Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Báo TQ: Sớm muộn Cam Ranh cũng được trao cho quân đội Mỹ


Ngày 2 tháng 8, tờ “Tuần san châu Á” Hồng Kông gắp lửa bỏ tay người cho rằng, ba nước Nhật Bản-Philippines-Việt Nam hợp tác “gây rắc rối” cho châu Á-TBD.
Tàu sân bay USS George Washington và tàu tuần dương tên lửa Shiloh CG67 của Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận Malabar 2014 giữa Mỹ-Nhật-Ấn
Tờ “Tầm nhìn” (qianzhan.com) Trung Quốc ngày 2 tháng 8 đăng bài viết tuyên truyền xuyên tạc nhan đề “Báo Hồng Kông: Việt Nam sử dụng vịnh Cam Ranh dụ Mỹ, Hải quân Trung Quốc bị đe dọa vũ lực”.
Bài viết cho rằng, căn cứ vịnh Cam Ranh thời kỳ Chiến tranh Việt Nam có thể nói là căn cứ quân sự tốt nhất và lớn nhất Đông Nam Á, cũng là căn cứ tác chiến và căn cứ hậu cần quan trọng nhất của Quân đội Mỹ.
Báo TQ tuyên truyền rằng, trước đây, có tin cho biết, sau khi Trung-Việt nổ ra “xung đột Tây Sa” (Tây Sa là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Việt Nam có ý định lôi kéo Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, bán vũ khí tiên tiến cho Việt Nam. Để trả ơn, hạm đội Nga được Việt Nam cho đến “đóng” ở vịnh Cam Ranh.
Theo xuyên tạc đánh lừa dư luận, đổ trách nhiệm cho người khác của bài báo, Mỹ ngầm ủng hộ Việt Nam đối đầu với Trung Quốc, sóng gió Biển Đông nổi lên, Việt Nam lại sử dụng “thủ đoạn cũ”, tiếp tục dùng vịnh Cam Ranh dụ Mỹ xuất quân Biển Đông.
Các nhà quan sát ngoại giao cho rằng, Chính phủ Việt Nam (từng tiến hành chiến tranh 10 năm với Mỹ) tuy không công khai cho biết cho phép Hải quân Mỹ sử dụng căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh, nhưng cùng với quan hệ Trung-Việt căng thẳng, Việt Nam cung cấp vịnh Cam Ranh (cho Mỹ) là việc sớm hay muộn.
Ngày 2 tháng 8, tờ “Tuần san châu Á” Hồng Kông gắp lửa bỏ tay người cho rằng, ba nước Nhật Bản-Philippines-Việt Nam hợp tác “gây rắc rối” cho châu Á-Thái Bình Dương (ý nói liên kết chống lại ý đồ bành trướng trên biển của Bắc Kinh, hợp tác an ninh hàng hải), trong khi đó Tổng thống Mỹ Barack Obama thúc đẩy ở phía sau, gây ra làn sóng chống Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo bài báo, chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Obama ưu tiên “giám sát Trung Quốc” và “đáp trả Trung Quốc”, mặc dù bề ngoài luôn nhấn mạnh “từ bỏ diễu võ dương oai ở nước ngoài”, nhưng do lợi ích thúc đẩy, không loại trừ dựa vào bàn tay của Nhật Bản, dùng vũ lực tấn công Trung Quốc.
Mỹ tuyệt đối không phải là con “hổ giấy”, trước đây không phải, bây giờ không phải, nhưng sau 6 năm cầm quyền của Obama, Mỹ hầu như đã trở thành con hổ không có răng.
Trong mắt Tổng thống Nga Putin không có Obama, đến cả Tổng thống Assad của Syria cũng không để ý đến Obama. Chỉ có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn coi Mỹ là “thần thánh”, coi Obama là “át chủ bài” đối phó Trung Quốc.
Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Theo bài báo, “chủ nghĩa Obama” có lẽ thích hợp với châu Âu, Trung Đông và châu Phi, nhưng xuất hiện với bộ mặt khác nhau ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sau khi lên cầm quyền vào năm 2009, Obama từng cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton khi đó cùng nhấn mạnh “Mỹ sẽ quay trở lại châu Á”, “chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ coi châu Á là trọng điểm”.
Bà Hillary thậm chí đi thăm đầu tiên tới châu Á-Thái Bình Bình với tư cách Ngoại trưởng để làm nổi bật chính sách ngoại giao mới của Mỹ. Nhưng, sự biến đổi to lớn của thế giới Ả rập đã buộc chính quyền Obama phải tạm thời quên đi Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dùng hành động để thể hiện Nhật Bản có chủ quyền tuyệt đối với đảo Senkaku, “không ngại chọc giận Trung Quốc”. Điều này do có Mỹ làm chỗ dựa, như Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, trong khi đó, chiến lược lớn “liên kết Nhật Bản kiềm chế Trung Quốc” của chính quyền Obama vui vẻ nhìn thấy thái độ cứng rắn của ông Shinzo Abe đối với Trung Quốc.
Mỹ hy vọng Nhật Bản thể hiện thái độ không thỏa hiệp, không cúi đầu với Bắc Kinh ở Đông Bắc Á, trước Philippines, Việt Nam và Đông Nam Á, để Trung Quốc biết rằng các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương cho dù có thể tự do đi lại, nhưng “cờ đỏ 5 sao” không thể diễu võ dương oai quá mức.
Nhật Bản thay đổi rất nhiều về chính sách an ninh-quân sự dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe
Bài báo võ đoán cho rằng, chính quyền Obama hiểu rất rõ, nước duy nhất có thể ngăn chặn Trung Quốc ở các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương chỉ có Mỹ.
Bài báo đá thêm một câu ly gián để chốt lại rằng: Nhật Bản, Việt Nam và Philippines “giơ nanh vuốt” chỉ là “tay sai” của Mỹ.
Cũng liên quan đến động thái của Mỹ ở Biển Đông, báo chí Trung Quốc như tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 2 tháng 8 đã để ý tới việc 2 nghị sĩ Hạ viện Mỹ đã đưa ra dự thảo nghị quyết về an ninh biển và tranh chấp biển khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có đề nghị bán hoặc chuyển nhượng vũ khí cho Việt Nam.
Đó là dự thảo nghị quyết do hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Randy Forbes và Hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Colleen Hanabusa đệ trình lên Quốc hội Mỹ, nhằm tái khẳng định Mỹ ủng hộ tự do hành động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ.
Được biết Randy Forbes là Chủ tịch Tiểu ban lực lượng trên biển của Ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ, còn Colleen Hanabusa là thành viên của ủy ban này.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo theo luật pháp quốc tế

