũng chống chỏi với cung cách mù quáng cực đoan của một số giáo phái Tin Lành cuồng tín. Chủ nghĩa tự do bác bỏ quyền năng của Giáo Hội trong lãnh vực triết học và khoa học. Cho đến khi đại hội Vienna[1] đẩy Âu Châu vào bãi lầy của chế độ Tân-phong kiến với Liên minh Thần thánh[2](Holy Alliance), chủ nghĩa Tự do đầy lạc quan và tràn trề sinh lực đã tạo ra những bước tiến và những thành quả vô cùng phấn khích.
Ở Anh quốc và Hoà Lan, sự lớn mạnh của chủ nghĩa tự do phù hợp với những điều kiện chung của thời cuộc nên không gây ra náo loạn. Nhưng ở nơi khác, chẳng hạn như Pháp hay Bắc Mỹ, chủ nghĩa này chịu ảnh hưởng cách mạng khá sâu đậm cho nên tạo nhiều biến động đáng kể. Bất cứ chỗ nào, đặc thù của thế cách tự do là sự tôn vinh cá nhân chủ nghĩa.
Thần học Tin Lành nhấn mạnh tính bất toàn của quyền thế để xây dựng cơ sở cá nhân trong vấn đề tín ngưỡng. Cũng vậy, cá nhân chủ nghĩa xâm nhập địa bàn của triết học và kinh tế học. Trong kinh tế, đó là tuyên ngôn hãy cứ làm (“laisser faire”) và sau nó được hợp lý hóa qua thuyết Duy Lợi vào thế kỷ 19. Trong Triết học, cá nhân chủ nghĩa tác động lên lý thuyết tri thức, nay đã đóng một vai trò quan trọng. Công án Descartes “Tôi tư duy, tức tôi hiện tồn” là một biểu trưng cho qui chiếu về vị thế cá nhân, mọi sự được trao trả lại cho chính con người khởi đi từ sự hiện diện của nó như nền tảng tri thức.
Cá nhân chủ nghĩa đúng nghĩa là một lý thuyết Duy lý trong đó lý tính đóng vai trò tối yếu. Hành xử theo đam mê bị cho là thiếu văn minh. Trong thế kỷ 19, phong trào Lãng Mạn đã đẩy chủ nghĩa cá nhân đến phạm trù của đam mê, khiến một số triết luận về quyền lực ca ngợi ý chí của kẻ mạnh. Điều này nghịch với chủ nghĩa tự do, bởi người thành công phải đạp gẫy bực thang mình vừa bước qua khiến cho người theo sau không thể leo lên được với mục đích triệt tiêu mọi khả năng tranh giành quyền lực.
Phong trào Tự Do ảnh hưởng rất mạnh đến không khí trí thức nói chung trong xã hội. Thật không mấy ngạc nhiên khi chúng ta thấy nhiều triết gia có những quan điểm đối nghịch với thế cách phóng khoáng khi luận bàn về lý thuyết chính trị. Chẳng hạn, so với những triết gia của trường phái Duy Nghiệm ở Anh, Spinoza chẳng kém gì về ý thức tự do, như một thí dụ.
Với cơ cấu phát triển của một xã hội kỹ nghệ hóa trong thế kỷ 19, chủ nghĩa tự do là nguồn chính cho mọi cải thiện xã hội của giai cấp công nhân bị bóc lột. Ngọn cờ công bằng này sau do phong trào xã hội tả phái đảm đương, nhưng phải nói chủ nghĩa Tự do không bao giờ là một thứ giáo điều. Thật không may, lực luợng chính trị đấu tranh cho công bằng nay cạn kiệt. Đây là một nhận định đáng buồn cho thời đại chúng ta, và có lẽ như kết cuộc của một thảm họa toàn cầu, là con người không còn can đảm để sống mà không bám víu lấy một tín điều chính trị.
Tác phẩm triết học của Descartes khởi xuất hai dòng triển khai. Thứ nhất là truyền thống Duy Lý mà những kẻ khởi xướng ở thế kỷ 17 là Spinoza và Liebniz. Thứ hai là cái chúng ta đặt tên là Duy Nghiệm ở Anh. Lưu ý chớ quan tâm một cách cứng nhắc đến danh xưng. Một khó khăn lớn để hiểu Triết học, cũng như với những ngành học khác, là cách xếp loại những tư tưởng gia theo danh xưng. Tuy thế, sự hiểu biết thông tục không tùy tiện, vạch ra những tính chất đặc thù của hai truyền thống trên. Điều này đúng, mặc dù về lý thuyết chính trị trường phái Duy Nghiệm có những tách phân rỏ rệt với tư duy Duy Lý.
Những đại diện cho trường phái Duy Nghiệm từ Nội chiến ở Anh cho tới cuộc Cách mạng Pháp là Locke, Hume và Berkeley.John Locke ( 1632-1704), mà cha đẻ chống thế lực Quốc hội trong chiến tranh ở Anh, quảng bá giảng dạy có tính đạo đức. Một điểm cơ bản ông nêu ra là tinh thần khoan nhượng. Điều này khiến ông ly khai cả hai bên đối chọi nhau trong chiến tranh.
clip_image001
John Locke
Năm 1646, Locke theo học trường Westminster, tiếp thu căn bản của văn hóa cổ diển. Sáu năm sau, ông học ở Oxford và 15 năm tiếp theo, ông là sinh viên, rồi giảng viên, về tiếng Hy Lạp và Triết học. Thời đó phái Kinh Viện áp đảo nhưng ông không thích lắm, ông quay sang triết lý Descartes và nghiên cứu khoa học thực nghiệm. Giáo hội hẳn không thấy tương lai gì cho một người dễ khoan nhượng như ông, nên sau ông đi học Y khoa. Thời gian này ông quen Boyle, người có quan hệ với Royal Society[3] đã được thành lập từ 1668. Cũng khi đó, ông tháp tùng một phái đoàn ngoại giao đến địa hạt Brandenburg năm 1665, và năm sau ông gặp Thượng nghị viên Ashley, sau thành Quận công của Shaftesbury. Trở thành bạn vị này, ông làm phụ tá cho đến 1682. Trước tác Triết học nổi tiếng của ông, “Luận cương về sự hiểu biết của con người”, bắt đầu hình thành từ 1671 qua thảo luận với bạn bè chứng tỏ rằng ước định về phạm vi và giới hạn của tri thức con người rất cần.
Khi Shaftesbury mất chức vị năm 1675, Locke xuất dương và sống 3 năm ở Pháp, nơi ông gặp gỡ nhiều học giả đầu ngành. Shaftesbury được phục hồi trong sân khấu chính trị sau đó, trở thành Chủ tịch của Privy Council[4]. Năm sau, Locke lại quay về làm việc với Shaftsbury, người sau đó tìm cách không để cho James II lên ngôi vua, và có dính dáng đến cuộc nổi loạn Monmouth bị thất bại. Vị này trốn và chết ở Amsterdam năm 1683. Locke bị nghi ngờ, cũng phải trốn qua Hoà Lan, sống dưới tên giả để thoát truy lùng và bị trục xuất. Thời gian này, ông hoàn thành tác phẩm “Luận cương...”. Cũng đồng thời, ông viết “Thư về lòng Khoan nhượng” và “Hai luận án về Chính quyền”. Năm 1688, William đoạt vương miện nước Anh, cho phép Locke hồi hương. “Luận cương...” in năm 1690, sau đó Locke bỏ thời gian sửa soạn những lần in mới và đáp trả những phản biện trong dư luận.
