Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Lưu Quang Vũ: ÔI TIẾNG VIỆT NHƯ BÙN VÀ NHƯ LỤA


ĐỘC QUYỀN: Tiết lộ bản thảo bài thơ
“Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ

Khánh Thư
Dân Việt
Chủ Nhật, ngày 03/07/2016 07:00 AM 



(Dân Việt) Ban đầu, Lưu Quang Vũ không đồng ý có bất cứ sự thay đổi nào. Thế nhưng khi được vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh thuyết phục rằng cứ in đi rồi khi nào có điều kiện sẽ khôi phục lại bản gốc sau, Lưu Quang Vũ đã chấp nhận sửa tạm "như bùn" thành "như đất cày”... 


Nghi vấn đề thi Ngữ văn sai sót, Bộ GDĐT nói gì?

Sau khi buổi thi môn Ngữ văn - kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 kết thúc sáng 2.7, một loạt tranh cãi đã diễn ra liên quan đến câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” trong bài thơ “Tiếng Việt” của tác giả Lưu Quang Vũ có trong đề thi bị cho là trích dẫn sai. Rất nhiều giáo viên, những bạn đọc yêu văn học, thậm chí có cả các nhà văn nhà thơ cho rằng Bộ Giáo dục đã nhầm lẫn trong đề thi năm nay bởi họ cho rằng câu thơ chính xác phải là “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”. 
.
Bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh nhận được 10.000 lượt thích và hơn 3600 lượt chia sẻ trên mạng xã hội chỉ sau vài tiếng đăng tải

Trước nhiều ý kiến về vấn đề này, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ (Viện Văn học) – em gái tác giả Lưu Quang Vũ, người đã biên soạn nhiều tuyển tập thơ, kịch Lưu Quang Vũ và cũng chính là người lưu giữ những bản thảo viết tay của ông đã khẳng định: Đề thi Văn không hề sai.

Thông tin riêng với Dân Việt, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ cũng tiết lộ ngọn ngành câu chuyện vì sao hiện vẫn tồn tại những bản thảo thơ có một số chỗ dùng từ khác nhau:

“Sau một thời gian dài Lưu Quang Vũ không in thơ ở trên báo mặc dù anh vẫn sáng tác rất nhiều, nhà thơ Xuân Quỳnh – khi đó đang làm việc ở báo Văn nghệ nói với chồng gửi một số bài thơ để tòa soạn chọn in. Lúc đó nhà thơ Phạm Tiến Duật ở tổ thơ đã ngay lập tức chọn bài “Tiếng Việt” để in trong số ba bài Lưu Quang Vũ gửi, nhưng với điều kiện là phải đổi một số câu thơ.

Ban đầu, Lưu Quang Vũ không đồng ý có bất cứ sự thay đổi nào. Thế nhưng khi được nhà thơ Xuân Quỳnh thuyết phục rằng cứ in đi rồi khi nào có điều kiện mình sẽ khôi phục lại bản gốc sau, Lưu Quang Vũ đã chấp nhận. Nhưng anh chỉ đồng ý sau khi đã trao đổi với biên tập lúc đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Và câu thơ trong bản gốc “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” đã được anh sửa lại thành “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa.” 

.
Câu thơ trong bảo thảo gốc chép tay được nhà thơ Lưu Quang Vũ sáng tác ban đầu 
vốn là "Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa". (Tư liệu gia đình cung cấp)

Khi bài thơ được in lần đầu trên báo Văn nghệ và nhận được lời khen của rất nhiều độc giả cũng như giới phê bình văn học, Lưu Quang Vũ vẫn nói với những người thân trong gia đình rằng anh không muốn ý thơ bị khác đi và vì thế nếu sau này có điều kiện anh muốn bài thơ được khôi phục lại như nguyên tác của mình. Nhiều người đọc chữ “bùn” thường liên tưởng đến “hôi tanh mùi bùn”, nhưng với quan niệm của Lưu Quang Vũ, “bùn” cũng là một thứ “phù sa”. Từ lớp “phù sa” ấy đã sinh ra bao nhiêu thứ có ích. Ngay cả loài hoa cao quý và tinh khiết cũng mọc lên từ bùn… cũng như Tiếng Việt là linh hồn của dân tộc Việt Nam. Nó đã trải qua bao thăng trầm, bầm dập để kết tinh thành thứ ngôn ngữ trong sáng được lưu truyền qua bao thế hệ. Như câu thơ “Hồn dân tộc dạy ta làm thi sĩ” cũng là một sự tôn vinh Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ”.

