Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

DÃ TÂM CỦA MỘT KẺ TỘT CÙNG KHỐN NẠN

Lê Luân:


Luân Lê

DÃ TÂM

Việc Trung Quốc bắt ép 17 ngư dân ký vào văn bản thừa nhận biển đông là thuộc chủ quyền của chúng, cả bằng tiếng Tàu và tiếng Việt, thì hãy giữ lại các văn bản này, bổ sung vào hồ sơ pháp lý rồi mang ra toà án quốc tế để làm bằng chứng kiện chúng về thói vô pháp, cưỡng chiếm lãnh hãi, vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là những chứng lý cực kỳ quan trọng để bác bỏ những luận điểm mà vốn dĩ đã vô cớ, bất chấp luật pháp quốc tế của chúng để hòng chiếm trọn biển đông đối với nước ta.


Chúng ta thấy rằng, trên thế giới không có một quốc gia nào mà khốn nạn và hành xử vô lại như thằng Trung Quốc.

Nó vừa được đón rước bằng 21 phát đại bác rền vang, đứng phát biểu 23 phút trước quốc hội Việt Nam và dặn dò không nhắc đến vấn đề biển đông, rồi ngay sau đó khi đến nước khác nó lại trở mặt nói rằng Trường Sa, Hoàng Sa của chúng ta thuộc chủ quyền của chúng. Nó bảo hợp tác quân sự hoà hảo, nhưng một mặt nó lại phát tờ rơi tố cáo Việt Nam bành trướng chiếm các đảo Tây Sa, Nam Sa của chúng (là Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta) ngay tại diễn đàn quốc tế Shang-ri-la có mặt đại diện của Việt Nam. Nó cho người ra trồng cây, nuôi lợn ở đảo Chữ Thập, xây các ngọn hải đăng, bồi đắp các đảo nhân tạo xung quanh, chúng mang vũ khí quân lực ra đảo và diễn tập tấn công quân sự công khai. Chúng tự thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển (ADIZ). Chúng trang bị vũ khí và trả tiền cho ngư dân của chúng ra biển gây hấn, cướp bóc, đánh giết ngư dân của ta. Chúng xâm nhập lãnh hải, vùng nội thuỷ, chúng uy hiếp vùng bay trên không phận TP.HCM.

Mặt khác, chúng còn cho các hướng dẫn viên du lịch vào đất nước ta và nói sai sự thật, bóp méo lịch sử về chủ quyền lãnh thổ, về biển đảo của Việt Nam để người dân họ hiểu nhầm về điều này. Chúng cho dân mua nhà, đất ở khắp nơi trên nước ta mà đã có nhiều báo chí nói rằng, những vùng đất người Trung Quốc mua là khu vực tuyệt mật (?). Thật là thảm hoạ về quản lý đối với vấn đề nhập cư, cư ngụ. Thời ông Lê Duẩn đã cứng rắn trục xuất tất cả bất cứ ai là người Trung Quốc ra khỏi nước Việt Nam, một chính sách đúng đắn và đảm bảo ngăn ngừa dã tâm bành trướng của chúng rất hữu hiệu.

Chúng đang thực hiện triệt để mưu sách "tằm ăn dâu" và ngày càng trắng trợn, quyết liệt đối với việc xâm lấn Việt Nam trên mọi mặt, mọi lĩnh vực, từ dân trí, lãnh thổ, hải đảo, văn hoá, kinh tế đến chính trị.

Và tại sao hà cớ gì mà chúng ta lại cứ tiếp tục coi nó là bạn, khi 4 tốt đã không có nổi một chữ nào tốt? Chúng còn đang sẵn sàng chiếm biển đảo của chúng ta bằng mọi cách và mọi giá thì sao ta lại ký kết thoả thuận "hợp tác an ninh trên biển" với chúng? Vậy vùng nào được xác lập là của chúng, vùng nào còn tranh chấp hay phần nào thuộc chủ quyền không bàn cãi đối với Việt Nam?

Chúng tôi, toàn thể nhân dân, người chủ tối cao của một quốc gia, cần được biết nội dung các thoả thuận về chủ quyền, về lãnh thổ, biển đảo, chứ không thể mập mờ như cái thời công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng đã từng làm được.

Và hãy nhớ, một thằng mà không dùng bất cứ luật pháp nào trong quan hệ với đối tác, luôn sẵn thừa những hành xử thủ đoạn, khốn nạn, bẩn thỉu, bất chấp, thì chớ có nặng tình hay phải trọn nghĩa gì với nó.

