Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Tự diễn biến, tự chuyển hóa


Hồi xưa mình đi học, nhất là khi bị học môn Mác-Lênin, luôn chịu sự nhồi sọ rằng tổng thống Mỹ dù là "đứa nào" chăng nữa thì cũng chỉ đại diện và bảo vệ quyền lợi cho bọn tư bản cá mập, chứ nó không có quyền hành gì, mà quyền là ở bọn cá mập kia. Bọn mình tin sái cổ. Mỹ nói chung là xấu, đểu, lừa đảo. Cán bộ nói mà không tin thì tin ai, tin con trâu chắc.

Sáng nay đọc báo thấy ông D.Trump kiên quyết không chấp nhận mua cái máy bay Không lực 1 cho chính ông ta, bởi quá đắt, mình đâm ra nghĩ ngợi.

-Một người cả đời làm ăn, tính toán chi li từng xu một mới giàu được tỉ phú, không bao giờ có chuyện ném tiền qua cửa sổ.

-Mua máy bay cho chính mình mà vẫn dứt khoát "nói không với đắt đỏ, lãng phí", thì còn liêm hơn hơn cả mấy ông cán bộ nhà mình lúc nào cũng ra rả về liêm chính.

-Hãng Boeing là trùm tư bản cá mập, ông Trump vẫn đá vào đít Boeing chả sợ gì, chả như anh cán bộ tuyên truyền lâu nay.

-Đã đến lúc cần rà soát lại những luận điệu tuyên truyền của cán bộ mà mình đã bị áp đặt, đời mình thôi thì cũng xong, nhưng phải nói ra cho con cháu nó biết, kẻo cứ bị mắc lừa mãi.

Ký tên: Thông.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà Khoa Học Albert Einstein Và Đạo Phật

   
Thích Nguyên Tạng.
Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ lắm, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau
Ông Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich. Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài “Lý thuyết tương đối hẹp” dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy.
Năm 1911, Ông là giáo sư vật lý ở Prague. Năm 1913, ông được mời làm giám đốc Học Viện Vật Lý Hoàng Đế Wilhelm tại Berlin. Đến năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về Vật lý học qua đề án nghiên cứu “Lý Thuyết Tương đối” (The Theory of Relativity). Trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), ông từng bị tống giam vì tội “chống chiến tranh và ủng hộ hòa bình”. Sau khi Adolf Hitler (1889-1945) trở thành quốc trưởng của Đức, ông ra sức chống lại chủ nghĩa phát xít và rời bỏ nước Đức sang sống tại Hoa Kỳ.
Từ năm 1933 đến năm 1945, ông là giáo sư toán và lý tại Viện Cao học Princeton ở bang New Jersey. Phát xuất từ lòng căm thù chủ nghĩa phát xít mà ông đã giúp cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882-1945) chế tạo bom nguyên tử và cuối cùng bị xem là “cha đẻ” của thứ vũ khí giết người này. Đây cũng là lý do mà về sau năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm Soát Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ.
Ba thập niên cuối đời mình, ông dành thời gian để nghiên cứu về “Lý thuyết thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang” (The Theory of unify gravitation and eletro-magnetism).
Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật. Theo tài liệu “The World As I See It” (Trần thế khi tôi nhìn thấy nó, nhà xb Philosophical Library, New York, 1949) và quyển “Ideas and Opinions” (Những Ý Kiến và Những Quan Điểm, nhà xb Crown, NY, 1945) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi. Đáng chú ý trong tập này là các bài như “Religion and Science” (Tôn giáo và Khoa học), viết từ 1930; bài “Science, Philosophy & Religion, A Sumposium” (Khoa học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941; bài “Religion and Science: Irreconcilable?” (Tôn giáo và Khoa học: không thể hòa giải được sao?) viết vào năm 1948.
Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” (Science without religion is lame. Reigion without science is blind).
Năm 1999, ông được chọn là nhân vật của thế kỷ 20
Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)… là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa.
Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description). Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/ Einstein quotes.htm).
Dù những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm 1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông, người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật.
Thích Nguyên Tạng
Tổng hợp tài liệu theo :
– THE WORLD I SEE IT (Giáo sư Robert Topmiller tại đại học Kentucky, USA tháng 11/1997)
– ALBERT EINSTEIN, A Biography/F. Albrecht/ Viking/USA/1997

