Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016
Giải mã bí ẩn đội đặc vụ tàn ác của Tào Tháo
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thành thực phân ưu cùng các đ/c TQ:
Phó tổng biên tập báo đảng Trung Quốc tự tử
Chu Thiết Chí, 56 tuổi, nhà viết luận nổi tiếng về lý luận đảng, phó tổng biên tập tạp chí Qiushi (Cầu Thị), treo cổ trong nhà để xe cơ quan, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Caixin dẫn lời một người bạn giấu tên của Chu nói ông bị trầm cảm do tranh chấp ý thức hệ gần đây giữa những người ủng hộ cải cách và phe bảo thủ. Chu tin một học giả phải giữ gìn sự chính trực của mình, có suy nghĩ độc lập và cái nhìn riêng biệt.
People.cn, website thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 26/6 đăng bản tin ngắn về việc Chu tự tử nhưng không nêu rõ nguyên nhân.
Một số kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài cho rằng Chu tự tử có thể do có liên hệ với Lệnh Kế Hoạch, người từng là phụ tá thân cận của cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông Lệnh bị cáo buộc nhận hối lộ và thu thập bất hợp pháp bí mật quốc gia.
Qiushi đăng tải một bài 4.000 từ do Lệnh viết hồi tháng 12/2014, hai tuần trước khi ông "ngã ngựa". Lệnh có thể đã tác động để Chu đăng bài lên tạp chí.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của đảng cầm quyền, tháng 10/2015 chỉ trích Qiushi vì "chểnh mảng trong kiểm duyệt chính trị một số bài đăng" và biên tập không cẩn thận khi xuất bản bài của người quen.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ ba, 28/6/2016 | 15:12 GMT+7
Phó tổng biên tập một tạp chí lý luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc được phát hiện chết vì treo cổ tự tử.
Phó tổng biên tập một tạp chí lý luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc được phát hiện chết vì treo cổ tự tử.
Ông Chu Thiết Chí. Ảnh: Sina.
Chu Thiết Chí, 56 tuổi, nhà viết luận nổi tiếng về lý luận đảng, phó tổng biên tập tạp chí Qiushi (Cầu Thị), treo cổ trong nhà để xe cơ quan, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Caixin dẫn lời một người bạn giấu tên của Chu nói ông bị trầm cảm do tranh chấp ý thức hệ gần đây giữa những người ủng hộ cải cách và phe bảo thủ. Chu tin một học giả phải giữ gìn sự chính trực của mình, có suy nghĩ độc lập và cái nhìn riêng biệt.
People.cn, website thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 26/6 đăng bản tin ngắn về việc Chu tự tử nhưng không nêu rõ nguyên nhân.
Một số kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài cho rằng Chu tự tử có thể do có liên hệ với Lệnh Kế Hoạch, người từng là phụ tá thân cận của cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông Lệnh bị cáo buộc nhận hối lộ và thu thập bất hợp pháp bí mật quốc gia.
Qiushi đăng tải một bài 4.000 từ do Lệnh viết hồi tháng 12/2014, hai tuần trước khi ông "ngã ngựa". Lệnh có thể đã tác động để Chu đăng bài lên tạp chí.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của đảng cầm quyền, tháng 10/2015 chỉ trích Qiushi vì "chểnh mảng trong kiểm duyệt chính trị một số bài đăng" và biên tập không cẩn thận khi xuất bản bài của người quen.
Lời thơ mộc mạc chân thành - Xem ra gói trọn tâm tình người Nam! Bác VC cho em cảm ơn cùng với!
Xin cảm ơn tác giả!
Thiết Bổng
THƯ GỬI...GIẶC
Việt Nam tôi từ sơ khai lập quốc
Đã bao phen bắc thuộc trầm luân
Nhân dân tôi quật khởi bao lần
Quyết không chịu làm thân nô lệ...
Đã bao phen bắc thuộc trầm luân
Nhân dân tôi quật khởi bao lần
Quyết không chịu làm thân nô lệ...