Đông Bình (GDVN)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Châu Âu cũng « xoay trục » sang châu Á ?


Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 05/06/2016.

The Economist số ra tuần này trong bài « Lục địa bị mất » nhận định, châu Âu đang lúng túng tìm kiếm một chiến lược an ninh đối với Á châu.
Tờ báo viết, trước những căng thẳng trên Biển Đông gần đây do Trung Quốc gây ra, khi người Mỹ gởi một nhóm tàu sân bay tác chiến đến và những tàu ngầm của Bắc Kinh lẳng lặng đi qua các căn cứ Mỹ, Liên hiệp Châu Âu (EU) cũng cao giọng chỉ trích…nhưng rốt cuộc chỉ phản ứng bằng cách ra thông cáo.


Từ nhiều năm qua, trong nhiều hội nghị và vô số tài liệu, Châu Âu vẫn bị than phiền là không quan tâm đến vấn đề an ninh Châu Á. So với kích thước, sức mạnh và mối quan hệ với châu lục này, kể cả việc bán vũ khí, người ta hy vọng EU sẽ đóng vai trò lớn hơn trong an ninh quốc phòng ở Châu Á. Nhưng không rõ là EU có sẵn lòng vào cuộc hay không.

Tại Đối thoại An ninh thường niên Shangri-La tại Singapore năm ngoái, người đứng đầu ngành ngoại giao EU là bà Federica Mogherini đã yêu cầu đừng coi EU chỉ là một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn. Bà nhấn mạnh, Liên hiệp Châu Âu cũng là « một cộng đồng về chính sách ngoại giao, tham gia vào an ninh và quốc phòng ». Các nhà ngoại giao Châu Âu thích khoe thành công của chiến dịch Atlanta, khi từ năm 1988, Hải quân Châu Âu đã giúp bảo vệ các tàu đi qua vùng Sừng Châu Phi khỏi tay hải tặc.

Cho đến nay, đó vẫn là một trường hợp cá biệt. Nhưng tại Đối thoại Shangri-La đầu tháng này, bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đề nghị Châu Âu đóng một vai trò trước mối quan ngại lớn nhất trong khu vực : tình trạng căng thẳng do sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Ông Le Drian đề xuất rằng các chiến hạm Châu Âu « phối hợp với nhau để đảm bảo sự hiện diện càng thường xuyên và rõ rệt càng tốt, tại các vùng biển Châu Á ». Tuy nhiên The Economist cho rằng, nếu bộ trưởng Pháp tham khảo các đồng nhiệm Châu Âu khác trước khi phát biểu thì sẽ thuyết phục hơn, kẻo chỉ trở thành lời nói suông.

Tại Đông Nam Á, các nước thuộc địa cũ của Châu Âu coi những cổ vũ về nhân quyền từ EU như lời lẽ mị dân, coi Châu Âu là một lục địa đang đi xuống với các khủng hoảng kinh tế, nạn nhập cư ồ ạt và nguy cơ Brexit. Châu Âu quá bận bịu với những nỗi lo của chính mình để có thể quan tâm đến một Châu Á đang trỗi dậy.

Liên hiệp Châu Âu lại còn vắng mặt trong hai cơ chế quan trọng đối với ASEAN : Thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Ngoài mười nước ASEAN còn có tám nước khác trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, nhưng không có EU.

Đô đốc Tôn Kiến Quốc (TQ) tại Shangri-La, 04/06/2016.
Bắc Kinh sẽ dụ dỗ, mua chuộc để Châu Âu không can dự ?

Sự hiện diện quân sự khiêm tốn của EU tại Châu Á lại không nhân danh Liên hiệp, mà là của hai quốc gia thành viên. Pháp có 8.000 binh sĩ tại đây để bảo vệ các lãnh thổ ở Ân Độ Dương và Thái Bình Dương, còn Anh duy trì đội quân trú phòng Gurkha ở Brunei và một số cơ sở ở Singapore.

Một bộ trưởng Quốc phòng khác của Châu Âu phát biểu tại Shangri-La là Michael Fallon của Anh, đã không nêu vai trò của EU về an ninh Châu Á, mà bày tỏ sự tự hào về « tổ chức quốc phòng đa phương duy nhất ở Đông Nam Á ». Đó là Five Power Defence Arrangements (FPPA), một loạt thỏa thuận quốc phòng giữa Anh, Úc, New Zealand, Malaysia, Singapore ký năm 1971, theo đó năm nước sẽ tham vấn khi hai thành viên Châu Á của FPPA bị tấn công.

