Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Phi Công Máy Bay Su-30 Tiết Lộ SỐC: "NỔ LỚN Trong Buồng Lái" Rơi Do VẬT ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khu định cư ngoài không gian của loài người trong tương lai


Các thiết kế mô tả cảnh quan khu định cư không gian của con người trong tương lai từng được NASA phác họa vào năm 1975.
Năm 1975, một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi giáo sư Gerard O'Neill tại Trung tâm nghiên cứu Ames của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tiến hành 10 tuần nghiên cứu nhằm xây dựng ý tưởng về thuộc địa không gian của con người trong tương lai. Theo CNN, các kết quả và bài báo nghiên cứu được chuyển đến hai họa sĩ Rick Guidice và Don Davis để vẽ phác họa lại những ý tưởng trên.
Nhóm nghiên cứu của O'Neill xây dựng ba mẫu thiết kế tiềm năng dành cho các trạm không gian tương lai bao gồm: Khối cầu Bernal, Khu định cư hình xuyến (ảnh trên) và Khu định cư hình trụ. Sức chứa của các trạm không gian từ 10.000 đến 1.000.000 người. Chúng có khả năng quay tròn để tạo ra trọng lực nhân tạo.
Khu định cư hình trụ, nơi rộng nhất trong số các ý tưởng của O'Neill, có những cửa sổ lớn cho phép ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống cảnh quan bên trong. Thiết kế này còn được gọi là "Hình trụ O'Neill". 
Năm 1929, nhà khoa học người Anh John Desmond Bernal lần đầu tiên đề xuất ý tưởng về Khối cầu Bernal. O'Neill và các đồng nghiệp sửa đổi lại một số thiết kế của Bernal. Khối cầu Bernal được làm nhỏ lại, chỉ rộng khoảng 500 m. Người dân sinh sống trên bề mặt uốn cong giống như "cung điện thủy tinh", và họ có thể canh tác nông nghiệp trên đó. Ánh sáng phản xạ thông qua cửa sổ gần các cực.
O'Neill cho rằng, cùng với sự phát triển của công nghệ, quá trình xây dựng khu định cư ngoài không gian có thể bắt đầu từ năm 1990. Nhóm nghiên cứu của ông tính toán chi phí tiềm năng cho việc xây dựng và đi lại, thậm chí ngay cả số lượng vật nuôi mà mỗi trạm không gian có thể chứa được.
Bức tranh vẽ sơ đồ mặt trong Khối cầu Bernal của họa sĩ Rick Guidice cho thấy, những tấm pin Mặt Trời khổng lồ cung cấp năng lượng hoạt động cho khu định cư ngoài không gian.
Tất cả tác phẩm nghệ thuật của Guidice và Davis đều diễn tả cảnh quan xanh tốt, khác xa so với thực tế trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ngày nay.
Theo O'Neill, khu vực sinh sống nhỏ gọn của Khối cầu Bernal có thể được bù đắp bởi các khu sản xuất nông nghiệp riêng biệt, đủ rộng để làm nông trại theo quy mô công nghiệp.
Họa sĩ Don Davis minh họa cảnh tượng nhật thực quan sát từ Khu định cư hình trụ ngoài không gian.
Khung cảnh nhìn từ bên ngoài của Khu định cư hình xuyến, bao gồm một chiếc gương nghiêng khổng lồ cung cấp ánh sáng Mặt Trời cho bề mặt bên trong của vòng tròn, nơi con người sinh sống.


Xem thêm: NASA phát hiện oxy trong bầu khí quyển sao Hỏa
Lê Hùng (Ảnh: NASA)