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Video cảnh đặt tro cốt Fidel vào tảng đá


Xem video ấn tượng nhất là cảnh Raul đặt hộp tro cốt vừa bằng cái tráp ông thầy bói vào cái “hốc” đục sẵn trên một hòn đá chẳng có hình thù gì, rồi 2 người lính lấp miệng hốc đá bằng một tấm bia có ghi trần xì một chữ (xin nhắc lại là MỘT CHỮ) FIDEL, bỏ luôn cả cái họ CASTRO mà ông em RAUL đang thay thế, đang nắm toàn quyền. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Bản di nguyện tuyệt vời, vĩnh biệt Fidel Castro!





Fidel và Raul

Chu Mộng Long 
– Ai chửi cứ chửi. Tôi vẫn cứ viết về Fidel như tôi nghĩ. Tôi đã bị nhiều kẻ quá khích chửi bới, mạt sát trong bài viết Fidel Castro và chiếc cối xay lịch sử. Phần đông, những người chửi này thuộc “thế lực Việt Nam cộng hòa”. Không chỉ chửi, họ đe dọa trả thù bằng máu đối với những người cộng sản, kể cả những ai bị họ quy cho là bênh vực cộng sản. Thù hận làm họ mù chữ, mù màu và khát máu.
Những kẻ chống cộng chỉ trích, mạt sát Fidel và những người cộng sản mà quên chính mình đang mang dòng máu độc tài và hung hãn. Họ không bao giờ chịu nghĩ đến câu oan oan tương báo không bao giờ dứt. Họ đã từng tham gia vào trò chơi lịch sử cối xay trong quá khứ và bây giờ âm mưu đẩy đồng loại vào trong chiếc cối xay thịt lần nữa?
Những người hô hào đấu tranh cho tự do dân chủ đến lúc tự lột mặt nạ để phơi trần bản chất độc tài hơn mọi kẻ độc tài.
Tôi không bao giờ ủng hộ độc tài, nhưng kính trọng cả hai anh em nhà Castro. Họ đáng được kính trọng ở những điều đã và đang làm, và hiển nhiên cũng đáng rút ra bài học lịch sử từ trong sai lầm và mất mát đau thương trên đất nước họ.
Tính hiện thực của lịch sử là thế. Chỉ có lịch sử giả, lịch sử đểu mới hoặc ngợi ca hoặc thóa mạ một chiều. Dù bị chửi bới, mạt sát, tôi vẫn giữ quan điểm lịch sử ấy! Lịch sử chân chính dạy con người sự trung thực và tình yêu, không dạy sự dối trá và hận thù.
Chính Fidel đã thấm thía bài học ngợi ca một chiều biến ông thành thánh thần của huyền thoại như một cơ hội cho kẻ thù địch kết tội ông độc tài, cho nên ông đã để lại di nguyện về cuộc hỏa thiêu đưa ông về cội nguồn, chấm dứt tệ sùng bái cá nhân từng đưa ông vào nỗi cô đơn khổng lồ sau gần hơn nửa thế kỉ.
Ông không muốn ướp xác, xây lăng, dựng tượng đài… Ông muốn siêu thoát để không ai có thể trục lợi trên thân xác của ông.
Và không thể không bái phục Raul khi quyết tâm thực hiện di nguyện của anh mình. Raul hứa sẽ ra một đạo luật nghiêm cấm mọi hoạt động sùng bái cá nhân như xây tượng đài nghìn tỉ, đặt tên đường, kể cả thờ cúng để không biến Cuba thành đất nước đồng bóng.
Raul có thể giấu di nguyện kia rồi nhân danh mọi thứ tốt đẹp để thần tượng hóa anh mình cho những mưu đồ chính trị, kinh tế lẫn văn hóa. Nhưng Raul đã không làm thế. Raul muốn đất nước phát triển bằng tinh thần khai phóng chứ không muốn bị cầm tù trong khuôn mẫu của quá khứ.
Đây là cơ hội cho một Cuba đi đến hòa giải những khác biệt để có được tự do bình đẳng với thế giới văn minh. Tôi có một niềm tin xác đáng rằng, với trí tuệ như Fidel, không phải ai khác, chính ông đã thiết kế cho người em kế nhiệm của mình cuộc hòa giải với người Mỹ và phương Tây sau hơn nửa thế kỉ rơi vào cố chấp hận thù.
Việc anh em nhà Castro làm không phải hạ thấp tư thế của mình mà thêm lớn lao hơn trong lòng dân Cuba. Không biết điều anh em nhà Castro đã và đang thực hiện ấy có làm xấu hổ những kẻ đang làm ngược như lâu nay họ vẫn làm với đủ mọi thứ nhân danh?
Bản di nguyện tuyệt vời. Vĩnh biệt Fidel Castro!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai thang thuốc quý của vua Gia Long, Minh Mạng

