Đức Huy
Đức Huy
Trang Business Insider dẫn một trích đoạn trong cuốn sách "Ông Putin: Điệp vụ trong điện Kremlin", trong đó kể lại những gì Putin đã làm tại Dresden khi còn là điệp viên KGB.
Trong những năm tháng làm điệp viên Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), Tổng thống Nga Vladimir Putin từng có một khoảng thời gian hoạt động tại Dresden, thành phố lớn thứ ba Đông Đức bấy giờ với dân số khoảng 500.000.
Các tài liệu sau này nhận định, điệp vụ của Putin tại đây không thật sự đem lại hiệu quả và cũng không có gì đáng nói.
Hiện nay vẫn chưa có một văn bản chính thức nào miêu tả lại cụ thể những gì KGB đã làm tại Dresden. Bản thân ông Putin cũng không tiết lộ thông tin cá nhân gì về điệp vụ này, thậm chí việc ông làm việc cho nhánh nào của KGB đến giờ vẫn là thông tin tuyệt mật.
Một giả thuyết cho rằng Tổng thống Nga khi đó đã tham gia vào một nhiệm vụ có tên "Luch" (tia sáng), nhằm mục đích đánh cắp bí mật công nghệ. Một giả thuyết khác khẳng định Putin đúng là có tham gia nhiệm vụ này, nhưng không nhằm mục đích đánh cắp gì cả.
Thay vào đó, theo giả thuyết này, Luch là một nhiệm vụ bí mật KGB đặt ra nhằm "ve vãn" các quan chức cấp cao trong nội bộ Đảng Cộng sản Đông Đức cũng như Cơ quan Tình báo Nội vụ Stasi.
Mục đích sau cùng của nhiệm vụ này là tranh thủ sự ủng hộ của các quan chức nói trên đối với tầng lớp lãnh đạo theo hướng cải cách (perestroika) ở Liên Xô bấy giờ, trước sự phản kháng đến từ lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker, một nhân vật bảo thủ.
Trong khi đó, một giả thuyết thứ ba cho rằng nhiệm vụ của KGB tại Dresden là tìm kiếm và mua chuộc những người Tây Đức khi đó đang ở Dresden học tập hoặc kinh doanh.
Một số giả thuyết khác lại khẳng định KGB khi đó tập trung mua chuộc những người dân Đông Đức có họ hàng ở phía Tây bức tường Berlin. Tác giả các giả thuyết này cho rằng chính ông Putin đã nhiều lần bí mật trà trộn vào Tây Đức để làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, theo hai chuyên gia Fiona Hill và Clifford Gaddy thuộc Viện Nghiên cứu Brookings, đồng tác giả cuốn sách "Ông Putin: Điệp vụ trong điện Kremlin", thì câu trả lời hợp lý nhất cho nhiệm vụ thực sự của Putin tại Dresden là "tất cả các giả thuyết trên gộp lại".
Theo họ, ông Putin đã tham gia vào hầu hết các hoạt động nói trên, vì "khả năng ông đứng ngoài cuộc là gần như không thể xảy ra".
"KGB khi đó luôn tìm cách đánh cắp bí mật công nghệ ở bất kì đâu, và Dresden cũng không phải là ngoại lệ. Ông Putin làm điệp viên ở đó nên chắc chắn đã tham gia" - hai chuyên gia này viết trong sách.
Bà Hill và ông Gaddy cũng cho rằng việc mua chuộc những người Tây Đức hoặc người có họ hàng ở Tây Đức cũng là một phần nhiệm vụ mà KGB giao phó cho tất cả các điệp viên hoạt động tại Dresden.
Họ nói thêm, không có chuyện Dresden chỉ là một vùng đất yên bình không dính líu tới chính trị như nhiều người lầm tưởng. Khi đó, Đông Đức đang khủng hoảng nghiêm trọng, và Dresden là một trong những điểm nóng phản đối chính phủ Honecker.
Về phía Putin, tuy ông không tham gia nhiều vào chính sự Liên Xô trong những năm 80 của thế kỉ trước, ông nắm rất rõ các sự kiện chính trị nóng ở Dresden. Tại đây, Putin bám sát tình hình và tận mắt chứng kiến các hoạt động của phe đối lập chính phủ Đông Đức.
