Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016
Chiến sĩ sống sót trong vụ rơi máy bay ở Hòa Lạc giờ ra sao?
Kể từ khi tai nạn xảy ra, đến nay đã là 20 tháng anh Đinh Văn Dương gắn bó với giường bệnh. Hình hài quá khác thời trai tráng khiến không ít lần anh rơi vào trạng thái bi quan.
Nhưng nghĩ đến mẹ, đến những người thân yêu và đặc biệt sự quan tâm của cả cộng đồng, của đơn vị… anh lại cố gắng chịu đựng những cuộc phẫu thuật, cố gắng tập luyện và mong chờ một ngày trở lại đời thường.
Gia đình từng chuẩn bị đám tang
Tôi được gặp lại Đinh Văn Dương khi anh đang có những ngày tháng khỏe mạnh nhất từ khi vụ tai nạn rơi máy bay tại Hòa Lạc diễn ra. Lúc này anh không còn phải dùng thuốc hàng ngày mà chỉ tập luyện chân tay tại phòng hồi phục chức năng và chờ đợi… những cuộc phẫu thuật tiếp theo để được về sống gần vợ, gần con. 600 ngày qua cũng là thời gian mà anh chưa một lần được rời khỏi bệnh viện về nhà.
Bà Trịnh Thị Đông – mẹ chiến sĩ Đinh Văn Dương cũng là người gần như không rời con trong những ngày anh điều trị tại Viện Bỏng quốc gia. Bà Đông cho biết, chiến sĩ Dương đã phải trải qua 21 kíp phẫu thuật trong những ngày tháng qua. Và có lẽ sẽ còn phải thực hiện một số lần phẫu thuật nữa.
Bà Đông kể, cả gia đình bà đã từng nhiều phen hết hy vọng. Sau vụ tai nạn, còn 3 chiến sĩ sống sót và được điều trị tại viện Bỏng Quốc gia. 2 chiến sĩ lần lượt ra đi… trong nỗi lo lắng của cả gia đình, người thân… và đội ngũ các y bác sĩ đang điều trị cho Dương.
Nằm ở phòng cấp cứu, 3 lần Dương ngừng tim. 2 lần đầu, các bác sĩ nhanh chóng “kéo” Dương ở lại với cuộc đời. Nhưng đến lần thứ 3, mặc dù đã dùng mọi phương pháp hiện đại nhất nhưng họ vẫn đành buồn bã buông tay để công sức bao nhiêu ngày tháng đến lúc đành phải để tử thần mang Dương đi. Các bác sĩ thông báo về tình trạng của Dương để gia đình chuẩn bị hậu sự.
Trong sự đau đớn, gia đình Dương đành chuẩn bị mọi thứ cho đám tang sẽ diễn ra chỉ tính bằng giờ bằng phút của ngày hôm sau. Họ hàng và người thân, bạn bè của Dương cũng đã bắt đầu đến chia buồn với gia đình.
Trong lúc đó, mặc dù tim Dương đã ngừng rất lâu nhưng các bác sĩ Viện Bỏng Quốc gia quyết định cứ để máy thở cho đến khi nào Dương không còn dấu hiệu gì của sự sống. Như có một phép màu, ngày hôm sau, tim Dương lại đập trở lại…
Bà Trịnh Thị Đông cho biết, khi mới tỉnh lại, câu đầu tiên Dương gọi là “mẹ”. Và từ đó, cuộc đồng hành của bà và Dương lại tiếp tục trong hy vọng.
Tỉnh lại, Dương nhớ toàn bộ vụ tai nạn đã xảy ra như thế nào. Hôm đó, bay được một lúc thì máy bay trục trặc, phi công cố bay ra khỏi khu dân cư… rồi lao xuống đất, nổ tung, hất toàn bộ chiến sĩ trên máy bay văng ra khắp nơi…
Ước mơ về một đôi chân có khớp “mềm”
Bà Đông kể, từ khi Dương tỉnh lại, anh liên tục đòi mẹ mua gương để soi. Từ chối mãi không được, bà đành đi mua 1 chiếc gương về. Lúc mới nhìn vào gương, Dương làm bà vừa xót xa vừa buồn cười khi con trai bảo: “Ô kìa, sao nhìn con lại béo và xấu thế nhỉ”. Nhưng rồi sau đó, Dương không phàn nàn nữa. Anh luôn cố gắng tập luyện để đi lại được. Khi đã đi được vững, anh còn tự mình đi ra cổng bệnh viện để uống nước chè như những bệnh nhân khác.