 Vua Minh Mạng

Hai thang thuốc quý của vua Gia Long, Minh Mạng


     ngo-minh Ngô Minh

Mỗi ông vua đều có những thầy thuốc riêng của mình. Cơ quan y tế của triều đình gọi là Thái Y Viện. Vua muốn  bồi bổ sức khỏe hay chữa bệnh , Thái Y Viện phải cử các Ngự Y giỏi nhất nước bắt mạch, kê đơn, sau đó trình vua phê duyệt  rồi mới bốc thuốc. Trong gần 150 năm triều Nguyễn, hiện còn  lưu truyền 2 thang thuốc quý mà các Ngự Y đã  bốc cho vua Gia Long và Minh Mạng .Cả hai thang thuốc đều là thuốc đại bổ.
minh-mangVua Minh Mạng
Theo  Châu bản triều Nguyễn ( Châu bản là những văn bản viết tay do các quan dâng lên cho vua phê duyệt ý kiến  để  thi hành) thì thang thuốc bổ của vua Gia Long do Ngự y phó Viện Thái Y là Đoàn Văn Hòa tâu vua về án mạch và cắt đơn thuốc  . Sau lời thưa trình, Ngự Y viết :” Sau khi xem mạch Hoàng thương, chúng thần nghiệm thấy các mạch lục bộ đều hơi trầm và yếu, chỉ có mạch của thận là tương đối được . Ba mạch bên phải cũng hơi trầm và yếu, nhưng mạch của tỳ thì trở nên yên lành và hơi khá hơn là ngày mùng bốn vừa rồi.
Theo như chúng thần nghiệm thấy được , chúng thần kinh dâng lên hoàng thượng thang thuốc thất vị có gia giảm dùng vào buổi sáng và buối chiều, để làm cho khí thận mạnh lên , và thang thuốc thọ tỳ có gia giảm, dùng trong ngày để tăng sức cho tỳ”. ( Nhà nghiên cứu Phan Thuận An dịch) .Sau đây là hai thang thuốc của vua Gia Long:
Thang thuốc thất ( chín) vị có gia giảm, dùng vào buổi sáng và buổi chiều : 1- Thục địa 2 chỉ; 2- Hoài sơn  3 chỉ; 3- Du nhục 7 phân; 5- Phục linh  5 phân; 6- Nhục quế  3 phân; 7- Ngũ vụ 1 phân ; 8- Liên nhục 5 phân; 9- Tố ty tử 3 phân.
Cách sắc : Nước 1 chén 5 phân, sắc còn 6 phân, thuốc uống lúc bụng đói.
Thang thuốc thất vị có gia giảm dùng trong ngày :1- Sa sâm 2 chỉ; 2- Bạch truật 1 chỉ 5 phân ;3- Hoàng kỳ 1 chỉ; 4-  Hoài sơn 2 chỉ; 5- Chích thảo chút ít ; 6- Toan tảo 3 phân; 7 – Viễn chí 2 phân; 8- Bào khương 2 phân; Liên nhục 3 phân ; còn thêm 2 vị phụ : ô mai 2 quả; Thăng ma sao 1 phân.
Cách sắc : Nước 1 chén 5 phân, sắc còn 6 phân, uống xa bữa ăn ( nghĩa là khi bụng đói);
Sau khi uống hai hang thuốc  thất vị này, vua Gia Long phê :” Đến ngày đông chí, dương khí ( của Trời Đất ) đã trở lại, chính nhờ thuốc này mà thu được công hiệu. Ta vui mừng khôn xiết “( Ngày 6-11- năm Gia Long thứ 18 (1820)
Nổi tiếng hơn là thang thuốc của vua Minh Mạng. Tương truyền, đây là thang thuốc vua uống vào “ nhất dạ ngũ giao sinh ngũ tử
