Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Trước tương lai, sao thể yên lòng?


02/09/2016 08:24 GMT+7
TTO - Nhân dịp Quốc khánh 2-9, Tuổi Trẻ gửi đến bạn đọc bài viết với nhiều gửi gắm tâm huyết về thời cuộc của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Các tít và tựa do Tuổi Trẻđặt.
Trước tương lai, sao thể yên lòng?
Các bạn trẻ trong chương trình Điểm hẹn thanh niên “Tôi yêu Tổ quốc tôi” - Ảnh: NAM TRẦN
Ngày hôm nay, từ góc nhìn mạnh, yếu, suy vong của các triều đại trong lịch sử thì những hiểm họa, những tiêu cực đang phát sinh trong nội tại đất nước khiến cho những đảng viên cộng sản trung kiên, các bà mẹ đã cống hiến những người con cho Tổ quốc, những gia đình đã chịu nhiều hi sinh mất mát không thể yên lòng
Đã từ lâu, với thế hệ chúng ta, ngày 2-9 là ngày Quốc khánh thiêng liêng của đất nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Tổ quốc thiêng liêng được vun đắp bởi xương máu và mồ hôi nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam...
Ngày hôm nay, từ góc nhìn mạnh, yếu, suy vong của các triều đại trong lịch sử thì những hiểm họa, những tiêu cực đang phát sinh trong nội tại đất nước khiến cho những đảng viên cộng sản trung kiên, các bà mẹ đã cống hiến những người con cho Tổ quốc, những gia đình đã chịu nhiều hi sinh mất mát 
không thể yên lòng.
Ai là người đủ dũng cảm để gột sạch những vết nhem nhuốc?
...Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí 112 trong số 168 quốc gia về chỉ số cảm nhận mức độ tham nhũng theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch quốc tế; còn người dân thì có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực, theo báo cáo của Ủy ban 
Kinh tế Quốc hội năm 2012.
Trong khi đó, nợ công đang ở mức trên 58% GDP (số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố tháng 8-2016), tức là mỗi người dân đang phải chịu khoản nợ 1.000 USD. Năng suất lao động thấp, làm không đủ để trả nợ, đất nước đang phải đi vay nợ để trả nợ.
Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay: “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”; xuất hiện sự câu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm..., gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế.
Các vụ án tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng được đem ra xét xử hay chưa xét xử, thấy thấp thoáng “bóng dáng” của những cán bộ nắm giữ vị trí quản lý, thậm chí cả cán bộ quản lý ở cấp cao.
Với đội ngũ hùng hậu hơn 4,5 triệu đảng viên hiện nay, đặc biệt là trong ban lãnh đạo, ai là những người đủ dũng cảm để gột sạch những vết nhem nhuốc làm vấy bẩn đội ngũ của chúng ta.
Trong cuộc đấu tranh trước đây, để bảo vệ Đảng, bảo vệ lợi ích nhân dân, chúng ta dám chấp nhận hi sinh mạng sống của mình, thì hôm nay cũng phải dám vượt qua cám dỗ, thậm chí phải có dũng khí thấy cái đúng phải lên tiếng ủng hộ, thấy cái sai phải kiên quyết bài trừ.
Trước tương lai, sao thể yên lòng?
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (bên trái) trong một lần tiếp xúc cử tri ở Q.3, TP.HCM - Ảnh: Q.ĐỊNH
Ai không đảm đương được công việc, hãy tự trao mái chèo
Ngoài những điều đã sáng rõ và sự thống nhất cao về những nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân sẽ tập trung thực hiện, Đại hội Đảng lần thứ XII đã chứng tỏ còn là một đại hội ghi dấu ấn đặc biệt quan trọng trong tập trung thống nhất về quyền lực của lãnh đạo cấp cao của toàn Đảng - tạo thêm những điều kiện cần và đủ để ban lãnh đạo mới có thể chỉ đạo làm đến cùng và rốt ráo những việc nguy cấp, nổi cộm mà ở những giai đoạn trước không làm nổi.
Cũng vì thế mà từ Đại hội Đảng lần này đang dấy lên sự hi vọng trong toàn Đảng, toàn dân về sự trở lại của niềm tin của Dân với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
5 năm một nhiệm kỳ chỉ là cái chớp mắt của lịch sử, nhưng cũng chính vào lúc này, Đảng phải chứng minh cho nhân dân thấy được rằng bằng việc làm đúng đắn hôm nay, những đảng viên chân chính sẽ giữ cho con thuyền cách mạng không bị chệch hướng trong tương lai.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ ra những tiêu cực trong lựa chọn cán bộ, đó là: thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư mới đến trí tuệ.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng, những hành động mạnh mẽ gần đây của các cơ quan chức năng là những dấu hiệu tốt, thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy, chỉnh đốn Đảng và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng.
Không có cách nào khác, trước sự tồn vong của Đảng, của đất nước, với sự ủng hộ của hơn 90 triệu nhân dân, trách nhiệm với lịch sử và tương lai đang đè nặng lên vai những người được tin tưởng nắm giữ vai trò chèo lái; phải lấy lại niềm tin trước sự rộng lượng của nhân dân bằng cách hành động, bằng tính tiên phong đã được chứng minh trong thực tiễn đấu tranh.