Chỉ có những lúc các cơn đau hành hạ Dương mới trở nên bi quan. Có lúc anh bật khóc và đòi… quyên sinh. Những khi đó, bà Đông lại hài hước mắng yêu con: “Sư bố nhà anh, 22 người, có mỗi anh sống. Anh có biết nhà nước mất bao nhiêu tiền chữa cho anh rồi không mà đòi chết?”.
Không chỉ “kè kè” bên cạnh con trai và động viên, bà Đông còn thường xuyên pha trò cười để con được vui. Bà thường nói về cuộc sống với tinh thần rất vui vẻ, hài hước. Có lẽ, chính trái tim của người mẹ và thái độ luôn vui vẻ, nghĩ về những điều tích cực của bà Đông là một phần động lực lớn tiếp sức cho Dương tiếp tục chiến đấu để giữ gìn sự sống.
Bà Đông cũng sắm cho con trai một chiếc iPad nhỏ để con thường xuyên vào mạng đọc tin tức. Do không còn ngón tay và các khớp xương đã đều cứng hết nên việc “vào mạng” hay dùng Facebook của Dương đều do sự trợ giúp của bà Đông. Từ ngày được kết nối với thế giới bên ngoài, Dương đã trở nên rất vui vẻ và yêu đời.
Dương tâm sự, sau vụ tai nạn, điều Dương mừng nhất là đã được phân cho một căn hộ chung cư. Vợ con anh không còn phải sống trong cảnh đi thuê nhà nữa. Sau những lúc bi quan, Dương lại được động viên bởi vợ con luôn bên anh. Hình hài đặc biệt nhưng các con anh vẫn rất “quấn” bố. Lần nào đến viện, chúng cũng ôm ấp không rời bố.
Về phần anh, anh cho biết, từ khi tập đi trở lại, anh đã dùng 3 đôi chân giả khác nhau theo mỗi giai đoạn tập luyện. Tuy nhiên, những đôi chân này đều là dạng thẳng, không có khớp nên việc bước đi còn khá khó khăn.
Anh mong ước sau khi tập luyện nhuần nhuyễn, anh sẽ có được một đôi chân có khớp mềm mại như ý và sẽ sớm được trở về căn nhà mới của mình, được bên vợ, bên con.
Nói về đôi chân mơ ước và ngày sẽ rời khỏi bệnh viện, anh cho biết: “Việc đầu tiên là tôi sẽ đến chỗ máy bay rơi ở Hòa Lạc và thắp hương cho đồng đội tôi. Tôi sẽ tự bắt taxi đi”.
Truyền thông Trung Quốc vu khống “Việt Nam phát triển vũ khí hạt nhân” (Nguồn:infonet.vn)
Ngày 9/6, trang tin Phượng Hoàng (Trung Quốc) dẫn nguồn tin đặc biệt của “Tạp chí Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” từ Đài Loan đã xuyên tạc trắng trợn mục đích sử dụng năng lượng hạt nhân của Việt Nam.
Ngày 9/6, trang tin Phượng Hoàng (Trung Quốc) dẫn nguồn tin đặc biệt của “Tạp chí Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” từ Đài Loan cho biết, “nguồn tin tình báo đã phát hiện một kế hoạch bí mật phát triển vũ khí hạt nhân liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc phải thận trọng. Trung Quốc và Việt Nam có chung đường biên giới, nếu Việt Nam có vũ khí hạt nhân, đây là một lời cảnh báo đối với Trung Quốc.”
Tờ Phượng Hoàng trích dẫn,”trong nhiều năm qua, Việt Nam đã theo đuổi chương trình phát triển cộng nghệ điện hạt nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp đang tăng tốc trong nước.
Trong những năm 1960, Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam xây dựng lò phản hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam. Vào năm 1976, Việt Nam thành lập ủy ban năng lượng nguyên tử quốc gia. Năm 1983, Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng lại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cùng với các công nghệ liên quan.
Năm 2009, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn việc xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, một nhà máy điện hạt nhân do Nga phụ trách công nghệ và đầu tư, nhà máy thứ hai là Nhật Bản hỗ trợ xây dựng, Việt Nam đã gửi 139 chuyên gia hạt nhân đi các nước như Nga, một số quốc gia châu Âu, thậm chí cả Bắc Triều Tiên và Nhật Bản để đào tạo”.
Phượng Hoàng trích dẫn nguồn tin còn cho biết, “Việt Nam hiện còn có hơn 180 chuyên gia hạt nhân ở các trường đại học trong nước, đây là lực lượng nhân lực hạt nhân xương sống của Việt Nam. Việc Việt Nam phát triển vũ khí hạt nhân là nhằm hình thành khả năng răn đe mới và hiệu quả, bởi sức mạnh quân sự của Việt Nam quá yếu so với Trung Quốc, do đó họ phải tạo nên khả năng răn đe mới và hiệu quả như Bắc Triều Tiên đã làm, nhất là trong bối cảnh các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc ngày càng gay gắt”.