Vì chỉ có tổ quốc và nhân dân mới là trường tồn mãi mãi. Còn nhân dân nghĩa là còn nhà nước, và nếu không tổ quốc, chính quyền tất yếu sẽ không thể tồn tại.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin NÓNG: FORMOSA NHẬN TRÁCH NHIỆM VÀ CHỊU BỒI THƯỜNG



Luân Lê:

FORMOSA BỒI THƯỜNG NGƯ DÂN

Nếu ngư dân miền Trung được Formosa bồi thường 500 triệu đô tương đương 11.000 tỷ đồng thì sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề đời sống của dân sinh.

Tuy nhiên, con số cụ thể về toàn bộ thiệt hại, bao gồm thiệt hại trực tiếp và cả những hậu quả để lại phải khắc phục về môi trường biển, xử lý đạt chuẩn hệ thống xả thải theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, đương nhiên con số sẽ còn lớn hơn rất nhiều, lên đến hàng tỷ đô la.


Formosa, sẽ phải chịu trách nhiệm về thảm hoạ này, do kết quả đấu tranh ròng rã của người dân trong nước và cả chính nghị sỹ của Đài Loan về vấn đề đặc biệt nghiêm trọng này.

Tuy nhiên, phải đặc biệt xem xét đến thời gian, đối tượng và cách thức đền bù cho người dân, tránh trường hợp bị ăn chặn, ăn bớt từ những kẻ quan tham, vô lương như đã xảy ra với việc cứu trợ gạo và tiền cho ngư dân thời gian qua.

Và phải cách chức ông Võ Tuấn Nhân vì đã công bố rằng Formosa không có liên quan gì đến thảm hoạ này, đồng thời cũng phải xử lý các báo cố tình đưa tin đánh lừa dư luận về thảm hoạ cá chết là do thuỷ triều đỏ. Vì nếu theo chiều hướng đó thì đời sống hàng vạn triệu ngư dân cà kéo theo cả nhiều triệu ngừoi dân trên cả nước không biết sẽ khốn đốn và nguy cấp tới nhường nào.
 

Ý kiến của Luật sư Trần Vũ Hải:


Ảnh: Mời mọi người xem lại toàn cảnh diễn biến thảm hoạ cá chết cho đến nay.































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoài niệm xe đò


bus

Xe không chạy trên sông sao gọi xe đò?

Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp cách nay hai mươi năm. Trong chiếc áo sơ mi cụt tay, khuôn mặt ốm nhăn nheo màu bánh ít, mắt đăm chiêu sau cặp kiếng dày, ông thủng thỉnh trả lời theo kiến giải của mình. Đồng bằng Nam bộ sông nước chằng chịt, ngày xưa phương tiện đi lại chủ yếu bằng đò ghe, cho đến thập niên ba mươi, người Pháp thành lập vài hãng xe chở khách đi miền Tây. Thời ấy đường bộ chưa phát triển, xe đến bến khách phải chuyển tiếp bằng đò ghe nên người ta gọi là xe đò cho tiện.

image
Xe đò lỡ Sài Gòn – Hốc Môn năm 1969
Nghe vậy thôi, sau này tôi tìm hiểu thêm chút ít, biết rằng người Bắc gọi xe đò là xe khách hoặc xe ca, còn người Trung lại gọi xe đò giống như người Nam. Một số người giải thích vì hầu hết các chủ nhà xe đi miền Trung là người Sài Gòn nên “xe đò” trở thành phương ngữ chung cho tiện. Và rồi câu chuyện sôi nổi hơn khi nhà văn nhắc tới kỷ niệm thời học sinh trung học từng đi xe đò từ Rạch Giá về Cần Thơ mà ông có nhắc lại trong tập “Hồi ký Sơn Nam”: “…Tiền xe từ Rạch Giá đến Cần Thơ là một đồng hai (120km) nhưng nhỏ tuổi như tôi chỉ tốn có 6 cắc. Tôi lên xe ngồi để người phụ xế sắp đặt chỗ ngồi cho gọn, khép nép, chung quanh xe là nhiều người rao hàng để hành khách ăn buổi sáng vì buổi trưa mới đến bến Cần Thơ. Tôi còn nhỏ, ba tôi cho riêng tôi 2 cắc, rất tủi thân vì trong khi ấy gia đình khá giả dám trả 1 đồng hai (hai chỗ dành cho trẻ con rộng rãi hơn) lại dành cho con một cái bánh bao to để ăn dọc đường. Xe khách bóp kèn inh ỏi, chạy vòng quanh để tìm kiếm khách…”.