Ai đó cảm thấy không đảm đương được công việc hãy tự nguyện trao lại mái chèo, hoặc Đảng buộc họ phải ra đi.
Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có tài, có liêm sỉ và có khát vọng cống hiến, đó là những phẩm chất mà nhân dân trông đợi vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Sau khi bài viết của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đăng tải trên Tuổi Trẻ Online và một số báo trong ngày 1-9, có nhiều người bày tỏ sự ủng hộ với các nhận định của nguyên Chủ tịch nước. Tuổi Trẻ ghi nhận các ý kiến sau đây và mong nhận thêm các đề xuất, gợi mở từ bạn đọc.
Ông LÊ QUANG THƯỞNG (nguyên phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức trung ương):
Hãy bắt đầu bằng các vụ Trịnh Xuân Thanh, MobiFone mua AVG
Trước tương lai, sao thể yên lòng?
Ông Lê Quang Thưởng - Ảnh: V.DŨNG
Tôi nghĩ rằng đa số người dân, cán bộ, đảng viên đồng tình và hoan nghênh bài viết của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Bước đầu người dân cũng thấy rằng sau Đại hội XII, ban lãnh đạo mới có nhiều biểu hiện tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, quyết tâm xây dựng bộ máy liêm chính.
Tuy vậy, như ông Trương Tấn Sang nói, những trở ngại đối với đất nước còn quá lớn, để vượt qua được phải cần đến trách nhiệm, lòng dũng cảm, đặc biệt là trách nhiệm của những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Chống tham nhũng là vấn đề vô cùng khó khăn, như chính Tổng bí thư gần đây nói rằng vì lợi ích bây giờ nó chằng chịt với nhau, mà trong đám lợi ích ấy lại có bóng dáng cán bộ cấp cao như đề cập của ông Trương Tấn Sang.
Nhưng khó không phải là không làm được. Tôi nghĩ một khi đã thẳng thắn nói ra được như vậy thì nếu quyết tâm cũng sẽ làm tốt. Trung Quốc “đả hổ diệt ruồi” được, tại sao chúng ta không làm được.
Lúc này, tôi đề nghị ban lãnh đạo phải đoàn kết, quyết tâm, những người liêm chính phải đồng lòng chung sức. Trước mắt, hãy làm triệt để, làm đến cùng các vụ việc được Tổng bí thư chỉ đạo như vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ MobiFone mua AVG, công bố rõ để nhân dân biết thì sẽ tạo niềm tin, tạo đà cho những việc khác.
* Bà Nguyễn Thị Việt Thùy (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM):
Một bài viết 
nói hộ nỗi lòng
Trước tương lai, sao thể yên lòng?
Bà Nguyễn Thị Việt Thùy - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Hôm nay, giữa rất nhiều thông tin thời sự, tôi dừng lại rất lâu trước bài viết của ông Trương Tấn Sang - một bài viết nặng suy tư, một bài viết nói hộ nỗi lòng của nhiều người, nhất là những đảng viên chân chính yêu nước, yêu Đảng, yêu lý tưởng và con đường 
mà chúng ta đã chọn, đã đi.
Cách đây ít ngày, đảng ủy xã nơi tôi đang cư trú tổ chức đợt học tập nghị quyết Đại hội Đảng XII. Trong bài thu hoạch, tôi đã gạch dưới, tô đậm nhiều lần câu hỏi: “Ray rứt, băn khoăn của đồng chí hiện nay là gì?”. Câu trả lời của tôi cũng chính là bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và sự nghiệp cách mạng như ông Trương Tấn Sang phân tích.
Tôi đã đặt dấu hỏi một cách thẳng thắn: Liệu Đảng vẫn có đủ năng lực, đủ tầm để dự báo hay không? Đảng có trách nhiệm như thế nào trước hiện trạng phát triển của đất nước? Trong báo cáo nào cũng thấy đất nước có phát triển, nhưng nếu lý ra có thể phát triển đến 10 mà thực tế chỉ được 2-3 thì đó là vấn đề phải xem lại trách nhiệm. Rồi nạn tham ô, tham nhũng mãi vẫn chưa diệt được.
Ông Sang có nêu nguyên nhân do năng suất lao động thấp nên nước ta làm không đủ để trả nợ, tôi cho rằng trong ý này cần phải vạch rõ chính tham ô, tham nhũng, lãng phí mới là nguyên nhân lớn khiến nợ công tăng cao, của cải làm ra không đủ cho nhu cầu đầu tư phát triển.
Gần đây, tôi và bạn bè đã bắt được một số tín hiệu vui. Các lãnh đạo mới của Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo khá kiên quyết khiến chúng tôi cảm thấy bước đầu lấy lại niềm tin, dù vẫn vừa tin vừa lo.
Thật ra trong đội ngũ của chúng ta vẫn còn rất nhiều những cán bộ tốt, đảng viên tâm huyết. Việc cần làm của Đảng là phải sáng suốt, đánh giá đúng năng lực, phẩm chất, mạnh dạn kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những người không xứng đáng.
Dĩ nhiên kêu gọi liêm sỉ, lòng tự trọng và dũng khí của những người “cảm thấy không thể đảm đương nổi công việc” để họ “tự nguyện trao lại mái chèo” là cần thiết. Nhưng kỷ cương và sự cứng rắn của Đảng để “đưa họ ra khỏi bộ máy” còn cần thiết và bức bách hơn, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
LÊ KIÊN MAI HƯƠNG ghi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kiểm tra kỹ, nếu không vấn đề gì cũng không sao cả. Có gì mà ầm ĩ?