Rất may mắn, gia đình hiện vẫn lưu giữ bản thảo chép tay của tác giả Lưu Quang Vũ. Mặc dù bản thảo mà PGS.TS Lưu Khánh Thơ cung cấp cho Dân Việt đã bị ố vàng và nhòe mờ theo thời gian nhưng bút tích của nhà thơ Lưu Quang Vũ vẫn rất rõ nét. Theo đó, câu thơ đang gây tranh cãi hiện nay trong bản thảo gốc chép tay ban đầu của nhà thơ vốn được viết là: “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”.

“Từ đó có thể thấy đề thi Ngữ văn năm nay không sai khi sử dụng bản gốc của nhà thơ. Còn bản in lần đầu tiên đăng trên báo Văn nghệ có câu thơ “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” cũng là một bản chính thống, rất nhiều tuyển thơ ở Việt Nam in bài “Tiếng Việt” theo bản này và bạn đọc nhớ đến bản ấy nhiều hơn” – PGS.TS. Lưu Khánh Thơ khẳng định. 

.


Báo điện tử Dân Việt trân trọng gửi tới bạn đọc bản thảo gốc chép tay bài thơ "Tiếng Việt" của nhà thơ Lưu Quang Vũ do PGS.TS. Lưu Khánh Thơ cung cấp: 







---------------

TỄU: Cả chiều hôm nay (1.7.2016) ầm ĩ mãi trên FB về chuyện đề thi. Theo đó, câu thơ của Lưu Quang Vũ được đưa vào đề thi là: "Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa". Nhưng một số bác cho rằng câu thơ phải là "Ôi Tiếng Việt như đất cày và như lụa". Cả hai bên đều có dẫn chứng đàng hoàng. Bà Lưu Khánh Thơ (PGS.TS Văn học, em gái cố tác giả Lưu Quang Vũ) cho biết, lúc đầu Lưu Quang Vũ viết "Ôi tiếng Việt như đất cày và như lụa" Nhưng khi gửi đăng báo Văn Nghệ thì Phạm Tiến Duật sửa lại thành "Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa".

PGS.TS Đoàn Lê Giang lại cho biết, "NHƯ BÙN" là câu thơ ban đầu của Lưu Quang Vũ:

"PGS Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM cho biết đoạn trích bài thơ Tiếng Việt trong đề thi môn Ngữ văn có nguồn gốc như sau:

Bài thơ Tiếng Việt với câu thơ “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” được công bố trên báo Văn nghệ năm 1978, và in trong Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002.

Còn bài thơ Tiếng Việt với câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” in trong tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục năm 1985, xuất phát từ bản thảo của chính tác giả.

Thầy Giang cho biết khi gửi bản thảo tới báo Văn nghệ (năm 1978), câu thơ trong bài là “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” được ban biên tập sửa thành “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”. Việc sửa chữa này đã được sự đồng ý của tác giả.

Tới năm 1985, khi thực hiện Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, nhà xuất bản đã lấy lại bản thảo đầu tiên của tác giả Lưu Quang Vũ với câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”. Tác giả Lưu Quang Vũ cũng đồng ý với việc này" (VietNamnet). 

Xin không bàn về văn bản học, về ai như bùn và ai như đất cày; và mặc dù trân quý cả hai nhà thơ Phạm Tiến Duật và Lưu Quang Vũ, mà chỉ nói về THƠ, về cảm nhận, thì "như BÙN" mới là Thơ, mới là hay, và mới đúng tình điệu bài thơ.

ÔI Tiếng Việt như bùn và như lụa!
_________

Bổ sung 10h sáng 2.7.2016:

Có ba vấn đề:

1. Đề thi của Bộ Giáo dục không sai. Họ đưa ra một văn bản bài thơ có dẫn nguồn đầy đủ. Vì vậy,không nên và không được phép phê phán người ra đề. 

Tiếng Việt là bài thơ không nằm trong SGK, nó là bài tham khảo. Vì vậy, người ra đề có thể chọn bất cứ bản nào, để kiếm tra khả năng phân tích, bình luận của học sinh.