image
Xe đò dài Thuận Hiệp đi Sài Gòn – Cà Mau
Nhưng điều thú vị nhất là ông kể hồi thời kỳ đầu xe đò do người Pháp làm chủ toàn là loại xe nhỏ chở khách chừng hơn hai mươi người. Nhưng chỉ một thập niên sau, người Việt mình giàu có tham gia mở công ty lập hãng, nhập cảng máy, khung gầm từ châu Âu châu Mỹ, đóng thùng thành xe đò loại lớn chở hơn năm chục hành khách, cạnh tranh ác liệt trong giai đoạn đường bộ được mở rộng và phát triển ở các tỉnh miền Tây và Ðông Nam Bộ. Giao thông kết nối khắp nơi, nhu cầu đi lại của người dân càng nhiều, tạo thành thời vàng son của xe đò. Chiến tranh Ðông Dương nổ ra, Nhật vào chiếm miền Nam, xăng dầu khan hiếm, bị giám sát chặt chẽ, ngành xe đò suy giảm, một số hãng xe hoạt động cầm chừng và phải thay đổi nhiên liệu cho xe hoạt động. Sơn Nam kể: “Xe ô tô chở khách phải dùng “ga”, hiểu là than củi tràm, bỏ vào cái thùng tròn đặt bên hông xe phía sau. Trước khi cho xe nổ máy thì quạt cho than tràm cháy, hơi ga ấy bị đốt, gây sức ép cho máy xe chạy, gọi “Autogène”, theo mô hình của Kỹ sư Thịnh Hưng Ngẫu chế tạo ở Sài Gòn”.

image
Xe đò Sài Gòn đến Vĩnh Long năm 1970 đường sá còn trải đá
Hình ảnh chiếc xe đò nhỏ chạy bằng than đốt trong cái thùng phía sau xe được lặp lại từ năm 1975 đến 1985, chắc người Sài Gòn tuổi trung niên trở lên đều biết rõ. Tôi từng đi loại xe sử dụng nhiên liệu này, mỗi lần chui vào cửa xe phía sau là đều phải cẩn thận với cái thùng than cháy nóng được treo dính ở đuôi xe. Thường thì người ta chỉ cải tiến xe đò lỡ – tức là loại xe Renault cũ xì từ giữa thập niên 50. Tuy giới lái xe gọi đó là xe đò hỏa tiễn nhưng nó chạy chậm hơn xe chạy xăng hoặc dầu. Có lúc xe chạy ì à ì ạch khi than cháy không hết, lơ xe phải dùng thanh sắt mở lò đốt cời than. Hoặc thỉnh thoảng gặp đường vồng xóc, than văng ra khỏi cửa thông không khí, rớt xuống đường cháy đỏ rực. Vô phúc cho chiếc xe đạp nào chạy phía sau tránh không kịp, cán phải cháy lốp xe. Xe đò hỏa tiễn chạy những đường ngắn như Sài Gòn – Long Khánh, Chợ Lớn – Cần Giuộc – Gò Công, Sài Gòn – Long An, còn xe đò dài vẫn chạy bằng xăng dầu, nhưng không còn nhiều như trước. 

Trên mui phía đầu xe thường có thùng phuy nước dùng để làm nguội máy, kế tiếp là nơi chở hàng hóa, xe gắn máy, xe đạp cho khách buôn chuyến và khách đi tỉnh xa.

image
Xe đò Sài Gòn – Tây Ninh năm 1965
Tôi còn nhớ mãi lần đầu được đi xe lô về quê bên ngoại ở Càn Long, Trà Vinh. Năm đó tôi chín tuổi, đi cùng với người anh bà con. Xe lô có bãi xe ở Bến Bạch Ðằng và Bến Chương Dương. Bãi xe lô hay nhiều bãi bến xe đò khác khắp nơi trong thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn đều nằm hai dãy dọc theo đường phố. Phòng vé là một cái quầy hay cái bàn gắn tấm biển to đề tên từng hãng xe, chạy lộ trình nào. Riêng xe lô không cần bán vé, khách đến bãi xe còn chỗ trống cứ lên, đủ người thì bác tài chạy. Loại xe này gọi đúng tên là “Location”, sơn màu đen, kiểu xe ô tô chở chừng bảy tám người nhưng bác tài cố nhét thêm hành khách. 

Xe lô chạy nhanh hơn xe đò vì không bắt khách dọc đường, không lên xuống hàng hóa cồng kềnh, lại có khi qua cầu tạm không cần bắt hành khách xuống cuốc bộ. Ðể gió lùa vào cho hỉ hả đám hành khách ngồi chật cứng như nêm, lại thêm giỏ xách túi bị, va li lỉnh kỉnh, bác tài mở cửa sau bung lên cột chặt lại, người ngồi phía sau ngó ra phố phường. Xe chạy ra khỏi Phú Lâm, nhìn cảnh đồng lúa xanh tươi hai bên đường, lòng cảm thấy phơi phới mặc dầu lâu lâu tôi phải nhấc mông trở cẳng vì bị ngồi bó gối.