Ngoài ra, vì cấp bậc khi đó còn thấp, ông Putin nhiều khả năng đã được giao nhiệm vụ theo dõi và nắm bắt tình hình phe đối lập, từ mô-típ cho đến điểm mạnh yếu của họ, trong khi các thành viên gạo cội của KGB tập trung vào tình hình bất ổn trong nội bộ Liên Xô bấy giờ.
theo Đại LộĐức Huy |
Trong những năm tháng làm điệp viên Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), Tổng thống Nga Vladimir Putin từng có một khoảng thời gian hoạt động tại Dresden, thành phố lớn thứ ba Đông Đức bấy giờ với dân số khoảng 500.000.
Các tài liệu sau này nhận định, điệp vụ của Putin tại đây không thật sự đem lại hiệu quả và cũng không có gì đáng nói.
Hiện nay vẫn chưa có một văn bản chính thức nào miêu tả lại cụ thể những gì KGB đã làm tại Dresden. Bản thân ông Putin cũng không tiết lộ thông tin cá nhân gì về điệp vụ này, thậm chí việc ông làm việc cho nhánh nào của KGB đến giờ vẫn là thông tin tuyệt mật.
Một giả thuyết cho rằng Tổng thống Nga khi đó đã tham gia vào một nhiệm vụ có tên "Luch" (tia sáng), nhằm mục đích đánh cắp bí mật công nghệ. Một giả thuyết khác khẳng định Putin đúng là có tham gia nhiệm vụ này, nhưng không nhằm mục đích đánh cắp gì cả.
Thay vào đó, theo giả thuyết này, Luch là một nhiệm vụ bí mật KGB đặt ra nhằm "ve vãn" các quan chức cấp cao trong nội bộ Đảng Cộng sản Đông Đức cũng như Cơ quan Tình báo Nội vụ Stasi.
Mục đích sau cùng của nhiệm vụ này là tranh thủ sự ủng hộ của các quan chức nói trên đối với tầng lớp lãnh đạo theo hướng cải cách (perestroika) ở Liên Xô bấy giờ, trước sự phản kháng đến từ lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker, một nhân vật bảo thủ.
Trong khi đó, một giả thuyết thứ ba cho rằng nhiệm vụ của KGB tại Dresden là tìm kiếm và mua chuộc những người Tây Đức khi đó đang ở Dresden học tập hoặc kinh doanh.
Một số giả thuyết khác lại khẳng định KGB khi đó tập trung mua chuộc những người dân Đông Đức có họ hàng ở phía Tây bức tường Berlin. Tác giả các giả thuyết này cho rằng chính ông Putin đã nhiều lần bí mật trà trộn vào Tây Đức để làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, theo hai chuyên gia Fiona Hill và Clifford Gaddy thuộc Viện Nghiên cứu Brookings, đồng tác giả cuốn sách "Ông Putin: Điệp vụ trong điện Kremlin", thì câu trả lời hợp lý nhất cho nhiệm vụ thực sự của Putin tại Dresden là "tất cả các giả thuyết trên gộp lại".
Theo họ, ông Putin đã tham gia vào hầu hết các hoạt động nói trên, vì "khả năng ông đứng ngoài cuộc là gần như không thể xảy ra".
"KGB khi đó luôn tìm cách đánh cắp bí mật công nghệ ở bất kì đâu, và Dresden cũng không phải là ngoại lệ. Ông Putin làm điệp viên ở đó nên chắc chắn đã tham gia" - hai chuyên gia này viết trong sách.
Bà Hill và ông Gaddy cũng cho rằng việc mua chuộc những người Tây Đức hoặc người có họ hàng ở Tây Đức cũng là một phần nhiệm vụ mà KGB giao phó cho tất cả các điệp viên hoạt động tại Dresden.
Họ nói thêm, không có chuyện Dresden chỉ là một vùng đất yên bình không dính líu tới chính trị như nhiều người lầm tưởng. Khi đó, Đông Đức đang khủng hoảng nghiêm trọng, và Dresden là một trong những điểm nóng phản đối chính phủ Honecker.
Về phía Putin, tuy ông không tham gia nhiều vào chính sự Liên Xô trong những năm 80 của thế kỉ trước, ông nắm rất rõ các sự kiện chính trị nóng ở Dresden. Tại đây, Putin bám sát tình hình và tận mắt chứng kiến các hoạt động của phe đối lập chính phủ Đông Đức.
Ngoài ra, vì cấp bậc khi đó còn thấp, ông Putin nhiều khả năng đã được giao nhiệm vụ theo dõi và nắm bắt tình hình phe đối lập, từ mô-típ cho đến điểm mạnh yếu của họ, trong khi các thành viên gạo cội của KGB tập trung vào tình hình bất ổn trong nội bộ Liên Xô bấy giờ.
theo Đại LộĐức Huy |
Trang Business Insider dẫn một trích đoạn trong cuốn sách "Ông Putin: Điệp vụ trong điện Kremlin", trong đó kể lại những gì Putin đã làm tại Dresden khi còn là điệp viên KGB.
