Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Trống không

Chúng ta đang ăn những bữa tiệc trống không với những bát đĩa trống không. Sau đó chúng ta trịnh trọng lau miệng bằng những tờ giấy trống không, chép chép miệng ra vẻ no nê. Chúng ta đã bị tước đoạt không còn một thứ gì, kể cả đàn cá dưới đáy đại dương. Nói, bạn có thể không tin, đến cả giấc mơ êm đềm mỗi đêm của tôi cũng bị ai đó tước đoạt, ngay ở lúc đẹp đẽ nhất, cao trào nhất. Chiều nay, một buổi chiều bụng rỗng, không mây, trống không cả những đường bay cánh chim quen thuộc; phía xa tít tắp chân trời, biển cả mênh mông trống không sóng vỗ, không hề có một cánh buồm nào, dù chỉ một chút thôi, để gợi nỗi cô đơn, mất mát!
Bạn và tôi, những nạn nhân của âm mưu chiếm đoạt, như một kẻ nghiện bài bạc hay cá độ, tỉnh dậy sau một đêm trống không, bỗng thấy mình tay trắng...
Những chuyến xe trống rỗng đi về ngược xuôi chở những chiếc sọ dừa trống rỗng. Nhìn từ bên hốc mắt sang hốc tai xuống hốc mũi cũng không hề thấy dấu vết của hoài bão hay lý tưởng nào đáng kể đã từng tồn tại. Hình như con đường trống rỗng đã nhẫn tâm nuốt luôn cả biển người không não không tim. Tôi tìm thăm bạn vào một buổi sáng miền trung nắng nôi cháy khét. Bạn ngượng nghịu cười, chỉ vào màn hình trước mặt, nói: “Mình đang sáng tác văn chương!” Trời ơi, cả màn hình trống rỗng như khói sương bao phủ, không hề có dòng chữ nào! Bài thơ trống rỗng. Chúng tôi dắt nhau đi dọc biển, trên những cồn cát. Có những khẩu súng nghiêm trang chĩa ra khơi xa nhưng, nhìn kỹ, nòng súng toang hoác không hề có đạn. Những con thuyền chuồi lên bờ cát nằm hấp hối, ngửa những cái bụng trống không hôi hám, chờ đến lúc đem chôn.
Tôi đang kể về một thế giới rỗng không, có thể bạn không tin, nhưng rõ ràng là tôi vừa nhìn thấy. Tôi đang đứng ngay mép nước Thái Bình Dương. Dưới chân, những con sóng rỗng không mệt mỏi xô bờ. Trên cao, trăng tình cờ ghé đến, như một cố nhân chưa hề gặp mặt, giương ánh mắt trong suốt vô hồn nhìn xuống đại dương. Trăng có nhìn thấy tôi không? Tôi bây giờ ruột gan trống rỗng, trong ngực là một khoảng chân không hun hút, không thể lấp đầy.
Sóng ở xa về, miệt mài như định mệnh đắng cay, đầu bạc trắng! Tôi hỏi: “Này, ngoài khơi kia, trống trải lắm phải không?” Một lão ngư vừa kịp cập thúng vào bờ, nói với tôi câu gì đó nằng nặng thổ âm xứ Nẫu nghe không rõ, rồi tất tả trao cho vợ giỏ cá, rồi quảy thúng đi. Tôi cả quyết đòi đi nhưng bác xua tay hét lớn: “Mai mới dìa!” Tôi đứng lại. Ánh mắt người vợ dõi xa xăm, trống trải màu hoa sóng, nhuộm đầy ánh trăng, như có, như không, ma quái đến rợn người.
Tôi biết, đêm nay, bên bờ cát, giấc ngủ cũng sẽ trống không, không rủ về giấc mơ nào đáng kể. Chiếc vỏ ốc tôi lượm bên chân sóng, đêm nay sẽ kể cho tôi nghe về sự trống trải của rặng san hô đáy biển, nơi hàng tấn chất độc vừa tràn qua, về xác tôm xác cá dưới đáy đại dương, chết rồi mà mắt vẫn mở trừng trừng, rỗng không, nhìn thấu sọ. Bữa cơm hồi chiều, thú thực, đến giờ mình không còn nhớ đã ăn những gì, hình như là bát đĩa rỗng không. Tôi vẫn cẩn thận lấy giấy lau miệng như một thực khách quý tộc kiểu cách làm sang chỗ đông người... Hay là miệng tôi đã hoá thành một cái giếng, sâu hun hút như giếng nước Mỵ Châu từ thuở nảo thuở nào?
Có những cái chết rỗng không oan khuất và chìm nghỉm vào hư vô đen tối, không rõ nguyên nhân. Vì thế, giọt nước mắt sáng nay tôi thấy lăn trên má người đưa tiễn, cũng long lanh trống rỗng dưới ánh mặt trời nhiệt đới chói chang. Tất cả mọi thứ đã bị đánh cắp, đánh tráo, bị moi lấy ruột gan, trở nên trống rỗng một cách đáng sợ. Thậm chí người ta còn mải miết hành hạ nhau bằng con đường hun hút không đáy, như đôi mắt linh miêu trong đêm tối mịt bùng. Ánh sáng, nếu vượt ngưỡng, mắt bạn cũng dễ bị mù loà; nếu không tin, thì ngay bây giờ bạn thử mở quyển sách lịch sử của dân tộc ra dưới nắng xem sao: chữ nghĩa sẽ biến mất, còn lại giấy trắng tinh khôi, cả trăm năm giặc Tây, ngàn năm gặc Tàu, triệu năm vượn người, đồ đồng đồ đá...
Ðứng ở vị trí nào, nhìn vào đâu, cũng chỉ thấy rỗng không. Đó không phải là thái độ cố chấp, hoài nghi hiện thực, mà đúng ra tôi, hoặc bạn, đã cạn kiệt niềm tin vào cuộc sống. Thế giới tinh khiết ban đầu không còn nữa. Nó đã bị nhồi nhét bởi những luân lý giáo điều giả dối gian manh. Và khi dối trá hiện hình, trống rỗng lập tức có mặt, nói cho bạn dễ hiểu: hãy hình dung một bầu trời rộng rãi tràn ngập bầy quạ đen đáng ghét, và khi chúng bay đi rồi, chỉ còn lại khoảng trống kinh hoàng chết chóc, như ngày tận thế trong phim viễn tưởng.
Trống không, cả thế giới này.