Một điểm khác bị Châu Á phàn nàn là EU bị chia rẽ, không thể nào có tiếng nói chung. Các nhà ngoại giao ASEAN nói đùa là Anh quốc với quyết tâm trở thành « người bạn tốt nhất của Trung Quốc tại Châu Âu », có thể nghe lời Bắc Kinh để cản trở sự đồng thuận của EU, cũng như những nước nhỏ như Lào và Cam Bốt thỉnh thoảng làm như vậy với ASEAN.

Chẳng hạn ngay trong tuần này, ASEAN đã bối rối rút lại một tuyên bố của các ngoại trưởng chỉ trích sự bành trướng trên biển của Trung Quốc. Tương tự, một số quan chức EU lo ngại tiền bạc và những ưu đãi từ Bắc Kinh dành cho một số thành viên Đông Âu của Liên hiệp, có thể khiến các tuyên bố cứng rằn sẽ trở nên thiếu cương quyết hơn trong tương lai.

Trung Quốc sẽ tìm cách khuyến dụ EU rời xa chính sách Châu Á của Mỹ, và khai thác những mâu thuẫn trong nội bộ EU, như đã làm với ASEAN. Một tài liệu mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Luân Đôn, cơ quan tổ chức Đối thoại Shangri-La đã phê phán sự cạnh tranh giữa các thành viên EU để giành ưu đãi thương mại của Bắc Kinh.

The Economist kết luận, sự hiện diện quân sự của Châu Âu tại Biển Đông sẽ chứng tỏ điều quan trọng không phải chỉ là sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, mà là tương lai của một hệ thống toàn cầu dựa trên luật pháp. Châu Âu đang quên rằng Châu Á cũng cần mình như EU cần đến Châu Á.

Phe chống "Brexit"...
Bye bye Anh quốc ?

Cũng tại Châu Âu, « Brexit » đang là vấn đề nóng hổi, khi đã gần đến 23/06/2016, ngày trưng cầu dân ý về việc Anh ở lại hay ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU), thường được gọi tắt là « Brexit » (từ ghép ‘‘Britain’’ và ‘‘exit’’).Tuần báo Courrier International dành hẳn 20 trang cho « Brexit », với dòng chữ lớn trên trang bìa « Bye bye Britain ? », và tấm ảnh một cascadeur hóa trang thành nữ hoàng Anh Elisabeth II nhảy dù xuống buổi lễ khai mạc Thế vận hội Luân Đôn 2012. Tờ báo Anh The Economist nói rõ quan điểm khi chạy tựa « Chia rẽ, chúng ta sẽ chết », với tấm ảnh hai lá cờ châu Âu và Anh quốc quấn chặt lấy nhau.

Hồ sơ của Courrier International trích dịch các bài viết trên nhiều tờ báo, dành đất cho cả hai phe ủng hộ và chống đối sự kiện lịch sử, diễn ra vào lúc Liên hiệp Châu Âu đang yếu đi hơn bao giờ hết.
Daily Mirror, tờ báo bình dân duy nhất thuộc cánh tả giận dữ cho biết « Những người muốn ra khỏi EU đã lừa dối bạn ». Con số họ nêu ra : 350 triệu bảng Anh (447 triệu euro) mỗi tuần mà Luân Đôn phải chi cho Bruxelles, là dối trá. Con số tờ báo này đưa ra là 120 triệu bảng, tính ra chỉ có 26 penny mỗi ngày, bằng giá một gói khoai tây chiên ăn vặt. Đổi lại, Anh được hưởng vô số lợi ích kinh tế, có được trọng lượng về chính trị, và sự an ninh.

Ngược lại, The Sun, tờ báo lá cải có số phát hành lớn nhất nước Anh cho rằng « EU là ung thư giai đoạn cuối ». Khối u này đã di căn, biến thành một siêu Nhà nước hành chính kỹ thuật số, chẳng mang lại cả thịnh vượng, an ninh lẫn tự do. Trên Daily Telegraph, ông Tim Cross, tổng tham mưu trưởng quân đội Anh quả quyết rằng tự thân Anh quốc hiện có nhiều lợi thế, không việc gì phải giao phó tương lai của mình cho Bruxelles. Vị tướng này kết luận, cũng như Titanic, EU sắp chìm đắm và như vậy phải rời con tàu khi mà còn có thể thoát ra được.

...và phe đòi ra khỏi Liên hiệp Châu Âu.
Đi hay ở ?

Trong bài « Should I stay or should I go ? »,Le Courrier International lược qua những lãnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với người Anh, một khi Anh quốc ra khỏi Liên hiệp Châu Âu.

Trước hết về nông nghiệp, theo The Guardian, nông dân Anh sẽ bị mất trợ cấp của EU – năm 2015 lên đến 3,8 tỉ euro. Có 73 mặt hàng thực phẩm có thể bị mất chứng nhận chất lượng EU. Lãnh vực nghiên cứu cũng mất 1,2 tỉ euro trợ cấp của EU, theo Digital Science. Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định, đi du lịch Châu Âu sẽ phải tốn thêm 292 euro, còn theo bộ Tài chính, mỗi hộ gia đình sẽ bị thiệt trung bình 5.390 euro từ nay đến năm 2030.

