Ngày 7/12, tại Viện Mỹ-châu Á, Mỹ, hội thảo với chủ đề "Phát triển bền vững vùng hạ nguồn sông Mekong" đã diễn ra với sự có mặt của hơn 40 học giả thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, đại sứ quán một số nước, một số viện nghiên cứu của Mỹ và giới truyền thông địa bàn.
Dưới sự chủ trì của chuyên gia cao cấp Viện Mỹ-châu Á James Borton, các học giả đã thảo luận về sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng hạ nguồn sông Mekong, trong đó tập trung đánh giá những tác động, ảnh hưởng của các công trình xây dựng trên dòng sông Mekong cũng như ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu đối với các nước vùng hạ nguồn, trong đó có Việt Nam.
Năm 2009, Mỹ cùng các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Myanmar đã đồng thuận đưa ra Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong. Theo học giả Jacob Levin, thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong dựa trên các trụ cột gồm y tế, giáo dục, môi trường, sự kết nối, an ninh năng lượng, nông nghiệp và an ninh lương thực.
Thời gian qua, thông qua các tổ chức như USAID, PACOM..., Mỹ đã tham gia triển khai sáng kiến tại khu vực, góp phần tăng cường hợp tác phát triển trên các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, sự phát triển của vùng hạ nguồn sông Mekong hiện đang đối mặt với những thách thức lớn. Việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính và các vấn đề biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, hạn hán... đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nước trong khu vực.
Theo học giả James Borton, dòng sông Mekong dài hơn 4.000 km, bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia trước khi đổ ra Biển Đông thông qua 9 con sông trên lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên vùng đồng bằng sông Mekong, còn được gọi là Đồng bằng sông Cửu Long.
Sự phát triển của vùng đồng bằng sông Mekong được định hình bởi nguồn tài nguyên nước phong phú với hệ thống kênh rạch, đầm phá và những cánh đồng lúa bạt ngàn, nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các mực nước cao của dòng sông trong mùa mưa lũ và mực nước thấp trong mùa nước cạn. Tất cả những điều này đã tạo ra một kỳ quan về nông nghiệp, đóng góp tới 1/2 sản lượng gạo cho Việt Nam. Tuy nhiên, đồng bằng sông Mekong đang đối mặt với những thách thức về môi trường vẫn không ngừng gia tăng.
Hiện các công trình thủy điện của Trung Quốc và các nước trên dòng chính, cùng các vấn đề biến đổi khí hậu, nhiễm mặn, suy giảm đa dạng sinh học, nước biển dâng và ô nhiễm môi trường đang gây tác động lớn tới các vùng đồng bằng hạ nguồn sông Mekong, đe dọa phá vỡ hệ sinh thái mong manh và vựa lúa của hơn 2 triệu cư dân sống tại miền Nam Việt Nam.
Theo học giả Courney Weatherby, thuộc Trung tâm Stimson, có khoảng 130 loài cá cư ngụ trên dòng chính sông Mekong, cung cấp khoảng 39% tổng lượng cá đánh bắt của ngư dân các nước ven sông. Việc xây dựng đập trên dòng chính đã ngăn cản đường di chuyển của các loài cá, do đó ảnh hưởng tới đời sống của ngư dân tất cả các nước. Mặt khác, mùa mưa lũ cũng là mùa sinh sản của hơn 200 loài cá tại vùng hạ nguồn, nên việc xây đập ngăn nước cũng làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của các loài cá tại đây.
Bên cạnh các tác động từ việc xây đập thủy điện, vấn đề biến đổi khí hậu cũng đang làm ảnh hưởng tới các nước vùng hạ nguồn sông Mekong. Năm 2015-2016, mực nước tại đồng bằng sông Mekong xuống thấp tới mức kỷ lục, gây ra tình trạng mặn hóa, làm ảnh hưởng tới gần 1/2 diện tích lúa tại đây. Biến đổi khí hậu cũng làm ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực, làm giảm sản lượng gạo xuất khẩu gạo của Campuchia, ảnh hưởng tới Thái Lan...