Giặc phương bắc trăm phương ngàn kế
Từ cường binh đến ước thệ viễn vông
Chúng bạo tàn và trơ trẽn, cuồng ngông
Đòi thôn tính Lạc Hồng về bắc quốc
Từ cường binh đến ước thệ viễn vông
Chúng bạo tàn và trơ trẽn, cuồng ngông
Đòi thôn tính Lạc Hồng về bắc quốc
Đem lợi lộc vinh hoa mua chuộc
Không ít người nhơ nhuốc thân, tâm
Phần sợ chết nên cứ đổ sai lầm
Dâng tiên tổ âm thầm cho bành trướng
Không ít người nhơ nhuốc thân, tâm
Phần sợ chết nên cứ đổ sai lầm
Dâng tiên tổ âm thầm cho bành trướng
Cũng có cuộc dậy binh tự xướng
Thỏa lòng người, nhưng chẳng lượng thiên cơ
Giặc bên trong và giặc chiếm cõi bờ
Hai giáp một ... máu nhuộm cờ uất hận....
Thỏa lòng người, nhưng chẳng lượng thiên cơ
Giặc bên trong và giặc chiếm cõi bờ
Hai giáp một ... máu nhuộm cờ uất hận....
Giặc bạo ngược lý trời còn bất nhẫn
Những anh linh như Đinh, Lý, Lê, Trần...
Thuận lòng trời, đáp nguyện của nhân dân
Dựng bờ cõi vạn lần không mẻ một
Những anh linh như Đinh, Lý, Lê, Trần...
Thuận lòng trời, đáp nguyện của nhân dân
Dựng bờ cõi vạn lần không mẻ một
Bốn nghìn năm giặc nhận là bạn tốt
Sói mài răng... đuôi vẫy... đột lốt cừu
Chúng hẹn hò trên bẫy lưỡi thâm mưu
Hòng toan tính mối cựu thù tiên đế...
Sói mài răng... đuôi vẫy... đột lốt cừu
Chúng hẹn hò trên bẫy lưỡi thâm mưu
Hòng toan tính mối cựu thù tiên đế...
Một số kẻ đớn hèn thì có thể
Cả nhân dân đâu dễ mắc lừa
Đòi che nắng bằng mấy kẽ tay thưa
Hay lấp biển bằng chân tùa cát lủn ???
Cả nhân dân đâu dễ mắc lừa
Đòi che nắng bằng mấy kẽ tay thưa
Hay lấp biển bằng chân tùa cát lủn ???
Núi có thể trước sau trồi, lụn
Sông đổi dòng, đá mủn, vàng phai
Nhưng trời nam chỉ có một không hai
Hồn anh kiệt, xưa nay bất tử
Sông đổi dòng, đá mủn, vàng phai
Nhưng trời nam chỉ có một không hai
Hồn anh kiệt, xưa nay bất tử
Giặc có thể lấy cường binh chế ngự
Dân tộc này lịch sử đã chứng minh
Không sống nhục thà nhận cái chết vinh
Nếu được sống, sẽ hy sinh vì độc lập
Dân tộc này lịch sử đã chứng minh
Không sống nhục thà nhận cái chết vinh
Nếu được sống, sẽ hy sinh vì độc lập
Dân tộc tôi, Việt Nam bất khuất
Lấy nghĩa nhân thuần phục hung tàn
Nhưng ngoại xâm hay bán nước cầu thân
Thì tất thảy lòng dân bùng đứng dậy...
Lấy nghĩa nhân thuần phục hung tàn
Nhưng ngoại xâm hay bán nước cầu thân
Thì tất thảy lòng dân bùng đứng dậy...
Gửi giặc kia : Việt Nam tôi là đấy
Kẻ bên trong hay kẻ ở biên thùy
Khuyên các người hãy một chút nghĩ suy
Đừng mê muội ghi tên vào sử nhục.
Kẻ bên trong hay kẻ ở biên thùy
Khuyên các người hãy một chút nghĩ suy
Đừng mê muội ghi tên vào sử nhục.
nhìn kĩ cái ấn mà Càn Long phong cho nước Việt mà xem, là một con lạc đà quỳ mọp, nên cũng đừng hi vọng vào một sự ngang hàng của phía bên kia, kẻ ấy, người ấy, ngấm vào máu vẫn cho rằng ta phải thần phục, e sợ chúng
LỊCH SỬ QUAN HỆ BANG GIAO ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU?
