Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
Hà Nội Thời Pháp Thuộc - Trước 1954
Phần nhận xét hiển thị trên trang
NHỮNG ĐẠI KỴ NGƯỜI XƯA DẠY ĐỂ TRÁNH PHẠM SAI LẦM ĐÁNG TIẾC TRONG CUỘC ĐỜI
Trong cuộc sống, đôi khi vì vô tình chúng ta đã làm những việc không nên mà phạm những sai lầm để phải hối tiếc cả đời.
Trải qua những kinh nghiệm này, người xưa đã để lại những lời dạy giúp người đời sau không phải hối tiếc vì những sai lầm không đáng có. Hãy cùng nhớ kỹ những điều dưới đây.
Đối nhân xử thế
Đối với người khác: Tuyệt đối không được ngạo mạn, châm biếm, chế giễu họ. Người xưa cho rằng, người luôn ngạo mạn, cho rằng mình hơn người là người chưa trưởng thành, trí huệ không cao.
Giữa bạn bè, điều tối kỵ là nghi ngờ vô căn cứ. Nghi ngờ vô căn cứ là điều khiến mọi người dễ dàng xa nhau. Bạn bè không có lòng tin tưởng tuyệt đối sẽ rất khó duy trì được mối quan hệ tốt đẹp.
Trong gia đình: Điều khuyết thiếu lớn là không có quy tắc, gia quy. Từ xưa đến nay, những gia tộc lớn, hiển vinh đều là những gia tộc có gia quy đúng đắn, rõ ràng. Con cháu trong gia tộc đều tuân theo gia quy một cách cẩn thận và kính trọng.
Đối với con cái: Tuyệt đối không dùng lời nói nhiếc móc, rỉa rói người già. Khổng Tử nói rằng, việc hiếu thảo khó khăn nhất của con cái đối với cha mẹ chính là việc giữ được nét mặt vui tươi. Cha mẹ nhìn con cái có nét mặt khó khăn, sao có thể vui được, huống chi phải nghe những lời nhiếc móc? Người già lại dễ tủi thân, động lòng, cho nên chỉ một lời nói, vô tình có thể khiến cha mẹ tổn thương và dẫn đến cái kết không hay.
Đại kỵ giữa vợ chồng là sự coi thường đối phương. Người xưa cho rằng giữa vợ chồng phải “tương kính như tân”, luôn tôn trọng lẫn nhau. Trong cuộc sống, hai người ở cùng nhau lâu ngày, sẽ coi nhẹ việc “tôn trọng” lẫn nhau, họ cho rằng điều đó là không cần thiết. Nhưng đây lại là điều đại kỵ mà người xưa khuyên mọi người không nên mắc phải.
Đối với cha mẹ: Không được quá cưng chiều con cái, đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách vô điều kiện. Hãy cho con cái biết được rằng, mỗi một vật, mỗi một thứ mà cha mẹ cho con đều phải đổ mồ hôi mới có được để con biết quý trọng công sức của người khác. Thường xuyên cưng chiều con quá, trẻ sẽ cho rằng, những điều trẻ muốn là thứ đương nhiên cha mẹ phải đáp ứng.
Những đại kỵ trong nghề nghiệp
Đối với người làm quan: Điều đại ký tránh làm là lộng quyền
Đối với quan tòa: Tuyệt đối không được thiên vị
Đối với người làm kinh doanh: Điều tối kỵ là gian dối
Đối với người làm nghệ thuật: Điều đại ký là dung tục
Đối với thầy thuốc: Tham của cải là điều tối kỵ không nên để thân mắc phải
Đối với người dạy học: Qua loa, lấy lệ là đại kỵ
Đại kỵ trong làm việc chính là tùy tiện, bạ đâu làm đấy. Một người làm việc tùy tiện, không tuân thủ theo quy tắc thì sẽ rất khó để đạt được thành quả.
Đại kỵ đối với lỗi lầm chính là cố chấp, không buông bỏ được. Trong cuộc đời, ai cũng không tránh khỏi việc phảm phải sai lầm dù nhỏ hay lớn. Cứ mãi canh cánh bên lòng mà không bỏ được xuống chi bằng hãy cải sửa để lần sau tránh phạm phải?
Đại kỵ trong học tập chính là sự cẩu thả, khinh suất. Cẩu thả, khinh suất sẽ khiến con người khó đạt được sự thành công.
Những điều nên tránh trong hành vi
Trong ăn uống, điều tối kỵ một người cần ghi nhớ cả đời chính là sự vô độ, quá hạn độ. Một người ăn uống vô hạn độ không chỉ khiến bản thân bị ảnh hưởng xấu mà còn khiến cho dục vọng ăn uống ngày càng tăng, mất kiểm soát.
Trong lời nói, sự khoe khoang, thổi phồng là điều người xưa rất kỵ húy. Một người mà trong mỗi lời nói đều có sự thổi phồng, khoa trương sẽ khiến người khác mất lòng tin, lời nói không chân thật.
