Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

“Ờ hồi đó vậy đó. Còn giờ thì vậy đó. Thế mày có làm gì cho đất nước chưa mà ngồi phán xàm thế?”

..hồi đó và bây giờ
Hồi đó yêu nhau nắm tay còn không dám. Còn bây giờ mấy đứa nhóc mới 14-15 tuổi để dắt vô nhà nghỉ ịch nhau.
Hồi đó con gái Việt mặc áo dài nhìn thật xinh. Còn bây giờ mấy em ấy mặc quần áo bó khoe của trời cho, nhìn rát quá.
Hồi đó dân Hàn Quốc chạy qua Việt Nam đánh lính thuê, làm thuê. Còn bây giờ thì dân Việt chạy qua Hàn làm gái, lấy chồng siêu nhanh, lao động, cư trú bất hợp pháp.

Hồi đó cán bộ viên chức cư xử với dân lễ phép. Còn bây giờ cán bộ coi dân chẳng ra gì.
Hồi đó cơ quan hành chính phục vụ người dân. Còn bây giờ cơ quan hành chính “hành là chính.”

Hồi đó vào mùa mưa chỉ ngập chút xíu. Còn bây giờ mới mưa chút xíu thì đường phố biến thành sông.



Hồi đó xuất bản sách có cần xin giấy phép gì đâu.Còn bây giờ xin từ ngày này qua ngày khác mà vẫn không được.

Hồi đó thi vô để làm giáo viên khó vô cùng, khó không thể tả được. Còn bây muốn làm giáo viên phải chạy vài trăm triệu.

Hồi đó trường sư phạm thu hút sinh viên giỏi nhất. Còn bây giờ thu hút sinh viên dốt nhất.

Hồi đó ông đại úy hàng xóm mình oai lắm, có lính hầu hạ. Còn bây giờ ổng chạy xe ôm kiếm sống qua ngày.

Hồi đó cảnh sát phụ bà con dọn dẹp để giữ gìn trật tự đường phố. Còn bây giờ bà con thấy là chạy mất dép.

Hồi đó gia đình thằng kia có mấy căn nhà, đi có xe đưa đón. Còn bây giờ nhà nó bán bánh mì.
Hồi đó dân Việt đi ra nước ngoài được đối xử như bao công dân khác. Còn bây giờ dân Việt bị coi như mọi.

Hồi đó mỗi bài nhạc được sáng tác là một tác phẩm nghệ thuật. Còn bây giờ tìm mỏi mắt mới ra một bài ra hồn.

Hồi đó Việt Nam còn sản xuất được xe hơi, nước Châu Á duy nhất làm được là Nhật Bản. Còn bây giờ Việt Nam không làm nổi con óc vít.

Hồi đó sinh viên Campuchia và Lào ao ước được sang Việt Nam du học. Còn bây giờ dân Việt tìm cách chạy sang Lào và Campuchia làm ăn.

Hồi đó sĩ quan cấp tá trở lên là phải biết Anh, đơn giản vì phải làm việc với quân đồng minh. Còn bây giờ cấp tướng cũng không thể nói được vài câu.

Hồi đó tổng thống trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh trực tiếp. Còn bây giờ phải cầm tờ giấy đọc rồi có người dịch.

Hồi đó chạy xe hoài mà chẳng bao giờ thấy trạm thu phí. Còn bây giờ cứ 30-40km là một trạm.

Hồi đó làm đường xe chạy 40 năm vẫn còn nguyên. Còn bây giờ làm đường xong 1 ngày là bị hư.

Hồi đó các danh lam thắng cảnh được biến thành thơ. Còn bây giờ chỉ là mấy bải rác.

Hồi đó Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông. Còn bây giờ Sài Gòn là cái chợ siêu lớn.

Hồi đó tôi tự hào vì tôi là người Việt Nam, ai cũng vậy. Còn bây giờ mỗi lần nói tự hào người ta sẽ cười vô mặt và nghĩ mình bị khùng.

Hồi đó Việt Nam là chỗ đến của nhiều người. Còn bây giờ Việt Nam chỉ là chỗ dừng chân.

Hồi đó tôi đã có một Việt Nam khiến tôi tự hào. Còn bây giờ tôi có một Việt Nam khiến tôi thổ thẹn.

“Ờ hồi đó vậy đó. Còn giờ thì vậy đó. Thế mày có làm gì cho đất nước chưa mà ngồi phán xàm thế?”
Ku Búa
(@ Cafe Ku Búa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Chùm thơ thời 20

Photo on 8-14-16 at 9.37 AM #3


Em không cần ai ở bên như lúc này


Em không cần ai đó ở bên như lúc này
nỗi nhớ qua đi
chỉ có hiện tại
chỉ có em với sự hiện hữu của chính em, với những ngày tháng đang tới
không anh, không tình yêu
mà em vẫn sống
vẫn hy vọng

Em sẽ không còn khổ đau
khi nhận ra
tất cả những mơ hồ, hy vọng trong tình yêu do sự ngộ nhận của chính em
của tuổi trẻ
của sự thơ ngây và trong sáng

Khi không cần ai ở bên như lúc này
em là một người khác
trưởng thành
mạnh bạo
em cô đơn trong sự riêng tư tuyệt đối
em hồn nhiên trong không khí trong lành
chỉ có nhịp đập
chỉ có màu xanh của lá
sự cao rộng của trời
và em tồn tại
khi không có anh, không có bất kỳ ai

Thời gian cho em sự thực
Thời gian cho em bao dung
Thời gian cho em là chính em
Thời gian của em
riêng tư của em
em
trong em
đủ đầy cho tự do
cho bình an
không cần tìm kiếm
em trong em,
em
em
em,


Yêu đương dại khờ

Cứ khờ dại yêu như một đứa trẻ
Cứ khờ dại tin như chưa bao giờ biết
Cuộc thế chuyển động vây quanh
Nếu có gía trị niềm tin sẽ khác đi
Nếu có niềm tin giá trị sẽ bền vững