Quan hệ giữa các láng giềng với nhau chưa bao giờ là dễ dàng, những cú lật mặt, trở cờ thường xuyên xảy ra. Nhất là giữa một nước lớn và một nước nhỏ. Mối quan hệ giữa nước Việt và Trung Hoa dường như là mối quan hệ phức tạp, mâu thuẫn, gay cấn và cũng có nhiều thâm thù, oan trái nhất. Lịch sử không có sự lựa chọn khác, nó phải đi con đường của nó, chông gai và nhọc nhằn. Mối bang giao giữa nước Việt và Trung Hoa từ ngàn năm là một nỗi niềm cay đắng mà rất ít triều đại dám thể hiện được bản lĩnh của mình. “THANH – VIỆT NGHỊ HÒA: Tiến trình công nhận triều đại Quang Trung”, của Nguyễn Duy Chính là một cuốn sách hay và lí thú viết về mối quan hệ bang giao phức tạp này. Nhà Thanh khi đó đứng trước một cú lưỡng lự, vừa muốn duy trì dòng dõi nhà Lê nhưng lại bẽ mặt với tổn thất quá lớn của Tôn Sĩ Nghị, e dè sức mạnh của Nguyễn Huệ đến mức phải đưa quân phòng ngừa biên giới mà vẫn tỏ ra là một bà cô ế chồng. Sự chồng chéo đan xen các lực lượng và hơn nhất là bản lĩnh, sức mạnh của Nguyễn Huệ đã có lúc khiến người bên kia biên giới phải, e ngại, cầm chừng. Quang Trung đã làm được một điều mà ít triều đại nào làm được là mang cái thế của kẻ có sức mạnh, uy phong mà mềm dẻo ra làm ngoại giao và tất nhiên người đã không làm nhục quốc thể trong những mưu đồ phức tạp và rối rắm bậc nhất. Chỉ tiếc là người anh hùng đã mất sớm, nếu không, dự là không chỉ là những ngoại giao suông trên bàn tiệc để định nước lớn, nước nhỏ thế nào. Cả cái nghi vấn là Quang Trung có trực tiếp sang Thanh triều không cũng là một câu hỏi lớn. Với cái mối quan hệ phức tạp và cay đắng này thì ít nhất đã có người dám tự tin mà ngẩng cao đầu khiến cho nhiều kẻ phải nể sợ. Nhưng nhìn kĩ cái ấn mà Càn Long phong cho nước Việt mà xem, là một con lạc đà quỳ mọp, nên cũng đừng hi vọng vào một sự ngang hàng của phía bên kia, kẻ ấy, người ấy, ngấm vào máu vẫn cho rằng ta phải thần phục, e sợ chúng. Chỉ muốn nói rằng chúng mày đã nhầm, nhầm rất lâu rồi!
Quan hệ giữa các láng giềng với nhau chưa bao giờ là dễ dàng, những cú lật mặt, trở cờ thường xuyên xảy ra. Nhất là giữa một nước lớn và một nước nhỏ. Mối quan hệ giữa nước Việt và Trung Hoa dường như là mối quan hệ phức tạp, mâu thuẫn, gay cấn và cũng có nhiều thâm thù, oan trái nhất. Lịch sử không có sự lựa chọn khác, nó phải đi con đường của nó, chông gai và nhọc nhằn. Mối bang giao giữa nước Việt và Trung Hoa từ ngàn năm là một nỗi niềm cay đắng mà rất ít triều đại dám thể hiện được bản lĩnh của mình. “THANH – VIỆT NGHỊ HÒA: Tiến trình công nhận triều đại Quang Trung”, của Nguyễn Duy Chính là một cuốn sách hay và lí thú viết về mối quan hệ bang giao phức tạp này. Nhà Thanh khi đó đứng trước một cú lưỡng lự, vừa muốn duy trì dòng dõi nhà Lê nhưng lại bẽ mặt với tổn thất quá lớn của Tôn Sĩ Nghị, e dè sức mạnh của Nguyễn Huệ đến mức phải đưa quân phòng ngừa biên giới mà vẫn tỏ ra là một bà cô ế chồng. Sự chồng chéo đan xen các lực lượng và hơn nhất là bản lĩnh, sức mạnh của Nguyễn Huệ đã có lúc khiến người bên kia biên giới phải, e ngại, cầm chừng. Quang Trung đã làm được một điều mà ít triều đại nào làm được là mang cái thế của kẻ có sức mạnh, uy phong mà mềm dẻo ra làm ngoại giao và tất nhiên người đã không làm nhục quốc thể trong những mưu đồ phức tạp và rối rắm bậc nhất. Chỉ tiếc là người anh hùng đã mất sớm, nếu không, dự là không chỉ là những ngoại giao suông trên bàn tiệc để định nước lớn, nước nhỏ thế nào. Cả cái nghi vấn là Quang Trung có trực tiếp sang Thanh triều không cũng là một câu hỏi lớn. Với cái mối quan hệ phức tạp và cay đắng này thì ít nhất đã có người dám tự tin mà ngẩng cao đầu khiến cho nhiều kẻ phải nể sợ. Nhưng nhìn kĩ cái ấn mà Càn Long phong cho nước Việt mà xem, là một con lạc đà quỳ mọp, nên cũng đừng hi vọng vào một sự ngang hàng của phía bên kia, kẻ ấy, người ấy, ngấm vào máu vẫn cho rằng ta phải thần phục, e sợ chúng. Chỉ muốn nói rằng chúng mày đã nhầm, nhầm rất lâu rồi!