Về mặt công ăn việc làm, khoảng 1.200 người Anh làm việc cho Ủy ban Châu Âu sẽ bị mất việc (nguồn : The Conversation), và nhìn chung, từ nay đến 2020 có đến 950.000 người Anh bị thất nghiệp (theo nghiệp đoàn giới chủ CBI). 

Ngược lại, phe ủng hộ ra khỏi EU cho rằng Anh sẽ giữ được chủ quyền một khi EU trở thành một Liên hiệp chặt chẽ hơn. Về pháp luật, Anh sẽ chủ động hơn, vì hiện nay 50% luật lệ ở Anh là từ quy định của EU. Và do Tòa án Công lý Châu Âu ngăn trở các thẩm phán Anh trục xuất các tội phạm nguy hiểm sang các nước thành viên khác, « 5.789 tên sát nhân và các tội phạm khác từ khắp Châu Âu đang lảng vảng trên các đường phố của chúng ta » - The Daily Telegraph viết. Còn về di dân, Luân Đôn sẽ nắm lại việc kiểm soát biên giới : 1,5 triệu người nhập cư từ Châu Âu đã định cư tại Anh quốc từ năm 2004 đến 2010.

Vụ khủng bố Orlando khuấy động cuộc đua Trump-Clinton

Các vụ khủng bố Hồi giáo vừa xảy ra ở Orlando (Hoa Kỳ) và Magnanville (Pháp) cũng là đề tài lớn tuần này. Trang bìa tuần san L’Obs đăng hình những bóng đen với lá cờ nhiều màu của người đồng tính, với hàng tựa « Những mục tiêu mới của Daech ». Tuần báo Le Point chú ý đến « Người giữ những chiếc chìa khóa của Hồi giáo » - tựa trên trang nhất, bên trong là bài phỏng vấn độc quyền giáo chủ Al Azhar ở Ai Cập, về tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Chỉ có L’Express đăng chân dung bộ trưởng Kinh tế Pháp Emmanuel Macron, ngôi sao đang lên, được coi là ứng viên tiềm năng cho kỳ bầu cử tổng thống 2017, với dòng tựa « Ai muốn làm hại ông ấy ? »

Riêng về vụ thảm sát mới đây tại một câu lạc bộ người đồng tính ở Orlando, Mỹ, tuần san L’Obs nhận định « Vụ Orlando khuấy động cuộc song đấu giữa Trump và Clinton ». 

Ông Donald Trump khoe rằng mình đã có lý, cho đây là hậu quả của nạn nhập cư bất hợp pháp, thậm chí còn đổ trách nhiệm trực tiếp cho tổng thống Barack Obama. Nhà tỉ phú luôn vượt lên trên bà Hillary Clinton 10 điểm trong các cuộc thăm dò, về khả năng đấu tranh chống khủng bố, nên chỉ cần nhấn mạnh khía cạnh « Hồi giáo cực đoan » là đã có thể thu phục được 60% người Mỹ. Ông tố cáo tất cả những người Hồi giáo nhập cư, trong khi sát thủ Omar Mateen sinh ra ở cùng thành phố New York quê ông, từ năm 1986 !

Tờ báo cho rằng một lần nữa ông Trump đã lẫn lộn giữa chiến dịch tranh cử sơ bộ - khi những lời lẽ hùng hồn khơi dậy nhiệt tình trong đám đông, với chiến dịch tranh cử tổng thống – nếu không biết kềm chế trong trạng huống bi thảm như vậy, có thể bị cho là không có đủ phẩm chất của một nguyên thủ.

Quân đội Irak tại trung tâm Fallouja, 18/06/2016.
Khi Moussoul và Raqqa thất thủ, Daech sẽ sụp đổ theo

Chuyên gia về đạo Hồi, Gilles Kepel trong bài trả lời phỏng vấn của tuần san L’Obs, cho rằng « Chủ nghĩa khủng bố sẽ làm Daech yếu dần đi ». 

Theo chuyên gia này, khủng bố là con dao hai lưỡi. Ông nhắc lại trường hợp Nhóm Hồi giáo Vũ trang (GIA) ở Algérie năm 1997, dân chúng đã phản ứng trước những vụ khủng bố của tổ chức này. Các vụ thảm sát ngày 13 tháng 11 ở Paris và ngày 22 tháng Ba ở Bruxelles đã góp phần làm cô lập tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech). Và nếu tổ chức này tiếp tục cổ vũ khủng bố, thì cần phải duy trì cho được một lãnh thổ, tức « Nhà nước Hồi giáo ». 

Hiện nay Daech còn giữ được đất vì còn phục vụ được cho một số thế lực trong khu vực. Nhưng đến một ngày, khi hai thành phố Mossoul và Raqqa thất thủ, thì huyền thoại về một « Nhà nước Hồi giáo » không tưởng mà người ta nhìn thấy trong các video, sẽ sụp đổ theo – tuy vẫn có thể tồn tại một « Nhà nước Hồi giáo » trên mạng ảo.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160618-chau-au-cung-%C2%AB-xoay-truc-%C2%BB-sang-chau-a
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đề nghị điều tra và công khai minh bạch cho dân biết!