Ai cũng tìm đường
Ai cũng lạc lối
Ai cũng sống cho riêng mình
Chả thể vì ai
nếu như không biết mình là ai
nếu như không thấy mình ở ai đó
Vô tình
vô cảm
sự phản bội vây quanh
còn đó
những nỗi buồn
chết nghẹt
không lối thoát
sẽ qua đi
thoảng qua như gió
chả hề hấn gì
như một cuộc chia ly
niềm tin không vĩnh viễn
chỉ có sự lạc quan
nuôi tiếp những nỗi buồn thành niềm vui
nuôi tiếp mãi
ý thức của mình
dù không không có ai
dù bỏ đi tất cả
nước mắt thành máu
cho sức mạnh vĩnh hằng
băng qua sóng ngầm
đá chông gai,
nước mắt thành máu
băng qua bão giông
băng qua tất cả
..........
Cuộc thế vẫn vậy,
dần lụi tàn trong những ý thức, hơi thở
trong những thay đổi khôn lường, không định luật
tổn thương tràn lan
ai cũng có quyền
bởi vậy, ai cũng đau đớn
ai cũng rỉ máu
những vết loang tâm hồn
định kiến
xé toang tình yêu
niềm tin
xé toang bản thể
sự ý thức hèn nhát
không chống đỡ lại
những tinh thần bình thường
nhiều sức mạnh
......
Chêt đi, chết đi, đừng tồn tại, yêu đương, yêu đương cứ dại khờ,



Nhạy cảm giày vò

Những hình dung không thuộc hiện tại
mò tới
tâm trí em
sự đổi thay
tan vỡ
Anh thuộc người con gái khác
không như em
Những tị hiềm nhỏ bé
đàn bà trong em
giết chết anh
tình yêu dành cho anh
em ra đi
trong sự nhạy cảm dày vò
nhìn thấy tương lai
không thuộc về chúng mình
Những tị hiềm rất chi con người
đầy ghen tỵ
của đàn bà
của sự ích kỷ chiếm hữu
tuyệt đối
vô chừng

Nhạy cảm dày vò
tan biến
tình yêu
trong phút chốc
Vĩ thanh
Đều thanh thản
vì tương lai thuộc về anh và người khác
đẹp
bình yên
không như yêu em
mệt nhoài trong hạnh phúc
bất thường

Như Quỳnh 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

RẤT CẦN MỘT TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT!


Nguyễn Tiến Dũng
Não trạng trí thức XHCN. Nguồn: Ba Bùi/ ĐCV
Fukuzaawa Yukichi, nhà trí thức lỗi lạc của Nhật, người có công rất lớn trong cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị đã nhận định: “Văn minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu – có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân, thực hiện. Có như vậy mới mong thành công”.
Thực vậy, chưa một đất nước văn minh và phát triển nào lại thiếu đi một tầng lớp trí thức cả. Giới trí thức ấy, họ không chỉ có đóng góp lớn trong lĩnh vực của mình mà còn không ngừng trăn trở về những vấn đề chung của đất nước, mong muốn thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, tiến bộ, văn minh, hướng tới Chân, Thiện, Mỹ.
Ở Việt Nam, thực tế đáng buồn là tầng lớp ấy rất ít ỏi và đơn độc, thậm chí chưa đủ để gọi là tầng lớp, trong khi hầu hết mọi người thiếu tinh thần xã hội, thiếu con mắt nhận biết thời cuộc, họ yêu quý và giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng ưu tư cho đất nước. Cứ nhìn những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta mà đau lòng.
Những cái xấu tràn lan trong xã hội. Nhỏ thì ăn trộm, ăn cướp, cờ bạc, rượu chè nhan nhản trên báo, ngày nào cũng có. Lớn thì chạy quyền, chạy việc, tham ô, tham nhũng đã như một căn bệnh nan y đã ăn sâu vào hệ thống công quyền.
Rồi ý thức cộng đồng gần như không có, tham gia giao thông mạnh ai nấy đi, bảo sao không tắc đường, rác thải thì bạ đâu xả đấy, tiện đâu vứt đấy, trách sao được ô nhiễm môi trường.
Tệ hơn, vì hám tiền hám lợi mà con người đầu độc lẫn nhau bằng thực phẩm bẩn, bằng hàng hoá độc hại, đến cái ăn cái mặc hàng ngày cũng sợ, cứ kì thị đồ Trung Quốc nhưng ta không tiếp tay thì làm sao nó phổ biến đến vậy?
Bộ mặt văn hoá người Việt bây giờ đấy sao? Từ bao giờ mà người Viêt tham lam, ích kỷ đến vậy?
Con người thường có bệnh thì mới chữa, nhẹ thì uống thuốc, nặng hơn thì đi viện. Còn tham lam, ích kỷ thì khác, nó cũng là “bệnh”, nhưng khó chữa và nguy hiểm vô cùng, nó làm xấu đi nhân cách, phẩm giá của con người, tạo nên những con người tầm thường.
May thay, chúng ta vẫn có những nhà trí thức hiểu được thực trạng nguy hiểm ấy, họ vẫn đang âm thầm cống hiến cho cộng đồng.
Chúng ta có Nguyễn Quang Thạch, người đã giành 20 năm với chương trình “Sách hóa nông thôn”, anh đã đi bộ khắp đất nước, tới những vùng nông thôn xa xôi để xây dựng nên những tủ sách miễn phí cho trẻ em nghèo, trẻ em không có điều kiện được tiếp xúc với sách. Việc làm đó của anh mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Chúng ta có doanh nhân Lương Hoài Nam, dù bộn bề với công việc kinh doanh nhưng anh không ngừng trăn trờ về những vấn đề chung của xã hội. Anh viết sách, viết báo về hầu như tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, văn hóa đến giao thông, hàng không, du lịch…tất cả những vấn đề nhức nhối đều được anh phân tích sâu sắc và đưa ra những giải pháp hết sức hiệu quả.
Chúng ta có nhà giáo Phạm Toàn, một con người thật sự tâm huyết với giáo dục. Tuổi đã ngoài 80 mà vẫn trực tiếp cùng với nhóm Cánh Buồm xây dựng nên bộ sách giáo khoa mới cho học sinh. Đó là một việc rất khó, cần rất nhiều sức lực và trí lực.
Chúng ta có GS. Chu Hảo, Giám đốc nhà xuất bản Tri thức, tuổi năm nay cũng đã gần 80 mà vẫn không ngừng đóng góp cho sự phát triển tri thức. Ông xây dựng nên “tủ sách tinh hoa” với mong muốn mang những cuốn sách kinh điển trên thế giới về với độc giả Việt Nam. Ngoài ra, ông còn khuyến khích, hỗ trợ, cùng với những nhóm bạn trẻ tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm giới thiệu về những cuốn sách tinh hoa ấy.
Họ là những con người thật đáng khâm phục, luôn cố gắng hết sức mình cho cộng đồng. Họ như những ngôi sao vẫn đang lặng lẽ lấp lánh trên bầu trời Việt, dù biết rằng dưới họ là một bầu trời mịt mù và u ám.
Nhưng, thật lòng mà nói, họ ít ỏi và đơn độc quá! Để thức tỉnh đám đông trì độn ấy chúng ta cần nhiều hơn thế. Chúng ta cần một sức mạnh lớn hơn, sức mạnh của một tập thể. Bởi, dù sao thì, để đóng góp cho sự phát triển văn hóa của cả dân tộc chỉ với tư cách cá nhân là chưa đủ, chúng ta phải hành động với tư cách đoàn thể thì mới có khả năng làm được, chỉ khi đó đất nước mới tìm lại được sự lành mạnh về mặt xã hội.
Đã đến lúc những nhà trí thức cần kết nối nhau lại để từ đó xây dựng nên một cộng đồng trí thức. Cộng đồng ấy không vì mục đích nào khác là cống hiến cho xã hội, cho văn hóa, giáo dục. Cộng đồng ấy không chỉ là nơi tập hợp trí thức mà còn là biểu tượng tinh thần của những người ham hiểu biết, say mê học thuật. Cộng đồng ấy sẽ là niềm tin của mọi người trong xã hội, qua đó, những nhà trí thức có thể đóng góp nhiều hơn, rộng hơn. Cộng đồng ấy còn khơi nên nhiệt huyết, khát khao của giới trẻ và là nơi hỗ trợ, đào tạo, từng bước xây dựng nên thế hệ kế cận trong tương lai.
Có phải chúng ta đang quá kỳ vọng và đòi hỏi từ những con người ấy? Nhưng không phải họ thì là ai bây giờ?
Để có bước tiến dài của cả một dân tộc luôn cần một nhà lãnh đạo tài năng, đức độ nhưng không thể thiếu là đội ngũ trí thức hùng hậu bên cạnh. Hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần những nhà trí thức, những bộ óc tinh hoa hãy cùng họp nhau lại để khởi đầu cho tầng lớp trí thức Việt Nam, khởi đầu cho một tương lai Việt Nam!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí thư Đà Nẵng: “Có hay không một bộ phận công an liên hệ với xã hội đen?“