'Chính Mỹ sẽ cùng VN ngăn chặn dã tâm chiếm Biển Đông của TQ'
Tướng Lê Mã Lương cho rằng, không ai khác mà chính Mỹ sẽ cùng Việt Nam có những hành động cứng rắn để ngăn chặn hành động thái quá, phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước những quan tâm của dư luận hậu chuyến thăm tàu Cảnh sát biển Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi ông thực hiện chuyến công du đến Việt nam trong bối cảnh khẩu chiến giữa Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia láng giềng liên quan đến tình hình Biển Đông ngày càng gia tăng, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam về chủ đề quen thuộc này nhằm cung cấp cho độc giả các ý kiến, phân tích, đánh giá và nhìn nhận đa chiều từ những nhân vật khác nhau.
Mở đầu cuộc trò chuyện, người lính được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 21 tuổi chia sẻ: “Lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam mới thành lập 20 năm nay nhưng đang phải đương đầu với thử thách, nhiệm vụ trọng đại của đất nước: Giữ từng thước biển, giữ yên bờ cõi của quốc gia.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương. (Ảnh: Cao Tuân)
Mặc dù còn non trẻ nhưng cảnh sát biển Việt Nam đã thể hiện lòng trung thành, ý chí quyết tâm sắt đá và sự tỉnh táo. Thử thách ấy cũng đã trở thành bản lĩnh trong thực tiễn đấu tranh của nhân dân, quân đội ta để giữ vững chủ quyền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.
“Tôi nghĩ rằng chính tinh thần đó đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và tác động đến nhiều nước có quan tâm đến sự kiện Biển Đông, đặc biệt là Mỹ”, ông nói.
Và như vậy, động thái rõ nhất là mới đây, vị Bộ trưởng Quốc phòng một trong những nước có tiềm lực về kinh tế, quốc phòng số một của thế giới đã đến thăm lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam.
“Phải chăng sau hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á tại Singapore/Đối thoại Shangri-la 2015, họ đến thăm để hiểu rõ thực lực của Quân đội nhân dân Việt Nam và mục sở thị một trong những con tàu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam từng bị tàu kiểm ngư, lực lượng Hải quân của Trung Quốc cố tình đâm, va, phụt vòi rồng gây hư hỏng. Vì thế, vị bộ trưởng Quốc phòng Mỹ muốn có những đánh giá thực tiễn”, tướng Lê Mã Lương nhận định.
Theo Tướng Lương, chuyến thăm của người đứng đầu bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói lên rất nhiều điều. Nhìn xa hơn, cái đó nằm trong tầm nhìn chiến lược mà hai bộ trưởng Quốc phòng thay mặt cho hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký hợp tác.
“Như tôi được biết, chúng ta đã đặt mua 6 con tàu của Mỹ để phục vụ cho Cảnh sát biển Việt Nam. Nếu tăng cường được 6 con tàu này cho bộ Tư lệnh các vùng cùng với các tàu do Việt Nam đóng sẽ tăng lên đáng kể về sức mạnh. Những con tàu của Mỹ rõ ràng về mặt hiện đại thì chúng ta có thể rất an tâm”, vị anh hùng LLVT chia sẻ.