Vua Minh Mạng rất khỏe mạnh, ông  người to béo, vạm vỡ. Vậy vua cần thuốc bổ để làm gì ? Vua Minh Mạng không ai thống kê chính xác có mấy trăm vợ, nhưng ông là người có nhiều hoàng tử và công chúa nhất trong số các vua Nguyễn: 142 người! Ông lại là người trí tuệ sáng suốt nhất trong các vua Nguyễn. Nhà vua đã lãnh đạo công cuộc chấn hưng và phát triển đất nước Việt Nam đầu thế kỷ XIX trên nhiều lĩnh vực. Nhà vua  còn là một nhà thơ để lại một di sản đồ sộ với bảy mươi ba quyển với ba nghìn rưỡi bài thơ ! Để làm được tất cả những việc lớn lao đó nhà vua phải có một sức khỏe phi thường, một trí tuệ anh minh sáng suốt và mẫn cảm. Có lẽ toa thuốc quý Vua Minh Mạng dùng đã giúp ông trí tuệ và sức khỏe để làm nhiều việc phi thường nói trên. Còn chuyện “ ngũ giao sinh ngũ tử” có lẽ chỉ là tiếng đồn vì thấy vua nhiều con quá, nhưng  không sách sử nào chép.
Theo Sách của Lương y Lê Văn Sơn chep lại toa “ nhất dạ ngũ giao” 22 vị , mà Tạp chí Sông Hương đã có lần công bố , thang thuốc Minh Mạng có 22 vị như sau : 1- Sa sâm 5 chỉ ; 2- Độc hoạt 2 chỉ ; 3- Câu kỳ tử   2 chỉ ; 4- Bạch thược 3 chỉ ; 5- Bạch truật 3 chỉ ; 6- Trần bì          3 chỉ ; 7-Đào nhân 5 chỉ; 8-  Khương hoạt 2 chỉ ; 9- Đương quy  3 chỉ ; 10 -Phục linh 3 chỉ ; 11- Mộc qua 2 chỉ; 12 – Đại hồi 2 chỉ ; 13-Thục địa 2 chỉ         ; 14- Cam thảo 3 chỉ ;15- Tục đoạn 2 chỉ ; 16-  Đại táo   2 chỉ ; 17-Phòng phong 3 chỉ   ; 18- Xuyên khung         3 chỉ ; 19- Nhục quế  1 chỉ ; 20 – Đỗ trọng 2 chỉ ; 21 -Tần giao 2 chỉ ; 22- Thương truật 2 chỉ .
Thang thuốc Minh Mạng của Lương y Lê Văn Sơn còn bày cách chế thuốc bằng chưng rượu và ngâm rượu. Chưng thì cho thuốc và rượu vào chiếc bình bằng sành, dán kín không cho hơi thoát ra, cho vào nồi đun cách thủy hai nước. Nước nhất cho vào  thuốc hai lít rượu nếp ngon đun hai giờ, nước nhì cho một lít rượu đun một giờ. Hai nước rượu thuốc chưng được trộn vào nhau, cho thêm dung dịch đường phèn 300 gam trong nửa lít nước. Còn ngâm thì một thang hai lít rượu ngâm trong năm ngày đêm. Chắt rượu ra pha thêm dung dịch đường ( 300 gam  trong nửa lít nước). Nước hai cũng cho hai lít rượu vào nhưng ngâm tới một tháng, xong cũng cho dung dịch đường như trên vào. Rượu thuốc Minh Mạng uống một ly nhỏ trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ mới có công hiệu.
Đơn thuốc thì như vậy ,  nhưng hiệu quả của thuốc lại khác nhau vì trong pha chế cụ thể dâng Vua uống hàng ngaỳ, các Ngự y đều có bí quyết riêng, thông qua bắt mạch, xem thể tạng  của Vua mà gia giảm lượng các vị thuốc, gọi là phương pháp “ Đối chứng lập phương”. Dù vậy, tìm được trong sử sách , nhân ngày Xuân , chúng tôi xin chép giới thiệu  để các lương y ,cũng bạn đọc tham khảo. Cầu mong cho mọi người luôn mạnh khỏe, cường tráng.