Nếu bài thơ này nằm trong SGK, mà người ra đề thi không dùng bản in trong SGK mà lại dùng một bản khác, ngoài hệ thống sách của ngành giáo dục, thì mới đáng bị phê phán.


2. Theo nguyên tắc của văn bản học, dù có thể có nhiều bản khác nhau, nhưng bản chép tay là bản quan trọng nhất, vì nó là bản tác gi, là di sản tác giả và không ai có thể đổi thay, trừ tác giả của nó, tất nhiên cũng phải bằng bút tích của tác giả.

Vì vậy, bản viết tay bài Tiếng Việt mang bút tích của cố tác giả Lưu Quang Vũ là văn bản quan trọng và người đọc cần tôn trọng.

3. Câu thơ của Lưu Quang Vũ "Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa" và "Ôi tiếng Việt như đất cày và như lụa" thì câu nào hay hơn, là do thẩm định của mỗi người. Ai cũng có quyền bày tỏ.

Riêng tôi, tôi thấy: Nói về THƠ, về cảm nhận, thì "như BÙN" mới là Thơ, mới là hay, và mới đúng tình điệu bài thơ. Và đó mới đích thực là câu chữ của Lưu Quang Vũ. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai cực của Trái Đất không cố định như chúng ta vẫn nghĩ


Hai cực của Trái Đất không cố định như chúng ta vẫn nghĩ

Chúng ta vẫn cho rằng hai cực của Trái Đất nằm đối diện nhau và theo thói quen không gian là Bắc và Nam, nhưng sự thật không phải như thế.

Thông thường ta cho rằng hai cực của Trái Đất nằm đối diện nhau và theo thói quen không gian là Bắc và Nam. Trên thực tế, đã có thời điểm Trái Đất có nhiều hơn hai cực và chúng nằm rải rác chứ không đối xứng như bây giờ.
Hai cực của Trái Đất không cố định như chúng ta vẫn nghĩ - Ảnh 1.
Hai cực từ trường và cực địa lý của Trái Đất hơi lệch nhau.
Trái đất có hai cực từ trường và chúng nằm gần với hai cực địa lý như trên bản đồ. Từ trường Trái đất được sinh ra nhờ hiện tượng đặc biệt mà người ta gọi là động cơ hành tinh.
Tất cả là do các lớp vỏ Trái đất quay với tốc độ khác nhau, đặc biệt là lớp sắt nóng chảy trong lõi Trái đất.
Trong máy phát điện, nếu ta quay trục máy trong từ trường sẽ sinh ra dòng điện. Đối với Trái đất thì ngược lại, lớp lõi sắt nóng chảy quay quanh trục Trái đất sinh ra từ trường như hiện nay.
Hai cực của Trái Đất không cố định như chúng ta vẫn nghĩ - Ảnh 2.
Từ trường Trái đất xưa và nay
Ở thời điểm mới hình thành, lõi Trái Đất chưa định hình như ngày nay. Chúng quay không ổn định và xáo trộn lung tung.
TS.Driscoll tại Đại học Carnegie đã thử xây dựng mô hình chuyển động của lõi Trái Đất thời xưa và ông có thể dự tính được mô hình từ trường tại từng thời điểm.
Mô hình chỉ ra rằng trước khi lõi Trái đất nguội dần và đặc lại, từ trường Trái Đất biến đổi liên tục chứ không ổn định như bây giờ.
Có thể chúng ta không bao giờ có thể biết được tình trạng của Trái Đất ngày xưa nhưng những kiến thức này có thể giúp chúng ta hiểu hơn về các hành tinh khác.
Hai cực của Trái Đất không cố định như chúng ta vẫn nghĩ - Ảnh 3.
Từ trường bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ từ Mặt Trời
Ngay trong hệ Mặt Trời của chúng ta, rất nhiều hành tinh không có từ trường bao quanh. Trong khi đó, một số khác lại tồn tại từ trường rất mạnh như tấm lá chắn bảo vệ trước bức xạ vũ trụ. Hy vọng trong vũ trụ bao la chúng ta sẽ tìm ra được mẫu hành tinh như Trái Đất.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

1,1 tỉ người nghèo trên Trái đất sẽ được cứu rỗi bằng phát minh cực kỳ ý nghĩa này

1,1 tỉ người nghèo trên Trái đất sẽ được cứu rỗi bằng phát minh cực kỳ ý nghĩa này

Bạn tin không, phát minh "thần thánh" này sẽ giải quyết tình trạng thiếu nước của 1,1 tỉ người dân trên toàn thế giới.