Tướng Lương phân tích thêm: Có thể thấy, gần đây, Mỹ đã có những hành động tích cực, quyết liệt hơn trong chiến lược hướng về châu Á - Thái Bình Dương nói chung và tình hình Biển Đông nói riêng. Thậm chí Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lýcủa các thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo bất hợp pháp, bác bỏ quyền kiểm soát của Trung Quốc xung quanh các thực thể nói trên...
Bởi lẽ, Mỹ đã thấy rất rõ âm mưu, lộ trình, bước đi của Trung Quốc đang đe dọa tự do hàng hải và thách thức lợi ích của họ tại Biển Đông và hơn thế là ở các vùng khác.
Công trình đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn từ máy bay tuần thám Mỹ (Nguồn: CNN)
Mỹ đang thực hiện nhiều biện pháp như vận động Nhật Bản tuần tra chung trên Biển Đông, tăng cường viện trợ quân sự cho Philippines, thúc đẩy quan hệ quốc phòng, an ninh với Việt Nam.
“Một bước đi mà tôi cũng thấy được sự khôn ngoan của người Mỹ, đó là thúc đẩy mạnh hơn lộ trình bình thường hóa quan hệ với Cuba. Điều này đã mở ra một cái nhìn mới toàn diện, sâu sắc hơn cho châu Mỹ - La - tinh nói riêng và cả thế giới nói chung.
Và như chúng ta đã thấy, từ việc này mà gần đây Cuba đã đơn phương rút cam kết cho các tàu chiến của Trung Quốc được neo đậu ở các cảng ở nước này. Việc làm của Cuba là một đòn đánh trực diện, cú sốc đối với ban lãnh đạo Trung Quốc", Nguyên giám đốc bảo tàng lịch sử Quân đội Việt Nam cho hay.
Cũng theo lời vị cựu tướng, việc Mỹ có những hành động cứng rắn trước tình hình Biển Đông không phải để gây hấn hay tranh giành lãnh hải với Trung Quốc. Với Mỹ đang muốn đóng góp vào cái ổn định hòa bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Mỹ muốn công bằng, ngăn chặn việc nước lớn ép nước nhỏ. Thực hiện công lý nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp quốc tế mà vừa qua Trung Quốc đã đi thái quá.
Mỹ quan niệm cũng như VN và các nước trên thế giới: Biển đông là vấn đề giao thương, cần ổn định hòa bình, bảo đảm an ninh đồng thời đảm bảo an ninh về hàng hải. Mỹ sẽ không để cho Trung Quốc thực hiện đường lưỡi bò 9 khúc phi lý, không có cơ sở cũng như việc Trung Quốc cho lực lượng khống chế Biển Đông. Trung Quốc có tham vọng lớn nhưng không thể bá chủ thế giới.
Việt Nam thực thi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ theo đúng lịch sử, luật pháp quốc tế”
Nói về cách ứng xử của chúng ta trước bối cảnh tình hình quốc tế cũng như khu vực như hiện nay, Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ: Việt Nam chúng ta vẫn đang thực hiện theo mục tiêu đã đề ra xuyên suốt là hợp tác đa phương hóa, đa dạng hóa với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Việc chúng ta đưa mối quan hệ hợp tác với Mỹ lên một tầm cao mới, là một bước đi khôn ngoan của Việt Nam. Đẩy quan hệ lên cấp độ toàn diện với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc cũng là bước đi đúng chủ trương.
“Ngay kể cả với các nước trong ASEAN có thái độ không đồng tình trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với chúng ta thì Việt Nam vẫn giữ thái độ ôn hòa, điềm tĩnh. Điều đó cho thế giới thấy, chúng ta luôn góp phần xây dựng ổn định, hòa bình trong khu vực và thực thi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước theo đúng lịch sử, luật pháp quốc tế”, Tướng Lương nhấn mạnh.
|
Cao Tuân
Tin liên quan
Sao lại đổ cho dân?
QH là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai?
11/04/2014 12:17 GMT+7
- Bàn trách nhiệm trong quyết định chủ trương đầu tư công, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói, QH là cơ quan lập pháp, nếu đưa ra quyết định, chủ trương sai cũng phải nhận khuyết điểm, nhưng không thể đem cả QH ra kỷ luật.
Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay thảo luận về về dự án luật Đầu tư công. Nỗi lo thất thoát, lãng phí, dàn trải, tham nhũng đã được đem vào để "cân chỉnh" hiệu quả của dự án luật này.
ĐB Bùi Văn Phương |
Các ý kiến đều muốn làm rõ, tính khả thi của các quy định phải dứt khoát khắc phục tình trạng các công trình đầu tư xây dựng phân tán, dở dang, hết vốn, hiệu quả thấp, thậm chí đầu tư vốn lớn đến hàng tỉ đồng nhưng không sử dụng hết công năng...
"Có tình trạng chạy dự án, nghiện dự án vì không xác định được trách nhiệm cá nhân. Linh hồn của luật phải khắc phục chuyện chạy, nghiên dự án khiến tiêu hao nguồn lực ngân sách. Các quy định phải tính toán đủ sức chặn lại sự dàn trải, kém hiệu quả" - ĐB tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Phương phát biểu.
Xử mạnh
Tán thành luật cần thiết để "củng cố niềm tin của nhân dân trong lĩnh vực nhiều tai biến, thất thoát, tham nhũng, làm xói món lòng tin đối với chủ trương, chính sách của Đảng", ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) muốn làm rõ vai trò của cơ quan tham mưu, tư vấn dự án, vai trò của cấp quyết định chủ trương đầu tư công.
ĐB Ngô Văn Minh |
"Chủ trương đầu tư sai là gốc của thất thoát, lãng phí, tham nhũng" - ông Minh cho hay.
Ông nhấn mạnh năng lực chưa đủ tầm của các cơ quan tham mưu dự án ở địa phương. Lấy ví dụ trong các dự án thủy điện, ông cho rằng một cơ quan có chức năng về thủy điện nằm trong Sở Công thương của một tỉnh chỉ có vài người, không thể đủ sức đi thẩm định, khảo sát tận rừng sâu về tính ảnh hưởng dòng chảy thủy điện đến môi trường, nhân sinh. Ở Quảng Nam có dự án do tư vấn sai dẫn đến đầu tư sai, làm ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn hộ dân phải đánh đổi đời sống vì thủy điện.
Ông cho rằng, quy định dự thảo luật chưa đủ mạnh để xử lý trách nhiệm của cơ quan tham mưu, tư vấn dự án, hay quyết định chủ trương đầu tư công sai. Khung chế tài nên mạnh dạn áp dụng cả xử lý hình sự. Ngay cả trường hợp cấp vốn duyệt dự án nhưng không thực hiện, làm thất thoát, lãng phí kém hiệu quả cũng phải xử lý. ĐB Minh đặt câu hỏi liệu luật "có vùng vùng cấm" trong khung chế tài áp dụng khi mới chỉ dừng ở "'xử lý theo quy định của pháp luật".
Theo ông, QH là cơ quan lập pháp, nếu đưa ra quyết định, chủ trương sai cũng phải nhận khuyết điểm, nhưng không thể đem cả QH ra kỷ luật, nhất là kỷ luật hình sự. Bản thân Chủ tịch QH cũng không phải người đứng đầu QH mà là người điều phối chung, chủ tọa, giữ mối liên hệ 500 đại biểu. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch.
“QH tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng |
Ông lý giải: "Không phải tất cả công trình đều đưa ra QH, UBND, chỉ những công trình quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, tác động nhiều môi trường dân cư, di dân, xã hội, nền kinh tế quốc dân mới đưa ra QH xem xét cho làm hay không. Ý chí của QH là cho biểu quyết, trên 51% thì được đánh giá là quan trọng. Ý chí của QH thể hiện trong tham mưu, thảo luận đi - lại để cuối cùng đa số ĐBQH thấy là đồng ý chủ trương làm rồi mới xây dựng dự án để đầu tư, qua hội đồng thẩm định, quan kênh A, B, nhà khoa học, tham khảo, tư vấn... rồi mới đến quyết định đầu tư dự án của ông Thủ tướng. QH cũng cần biết quy trình này".
Chủ tịch QH cũng nói QH không nên quyết các vấn đề quá cụ thể của các dự án đầu tư công, mà phải để Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch UBND quyết.