phần nhận xét hiển thị trên trang

Lượm lặt tin 30-6-16


Việt Nam sắp thiếu 4 triệu phụ nữ
- Tỉ số giới tính của Việt Nam liên tục tăng, hiện đã ở mức 112,8 bé trai/100 bé gái. Sau chừng 30 năm nữa, Việt Nam sẽ thừa 2,3 - 4,3 triệu đàn ông.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục DS-KHHGĐ cung cấp tại hội nghị tổng kết 5 năm công tác dân số kế hoạch hóa gia đình sáng nay.
Ông Tân cho biết, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh mới xuất hiện ở nước ta nhưng tốc độ tăng rất nhanh, liên tục, lan rộng từ thành thị tới nông thôn ở cả 6/6 vùng lãnh thổ. Định kiến giới, tư tưởng trọng nam vẫn tồn tại và ăn sâu vào nhận thức của người dân, ngay cả một bộ phận cán bộ, đảng viên.
5 năm qua, tỉ lệ bé trai/bé gái khi sinh liên tục tăng: từ 110,5 năm 2009 lên 111,9 năm 2011 và tăng lên 112,8 năm 2015. Tỉ lệ này tại thủ đô Hà Nội là 114 bé trai/100 bé gái và nhận định rất khó để đưa về mức cân bằng tự nhiên.
dân số, mất cân bằng giới tính, thừa đàn ông
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đang diễn ra hết sức nghiêm trọng
Ông Tân cảnh báo, nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3-4,3 triệu phụ nữ năm 2050. Khi đó cấu trúc gia đình sẽ bị tan vỡ, an ninh trật tự, an toàn xã hội bị đe dọa, tình trạng kết hôn sớm, ly hôn, độc thân, bạo hành, bất bình đẳng giới, buôn bán phụ nữ, mại dâm, HIV sẽ ngày càng gia tăng.
Tại hội nghị, các chuyên gia cũng lo ngại thách thức già hóa dân số của Việt Nam, hiện đang có tốc độ quá nhanh. Theo thống kê, tỉ lệ lệ dân số trên 65 tuổi của Việt Nam đang chiếm khoảng 7% dân số.
Theo đà này, trong vòng 15-20 năm tới, Việt Nam có nguy cơ trở thành quốc gia dân số già điển hình, trong khi Pháp mất tới 100 năm, Thụy Điển mất 85 năm, Hoa Kỳ mất 75 năm...
Bên cạnh đó, chất lượng dân số vẫn ở mức thấp, tỉ lệ dân số bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ khá cao và có xu hướng gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại; tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng giảm xuống...
Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, ngành Dân số phải có các giải pháp mang tính cân bằng và chiến lược.
Phó Thủ tướng cho biết, sang 2017, luật Dân số sẽ được đưa ra bàn thảo, do đó ngay từ bây giờ, ngành Dân số phải tổ chức nghiên cứu bài bản các vấn đề quan trọng liên quan đến công tác dân số, không chỉ về quy mô, cơ cấu, phân bổ mà quan trọng là phải chú trọng nâng cao chất lượng dân số.
-------------------
Nửa đầu năm 5.500 doanh nghiệp phá sản
I
Vụ cá chết bị cho là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới nền kinh tế
Tổng cục Thống kê cho hay trong sáu tháng đầu năm 2016, toàn quốc có 5.500 doanh nghiệp phá sản, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong nửa đầu năm, trên 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 15%.
Báo Dân Trí dẫn nguồn tổng cục này cho biết "tổng số doanh nghiệp phá sản, chờ phá sản trong sáu tháng đầu năm 2016 là 36.600, bình quân mỗi tháng có hơn 6.000 doanh nghiệp phá sản và chờ phá sản".
Một chi tiết đáng chú ý là có hơn 5.100 doanh nghiệp chờ phá sản có quy mô vốn đăng ký mức 10 tỷ đồng.
Để so sánh, con số doanh nghiệp phá sản, chờ phá sản sáu tháng đầu năm 2015 là 31.700.
Tuy nhiên, con số doanh nghiệp mới đăng ký và thành lập trong nửa đầu năm nay là 54.500, tổng vốn 427.800 tỷ đồng, tăng 20% về số lượng và 51,5% về vốn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ tăng trưởng
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm 2015.
Mục tiêu Quốc hội Việt Nam đề ra cho cả năm là 6,7% và để đạt được chỉ tiêu này, các ngành trong nền kinh tế phải nỗ lực nhiều hơn.
Hãng tin AFP dẫn nguồn thông cáo của Tổng cục Thống kê đưa ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
"Thương mại và đầu tư chậm lại trên toàn cầu... các biến động khó lường tại các thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới đã ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế của chúng ta."
Các yếu tố khác là nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập niên nay trong khu vực, gây thiệt hại tới 681 triệu đôla cho Việt Nam.
Vụ cá chết ở miền Trung, mà hiện chưa rõ lý do, cũng được coi là một nguyên nhân.
Tổng cục Thống kê viết: "Nạn hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, cũng như vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung đã gây ảnh hưởng trầm trọng tới cuốc sống vàs ản xuất của người dân".
Được biết chiều thứ Năm 30/6 cơ quan chức năng sẽ họp báo công bố chính thức nguyên nhân cá chết.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Nhức mắt với những “phố Tàu’ trên cả nước