Bạn biết không, trong khi chúng ta có thể dùng nước thoải mái, thì trên Trái đất vẫn còn có tới 1,1 tỉ người không thể tiếp cận với nguồn nước sạch và an toàn. Và họ chủ yếu nằm ở những quốc gia đang phát triển tại châu Phi.
Tại đây, có những nơi người dân phải đi hàng cây số để đến được nơi có nước, và mỗi ngày họ phải đi đến hàng chục lần như vậy. Đối với họ, quan trọng là có nước, và nước uống vào không bệnh, không chết là đủ rồi.
Thế nhưng, nhân loại cuối cùng lại nghĩ ra một phát minh phải nói là trên cả tuyệt vời, được đánh giá có ý nghĩa rất to lớn, có thể giải quyết triệt để vấn đề thiếu nước đang nổi cộm tại nhiều nơi trên thế giới.
Phát minh đó có tên Wakar Water. Và muốn biết Wakar Water là gì, hãy theo dõi video dưới đây để có câu trả lời.
1,1 tỉ người trên Trái đất sẽ được cứu rỗi bằng phát minh trên cả tuyệt vời này
Như đã thấy, Warka Water đúng là một phát minh dành riêng cho người nghèo. Nó được làm từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và dễ kiếm: tre hoặc trúc, lại có cấu tạo cực kỳ dễ di chuyển nên có thể lắp đặt cả ở những nơi thiếu nguyên vật liệu sẵn có.
Ý tưởng Warka water cũng xuất phát từ tự nhiên. Tác giả của ý tưởng - kiến trúc sư Arturo Vittory đã lấy cảm hứng từ cơ chế hút nước của cây xương rồng, sự ngưng tụ nước trên mạng nhện, và cơ chế gom nước của cánh hoa sen. 
Cuối cùng, Warka water ra đời, với khả năng gom nước từ sương mù, hơi ẩm trong không khí, đẩy quả một màng lọc xuống bể chứa nước. Và bạn biết không, Wakar Water có thể gom tới 1000 lit nước mỗi ngày.
1,1 tỉ người nghèo trên Trái đất sẽ được cứu rỗi bằng phát minh cực kỳ ý nghĩa này - Ảnh 2.
Thế nhưng, thứ phát minh này mang lại không chỉ là nước, mà còn tác động lớn hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường. Vì nước ở đây sẽ được dùng để tưới tiêu, trồng rừng và xây dựng hệ sinh thái. 
Các chuyên gia đã hy vọng rằng với nó, người dân tại các nước nghèo có thể nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, qua đó hạn chế những hành động tàn phá rừng vốn đang là vấn nạn tại những quốc gia này.
1,1 tỉ người nghèo trên Trái đất sẽ được cứu rỗi bằng phát minh cực kỳ ý nghĩa này - Ảnh 3.
Nước ngưng tụ sẽ được chuyển xuống một màng lọc rồi đi vào thùng chứa
Hạn chế duy nhất của Warka water có lẽ là giá thành - khoảng 1000 USD, tương đương hơn 22 triệu VNĐ. Đây là một con số không lớn, nhưng cũng không nhỏ đối với những ngôi làng còn nghèo trên thế giới.
Hơn nữa, Warka water vẫn đang dừng ở giai đoạn thử nghiệm. Những công trình đầu tiên đã được xây dựng vào giữa năm 2015 tại Ethiopia, một trong những quốc gia khan hiếm nước sạch trầm trọng trên thế giới, và cho kết quả rất khả quan.
Dù vẫn chưa thể nói trước được điều gì, nhưng chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai tươi sáng, khi Warka water cữu rỗi cả Trái đất, bao gồm cả Việt Nam của chúng ta. Dành cho những ai chưa biết, có tới hơn 20% dân cư nước ta chưa được tiếp cận nguồn nước sạch.
Còn bạn, bạn có tin vào tương lai đó không? Hãy cùng thảo luận nhé!
Nguồn: Business Insider
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng Trung Quốc tham gia Chiến tranh Biên giới: Biển Đông hữu sự sẽ ra tay