( Nguồn :Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng
                                          ở Việt Nam, TTBTDTCĐH xuất bản năm 2002)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hệ quả của việc Hiệp định TPP sụp đổ là gì?



Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất thế giới trong nhiều thập niên qua gần như đã chết. Donald Trump đã tuyên bố rằng vào ngày tại chức đầu tiên của mình, ông ta sẽ từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định được xây dựng trong gần một thập niên. Với 12 quốc gia ven Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Canada, TPP sẽ chiếm gần hai phần năm nền kinh tế toàn cầu. Trump đã gọi đó là một “thỏa thuận khủng khiếp” trong chiến dịch tranh cử của mình. Khi tuyên bố ý định của mình về việc rút ra khỏi hiệp định trong tuần vừa qua, ông nói rằng đó là “một thảm họa tiềm tàng cho đất nước chúng ta”. Nhưng những người ủng hộ Hiệp định nói rằng nó là một sự tiến bộ lớn so với các thỏa thuận thương mại hiện có và rất tốt cho Hoa Kỳ. Quan điểm nào là đúng, và điều gì đang xảy ra vào thời điểm hiện tại?
Đo lường tác động chính xác của các thỏa thuận thương mại đã tồn tại trong nhiều năm qua đã khó; dự báo tác động của các thỏa thuận trong tương lai thậm chí còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế sẽ đồng ý với hai nhận định chung. Một mặt, TPP sẽ tạo ra tăng trưởng lớn hơn cho tất cả các bên tham gia hiệp định. Một loạt các nghiên cứu độc lập dự đoán rằng Hoa Kỳ sẽ thu được những lợi ích lớn nhất xét về giá trị tuyệt đối, và các thị trường mới nổi, đặc biệt là Việt Nam, sẽ được lợi lớn nhất một cách tương đối so với quy mô của mình.
Mặt khác, trong khi các thỏa thuận thương mại tự do làm giàu cho các quốc gia nói chung, các bất lợi có thể là rất nghiêm trọng cho các ngành công nghiệp và các khu vực bị thua thiệt. Ngoài ra, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những tác động tiêu cực này thường kéo dài lâu hơn so với điều mà những người lạc quan đã từng tin tưởng. Nói cách khác, TPP sẽ có thể làm gia tăng sức tăng trưởng của Hoa Kỳ, nhưng ít nhất một số người cũng có lý khi nghĩ rằng nó là một điều khủng khiếp.
Nhưng chỉ nhìn vào tác động đến GDP là quá hạn hẹp. Mục đích của TPP luôn luôn có một phần mang tính chiến lược. Hoa Kỳ và các quốc gia thân thiết, từ Australia đến Singapore, đã hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ cho phép họ định hình cấu trúc thương mại quốc tế tại châu Á và xa hơn nữa. Tham vọng của họ là TPP sẽ thiết lập một tiêu chuẩn mới cho các thỏa thuận trong tương lai. Thay vì truyền thống nhấn mạnh vào việc cắt giảm thuế quan (vốn mà đã ở mức rất thấp giữa các nước giàu), họ quay sang những vấn đề gai góc hơn như sự khác biệt trong các quy định về sở hữu trí tuệ.
Thậm chí nếu TPP không thể đáp ứng được những luận điệu to tát của họ, nó cũng đã tạo ra một nền tảng mới. Nó chứa đựng những quy định bảo vệ mạnh mẽ hơn cho quyền lợi người lao động, nhiều biện pháp bảo vệ môi trường hơn, và, lần đầu tiên, các biện pháp để hạn chế hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn cả là thỏa thuận này loại trừ sự tham gia của Trung Quốc. Cánh cửa có lẽ rốt cuộc sẽ được mở ra cho quốc gia này, nhưng chỉ sau khi Trung Quốc chấp nhận tất cả các quy tắc mà các thành viên TPP ban đầu, mà dẫn đầu là Hoa Kỳ, đã thống nhất.
Do đó, sự sụp đổ của TPP đã tạo ra một khoảng trống ở châu Á. Vai trò của Mỹ như một cường quốc kinh tế trong khu vực đã bị xói mòn bởi sự chuyển hướng sang chủ nghĩa biệt lập của Trump. Theo lý thuyết, 11 thành viên còn lại có thể tái thiết TPP, nhưng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã nói hộ cho nhiều quốc gia khi tuyên bố rằng sẽ là “vô nghĩa” nếu không có Hoa Kỳ. Các nhà quan sát đang trông chờ vào việc Trung Quốc đảm nhận vai trò lãnh đạo kinh tế ở châu Á. Cũng vừa lúc quốc gia này đang thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do (Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP) vốn đang dần hoàn tất.
Nhưng sự chuyển dịch quyền lực sang Trung Quốc không hề đơn giản. Các quốc gia trong khu vực tỏ ra thận trọng trước gã khổng lồ xuất khẩu này, một điểm khởi đầu khó khăn trên bàn đàm phán. Kế hoạch của Trung Quốc đối với thỏa thuận thương mại này cũng bảo thủ hơn so với Hoa Kỳ, vì nó hầu như không đề cập đến những quy định rối rắm đã khiến cho TPP trở nên quan trọng. Thay vào đó, các quốc gia châu Á sẽ cần phải chuyển sang công việc khó khăn hơn là xây dựng các thỏa thuận song phương. Khoảng trống từ việc Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp định là rất lớn, và không dễ lấp đầy.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/12/05/he-qua-hiep-dinh-tpp-sup-do/#sthash.5QXfYpMr.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NÀNG THƠ