Trong “Luận cương...”, lần đầu chúng ta có được một cố gắng xác định giới hạn của trí năng và những thẩm tra cần đặt ra. Trong khi trường phái Duy Lý giả định rằng tri thức toàn hảo có thể đạt tới, cách tiếp cận của Locke không lạc quan đến độ như vậy. Sự lạc quan này của phái Duy Lý có khuynh hướng làm mất tính phê phán. Công việc điều nghiên về nhận thức luận của Locke, mặt khác, là nền tảng của triết lý phê phán. Nó có ý nghĩa thực nghiệm trên hai phương diện. Thứ nhất, nó không có thành kiến về sự vô hạn của trí năng con người, và thứ nhì, nó đặt trọng tâm trên kinh nghiệm-cảm quan (sense-experience). Phương pháp tiếp cận này chẳng những đánh dấu bước đầu của truyền thống thực nghiệm với Berkeley, Hume và J.S. Mill mà còn là khởi điểm của Triết học phê phán của Kant. Như vậy, “Luận cương...” cho phép thoát khỏi thành kiến và quan niệm tiên định chứ chưa cho phép xây dựng một hệ thống mới. Ở đây, Locke khiêm nhường không nhận mình là kẻ, không như Newton, đề được ra một hệ hình (paradigm). Ông viết “thế là đã quá tham vọng làm một kẻ đi cày trên một thửa ruộng chỉ cần phát quang loại bỏ rác rưởi nằm chặn lối đi lên của trí tuệ”.
Bước đầu của chương trình khoa học theo Locke là đặt cơ sợ của tri thức trên nền tảng thực nghiệm, tức có nghĩa phải bỏ ý niệm bẩm sinh theo Descartes và Liebniz. Chúng ta chấp nhận từ sơ sinh con người có khả năng phát triển trí năng và học hỏi, nhưng điều này khác với giả thiết cho rằng một trí tuệ có sẵn những nội dung tiềm ẩn. Và nếu như thế, chúng ta sẽ chẳng bao giờ phân biệt được ý niệm tiềm ẩn đó với loại tri thức đến từ kinh nghiệm. Nhắc lại, mọi tri thức đều tiềm ẩn mà con người chỉ gợi nhớ lại được. Đây chính phát biểu của Socrates trong lý thuyết về hồi tưởng ghi trong đối thoại “Meno”[5]
Ban đầu, trí não (mind) con người như một tờ giấy trắng. Cái mang lại nội dung cho nó là kinh nghiệm. Nội dung này, Locke gọi là ý niệm ở nghĩa rộng nhất, phân ra hai nguồn tùy theo đối tượng. Thứ nhất là những ý niệm đến từ cảm quan gạn lọc qua những quan sát thế giới bên ngoài. Thứ nhì, là những ý niệm đến từ suy tưởng của trí tuệ qua quan sát bản thân nó. Cho đến đây, phải nói chẳng có gì mới mẻ về lý thuyết. Không có chi trong trí tuệ mà không qua cảm quan là phát biểu của trường phái Kinh Viện, phát biểu được bổ xung bằng nhận xét của Liebniz ngoại trừ chính trí tuệ. Điều mới mẻ và tính đặc thù của phái Duy Nghiệm là tri thức chỉ có thể đến từ hai nguồn nói trên. Trong hành trình tư duy và ức đoán, chúng ta không thể nào vượt được giới hạn của những cái thu hoạch qua cảm quan và suy tưởng.
Locke chia ý niệm ra hai loại, đơn giản và phức hợp. Không có một tiêu chuẩn hợp lẽ nào được đưa ra cho cái ông gọi là ý niệm đơn giản; ông chỉ bảo rằng cái đơn giản là không thể cắt ra thành những phần nhỏ. Cách nói này không phải là giải thích, và sau ông cũng không đề cập đến nó một cách nhất quán. Nhưng trong phương cách tìm tòi của ông, rõ ràng là ông tìm cách chứng minh rằng nội dung của trí tuệ được xây dựng bằng tập hợp những ý niệm trong đó ý niệm phức hợp được cấu thành từ cách phối hợp những ý niệm đơn giản. Ý niệm phức hợp được chia thành thực thể (substances), phương thức (modes), và liên hệ (relations). Thực thể là ý niệm phức hợp về sự vật tự nó tồn tại, trong khi phương thức tùy thuộc vào thực thể. Liên hệ, sau Locke cũng nhận ra, không phải là ý niệm phức hợp, mà là cái trí tuệ tạo ra qua thao tác so sánh. Lấy thí dụ về liên hệ nhân-quả chằng hạn. Ý niệm này đến từ quan sát những chuyển đổi. Khái niệm những liên quan này tất yếu, theo Locke, chỉ là một giả thiết và không có cơ sở thực nghiệm. Điểm sau được Locke nhấn mạnh, và điểm đầu, là do Kant đề đạt.
Với Locke, nói rằng ta biết một cái gì đó có nghĩa là ta chắc chắn về nó, và đây chỉ là theo sát truyền thống Duy Lý. Chữ “biết” ở đây là ngôn từ thời Socrates và Plato. Nay ta biết là biết những ý niệm, và chúng là những biểu hiện của thế giới. Thế cách của biểu hiện trong lý thuyết tri thức này đẩy Locke khỏi những nguyên tắc Duy Nghiệm ông hết lòng bênh vực. Nếu chúng ta biết là chỉ biết ý niệm, chúng ta chẳng thể biết chúng có tương hợp với thế giới vật thể bên ngoài hay không. Cách nhìn như vậy khiến Locke nhận định rằng ngôn ngữ biểu hiện ý niệm cũng như ý niệm biểu hiện sự vật. Nhưng tuy nhiên có một khác biệt, ngôn ngữ là qui ước trong khi ý niệm thì không. Bởi vì kinh nghiệm chỉ mang lại những ý niệm riêng lẻ, chính trí tuệ phải sáng tạo ra những ý niệm tổng quát và trừu tượng. Về nguồn gốc ngôn ngữ ghi nhận trong “Luận cương...”, Locke chia sẻ với Vico về vai trò của những ẩn dụ.
Một khó khăn hàng đầu của Lý thuyết Tri thức của Locke là cách nhận định sai lầm (error). Cách thức đặt vấn đề hệt như trong “Theatetus”, chỉ cần thay tờ giấy trắng của Locke bằng cái lồng chim của Plato. Hệ luận là chúng ta không bao giờ có thể sai lầm, nhưng Locke chẳng quan tâm đến điều này. Ông không lý giải một cách có hệ thống, để những luận cứ có khó khăn chồng chất. Bối cảnh thực dụng của trí tuệ khiến ông giải mã những vấn đề triết học cắt thành mảnh vụn mà không đối mặt với thế cách thủ đắc một cái nhìn xuyên suốt. Về điểm này, như ông nói, ông chỉ là kẻ đi cày trên một thửa ruộng cần phát quang.