449

Ngày 28/2, Nhân Dân nhật báo Trung Quốc đăng bài phỏng vấn Vương Giáo Thành, Tư lệnh Chiến khu miền Nam – một trong 5 chiến khu của Quân đội Trung Quốc vừa thành lập.
Tư lệnh Vương Giáo Thành và Chính ủy Ngụy Lượng của Chiến khu miền Nam, Quân đội Trung Quốc đứng ở hai bên ông Tập Cận Bình – Chủ tịch Trung Quốc
Vương Giáo Thành là người Hán, sinh tháng 12/1952 ở Hàng Châu, Chiết Giang, theo nghiệp nhà binh và phục vụ trong các đơn vị Lục quân, công tác lâu năm ở Đại quân khu Nam Kinh, lon Thượng tướng.
Trong bài phỏng vấn, Vương Giáo Thành đã đề cập đến nhiều vấn đề, đáng chú ý là chức trách, nhiệm vụ của Chiến khu miền Nam có liên quan đến Biển Đông và Việt Nam.
Vương Giáo Thành tuyên bố trên Nhân Dân nhật báo rằng: “Chiến khu miền Nam trấn giữ cánh cửa lớn phía nam của Tổ quốc, gánh sứ mệnh quan trọng ứng phó các mối đe dọa an ninh, bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, đánh thắng chiến tranh, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển…
Trong đó, bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông là sứ mệnh quan trọng nhất của chiến khu. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ kiên trì bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển…
(Trung Quốc) Cảnh giác cao đối với các loại mối đe dọa và thách thức ảnh hưởng đến an ninh khu vực, thúc đẩy mạnh mẽ khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm một khi có biến, ứng phó hiệu quả các mối đe dọa an ninh, tuyệt đối không cho phép bất cứ nước nào lấy bất cứ lý do nào, hành vi nào đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.
Phải dám đánh, có thể đánh và đánh thắng… chuẩn bị đầy đủ cho đánh thắng chiến tranh cục bộ thông tin hóa”.
Vương Giáo Thành khi còn đeo lon Trung tướng, ảnh: ifeng.com.
Tóm lại, Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh ở Biển Đông nếu như các nước chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý, phi pháp và bành trướng của Trung Quốc, .
Tuyên bố trên của Vương Giáo Thành có lẽ là để phản ứng lại những tuyên bố cứng rắn của Mỹ trong thời gian qua, nhất là Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ trong các phiên điều trần ngày 23 và 24/2 tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
Mỹ muốn tăng cường triển khai quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông cản trở tự do hàng hải, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Chiến khu miền Nam là một trong 5 chiến khu do Trung Quốc mới thành lập vào ngày 1/2/2016. 5 chiến khu này thay thế cho 7 đại quân khu trước đó, gồm có: Chiến khu Trung tâm, Chiến khu miền Bắc, Chiến khu miền Đông, Chiến khu miền Nam và Chiến khu miền Tây.
Trong đó, Chiến khu miền Nam phụ trách tác chiến trên hướng đông nam Trung Quốc và Biển Đông, phạm vi bao gồm Đại quân khu Quảng Châu (trước đó), tỉnh Vân Nam và tỉnh Quý Châu (của Đại quân khu Thành Đô trước đó), Hạm đội Nam Hải, các lực lượng không quân, tên lửa, cảnh sát vũ trang trong phạm vi phụ trách.
Chiến khu này chỉ huy lực lượng vũ trang các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam và Quý Châu.
Trung Quốc tập trận tên lửa bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: 81.cn.
Thông qua thành lập 5 chiến khu mới, Trung Quốc muốn tăng cường hoàn thiện thể chế chỉ huy tác chiến liên hợp, xây dựng hệ thống tác chiến liên hợp.
Các chiến khu mới đều có 4 quân chủng trực thuộc gồm có: lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa.
Đây là đợt cải cách quân sự quy mô lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi thành lập “Trung Quốc mới” (năm 1949) đến nay. Các chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh đang xây dựng quân đội theo mô hình của Mỹ, muốn xây dựng một đội quân chuyên nghiệp, giỏi “đánh trận” hơn.
Đáng chú ý, có 3 trong số 5 tân Tư lệnh Chiến khu Trung Quốc từng tham gia chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989. Cùng với Vương Giáo Thành còn có Lưu Việt Quân – Chiến khu Đông và Triệu Tông Kỳ – Chiến khu Tây.
Ngoài ra, còn có 3 viên Thượng tướng Trung Quốc đương nhiệm tham gia chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989 gồm Lý Tác Thành – Tư lệnh Lục quân, Vương Ninh – Tư lệnh Cảnh sát Vũ trang và Trương Hựu Hiệp – Tư lệnh Phát triển trang b
Theo GDVN
Bình luận
Phần nhận xét hiển thị trên trang