Nhức mắt với những “phố Tàu’ trên cả nước


photau-halong1

Ở nhiều địa phương, từ lâu đã hình thành các khu trưng toàn biển tiếng Trung Quốc, giao dịch buôn bán chủ yếu với người Trung Quốc được người dân thường gọi là “Phố Tàu”. Không chỉ ở Bắc Ninh, “phố Tàu” xuất hiện ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bình Dương…
Đi qua các con phố này, người ta có cảm giác như đang ở đâu đó bên Trung Quốc bởi các biển hiệu quảng cáo, thực đơn dày đặc tiếng Trung… Các giao dịch nơi đây còn sử dụng tiếng Trung nhiều hơn tiếng Việt.
Có rất nhiều lý do để lý giải cho tình trạng phố ta hóa phố Tàu như: để thu hút khách du lịch thuận tiện việc buôn bán, do yếu tố lịch sử, hay do sự thiếu hiểu biết của người dân… Tình trạng này đã tồn tại khá lâu nhưng như có biện pháp giải quyết triệt để.

“Phố Tàu” ở Bắc Ninh

photau-bacninh1

photau-bacninh2

Làng nghề mộc truyền thống từ hàng trăm năm của Bắc Ninh đang dần bị biến thành… “khu phố tiếng Tàu”. Đi dọc con đường làng vào thôn Đông và Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hàng loạt biển hiệu “lạ”. Những tấm biển hiệu tràn ngập tiếng Trung xen giữa tiếng Việt ở những xưởng sản xuất gỗ, công ty vận tải, cửa hàng ăn, nhà nghỉ…
Không chỉ cửa hàng đồ gỗ mà các nhà nghỉ, công ty vận chuyển, cửa hàng ăn uống đều treo biển hiệu tiếng Trung xen lẫn tiếng Việt. Theo một số người dân ở đây, nhiều người Trung Quốc thuê lại nhà nghỉ, cửa hàng để kinh doanh dịch vụ cho người Trung Quốc.

Phố Tàu” ở Hạ Long

halong-photau

Tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển Bãi Cháy – TP. Hạ Long đầy rẫy biển hiệu in chữ Trung Quốc. Chưa đầy một km trên tuyến đường mang tên Hạ Long ở đây đã có hàng chục biển hiệu khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm… in đầy chữ Trung Quốc. Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng “chú thích” dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.
Đại diện Sở VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh thừa nhận, hiện tượng này đang diễn ra phổ biến ở một số điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh như Móng Cái, Hạ Long…, nguyên nhân là do tại những địa điểm này, khách du lịch đến từ Trung Quốc và Đài Loan rất nhiều nên người kinh doanh thường in biển quảng cáo bằng chữ Trung Quốc để thu hút lượng khách này. Cùng với tâm lý ganh đua, thấy nhà này làm biển quảng cáo chữ Trung Quốc, nhà bên cạnh cũng làm, người sau cố làm to hơn người trước…

“Phố Tàu” ở Hải Phòng

trungquoc-hatinh

Khi các công ty Trung Quốc trúng thầu xây nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên. hàng ngàn công nhân Trung Quốc ồ ạt kéo sang để xây nhà máy. Con đường chạy qua hai xã mọc lên hàng trăm quán bán bia, quán tạp hóa, quán nhậu, quán karaoke, mát-xa, cà phê, nhà trọ… với các bảng hiệu đều viết bằng chữ Tàu.
Số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại nhà máy này là bao nhiêu người, có giấy phép hay không thì gần như không cơ quan nào nắm được. Một số công nhân Trung Quốc đã cưới vợ Việt. Phần lớn những công nhân này đều thuộc diện nhà nghèo, trình độ học vấn thấp, lại là người dân tộc thiểu số hay ở tận các vùng sâu vùng xa… nên qua Việt Nam lao động vừa có lương cao, lại lấy được vợ. Thậm chí nhiều công nhân Trung Quốc đã rủ rê thêm bạn bè chưa vợ ở Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.