Về Thần học, Locke chấp nhận lối phân chia truyền thống giữa sự thật của lý tính con người và sự thật thiêng liêng được hiển lộ. Dẫu là giáo hữu Ki-tô thuần thành, ông ghê sợ cách thế quá “nhiệt tình” ở nghĩa cổ Hy Lạp, tức là trạng thái ốp nhập bởi linh cảm thánh thần, rất điển hình trong giới lãnh đạo tôn giáo ở thế kỷ 16 và 17. Sự cuồng tín hủy hoại cả mọi sự thật cả lý tính lẫn thiêng liêng, điều được minh chứng qua sự tàn bạo của những cuộc chiến tôn giáo. Tóm lại, Locke thực sự tin vào lý tính trước tiên, sau đó là những tính cách chung của triết lý thời ông.
Trong lý thuyết chính trị của Locke, ta cũng thấy sự hỗn tạp giữa hai quan điểm Duy Lý và Thực Nghiệm trong “Hai luận án về Chính quyền” viết năm 1689-90. Luận án đầu là phản pháo đề cương của Sir Robert Filmer có tên Phụ Quyền (Patriarch) trong đó ông này bảo vệ một cách cực đoan quyền thiêng liêng của Hoàng Đế. Luận điểm đưa ra dựa trên nguyên tắc di truyền, điều mà Locke phản bác dễ dàng tuy nó không phải là đối nghịch với lý lẽ. Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi trong phạm trù kinh tế qua quyền thừa kế mà xã hội chấp nhận.
Luận án thứ hai trình bày lý thuyết của Locke. Giống như Hobbes, ông tin rằng trước khi có một xã hội dân sự, người ta sống với nhau theo luật tự nhiên. Đây là quan điểm trong truyền thống Kinh Viện. Locke tin như Hobbes rằng chính quyền phát xuất từ quan điểm Duy Lý về một khế ước xã hội cần thiết. Điểm này hẳn tiến bộ hơn quyền thiêng liêng cũa Hoàng Đế, nhưng không bằng lý thuyết của Vico. Động cơ chính yếu của khế ước xã hội theo Locke là để bảo đảm cho quyền tư hữu. Khi tuân thủ khế ước này, con người nhượng bỏ quyền hành xử thuần theo mục tiêu riêng, trao lại nó chính quyền. Bởi lẽ trong một nền quân chủ Vua có thể có những tranh chấp, nguyên tắc không một cá nhân nào có thể phán xử cho chính mình khiến luật pháp phải được cai quản bởi một định chế độc lập. Sự phân quyền giữa hành pháp và tư pháp sau được Montesquieu nới rộng và nghiên cứu kỹ càng, nhưng với Locke, chúng ta thấy ông đã đặt ra vấn đề. Ông cũng quan tâm đến sự kiện quyền hành pháp (của Hoàng Đế) dẵm chân lên chức năng lập pháp của Quốc hội mà ông coi là tối cao bởi nó đại diện cho toàn thể xã hội. Trong trường hợp này, phải làm thế nào? Hiển nhiên, hành pháp phải nhượng bộ. Đây là sự cố xảy ra với Charles I[6] mà sự chuyên chế đã dẫn tới những cuộc nội chiến.
Còn một hỏi cần đặt, là khi nào dùng sức mạnh để giải quyết vấn đề ly khai theo kiểu tự trị phân mảnh (các địa phương - Ng.dịch). Thực tế, thường là tùy mức độ thành công hay thất bại của nó. Dẫu Locke mù mờ chuyện này, nhưng quan điểm của ông vẫn theo cách thế Duy Lý của những tư duy chính trị thời đó. Cách thế đó giả định rằng một con người bình thường biết cái gì là đúng lẽ. Ở đây, thêm một lần, giáo điều về luật tự nhiên lơ lửng ở dưới, bởi chỉ có nó thì mới xác quyết được gì là đúng lẽ. Chính vì vậy mà quyền lực thứ ba, quyền Tư pháp, có một vai trò đặc biệt. Locke không thảo luận về vấn đề quyền này phải phân lập, nhưng khi sự phân định quyền lực được xác quyết, tư pháp cần có một địa vị độc lập, cho phép nó xét xử giữa những quyền lực khác. Trong chiều hướng này, ba quyền lực Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp tạo ra hệ thống “kiểm sát và cân bằng” có tác động loại trừ khả năng toàn quyền độc trị. Đây là nét chính yếu của chủ nghĩa Chính trị Tự do.
Trong Anh quốc ngày nay, cơ cấu xơ cứng những đảng phái và quyền lực trong tay Nội các có làm giảm đi sự phân quyền Hành pháp và Lập pháp. Nhưng ngược lại trong vấn đề này, thí dụ gây sốc là ở Mỹ, Tổng Thống và Hạ Viện điều hành một cách độc lập với nhau. Về nhà nước, quyền hạn nay đã lớn đến mức triệt tiêu khá nhiều quyền hạn cá nhân từ thời Locke.
Mặc dầu không là một tư tưởng gia sáng tạo và thâm sâu, công trình của Locke vẫn tạo ảnh hưởng lâu dài trong cả Triết học lẫn Chính trị học. Về Triết học, ông tiên phong mở màn cho phái Duy Nghiệm, sau được Berkley, Hume, Bentham và J.S. Mill tiếp nối. Cũng như vậy, phong trào Tự Điển Bách Khoa ở Pháp vào thế kỷ 18 bị ảnh hưởng của Locke, ngoại trừ Rousseau và những kẻ kế thừa. Mác-xít cũng thừa hưởng truyền thống khoa học theo kiểu Locke đề xướng.
Trên phương diện chính trị, lý thuyết của Locke chẳng qua là tóm lược những thực hành đã có ở Anh quốc, và không có gì làm đảo lộn chính trường. Nhưng ở Mỹ và Pháp thì Chủ nghĩa Tự do đã tạo ra những cuộc Cách Mạng khá ngoạn mục. Ở Mỹ, chủ nghĩa này thành lý tưởng quốc gia và tác động lên Hiến Pháp, và như nguyên tắc, nó tiếp tục điều hành cho đến nay.
Thật kỳ quặc, thành công rực rỡ của Locke lại liên hệ đến ảnh hưởng khá chung chung của Newton. Dứt khoát, vật lý Newton xa rời với giảng dạy của Aristotle. Tương tự, lý thuyết không lấy gì mới mẻ của Locke chỉ phủ nhận quyền thiêng liêng của Hoàng đế và tìm cách thiết lập lại luật tự nhiên theo phái Kinh Viện, nhưng lại được thay đổi để thích hợp với điều kiện xã hội và trở thành nguyên tắc mới thiết lập nhà nước. Điều này phản ánh bởi những sự kiện sau đó. Khi viết Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ quốc, Franklin đã dùng từ “tự tính hiển nhiên” (self–evident) thay cho “thiêng liêng và không phủ nhận được” của Jefferson, một diễn ngôn theo cách thế của Locke.
Ở Pháp, tác động của Locke còn mạnh mẽ hơn nhiều. Nền chuyên quyền độc đoán của “chế độ cũ” thật khác với những nguyên tắc tự do bên Anh. Ngoài ra, trong khoa học, quan niệm của Newton đã gạt được cách nhận định thế giới theo Descartes. Về kinh tế, chủ trương ngoại thương tự do, dẫu chưa được thấu hiểu hoàn toàn, nhưng được ngưỡng mộ. Suốt thế kỷ 18, người Pháp đã “chuộng Anh” (anglophilia) cũng là do ảnh hưởng đến từ Locke.