Chủ tịch QH cũng nói QH không nên quyết các vấn đề quá cụ thể của các dự án đầu tư công, mà phải để Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch UBND quyết.
Theo ĐB Đỗ Văn Đương, luật phải phân định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân ra quyết định chủ trương đầu tư khác rõ ràng với người ra quyết định đầu tư dự án cụ thể.
Cái gì cũng có nhưng cái gì cũng nhỏ
Liên quan quy định chế tài của luật đối với đầu tư công sai, thất thoát, lãng phí, ĐB Bùi Văn Phương cho rằng, sức răn đe chưa đủ. "Cần phải có các quy định để những người liên đới đầu tư công sai chùn tay" - ông nói.
ĐB Đỗ Văn Đương cũng nhận định các quy định cho thấy "trách nhiệm vẫn là dòng dông êm đềm, không vướng víu" và đề nghị tăng cường giám sát của cộng đồng.
ĐB Đỗ Văn Đương |
Trong khi đó, ĐB Đinh Văn Nhã (Phú Yên) cho rằng tính kỷ luật tài khóa quan trọng, đầu tư công chỉ có thể hiệu quả khi kế hoạch ngân sách trong giai đoạn trung, dài hạn được xem xét tại QH chặt chẽ. Theo ông Nhã, lịch biểu ngân sách phải là lịch chính, theo đó mới là lịch kế hoạch đầu tư.
ĐB tỉnh Phú Yên cũng cho rằng, dự luật vẫn lấy tiêu chí vốn là chính để phân loại dự án đầu tư công cho thấy "lối mòn cũ". Dẫn kinh nghiệm Trung Quốc, ông Nhã cho hay họ đã tạo đột phá trong hiệu quả sử dụng đầu tư ngân sách thay cho cách lấy tiêu chí vốn là chính bằng việc dựa trên xác định dự án theo ý nghĩa kinh tế xã hội.
Theo ĐB, nếu vẫn làm như hiện nay thì vẫn còn tình trạng dự án bị phân tán, dàn trải, cắt xén, cát cứ địa phương, khu vực. Những dự án có ý nghĩa kinh tế xã hội của một vùng 2-3 xã sẽ kinh tế, hiệu quả hơn dự án của từng xã, từng vùng. Như thế vẫn duy trì thực trạng "cái gì cũng có, nhưng cái gì cũng nhỏ, không có tính liên kết, quy mô".
Linh Thư - Ảnh: Minh Thăng
Vớt được hộp đen CASA-212 và tìm thêm 2 thi thể phi hành đoàn
TTO - Các nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết ngày 27-6 lực lượng tìm kiếm đã trục vớt được hộp đen máy bay CASA-212 và phát hiện thêm 2 thi thể thành viên của phi hành đoàn.
Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cùng lực lượng của Sở chỉ huy trên biển Bạch Long Vĩ kiểm tra hộp đen máy bay CASA-212. Ảnh: Vũ Hưởng |
Tại khu vực tìm kiếm máy bay CASA 212 tại Nam – Đông Nam Bạch Long Vỹ 26 hải lý, thi thể quân nhân và hộp đen máy bay gặp nạn được phát hiện đang bị mắc kẹt ở độ sâu khoảng 50 đến 60 mét.
Xác nhận với Tuổi Trẻ, lãnh đạo UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) cho biết theo thông tin từ lực lượng tìm kiếm, trong sáng 27-6 tàu của Hải quân và Cảnh sát biển đã phát hiện thêm 2 thi thể thành viên phi hành đoàn máy bay CASA 212.
Lực lượng tìm kiếm đã vớt hai thi thể này đưa lên tàu bệnh viện HQ-561 bảo quản để chờ bàn giao cho các cơ quan chức năng xác định danh tính.
Theo VTV, phó đô đốc Phạm Ngọc Minh – Phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam cho biết đến 12 giờ trưa 27-6, các lực lượng đã tìm kiếm được thêm thi thể 2 thành viên trong phi hành đoàn và hộp đen của máy bay bao gồm: hộp ghi dữ liệu bay và hộp ghi giọng nói của máy bay CASA 212 số hiệu 8983.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Chí – Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân đánh giá việc tìm hộp đen có ý nghĩa rất quan trọng để xác định nguyên nhân tai nạn xảy ra, từ đó có phương án khắc phục tai nạn bay.