Mt bui sáng thc dy
nàng mun được ăn c vn vt trên thế gii
nhng vt cht như ô tô, tàu ho
đ dùng hàng ngày qun áo, giày dép, giy v sinh
nàng mun ăn c nhng mái tóc xù
nhng đám râu như c
nàng mun ung nước hoa thay nước
cho máu nàng thơm hơn
nàng mun ung pipi
ăn caca thay cho thc ăn bio
nàng mun được ăn c thế gii
tr nhng đa tr đ chúng ln lên và được sng làm người thành nhân loi
còn li s chui hết vào bng nàng
ri nàng sa thi bng caca ca nàng trong cái bn cu
nàng mun ăn c nhng li nói thi tha
nhng đnh kiến
ch bao gi đi thay lch s
nhng thp hèn ti tin
nàng s chết hay tiếp tc tn ti
trong thế gii này
sau khi người ta đc và ăn nhng bài thơ ca nàng bng mt, ý nghĩ
bng cách nào đó
nàng tiếp tc viết
ăn c loài người
bng ngòi bút
trên bàn phím
trong khuôn hình màn hình ca chiếc Macbook E
khi phi lên án nàng
quy kết nàng
t do ca nàng là t thân nàng
nàng sinh ra  mt thế h khác, thế k khác
sng mt thế gii tưởng tượng khác
ca riêng nàng
đng áp đt lch s và không gian vi nàng
nàng bên ngoài tt c
nàng chưa bao gi pha chết đói
chưa bao gi phi hp hi
đng nhìn nàng như nhng đnh kiến hp hòi nhng tham vng ti mù
ca nhng k tm thường

Nàng là mt ý nim
là mt tưởng tượng
trong mt hình hài
như thơ ca
là mt thế gii riêng
bng ngôn ng, hình nh
như mt b phim
ngn dài
tuỳ vào đôi mt rng hp
sâu nông
tuỳ vào hiu biết và trái tim
bài thơ này còn dài
tiếp tc chy mãi
nàng dng li
gi đi
đ phóng thích
khonh khc này

Như Quỳnh de Prelle

Phần nhận xét hiển thị trên trang