Hồ Xuân Mai














VietTimes - Nội dung được Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh thẳng thắn chia sẻ tại phiên thảo luận chung trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 3, HĐND TP Đà Nẵng khóa IX diễn ra sáng 7/12.

Cụ thể, trong khuôn khổ phiên thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan ngại về tình hình tội phạm diễn biến phức tạp trên địa bàn TP Đà Nẵng suốt thời gian qua, cũng như bàn về cách phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy.

Đại biểu Trần Công Thành, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cho rằng, nghiện ma túy là một trong những nguyên nhân cơ bản nảy sinh tội phạm. Theo thống kê, riêng tội phạm về ma túy năm 2016 phát hiện 133 vụ, nhiều hơn 2.1%; 179 đối tượng, nhiều hơn 12,6% so với năm 2015. Về đối tượng sử dụng ma túy, chủ yếu là ma túy tổng hợp (96%). Đối tượng lợi dụng nhà nghỉ, khách sạn, quán karaoke... để sử dụng ma túy nên khó phát hiện và xử lý.

Trong lĩnh vực pháp chế phòng chống tội phạm, đại biểu Trần Công Thành đề nghị: “Cần khắc phục hạn chế trong quản lý các cơ sở kinh doanh làm sao không để xảy ra sai phạm, chứ không phải để xảy ra sai phạm rồi xử phạt rồi lại cho hoạt động. Đề nghị tổ chức kiểm tra đột xuất, phát hiện cơ sở kinh doanh vi phạm thì công khai vi phạm, rút giấy phép kinh doanh”.

Đồng quan điểm với đại biểu Thành, nhiều đại biểu kiến nghị cần có biện pháp mạnh hơn nữa, quyết tâm hơn nữa để ngăn chặn cũng như phòng chống tội phạm. Nhất là tội phạm có hành vi man rợ, manh động.

Trước ý kiến của các đại biểu, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đồng ý với ý kiến của đại biểu là trong phòng chống tội phạm còn thiếu quyết tâm. "Mới đây, Đà Nẵng đầu tư hơn 30 tỷ đồng để cấp ô tô cho công an phường. Không phải mình giàu có, mà đây là sự quan tâm hỗ trợ các cán bộ, chiến sĩ công an từ cấp phường, góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt là trong bối cảnh năm 2017 tới đây, Đà Nẵng có nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc tế như Tuần lễ cấp cao APEC, lễ hội pháo hoa quốc tế...", Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nói.

"Phải thể hiện quyết tâm trong từng cán bộ, chiến sĩ Công an của thành phố. Làm sao lan tỏa được quyết tâm đó tới từng cán bộ, chiến sĩ công an. Tình hình tội phạm ma túy, nhất là loại hình ma túy tổng hợp, hiện nay diễn biến rất phức tạp. Có vụ án dã man chưa từng nghe liên quan tội phạm ma túy lại xảy ra ở Đà Nẵng. Mà những vụ án dã man như vậy hầu hết liên quan tới tội phạm ma túy. Sự việc xảy ra không ai mong muốn, nhưng đã xảy ra mình phải thấy xấu hổ. Đà Nẵng phải tuyên chiến, đất này không phải là đất của tội phạm. Đề nghị Nghị quyết của HĐND thành phố nêu đậm nét chỗ này”, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng nhấn mạnh.