Ngay sau khi tìm thấy hộp đen, Bộ Quốc phòng Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam và Tập đoàn Airbus (Tây Ban Nha) sẽ phối hợp xác định nguyên nhân chính xác khiến máy bay CASA 212 gặp nạn, làm 9 quân nhân hy sinh.
Hộp đen máy bay CASA-212 do tàu Tân Cảng 63 Hải quân vớt được - Ảnh: Vũ Hưởng
|
Trong khi đó, đại tá Phạm Kim Hậu - Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết công tác tìm kiếm vẫn đang tích cực triển khai, không những tìm kiếm trên mặt biển mà tìm kiếm cả dưới đáy biển, các lực lượng đã nỗ lực hết sức mình với phương châm còn hy vọng còn tìm kiếm
Trước đó, như Tuổi Trẻ đã thông tin, lực lượng tìm kiếm cũng đã trục vớt được 4 thi thể là thành viên của phi hành đoàn máy bay CASA-212.
Theo lãnh đạo Bộ tư lệnh Quân chủng hải quân, thông tin từ các tàu hải quân đang tìm kiếm ngoài thực địa báo về, trong số những thi thể tìm thấy thì có nhiều dấu hiệu để xác định một thi thể có khả năng là thiếu tá Nguyễn Văn Chính, chính trị viên phi đội, phi công cấp 3 Lữ đoàn 918, một trong chín quân nhân có mặt trên máy bay tuần thám CASA-212 mất tích hôm 16-6.
Sau khi tìm thấy được thi thể này, lực lượng tìm kiếm phát hiện trong người anh có nhiều giấy tờ mang tên thiếu tá Nguyễn Văn Chính.
Thiếu tá Chính quê ở Mỹ Hà, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Diễn biến hai máy bay gặp nạn
- Sáng 14-6, máy bay tiêm kích Su-30MK2 số hiệu 8585 gặp nạn khi thiếu tá Nguyễn Hữu Cường và thượng tá Trần Quang Khải làm nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Vị trí gặp nạn thuộc vùng biển phía đông Nghệ An, gần đảo Hòn Mắt. Một ngày sau, thiếu tá Cường được tàu của ngư dân cứu sống.
- Ngày 16-6, máy bay CASA 212 số hiệu 8983 mất liên lạc trên vùng biển Bạch Long Vỹ khi làm nhiệm vụ tìm kiếm phi công trên chuyến bay Su-30MK2. Trên máy bay có 9 quân nhân.
- Ngày 17-6, thi thể phi công Trần Quang Khải được tìm thấy.
- Trong hai ngày 16 và 17-6: 42 tàu của các lực lượng Việt Nam và hàng trăm tàu cá của ngư dân tham gia tìm kiếm máy bay CASA. Bộ Quốc phòng huy động trang thiết bị hiện đại nhất tham gia tìm kiếm.
- Ngày 20-6: Phát hiện vật thể có kích thước 13x4 m trong vùng tìm kiếm máy bay CASA, độ sâu 60m.
- Ngày 21-6: Tập đoàn Airbus, Tây Ban Nha đề nghị phối hợp, giúp đỡ giải mã hộp đen máy bay CASA, tìm nguyên nhân tai nạn.
- Ngày 22-6: 15 tàu Trung Quốc tham gia phối hợp tìm kiếm cùng Việt Nam ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ.
- Ngày 23-6: Tìm thấy mảnh vỡ máy bay Su 30MK2 và động máy bay CASA số hiệu 8983 cùng một số thi thể thành viên phi hành đoàn.
- Ngày 24-6, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn trên tàu HQ-926 đã tiến hành trục vớt được động cơ, cánh quạt, đuôi và một phần thân máy bay CASA-212. Đồng thời, vớt được thêm một số thi thể thành viên Phi hành đoàn máy bay CaSa-212.
- Tối 25-6, ngư dân xã Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, phát hiện chiếc ghế phi công máy bay Su30 – MK2, sau đó xác định là ghế của phi công Trần Quang Khải
- Ngày 27-6 lực lượng tìm kiếm đã trục vớt được hộp đen máy bay CASA-212 và phát hiện thêm 2 thi thể thành viên của phi hành đoàn.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)