Để giảm thiểu các tác động, ảnh hưởng tiêu cực nói trên, các nước dọc sông Mekong cần tăng cường hợp tác dựa trên các cơ chế Ủy ban sông Mekong, Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương và Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong. Đối với vấn đề xây đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong, các nước cần phối hợp đánh giá các tác động ảnh hưởng đến môi trường của vùng hạ nguồn nhằm tránh tình trạng gây ra các thảm họa môi trường tại vùng hạ nguồn, từ đó làm ảnh hưởng tới lợi ích của tất cả các nước./.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Dưới sự chủ trì của chuyên gia cao cấp Viện Mỹ-châu Á James Borton, các học giả đã thảo luận về sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng hạ nguồn sông Mekong, trong đó tập trung đánh giá những tác động, ảnh hưởng của các công trình xây dựng trên dòng sông Mekong cũng như ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu đối với các nước vùng hạ nguồn, trong đó có Việt Nam.
Năm 2009, Mỹ cùng các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Myanmar đã đồng thuận đưa ra Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong. Theo học giả Jacob Levin, thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong dựa trên các trụ cột gồm y tế, giáo dục, môi trường, sự kết nối, an ninh năng lượng, nông nghiệp và an ninh lương thực.
Thời gian qua, thông qua các tổ chức như USAID, PACOM..., Mỹ đã tham gia triển khai sáng kiến tại khu vực, góp phần tăng cường hợp tác phát triển trên các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, sự phát triển của vùng hạ nguồn sông Mekong hiện đang đối mặt với những thách thức lớn. Việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính và các vấn đề biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, hạn hán... đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nước trong khu vực.
Theo học giả James Borton, dòng sông Mekong dài hơn 4.000 km, bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia trước khi đổ ra Biển Đông thông qua 9 con sông trên lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên vùng đồng bằng sông Mekong, còn được gọi là Đồng bằng sông Cửu Long.
Sự phát triển của vùng đồng bằng sông Mekong được định hình bởi nguồn tài nguyên nước phong phú với hệ thống kênh rạch, đầm phá và những cánh đồng lúa bạt ngàn, nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các mực nước cao của dòng sông trong mùa mưa lũ và mực nước thấp trong mùa nước cạn. Tất cả những điều này đã tạo ra một kỳ quan về nông nghiệp, đóng góp tới 1/2 sản lượng gạo cho Việt Nam. Tuy nhiên, đồng bằng sông Mekong đang đối mặt với những thách thức về môi trường vẫn không ngừng gia tăng.
Hiện các công trình thủy điện của Trung Quốc và các nước trên dòng chính, cùng các vấn đề biến đổi khí hậu, nhiễm mặn, suy giảm đa dạng sinh học, nước biển dâng và ô nhiễm môi trường đang gây tác động lớn tới các vùng đồng bằng hạ nguồn sông Mekong, đe dọa phá vỡ hệ sinh thái mong manh và vựa lúa của hơn 2 triệu cư dân sống tại miền Nam Việt Nam.
Theo học giả Courney Weatherby, thuộc Trung tâm Stimson, có khoảng 130 loài cá cư ngụ trên dòng chính sông Mekong, cung cấp khoảng 39% tổng lượng cá đánh bắt của ngư dân các nước ven sông. Việc xây dựng đập trên dòng chính đã ngăn cản đường di chuyển của các loài cá, do đó ảnh hưởng tới đời sống của ngư dân tất cả các nước. Mặt khác, mùa mưa lũ cũng là mùa sinh sản của hơn 200 loài cá tại vùng hạ nguồn, nên việc xây đập ngăn nước cũng làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của các loài cá tại đây.
Bên cạnh các tác động từ việc xây đập thủy điện, vấn đề biến đổi khí hậu cũng đang làm ảnh hưởng tới các nước vùng hạ nguồn sông Mekong. Năm 2015-2016, mực nước tại đồng bằng sông Mekong xuống thấp tới mức kỷ lục, gây ra tình trạng mặn hóa, làm ảnh hưởng tới gần 1/2 diện tích lúa tại đây. Biến đổi khí hậu cũng làm ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực, làm giảm sản lượng gạo xuất khẩu gạo của Campuchia, ảnh hưởng tới Thái Lan...
Để giảm thiểu các tác động, ảnh hưởng tiêu cực nói trên, các nước dọc sông Mekong cần tăng cường hợp tác dựa trên các cơ chế Ủy ban sông Mekong, Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương và Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong. Đối với vấn đề xây đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong, các nước cần phối hợp đánh giá các tác động ảnh hưởng đến môi trường của vùng hạ nguồn nhằm tránh tình trạng gây ra các thảm họa môi trường tại vùng hạ nguồn, từ đó làm ảnh hưởng tới lợi ích của tất cả các nước./.