THÒ RA THỤT VÀO - NHỮNG THÙNG RÁC TRUNG QUỐC Ở BỜ HỒ

Những thùng rác in chữ Trung Quốc 
ở quanh hồ Hoàn Kiếm bất ngờ biến mất sau một đêm?

Kênh 14 
01/09 lúc 16:40

Tối 31/8, trên MXH xuất hiện hình ảnh hàng chục thùng rác có in chữ Trung Quốc được đặt quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tuy nhiên, sau một đêm, theo ghi nhận của PV, những thùng rác này đã biến mất hoàn toàn.

Chiều 31/8, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh nhiều thùng rác mới được đưa tới Bờ Hồ để chuẩn bị lắp đặt quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo hình ảnh được chia sẻ, trên nắp những chiếc thùng rác này đều có chữ tiếng Trung. 


  

Thùng rác in chữ Trung Quốc xuất hiện ở bờ hồ Hoàn Kiếm chiều 31/8. Ảnh Facebook 
 
 Hàng loạt thùng rác có in chữ tiếng Trung Quốc.

Ngay sau đó, trong đêm lại tiếp tục xuất hiện những hình ảnh một số người được cho là công nhân đang cố gắng tẩy rửa dòng chữ Trung Quốc in trên nắp thùng rác, gây xôn xao cộng đồng mạng vì sự khó hiểu của vụ việc.

Để tìm hiểu kĩ hơn, sáng 1/9, chúng tôi đã có mặt tại khu vực Bờ Hồ – và khảo sát những địa điểm đã từng xuất hiện trong các bức ảnh kia. Tuy nhiên, hoàn toàn không thấy bóng dáng của những thùng rác đã được ghi nhận trong chùm ảnh chụp ngày hôm trước. 


 


Khoảng 7h sáng 1/9, những thùng rác trên đã được đưa đi nơi khác.

Liên lạc với ông Lê Trung Dũng, Trưởng phòng truyền thông Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) qua điện thoại, ông Dũng xác nhận hệ thống thùng rác quanh khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm do công ty ông quản lý.

Ông Dũng cho biết, chiều qua (31/8), Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội có nhập một lô thùng rác mới với số lượng 50 thùng chứa rác vụn để người dân bỏ rác. Trong vòng ngày hôm nay và ngày mai đơn vị sẽ tiến hành lắp đặt quanh khu vực bờ hồ gồm các đường Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng.