“Các đại biểu phải nói thẳng. Có hay không việc lực lượng công an mặc dù đã cố gắng nhưng trách nhiệm vẫn chưa hết? Có hay không một bộ phận công an có liên hệ với các đối tượng xã hội đen, băng nhóm bên ngoài?”, ông Nguyễn Xuân Anh thẳng thắn nói.

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng còn lưu ý: "Tội phạm có rất nhiều thủ đoạn, có cả những thủ đoạn ngon ngọt chứ không phải chỉ có giang hồ bạo lực. Giang hồ bạo lực chỉ là phần nổi, còn phần tảng băng chìm luồn lách, mua chuộc cán bộ, để cán bộ sa ngã, thông đồng để tội phạm lọt lưới. Bên cạnh quyết tâm tuyên chiến với tội phạm, lực lượng công an còn phải thường xuyên phòng chống để không xảy ra tiêu cực".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"SHADOWLESS" Đồng chí này là đồng chí nào?

MỘT ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH



SHADOWLESS
Như bạn đọc đã biết, hàng ngày cụm từ “xây dựng văn hóa phản biện và tranh luận” dạo gần đây được thu hút sự quan tâm của nhiều người đến từ nhiều nơi, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trên cộng đồng mạng. Người đọc có thể tìm thấy cụm từ này ở hầu khắp các trang báo chí chính thống lẫn lá cải, các trang Blog, Facebook có tính bình luận về các vấn đề của đời sống xã hội như trong lĩnh vực giáo dục, kinh tế, văn hóa và đặc biệt là chính trị - một chủ đề luôn được khai thác tối đa bởi phương tiện thông tin đại chúng. “Xây dựng văn hóa phản biện và tranh luận” trong lĩnh vực là một việc rất quan trọng và cần thiết trong thời buổi hội nhập hiện nay. Có tranh luận và phản biện thì mới giúp tổ chức, cá nhân và thậm chí là Nhà nước phát triển bền vững theo đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mọi sự tranh luận và phê bình đặc biệt là trên mạng (vì nó có tính phổ biến rất lớn như “cơ chế share và like của Facebook” phải dựa trên quan điểm, lập trường có tính chất xây dựng, đóng góp cho cá nhân, tổ chức chính trị đó phát triển lên theo hướng tốt hơn chứ không phải đưa ra mâu thuẫn cho “bàn dân thiên hạ” nhìn nhận, tự đánh giá theo hướng đã được người viết định hướng một cách thiếu ý thức từ trước.
DÂN LUẬN
Một trong hai bài viết có nội dung phản động trên trang Danluan.org, ảnh chụp màn hình
Đề cập tới vấn đề này, ngày 27/11 và 30/11/2016, trên trang mạng phản động Dân luận (danluan.org) có đăng tải 02 bài viết có tựa đề: “Xây dựng văn hóa tranh luận và phản biện”“Thiết chế phản biện xã hội”. Nội dung chính của hai bài viết này đề cập tới vị trí, vai trò của tư duy phản biện trong lĩnh vực chính trị tại Việt Nam ở giai đoạn hiện nay nhưng viết theo lối dắt, định hướng người đọc mang nhiều ý đồ xấu. Với motyp là trình bày thực trạng, lợi ích của tư duy phản biện, tranh luận trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và các nước Tây phương, cũng như đề cập đến tư duy độc tài dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu thuộc phe xã hội chủ nghĩa những năm 1990 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, lối phân tích rông dài đó cuối cùng thì mục đích chính là hướng vào việc “chọc ngoáy, quy chụp, vu cáo” cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đang độc quyền lãnh đạo đất nước, người dân không có quyền đưa ra tiếng nói của mình, phản biện lại các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện tại. Thậm chí, tác giả còn viện dẫn chủ nghĩa Mác - Lênin về sự biện chứng của mâu thuẫn sẽ giúp đất nước phát triển mà cụ thể ở đây là phải đa đảng, đa nguyên một cách máy móc, có ý đồ chống phá rõ ràng. Hơn nữa, điểm đáng chú ý của hai bài viết này là hoàn toàn không dùng các động từ và tính từ mạnh thế hiện tính thù hằn chế độ, dân tộc mà dùng những từ ngữ hết sức nhẹ nhàng nhưng có mục đích rõ ràng lồng ghép vào trong đó một cách đầy ma mị. Nếu tác giả của chúng viết bài để chửi bới này nọ có thể sẽ không nhận được sự đồng cảm của độc giả mà còn phản tác dụng nhưng khi hai bài viết này quả thực nếu không là người có kiến văn sâu sắc thì sức ma mị của nó là rất lớn. Đó chính là lối hành văn của những tên phản động trên mạng cực kỳ thâm độc trong thời buổi hiện nay mà bạn đọc cần phải cảnh giác khi cơ quan chức năng không thể kiểm soát được về nội dung thông tin trên mạng xã hội như Facebook và Blog để phục vụ cho âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân và đất nước Việt Nam.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quần chúng nhân dân ra sao, tác giả không đề cập tới nữa vì trên mạng đã có nhiều bài viết đề cập tới rồi. Trong giới hạn của bài viết của mình, tác giả chỉ mong những lời lẽ trên sẽ giúp bạn đọc có thể “giải độc thông tin”, có kiến thức vững vàng, tư duy sâu sắc khi tiếp cận các luồng thông tin trên internet hiện nay.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câu hỏi văn chương chưa có lời đáp!


Đào Dục Tú







Cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất (CCRD) quả là một cú điểm huyệt, một cú hích hi hữu làm dấy lên một làn sóng dư luận cao như sóng biển trong cơn bão số ba vừa qua.

Bất ngờ ít nhiều về thời điểm. Gần sáu mươi năm đã trôi qua kể từ thời cuộc cách mạng phản phong trời long đất lở có tên CCRD chấm dứt, người ta chưa hề thấy một sự kiện tuyên truyền nào đáng kể về một sai lầm khốc hại vô tiền khoáng hậu của cách mạng Việt Nam theo vết xe đổ “thổ địa cải cách” của nước bạn láng giềng . . . môi hở răng gẫy.