Trong những năm tháng làm điệp viên Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), Tổng thống Nga Vladimir Putin từng có một khoảng thời gian hoạt động tại Dresden, thành phố lớn thứ ba Đông Đức bấy giờ với dân số khoảng 500.000.
Các tài liệu sau này nhận định, điệp vụ của Putin tại đây không thật sự đem lại hiệu quả và cũng không có gì đáng nói.
Hiện nay vẫn chưa có một văn bản chính thức nào miêu tả lại cụ thể những gì KGB đã làm tại Dresden. Bản thân ông Putin cũng không tiết lộ thông tin cá nhân gì về điệp vụ này, thậm chí việc ông làm việc cho nhánh nào của KGB đến giờ vẫn là thông tin tuyệt mật.
Một giả thuyết cho rằng Tổng thống Nga khi đó đã tham gia vào một nhiệm vụ có tên "Luch" (tia sáng), nhằm mục đích đánh cắp bí mật công nghệ. Một giả thuyết khác khẳng định Putin đúng là có tham gia nhiệm vụ này, nhưng không nhằm mục đích đánh cắp gì cả.
Thay vào đó, theo giả thuyết này, Luch là một nhiệm vụ bí mật KGB đặt ra nhằm "ve vãn" các quan chức cấp cao trong nội bộ Đảng Cộng sản Đông Đức cũng như Cơ quan Tình báo Nội vụ Stasi.
Mục đích sau cùng của nhiệm vụ này là tranh thủ sự ủng hộ của các quan chức nói trên đối với tầng lớp lãnh đạo theo hướng cải cách (perestroika) ở Liên Xô bấy giờ, trước sự phản kháng đến từ lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker, một nhân vật bảo thủ.
Trong khi đó, một giả thuyết thứ ba cho rằng nhiệm vụ của KGB tại Dresden là tìm kiếm và mua chuộc những người Tây Đức khi đó đang ở Dresden học tập hoặc kinh doanh.
Một số giả thuyết khác lại khẳng định KGB khi đó tập trung mua chuộc những người dân Đông Đức có họ hàng ở phía Tây bức tường Berlin. Tác giả các giả thuyết này cho rằng chính ông Putin đã nhiều lần bí mật trà trộn vào Tây Đức để làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, theo hai chuyên gia Fiona Hill và Clifford Gaddy thuộc Viện Nghiên cứu Brookings, đồng tác giả cuốn sách "Ông Putin: Điệp vụ trong điện Kremlin", thì câu trả lời hợp lý nhất cho nhiệm vụ thực sự của Putin tại Dresden là "tất cả các giả thuyết trên gộp lại".
Theo họ, ông Putin đã tham gia vào hầu hết các hoạt động nói trên, vì "khả năng ông đứng ngoài cuộc là gần như không thể xảy ra".
"KGB khi đó luôn tìm cách đánh cắp bí mật công nghệ ở bất kì đâu, và Dresden cũng không phải là ngoại lệ. Ông Putin làm điệp viên ở đó nên chắc chắn đã tham gia" - hai chuyên gia này viết trong sách.
Bà Hill và ông Gaddy cũng cho rằng việc mua chuộc những người Tây Đức hoặc người có họ hàng ở Tây Đức cũng là một phần nhiệm vụ mà KGB giao phó cho tất cả các điệp viên hoạt động tại Dresden.
Họ nói thêm, không có chuyện Dresden chỉ là một vùng đất yên bình không dính líu tới chính trị như nhiều người lầm tưởng. Khi đó, Đông Đức đang khủng hoảng nghiêm trọng, và Dresden là một trong những điểm nóng phản đối chính phủ Honecker.
Về phía Putin, tuy ông không tham gia nhiều vào chính sự Liên Xô trong những năm 80 của thế kỉ trước, ông nắm rất rõ các sự kiện chính trị nóng ở Dresden. Tại đây, Putin bám sát tình hình và tận mắt chứng kiến các hoạt động của phe đối lập chính phủ Đông Đức.
Ngoài ra, vì cấp bậc khi đó còn thấp, ông Putin nhiều khả năng đã được giao nhiệm vụ theo dõi và nắm bắt tình hình phe đối lập, từ mô-típ cho đến điểm mạnh yếu của họ, trong khi các thành viên gạo cội của KGB tập trung vào tình hình bất ổn trong nội bộ Liên Xô bấy giờ.
theo Đại Lộ