[1] Đại hội Vienna từ tháng 9-1814 đến tháng 6- 1815 có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề phát sinh từ sự kiện giải thể Đế chế Roman, những cuộc chiến của Cách Mạng Pháp và chiến tranh Napoleon.
[2] Là liên minh giữa Nga, Áo và Phổ , ký kết năm 1815 ở Đại hội Vienna sau khi đánh bại Napoleon. Ngoài miệng thì rao giảng những giá trị Công giáo về tinh thần khoan dung và hoà bình cho Âu Châu nhưng thật ra Liên minh là pháo đài chống lại tinh thần Cách mạng, nhất là Cách mạng Pháp. Liên minh chống lại thể chế dân chủ, những cuộc cách mạng và chủ nghĩa thế tục, sau nới rộng ra với Anh quốc (năm 1818), rồi với chính quyền Pháp, và cuối cùng giải thể năm 1825 sau cái chết của Alexander, Nga hoàng, kẻ đã đề xướng ra Liên minh.
[3] Là định chế học thuật cổ xưa nhất, nay có nhiệm vụ của một Viện Hàn Lâm Khoa Học ở Anh.
[4] Là Hội đồng những Cố vấn của Anh quốc, gồm chính trị gia thâm niên là, hay từng là, thành viên của Hạ Viện hoặc Viện Công hầu (House of Lords).
[5] Ý niệm bẩm sinh chính là ý thể (idea, form) tiên thiên tiềm ẩn trong Triết học cổ Hy Lạp. Ý niệm (idea) theo Locke khác với ý thể trong văn ngữ cổ điển; vì vậy người dịch dùng từ ý niệm trong chương bàn về phái Duy Nghiệm này.
[6] Charles I (1600-1649) chuyên quyền và phủ định quyền lực của Quốc hội Anh và Tô Cách Lan, gây cuộc nội chiến đầu (1642-45), nhưng thua và nhận hòa giải để tiến tới một nền quân chủ lập hiến. Chần chừ câu giờ, vị Vua này tìm cách liên minh với Tô Cách Lan, sau đó trốn ra đảo Wight, gây cuộc nội chiến thứ hai (1648-49) nhưng cũng lại thua, bị bắt và kết án phản bội. Nền quân chủ bị truất phế, và từ đó thay bằng Khối Thịnh Vượng Anh quốc (Commonwealth of England).
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hình như không phải và thiếu rất nhiều:

Ca dao tục ngữ thời nay


Ngày xưa: chửi Mỹ hơn người
Ngày nay: nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa: đánh Mỹ không chừa
Ngày nay: con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa: Mỹ xấu, Ta hay
Ngày nay: Ta ngửa hai tay xin tiền!
Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui.
Thank cha, thank mẹ, thank gì ?
Hễ có phong bì thì nó thank you

Miền Bắc có lắm thằng điên 
Trong túi nhiều tiền c
 
 
 bảo rằng không
Suốt ngày c
 
 chạy long nhong
Nói thánh nói tướng, nhưng không làm gì
Nhưng mà hắn được cái lì
Chỉ thị, Nghị quyết, cái gì cũng thông

Miền Trung có lắm thằng khôn
Nó chui ngõ trước, nó luồn ngỏ sau
Một khi nó quyết làm giàu
Nó đi đúng chỗ, nó theo đúng người
Sinh ra vốn ở xứ nghèo
Nghiên cứu nghị quyết nên theo điều gì

Miền Nam có lắm thằng tham
Nó ăn như hạm, nó làm như điên
Trong túi nó muốn nhiều tiền
Nó cưới vợ một, nghĩ liền vợ hai
Suốt ngày nó nhậu lai rai
Một chữ Nghị quyết, học hoài không thông 

Mang danh Dân Chủ Cộng Hòa
Đi ra khỏi tỉnh phải qua cửa quyền
Xuất trình giấy phép liên miên
Chứng từ thị thực ở miền nào qua 

Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Đào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Đen đủi như Ăng Gô La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào

Chưa đi, chưa biết Sài Gòn
Đi rồi, trong túi chẳng còn đồng xu
Đêm nằm, ngẩm lại thấy ngu.
Thằng cha ăn ít thằng cu ăn nhiều

Tiếc thay cây quế còn soan
Để cho đám mọi Đài Loan nó trèo

Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông
Tìm chi cho phải mất công
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.

Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm.

Ngày đi: Ta gọi Việt gian
Ngày về: Ta lại chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Ði rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng
Trốn đi: Ta bắt đến cùng
Trở về: mời gọi, săn lùng Đô la

Việt Minh, Việt Cộng, Việt kiều
Trong ba Việt ấy, Ta yêu Việt nào
Việt Minh tuổi đã khá cao
Việt Cộng ốm yếu xanh xao gầy mòn
Việt Kiều tuổi hãy còn non

Ta yêu, Ta quý như con đầu lòng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bill Gates nói Donald Trump đang Cứu Nước Mỹ !


Sáng hôm nay Bill Gates đã đến tại Trump Tower để họp mặt với vị tân cử tổng thống. Khi ông đến thì ông chưa phải là người hâm mộ Trump. Tuy nhiên, sau khi ông rời chỗ đó thì ông tuyên bố rằng Trump là một "Ông TT Kennedy mới" người sẽ "thống nhất được nước Mỹ"!. À, và ông Gates sẵn sàng giúp đỡ Trump bằng bất cứ cách nào có thể !!

Không, quý vị ơi. Tôi không nói quá, đặt chuyện hay đang dệt ra điều thất thiệt đâu nhé. Câu chuyện này quá trung thật đến nổi khó tin, nhưng hãy tin tôi đi, nó rất, rất thật.

Mọi người đều bị chấn động lẫn bị ấn tượng khi ông Trump mời Bill Gates qua nhà mình để hội họp, tuy nhiên mới đầu thì chi tiết còn ít lắm …



Nhưng, một lúc sau buổi họp, Bill Gates đã đến đài CNBC và tung ra những chi tiết về cuộc họp.

GATES NÓI VỚI KÝ GIẢ PHỎNG VẤN RẰNG ÔNG TIN TRUMP SẼ THỐNG NHẤT ĐƯỢC NƯỚC MỸ BẰNG “SỰ LÃNH ĐẠO KIỂU MỸ, BẰNG SỰ ĐỔI MỚI GIỐNG NHƯ ĐƯỜNG LỐI MÀ TỔNG THỐNG KENNEDY ĐÃ NÓI VỀ SỨ MẠNG KHÔNG GIAN VÀ ĐƯA ĐẤT NƯỚC SÁT THEO NÓ.”