Ngô Minh Khôi đã thêm 6 ảnh mới.
1 giờ
NHỮNG ĐIỀU THƯỢNG TƯỚNG PHÓ TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG QĐND VIỆT NAM NÓI LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA 2 VỤ RƠI MÁY BAY, CHẾT 10 PHI CÔNG VÀ KỸ THUẬT ĐAU ĐỚN ?
TRên FB tôi có đọc được thông tin như sau :
Nguyên Nhân : Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường Máy bay Su-30 rơi do Trung Quốc khóa mục tiêu
Tiêm kích Su-30 của Sư đoàn Không quân 371 thực hành huấn luyện ở vị trí cách Hòn Mát 30km, Nghệ An thì mất liên lạc hiện đang nỗ lực tìm kiếm.
Sáng 18/6, Trung tướng Lê Huy Vịnh (Tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân) và Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn (Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân) đã trực tiếp vào sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa để chỉ huy tìm kiếm chiếc tiêm kích Su-30 xuất phát từ sân bay Sao Vàng mất liên lạc tại phía Đông Nghệ An khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển.
"Nguyên nhân máy bay mất liên lạc có thể do hệ thống tên lửa phía Trung Quốc khóa mục tiệu tại Đảo Hải Nam khiến toàn bộ thiết bị điện dường như sẽ bị dừng hoạt động và tiếp theo tên lửa hành trình sẽ triển khai tấn công máy bay trên không , hiện các đơn vị đang phối hợp tìm kiếm hộp đen máy bay ", Thiếu tướng Tuấn xác nhận..
Có đúng như vậy không? Nếu thật như thế thì đây lafg một tội ác không thể tha thứ của anh bạn "4 tốt", "16 cữ vàng"!
Đề nghị điều tra và công khai minh bạch cho dân biết!
ảNH: 2 ẢNH SAU CÙNG LÀ PHI CÔNG cƯỜNG VÀ PHI CÔNG trẦN qUANG kHẢI

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ cá chết: Việt Nam không làm thì Ðài Loan làm

Người Việt
H1
ÐÀI BẮC (NV) – Nhiều giới tại Ðài Loan yêu cầu chính quyền Ðài Loan tổ chức điều tra xem Formosa có trách nhiệm liên đới đến thảm họa cá chết trắng bờ biển bốn tỉnh phía Bắc miền Trung Việt Nam hay không.
Nhiều người tại Việt Nam tin rằng, thảm họa cá chết trắng đoạn bờ biển dài khoảng 250 cây số, chảy qua các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, hồi đầu tháng 4 vừa qua là vì tác động của hóa chất độc hại trong nước do Formosa thải ra biển khi vận hành thử nhà máy sản xuất thép ở khu công nghiệp Vũng Áng, tại Hà Tĩnh.
Formosa là một tập đoàn đa ngành của Ðài Loan. Năm 2008, Formosa đề nghị chính quyền Việt Nam cho phép đầu tư để xây dựng một nhà máy thép lớn tại khu công nghiệp Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh (bộ phận phụ trách dự án này được gọi là Formosa Hà Tĩnh). Cũng kể từ đó, Formosa liên tục nhận được những ưu ái khác thường về tiền thuê đất, tiền thuế…
Thậm chí theo luật, chính quyền các tỉnh chỉ được phép cho doanh nghiệp ngoại quốc thuê đất trong 50 năm nhưng khi chính quyền tỉnh Hà Tĩnh ký hợp đồng cho Formosa sử dụng khu công nghiệp Vũng Áng đến 70 năm, tuy nhiều người phản đối, ông Nguyễn Tấn Dũng – lúc đó là thủ tướng Việt Nam vẫn gật đầu.
Vào lúc này – 12 tuần tính từ ngày thảm họa cá chết bùng phát, chính quyền Việt Nam chỉ mới xác nhận, cá chết là vì trong nước biển có độc tố. Còn đó là độc tố (hoặc những loại độc tố) nào và từ đâu ra thì chính quyền Việt Nam lần lữa chưa công bố.
Ngày 16 tháng 6, 2016, ba dân biểu của Quốc Hội Ðài Loan và đại diện một số tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có Liên Minh Theo Dõi và Thực Thi Công Ước Về Nhân Quyền, Hiệp Hội Luật Sư Môi Trường, Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam ở Ðài Loan đã tổ chức một cuộc họp báo, đề nghị chính quyền Ðài Loan phải điều tra xem Formosa có lên quan đến thảm họa cá chết tại Việt Nam hay không.
Tại cuộc họp báo, một chuyên viên của Ủy Ban Ðầu Tư thuộc Bộ Kinh Tế Ðài Loan tên là Chow Ching-sway, cho biết, Ðài Loan có quy định nếu dự án đầu tư ở ngoại quốc gây ô nhiễm cho môi trường thì ủy ban này sẽ không cấp giấy phép. Tuy nhiên luật lệ hiện hành tại Ðài Loan chưa cho phép điều tra hoạt động của các doanh nghiệp Ðài Loan tại ngoại quốc gây ô nhiễm cho môi trường. Muốn điều tra Formosa phải có luật mới và việc xử lý hoạt động gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp Ðài Loan tại ngoại quốc sẽ do quốc gia nhận đầu tư thực hiện.
Tin mới nhất liên quan đến Formosa Hà Tĩnh là bộ phận này đã hoãn ngày khai trương hoạt động của lò số 1 (25 tháng 6). Ðại diện Formosa Hà Tĩnh giải thích với BBC rằng, họ đang chờ một giấy phép liên quan đến môi trường và khẳng định, Formosa Hà Tĩnh sẽ hoạt động bình thường vì việc xây dựng đã hoàn tất.
Báo chí Ðài Loan thì cho rằng Formosa Hà Tĩnh hoãn ngày khai trương hoạt động của lò số 1 vì Formosa Hà Tĩnh bị truy thu thuế. Cuối tháng trước, báo chí Việt Nam loan báo, Formosa Hà Tĩnh bị Bộ Tài Chính Việt Nam truy thu 2,000 tỷ đồng tiền thuế, trong đó có hơn 2/3 khoản tiền này (1,554 tỷ đồng) là bị buộc nộp lại vì sử dụng hóa đơn hoàn thuế không đúng quy định. Dựa trên một số nguồn tin từ Việt Nam, Taipei Times bảo rằng, quyết định truy thu thuế đối với Formosa Hà Tĩnh là vì những lý do chính trị không tiện nêu ra. Thuế đối với Formosa Hà Tĩnh từng gây thắc mắc vì là một trong những “ưu đãi quá mức” dành cho tập đoàn này của Ðài Loan.
Hồi đầu tháng 5, ông Tô Văn Trường, một chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên-môi trường, từng gửi một thư ngỏ cho ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam. Thư nhấn mạnh, khi Formosa – một tập đoàn từng được tặng “Giải Hành Tinh Ðen” do hủy hoại môi trường trên thế giới, lại được Việt Nam dành cho đủ thứ ưu đãi hết sức bất thường thì tự nhiên là dân chúng sẽ liên tưởng đến “đa kim ngân, phá luật lệ.”(G.Ð)