Các thiết kế mô tả cảnh quan khu định cư không gian của con người trong tương lai từng được NASA phác họa vào năm 1975.
Năm 1975, một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi giáo sư Gerard O'Neill tại Trung tâm nghiên cứu Ames của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tiến hành 10 tuần nghiên cứu nhằm xây dựng ý tưởng về thuộc địa không gian của con người trong tương lai. Theo CNN, các kết quả và bài báo nghiên cứu được chuyển đến hai họa sĩ Rick Guidice và Don Davis để vẽ phác họa lại những ý tưởng trên.
Nhóm nghiên cứu của O'Neill xây dựng ba mẫu thiết kế tiềm năng dành cho các trạm không gian tương lai bao gồm: Khối cầu Bernal, Khu định cư hình xuyến (ảnh trên) và Khu định cư hình trụ. Sức chứa của các trạm không gian từ 10.000 đến 1.000.000 người. Chúng có khả năng quay tròn để tạo ra trọng lực nhân tạo.
Khu định cư hình trụ, nơi rộng nhất trong số các ý tưởng của O'Neill, có những cửa sổ lớn cho phép ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống cảnh quan bên trong. Thiết kế này còn được gọi là "Hình trụ O'Neill". 
Năm 1929, nhà khoa học người Anh John Desmond Bernal lần đầu tiên đề xuất ý tưởng về Khối cầu Bernal. O'Neill và các đồng nghiệp sửa đổi lại một số thiết kế của Bernal. Khối cầu Bernal được làm nhỏ lại, chỉ rộng khoảng 500 m. Người dân sinh sống trên bề mặt uốn cong giống như "cung điện thủy tinh", và họ có thể canh tác nông nghiệp trên đó. Ánh sáng phản xạ thông qua cửa sổ gần các cực.
O'Neill cho rằng, cùng với sự phát triển của công nghệ, quá trình xây dựng khu định cư ngoài không gian có thể bắt đầu từ năm 1990. Nhóm nghiên cứu của ông tính toán chi phí tiềm năng cho việc xây dựng và đi lại, thậm chí ngay cả số lượng vật nuôi mà mỗi trạm không gian có thể chứa được.
Bức tranh vẽ sơ đồ mặt trong Khối cầu Bernal của họa sĩ Rick Guidice cho thấy, những tấm pin Mặt Trời khổng lồ cung cấp năng lượng hoạt động cho khu định cư ngoài không gian.
Tất cả tác phẩm nghệ thuật của Guidice và Davis đều diễn tả cảnh quan xanh tốt, khác xa so với thực tế trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ngày nay.
Theo O'Neill, khu vực sinh sống nhỏ gọn của Khối cầu Bernal có thể được bù đắp bởi các khu sản xuất nông nghiệp riêng biệt, đủ rộng để làm nông trại theo quy mô công nghiệp.
Họa sĩ Don Davis minh họa cảnh tượng nhật thực quan sát từ Khu định cư hình trụ ngoài không gian.
Khung cảnh nhìn từ bên ngoài của Khu định cư hình xuyến, bao gồm một chiếc gương nghiêng khổng lồ cung cấp ánh sáng Mặt Trời cho bề mặt bên trong của vòng tròn, nơi con người sinh sống.


Xem thêm: NASA phát hiện oxy trong bầu khí quyển sao Hỏa
Lê Hùng (Ảnh: NASA)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai phi công Su-30 nhìn thấy nhau khi rơi xuống biển




VNE:
Thứ tư, 15/6/2016 | 12:39 GMT+7 


Phi công Nguyễn Hữu Cường cho biết, khi có tiếng nổ trong buồng lái, hai người kịp bung dù và nhìn thấy nhau đáp xuống mặt biển.

Theo Sở chỉ huy tiền phương, sau khi tàu cá tìm thấy phi công Nguyễn Hữu Cường - một trong hai người lái chiếc Su-30MK2 gặp sự cố sáng qua, khu vực tìm kiếm phi công còn lại mở rộng ra hai bên tọa độ 19,4 độ vĩ Bắc - 106,28 độ kinh Đông, cách vị trí máy bay gặp nạn hàng chục hải lý về hướng đông bắc biển Nghệ An. 


Trực thăng được chỉ đạo liên tục bay tìm kiếm phi công Khải. Ảnh: Đức Hùng.

Chủ trì cuộc họp với các lực lượng hỗn hợp sáng nay, thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam yêu cầu: "Ưu tiên nhất lúc này là phải tập trung tìm kiếm phi công Trần Quang Khải, các tàu và máy bay phải liên tục làm nhiệm vụ đến khi nào có lệnh mới được dừng".