FORMOSA KHỞI ĐẦU LÀ THAM RỒI THÀNH SI DẪN TỚI ĐỔ VỠ



Nhà thơ Inra Sara

NGHĨ TỪ FORMOSA 01- THAM, SI & ĐỔ VỠ

Mọi rắc rối đời người đều khởi đầu bằng THAM. Tham tối mắt tối mũi thành SI. Si nên làm bừa nói bậy, từ đó dẫn tới đỗ vỡ và đau khổ.
Tôi có bạn học cũ chơi hụi đổ nợ. Chị bảo do tin người mới ra nông nỗi, tôi nói: không phải, do bạn tham thôi. Tham, thấy lợi nhiều, nhanh, dễ thì nhào vô. Được vài kèo, sau đổ nợ là khó tránh. 


Mươi năm trước, thằng em bạn học rủ tôi nhập cuộc bán hàng đa cấp. Sau 3 tháng, anh em mình chả phải làm gì, chỉ biết đi xe bốn bánh du lịch thôi. Tôi đùa hắn: muốn chơi bốn bánh, anh đã chơi lâu rồi. Chưa đầy 2 tháng, hắn suýt lên xe 4 bánh du lịch nhà đá.
Nguyên tắc của tôi: Chỗ nào kiếm tiền dễ thì chớ ham.

Formosa, Nhà nước ta nghĩ dễ xơi, nên dính đòn. Tham lớn, thành si lớn: không tìm hiểu kĩ đối tượng [hoặc biết mà cứ nhắm mắt], chấp nhận bừa. Còn bộ phận trách nhiệm trực tiếp [có lẽ được lót tay] là do tham nhỏ, kí vội cái hợp đồng, thay đổi chi tiết hợp đồng. Hậu quả đổ lên đầu nhân dân.

Khi chuyện đổ bể, các cá nhân do tham [để giữ ghế, hay do được chạy chọt…] thành si nên phát ngôn bừa, và làm bừa [lớn thì tắm biển nhiễm độc, ăn cá bẩn lừa dân, nhỏ thì động thủ đàn áp người biểu tình] mà không lường trước việc gì xảy đến với mình. Hậu quả: bị nhân dân khinh bỉ, nguy cơ mất chức cũng mồn một.
Tới vụ bồi thường 500triệu đô Mỹ, thấy lớn nên ham, thành si quên 2 thứ thiệt hại to hơn, lâu dài hơn: tài nguyên, và môi sinh biển. Thế nên, chuyện tưởng đã xong, lại kéo thêm mấy rắc rối mới, có khi còn to hơn trước nhiều.

Thế nên mới nói: Mọi rắc rối đời người đều do lòng THAM mà ra cả.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Đúng là loại "quan khốn nạn"!


Cần sa thải ngay quan chức mà vô văn hóa!

Chỉ trong tháng kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, dư luận và báo chí chịu 2 cú sốc liên tiếp khi các quan chức liên tiếp ăn nói lỗ mãng như chưa từng có văn hóa.