Trong sự nghiệp, điều đại tối kỵ chính là sự buông bỏ dễ dàng, vừa gặp khó liền buông bỏ ngay. Người như vậy sao có thể đạt được sự thành công?
(ST)
Thói quen cướp công có từ đâu?
Bạn đang ngồi tại bàn họp với các đồng nghiệp để tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề. Nhiều ý kiến được nêu ra nhưng không có cái nào thực sự xuất sắc.
Đột nhiên bạn nảy ra một ý tưởng hay. Cả căn phòng im lặng. Ý tưởng đó bị gạt đi, và sự hỗn loạn quay trở lại.
Một tuần sau đó, sếp của bạn trình bày một ý tưởng giống hệt. Sếp bạn tỏ ra tự hào trước sự tán thưởng của mọi người. Trong khi đó trong đầu bạn chỉ nghĩ cách làm sao để tố cáo sự gian lận của bà sếp.
Nhiều người đã trải qua những tình huống tương tự.
Trong một cuộc khảo sát vào năm 2015 đối với 1.000 lao động, cứ năm sếp thì có một người thừa nhận thường xuyên ăn cắp ý tưởng của nhân viên.
Tệ hơn cả, tất cả mọi người đều thừa nhận đã từng đánh cắp ý tưởng ít nhất một lần. Gần một nửa những người được khảo sát nói họ cho rằng ý tưởng của mình đã bị đánh cắp để đánh bóng tên tuổi cho người khác.
Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp, các đồng nghiệp của bạn thậm chí còn không nhận ra là họ đang đánh cắp ý tưởng của bạn.
Đó là hội chứng 'cryptomnesia' - một vấn đề về trí nhớ khiến người ta nhầm tưởng một ký ức là một ý tưởng sáng tạo. Nó đã được nhắc đến trong những trường hợp các bài nhạc kinh điển bị tố đạo nhạc hay một bác sỹ tuyên bố đã tìm ra một phương pháp mới dù nó đã được sử dụng nhiều năm trời.
Những người thích ăn cắp có lẽ sẽ nghĩ lý thuyết này khá tiện cho họ.
Thế nhưng hãy thử nghĩ xem: Bạn có thể nhớ gì được mình đã nghe về cái chết của David Bowie ở đâu? Hay bạn đã biết được về emoji (các ký tự biểu cảm) khi nào?
Liệu vụ kiện đạo nhạc của Led Zeppelin có thể giải thích là do hội chứng cryptomnesia không?
Rất khó để nhớ về nguồn gốc của những gì bạn biết. Đó là bởi vì có hai loại ký ức dài hạn có thể được nhớ lại một cách có ý thức.
Ví dụ như bạn đang tham dự một cuộc họp. Trong khi ngồi họp thì não của bạn lại bận bịu với việc cập nhật về những sự kiện trong cuộc đời bạn - những thông tin như nơi chốn, thời gian, ai đang nói gì, thời tiết ra sao - một chuỗi những trải nghiệm cá nhân nối tiếp nhau.
Đó là 'ký ức tình tiết'.
Ngoài ra, bạn còn phải nhớ về nội dung thực sự của các cuộc nói chuyện.
Dù những thông tin này ban đầu được lưu trữ ở cùng một nơi với ký ức tình tiết, nhưng tất cả những kiến thức thu thập được sẽ được tách ra và nối với những kiến thức thu thập trước đó trong 'ký ức nội dung'.
Được lưu giữ trong phần 'ký ức nội dung' là những thứ như các thành phố thủ đô trên thế giới, hay các công thức toán học.
Hệ thống kép này giúp việc nhớ lại các thông tin hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu không có những ngữ cảnh ban đầu, việc nhớ lại các ký ức có thể mang lại cảm giác phấn chấn nguỵ tạo. Và nếu bạn chợt nhớ ra một đề nghị từ cuộc họp trước đó, bạn sẽ khó nhớ ra nó xuất phát từ ai.
Một khi đã hiểu về điều này, bạn sẽ nhận ra những trường hợp này xuất hiện khá thường xuyên.
Bạn sẽ luôn bị ám ảnh là mình đang kể lại một chuyện đùa trước mặt người đã nghĩ ra nó, hay những lý lẽ bạn đang sử dụng là sao chép từ một bài báo mà bạn vừa đọc khi sáng.
Đây không phải là một hiện tượng hiếm thấy.
"Hầu hết thời gian chúng ta luôn có những ký ức được dựng lên bên trong bộ nhớ của mình mà không hề hay biết," Elizabeth Loftus, một nhà tâm lý học tại Đại học Washsington, nói.
Thế nhưng tại chốn văn phòng thì không phải mọi hành động đánh cắp ý tưởng đều là do vô tình. Vậy điều này phổ biến tới đâu? Và làm sao bạn biết là nó đang xảy ra?
Quy trình vô thức
Trong một thử nghiệm, những người tình nguyện được yêu cầu liệt kê các tên vào những danh mục, ví dụ như danh mục động vật bốn chân.