Trước hết cần khẳng định rằng, đây là những luận điệu xuyên tác các chính sách và đường đối của Đảng và Chính phủ nước CHXCN Việt Nam của các phương tiện truyền thông Trung Quốc.
Những luận điệu xuyên tạc này không chỉ nhằm kích động dư luận quần chúng thiếu hiểu biết ở Trung Quốc, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhằm làm xấu đi mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, mà còn phục vụ cho những ý đồ đen tối của một số đối tượng khác.
Thứ hai, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ký hàng loạt các hiệp định với các tổ chức uy tín quốc tế và các cường quốc hạt nhân trên thế giới nhằm cam kết Việt Nam không phát triển và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vào múc đích hòa bình.
Ngày 1/7/1968, Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-proliferation Treaty – NPT) ra đời. Việt Nam tham gia NPT vào ngày 14/6/1981 và ký hiệp định thanh sát đầy đủ với Cơ quan năng lượng nguyên tử thuộc LHQ (IAEA) vào năm 1990.
Tháng 7/2013, Việt Nam đã vận chuyển và trao trả 106 thanh uranium từ lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cho phía Nga, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của đại diện IAEA và hơn 40 chuyên gia hạt nhân của Mỹ, Nga. Đây là đợt 2 của dự án trao trả 141 thanh uranium (16 kg) cho Nga mà Việt Nam khởi động từ năm 2004.
Năm 2007, đợt 1 của dự án được thực hiện bằng việc trao trả cho Nga 35 thanh uranium có độ làm giàu cao chưa qua sử dụng. Đợt 2 này, Việt Nam trả cho phía Nga 106 thanh uranium (11 kg), theo đúng cam kết với IAEA.
Ngày 22/7/2014, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam. Thỏa thuận trên, được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ký kết hồi tháng 10/2013 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei, đã được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn hồi tháng 2/2014.
Đã có rất nhiều các văn bản nhà nước Việt Nam quy định về việc phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình như: Quyết định số 957/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020; Quyết định 906/QĐ-TTg ngày 17/06/2010 phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030; Quyết định số 1558/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”; Quyết định số 2376/QĐ-TTg về việc phê duyệt định hướng quy hoạch địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050…
Chính phủ Việt Nam đã tham gia và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc quốc tế về phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Như vậy có thể thấy rằng, những luận điệu xuyên tạc trên của một số phương tiện truyền thông Trung Quốc là không đúng sự thật và chỉ làm xấu đi mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Mường tượng về chân dung. và tác phẩm
câu ca dao nào cũng gợi nhớ
câu ca dao thời đại chảy theo sông
băng qua nhịp cầu
nôn nả đi về kiếp đời sầu tư hằng hà vô lượng
qua sông là một nhịp cầu
qua tôi là một kiếp sầu vô chung
tôi nhớ ông già ấy
tóc trắng. rịn
âm âm vạt đời thiu thỉu
miệng mếu. cười điệu buồn châu phi
tiếng trống vẫn bập bùng đâu đó
trong đôi mắt tinh anh màu thơ sáng
lục bát toả âm rền
qua rừng tre nghe sấm dậy
sói hoang đồng nội giờ đã xa bầy
tôi vẫn nhớ
mường tượng ra ông già bạc tóc ấy
tay cầm đoá hồng đi trong gió bấc
nghe tuổi sương chú còng gió
theo chân trẻ nhỏ đồng xanh
về thăm lại bầy dế trũi ngày ấu thơ
chúc ông già lặng ngắm bình yên
nơi tặng phẩm của rừng
Rừng tre
tiễn biệt Hoài Khanh
Thôi về
sấm động rừng tre
lá xuyên tâm
mật
lá đè thân nghiêng
chao ơi
lâu quá
diện tiền
e ba vạn quyển
nghìn thiên
một tờ
đầu đời
ở vậy rất thơ
xế đời ở vậy
rất bờ bến
trông
novembre 2003 - mars 2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang
BẠN CÓ TIN CON CÁ BIẾT LÀM THƠ?
Dĩ nhiên, cũng như con người, không phải tất cả con cá đều làm thơ, và con cá nào làm thơ thì được gọi là nhà thơ cá.