Bill Gates On Clean Energy, Donald Trump, And Stocks (Full Interview) | Squawk Box | CNBC

Thấy chưa, ngay cả các tỷ phú của ngành công nghệ mà các đám Liberals đã lệ thuộc bám vào, cũng đang trở lại với ý thức của họ để ủng hộ cho ông Donald Trump. Bill Gates là người rất thông minh và rất thành công với cả tấn tài năng để tặng cho ông Tổng thống mới (H/T – Daily Mail)

Trump đã làm một cái gì đó tuyệt đối không tưởng ở đây. Ông ta đã vận hành để thống nhất nhân dân Mỹ theo cách mà chẳng ai thấy hiện ra trước mắt. Giờ đây ông ta đang cần quý vị giúp đỡ việc truyền bá tinh thần Thống Nhất Nước Mỹ bằng cách chia xẻ tinh thần này với các bạn hữu trên Facebook và gia đình của quý vị !!

Danny Gold
nguồn; Liberty Writers News


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tết gần đến, Việt Nam đang háo hức chuẩn bị gì?


Văn Quang - Khi tôi viết bài này đã là tháng 12 năm 2016 rồi, Lễ Giáng Sinh đang đến và Tết Dương Lịch rất gần và Tết Truyền Thống Việt Nam gọi là Tết Âm Lịch (hay nôm na là Tết Ta) cũng còn hơn một tháng nữa thôi. Không khí chuẩn bị đang sôi động, các báo đều xôn xao nhiều đề tài về Tết. Nhất là mấy ông ở tòa soạn đang tất bật kiếm bài, kiếm hình làm báo Tết.
Hồi này người Việt thường xem báo trên các trang mạng, rất ít người mua báo hàng ngày như xưa, chỉ có nhà hàng, khách sạn mua vài tờ báo lớn cho khách xem thôi. Báo hàng ngày đều khó bán nên chỉ chờ dịp mới bán được nhiều. Người Việt Nam thường có thói quen mua một tờ báo Tết để trên bàn cho khách đến thăm đọc và cả nhà cùng đọc nhưng thật ra bây giờ rất nhiều người có iPhone, iPad đọc chỗ nào cũng được, nhất là khi phải chờ tàu xe. Tờ báo Tết được dùng như một sản phẩm trang trí thôi.

Có một chuyện mỉa mai nhất là chuyện các quan quên không cấm gia đình bà con anh em không được nhận quà.

Tại sao ở Việt Nam lại chưa có việc cấm thân nhân nhận quà?

Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 2,647 người và thu thập dữ liệu ở 10 tỉnh, thành; 5 bộ, ngành. Kết quả cho thấy gần 70% số doanh nghiệp và cán bộ, công chức biết rõ việc tặng/nhận quà có mục đích chủ yếu là giúp giải quyết công việc, cảm nhận chung là thành trào lưu, thông lệ, thậm chí là “luật chơi.” “Cán bộ, công chức tặng quà cho cấp trên để thể hiện sự biết điều” (theo báo cáo).

Báo cáo chỉ rõ Luật Phòng Chống Tham Nhũng quy định cán bộ, công chức, quan chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ tổ chức hoặc cá nhân có liên quan tới công việc của mình. Tuy vậy, các quy định này không áp dụng với bất cứ thành viên nào trong gia đình của cán bộ, công chức. Ở Mỹ, Nam Hàn, hay Tân Gia Ba, các lãnh đạo, cán bộ ngoài việc không được trực tiếp nhận quà còn phải ngăn không cho vợ/chồng, họ hàng thân thích nhận quà.

Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hiệp Hội Hàng Việt Nam Phẩm Chất Cao, dẫn chứng cán bộ, công chức ở Tân Gia Ba nhận quà trị giá hơn $50 USD là phải nộp nhà nước, nếu muốn giữ lại thì phải trả tiền, ở Mỹ là $375 USD. “Mới đây, báo chí phản ảnh Tổng Thống Obama hết nhiệm kỳ sẽ nộp lại quà tặng trị giá $1.5 triệu USD đưa vào bảo tàng. Chuyện đó ở Việt Nam chúng ta ít khi nghe thấy.

Bà Hạnh nói, “Phòng chống tham nhũng nhưng khi kiểm tra lại phát hiện đúng quy trình. Chúng tôi làm việc nhiều với các doanh nghiệp, hỏi họ mong mỏi được hỗ trợ gì từ nhà nước thì họ đều nói xin cán bộ đừng nhũng nhiễu nữa”.

Ông Nguyễn Văn Thanh, phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ, khẳng định “xung đột lợi ích là một chế định được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia nhưng Việt Nam chưa có vấn đề này”.

– Tại sao ở Việt Nam lại chưa có việc cấm thân nhân nhận quà. Chỉ cấm cán bộ, viên chức không được nhận quà thôi? Phải chăng đây là “cánh cửa mở ra” cho vợ con anh em mình nhận quà thay mình? Vậy thì chuyện cấm cũng như không. Anh nào cũng có thể mang đến cho “bà nhà” nhận quà, càng nhiều càng tốt. Tất nhiên “bà nhà” sẽ có danh sách đưa cho “ông nhà” để châm chước, ưu ái cho những anh chịu khó mang quà Tết đến nhà.

Việc này ở Việt Nam đã thành “luật chơi” vẫn tồn tại từ xưa đến nay, có gì đổi mới đâu. Người quyết định “cấm nhận quà” chỉ làm cho có tiếng là chống tham nhũng cho vui thôi. Đúng Tết là dịp rất vui cho gia đình con cái các quan còn doanh nghiệp phải tính toán lo cho bao nhiêu quan, bao nhiêu cái gọi là cơ quan, lỗ cũng phải lo không thì chết không kịp ngáp. Anh dân đen cũng lo méo mặt kiếm món gì cúng lễ tổ tiên, cho con cái xum họp trong dịp Tết. Đúng là cái cảnh “ngoài tươi trong héo.” Tết Tây và Tết Ta ở Việt Nam là như thế.