Có ai nghĩ dịp quốc khánh năm nay được xem triển lãm CCRD với nhiều tư liệu hiện vật ,hình ảnh được trịnh trọng phô bầy ở Bảo tàng Lịch sử giữa thủ đô Hà Nội! Có phần bất ngờ về thời điểm diễn ra triển lãm; nhưng không ai bất ngờ trước hiện tượng cuộc triển lãm đó lại dấy lên một trận cuồng phong dư luận như thế!. Bởi lẽ sự bưng bít mặt trái cách mạng phản phong gần sáu mươi năm khiến “lò so tinh thần ” dân tộc bị dồn nén quá sức tưởng tượng, nay tự nhiên có cớ, có cơ hội công khai bật tung lên !


Tôi không muốn lạm bàn gì thêm về ý nghĩa và kết cục của cuộc triển lãm này. Tôi cũng không thuộc hàng nạn nhân của CCRD như con em địa chủ cường hào bị quy sai cùng trang lứa với tôi mười hai mười ba tuổi còn trứng nước thời bấy giờ. Bố mẹ ,ông bà họ hàm oan. Họ thiệt thân thiệt phận nhiều bề trong suốt mấy mươi năm. Mặc dù đã sửa sai nhưng chính quyền nhân dân vẫn “nhìn người qua lý lịch ba đời”.

Ngày ấy gia đình tôi thuộc diện “trung nông thường”, có mấy sào ruộng hương hỏa với nửa con trâu (hai nhà chung một). Tôi đang ở cái tuổi chiều chiều rồng rắn trên đường làng theo hàng thiếu niên nhi đồng quần xanh áo trắng đội mũ chào mào gõ trống thì thùng và hô “đả đảo địa chủ XYZ” một cách vô thức. Nghĩ về thời đó, tôi chỉ có điều muốn trao đổi với bạn đọc là món nợ CCRD của văn học Việt hiện đại, của những người cầm bút.

Người ta dùng nhiều từ để định danh, nhiều cách diễn đạt để định nghĩa CCRD khởi sự năm 1953 chấm dứt năm 1956, coi đó là “vết thương lớn” của dân tộc , “thời kỳ tàn khốc” “những năm tháng kinh hoàng” “những ngày bi thảm” vân vân và vân vân . Đáng buồn ,đáng tiếc quá, hiện thực điển hình dữ dội là vậy, số phận con người ,số phận dân tộc bất hạnh là vậy mà nhìn đi ngoái lại văn học Việt hiện đại chỉ có cuốn ” Sắp Cưới” của ông Vũ Bão thời bấy giờ bị phê bình tơi tả là “danh nổi như phao” ! .

Mà cuốn sách nào có dầy dặn đồ sộ gì cho cam; cầm trên tay nhẹ hẫng như sách truyện ,tranh truyện Kim Đồng ở cùng thời hàn gắn vết thương chiến tranh lại phải gồng mình ” đấu tranh tư tưởng chống Nhân Văn Giai Phẩm”.Tự nhiên nhớ câu thơ họa chân dung tác giả “Sắp Cưới” của cụ Xuân Sách :” Sắp cưới lại có thằng phá đám-Nên ông chửi bố chúng mày lên !” Hóm quá ,dân dã quá, đọc lên sướng cả cái miệng đời !

Điều đáng nói hơn, là thời thế đổi thay đã lâu, “đổi mới toàn diện” đã mấy chục năm trời rồi; đề tài CCRD tưởng như không còn cấm kị ,khó nuốt ,khó viết như thời xưa cũ “sợ vạch áo cho người xem lưng” nữa. Vậy mà xem ra vài ba cuốn tiểu thuyết xuất hiện gần đây cũng chỉ “gây bão táp trong chén trà”. Tiểu thuyết có ý lật án lật mũ “Thời của thánh thần” tưởng “phong ba bão táp” thế nào; kết cục quảng cáo thế nữa cũng không sao gây được tiếng vang ,tiếng vọng, tương ứng tương xứng với . . . lịch sử ,với dân Việt.

Câu hỏi tại sao chưa có một tác phẩm văn học nào “xứng tầm” đáng kể về thời kỳ CCRD nói riêng, về “ba dòng thác cách mạng Việt Nam ” phản đế ,phản phong, xây dụng xã hội chủ nghĩa nói chung ,vẫn treo lơ lửng trong tâm thức ,tâm cảm giới cầm bút làng văn Việt, vẫn là món nợ đời ! Tự nhiên nhớ tới lời nhà văn Nguyễn Khải ” tự bạch” trong bức thư gửi nhà báo lão thành Trần Đĩnh, tác giả cuốn Đèn Cù “xôn xao bến nước” dư luận mới đây vào thời điểm mấy năm trước khi ông qua đời :

“Người làm sao văn làm vậy. Tôi quen sống nhân nhượng ,trọng dàn hòa, bằng lòng với chút hạnh phúc bé nhỏ, bằng lòng với cái hữu hạn của một kiếp người nên văn cũng thế, thiếu triệt để ,thiếu quyết liệt, không dám đi tới cái tận cùng. Bởi thế nên không thể “lớn” được!...  Sống không khác, thơ văn làm sao mà khác !”. 

Phản tỉnh muộn của ông được dồn nén vào Tùy Bút Chính Trị, những trang viết cuối cùng ông tự bạch ,ông tự tổng kết một đời văn chương trước khi sang thế giới bên kia, đem theo rất nhiều nỗi niềm...

Vu vơ nghĩ. Đến “cụ” Nguyễn Khải, nhà văn quân đội, cây bút văn xuôi nổi tiếng một thời về kinh lịch từng trải, chứng nhân ba cuộc chiến tranh ,về ” cái nhìn hiện thực sắc sảo” , lại có hẳn “một thời lãng mạn” mà nửa thế kỷ “trường văn trận bút” còn không có , cuối đời cũng không dám mong có tác phẩm văn học lớn để đời, huống chi...