image
Xe đò nhỏ chạy bằng than sau năm 1975
Nói là đi xe lô thì hành khách không cần xuống bộ qua cầu tạm, chứ lần đó tôi vẫn phải xuống cuốc bộ như bao chuyến xe đò khác. Tôi mới ca cẩm, xe lô cái nỗi gì, có mà “lô ca chân” theo lời hát của một tuồng cải lương trên truyền hình. Sau năm 1968, cuộc chiến ngày càng ác liệt, cầu đường nhiều nơi bị “mấy ổng” gài mìn phá hủy, có nơi phải dựng cầu tạm, đầu cầu có đặt trạm kiểm soát của quân cảnh hay cảnh sát. Ðường về Trà Vinh chỉ hơn 160 cây số mà qua mấy chục cây cầu, lại phải chờ phà Mỹ Thuận. Ði xe lô cho được nhanh mà về đến nơi phải mất năm sáu tiếng đồng hồ, huống hồ chi hành khách đi miệt Hậu Giang, Cà Mau xuống ở bến xe còn phải đón đò về nhà ở vùng U Minh, Miệt Thứ mất cả ngày đường. Chỉ có xe thư tức là xe đò làm nhiệm vụ giao nhận thư từ bưu phẩm chuyển cho bưu điện tỉnh mới được ưu tiên, không phải lụy phà hay bị cảnh sát xét hỏi. Bây giờ xe đò tiến bộ hơn nhiều, xe có máy lạnh, ghế nằm thoải mái cho khách đường xa, duy chỉ không có phòng vệ sinh trong xe, lại còn tặng thêm nước uống, khăn ướt lau mặt. Xe chạy nhanh nhờ có cầu qua hai con sông Tiền và sông Hậu, tôi ngồi xe Mai Linh chạy một lèo về tới chợ Cà Mau chỉ mất sáu tiếng đồng hồ. Nếu không kể đến loại xe dù bắt khách dọc đường, thì xe đò là phương tiện đi đường xa tương đối rẻ tiền.

image
Bến xe đò Petrus Ký năm 1950
Trước năm 1975, Xa cảng miền Tây là bến tập trung các xe đò về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó lại có bến xe Chợ Lớn đi về Cần Giuộc, Gò Công, Lý Nhơn, về sau bến xe này gộp lại với Xa cảng miền Tây mở rộng thành Bến xe miền Tây nằm trên đường Kinh Dương Vương quận Bình Tân. Còn bến Miền Ðông dành cho xe đi các tỉnh miền Trung và phía Bắc trên đường Petrus Ký trước kia thì gộp lại với hai bến xe nhỏ là Nguyễn Cư Trinh đi lộ trình cao nguyên và Nguyễn Thái Học đi Long Hải – Vũng Tàu – Phan Thiết, rồi sau đó vài năm chuyển về bến xe Văn Thánh, và cuối cùng yên vị tại Bến xe miền Ðông trên đường Ðinh Bộ Lĩnh hiện nay. Nhưng nghe đâu hai bến xe này sẽ phải dời ra xã Tân Túc huyện Bình Chánh và Suối Tiên Q. 9 để có diện tích rộng hơn, đáp ứng được cho nhu cầu ngày càng tăng. Sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến Bến xe An Sương, bến này đúng ra có xe đi Tây Ninh – Bình Phước – Bù Ðăng, Bù Ðốp vùng Tây Trường Sơn, nhưng cũng có xe đi vài tỉnh thành của cả ba miền, do hai bến xe miền Ðông và miền Tây nhỏ hẹp.

image
Bến xe đò trên đường Nguyễn Cư Trinh trước 1975
Ai cũng có kỷ niệm lần đầu đi xe đò. Mỗi chuyến xe chuyên chở nỗi niềm hoài niệm. Có người nhớ chuyện tiền vé như nhà văn Sơn Nam. Có người lòng phơi phới nhìn thấy phong cảnh đồng lúa xanh tươi chạy dài bên quốc lộ như tôi. Cũng có người nhớ mùi mồ hôi, mùi xăng dầu giữa nắng gió miền Trung. Nhớ bến bãi ồn ào í ới ngày xưa. Và cũng có người tuổi đời chồng chất, nhớ cảnh xuống xe qua cầu xe lửa Bến Lức, Tân An thuở xa lắc xa lơ.



Trang Nguyên
Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 2017 VÀ HẬU BREXIT



Theo dự báo GDP toàn cầu năm 2021 của Tổ chức Tiền tệ Thế giới IMF thì năm 2017 thì cả 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới suy trầm. Nặng nề nhất là các quốc gia mới nổi và các quốc gia trong Liên Minh Châu Âu. Việc nước Anh sẽ ra đi có thể là mồi lửa châm vào thùng thuốc súng kinh tế toàn cầu.