“Phố Tàu” ở Hà Tĩnh

photau-hatinh

Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan.
Theo thống kê, hiện Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có trên 1.400 lao động, trong đó lao động Trung Quốc theo đăng ký là 412 người, Đài Loan 300 người. Tuy nhiên, trên thực tế con số này còn có thể lớn hơn.
Nhiều lao động Trung Quốc còn thuê người Việt đứng tên mua đất kinh doanh. Một số khác lấy vợ người Việt sau đó về đây mở quán kinh doanh…”. Một người dân Kỳ Liên, cho biết: “Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt”.

“Phố Tàu” ở Bình Dương

photau-binhduong1

photau-binhduong2

Vài năm nay, phía sau những khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương bỗng dưng mọc lên hàng loạt cửa hàng, quán ăn… của người Trung Quốc, người dân Bình Dương quen gọi là phố Tàu. Tại đây mọc lên ngày càng nhiều các nhà hàng, quán ăn, điểm massage… do người Trung Quốc làm chủ.
Người Trung Quốc sinh sống tại Bình Dương chủ yếu làm công nhân tại những nhà máy do chủ người Trung Quốc đầu tư. Ngoài công việc tại những nhà máy, khu công nghiệp họ còn mở nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học…
Tại những nhà hàng, quán ăn do người Hoa mở, nhân viên, chủ quán đều dùng tiếng Hoa để giao tiếp. Bảng giá đồ ăn, thức uống được niêm yết bằng hai đơn vị là Nhân dân tệ và Việt Nam đồng. Rất nhiều trung tâm dạy tiếng Hoa do người Trung Quốc mở nhằm dạy người Việt Nam .
Mặt hàng được bán trong các cửa hàng của người Trung Quốc làm chủ đều được nhập từ Trung Quốc. Dù bán tại khu dân cư có đa phần người Việt Nam sinh sống nhưng giá bán được niêm yết lại là Nhân dân tệ.
Theo Vietnamnet

 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔNG CÓ "THẾ LỰC THÙ ĐỊCH" NÀO ĐIỂU KHIỂN NỔI HỌ!!!


Ngô Minh Khôi đã thêm 15 ảnh mới.
2 giờ
FOMASA LÀ TỘI PHẠM TÀN SÁT MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM!
CHIỀU NAY (30/6/2016), 5 GIỜ, CHÍNH PHỦ SẼ CÔNG BỐ THỦ PHẠM GIẾT CÁ, GIẾT BIỂN MIỀN TRUNG LÀ FOMASA
THEO THÔNG TIN MÀ NM CÓ ĐƯỢC THÌ FOMASA PHẢI BỒI THƯỜNG 500 TRIỆU USD ( TỨC 11.000 TỶ ĐỒNG). NHƯNG DÂN CHÚNG PHẪN NỘ MUỐN CHÍNH PHỦ ĐUỔI CỔ FOMASA VỀ NƯỚC. VÌ HẬU QUẢ MÀ CHÚNG LÀM BIỂN CHẾT, CÁ CHẾT LÀ MẤY CHỤC TỶ ĐÔ, LẠI LÂU DÀI MẤY CHỤC NĂM SAU VẪN CÒN, CHỨ KHÔNG CHỈ 500 TRIỆU USD ÍT ỎI ĐÓ. CHÚNG LÀ THỦ PHẠM SÁT HẠI MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM, SÁT HẠI CUỘC SỐNG CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM. PHẢI LÔI CHÚNG RA TRƯỚC VÀNH MÓNG NGỰA! TRONG CÔNG VĂN GỬI CHÍNH PHỦ CỦA FOMASA CÔNG NHẬN CHÚNG ĐÃ LÀM CÁ CHẾT Ở 4 TỈNH, NHƯNG LẠI HỖN LÁO, NGOAN CỐ GIẢI THÍCH RẰNG SỞ DĨ CHÚNG ĐỂ XẢ THẢI RA BIỂN LÀ DO MẤT ĐIỆN!
NHƯ VẬY, ÔNG THỨ TRƯỞNG, TIẾN SĨ BẢO CÁ CHẾT DO THỦY TRIỀU ĐỎ LÀ SAI. ÔNG TIẾN SĨ NÓI CÁ CHẾT LÀ DO ÂM THANH BIỂN LÀ SAI. NHƯ VẬY THÍ ĐIỂM CÁ CHẾT BẰNG NƯỚC BIỂN VŨNG ÁNG CỦA PHAN ANH VÀ PV VTC LÀ ĐÚNG. NHƯ VẬY BIỂU TÌNH CỦA NHÂN DÂN HÀ NỘI, TP HCM, NGHỆ AN, HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH... PHẢN ĐỐI FOMASA LÀ ĐÚNG. NHƯ VẬY CÁC HỌA SĨ HUẾ TRÌNH DIỄN ĐÁM TANG CÁ, CÁC HỌA SĨ VẼ TRANH CÁ CHẾT, CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ VIẾT VĂN LÀM THƠ VỀ CÁ CHẾT LÀ HOÀN TOÀN ĐÚNG, LÀ DO LÒNG YÊU NƯỚC, YÊU BIỂN MÀ LÀM, KHÔNG CÓ "THẾ LỰC THÙ ĐỊCH" NÀO ĐIỂU KHIỂN NỔI HỌ!!!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam


Nhập cảnh Việt Nam qua đường du lịch nhưng thực chất để làm hướng dẫn viên chui, nhiều người Trung Quốc đã xuyên tạc lịch sử khi thuyết minh với khách.