Sau đó, những người tham gia được yêu cầu chỉ ra những từ mà họ đã đóng góp - chó, cừu, voi, v.v... Những người tình nguyện tham gia đã 'nhận vơ' một cách vô thức các từ mà người khác đưa ra ở mức 9,8%.
Khó để biết chắc chắn, nhưng có những điều kiện phổ biến khiến cryptomnesia xảy ra.
Đầu tiên, điều dễ hiểu nhất là những ý tưởng hay thường dễ bị ăn cắp hơn những ý tưởng tồi.
Thêm nữa, các nghiên cứu cho thấy không chỉ chất lượng của một ý tưởng là quan trọng, mà còn uy tín của những người đưa ra nó nữa.
Bạn sẽ dễ bị ăn cắp ý tưởng từ những đồng nghiệp cùng giới tính, và trong những môi trường hỗn loạn, sẽ khó để mọi người có thể nhớ ai đã đưa ra những sáng kiến nào.
Bên cạnh đó, hiệu ứng 'người kế tiếp' cũng có tác động lớn.
Người tiếp theo phát biểu sẽ dễ đánh cắp ý tưởng của người trước đó, có thể vì họ bận đợi tới lượt phát biểu của mình nên không để ý.
Ngay cả việc họp nhóm cũng không an toàn, vì việc tham gia vào thảo luận để dẫn đến một ý tưởng nào đó có thể khiến các thành viên nhóm nghĩ rằng nó là của mình.
Hội tụ sự sáng tạo
Trong ngành quảng cáo, nơi việc tham khảo các ý tưởng khác là một phần của quy trình công việc, các lãnh đạo phải chiến đấu với hội chứng cryptomnesia mỗi ngày.
Karen Corrigan, nhà sáng lập hãng quảng cáo Happiness Brussels, hiểu rất rõ điều này.
"Nó xảy ra, và xảy ra khá thường xuyên", bà nói. "Những chuyên gia thiết kế ý tưởng, vốn thường xuyên nghiên cứu các quảng cáo trước đó, thường ghi nhớ chúng một cách vô thức và sau đó lại đưa ra những ý tưởng tương tự."
Chất lượng của một nhân viên tuỳ thuộc vào phản ứng của họ khi nhận ra điều này. Sự sáng tạo là vấn đề danh dự - hầu hết thời gian đó là một lỗi do vô ý. "Những nhân viên tốt sẽ nghĩ rằng 'à, cái này đã được làm rồi', và ngưng tại đó. Họ muốn sử dụng ý tưởng của chính mình."
Thế nhưng sự việc không quá tệ.
Có câu nói rằng không có gì là nguyên bản thực sự. Trong một thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cho những người tham gia xem những tấm hình vẽ các sinh vật phi thực ngoài vũ trụ, và sau đó yêu cầu họ tự vẽ sinh vật của riêng mình.
Mặc dù sản phẩm sau đó là của riêng họ, nhưng những người tình nguyện này cũng đã lấy rất nhiều ý tưởng từ các sinh vật họ được xem trước đó. Cái mà người này gọi là hội chứng cryptomnesia lại có thể được người khác gọi là sự học hỏi.
Đây là điều mà Richard Beer, Giám đốc mảng sáng tạo tại Don't Panic London, có thể hiểu được.
"Khi tất cả mọi người đều đọc cùng một báo cáo, họ dễ có cùng một suy nghĩ. Ngay cả khi bạn ghi lại một buổi thảo luận và xem lại, cũng sẽ rất khó để biết ai đã nghĩ ra ý tưởng nào đó trước."
Rất khó để nhận biết hành động ăn cắp là có chủ đích hay không. Vì thế, Loftus khuyên nên tập trung vào việc tránh bị ăn cắp ý tưởng.
Điều này bao gồm việc tham gia các cuộc họp một cách có tổ chức - hãy ghi ra giấy khi cần thiết và luôn luôn để ý ai đang nói gì - một thao tác mà các nghiên cứu đã chứng minh là giúp tránh hộ chứng cryptomnesia tốt hơn.
Và có những kẻ cắp mà bạn không thể thắng được: Pabllo Picasso, Steve Jobs, Thomas Edison, Henry Ford... Rất nhiều thiên tài trong lĩnh vực của mình đã sao chép từ đối thủ. Có lẽ điều quan trọng không phải là bạn đã nghĩ ra ý tưởng đó ở đâu, mà là bạn sẽ làm gì với nó.
Zaria Gorvett
Những nhà báo nổi tiếng trong lịch sử nền báo chí Việt Nam Âm vang sử Việt
Nền báo chí Việt Nam đã sản sinh ra nhiều nhà báo lỗi lạc, để lại những di sản báo chí vô giá cho hậu thế.
1. Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), tên thường gọi là Pétrus Ký, được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam”. Vào ngày 15/4/1865, ông đã sáng lập ra tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam và làm chủ bút của tờ báo này. Ông cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác ra đời sau đó. Thiết tha với nền văn học quốc ngữ, Trương Vĩnh Ký cũng được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.