Hỏi hơi muộn rùi bác CV ạ!


VÌ SAO TỐ HỮU GHÉT HAI CÂU THƠ CỦA LÊ ĐẠT ĐẾN THẾ?
Hồi mới tập tọe học nghề, khoảng 1966, bố tôi sợ con bị ngục văn tự vì biết rất rõ tính con trực ngôn hay cãi, bèn mang về nhà cuốn “Tổng kết cuộc đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm” của nhiều tác giả, do Tố Hữu chủ biên. Hồi ấy nhà tôi ở Ngọc Đồng, xã cuối cùng của huyện Yên Lập tiếp giáp với huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Không biết bố tôi tìm đâu ra của hiếm thế, ở một nơi vùng sâu vùng xa đến thế? Bèn cắm cổ đọc. Một mạch. Những câu thơ đọc một vài lần là thuộc, nhớ mãi, xao xuyến mãi:
Của Trần Dần: Tôi đi không thấy phố thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu
cờ đỏ
rồi: Em biết đâu mỹ miếc ngô nghê gì
Chỉ khổ
thân em nắng mưa
đi về
lủi thủi
Của Phùng Quán: Dù ai ngon ngọt nuông chiều
cũng không nói yêu thành ghét
dù ai cầm dao dọa giết
cũng không nói ghét thành yêu
Của Lê Đạt: Tôi muốn Ban tổ chức trung ương
điều động
Đưa tôi về Bộ Tinh thần cuộc sống
Làm thơ viết báo
Giúp Trung ương xây dựng những tâm hồn
Đặc biệt là câu: Lịch sử luôn luôn duyệt lại
Không ai lừa được cuộc đời
Nhiều người phê phán “nọc độc” của mỹ miếc ngô nghê, của mưa sa trên màu cờ đỏ. Riêng Tố Hữu đích thân phê Lê Đạt, ông nói gay gắt về vụ Lê Đạt đòi chia ghế (bộ trưởng Bộ Tinh thần cuộc sống, nực cười thế!) và nói cách mạng, đảng và nhân dân chân chính không bao giờ nói dối, vậy nói lịch sử duyệt lại là vu khống cách mạng, đảng và nhân dân nói dối. Một sự ám chỉ thô thiển và trắng trợn của những kẻ kiêu ngạo tự phụ chống phá cách mạng!
Có một bí mật là càng đọc tôi càng yêu càng phục tài “bọn” Nhân văn Giai phẩm. Đó là điều bố tôi không biết được. Thật là một sự tráo trở của phương pháp! Nhưng lạy anh linh cụ, tôi chưa bị sa vào ngục văn tự bao giờ, rất chịu khó đẻ như cụ hằng mong, mà đẻ đẹp: 3 trai 3 gái và nhờ giời các con cháu đều chưa đứa nào hư! Chỉ thỉnh thoảng có bị thẻ vàng hoặc 2 thẻ vàng liền trận [bị buộc ký tên khác 3 tháng do bà Hà Thị Khiết, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nối dối ông Thứ trưởng Nguyễn Thiện Luân, hứa rằng, sáng mai tôi sẽ cách chức Giám đốc điện lực TQ, vì chỉ có mấy cái chuồng gà chuồng lợn của dân dưới đường hạ thế 30 kv mà nó bảo không an toàn, không đóng điện cho nhà máy đường Sơn Dương khiến mía trổ cờ; ông Luân nói với mình, mình viết lên báo. Mấy hôm sau, Giám đốc Điện lực TQ ký công văn phản đối, dấu đỏ rực rỡ, nội dung: Tôi vẫn đang chức đây, sao nhà báo nói tôi bị cách chức? Bài báo “Những giọt nước mắt lúc nửa đêm” (của bà Bí thư và ông Thứ trưởng) phải đính chính]
Đã 50 năm kể từ ngày tôi độc cuốn sách “TỔNG KẾT…”, ngẫm nghĩ mãi cho đến ngày tôi hiểu, tôi nhận thấy sự dối trá cứ lần lượt bong ra từng mảng, từng mảng một, như bóc hành khô cho đến lõi khái niệm CNXH thì bốc hơi mất tiêu. Hoặc nói như Hư Châu: “Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo, nói xây dựng chủ nghĩa xã hội thì rút cục thành thị như châu Âu, nông thôn như châu Phi.” Ta bây giờ vẫn nói định hướng XHCN nhưng lại bênh vực những Formosa, dùng CA giải tỏa đất của nông dân, làm kinh tế bằng dùi cui súng 6. Nhưng đến tận hôm nay mới tự trả lời được câu hỏi vì sao Tố Hữu ghét Lê Đạt đến thế! [thực ra là ghét câu thơ của ông ta: “Lịch sử luôn luôn duyệt lại/ Không ai lừa được cuộc đời”]
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đâu cánh dù ôm gió? Đây cánh dù ôm kín đời anh!