Khi được hỏi về xuất xứ của những thùng rác này có phải từ Trung Quốc hay không, ông Dũng cho biết: “Tất nhiên mình không có thì mình phải nhập thôi chứ có gì đâu. Hàng hóa chữ Trung Quốc hay chữ Anh thì có sao, quan trọng là chất lượng có bị ảnh hưởng gì không thôi”.

Trả lời về việc có người thấy nhóm công nhân đã dùng xăng tẩy rửa dòng chữ Trung Quốc trên nắp thùng rác vào chiều tối 31/8 thì ông Dũng cho biết: “Tôi chưa rõ và sẽ cho kiểm tra lại thông tin này”.

Sau đó, đến trưa nay, chúng tôi tiếp tục ghi nhận được hình ảnh nhân viên của Urenco mang các thùng rác mới đến lắp đặt ở khu vực hồ Gươm. 
 

Đến trưa cùng ngày nhân viên Urenco đã đưa thùng rác đến lắp đặt. 
. 

Những thùng rác này rất giống với thùng rác in chữ Trung Quốc tối qua.

 


Tuy nhiên, trên các thùng rác này chỉ có chữ tiếng Việt và tiếng Anh.

 


Nhân viên sẽ lắp đặt 50 thùng rác quanh bờ hồ.

 


Cận cảnh thùng rác mới.

 


Thùng rác có kích thước rộng và chiều cao khoảng gần 1m.

Điều đặc biệt những thùng rác này có kích thước và màu sắc giống hệt những thùng rác được đặt vào chiều tối ngày 31/8. Tuy nhiên, không có chữ Trung Quốc nào cả mà thay vào đó là dòng chữ tiếng Việt HÃY CHO TÔI XIN RÁC ở trên nắp và mặt trước thùng thì có dòng chữ tiếng Việt và tiếng Anh: THÙNG RÁC/WASTE BIN.



 


Hình ảnh người bỏ rác giống hệt hình ảnh lan truyền trên mạng trước đó nhưng chữ Trung Quốc đã “biến mất”.

Trao đổi với chúng tôi về việc các thùng rác đã bày trước đó in chữ Trung Quốc tại sao hiện tại đã biến mất, ông Dũng cho hay: “Đó là bên đơn vị giới thiệu thùng rác cho công ty chứ không phải người của Urenco, lô hàng đó cũng không liên quan tới chúng tôi. Còn thùng rác của chúng tôi không in chữ Trung Quốc nào cả. Hai lô hàng có hình dáng giống nhau thôi.”

 


Việc lắp đặt thùng rác quanh bờ hồ tránh việc vứt rác bừa bãi khi tuyến phố này sẽ thành tuyến phố đi bộ. 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Nhật mất bao nhiêu năm để "tẩy độc" biển ?


image
"......Sau khi khảo sát quần thể sinh vật ở 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (được giao nhiệm vụ tìm nguyên nhân cá chết) kết luận, 50% diện tích san hô (trên tổng số 800 ha) khu vực biển 4 tỉnh này đã bị phá hủy...."

animals ocean turtles sea turtle sea turtles
Sau khi khảo sát quần thể sinh vật ở 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (được giao nhiệm vụ tìm nguyên nhân cá chết) kết luận, 50% diện tích san hô (trên tổng số 800 ha) khu vực biển 4 tỉnh này đã bị phá hủy. Các nhà khoa học nói rằng, Việt Nam cần đến 50 năm, hệ sinh thái biển ở Miền Trung mới có thể phục hồi hoàn toàn.

Khi biển bị nhiễm độc, các nước trên thế giới làm gì ?

. Một giải pháp khả thi làm sạch môi trường là dùng tàu hút trầm tích đáy biển, lấy chất độc xyanua & phenol ra khỏi biển.

image
Đó chính là phương pháp mà người Nhật sử dụng trong quá trình làm sạch vịnh Minamata, nơi xảy ra thảm họa môi trường Minamata vào năm 1953..

image

Tại sao người ta phải vét đáy biển?.

. Vì rằng, mỗi khi có sóng ngầm, lớp trầm tích độc hại đang lắng đọng, nằm yên dưới đáy sẽ trỗi dậy, cuộn lên trên bề mặt mà khi “trời trong, biển lặng”, chúng ta cứ tưởng là biển sạch.

.Lúc bấy giờ, với sự lao động miệt mài, chăm chỉ & đầy ý chí, họ đã MẤT 23 NĂM ĐỂ ĐÁNH BẮT, TIÊU HỦY HẾT SỐ CÁ ĐÃ NHIỄM ĐỘC, ĐỒNG THỜI MẤT 14 NĂM RÒNG RÃ ĐỂ NẠO VÉT, XỬ LÝ SỐ BÙN NHIỄM ĐỘC dưới lòng vịnh Minamata với kinh phí lên tới 48,5 tỉ yên.