2. Sương Nguyệt Anh (1864 - 1921), tên thật Nguyễn Thị Khuê, là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung (Tiếng chuông nữ giới) do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. Tờ báo ra mắt ngày 1/2/1918, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tầm ảnh hưởng của tờ báo khiến chính quyền thực dân bắt đình bản tờ báo vào tháng 7/1918.
3. Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng Việt Nam, đồng thời cũng là một nhà báo lỗi lạc của lịch sử nước nhà. Ông là chủ bút của tờ báo Tiếng Dân ra đời năm 1927 nhằm đấu tranh công khai bằng ngôn luận với chế độ thực dân. Trong 16 năm, Tiếng Dân đã ra đời 1.766 số báo quốc ngữ, với hàng nghìn bài báo do ông viết. Qua mỗi bài, người đọc đều nhận thấy được khí phách của nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng trong đó.
4. Hoàng Tích Chu (1897 - 1933) là một là nhà báo có đóng góp lớn trong việc cách tân báo chí Việt Nam đầu thế kỉ 20. Năm 1927, ông được mời làm chủ bút của Hà Thành ngọ báo. Đến năm 1929, ông tham gia vào việc xuất bản tờ tuần báo Đông Tây, ấn bản báo chí bán chạy nhất Bắc Kỳ thời gian sau đó. Tuy vậy, báo đã bị đóng cửa năm 1932 do chỉ trích chính quyền đương thời. Một năm sau Hoàng Tích Chu mất do bệnh nặng. Chỉ với 3 năm làm báo, ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử báo chí Việt Nam.
5. Lương Khắc Ninh (1862-1943) là một nhân vật hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực văn hóa ở Sài Gòn suốt từ năm 1900 cho đến những năm 1930. Trong tư cách một nhà báo, vào năm 1901 ông làm chủ bút cho tờ Nông cổ mín đàm, được xem là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng Quốc ngữ tại Việt Nam. Ông là một người có tư tưởng tiến bộ, với nhiều bài viết và diễn thuyết ủng hộ phong trào duy tân tự cường ở Việt Nam.
6. Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch, nhà chính trị Việt Nam đầu thế kỷ 20. Với chủ trương viết báo bằng tiếng Việt để người Việt Nam đầu thế kỷ 20 quen với chữ quốc ngữ, ông đã làm chủ bút nhiều tờ báo khác nhau và để lại nhiều bài luận thuyết và ký sự xuất sắc. Ngày nay, Nguyễn Văn Vĩnh được đánh giá là một học giả, nhà văn hoá lớn, có công hoàn thiện và phổ cập chữ quốc ngữ, đồng thời góp phần khai sinh văn học dịch và báo chí Việt Nam.
7. Ngô Tất Tố (1894 – 1954) không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Ông đã viết gần 1.500 bài cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh, trên nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại nổi bật. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn và nhạy, di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu quý giá về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20.
8. Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc gồm nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch… cùng hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam.
9. Vũ Bằng (1913 –1984), tên thật Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam. Với sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký, ngay từ trong thập niên 1930 – 1940, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn. Sau 1954, ông đã vào Sài Gòn để làm báo và hoạt động tình báo. Với ngòi bút sắc sảo, ông đã để lại nhiều tác phẩnm văn học nổi tiếng như bút ký Miếng ngon Hà Nội, hồi ký Thương Nhớ Mười Hai
Theo KIẾN THỨC
|
Không phải chiến tranh cũng không phải thời bình
NGÔ MAI PHONG
LĐO - Từ Hà Nội, nửa đêm Tổng Biên tập Báo Lao Động gọi cho tôi: “Anh đã nhìn bức ảnh chụp những mảnh xác chiếc CASA-212 vừa tìm thấy ở vùng Bạch Long Vĩ chưa? Chúng ta có thể làm gì được cho những người lính vào lúc này?”.
Quả thật, tôi cũng đang choáng váng. Trước đó tôi có gọi cho Hồng Nga - chị bạn đồng nghiệp cùng tòa soạn có chồng là sĩ quan chỉ huy và là một phi công lái chính của chiếc Tuần thám CASA-212 vừa gặp nạn. Nga thuật lại: Hai ngày trước, chồng chị đã lái chính chiếc máy bay này để tìm kiếm đồng đội của chiếc SU-30 khắp vùng biển miền Trung. Chuyến bay tiếp theo anh được phân công ở lại thường trực và vị trí cơ trưởng được giao cho đại tá Lê Kiêm Toàn. Tôi hỏi: “Cô có ổn không?” Hồng Nga nói: “Mấy hôm đầu rất sốc. Bởi vì cả 9 người trên chuyến bay ấy đều là anh em thân thiết của chồng tôi. Thỉnh thoảng tôi lại có dịp nấu nướng phục vụ mọi người tại nhà mình.