Ngày 28/6, ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết Sở đã nhận được tài liệu gồm ảnh, video về việc nhiều người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du lịch chui tại Việt Nam.
Trong số những tài liệu này, ngoài việc hướng dẫn viên người Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ, không dùng tiền Việt Nam khi mua hàng hóa, dẫn khách trên xe hay các điểm du lịch còn có đoạn video ghi cảnh hướng dẫn viên tên Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam.
huong-dan-vien-du-lich-trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-viet-nam
Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng. Ảnh: Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung cung cấp.

Theo đó, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng), Xue Chun Zhe nói: "14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn là quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc".
Một hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt cho biết thêm, nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn qua biển Mỹ Khê ngang nhiên giới thiệu biển Đà Nẵng là biển của Trung Quốc.
"Hướng dẫn viên người Trung Quốc nói với khách của họ rằng người Việt Nam rất ghét Trung Quốc nên đừng nghe những gì hướng dẫn viên người Việt nói. Nhiều khi có hướng dẫn viên người Việt đi cùng, họ không nói tiếng phổ thông mà nói giọng địa phương ở Hàng Châu, Thành Đô, Quảng Đông, Nam Ninh... nên dù biết tiếng Trung chúng tôi không hiểu họ nói gì", một hướng dẫn viên du lịch giấu tên cho hay.
Theo các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt, khoảng 60 người Trung Quốc đang hoạt động du lịch chui trên địa bàn Đà Nẵng. Hầu hết công ty lữ hành nhận dẫn đoàn khách Trung Quốc đều do người Việt đứng tên để đảm bảo thủ tục pháp lý, còn điều hành hoạt động đều do người Trung Quốc đứng phía sau.
huong-dan-vien-du-lich-trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-viet-nam-1
Một hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ để mua hàng hóa. Ảnh: Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung cung cấp.
Ngày 9/6, nhóm các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt đã tập hợp nhau, mời lãnh đạo Sở Du lịch, trong đó có ông Trần Chí Cường đến dự để trực tiếp trao đổi những bất cập. "Chúng tôi đã tiếp nhận những thông tin này, đồng thời kết nối các anh em hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung người Việt để thu thập thêm thông tin, sắp tới phối hợp với các ngành để xử lý", ông Cường nói.
Quy định của Việt Nam không cho phép người nước ngoài hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam. Tháng 11/2015, khi ông Li Mu Zi (quốc tịch Trung Quốc) bị một người đồng hương dùng súng bắn chết do mâu thuẫn trong việc làm ăn, công an Đà Nẵng cho biết nạn nhân từng bị buộc xuất cảnh vì tổ chức phiên dịch, hướng dẫn cho người Trung Quốc du lịch.
Đại tá Trần Hữu Do, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an thành phố Đà Nẵng), cho hay những người nhập cảnh Việt Nam nếu không có giấy phép của cơ quan thẩm quyền mà làm hướng dẫn viên du lịch là vi phạm pháp luật. Nếu công an phát hiện sẽ trục xuất về nước.
Mới đây hôm 24/6, khi nghe doanh nghiệp phản ánh tình trạng các công ty du lịch đưa người từ Trung Quốc sang làm hướng dẫn viên tại Đà Nẵng, khiến hơn 100 hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt "phẫn uất", Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết ông đã nghe nhiều thông tin về người Trung Quốc làm du lịch chui.
Theo Chủ tịch Đà Nẵng, cùng với việc trốn tránh sự kiểm soát, trốn thuế, hiện tượng hoạt động du lịch chui còn gây phản cảm về văn hóa và làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch Đà Nẵng. Ông chỉ đạo ngành Du lịch thành phố phối hợp với công an, quản lý thị trường và chính quyền các quận, huyện phải họp bàn để có giải pháp kịp thời.
Nguyễn Đông 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Thời kỳ phân liệt"; "Thời mạt pháp"; "Thời ngoài hội thánh"..Quá trình phân rã..ay cái gì đang diễn ra trong thế giới này? Hãy đọc và suy ngãm!

Nước Anh và sự bất định hậu Brexit

Việc nước Anh liệu sẽ thực sự “ly hôn” với EU hay không vẫn tiếp tục là một câu hỏi...

Nước Anh và sự bất định hậu Brexit
Một phụ nữ giơ biểu ngữ trên đường phố ở trung tâm London hôm 24/6 ý nói "yêu quý châu Âu nhưng lại nói lời chia tay EU" - Ảnh: Reuters.
An Huy
Vài ngày sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử của nước Anh với kết quả người dân chọn rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) - hay còn gọi là Brexit - thì việc nước Anh liệu sẽ thực sự “ly hôn” với EU hay không vẫn tiếp tục là một câu hỏi.

Theo tin từ Reuters, hiện vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy Brexit sẽ sớm xảy ra.

Tâm trạng “Regrexit” nổi lên
Thủ tướng Anh David Cameron, người nói sẽ từ chức sau khi cử tri chọn Brexit, tuyên bố ông sẽ không có bất kỳ bước đi chính thức nào cho việc xứ sương mù chia tay với EU và nói việc này sẽ do người kế nhiệm của ông thực hiện. 

Bên cạnh đó, do cuộc trưng cầu dân ý không có bất kỳ sự ràng buộc pháp lý nào, một số chính trị gia Anh đề xuất một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội trước khi chính thức khai màn Brexit.