MAI BÁ KIẾM (nhà báo, cựu phi công)

Khuya hôm qua, đọc báo online, thấy Dân Trí và Người Lao Động cùng giật tít: “Tìm thấy thi thể phi công Trần Quang Khải cuộn trong dù”. Còn theo Báo Nghệ An, phi công Khải được tìm thấy trong tình trạng dù quấn chặt vào người. Tôi bỗng nhớ lời nhạc Trần Thiện Thanh trong bài “Anh không chết đâu anh”: “Đâu cánh dù ôm gió? Đây cánh dù ôm kín đời anh!”. Tôi xin mặc niệm phi công Trần Quang Khải bằng lời nhạc lính Cộng hòa. Có những lời nhạc phía bên này không những vượt thời gian, mà còn vượt không gian, qua bên kia chiến tuyến. Thí dụ, bài “Xuân này con không về” của Duy Khánh đã làm nhiều bộ đội chống Mỹ phải khóc khi nghe!

Trần Thiện Thanh viết: “Đây cánh dù ôm kín đời anh” để ví von sự đùm bọc nhau giữa cánh dù và lính dù, nhưng với phi công mà để cánh dù ôm kín lúc rơi xuống nước là thảm họa. Tháng 6/1974, tôi học 3 tuần lễ nhảy dù trước khi học lái phản lực cơ T.37 tại Shepard Air Force Base (Mỹ). Theo lý thuyết, nếu phi công nhảy dù thoát hiểm mà bên dưới là biển, sông, hồ thì việc đầu tiên là lấy dao móc ra móc đứt dây giày Bốt Đờ Sô và ném giày xuống nước, vì giày bó mắt cá và rất nặng nên khó bơi. Khi còn cách mặt nước 5 m, dùng tay mở khóa đai bụng của bộ đai dù (harness) thì hai đai dưới háng và hai đai trên vai sẽ bung ra, phi công nặng hơn sẽ rơi tự do xuống nước, vòm dù (rộng 80 m vuông) sẽ bọc gió bay đi chỗ khác. Nếu không tháo đai dù (release the harness), vòm dù sẽ trùm lên đầu phi công và 64 sợi dây dù sẽ trói tay và chân phi công.

Năm 1967, trong phi vụ thứ 23 ném bom Bắc Việt, thiếu tá John McCain lái Skyhawk A-4E đã bị họa tiễn bắn cháy, John McCain bị gãy cả hai tay và một chân khi phóng ra khỏi chiếc phi cơ, vì vậy ông không thể tháo đai dù trước khi rơi xuống hồ Trúc Bạch, chiếc dù suýt ôm kín đời ông, nếu như không có ông Mai Văn Ôn và nhiều người dân chèo thuyền ra gỡ dù cứu ông. Trước đó, năm 1965, khi John McCain dạy lái máy bay máy tại Căn cứ Không lực Hải quân Meridian ở Mississippi, ông đã từng nhảy dù thoát hiểm an toàn khi máy bay chết 2 động cơ. Vì vậy, John McCain thừa biết thảm họa “Đây cánh dù ôm kín đời anh” và đó là lý do John McCain nhớ ơn những người gỡ dù cho ông, sau này thành thượng nghị sĩ, ông là một trong 3 thượng nghị sĩ cựu chiến binh VN tích cực vận động chính phủ Mỹ bình thường hóa ngoại giao với VN.


Năm 2007, lúc 56 tuổi, tôi đăng ký học khóa 3 lớp nhảy dù tại Câu lạc bộ Hàng không phía Nam do Sư đoàn 370 Không quân huấn luyện. Tôi thấy cách dạy nhảy dù của XHCN cũng giống của Mỹ về nguyên tắc, cũng tháo đai dù trước khi rơi xuống nước (nhưng không dạy tháo giày bốt), đặc biệt là không có “chuồng cu” tập nhảy như của Mỹ. Học viên đứng trên sàn cao, mang đai dù vào người, nhưng không có vòm dù, nên đai dù móc vào một sợi dây trên cao (như dây xích đu). Huấn luyện viên xô học viên ra khỏi sàn, học viên tháo đai và người rơi xuống đất. Từ 2007 đến 2010 tôi nhảy dù 15 lần ở sân bay Biên Hòa. Năm 2011 (60 tuổi), khi tập nhảy từ bục cao 2 m, đầu gối trái tôi yếu, cứ sụm người nên mông nện mạnh xuống đất, và tôi hết dám nhảy từ máy bay nữa. Năm 2014, Câu lạc bộ hàng không VN dạy một khóa nhảy dù ở sân bay Gia Lâm, một học viên nữ 20 tuổi bị gió bê ra tới hồ, và cô quên bài tháo đai dù, đã bị vòm dù trùm lên khiến cô chết đuối.