Sau 5 ngày rúng động với Brexit, hôm qua các thị trường tài chứng khoán trên toàn cầu trở lại tăng điểm từ Âu sang Á sang Mỹ, chỉ duy nhất chỉ số Hang Seng của Hongkong Trung quốc là giảm điểm vì lo ngại sụp đổ kinh tế của nước có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới trong năm 2017. 

Cụ thể các chỉ số chứng khoán như Dow Jones tăng 269.48 điểm đạt 17,409.72. NASDAQ tăng 97.42 điểm đạt 4,691.87. NIKKIE tăng 227.20 điểm đạt 15,550.34. NYSE tăng 187.62 điểm đạt 10,161.20. ROUSSELL tăng 17.65 điểm đạt 1,107.30. TSX tăng 152.90 điểm đạt 13,842.70. Chỉ duy nhất chỉ số Hang Seng Hongkong Trung quốc giảm 0.27% nhưng sáng nay 29/6/2016 lúc 10:00AM đã tăng trở lại 0.76% với 161.16 điểm đạt 20.326.34 điểm ngay tại thời điểm này.

Sự phục hồi nhanh chóng của các thị trường toàn cầu là nhờ vào những quyết định nhanh chóng sau:

1. Tại Hàn Quốc: Sau Brexit buộc bà tổng thống Hàn Quốc phải tung gói kích cầu trị giá 17 tỷ USD cho 6 tháng cuối năm 2016 để cứu nền kinh tế đang trì trệ, nên phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong năm 2016 xuống còn 2.8%. 

2. Tại Nhật Bản: Nhật Bản còn kích cầu mạnh hơn gấp 10 lần Hàn Quốc bằng gói kích cầu 196 tỷ USD từ kêu gọi của thủ tướng Abe dành cho doanh nnghiệp vừa và nhỏ, và NHTW Nhật Bản phải họp khẩn cấp để bảo vệ nền kinh tế sau Brexit.

3. FED đang tính toán hạ trở lại cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tới. Ngân hàng TW Anh đang họp khẩn để lo tác động hậu Brexit. Hội đồng LM Châu Âu cũng họp khẩn để đưa ra quyết định cứu nền kinh tế EU hậu Brexit cũng như hối thúc Anh phải nhanh chóng ra khỏi EU để tránh ảnh hưởng các thành viên khác rút lui. Nhưng Anh đang tính toán một kịch bản hậu Brexit theo kiểu Nauy là EU+, tức đứng ngoài EU về kinh tài, song đứng trong EU về giao thương để giữ mối hòa hoãn và thông hành trong EU.

Dù gì thì một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2017 sẽ vẫn phải diễn ra bắt đầu từ Trung cộng, và hậu Brexit sẽ là mồi lửa thúc đẩy cuộc khủng hoảng kinh tế nhanh hơn. Các phản ứng nhanh của các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ làm cho hậu quả của các mặt hàng thiết yếu tiêu dùng biến động.

Khi các đồng bạc chính gồm Euro, Bảng Anh, Yên Nhật bị mất giá vì Brexit và tác động của kích cầu sẽ kéo theo sự hỗ trợ đồng đô la Mỹ làm cho giá dầu và giá vàng sẽ tăng theo trong ngắn hạn là điều chắc chắn. Về trung và dài hạn của các mặt hàng thiết yếu này thì còn phụ thuộc vào các tổ chức OPEC. Cuộc họp thượng đỉnh của NATO trong 2 ngày 08 và 09/7/2016 sắp tới tại Warsaw thủ đô Ba Lan, mà ông Obama và người thay thế ông trong năm 2017 sẽ xử lý thế nào? 

Sự căng thẳng ở khu vực Thái Bình Dương đặc biệt phán quyết của tòa án La Hayes vào ngày 07/7/2016, khi mà Nga đã hùa theo phe Trung cộng để Trung cộng chiếm lấy toàn bộ biển Đông cũng đóng vai trò rất quan trọng cho tình hình kinh tế thế giới, nếu Hoa Kỳ và đồng minh có thể đưa ra quyết định cấm vận kinh tế Trung cộng vào một thời điểm thích hợp, như đã thực hiện với Nga sau sự cố bán đảo Crimea.

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi mà Trung cộng đang suy trầm, và đang sa lầy vào bài toán nợ công cho tăng trưởng kinh tế giả tạo trong gần 4 năm qua sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chứ với chiến lược xâm lược toàn bộ khu vực Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực: nguồn nước, tự do hàng hải và kinh tế khu vực?

Trong tình hình quốc tế và khu vực như một mớ bòng bong thế, kinh tế Việt Nam đang hấp hối cũng cùng bài toán nợ công và chi tiêu ngân sách, và Bloomberg đã cảnh báo nền kinh tế Việt Nam là dễ bị tổn thương nhất. Như vậy, việc kế tiếp của người dân phải làm là hãy cố thủ của cải của mình ở nơi trú ẩn an toàn nhất hơn là đồng tiền nội tệ, và phải thắt lưng buộc bụng tiết kiệm tiêu dùng để đón nhận cơn bão lớn sắp quét qua. Đây không chỉ là cách vừa bảo vệ công sức của mình, gia đình mình, .........