Chưa kể, một bản kiến nghị đăng trên website của Chính phủ Anh về tổ chức trưng cầu dân ý lại đã thu thập được hơn 3 triệu chữ ký chỉ trong vòng hai ngày.

Đứng trước nguy cơ lớn nhất đối với sự đoàn kết của châu Âu kể từ thời chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà lãnh đạo châu Âu đang có quan điểm thiếu nhất quán về việc sẽ bắt đầu tiến trình đàm phán cho việc Anh ra khỏi EU như thế nào. 

Pháp thì muốn các cuộc đàm phán này được khởi động nhanh chóng, trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi sự kiên nhẫn. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nói ông muốn việc đàm phán “bắt đầu ngay lập tức”.

Vào ngày Chủ Nhật, người đứng đầu Scotland nói vùng này có thể sẽ phủ quyết Brexit. Theo quy định của Anh, nghị viện của Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales phải có sự đồng thuận về việc Anh ra khỏi EU.

Hầu hết các chính trị gia Anh đều nhất trí rằng chiến thắng với tỷ lệ phiếu 52%-48% nghiêng về phe Brexit đồng nghĩa với cuộc chia tay giữa Anh và EU sẽ phải diễn ra. Nếu không, đó sẽ là một “cú tát” đối với nền dân chủ.

“Ý chí của người dân Anh là một sự chỉ dẫn rằng điều đó phải được thực hiện”, ông Cameron nghẹn ngào nói trong bài phát biểu từ chức, đánh dấu sự kết thúc nhiều biến động nhất của một nhiệm kỳ thủ tướng Anh kể từ khi Thủ tướng Anthony Eden từ chức vào năm 1957 sau cuộc khủng hoảng Suez.

Mặc dù vậy, sự ân hận của người Anh sau khi chọn Brexit lại đang ngày càng gia tăng. Trên mạng xã hội Twitter, từ khóa #regrexit (kết hợp giữa “regret” - hối tiếc, và “exit” - ra đi) đang trở thành một xu hướng lớn.

Brexit đã đẩy đồng Bảng Anh mất giá chóng mặt và đặt các chính đảng ở Anh vào thế khó. Thủ tướng Cameron của Đảng Bảo thủ bị coi là một nhà lãnh đạo thất bại, trong khi thủ lĩnh Công đảng đối lập suýt bị lật đổ vào hôm Chủ Nhật khi có tới 9 quan chức hàng đầu của đảng này phải từ chức.

Brexit “làm chao đảo không chỉ mối quan hệ giữa chúng tôi với EU, mà còn các nhà lãnh đạo đảng, lãnh đạo đất nước, và những gì làm nên nước Anh”, giáo sư Anand Menon thuộc trường King’s College ở London nhận định.

Phe Brexit muốn “hãm phanh”


Điều luật quy định về việc một nước thành viên EU ra khỏi khối này là điều 50 Hiệp ước Lisbon vốn được coi là hiến pháp của EU. Từ trước đến nay, điều 50 chưa từng được kích hoạt.

Trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý, ông Cameron nói điều 50 sẽ được kích hoạt ngay nếu cử tri Anh chọn ra đi. Vào cuối tuần vừa rồi, một số quan chức EU cũng nói Anh cần ra đi luôn, có thể là trong một cuộc họp của EU diễn ra vào thứ Ba tuần này.

Nhưng một số thủ lĩnh của chiến dịch vận động Anh rời EU, bao gồm cựu Thị trưởng London Borish Johnson, đang tìm cách “hãm phanh”. Họ nói họ muốn đàm phán về mối quan hệ của Anh với EU hậu Brexit trước khi chính thức nói lời chia tay với khối. 

Các quan chức châu Âu và các nhà quan sát nói một thỏa thuận như vậy là điều khó có thể xảy ra, nhất là khi xét đến những vấn đề gai góc liên quan tới cuộc chia tay lịch sử này.

Chẳng hạn, khó có chuyện EU chấp nhận cho Anh tiếp cận với thị trường chung của khối sau khi đã ra khỏi khối, trừ phi London chấp nhận để người lao động trong EU tự do ra vào nước này. Trong khi đó, vấn đề lớn nhất của những cử tri Anh chọn Brexit là hạn chế người nhập cư, và đây là điều mà các nhà vận động Brexit đã cam kết.

Tính đến chiều ngày Chủ Nhật theo giờ Anh, bản kiến nghị tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ hai đã đạt 3,3 triệu chữ ký. Nghị sỹ Công đảng David Lammy nói Quốc hội Anh có quyền kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai, và hối thúc Quốc hội làm việc này.

Nhân tố Scotland
Tuy nhiên, sự phản đối rõ rệt nhất đối với việc Anh rời EU đang đến từ Scotland. Có tới 62% cử tri của vùng này chọn ở lại EU và chỉ 38% chọn ra đi.

Theo những quy định phức tạp của Vương quốc Anh về trao một số quyền cho Scotland, Wales và Bắc Ireland, việc Anh “ly hôn” với EU cần phải đạt sự đồng thuận từ nghị viện của cả 3 vùng này. Ngày Chủ nhật, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon nói với kênh BBC rằng bà sẽ xem xét hối thúc nghị viện vùng ngăn chặn Brexit xảy ra.