Mùa cưới và chuyện đổi tiền mừng tuổi

Trước Tết lại còn là “mùa cưới,” con cháu họ hàng thường cưới vợ lấy chồng vào dịp này. Một ông giáo về hưu và cũng là họ hàng của tôi viết thư than rằng nhận được tới 21 cái thiệp cưới, toàn những cái của họ hàng gần, không đi không được. Mỗi cái tối thiểu cũng phải năm trăm ngàn đồng, đám nào làm tiệc ở nhà hàng 4-5 sao thì phải đi mừng 1 triệu đồng cho phải phép. Trong khi lương hưu của ông giáo chỉ có 3 triệu đồng một tháng thôi. Phải chạy vạy ngược xuôi, nhờ con cháu cũng chưa đủ tiền mừng. Lo sốt vó lên đây các cụ ơi.

Lại còn vụ đổi tiền mừng tuổi.

Người Việt Nam thường có thông lệ “mừng tuổi” hay còn gọi là tiền “lì xì” cho con cháu vào dịp Tết. Nhiều người phải tìm nơi đổi tiền ngay từ bây giờ.

Tại một dịch vụ đổi tiền, anh Nam cho biết, mới rao nhận đổi tiền được hai hôm đã có rất đông khách hàng có nhu cầu, dù phải hai tháng nữa mới đến tết Nguyên Đán. “Hầu hết khách đều đổi đủ các loại tiền lẻ 1,000, 2,000, 5,000 đồng để đi chùa và tiền polymer mệnh giá lớn hơn để mừng tuổi dịp Tết Dương Lịch và để dành luôn tới Tết Âm Lịch.”

Bên cạnh tiền Việt, đại lý này cũng nhận đổi tiền đô mới với giá 30,000 đồng/tờ 1 USD, 60,000 đồng/tờ $2 USD. Với một số tờ $2 USD quý, hiếm như tờ $2 đô năm 1917 được chủ dịch vụ rao “bán chứ không đổi” với giá hàng triệu đồng.

Chuyện Tết nhất ở Việt Nam còn lắm chuyện buồn vui lẫn lộn. Vậy ai vui, ai buồn trong dịp Tết này? Câu trả lời ai cũng biết: Quan lớn thì vui dân thì buồn. Chuyện này đã thành chuyện cổ tích rồi.

Các quan rục rịch đến chúc Tết và tặng quà nhau nhưng vừa bị cấm.

Không được đến chúc Tết thủ tướng và các quan trên

Bộ Trưởng, Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng cho biết khi Quốc Hội bầu thủ tướng, phê chuẩn các thành viên chính phủ, thừa lệnh thủ tướng ông đã ký ngay văn bản yêu cầu các địa phương, bộ, ngành không đến tặng hoa chúc mừng thủ tướng, các phó thủ tướng và bộ trưởng.

“Khi ban hành văn bản trên, họ cũng thoải mái vì nếu không đến thì băn khoăn, đến thì xếp hàng đến bao giờ… Tôi là người địa phương tôi biết, mỗi lần Tết đến là lo lắm. Nên việc có công bố như vậy là rất phấn khởi cho các địa phương từ xa xôi. Đây cũng là một cách để thực hiện chính phủ liêm chính.”

– Tết này qua Tết khác, biếu xén thành thói quen không dễ bỏ. Không ít người mất ngủ nếu chưa quà cáp chúc Tết nhà sếp, sợ sếp “không vui,” lo cho con đường quan lộ của mình trắc trở rồi lo cho địa phương mình có thể bị cắt bớt hỗ trợ từ trung ương…

Tại sao ông chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ lại lo lắng như thế? Bởi cái tục lệ ở Việt Nam đã ăn sâu bén rễ trong các quan rồi kể cả các ông trong đứng đầu các bộ trong chính phủ. Hãy cứ nói các vị rất “liêm chính” nhưng liệu các quan bà ở nhà có liêm chính không? Muốn biết thì phải hỏi các cậu tài xế, các cô gái phải hầu hạ các quan bà sẽ biết ngay. Vẫn còn có “cánh cửa mở” cho các quan mà. Việc gì phải lo.

Đấy là chuyện quan và dân. Còn chuyện ngoài đường đối với các nhà buôn và doanh nghiệp cũng chộn rộn lắm rồi.

Tất bật lo hàng bán Tết

Các doanh nghiệp chuẩn bị số hàng hóa tăng thêm 15% đến 20% so với kế hoạch thành phố Sài Gòn giao, tăng 25%- 45% so với kết quả thực hiện Tết Bính Thân 2016

Sở Công Thương thành phố Sài Gòn đã kiểm tra, khảo sát các doanh nghiệp ở thành phố và một số tỉnh, ghi nhận tình hình chuẩn bị hàng Tết năm nay cao hơn năm ngoái khoảng 15%-30%. Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tại địa phương đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết với số lượng tăng 2-3 lần so với tháng thường. Các doanh nghiệp bán lẻ cho biết đang tích cực huy động nhiều kênh phân phối để đưa hàng đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.

Mới bắt đầu qua tháng 11 Âm Lịch nhưng các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ sỉ tại thành phố Sài Gòn đã bày bán hàng Tết. Hiện diện nhiều nhất trên quầy kệ siêu thị, sạp chợ là bánh kẹo, mứt, nước giải khát, thực phẩm công nghệ, giỏ quà tặng… mẫu Xuân. Sôi động, chiếm nhiều diện tích nhất là các mặt hàng bánh kẹo.

Đến nay, thông điệp chính mà các hệ thống siêu thị đưa ra là ổn định giá, bảo đảm phẩm chất kèm giảm giá “khủng” trong mùa Tết. Các doanh nghiệp đang thi nhau khoe hàng tốt giá rẻ cứ như cuộc cạnh tranh không ngừng.

Nhìn bề ngoài cứ như Việt Nam đang phát triển rầm rộ lắm, nhưng thật ra đó chỉ là cái vỏ, còn cái ruột thì nát bét ra rồi và còn đó một nỗi lo hàng giả.