Trong khi Chủ tịch Hà Nội ngay trong ngày nghỉ đã lịch sự gọi điện thoại trò chuyện với nhà báo viết thư cho mình, thì cấp dưới của ông lại thể hiện “phông văn hóa” thấp không thể nào tin nổi.
Đầu tiên là vụ phóng viên báo Tiền Phong đã gọi điện cho ông Trần Anh Tú - Phó Tổng Giám đốc Cty Đường sắt Hà Nội (nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị) để biết ý kiến của ông về dự án “xe bus nhanh” tiêu tốn tiền thuế mà nhiều năm vẫn dậm chân tại chỗ.
Nhưng thật bất ngờ, ông Tú đã đối đáp với phóng viên bằng thứ ngôn ngữ thiếu văn hóa. Xin trích dẫn nguyên văn:
"Khi phóng viên đặt câu hỏi về hiệu quả của dự án, ông Tú nói: “Không hiệu quả không phải việc của chúng mày. Chúng mày làm báo không có chuyên môn. Chúng mày là cơ quan báo chí hay cơ quan thẩm định?”
Và với câu hỏi của PV về nguy cơ ùn tắc trên tuyến đường xe buýt nhanh đi qua, ông Tú nói: “Ùn tắc không phải việc của chúng mày. Chúng mày là cơ quan báo chứ không phải cơ quan thẩm định, không phải là cơ quan chuyên môn, chuyên ngành. Mày ăn nói lung tung”.
Trước đó là vụ việc phóng viên báo Một Thế Giới gọi điện thoại cho ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công thương TP Hà Nội. Sau khi nghe giới thiệu là phóng viên, người đàn ông này buông ngay câu nói: “Làm sao?”.
Phóng viên nhắc lại việc thực hiện 2 dự án đường dây điện 500KV và 220KV được cấp chồng lấn lên khu nhà vườn sinh thái nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Quốc Oai, khi chưa nói hết lời, thì ông Thăng buông tiếp câu hỏi: “Thì làm sao?”.
Sau đó ông Thăng bắn một tràng:“Mày bảo Giám đốc Sở Công Thương là nói không đúng với lại Chủ tịch hả? Tao sẽ làm cho nó ra chuyện. Cái việc của tao nói là việc của tao chứ không phải báo chí bình luận được những cái lời như thế, nhá”. 
Phóng viên đề nghị ông Thăng không nên xưng mày tao thì ông tiếp tục: “Nhưng mà nói trên báo chí mà động đến Giám đốc Sở Công Thương í, mày còn nói tồi tệ hơn như thế, nhá. Tao nói để mày biết như thế đấy”.
can sa thai ngay quan chuc ma vo van hoa
Ông Trần Anh Tú và ông Lê Hồng Thăng.
Ngay bây giờ mà lôi 2 ông quan chức trên lên mổ xẻ là “vô văn hóa” thì có lẽ… hơi thừa. Vô văn hóa là quá rõ, không cần bàn luận thêm!
Xét ở một góc độ nào đó, đây là biểu hiện của “phông văn hóa” không cao. Nếu xem “chính khách” “quan chức” là một nghề, thì 2 ông quan chức của Hà Nội coi như đã thất bại về mặt nghề nghiệp.
Làm chính khách, quan chức, việc đầu tiên không được quên là mình thể hiện, phát ngôn trên vị trí, chức danh của mình chứ không phải trên danh nghĩa cá nhân. Vậy nên, lời nói hay hành động đều phải giữ gìn.
Còn nếu ai muốn thoải mái, muốn tự do mà nói năng, phát ngôn bỗ bã, thế nào cũng được, thì cứ theo kiểu ông Đinh La Thăng: “Muốn tự do thì đừng làm quan chức”.
Một số tình huống, các vị quan chức sau khi trót thô lỗ đã quay ra biện bạch: Do áp lực công việc, làm việc “vì cái chung”, “cống hiến”  mà báo chí cứ săm soi.
Quan chức là người ăn lương do dân trả và việc của quan chức là phải sống đúng với cái áo “cán bộ” đang khoác trên người. Còn báo chí là “tai mắt” của nhân dân, nên săm soi chính là công việc của báo chí.
Trong trường hợp quan chức nào cảm thấy bức bối quá, không thể mang nổi “cái áo”, không diễn nổi vai diễn của mình thì tốt nhất nên cởi bỏ ra mà làm người thường, sẽ không còn bị săm soi nữa.
Có quan chức nào dám dũng cảm rũ áo không?
Đối nghịch với sự thô lỗ của 2 quan chức là sự lịch sự, nhã nhặn và thế hiện một phông văn hóa rất cao của người đứng đầu thành phố.
Đó là việc nhận được bức thư “hiến kế” cho giao thông Hà Nội của nhà báo Nguyễn Thành Vĩnh - Báo Nhà báo và Công luận, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ động tìm số điện thoại, gọi điện để nói chuyện trực tiếp. Mặc dù hôm đó là ngày nghỉ.
Trong cuộc điện thoại, chủ tịch thành phố đã trao đổi với nhà báo luôn một số biện pháp xử lý vấn đề của ông. Ông còn hẹn sẽ lập hộp thư điện tử riêng để nhận thư góp ý của các phóng viên và người dân.
Nhà báo Nguyễn Thành Vĩnh nói rằng, sự lịch sự, cầu thị của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã làm anh thấy có động lực hơn trong việc cống hiến thật nhiều cho thành phố. Anh tin nhiều người cũng có cùng suy nghĩ như mình.
Hà Nội đang trong quá trình rũ bỏ tấm áo trì trệ, và chúng ta cần nhiều hơn những cán bộ gần dân, gần dư luận, gần công việc như ông Nguyễn Đức Chung. Và đương nhiên, cũng cần loại bỏ dần những cán bộ có thái độ trịch thượng, “ăn cơm dân” mà cứ nghĩ mình là “bố đời” như 2 ông quan chức nêu trên. 