.Thế nhưng, ngày ấy, với sự thận trọng trong cách xử lý chất độc, đất nước Nhật đã không ngăn cản được bệnh Minamata, một căn bệnh khủng khiếp nhất của mọi thời đại.

image
. Máu của những người tắm biển, ăn cá & các sinh vật vỏ cứng từ vịnh Minamata đã bị nhiễm xyanua & phenol nhưng họ không hề hay biết.

.Và một thời gian không lâu, người dân của thành phố Minamata thơ mộng, xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) bỗng phát bệnh, tay, chân bị liệt, run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, nói lắp bắp, rú lên đau đớn vì co thắt. Những đứa trẻ sơ sinh bắt đầu bị liệt não, điếc, mù, đầu nhỏ, sống thoi thóp trong què quặt & dị dạng.

image
. Kinh hoàng vì số người mắc bệnh Minamata do nhiễm hóa chất từ Công ty Chisso thải ra đã lên tới 17.000 người !

Thảm họa biển nhiễm độc tại vịnh Minamata đã đi vào lịch sử như một vết hằn đau đớn & khủng khiếp nhất của nhân loại.




Trương Văn Khoa
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Cứ như thật!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Độc tài khác với cứng rắn?


A24 robert pattinson boss in control rover
Ai cũng muốn có sếp dễ tính. Và nếu sếp tôi vừa dễ tính, vừa tôn trọng đóng góp của tôi và luôn thử thách để giúp tôi đi lên trên bậc thang sự nghiệp, thì đó là điều rất đáng hoan nghênh.

Nhiều người cho rằng những người sếp khó tính thường là những kẻ độc tài.

Tuy nhiên điều họ không hiểu là sếp dễ tính chưa chắc đã là sếp tốt.

Tôi đã nhìn thấy nhiều nhà lãnh đạo miệng thì cứ yêu cầu nhân viên phải làm tốt nhưng trong bụng vẫn lo mình không được cấp dưới yêu mến. Họ muốn được cấp dưới tôn sùng và muốn làm bạn với cấp dưới.

Đây là thể loại sếp luôn sợ rằng nếu họ đề ra những chỉ tiêu trong công việc, điều đó sẽ gây tổn thương cho lòng tự trọng của cấp dưới. Kết quả là đội ngũ lao động trở nên dễ tự mãn, khiến hiệu suất công việc đi xuống.

the office boss michael scott mug coffee cup
Tôi đã chứng kiến những lãnh đạo xuất sắc, dù là trong lĩnh vực nghiên cứu hay cố vấn, bước vào công sở và chỉ tập trung cao độ vào kết quả. Những vị sếp này không cần được yêu mến, họ đòi hỏi một cách không thoả thiệp, và nhân viên của họ biết điều này.

Ông trùm bất động sản Mỹ Bill Sanders là một ví dụ. "Tất cả mọi người đều biết rằng Bill yêu cầu hiệu quả," Ronald Blankenship, cựu chủ tịch và CEO của Verde Realty, một quỹ đầu tư bất động sản và là một cộng tác lâu năm của Sanders, nói.

image
"Nếu bạn làm việc với ông, bạn hãy sẵn sàng xem công việc là trọng tâm duy nhất."

Những lãnh đạo giỏi này không ngại đề ra các quy tắc và họ không hề do dự. Điều nghịch lý là sự cứng rắn của họ, thường đi kèm với tầm nhìn xa, thường khiến họ được tôn trọng nhiều hơn thay vì ít đi.

Trên thực tế, điều họ nhận lại còn nhiều hơn thế: Sự tôn trọng, sự trung thành và thậm chí sự yêu mến.

Tất nhiên khó tính khác với xúc phạm. Làm sao để bạn biết mình sắp mắc hội chứng 'sếp dễ tính'? Hãy nhìn vào những câu hỏi này và ghi lại những lần bạn trả lời 'có'.

image

·         Trong năm qua, bạn đã bao giờ hạ sự kỳ vọng đối với một nhân viên nào đó khi họ không thể đáp ứng được tiêu chuẩn bạn đưa ra?

·         Trong năm qua bạn đã bao giờ không trừng phạt những cử chỉ xấu?

·         Bạn đã bao giờ thưởng cho một nhân viên dù họ không thể đạt được chỉ tiêu, chỉ vì họ đã 'rất cố gắng'?