Nhưng hiện chưa rõ liệu một kịch bản như vậy có thể trở thành hiện thực hay không. Phát ngôn viên của bà Sturgeon sau đó có nói rằng Chính phủ Anh có thể sẽ không phải tìm kiếm sự đồng thuận như vậy ngay từ đầu tiến trình Brexit.

Ngoài ra, Thủ hiến Sturgeon cũng đang chuẩn bị cho một cuộc trưng cầu dân ý mới về việc Scotland tách khỏi Anh. Đây là kịch bản có khả năng xảy ra nhiều hơn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Còn lại gì khi đóng cửa rừng?


Do việc khảo sát không kỹ, nhiều cánh rừng “giàu” ở Đắk Lắk bỗng chốc biến thành rừng “nghèo” khi giao cho các DN, để rồi hàng trăm ngàn ha rừng tự nhiên cứ lầm lũi biến mất theo những lằn bánh xe tải khổng lồ.

images645885_6a
Còn lại gì khi đóng cửa rừng. Trong hình: Xe chở gỗ lậu chạy nghênh ngang trên đường ở xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Ảnh: SGGP.
Thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã chuyển đổi hàng trăm ngàn ha rừng để xây dựng thủy điện và trồng cao su theo chủ trương của Chính phủ.
Lợi dụng việc này, nhiều doanh nghiệp không chuyển đổi rừng “nghèo” mà tập trung chuyển đổi rừng “giàu”.
Để rồi nhiều cánh rừng tự nhiên xanh tốt đã phải nhường chỗ cho những dự án trồng cao su và thủy điện.
Chuyển rừng giàu thành rừng nghèo
Theo chủ trương của Chính phủ, từ năm 2009 – 2020, Tây Nguyên sẽ trồng mới 100.000 ha cao su.
Nhưng các địa phương nơi đây lại vội vàng chuyển đổi rừng một cách ồ ạt để trồng cao su, dẫn đến cuối năm 2015, diện tích cao su toàn vùng đã lên tới 164.000 ha.
Nhiều cánh rừng giàu có, xanh tốt bỗng nhiên bị xếp loại rừng “nghèo” để chuyển sang trồng cao su.
Do việc khảo sát không kỹ, nhiều cánh rừng “giàu” ở Đắk Lắk bỗng chốc biến thành rừng “nghèo” khi giao cho các doanh nghiệp.
Đi khắp các dự án ở huyện Ea Súp, Ea H’leo, Krông Năng… đâu đâu chúng tôi cũng gặp cảnh này.
Vào năm 2010, Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Xuất nhập khẩu Hoàng Gia Phát (Công ty Hoàng Gia Phát) được giao 977 ha đất lâm nghiệp ở tiểu khu 134, 138 thuộc xã Ea Jlơi, huyện Ea Súp để khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng cao su. Trong đó, hơn 193,5 ha rừng nghèo được cải tạo để trồng cao su.
Mặc dù được xếp vào loại rừng nghèo, nhưng trên thực tế, mật độ cây rừng ở đây rất dày, cây rừng có đường kính từ 15 – 60 cm, cùng nhiều loại gỗ quý hiếm. Rừng ở khu vực thực hiện dự án thuộc hệ sinh thái rừng khộp.
Trong chuyến đi về huyện Ea H’leo, chúng tôi tìm đến dự án trồng cao su của Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ – Xuất nhập khẩu Kim Huỳnh. Vào năm 2010, công ty này được tỉnh giao 778 ha đất lâm nghiệp tại tiểu khu 120, 121 của xã Ea Tir để khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng cao su.
Ông Nguyễn Văn Trừ (cán bộ trạm bảo vệ rừng của Công ty Lâm nghiệp Chư Pả, đóng cạnh đó) cho biết: “Khu vực rừng đó có trữ lượng gỗ rất lớn, nhưng không biết vì sao tỉnh lại cho chuyển đổi. Trong khi đó, khu vực được giao cho công ty khoanh nuôi, bảo vệ thì cũng bị người dân chặt phá không thương tiếc”.
Theo quy hoạch của tỉnh Gia Lai đến năm 2015, diện tích đất rừng chuyển đổi sang trồng cao su là trên 66.000 ha, trong đó có hơn 51.000 ha rừng tự nhiên nghèo.
Qua đó, tỉnh đã cấp phép cho 44 dự án trồng cao su cho 17 doanh nghiệp thuê trồng tại 5 huyện gồm: Chư Prông, Chư Pưh, Đức Cơ, Ia Grai và Ia Pa. Phấn đấu đến năm 2015, chương trình chuyển đổi trồng cao su sẽ hoàn tất nhưng đến nay chỉ trồng được một nửa so với kế hoạch, trồng hơn 25.000 ha.
Trong quá trình triển khai dự án, nhiều doanh nghiệp còn tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi chưa được UBND tỉnh cho phép.
Có một thực tế đáng buồn, nhiều cánh rừng khộp không thích hợp cho việc chuyển đổi trồng cao su nhưng tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai vẫn cho doanh nghiệp khảo sát trồng cao su.
Tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), hai dự án trồng cao su của Công ty TNHH Hoàng Nguyễn và Công ty CP Đầu tư Tân Tiến được giao trên những cánh rừng khộp nhiều sỏi đá, khó trồng cao su.