Khủng hooảng kinh tế 2008 đã ảnh hưởng đến toàn cầu và kinh tế Việt Nam, trong đó, kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt sức cho đến nay đang thảm hại chưa có bài toán phục hồi, dù báo cáo luôn tăng trưởng! Thế thì cuộc khủng hooảng tiếp theo vào năm 2017 sẽ là đòn quyết định không chỉ kinh tế Việt Nam mà còn với khối cộng sản còn sót lại của châu Á!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Vì sao những kẻ vô lương có thể đứng trên đầu trên cổ người dân?

Đất nước những ngày buồn
FB Bạch Hoàn, 18-6-2016 - Chiến tranh kết thúc đã lâu rồi, mà chưa ngày nào đất nước bình yên. 10 chiến sĩ gặp nạn ngoài biển khơi. Hai chiếc máy bay rơi xuống biển. Đất nước có người lính đi làm nhiệm vụ, gặp nạn, bắn 10 quả pháo sáng mà chẳng có quả nào le lói.
Đất nước của những khoản lỗ ngàn tỉ chất chồng lên nhau. Tiền thuế của nhân dân, tiền bán tài nguyên, có biết bao nhiêu phần bị những kẻ bất tài vô lương vơ vét vào túi mình? Để rồi không ít người trong số đó thăng quan tiến chức, nói giọng đạo đức của bậc hiền nhân quân tử.

Đất nước có những kẻ không còn chút liêm sỉ cuối cùng, cố nhét con cái mình vào nơi béo bở nhất.

Đất nước có những nhà máy khắc tinh của môi trường lại được hưởng những cơ chế ưu ái ngoài luật.

Đất nước của những ông chủ – những người dân luôn sẵn sàng ra trận, sẵn sàng hi sinh. Đất nước của những người người đã đương đầu với “tàu lạ”, đã lập thành lá chắn sống khi chủ quyền bị xâm phạm… Thế mà, chỉ cần xây cái chòi chăn vịt, mở một quán cafe là đã bị khởi tố hình sự. Đất nước của những án oan và người tù thế kỉ…

Vì sao?

Vì sao những quả pháo sáng mua bằng tiền thuế của dân lại bị xịt? Ai chịu trách nhiệm về điều này? Pháo sáng ấy thuộc lô hàng nào? Do doanh nghiệp nào sản xuất? Do đơn vị nào nhập khẩu? Mẹ già, vợ dại, con thơ của người lính đã ra đi không thể trở về, đồng đội của họ, và nhân dân cần một câu trả lời.

Vì sao những kẻ vô lương có thể đứng trên đầu trên cổ người dân?

Có phải vì những thế hệ nối tiếp nhau đã quen cúi đầu, đã chấp nhận một tư duy nô lệ, đã để áo cơm ghì sát đất, đã không dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải, đã im lặng trước những sai trái ở đời?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đề nghị chính phủ điều tra thông tin này, nếu có phải xử lý thích đáng ( Nếu người đưa tin sai phải chịu trách nhiệm ) vì đây là chuyện an nguy của nước nhà!

Nỗi buồn Trường Sa
FB Võ Văn Tạo, 15-6-2016 - Mình vừa nghe kể những chuyện thật bất ngờ và quá buồn từ bộ đội hải quân đặc công nước thuộc Quân chủng Hải quân, sắp ra Trường Sa theo lệnh điều động, tâm sự. Theo đó, các sĩ quan được điều động ra Trường Sa trấn giữ có thời hạn đều được hưởng chế độ tăng gấp đôi thu nhập so với ở đất liền.
Trước khi ra, họ phải qua 3 tháng tập huấn tại Vùng 4 Hải quân (bán đảo Cam Ranh). Nghĩ đồng đội sắp “có tiền”, bộ phận (khung) tập huấn tranh thủ “chặt chém”, “ngắt ngọn”.

Học viên tập huấn phải bỏ tiền mua mọi thứ, kể cả chiếu nằm, bia tập bắn… cơm nhà bếp nấu cực kỳ dở, nhiều bữa sống, khê, ăn mỡ heo trường kỳ. Học viên không ăn nổi, đói bụng, rủ nhau xuống cantin thì 5 tô mì tôm (có thêm quả trứng), tổng cộng phải trả 180.000 đ (36.000đ/tô). Cantin đều do người nhà cán bộ Vùng 4 quán xuyến. Phản ánh cơm dở thì nhà bếp “trừng phạt” bằng cho ăn tệ hơn. Đi chơi ngoài doanh trại thì nộp 200.000đ. Qua đêm 500.000đ. Thắc mắc thì khỏi đi luôn.