Có lẽ nào câu hỏi đến bao giờ văn học Việt Nam mới xuất hiện tác phẩm hàm chứa ý nghĩa nhân văn nhân bản sâu sắc và lớn lao về CCRD nói riêng ,về lịch sử hiện đại Việt Nam nói chung tương xứng với dân tộc Việt, mãi mãi treo lơ lửng như trăng... thượng huyền ? Đấy cũng là một câu hỏi văn chương chưa có lời đáp ./.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGUYỄN BÍNH – NHÀ THƠ HIỆN ĐẠI


Tiểu luận của Trần Mạnh Hảo
( Nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Bính 20-1-1996)
240px-nguyen_binh



















Nhân một buổi hội thảo thơ 1932-1945, một độc giả hỏi : “ Nếu cần phải chọn một câu thơ hay nhất để đại diện cho Thơ Mới ( thơ tiền chiến) , ông sẽ chọn câu thơ của ai ?”. Không do dự, tôi trả lời : “ Tôi xin chọn câu lục bát : “ Anh đi đấy, anh về đâu / Cánh buồm nâu cánh buồm nâu cánh buồm !” của Nguyễn Bính”. Lại hỏi : “nếu phải chọn một bài cho nền thơ ấy, ông chọn bài nào ?”. Trả lời : “ Tôi chọn bài Tống biệt hành của Thâm Tâm”. Lại hỏi : “nếu phải chọn một tập hay nhất của nền thơ ấy, ông chọn tập nào?” . Trả lời : “Tôi chọn tập “ Lửa thiêng” của nhà thơ quê Hà Tĩnh Huy Cận”. Lại hỏi : “nếu phải chọn một đời thơ tiêu biểu nhất của nền thơ ấy, ông chọn ai ?”. Tôi trả lời : “ Tôi chọn Nguyễn Bính !”.
Vâng, Nguyễn Bính, nhà thơ bị giời đầy : “ Mình tôi giời bắt làm thi sĩ !” Câu thơ ông viết từ những năm đầu của thập kỷ 40 đã vận vào ông : “Chung lưng làm một chuyến đi đầy”. Thậm chí ông còn nhắc con gái sau này : “Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ / Nghèo lắm con ơi bạc lắm con”.
Có lẽ, trong thơ tiền chiến, Hàn Mặc tử và Nguyễn Bính là hai nhà thơ có số phận ít được vận may chiếu cố. Hàn Mặc tử bị trăng hành. Còn Nguyễn Bính bị con bướm Trang Chu hành tới bến. Nếu Thế Lữ được biểu tượng thơ là con hổ, Lưu Trọng Lư là con nai, Chế Lan Viên là con ma Hời, Xuân Diệu là con chim ngứa cổ hót chơi…thì con bướm là biểu tượng cho thơ Nguyễn Bính :
“ Có ai điên dại như tôi nhỉ
Nuôi bướm làm con để nhớ người”
Hay :
“ Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập về bướm trắng mà sang bên này”…
Trong thơ ông, bươm bướm bay nhiều quá, rượu và hoa nhiều quá, nhiều quá những cô gái đẹp chưa chồng. Nhưng bướm đã bay đi, rượu đã nhạt, hoa đã tàn, trinh nữ đã theo chồng hoặc đã chết, chỉ còn mình nhà thơ ngồi lại với phũ phàng và điên đảo :
“Mưa chiều nắng sớm người ta bảo
Cả đến ông giời cũng đổi thay” ( Giời mưa ở Huế)
Tháng chạp năm Nhâm Ngọ 1942, khi mới 24 tuổi, Nguyễn Bính đã viết được những câu thơ hay đến kinh hãi về nỗi buồn, nỗi cô đơn của kẻ lạc loài, của nỗi oán hận suồng sã phải thất tình thay cho con ong cái bướm :
“Uống say cười vỡ ba căn gác
Ném cái chung tình xuống đáy sông” ( Xuân tha hương)
Cùng “cái chung tình” ấy, nhà thơ hầu như đã ném tuổi trẻ mình xuống đáy sông của định mệnh, theo kiểu Thúy Kiều ném 15 năm lưu lạc xuống đáy Tiền Đường .
Nguyễn Bính mồ côi mẹ từ tấm bé. Ta hiểu vì sao nỗi bơ vơ ám ảnh suốt đời ông. Ta hiểu ngay từ lúc mới 13 tuổi, làm bài thơ đầu, ông đã thèm yêu, thèm sống, thèm khát ràng buộc với tất cả và chia tay tất cả. Ông đã vịn vào chuồn chuồn bươm bướm tập đi như vịn chính vào niềm hư vô của kiếp người. Theo Hoài Thanh, Nguyễn Bính chưa hề được đến trường ! ( Giống văn hào M. Goocki của Nga ?). Ông tự học theo người cha và người cậu. Thầy của ông là chim muông cỏ rả làng Thiện Vịnh xa xôi. Tuy nhiên, mọi thứ nào thay thế được mẹ ông.
Nguyễn Bính mồ côi mẹ nên đã mồ côi cả đất trời. Hình như ông đã lớn lên bằng cảm giác của Trần Tử Ngang - người đi dọc thơ Đường : “ Tiền bất kiến cổ nhân / Hậu bất kiến lai giả …( Trước không thấy người trước / Sau chẳng thấy người sau). Cảm giác ngồi một mình bơ vơ trên trái đất của Trần tiên sinh xưa không chỉ được Nguyễn Bính chia xẻ, mà đã thành phận số đời ông. Năm 1937, khi mới 19 tuổi, nhà thơ đã viết một bài thơ tuyệt vời “ Những bóng người trên sân ga” với tận cùng cô đơn kiếp người hay đến mức không còn có thể hay hơn nữa :
“ Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly”
Câu thơ viết ra gần 60 năm rồi, đã sống và chết theo bao lớp người, theo bao trang giấy, qua bao nhiêu trào lưu hiện thực siêu thực, hiện sinh rồi cấu trúc, có vần với không vần, lạ thay, chưa có một ai nói về nỗi cô đơn kiếp người hay bằng câu thơ này của thần thơ Nguyễn Bính ? Hóa ra, cái hình ảnh giản dị và xúc động tận cùng kia, cái dáng người một mình đưa tiễn bóng mình kia, cho đến muôn đời vẫn cứ còn mới mãi, thấm thía và rung cảm mãi.