Sau 3 năm được giao đất, Công ty TNHH Hoàng Nguyễn mới trồng được 80ha cao su hơn 1 tuổi nhưng cây xấu và phải trồng đi trồng lại vài ba lần.
Còn dự án của Công ty CP Đầu tư Tân Tiến được giao chồng lên khu vực quy hoạch Khu du lịch Thác Bảy Tầng của huyện Ea H’leo. Nhiều cánh rừng khộp ở huyện Ea Súp (Đắk Lắk) cũng được giao trồng thí điểm cao su.
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, từ năm 2008 – 2011, các tỉnh Tây Nguyên cho phép các doanh nghiệp khảo sát, lập 273 dự án trồng cao su.
Trong đó, có 277 dự án của 131 doanh nghiệp được phê duyệt với tổng diện tích trồng cao su trên đất lâm nghiệp là 117.220 ha, nhưng phần lớn là đất rừng tự nhiên với diện tích lên tới 92.669ha (chiếm 79%).
Trong thời gian từ năm 2005 – 2012, bình quân, mỗi năm Tây Nguyên mất đi gần 26.000 ha rừng, trong đó mất rừng do chuyển đổi trồng cao su chiếm tới 46,7%.
images645883_1a
Rừng tự nhiên bị chặt phá tại huyện K rông Pa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Võ Phúc/SGGP.
Phá nhiều, trồng bù ít
Từ năm 2006 – 2011, tỉnh Kon Tum cấp phép chuyển đổi rừng và đất rừng trồng cao su cho 10 đơn vị (56 dự án) với diện tích lên tới hơn 39.000 ha. Trong đó, tại địa bàn xã Mô Rai (huyện Sa Thầy) có 9 đơn vị được cấp phép với diện tích hơn 37.500 ha.
Dù tỉnh Kon Tum đã tạm dừng việc cấp phép dự án chuyển đổi rừng trồng cao su, nhưng gỗ rừng vẫn hàng ngày tuồn ra khỏi địa bàn xã Mô Rai.
Có mặt tại đoạn quốc lộ 14C từ huyện Ngọc Hồi đi vào xã Mô Rai, chúng tôi đã bắt gặp nhiều xe container ùn ùn chở gỗ ra. Nhiều xe tải nặng cũng tham gia chở gỗ khiến quốc lộ này tan nát, trơ sỏi đá.
Khu vực rừng Vườn Quốc gia Chư Mon Ray nằm cạnh quốc lộ 14C cũng xuất hiện nhiều toán lâm tặc canh giữ cho nhau vào đây chặt gỗ. Ở xã vùng sâu này, chuyện lâm tặc hay ai chở gỗ từ rừng ra là chuyện không có gì ngạc nhiên.
Trong 10 năm qua, Tây Nguyên đã chuyển đổi hơn 80.000 ha đất rừng các loại để xây dựng khoảng 50 công trình thủy điện.
Cũng trong khoảng thời gian đó, nhiều doanh nghiệp dù không đủ năng lực tài chính, kỹ thuật nhưng đã lợi dụng chính sách phát triển thủy điện trước đó, xin dự án làm thủy điện nhưng mục đích là khai thác khoáng sản, lâm sản.
Một số dự án vận hành thành công thì không chịu trồng bù rừng thay thế hoặc chây ỳ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Theo kế hoạch, năm 2015, tỉnh Đắk Nông phải trồng thay thế 1.000ha rừng tại các dự án thủy điện có sử dụng đất rừng. Nhưng đến đầu năm nay, tỉnh chỉ mới trồng thay thế được hơn 100ha rừng tại các dự án thủy điện.
Tại Đắk Lắk, việc trồng rừng thay thế tại các dự án thủy điện hiện chỉ mới thực hiện được 160ha, trong khi kế hoạch phải trồng mới 1.200 ha. Ở Gia Lai, đến nay thủy điện Tây Nguyên và thủy điện Đắk Ble vẫn chưa chịu trồng hơn 100ha rừng thay thế.
Theo GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, quá trình chuyển đổi rừng sang trồng cao su và làm thủy điện thực hiện quá nhanh, diện tích rất lớn nhưng chưa có một đánh giá cụ thể về tính hiệu quả của từng dự án chuyển đổi sau 5 năm hoặc 10 năm.
Khi thấy không phù hợp thì các đơn vị xin chuyển đổi tiếp hay bán một phần đất trong dự án cũng có lợi nhuận. Nhiều địa phương chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà triển khai chuyển đổi ồ ạt.
Hậu quả là đất nước, xã hội, người dân đành chịu mất rừng. Trong khi quá trình trồng rừng thay thế chỉ thực hiện “nhỏ giọt” thì tình trạng mất rừng chưa có điểm dừng.
Tây Nguyên hiện còn 2,25 triệu ha rừng tự nhiên, giảm khoảng 500.000ha so với cách đây 10 năm.
Chính việc chuyển đổi rừng ồ ạt ở khu vực này để trồng cao su, xây dựng thủy điện, trồng cây công nghiệp… đã làm mất hàng trăm ngàn ha rừng trong những năm qua.
Vì thế, Chính phủ sẽ đóng cửa rừng Tây Nguyên để cứu lấy những cánh rừng tự nhiên còn sót lại trên vùng đất này, nhằm giảm thiểu nguy cơ hạn hán và lũ lụt.
Theo SGGP
(*) Tựa bài và sapô do Tiếp Thị Thế Giới đặt lại.
Phần nhận xét hiển thị trên trang