Tôi rất thích ngồi ngắm họ ăn. Mỗi người mỗi vẻ: Thô tháp, khỏe khoắn, hồn nhiên nhưng lịch lãm và chân thành. Chú Đình (đại úy Lê Văn Đình - Quảng Ninh) cao lớn, hào hiệp. Lần nào về biển cũng xách lên cho chị đồ hải sản tươi nguyên.
Hôm 12.6, trước sinh nhật tôi một ngày, chú Chính (thiếu tá Nguyễn Văn Chính - Hà Nam) có mang hoa tới tặng tôi và bảo: “Mai em cho cả nhà đi chơi miền Trung nên đành đến chúc mừng chị trước đây!”. Giờ, bình hoa đã héo rũ nhưng tôi không muốn bỏ đi. Vợ con họ và tôi thì từ lâu đều như chị em trong cùng một nhà. Không năm nào chúng tôi không tổ chức cho các gia đình đi đâu đó cùng nhau. Có cả người già và con trẻ, thật đầm ấm. Hôm đọc được thông tin chiếc tuần thám mất tích, tất cả chúng tôi đều như trên chảo lửa. Muốn chạy đến ngay các gia đình gặp nạn nhưng rồi đành dằn lòng chờ đợi thông tin chính thức từ đơn vị. Tôi có điện thoại cho chồng nhưng anh ấy cũng không cầm máy. Tôi hiểu tình hình rất xấu. Từ sau sự kiện giàn khoan HD981 năm 2014, tôi đã quá quen trạng huống này. Hai hôm nay, khi chính thức có thông báo Quân chủng PKKQ và Bộ Quốc phòng, mười mấy chị em chúng tôi mới tổ chức thành đoàn tới thăm các gia đình đồng đội của chồng mình.
Hôm qua, thăm nhà của Chính, nhìn hai đứa con gái bé bỏng của anh, con chị mới học lớp 5. Đứa bé mới 4 tuổi, nó cứ lăng xăng chạy quanh các cô các bác, chẳng biết gì mà lòng đau như xé. Anh bảo làm sao không sốc? Lấy nhau đã hơn hai mươi năm, ngay từ thời còn son trẻ, tôi đã xác định mình là vợ lính thì lẽ sinh tử chẳng thể nào biết trước.
Ngay cả bây giờ, mỗi lần chồng tôi bảo: “Mai anh bay”. Thế là trong lòng dù đang có điều gì buồn bực hay hờn giận tự dưng tan biến hết. Tôi lại nhìn chồng mỉm cười và con mắt bỗng trở nên thật dịu dàng. Các cô bạn cùng cảnh của tôi cũng thế. Hình như ai cũng sợ người mình yêu thương phải nặng lòng vì những phiền muộn vặt vãnh khi bước lên buồng lái để rời mặt đất?”
Vào lúc này, khi đang ngồi trước bàn phím, tôi lại gọi cho Nga, chuông đổ dài nhưng không thấy hồi đáp. Có lẽ chị vẫn đang theo đoàn tới thăm một gia đình nào đó?
Tôi đã đặt mình vào cương vị những người ruột thịt của các anh. Vào cương vị của một vị tướng; một người lính; một người bạn cũ... Và dù ở cương vị nào cũng đều nặng trĩu nỗi đau. Bởi lẽ bao trùm lên tất cả: Chúng ta là đồng bào, là những người anh em sinh ra cùng trong một bào thai đất nước. Cho dù không muốn tin, thì sự thật về cái chết của mười chiến sĩ thuộc lực lượng Phòng không - Không quân, Tuần thám biển xảy ra liên tiếp trong vòng vài ba ngày vẫn như mũi dao cắm vào chính tim mình. Facebook - một bức tường vốn “nhem nhễ” nhưng mấy hôm nay hầu như rất ít thị phi. Cả cộng đồng như lặng đi bởi nỗi buồn tang thương của đất nước.
Đã có rất nhiều những câu hỏi tại sao xung quanh hai sự kiện khốc hại. Mọi câu hỏi “tại sao” đều có lý. Nhưng cật vấn trong lúc này khi việc tìm kiếm các chiến sĩ vẫn còn đang rối mù liệu có nên không? Thế hệ chúng tôi đã từng nhiều lần khiêng xác đồng đội trong chiến tranh. Có những cái chết thật huy hoàng. Lại có cái chết thật lãng nhách. Các bạn tôi, những người đã nằm xuống chưa bao giờ đổ lỗi cho ai. Và với người lính từng trải thì không nên quá rạch ròi giữa hai khái niệm “chiến tranh” và “thời bình”.