Khám sức khỏe mà không lót tay quân y thì tim mạch “có vấn đề” ngay (không được ra Trường Sa nữa). Lỡ bị ghi phiếu khám “có vấn đề”, “nôn ra” một chút thì quân y xé liền, lập phiếu mới tắp lự, lại “khỏe như vâm”…

Mấy năm trước, khi đi mua yến sào giúp bạn bè ở Hà Nội, chủ sạp bán yến kể: sĩ quan Vùng 4 hải quân rất hay mua để biếu cấp trên, “chạy một suất” đi Trường Sa, mình đã thấy kỳ quặc và buồn.

Năm nọ, có vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại QL1 qua Cam Ranh. Bốn cơ sở tại địa bàn tham gia cấp cứu, chữa trị thì 3 cơ sở y tế dân sự của tỉnh là Trung tâm y tế Cam Lâm, BV Cam Ranh và BV tỉnh Khánh Hòa đều không thu tiền (quy định của nhà nước), chỉ có Bệnh xá quân y Vùng 4 là thu tiền (hừ! Quân với dân như cá với thớt), bị báo chí phản ánh và cấp trên đã phải xử lý lãnh đạo bệnh xá, buộc trả lại tiền.

Trong khi cả nước hướng về Trường Sa, hỗ trợ tinh thần và vật chất dồi dào thì có những cán bộ Vùng 4 Hải quân lại quá tiêu cực.

Có lẽ mình lạc hậu rồi, suy nghĩ của mình không “thời đại”?

Từng trong quân ngũ trước 1975, mình rất buồn và thật sự lo lắng.Làm sao tin ở sức mạnh chiến đấu của một đội quân nỡ “ăn thịt” cả đồng đội? Thế hệ lính tráng thời mình chịu mọi gian khổ hy sinh, chứ chẳng cam chịu bị bóc lột, đè nén, áp bức.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thái độ kẻ cướp không thể chấp nhận được! Cần lên tiếng phản đối tránh di họa về sau!

Ngư dân Quảng Bình: BỊ TQ BẮT KÝ CÔNG NHẬN HOÀNG SA CỦA TQ

Ép ngư dân ký công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc? 

Người lao động
26/06/2015 23:50 

17 ngư dân Quảng Bình tố cáo giới chức Trung Quốc đã ép họ ký hàng chục văn bản bằng tiếng Trung, trong đó có 1 văn bản tiếng Việt với nội dung: “Tôi chứng kiến vùng biển Đông và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc”



Chiều 26-6, 17 ngư dân xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã thuật lại với phóng viên Báo Người Lao Động những thời khắc kinh hoàng mà họ đã trải qua khi vô cớ bị bắt giữ, giam lỏng, đe dọa tại cảng Tam Á (đảo Hải Nam, Trung Quốc).


Không ký thì đánh


Trước đó, ngày 16-6, khi đang khai thác thủy sản tại vùng biển cách đảo Hải Nam khoảng trên 30 hải lý, 2 tàu của ngư dân Võ Văn An (SN 1976, chủ tàu) cùng 8 thuyền viên mang số hiệu QB 93694 TS và tàu của anh Võ Văn Toàn (SN 1982 - chủ tàu) số hiệu QB 93480 TS với 7 ngư dân nhận được tin báo có gió lớn cấp 7-8 nên rất lo lắng. Trong lúc đang loay hoay tìm nơi trú ẩn, họ nhìn thấy 1 tàu hải quân và 3 tàu chụp mực của Trung Quốc áp sát, bắt giữ.


Anh Võ Văn An rất lo lắng vì tàu của anh vẫn bị Trung Quốc tạm giữ trái phép
Anh Võ Văn An rất lo lắng vì tàu của anh vẫn bị Trung Quốc tạm giữ trái phép


Theo chủ tàu Võ Văn An, phía Trung Quốc có 5 người mang theo 1 khẩu súng, 2 roi điện nhảy lên tàu của ngư dân rồi ép tất cả thuyền viên trên tàu dồn về phía mui. Sau khi tịch thu toàn bộ giấy tờ của tàu cá, họ bắt tất cả thuyền viên cùng tàu cá về cảng Tam Á.



Tại đây, phía Trung Quốc dồn 17 thuyền viên vào một nơi tạm giam. “Họ dẫn tôi và chủ tàu Toàn cùng 15 anh em khác về giam một chỗ, sau đó một số người Trung Quốc xuất hiện trùm kín mặt tôi và anh Toàn rồi dẫn chúng tôi đến một nơi khác. Họ giam lỏng chúng tôi 1 ngày, 1 đêm” - anh An thuật lại.