·         Bạn có đưa ra những mục tiêu mù mờ cho nhân viên mình? Những mục tiêu rõ ràng thường rất cụ thể, có thể đo đếm, có thể đạt được và có thời hạn, còn các mục tiêu mù mờ thì không.

·         Bạn có ngại đưa ra những nhận xét tiêu cực vì sợ làm ai đó tổn thương?

·         Khi phải đưa ra những nhận xét tiêu cực, bạn có nhận ra mình đang nói giảm nói tránh?

·         Sếp bạn và các quản lý khác có xem bạn là người mềm mỏng?

·         Bạn có phải là người thường tự mãn?

mad men work confused boss hard
Nếu bạn trả lời 'có' trước nhiều hơn ba câu hỏi phía trên, có lẽ bạn đang bắt gặp hội chứng 'sếp dễ tính'. Trong trường hợp đó, có lẽ bạn nên thay đổi cung cách của mình.


Nếu bạn muốn được tôn trọng, thay vì chỉ được yêu mến:

·         Hãy đề ra các chỉ tiêu cho nhân viên bạn, quan sát hiệu suất của họ, những gì bạn đã làm để khiến họ phải đạt những chỉ tiêu đề ra và ghi chép vào một cuốn sổ tay.

·         Với mỗi bản báo cáo, hãy nhìn lại những chỉ tiêu đề ra, liệu chúng có đủ tham vọng, đủ rõ ràng hay chưa? Đừng hạ thấp kỳ vọng chỉ vì một ai đó không đạt chỉ tiêu.

·         Liệu có cách nào đó để đề ra chỉ tiêu một cách rõ ràng và minh bạch giữa tập thể? Điều này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và cũng khiến bạn khó do dự hơn khi quy trách nhiệm một ai đó.

·         Hãy làm quen với việc đưa ra nhận xét tiêu cực: Tránh bị xúc động và tập trung vào sự thật, hãy đưa ra tín hiệu về những nhận xét tiêu cực để đối tượng nghe không bị bất ngờ. Tập trung vào giải pháp làm sao để cải thiện vào lần tới thay vì chỉ lên án những gì đã xảy ra.

television mad men peggy olson pete campbell
Sếp dễ tính có thể tự nghĩ tốt về bản thân nhưng họ không mang lại hiệu quả cao như những sếp cứng rắn hơn.

Nếu bạn làm việc cho một sếp dễ tính, đừng tự mãn quá nhanh. Nếu bạn không nâng cao kỹ năng của mình và phát triển bản thân, bạn không chỉ đang giẫm chân tại chỗ mà thực sự đang tụt lùi.

Trong môi trường ngày nay, nơi mà sự cạnh tranh đến từ mọi phía, đây không phải là công thức làm nên thành công.



Sydney Finkelstein

deal with it boss melissa mccarthy get out gtfo
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thủ tướng đề nghị bỏ điều 292 Luật Hình sự


Theo Cổng thông tin Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh quan điểm với Bộ Tư pháp: "Đối với những vấn đề qua rà soát khẳng định có sai sót, mà nếu không sửa (sẽ) không thể thi hành được thì cần kiên quyết sửa".
Sáng nay, 1/9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã thảo luận các nội dung liên quan đến công tác xây dựng thể chế, pháp luật trong chương trình làm việc của phiên họp thường kỳ tháng 8. Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - đơn vị trực tiếp soạn thảo dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (BLHS) số 100/2015/QH13 đã trình bày tờ trình về dự án này.
Điều 292, Bộ luật Hình sự, khởi nghiệp
Đa số ý kiến thành viên Chính phủ đề nghị bỏ điều 292. Ảnh: VGP
Một trong những quy định thu hút nhiều ý kiến nhất chính là nội dung sửa đổi, bổ sung điều 292 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
Theo bản tin VTV lúc 12h trưa nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các Bộ, bao gồm cả Bộ Công an và Bộ TT&TT... đều có chung quan điểm là bỏ Điều 292. 