Theo quan niệm cố hữu đó nghĩa là chiến tranh người lính được quyền chết. Còn thời bình thì phải sống. Nhưng hoàn cảnh của đất nước này không bao giờ là như vậy. Bởi vì hàng nghìn năm qua, câu chuyện Nỏ thần vẫn như một lời sấm luôn vang vọng: “Kẻ thù ở ngay sau lưng ngươi”. Và như thế, tai họa mà những người con ưu tú của đất nước vừa gánh chịu, âu cũng là bi kịch của chiến tranh. Đích thực là bi kịch của chiến tranh chứ không phải của thời bình - Với người lính hôm nay - không có tiền phương, không có hậu phương. Khi họ mang ba lô hành quân hoặc bước lên buồng lái chính là đi ra mặt trận phía trước rồi. Với tổ quốc, cái chết của các anh không hề là vô nghĩa và phi lý.
Tạp chí Diplomat: Ngư dân Trung Quốc – “cướp biển toàn cầu” mới?
Các tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc hoạt động bất hợp pháp trên toàn thế giới, theo The Diplomat ngày 21/6.
Hôm 18/6 vừa qua, hải quân Indonesia đã nổ súng vào một tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng lãnh hải thuộc quần đảo Natuna, ngoài khơi Indonesia. Phát ngôn viên Hải quân Indonesia, Đô đốc Edi Sucipto cho biết, 7 thuyền viên trên tàu cá Trung Quốc đã bị nước này bắt giữ. Đây là “va chạm” lần thứ 3 giữa các lực lượng Indonesia với tàu cá Trung Quốc trong vùng quần đảo Natuna kể từ đầu năm tới nay.
Một tuyên bố phát đi từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận thông tin, hải quân Indonesia đã bắn cảnh cáo một tàu Trung Quốc, làm bị thương một ngư dân và hư hại thuyền. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhấn mạnh, tàu cá Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong “ngư trường truyền thống của Trung Quốc” (chỉ vùng quần đảo Natuna do Indonesia kiểm soát – PV) và cáo buộc Jarkatar “lạm dụng vũ lực”.
Đáp lại những phản ứng của Bắc Kinh, Indonesia tuyên bố sẽ tiếp tục có các hành động chống lại các tàu nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển nước này: “Chúng tôi sẽ không ngần ngại có các hành động mạnh mẽ với tàu nước ngoài, với bất cứ cờ hay quốc tịch của nước nào có hành vi xâm phạm lãnh thổ Indonesia”, ông Sucipto nói.
Điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài (EEZ), tàu đánh cá Trung Quốc trong những năm gần đây đã có các hành động xâm nhập rất táo bạo vào các EEZ của nước khác, theo The Diplomat. Một phần là do chính phủ Trung Quốc không ngừng khẳng định yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của mình ở Biển Đông.
Chỉ trong tháng 5 vừa qua, Nam Phi đã bắt giữ tới 3 tàu Trung Quốc với khoảng 100 thuyền viên bị nghi là câu mực trái phép trong vùng biển quốc gia này. 3 tàu bị bắt gồm: Fu Yuan Yu 7880, Fu Yang Yu 7881 và Run Da 617 với “tang chứng” là gần 600 tấn mực đã bị các lực lượng Nam Phi lai dắt vào bờ, theo Reuters.
“Chúng tôi không thể chấp nhận việc bòn rút trái phép tài nguyên biển của chúng tôi”, Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy sản Nam Phi Senzeni Zokwana cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi đang cho rà soát các tàu thuyền hoạt động trong vùng biển của chúng tôi”.
Ngoài ra, 3 tàu thuộc đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc, đăng ký ở Phúc Châu cũng bị bắt quả tang hoạt động trái phép ở vùng biển nước ngoài. Hồi tháng 1 năm nay, tổ chức phi chính phủ về hàng hải Sea Shepherd tố cáo bắt gặp các tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở phía tây Australia, chưa kể tàu cá Trung Quốc còn sử dụng các chất có trong danh sách cấm của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1992, tiêu diệt sinh vật biển bừa bãi. Theo Sea Shepherd, hồi tháng 3 năm nay, tàu Fu Yuan Yu 076 hoạt động trái phép ở Biển Đông, ngay phía bắc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Chưa hết, cũng trong tháng 3 năm nay, lực lượng bảo vệ bờ biển Argentina đã đánh chìm 1 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Argentina. Đầu tháng 6 này, cảnh sát biển Hàn Quốc và Bộ Chỉ huy Liên Hợp Quốc (UNC) đã tham gia một chiến dịch phối hợp đặc biệt, nhằm ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở bờ biển ngoài khơi phía Tây Hàn Quốc. Căng thẳng giữa hai nước dâng cao kể từ khi một sĩ quan thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc bị các tàu đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc tấn công và thiệt mạng năm 2011.
Cho đến nay, Trung Quốc được xem là “nhà sản xuất” cá lớn nhất thế giới. Thuật ngữ “nhà sản xuất” phản ánh số lượng cá biển mà Trung Quốc đánh bắt hàng năm, The Diplomat viết.
Báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc năm 2014, Trung Quốc đánh bắt 13,9 triệu tấn cá biển, trong khi Indonesia – đứng thứ hai chỉ ở mức 5,4 triệu tấn. Con số này còn chưa kể tới lượng cá đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc. Theo thống kê, lượng cá đánh bắt bất hợp pháp khiến công nghiệp thủy hải sản toàn cầu thiệt hại khoảng 23 tỷ USD mỗi năm.