Sau đó, họ bắt mỗi thuyền viên phải ký ít nhất 8 tờ đơn còn 2 chủ tàu thì bị ép ký trên 100 tờ đơn đều bằng tiếng Trung Quốc. “Họ bảo nếu ký theo yêu cầu của họ thì nhanh chóng được thả về Việt Nam còn không nghe lời thì họ dọa nạt, đòi đánh. Vì quá sợ hãi nên chúng tôi buộc phải làm theo” - anh Toàn kể.


Trong khoảng 100 tờ đơn mà phía Trung Quốc buộc phải ký có 1 tờ đơn ghi vài dòng chữ tiếng Việt Nam với nội dung: “Tôi chứng kiến vùng biển Đông và quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc”.


Khi đọc xong tờ đơn, các ngư dân hiểu rõ rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam nên nhất quyết không ký, sau đó phía Trung Quốc ép 3 lần và nói nếu ký vào sẽ để tàu ngư dân chạy về Việt Nam, bằng không sẽ giữ tàu lại. Theo thuyền trưởng An, trước thái độ kiên quyết của các ngư dân, sau 5 ngày giam lỏng, nhóm người Trung Quốc đẩy 17 ngư dân lên 1 chiếc tàu của anh Toàn rồi thả họ về, còn tàu của anh An bị giữ lại không trả.


Sau một ngày đêm lênh đênh trên biển, đến sáng 21-6, 17 ngư dân đã cập cảng Roòn (xã Quảng Phú) trở về quê hương an toàn.


Vẫn quyết tâm bám biển


Mặc dù người đã được thả về an toàn nhưng tàu cá QB 93694 TS của ngư dân Võ Văn An vẫn bị Trung Quốc tạm giữ. Anh An cho hay gia đình anh bao đời bám biển mưu sinh. Cuối năm 2013, sẵn có vốn 400 triệu đồng tích góp bằng nghề đi biển, anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng 120 triệu và 600 triệu đồng từ người thân để mua lại con tàu công suất 740 CV với trọng tải 30 tấn để đánh bắt hải sản, ngoài làm kinh tế thì giúp một số lao động địa phương có việc làm. Tuy nhiên, kể từ khi bị Trung Quốc giữ tàu, gia đình anh rất lo lắng vì nợ nần chồng chất mà phương tiện mưu sinh không còn.


Có mặt tại căn nhà nhỏ nằm ở cuối thôn Hải Đông, chị Đoàn Thị Hoa (31 tuổi, vợ chủ tàu An) buồn bã: “Chồng về tới nhà mạnh khỏe là mừng rồi nhưng bây giờ tàu bị Trung Quốc giữ rồi, không biết khi nào họ mới trả về. Không đi biển được gia đình tôi không biết làm chi để trả đống nợ hàng trăm triệu đó”.


Các thuyền viên khác cũng đang rất lo lắng bởi tất cả đều là lao động chính, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Từ khi bị Trung Quốc thả về, họ chỉ biết quanh quẩn đầu làng ngõ xóm mà không biết làm việc gì để mưu sinh.


Ngư dân Mạnh Văn Trường (thuyền viên trên tàu QB 93694 TS) tâm sự dù nguy hiểm, tai tương trên biển xa luôn rình rập nhưng đã là ngư dân thì phải bám biển đến cùng vì đó là cái nghiệp bao đời nay.


Cạnh nhà chủ tàu Võ Văn An, ngôi nhà nhỏ của chủ tàu Võ Văn Toàn trong những ngày này tấp nập người đến thăm hỏi, động viên. Dù phía Trung Quốc trả tàu nhưng anh cũng bị cướp toàn bộ thủy hải sản mà ngư dân đánh bắt được và tất cả các ngư cụ. Anh Toàn buộc phải sắm lại toàn bộ ngư cụ mới để tiếp tục ra khơi vào ngày 30-6.


Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, cho hay sẽ có văn bản kiến nghị với các cơ quan chức năng cấp trên nhằm can thiệp để mong Trung Quốc sớm trao trả tàu cho ngư dân.


“Những ngư dân Quảng Phú bao đời ra biển Đông hành nghề khai thác hải sản không chỉ để mưu sinh mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.Chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan công an và biên phòng sớm có văn bản trình lên cấp trên nhờ can thiệp để phía Trung Quốc trao trả tàu cho bà con ngư dân”.


Sau khi các ngư dân về nước an toàn, Phòng LĐ-TB-XH huyện Quảng Trạch đã đến thăm hỏi sức khỏe, bước đầu trao cho mỗi ngư dân 1 triệu đồng động viên tinh thần các thuyền viên.

Bài và ảnh: Hoàng Phúc.
Phần nhận xét hiển thị trên trang