Hàng giả, hàng nhái đánh lừa người dân

Trong buổi làm việc về vấn đề kiểm soát hàng gian, hàng giả vừa diễn ra tại Sài Gòn, ông Trần Hùng, phó chánh Văn Phòng Thường Trực Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Chống Buôn Lậu, Gian Lận Thương Mại Và Hàng Giả cho biết, thời gian gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi.

Lĩnh vực được phát hiện nhiều nhất là mỹ phẩm và thực phẩm chức năng với quy mô lớn. Đáng lưu ý là việc quảng cáo quá phạm vi chuyên môn để đánh lừa người tiêu dùng.

Ông Hùng cho biết thêm, cuối năm là dịp mà các đối tượng xấu lợi dụng nhu cầu tiêu thụ của người dân để tuồn hàng gian, hàng giả ra thị trường, gây nhiều nguy hại cho người tiêu dùng. Đặc biệt, lượng hàng gian, hàng giả nhiều nhất cả nước hiện nay tập trung ở Sài Gòn và Hà Nội.

Theo ông Lê Văn Giang, cục phó Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm, Bộ Y Tế, trong chín tháng đầu năm 2016, các đoàn liên ngành trung ương và 63 tỉnh thành đã tổ chức kiểm tra 345.106 cơ sở đã phát hiện 56,978 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 16.51%; đã xử phạt 13,307 cơ sở (chiếm 23.35% số cơ sở vi phạm), trong đó phạt tiền 8,920 cơ sở với số tiền phạt hơn 26 tỷ đồng.

Riêng kết quả xử lý vi phạm tại Cục An Toàn Thực Phẩm (Bộ Y Tế), từ đầu năm đến ngày 22/11, đã phát hiện, xử lý 86 cơ sở vi phạm, tổng số tiền phạt hơn 5.5 tỷ đồng. Thu hồi 16 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; tạm dừng lưu thông 18 lô sản phẩm vi phạm…

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh buôn bán, thứ trưởng kêu gọi phải tuân thủ quy định của pháp luật. Đồng thời, khuyến cáo người tiêu dùng hãy sáng suốt lựa chọn sản phẩm.

– Quả thật đây là điều bất lực của cơ quan nhà nước không kiểm soát nổi hàng giả hàng nhái, chưa kể còn có nơi nhân viên kiểm soát “đi đêm” với bọn buôn bán bất lương, hoặc công bố hàng nhái là hàng thật, cụ thể như đã nói ở trên có tới 16 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; tạm dừng lưu thông 18 lô sản phẩm vi phạm. Vì thế người dân chẳng biết đường nào mà “sáng suốt” lựa chọn.

Kiểm tra, kiểm soát và khuyên dân cái kiểu này như đổ hết trách nhiệm cho người dân, “Ông đã nói rồi: sáng suốt mà lựa chọn”, sống chết mặc bay. Người dân Việt Nam phải nhớ lấy câu này khi đi sắm Tết.

Văn Quang
http://www.tvvn.org/tet-gan-den-viet-nam-dang-xon-xao-chuan-bi-nhung-gi-van-quang/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BẢN ĐỒ SAO HỘI NHẬP QUỐC TẾ


Nhà văn Vũ Xuân Tửu






Nhìn lên bản đồ ghi dấu những địa điểm truy cập website trannhuong.net, thấy những vì sao xanh hấp nhánh khắp toàn cầu, mà lòng tôi khấp khởi lạ thường.
Một cựu binh già làm văn chương, rồi chơi "con web", chỉ trong 10 năm đã có 25 triệu lượt người truy cập. Con số 25 triệu kia, gợi nhớ bảng thống kê dân số năm 1945 của Việt Nam. Lật ngược lại trang sử, hai mươi năm trước đó nữa, Phan Châu Trinh từ giã cõi đời, để lại bao nỗi niềm thương tiếc, người Việt Nam dấy lên phong trào để tang ông. Bởi đến khi trái tim ngừng đập, ông vẫn canh cánh công việc "chấn dân trí", đấu tranh bất bạo động để kiến tạo độc lập, tự do trong ôn hòa. Bởi thế cho nên, mỗi khi thế giới nhắc đến Việt Nam phải ngưỡng mộ ba nhân tài làm rạng danh lịch sử: Nguyễn Du, Phan Châu Trinh, Ngô Bảo Châu.
Tôi lan man điều này, để tổ lòng mến phục nhà văn Trần Nhương, 75 tuổi vẫn kiên cường và khôn khéo đi trên con đường "chấn dân trí". Bản thân tôi được mở mang đầu óc là nhờ Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa I, năm 2007, do hội Nhà văn Việt Nam tổ chức và bước vào thế giới in-tơ-net, mà trang đầu tiên là website trannhuong.com, từ năm 2009. Tôi nhớ câu nói của nhà văn Phạm Ngọc Tiến, trong thời buổi này, nếu nhà văn không có in-tơ-nét thì viết làm sao? Tôi nghĩ, in-tơ-nét không chỉ là công cụ mà còn là một người bạn, một người thầy... Ai đưa người thầy đó đến với mình, xin thưa Trần Nhương tiên sinh.

Suốt đêm ngày, bản đồ sao trannhuong.net vẫn luôn sáng lên khắp hoàn cầu. Những vì sao xanh mang thông điệp hòa bình, như dẫn dụ con người hội nhập thế giới. Ồ, muốn hội nhập, trước hết phải tự lột xác.
Tp. Tuyên Quang, 14/12/2016
VXT

Profile Visitor Map - Click to view visits

Bản đồ bầu bạn ghé thăm trannhuongcom/net

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin mới nhất trưa 14/12: Vén màn bí mật tổng kho Long Bình, những điều í...

Phần nhận xét hiển thị trên trang