Nguyễn Bính với cảm quan thiên phú, một trực giác của thảo mộc chim muông, đã biết cách tiễn mình đi vào thi ca bằng lối đi của con bướm dưới gốc hòe Trang tử ! Cái dáng “Chân bước hững hờ theo bóng lẻ” kia không biết mình đang tiễn bóng hay bóng đang tiễn mình ? Với triết học bản thể, câu thơ “ một mình làm cả cuộc phân ly” không chỉ là biểu tượng sinh động, kỳ vĩ, mà còn là một khơi gợi, một phát hiện tâm linh trong hình trình nhập thể nhân loại. Chúng tôi tin rằng, câu thơ này của Nguyễn Bính còn theo ta tới cuối cuộc đời, đến nơi ta chia ly chính bản thân mình để vào vô tận.Viết được những câu thơ có thể sánh với bất cứ thơ Tây Tầu nào hay nhất, ai bảo thơ Nguyễn Bính không hiện đại ?
Thế mà từ năm 1941, năm ra đời cuốn “Thi nhân Việt Nam”của Hoài Thanh, đã có khá nhiều bài viết, nhiều khảo luận về thơ, khi nói về Nguyễn Bính, đều ăn theo lối kết luận phiến diện của Hoài Thanh Hoài Chân cho Nguyễn Bính là thơ nhà quê, chân quê, đồng quê, quê mùa…
Nói về Nguyễn Bính theo trường phái Hoài Thanh mới chỉ nhìn nhà thơ ở phần nổi, phần xác chữ nghĩa mà chưa đủ tầm đi sâu vào hồn thơ rất cổ điển, lại rất hiện đại của Nguyễn Bính làng Thiện Vịnh, huyện Vụ Bản, Nam Định kia ( huyện Vụ Bản còn là quê hương của một thiên tài thi nhạc khác đồng thời với Nguyễn Bính là Văn Cao)
Nguyễn Bính đi tận cùng dân tộc để thành hiện đại : thơ ông phần xác còn mang nâu sồng ca dao nhưng phần hồn đã vươn tới cõi hiện đại vô cùng nhân loại vậy ! Chúng tôi không muốn nói đến “chủ nghĩa hiện đại” phương Tây mà Việt Nam hầu như không có, nên không coi tính hiện đại của thơ chỉ lụy vào con chữ, vào cái bí hiểm cung quăng không thể hiểu, vào cái siêu thực nằm ngoài cảm nhận, mà chỉ đánh giá thơ qua cái sự hay, sự xúc cảm của nó, của nghĩa bóng thơ luôn cất cánh từ nghĩa đen như những câu thơ hay của thi hào Nguyễn Bính mà thôi !
Cho nên, với chúng tôi, hiện đại hay không hiện đại cốt ở hồn thơ, ở nỗi cảm nỗi hay của nó mà thôi. Những câu ca dao và thơ cổ hay nhất của văn học cha ông ta ai bảo không hiện đại nào ? “Gió đưa cây cải về trời / Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” của ca dao hiện đại quá đi chứ ? “ Có thì có tự mảy may / Không thì cả thế gian này cũng không” của thơ Lý Trần hiện đại quá đi chứ ? “ Cái quay búng sẵn trên trời / Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” của Ôn Như hầu hiện đại quá đi chứ ? “ Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao” của Nguyễn Du hiện đại quá đi chứ ? “ Hoa thì hay héo cỏ thường tươi” của Nguyễn Trãi hiện đại quá đi chứ ? “ Hồn cô cát bụi kinh thành / Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe” của Nguyễn Bính hiện đại quá đi chứ ?
Hầu hết thơ Nguyễn Bính dưới cái vỏ chân quê giản dị hiền lành như ca dao, nhưng giấu ẩn sức nghĩ, sức cảm, sức gợi vô cùng tận, hiện đại vì nó hay ở mọi lúc mọi thời. Viết về cái đẹp của sự trống vắng, gợi ra, vẽ ra được cái vẻ tôn giáo của hư vô tồn tại ngay trong lòng cái hữu hạn, phỏng có nhà thơ tiền chiến qua mặt được câu thơ này của Nguyễn Bính :
“Giếng thơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều”
Nỗi trống vắng vô chủ của ba gian nhà trong câu thơ, đã được xúc cảm đẩy từ cái cụ thể thành cái vô biên : nỗi trống vắng và vô chủ của đất trời. Mượn nỗi hoang vu bé mọn của nắng chiều trong căn nhà nhỏ để tả nỗi hoang vu vũ trụ, cũng là nỗi hoang vu muôn thuở hồn người, lục bát Nguyễn Bính hiện đại lắm ru !
Khi Nguyễn Bính tả nỗi cô đơn đến rêu mốc bí mật của kinh thành Huế, cũng để nói vế vẻ huy hoàng tàn phai, hay chính là hồn suông thi nhân mượn cả hoàng thành mà hiu quạnh :
“Thâm u một giải hoàng thành
Đình suông con én không đành bay đi” ( Vài nét Huế)
Con én tân thời không nỡ bỏ cái hoang phế hoàng thành bay đi hay chính là cái níu kéo của hiện tại với quá khứ ? Cái chấm én mọc lên như một cái mầm, cái chồi của lẻ loi, khiến vẻ tàn phai càng tàn phai hơn nữa. Ngoảnh lại cố đô, con én thi ca mà Nguyễn Bính đính lên từ độ ấy, vẫn không đành đoạn bay đi, như thể loài chim thơ ấy vẫn còn là tình nhân bao thời đại đã đi qua !
Trí tuệ thơ Nguyễn Bính là trí tuệ sương mù, của hoa bướm của lửng lơ mây khói. Chất sang trọng hàn lâm giấu trong lục bát nâu sồng Nguyễn Bính như hồn sen giấu trong bùn, ghé mắt vào ta sẽ thấy hoa sen :
“ Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em”
“ Buồng hương bóng bóng mình mình
Gió hiu hiu hắt qua mành mành hoa”