Tôi biết phi công KQNDVN học nhảy dù 3 lần trước khi học bay, và hàng năm họ đều nhảy tập 3 lần, nên CLB hàng không mới lập ra để vừa dạy học viên dân sự vừa kết hợp cho phi công ôn tập nhảy dù. Vậy mà thượng tá Khải với 3.000 giờ bay và rất nhiều lần tập nhảy, nhưng không kịp tháo đai dù trước khi xuống biển. Vì vậy, tôi đề nghị Không quân nên xây dựng “chuồng cu” để phi công tập tháo đai dù trở thành phản xạ tự nhiên. Đề nghị thứ hai, cho phi công và phi hành đoàn trên máy bay tiêm kích và những người đi trên máy bay cứu hộ mặc đồ màu cam, để khi rớt xuống biển màu cam dễ phản quan hơn màu xanh dương hay màu đen. Nên nhớ rằng, ngành công nhân vệ sinh đã chết rất nhiều người khi quét đường ban đêm bị xe tông, thì họ mới được “sáng kiến” mặc đồng phục màu cam kèm dây phản quang như hiện nay.

Thứ ba, tín hiệu phát ra từ phi công Trần Quang Khải là “tín hiệu đểu”? Lúc 13g05 ngày 16/6, máy bay CASA 212 mất liên lạc, cách phía Nam - Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) khoảng 44 hải lý (tại tọa độ 19o25'40"N - 107o19'54"E). Trong khi đó, lúc 18g ngày 17/6, thi thể phi công Trần Quang Khải cuộn trong dù đã được ngư dân Đâu Văn Kính tìm thấy ở khu vực biển giáp ranh Nghệ An - Hà Tĩnh, tại tọa độ cách Đông Đông Nam đảo Hòn Mê, Thanh Hóa khoảng 33 hải lý..., tức cách chỗ máy bay CASA rơi khoảng 200 km (118,5 hải lý) về phía Đông Nam. Như vậy tín hiệu phát ra từ phi công Khải trong ngày 15/6 là “tín hiệu đểu”.

Thứ tư, hai ngư dân không có máy dò tín hiệu định vị như máy bay CASA 212, hay máy quét sonar như tàu Hải quân, vậy mà cứu được phi công Cường và vớt được xác phi công Khải. Hải quân, CS Biển, Tàu Biên phòng, Máy bay cứu nạn đã nợ ngư dân rất lớn, vì vậy khi tàu ngư dân bị tàu Trung quốc tấn công, các lực lượng nói trên phải trả ơn kịp thời cứu hộ ngư dân thì mới công bằng!

Mai Bá Kiếm 
(theo Facebook Mai Bá Kiếm https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/531782977013577)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thật không thể hiểu nổi!

HÃY HỦY BỎ "NHẠC HỘI LÀM SẠCH BIỂN"! LÚC 20h10 HÔM NAY



Nguyễn Hữu Thao:

HÃY DỪNG LẠI "NHẠC HỘI LÀM SẠCH BIỂN"!

Hãy dừng nhạc hội, "hoà nhịp làm sạch biển"
Các người có còn những khối óc con tim
Một cái xác lính quấn dù về, còn chờ chín
Hỡi ông Huynh ông Thưởng, Trần Bình Minh?

Sao các người lại dã man vô tâm đến thế
Toàn quân đau, hàng triệu người đau
Thế mà chỉ còn đâu hai tiếng nữa
Nhạc ầm vang trên mấy đầu cầu!


Tôi giận dữ không viết nên vần nữa
Các bạn ơi có nhức nhối tâm can
Các đồng đội ơi, ai đang chờ xem vô tuyến
Vui lắm hay sao, có biết ở Lạng Giang?

Đêm nay ở đó xóm làng tang tóc
Một người con từ biển trở về
Mà anh ấy là phi công lái máy bay phản lực
Các người ơi có nghe có xót xa?

Hỡi những ngôi sao truyền hình nước Việt
VTV3, 4, 6 có ý nghĩa gì
Hỡi các ngôi sao thần đồng ca nhạc
Tim các người thức tỉnh, u mê?

Không biết, hay các người cố tình quên ngoài ấy
CASA-212 đang nằm dưới Vịnh Hạ Long
Và chín chàng tra đang nằm trong nước biển
Họ cũng hẹn vợ con, tối nay xem nhạc hội truyền hình!

Còn làm sạch biển ư, trời đất ơi khó lắm
Đừng mị dân bằng giọng hát lời ca
Nước biển miền Trung ai làm sạch được
Cả dưới đáy sâu cũng giống bãi tha ma?

Hãy làm sạch biển bằng những lời chân thật
Nói với dân cho rõ hết đầu đuôi
Nguyên nhân đâu, nhưng ai kia trốn mặt
Nhân dân đau, nước mắt cạn hết rồi!

Nên đừng nói, hô hào làm sạch biển
Chỉ trên bờ dọn nhặt túi ni lông
Nhặt xương cá phải đeo găng tay nữa
Sao không nhìn vào trong nước cá bơi không?

Hỡi người Việt còn lương tâm đạo đức
Còn tình thương nòi giống anh em
Hãy tẩy chay, tắt không xem nhạc hội
Đừng điên rồ nghe theo lũ tim đen!!!

Và các bạn, không cần like (thích)
Chỉ Sahre (chia sẻ) giúp thôi
Nhắn nhiều người đừng xem chương trình ác
Bộ đội mình còn nằm đáy biển khơi!


N.H.T 





Phần nhận xét hiển thị trên trang