Trong một cuốn sách của tác giả người Trung Quốc Xue Guifang xuất bản năm 2005 về Luật và Chính sách Thủy hải sản Quốc tế, ông này cho rằng một trong ba yếu tố chính dẫn đến việc không tuân thủ luật pháp quốc tế về đánh bắt cá chính là… ngư dân Trung Quốc, bởi các ngư dân này không hề có hiểu biết về các vùng biển được phép đánh bắt cá, chưa kể, công nghệ yếu kém trên các tàu cá Trung Quốc cũng là một nguyên nhân, khiến họ không xác định được tọa độ chính xác.
Một yếu tố quan trọng hơn, chính là động cơ kinh tế trái phép khiến ngư dân Trung Quốc xâm phạm các vùng biển nước ngoài. Cuối cùng, tác giả Xue cho rằng, chính việc các quan chức ngư nghiệp Trung Quốc thiếu kinh nghiệm, năng lực và quyết tâm giám sát ngư dân hoạt động ở các EEZ nước ngoài, là yếu tố cốt yếu khiến ngư dân của họ trở thành những “kẻ cướp biển toàn cầu”.
Hương Mai (Theo The Diplomat)
|
cơ cấu chính trị Lê-nin-nít tại Trung Quốc do Stalin truyền lại từ những năm 1950 vẫn còn nguyên vẹn, đó là lý do!
@Nghiencuuquocte
Nguồn: Ian Buruma, “The Second Life of Chairman Mao” Project Syndicate, 10/09/2001.
Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Mao Chủ tịch đã chết cách đây hai mươi lăm năm (tính đến năm 2001 – ND). Có thực vậy không nhỉ? Tên của ông vẫn được sùng bái ở các quốc gia cách mạng chậm phát triển như Peru và Nepal. Ở Trung Quốc, ông đã trở thành một biểu tượng văn hóa của một lớp trẻ thành thị ưu tú, những người không có những ký ức về Mao.
Di sản của Mao vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với giới lãnh đạo Đảng hiện nay, những người đã phản bội gần như tất cả mọi thứ mà vị Chủ tịch đã lựa chọn. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Mao đã trở thành một vị thánh của dân gian. Ảnh của ông trong những khung vàng thường được treo trên gương chiếu hậu của nhiều taxi Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Hồ Nam quê ông. Ở làng Thiều Sơn, nơi Mao sinh ra, bùa hộ mệnh mang khuôn mặt của ông được bán cùng với bùa hộ mệnh có hình Phật hay Lão Tử, những thứ hứa hẹn mang lại sự thịnh vượng và sức khỏe.
Ngay cả những người Trung Quốc ít mê tín và biết đến những hành vi giết người của Mao cũng thừa nhận sự vĩ đại của ông ta. Họ nói Mao weida, tức là vĩ đại. Trở nên “vĩ đại” có nghĩa là vượt lên trên cái thiện và cái ác. Lãnh tụ vĩ đại giống như một vị thánh, vừa có những cơn thịnh nộ đáng khiếp sợ lại vừa có lòng tốt vô bờ. Những người không phải gốc Trung Quốc thường ngạc nhiên và rất phẫn nộ khi biết Hitler vẫn còn có sức lôi cuốn đáng kinh ngạc ở những nơi như Đài Loan. Hitler, giống như Mao, đã trở nên “vĩ đại”.
Quy mô bạo lực do Mao gây ra thay vì hủy hoại danh tiếng của ông ta, lại làm tăng thêm tầm vóc thần thánh của Mao. Một vị thần báo thù đến để thanh trừng thế giới hủ bại, không thể dùng những biện pháp nửa vời. Giống như một cơn bão khổng lồ, ông ta phải tạo nên những trận cuồng phong, và chính sự hủy diệt và chết chóc sau cơn thịnh nộ của ông ta là một minh chứng cho năng lực siêu phàm của vị Lãnh tụ vĩ đại. Mao đã theo các thần linh khác đi vào ngôi đền thiêng của Trung Quốc. Giống như vị thần chiến tranh, khả năng gây ra bạo lực của ông được một số người coi như là một sức mạnh cần thiết làm cho ma quỷ tránh xa.
Sùng kính các nhà lãnh đạo vĩ đại nhưng hung bạo không phải là một hiện tượng của riêng Trung Quốc. Và tương tự là xu hướng văn hóa dân gian nông thôn trong việc thần thánh hóa những người đàn ông quyền lực. Có lẽ sự thật là người dân ở các xã hội đa thần dễ lập ra các vị thần mới hơn so với những người chỉ thờ một vị thần. Ở Đông Á, bất cứ điều gì – một nhà lãnh đạo vĩ đại, một ngọn núi, thậm chí một tảng đá – đều có thể được nhuộm màu tâm linh. Một điều trớ trêu của lịch sử Trung Quốc hiện đại là bất chấp những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc để xóa bỏ những hủ tục mê tín bằng “chủ nghĩa xã hội khoa học” thì sự sùng bái Mao lại giúp mê tín tồn tại lâu hơn.