Bên cạnh những bài lục bát nổi tiếng : “Tương tư”, “Lỡ bước sang ngang”, “Người hàng xóm”…ông còn những bài lục bát hiện đại khác : “”Lửa đò”, “ Vũng nước”, “ Qua nhà” và “Thời trước”…
Khi đánh giá thơ tiền chiến nói chung và Nguyễn Bính nói chung, người ta đã thừa nhận sự vượt trội của thơ lục bát Nguyễn Bính nhưng chưa thấy trong thể thơ bảy tám chữ, Nguyễn Bính cũng chẳng kém cạnh bất cứ thi nhân hàng đầu nào cùng thời với ông.Trong thể loại mượn cảnh tả tình, Nguyễn Bính đã có bài thơ vào hàng tuyệt tác là bài “Xuân về” có thể đứng ngang hàng với các bài hay nhất của Hàn Mặc tử và Huy Cận. Về thể hành, bài thơ “Hành phương Nam” của ông không hề hổ thẹn đứng bên cạnh bài tuyệt bút “Tống biệt hành” của Thâm Tâm. Viết về đất thần kinh xứ Huế, xưa nay chưa thấy bài nào hay bằng bài “Xóm Ngự viên” của Nguyễn Bính ? Ông đã làm sống lại thời vang bóng bằng câu thơ hay đến ma quái :
“ Sớm đào, trưa lý, đêm hồng phấn
Tuyết Hạnh, Sương Quỳnh, máu Đỗ Quyên”
Hai câu này có thể ngang với câu vi diệu của Xuân Diệu :
“Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh” ( Nguyệt Cầm)
Hãy đọc lại hồn thơ bi hùng ngang trời lệch đất Nguyễn Bính như “ Giời mưa ở Huế”, “Xuân tha hương”, “Oan nghiệt”…ta thả mình vào nỗi quằn quại như mất cả hình hài, đau thương dữ dội và đồng bóng, để chia xẻ với nỗi vong thân, vong quốc của lớp thanh niên trước 1945. Những bài thơ “ Cô hái mơ”, “Trường huyện”, “ Hoa và rượu”…là những bài thơ đẹp nhất thơ tiền chiến của Nguyễn Bính. Đâu đây ta nghe có hơi Huy Cận trong hồn thơ “ một trời quan tái” Nguyễn Bính :
“ Chênh vênh bóng ngả sầu lau lách
Chiều ngái hương rừng lối nhạt son”
Cái hơi Đường thi từ Huy Cận đi lạc vào Nguyễn Bính rất sang trọng, quý phái : “ Áo bào nguyệt bạch ngựa kim ô” hay đấy, siêu đấy nhưng không phải mạch chính của thơ ông. Cái hơi, cái hồn, cái vía Nguyễn Bính là ở những câu thơ rất Việt rất hay như :
“ Một con diều giấy không ăn gió
Õng ẹo chao mình xuống vệ đê”
Có hàng trăm người viết về tơ liễu từ thơ Đường đến Nguyễn Du, nhưng chưa ai hay bằng Nguyễn Bính tả liễu :
“Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh
Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ”
Chỉ bằng từ “chảy”, Nguyễn Bính không chỉ hiện đại hóa thơ mình, ông còn làm mới cả hồn tơ liễu nghìn năm. Nguyễn Bính làm thơ rất bản năng, thậm chí như vô thức. Số lượng câu thơ hay của ông nhiều hơn bất cứ nhà thơ tiền chiến nào khác. Những câu thơ bất ngờ, hiện đại tới cùng này ai bảo Nguyễn Bính không mới :
“ Ở đây vô số những trời xanh”
Lối viết này Tây hơn cả Tây !
Hoặc quá ngạc nhiên khi ta đọc :
“ Xe ngựa chiều nay ngập thị thành
Chiều nay nàng bắt được trời xanh”
Hay :
“ Giời mờ ngao ngán một loài mây”
Xin lỗi, nếu ai trích được một câu của trường phái “tân con cóc” “ tân siêu thực” của Việt Nam hay ngang những câu này của Nguyễn Bính, tôi xin thưởng ba vạn chín nghìn con kiến,một trăm con voi !
Trong dòng thơ tiền chiến, chúng tôi bao giờ cũng biết cách tôn kính Thế Lữ, ngả mũ trước Xuân Diệu, thán phục Huy Cận, kinh ngạc trước Hàn Mặc tử, mơ mộng sầu thương cùng Lưu Trọng Lư, Hồ Dếnh…Nhưng chúng tôi bao giờ cũng dành cho Nguyễn Bính trọn niềm yêu mến, không chỉ là tấm lòng hậu sinh với bậc tiền bối, mà còn vì tình yêu của độc giả mấy chục năm trời với thơ ông.
Chỉ tính gần chục năm lại đây ( năm 1995khi
tác giả viết bài này) theo thống kê tạm thời của một số nhà xuất bản, thơ Nguyễn Bính đã in và phát hành tới số kỷ lục hàng triệu bản. Qua bao thăng trầm, Nguyễn Bính vẫn là nhà thơ số một được độc giả Việt Nam hâm mộ nhất sau Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi).
Ba mươi năm đã qua ( kể từ năm tác giả viết bài này 1995)từ buổi trưa ngày 30 tết ấy, có lẽ hình ảnh đọng lại trong mắt thi hào Nguyễn Bính là vườm thuốc nam nhà ông Tân Thanh hay một loài mây, hay loài bướm trắng nào vừa chìm xuống đáy ao trước khi ông bụng không hạt cơm ngã xuống trong hôn mê và trong cơn đói vĩnh cửu ? Chỉ biết rằng thi ca ông đã thành vị thuốc nam chữa lành nỗi đau và niềm hư vô kiếp người.
Ông không tìm lối xuyên tường đưa thơ Việt vào hiện đại như ai đó. Thơ ông thẩm thấu qua trời sương khói, qua hồn ca dao, qua Truyện Kiều đưa nâu sồng lục bát quê hương vào hiện đại. Xin đọc lại một câu thơ Nguyễn Bính :
“ Xót xa một buổi soi gương cũ
Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền”
Ôi những mắt chữ điền bị thời gian xô lệch muôn năm cũ, xin về đây soi lại chiếc gương thi ca hiện đại muôn sau Nguyễn Bính.,.
Sài Gòn 28-12-1995
T.M.H.

Phần nhận xét hiển thị trên trang