CÂU CHUYỆN VỀ KHỈ ĐẠI VƯƠNG



(Truyện mi ni của NGỐ )

Hôm trước lên làng Mèo, tôi mua được một con khỉ. Vợ tôi bảo đó là "khỉ đại vương" vì đầu nó bàng bạc và rất mượt, mép rất sắc lại có đai có đáy đàng hoàng. Nhất là cái mồm nó rất linh hoạt, kiểu mồm lôi công. 
Nếu biết nói, nó sẽ nói hoặc là những điều quái gở, hoặc những câu không bình thường.
Khỉ đại vương ngay từ hôm về đã tỏ ra ý trịch thượng. Mấy con chó nhà dữ thế mà nó chả coi ra gì. Ý hẳn trong ý nghĩ của nó, chó chỉ là bầy tôi tớ. Có dữ đến đâu cũng chỉ kiếp canh thừa cơm cặn. 

Nó nhảy phốc lên cành cây, bất từng chiếc lá, thả xuống đầu con chó đầu đàn. Ý chừng muốn thăm dò phản ứng của lũ chó khốn khổ này ra sao?
Lũ chó không hiểu ngu đần thật sự, hay cố tỏ ra nhẫn nhịn như thế. Chúng chỉ rin rít thầm, nghe rất bé. 

Khỉ đại vương như đoán định được tâm hồn lũ chó, nó nhảy xuống ve vuốt con đầu đàn. Nó đưa bàn tay lông lá ra sờ vào chỏm lông bẩn bẩn sau gáy con đốm, con chó cái lớn thứ hai trong đàn. Con này lim lim mắt nằm im. Khỉ đại vương đưa tay lên miệng cắn cắn, giả vờ như có con rận hay con chí thật. Nó đã thành công khi dụ khị được con chó ác trong đàn.
Điều mà tôi lo lắng nhất đã không xảy ra. Quả thật "khỉ đại vương" và lũ chó ngố đã không xảy chiến tranh, hay bất cứ chuyện gì.
Tôi cài cửa đi ngủ. Đầu óc vẫn chút phân vân: "Không biết rồi ra, khi chó và khỉ hợp tác với nhau, sự thể sẽ ra sao? Lũ gà vịt, ngựa nghẽo nhà này sẽ như thế nào?"
Vừa lúc khỉ đại vương tiến gần con "gâu gâu" (Tên con chó đầu đàn). Nó móc sau lưng quần ra cái khớp mõm. Khỉ đại vương gãi gãi vào lưng nó. Con gâu gâu ư ử, nằm im. Một chốc sau cái khớp mõm đã được đóng vào mõm chó. Khỉ đại vương dắt nó đi như người ta dắt trâu bò.
Cảnh tượng ngạc nhiên đến nỗi vợ tôi há hốc mồm. Mấy đứa con tôi thì cười lăn, cười lóc.
Vợ tôi bảo: "Sự trí trá và óc thông minh mới là cách quyết định. Khôn và dữ như lũ chó kia vẫn bị cu chàng đại vương này dắt mũi".

Nghe thị nói thế, tôi không khỏi sững sờ. Vợ chồng với nhau bao năm trời, vợ tôi trở thành nhà hiền triết từ khi nào mà tôi không hay?
 Và bằng cách nào đó, nàng hơn tôi về cách nhìn nhận mọi sự ở đời, cụ thể là chuyện khỉ đai vương đang hiện hữu trước mặt nhiều người. 
Nhìn thì nhìn thế thật, nhưng hiểu nó có mấy ai bằng nàng?

Phần nhận xét hiển thị trên trang