Một nhà thơ cá sờ lên ót, ngạc nhiên thấy hộp sọ của nó đã biến mất. Nhà thơ cá thấy não của nó đã tan thành một thứ như lòng trắng trứng. Nó dùng một nắp nhựa đậy ót của nó lại, lấy khăn tay ra lau chất xám dính vào tay nó.
Nó cũng tự hỏi nếu cứ lau chất xám vào khăn tay mãi như vậy không biết có lãng phí không?
Nó đang dự một hội nghị quan trọng với nhà vua. Nó nhìn con người đang đi lại trong hội trường. Nó thấy nàng, luôn rực rỡ trong chiếc váy màu đỏ thẫm, với mái tóc màu cam. Nàng nhìn nó, nhưng nó ra vẻ lơ đãng, không quan tâm, và ngồi xuống chiếc ghế nhung màu vàng.
Một con mèo bước vào phòng, nhìn nó chằm chằm. Con mèo nói: “Hình như có chuyện xảy ra với nhà thơ?” Nó trả lời con mèo: “Bộ não của tôi tan chảy. Như một chén xúp nhà vua sẽ chiêu đãi sau hội nghị.” Nó ước gì nó là con mèo với bộ não nhỏ nhưng không bao giờ bị chảy nước.
Nàng bước đến bên nó: “Này nhà thơ cá, có gì đang xảy ra với nhà thơ vậy?” Nó nắm lấy tay nàng, thì thầm: “Bộ não của tôi tan chảy. Nó đang biến thành nước xốt thịt bò mà nhà vua sẽ chiêu đãi sau hội nghị.”
Nàng nhìn nhà thơ cá, choáng váng.
“Đây này,” nó mở nắp nhựa sau ót của mình và cúi đầu xuống cho nàng nhìn. Gương mặt nàng trắng bệch vì sợ. Nàng và nhà thơ cá im lặng. Sau đó cả hai quay lại nhìn con mèo. Con mèo lúc này đã chui dưới chiếc ghế dài, nằm liếm lông cho mượt để chuẩn bị vào hội nghị.
“A, em nhớ ra rồi,” nàng reo lên. “Em đã thấy rất nhiều bộ não. Em sẽ kiếm cho chàng một bộ não.” Nàng xoa tay lên trán, cố nhớ lại. Và nàng nắm tay nhà thơ cá, dẫn nó xuống một hành lang dài. Nàng và nó đi ngang qua nhiều người cũng mặc quần áo rất đẹp để chuẩn bị cho một số sự kiện của hội nghị. “Kìa, em...” Có tiếng ai đó gọi nàng nhưng nàng phớt lờ, kéo nhà thơ cá đi nhanh qua hành lang.
Nàng và nhà thơ cá bước vào trong căn phòng có một chiếc bàn lớn. Quanh bàn đã có những bộ não đang ngồi, với những con ruồi đang lượn vo ve vòng quanh. Nàng nói: “Đó, chàng nhìn xem, ôi chao là những bộ não!”
Có một gã Nếp Nhăn lưng hơi gù đang khênh các bộ não xếp vào một chiếc xe cút kít, chuẩn bị chuyển đi. “Chờ đã,” nàng nói. “Tôi cần một bộ não.”
Nếp Nhăn cười méo mó: “Để làm gì?”
Nhà thơ cá lên tiếng: “Bộ não của tôi tan chảy. Nó giống như sữa chua nhà vua sẽ chiêu đãi sau hội nghị. Tôi không thể nhớ gì cả.”
Nếp Nhăn nói: “Vì vậy tôi phải đưa một bộ não cho anh à?” Và Nếp Nhăn tiếp tục chuyển các bộ não, xếp vào xe cút kít.
“Chỉ cần cho tôi một bộ não,” nhà thơ cá xuống giọng van xin.
“Tôi được gì nếu cho anh một bộ não?” Nếp nhăn hỏi.
“Đây,” nàng nói và hôn lên vầng trán lồi lõm của Nếp Nhăn với vẻ hơi lẳng lơ. Nhà thơ cá biết nàng cố hết sức chỉ vì nó. Nàng nhanh chóng lấy bộ não lớn nhất, nhưng Nếp Nhăn đã giằng lại và cố đặt bộ não trở lại xe cút kít. Nàng cấu hết sức vào tay Nếp Nhăn bằng móng tay sắc như dao của mình, Nếp Nhăn đành buông nàng ra. Nàng nhanh chóng nhét bộ não vào đầu nhà thơ cá.
“Tôi nhớ lại tất cả rồi,” nhà thơ cá cười rạng rỡ. “Tôi sẽ có một thông điệp quan trọng cho nhà vua.”