Cụ thể, theo lý giải của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, việc quy định tội danh này ảnh hưởng đến cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Mạng máy tính và viễn thông là công cụ kinh doanh của đa số doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực. Theo quy định thì phần lớn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng internet và do có tương tác giữa những người sử dụng với nhau nên được coi là mạng xã hội. Với điều kiện như hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp khó đáp ứng được điều kiện kinh doanh mạng xã hội mà trong quá trình khởi nghiệp thì phải thử nghiệm để hoàn thiện mô hình kinh doanh và nếu thử nghiệm thành công với lợi nhuận trên 50 triệu đồng hay có doanh thu trên 500 triệu đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như quy định tại Điều 292 là không hợp lý.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng yêu cầu Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan rút kinh nghiệm, nâng cao trách nhiệm trong việc xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 với tinh thần thận trọng, đặt chất lượng lên hàng đầu. "Đối với những vấn đề qua rà soát khẳng định có sai sót, mà nếu không sửa không thể thi hành được thì cần kiên quyết sửa", Thủ tướng nêu rõ. Ban Soạn thảo phải tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và phải bảo đảm sự thống nhất cao đối với những vấn đề lớn, đặc biệt là phạm vi sửa đổi.

BLHS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10 tổ chức vào tháng 11/2015, đã được công bố và thời điểm bộ luật này có hiệu lực là từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, vào ngày 29/6/2016, Quốc hội khóa XIII đã ra Nghị quyết 144 về việc lùi hiệu lực của Bộ luật Hình sự năm 2015 và 3 đạo luật liên quan. Quốc hội cũng đã quyết nghị bổ sung Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và dự kiến trình Quốc hội khoá XIV tại kỳ họp thứ hai diễn ra vào tháng 10 tới.
Thời gian qua, dư luận và đặc biệt là cộng đồng khởi nghiệp, CNTT đã "dậy sóng" vì điều 292. Hầu hết đều lo sợ điều luật này nếu áp dụng trong thực tếsẽ hình sự hóa và đe dọa các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp công nghệ nhỏ, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa, BLHS đã bỏ tội danh kinh doanh trái phép nhưng Điều 292 lại quy định tội “kinh doanh trái phép trên mạng”. Hơn nữa, trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện có đến 267 ngành nghề nhưng Điều 292 chỉ quy định xử lý hình sự đối với một số ngành nghề trong số đó. Thêm vào đó, cũng những lĩnh vực kinh doanh nêu tại Điều 292 nếu thực hiện qua mạng thì bị xử lý hình sự còn nếu không thực hiện qua mạng thì không bị xử lý hình sự. Đây là một sự bất bình đẳng. Các hiệp hội lớn như Vinasa, VCCI đều đã kiến nghị bỏ điều 292 ra khỏi BLHS 2015.
Tuy nhiên, đầu tháng 8 vừa qua, Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì xây dựng dự án này đã đăng tải dự thảo Luật trên Cổng thông tin điện tử của mình để lấy ý kiến cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trước khi trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 8. Trong dự thảo này vẫn giữ điều 292, dù Bộ này xác nhận, đây là một trong 4 vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau và cần phải xin ý kiến Chính phủ.
T.C

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà văn chỉ đăng lại, không có ý kiến gì - Là làm sao?