Đại tá Phạm Văn Tỵ, Cục phó Cứu hộ, cứu nạn (Bộ Quốc phòng) cho biết, các tàu và máy bay đang mở rộng khu vực rà soát ra khoảng 4-5 km so với vị trí phát hiện phi công Nguyễn Hữu Cường. "Gần 12h hôm nay, lực lượng tìm kiếm chưa phát hiện được dấu hiệu của máy bay và phi công còn lại", ông Tỵ cho hay.

Trao đổi qua điện thoại với báo Tiền Phong, anh Cường cho hay khi máy bay cách mục tiêu 15 km, anh nghe tiếng nổ ở buồng lái. Hai anh em bung dù cách nhau khoảng 3 km, rơi cách nhau 6 km, anh Cường ở gần bờ hơn. "Lúc lênh đênh trên biển tôi suy nghĩ nhiều lắm, bây giờ mới thấy mình được sống rồi", anh Cường nói.

"Anh Cường khẳng định khi đáp xuống mặt biển, hai phi công vẫn nhìn thấy dù của nhau. Hy vọng sớm tìm được phi công còn lại rất lớn nên lực lượng dốc sức không ngừng nghỉ", Đại tá Phạm Văn Tỵ cho VnExpress hay.

Đầu giờ chiều nay, tàu đón anh Cường sẽ về đến Nghệ An.

Theo kinh nghiệm của một phi công từng lái chiến đấu cơ, trong dù thoát nạn thường có các đồ kèm theo như lương khô, thuốc, súng ngắn, dao găm... để phi công phòng thân.

Trưa 15/6, hai kíp trực thăng Mi171, Mi172 thay phiên nhau ra khu vực cách đảo Hòn Mắt khoảng 40 hải lý, hướng đông bắc. Hàng chục tàu của hải quân, biên phòng, tàu cá của ngư dân được huy động quanh khu vực khoanh vùng.

.
 
Vị trí tìm kiếm phi công còn lại cách vị trí phát hiện phi công Cường khoảng vài km2.

Sáng 14/6, đội hình tiêm kích Su-30 xuất phát từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Đến 7h29, chiếc Su-30MK2 bỗng biến mất khỏi màn hình radar khi đang trên vùng biển phía đông Nghệ An. Nguyên nhân chưa được xác định.

Khoảng 20 phương tiện gồm máy bay và tàu với nhân lực khoảng 200 người được huy động tìm kiếm tung tích chiến đấu cơ cả ngày qua. Lúc 16h ngày 14/6, đội tàu cứu hộ phát hiện một vệt dầu loang, nghi là điểm máy bay rơi cách đảo Hòn Mắt chừng 13-14 hải lý về hướng đông bắc, cách biển Diễn Châu chừng 40 km.

Trùng với những phát hiện của đội tìm kiếm, tỉnh Nghệ An nhận được trình báo của ngư dân về một vật nghi máy bay rơi tại vùng biển phía đông bắc đảo Mắt, nơi giáp ranh Nghệ An, Hà Tĩnh, cách điểm máy bay xuất phát chừng 200 km.

Đến chiều tối, đặc công nước cùng các phương tiện hàng không dân dụng, máy định vị khẩn cấp được huy động tăng cường từ Bộ Giao thông tham gia chiến dịch.

Máy bay Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su-30 do Nga sản xuất. Việt Nam đã thực hiện 3 hợp đồng mua máy bay chiến đấu đa năng Su-30 MK2, với số lượng 32 chiếc.

Đây là tai nạn với dòng máy bay Su-30 lần đầu được công bố ở Việt Nam.

Bá Đô
------------------------


Vụ máy bay Su30 MK2 rơi: Cuộc nói chuyện đầu tiên của PV Tiền Phong với phi công được cứu 

Minh Thùy 
Tiền Phong
09:52 ngày 15 tháng 06 năm 2016 
 

TPO - "Khi máy bay cách mục tiêu 15km, ở trong buồng lái nghe một tiếng nổ. Cả hai người đều bung dù cách nhau vài ki lô mét. Tôi rơi ở gần bờ hơn" - thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi), Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30MK2 - nói với PV Tiền Phong. 