“Cảm ơn Chúa,” nàng reo lên và kéo nhà thơ cá rời khỏi căn phòng, quay lại hội trường dự hội nghị quan trọng của nhà vua.
“Không,” Nếp Nhăn hét lên, “chờ đã, đồ ngốc!” Nhưng nàng và nhà thơ cá đã cao chạy xa bay không kịp nghe. Nếp Nhăn đành quay lại với chiếc xe cút kít, lẩm bẩm: “Bạn không thể còn thông điệp gì để gừi cho nhà vua đâu. Trần Dần, Văn Cao đã gửi cho nhà vua từ lâu rồi. Họ đã từng phải cứa cổ của mình lấy máu viết thư cho nhà vua.” Nếp Nhăn tiếp tục chỉ vào những bộ não: “Và đây là Nguyễn Khải, Bùi Ngọc Tấn... Bất cứ ai cũng chỉ là...” Nếp Nhăn bỏ lửng câu nói, nhìn xuống hội trường, lắc đầu chán nản: “Cuối cùng chỉ còn trại súc vật.”
Sau đó, nó đẩy chiếc xe cút kít chở những bộ não đi, biến mất ở cánh cửa nhà kho xa hút cuối hành lang.
nhưng không ai qua sông!
những con ngựa bị trói ghì bằng cỏ
NHÀ TRẮNG TRẢ LỜI THỈNH NGUYỆN THƯ CÁ CHẾT
Nhà Trắng trả lời thỉnh nguyện thư cá chết
BBC
24 tháng 6 2016
Nhà Trắng vừa có phản hồi thỉnh nguyện thư được hơn 142.000 người ký trên website của họ về thảm họa cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam.
Thư phản hồi viết: “Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới người dân các tỉnh ven biển miền Trung trong lúc người dân nỗ lực vượt qua thiệt hại về hải sản ảnh hưởng đến sinh kế của họ.
Khi Việt Nam đối phó cuộc khủng hoảng môi trường này, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã tiếp cận các quan chức chính phủ cấp cao ở Hà Nội để ngỏ lời trợ giúp của chúng tôi, và hai chính phủ đang thảo luận về các lĩnh vực có thể hợp tác.
Sự tham gia của công chúng là một phần quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nới có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
24 tháng 6 2016
Nhà Trắng vừa có phản hồi thỉnh nguyện thư được hơn 142.000 người ký trên website của họ về thảm họa cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam.
Thư phản hồi viết: “Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới người dân các tỉnh ven biển miền Trung trong lúc người dân nỗ lực vượt qua thiệt hại về hải sản ảnh hưởng đến sinh kế của họ.
Khi Việt Nam đối phó cuộc khủng hoảng môi trường này, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã tiếp cận các quan chức chính phủ cấp cao ở Hà Nội để ngỏ lời trợ giúp của chúng tôi, và hai chính phủ đang thảo luận về các lĩnh vực có thể hợp tác.
Sự tham gia của công chúng là một phần quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nới có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
'Thành tố quan trọng'
Thư phản hồi viết tiếp rằng khi thăm Việt Nam tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao đổi với chính phủ Việt Nam, giới doanh nhân, và các đại diện xã hội dân sự, cũng như sinh viên.
Lá thư dẫn lại lời Tổng thống Obama phát biểu khi đó: "Một khi người dân được quyền tự do tổ chức trong xã hội dân sự, quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết”.
Thư phản hồi viết tiếp rằng khi thăm Việt Nam tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao đổi với chính phủ Việt Nam, giới doanh nhân, và các đại diện xã hội dân sự, cũng như sinh viên.
Lá thư dẫn lại lời Tổng thống Obama phát biểu khi đó: "Một khi người dân được quyền tự do tổ chức trong xã hội dân sự, quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết”.
Thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng về vụ cá chết nhận được hơn 142.000 chữ ký
Thư của Nhà Trắng viết tiếp: “Việc hợp tác về môi trường là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Việt. Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, hai nước đã khởi động Quan hệ Đối tác Khí hậu Mỹ - Việt, nhằm giúp hai nước thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”.
“Chúng tôi đang trợ giúp các nỗ lực bảo tồn môi trường giúp đưa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự lại gần nhau, chẳng hạn như Sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà nhằm bảo vệ những kho báu quốc gia của Việt Nam”.
“Chúng tôi cũng đồng thời tăng cường mối cam kết chung đối với cuộc sống biển thế giới qua những chuẩn mực môi trường cao được định ra trong TPP, một hiệp ước cam kết bảo vệ môi trường thiết thực nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử."
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)