Bàn về sự suy diễn tùy tiện của ông Phạm Viết Đào về cái gọi là “khi thành quả cách mạng bị “biến hóa””
11 Tháng Chín, 2015 Duy Vũ 1 Comment
Duy Vũ
1. Sự suy diễn không thực tế và không logic về cái gọi là sự chuyển hóa từ “dân chủ” thành “đảng chủ”.
Trong bài viết “Khi thành quả cách mạng bị “biến hóa””, ông Phạm Viết Đào đã đưa ra những luận giải để đưa ra kết luận mang quan điểm cá nhân của ông rằng: “Tóm lại, hệ điều hành quản trị của bộ máy nhà nước Việt Nam từ tiền khởi văn bản Hiến pháp 1946, thành quả của Cách mạng tháng 8 tới Hiến pháp 2013 đã chuyển hoá từ dân chủ sang “Đảng chủ””.
Đây thực sự là một quan điểm cá nhân hết sức phiến diện và áp đặt. Bởi lẽ, “nền tảng dân chủ” mà Hiến pháp năm 1946 là dùng để khẳng định chế độ chính trị xã hội mà nhân dân ta xây dựng khi đó là chế độ dân chủ, một chế độ xã hội mới do nhân dân làm chủ đối lập hoàn toàn với chế độ “quân chủ” do vua chúa phong kiến làm chủ trước cách mạng ( cụ thể là vua Bảo Đại).
Ông Phạm Viết Đào có lẽ không hiểu được ý nghĩa của việc Hiến pháp năm 1946 khẳng định việc xây dựng chế độ dân chủ, hay việc “… kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”, là sự khẳng định vĩnh viễn chấm dứt chế độ quân chủ ở nước ta, để xây dựng chế độ chính trị xã hội mới tiến bộ hơn – chế độ dân chủ cộng hòa.
Mục tiêu “dân chủ”, “nền tảng dân chủ” vẫn được kế thừa phát triển khẳng định qua các bản hiến pháp ban hành các năm 1959, 1982, 2013, không hề có sự gạt bỏ “nền tảng dân chủ” như ông Phạm Viết Đào nói. Chỉ có sự cụ thể hóa, phát triển về nền tảng dân chủ theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn hai cuộc kháng chiến cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước về sau này. Dân chủ được khẳng định vừa là mục tiêu, vừa là động lực chủ yếu, nền tảng cơ bản trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mãi mãi về sau.
Mối quan hệ giữa việc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, với việc làm chủ của Nhân dân cũng là để phát huy dân chủ cao hơn nữa, Nhân dân vẫn là chủ, Đảng giữ vai trò lãnh đạo không thể gọi là “Đảng chủ”.
Nhà nước đóng vai trò quản lý, điều hành đất nước, tại sao ông Phạm Viết Đào không nói là “Nhà nước chủ”!? Thật sự cách mà ông Đào suy diễn thật phiến diện, ấu trĩ đến mức lạ thường.
2. Không hề có sự “biến hóa”, xóa bỏ đối với “Quyền tư hữu tài sản” trong tất cả các bản Hiến pháp 1959, 1982, 2013!?
Ông Phạm Viết Đào đưa ra quan điểm: “Trong Hiến pháp 1946 không quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý như các văn bản Hiến pháp 1992, 2013; vào thời điểm 1946, khi 90% dân số Việt Nam là nông dân, quy định như Điều 12 này vô cùng có ý nghĩa với nông dân, lôi kéo người nông dân đi theo, tham gia các cuộc chiến tranh mà họ không tiếc xương máu”.
Suy luận như ông Phạm Viết Đào thì thực sự là kiểu suy diễn hết sức ấu trĩ, khó chấp nhận. Vì lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, nông dân luôn là lực lượng to lớn, chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh giành và giữ độc lập. Ông Đào sẽ nói gì khi trong lịch sử chế độ phong kiến hàng ngàn năm ở nước ta, ruộng đất vẫn nằm trong tay địa chủ, phong kiến, tại sao nông dân nước ta vẫn kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm?
Nông dân ta nói riêng, nhân dân ta nói chung, đứng lên chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì bọn giặc ngoại xâm giết hại nhân dân ta, áp đặt sự thống trị tàn bạo, bóc lột kiệt cùng nhân dân ta,… như Nguyễn Trãi từng tố cáo tội ác của bọn giặc xâm lược nhà Minh đối với nhân dân ta:
“… Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vui con đỏ dưới hầm tại vạ…”
Một điều nực cười nữa là ông Đào nói: “vào thời điểm 1946, khi 90% dân số Việt Nam là nông dân…”. Ở đây, có lẽ ông Đào ngồi “trong phòng lạnh” để suy diễn bừa bãi một điều đơn giản mà đến một học sinh lớp 9 cũng hiểu được rằng, người nông dân năm 1946, mấy ai hiểu được đầy đủ, cặn kẽ những khái niệm như “quyền tư hữu tài sản”, để mà ông Đào suy diễn: “… quy định như Điều 12 này vô cùng có ý nghĩa với nông dân, lôi kéo người nông dân đi theo, tham gia các cuộc chiến tranh mà họ không tiếc xương máu”.
Sự thật cho thấy, “quyền tư hữu tài sản” chính đáng của người dân luôn được tất cả các bản Hiến pháp các năm 1959, 1982, 2013 bảo vệ, không hề có sự “phù phép” hay “biến hóa” gì đối với thành quả này của Cách mạng tháng Tám và Hiến pháp năm 1946, như ông Phạm Viết Đào nói.
Là một “nhà văn” với trình độ hiểu biết về chế độ dân chủ, chế độ quân chủ nói riêng, về chính trị – xã hội nói chung ở mức độ “sơ khởi” như vậy, có lẽ ông Đào nên tập trung vào việc luyện tập nâng cao “bút pháp” và “đạo pháp” trên con đường “văn học” theo cách của ông; đừng nên đi suy diễn tùy tiện và đi “làm chính trị” vì đó không phải là “sở trường” hay “sở đoản” gì của ông./.

Phần nhận xét hiển thị trên trang