Tuy nhiên, có một vấn đề sâu xa hơn đằng sau sự sùng bái Mao, khi ông còn sống hay sau khi chết. Nó bắt nguồn từ việc chưa bao giờ có sự phân tách giữa tôn giáo và nhà nước ở Trung Quốc. Các hoàng đế Trung Quốc thời tiền hiện đại là người trung gian giữa Trời và Đất, không khác gì các vị giáo hoàng hay thượng phụ của một quốc giáo.
Nhà nước Trung Quốc, giống như các quốc gia cổ đại trong thế giới phương Tây, được dựa trên một quan niệm về vũ trụ. Sự hòa hợp sẽ tồn tại trên thế giới chỉ khi các nhà cai trị có đức cao vọng trọng, thực thi đầy đủ các nghi lễ một cách thành kính, và giữ cho đất và trời hài hòa. Tham nhũng và các hành vi phi đạo đức trong chính quyền sẽ khiến trời nổi giận và quyền cai trị sẽ rơi vào tay những người đức độ hơn. Vai trò của các quan lại Nho giáo là bảo vệ Thiên mệnh và giúp người cai trị giữ gìn đức độ.
Điều này có nghĩa rằng bất kỳ cuộc cách mạng chính trị nào đều là một cuộc cách mạng về đạo đức, thậm chí gần như là cách mạng bán-tôn giáo. Không chỉ là việc sắp đặt lại các thể chế mà trật tự trong vũ trụ phải được phục hồi bằng cách xóa sạch sự hủ bại về đạo đức. Các sử gia của các triều đại mới phải viết lại lịch sử để ca tụng đức hạnh của những kẻ cai trị mới, trong khi mô tả chế độ trước đó là mục ruỗng không thể cứu vãn nổi.
Ở riêng khía cạnh này, cuộc cách mạng của Mao không khác gì những chính biến trong quá khứ. Giống như nhiều vị cứu tinh của nông dân tại Trung Quốc cổ và cận đại, Mao có ý định khôi phục trật tự trong vũ trụ bằng cách tiêu diệt chế độ cũ đã mục ruỗng và thiết lập một chế độ mới vinh quang, có đạo đức và thuần khiết. Đó là những gì những kẻ chép sử của Mao muốn chúng ta tin, giống như những sử quan của triều đình biện minh cho quyền cai trị của hoàng đế của họ trong quá khứ. Mao đã không được bầu. Ông ta đã giành lấy mệnh trời từ trật tự cũ thối nát bằng sức mạnh của đức hạnh.
Thật thú vị khi tưởng tượng vai trò của đức hạnh sẽ được dùng lại như thế nào nếu lại có một cuộc chính biến lớn nữa ở Trung Quốc. Vòng luẩn quẩn của các cuộc nổi dậy bạo lực, tiếp theo đó là các chế độ độc đoán, vẫn có thể tiếp diễn nếu Trung Quốc vẫn được cai trị bởi các Lãnh tụ vĩ đại, với các tuyên bố về sự ưu việt triết học và đạo đức của mình, thay vì dựa trên pháp luật và thể chế dân chủ. Quyền lực của những người anh hùng – chẳng hạn như của Mao – đương nhiên là nằm ngoài tầm kiểm soát của sự đối lập hoặc sự chỉ trích hợp pháp. Vì ai có thể phê bình được sự đức hạnh hoàn hảo?
Khi nguồn của chân lý cũng là nguồn của quyền lực, như ở mức độ nào đó của Trung Quốc thời phong kiến, và ở mức độ lớn hơn ở Trung Quốc của Mao, thì không thể có sự đối lập trung thành (loyal opposition, tức chỉ trích chế độ nhưng không tìm cách lật đổ nó – NBT) vì nó sẽ đi ngược lại logic của hệ thống. Thật vậy, cơ cấu chính trị Lê-nin-nít tại Trung Quốc do Stalin truyền lại từ những năm 1950 vẫn còn nguyên vẹn, và tiếp tục chống lại đối thoại chính trị rộng mở.
Chừng nào còn như vậy thì Mao vẫn còn sống mãi. Chừng nào người Trung Quốc không được cai trị bởi các đại diện do họ lựa chọn, mà bởi những người đàn ông được cho là có đạo đức do Trời ban, và chừng nào nhà nước không được coi là một tập hợp của các thể chế mà là một trật tự vũ trụ và cũng là người bảo vệ đạo đức và luân lý thì Mao sẽ vẫn còn đó. Điều đó có nghĩa là sẽ còn có nhiều Mao khác nữa.
Ian Buruma là Giáo sư về Dân chủ, Nhân quyền, và Báo chí tại Bard College. Ông là tác giả nhiều cuốn sách, bao gồm Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance và Year Zero: A History of 1945.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)