 
Lực lượng chức năng có mặt tại nhà anh Phạm Văn Lệ để nắm thông tin.

Sau nhiều lần gắng liên lạc với chủ tàu Phạm Văn Lệ, người cứu phi công Nguyễn Hữu Cường, lúc 9 giờ sáng, PV Tiền Phong có mặt tại nhà anh Lệ ở Hà Tĩnh và tiếp tục liên lạc. “Alo, alo, tàu tôi cứu được phi công lúc 4 giờ sáng, bây giờ đang ở biển Nghệ An chờ tàu cứu hộ. Anh Cường mạnh khỏe”, anh Lệ nói ngắn gọn với PV Tiền Phong.

Sau nhiều lần thuyết phục, anh Lệ đưa máy điện thoại của anh Cường nói chuyện với PV Tiền Phong. “Lúc ở trên biển mình có nhiều suy nghĩ. Bây giờ mới biết mình sống rồi”, anh Cường nói với giọng khỏe mạnh.

“Bây giờ Cường không kể được nhiều. Chỉ tóm tắt thế này, lúc máy bay đang cách mục tiêu 15km, bỗng nghe một tiếng nổ từ trong buồng lái. Hai anh em bung dù bay cách nhau khoảng 3km. Lúc rơi xuống biển cách nhau khoảng 6km. Tôi rơi ở gần bờ hơn”, thiếu tá Cường nói.

Theo anh Cường, sáng nay khi được tàu anh Lệ cứu vớt, khi lên tàu anh Cường gọi điện cho vợ. “Việc đầu tiên tôi thông báo cho gia đình biết mình còn sống. Thứ hai là bảo với vợ gọi điện báo ngay đơn vị. Lúc lênh đênh trên biển, tôi suy nghĩ nhiều lắm. Đến giờ mới thấy mình được sống rồi”, anh Cường vui mừng.

Sáng nay, ngôi nhà anh Phạm Văn Lệ, thôn 4, xã Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh bỗng dưng xuất hiện những vị khách “lạ” từ huyện đội, chính quyền. “Thấy người lạ đến nhà tôi quá hoảng sợ. Sau khi nghe mọi người nói chồng cứu được phi công trong người nhẹ hẳn. Cầu mong mọi người khỏe mạnh, yên bình”, chị Trần Thị Lê, vợ anh Phạm Văn Lệ nói. 


 
Chị Trần Thị Lê, vợ anh Phạm Văn Lệ, vui mừng khi biết tin chồng cứu được phi công.

Theo chị Lê, cách đây 6 ngày, tàu rời bến để đánh cá khu vực Nghệ An, trên tàu có 7 người. “Sáng nay, chồng tôi gọi về có nói chuyện gì đó về phi công hay máy bay tôi nghe không rõ”, chị Lê nói.

Hiện tàu anh Lệ đang neo ở khu vực Nghệ An để chờ lực lượng cứu hộ ra đón.

Nghe có lú đấy nhề !



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đây là việc làm đúng đắn, cần hoan nghinh và ủng hộ!

LẦN ĐẦU TIÊN CHÍNH QUYỀN HN LẮNG NGHE VÀ ĐỐI THOẠI


Truyền thông Thái Hà:
Công trình thi công trái phép trên đất của các nữ tu Phaolô tạm thời đã dừng lại.

Lúc 16 giờ khoảng 20 soeurs đã lên phường Trần Hưng Đạo để họp bàn theo thư mời. Tại đây có hai mẹ con bà Trần Hương Ly là chủ đầu tư đang thi công trên mảnh đất của quý sơ.

Quý sơ đã yêu cầu phải dừng thi công công trình và giải tán nhóm bảo kê.

Tại cuộc họp, phía chính quyền cũng nhất chí yêu cầu của các soeurs.

Hiện tại, các xe ba gác của nhóm bảo kê cho chủ đầu tư thi công trái phép trên mảnh đất của quý soeurs dòng Phalô Hà Nội đã rút đi và công trình đã dừng lại.

Tin từ: FB Gioan Nam Phong.

Trước đó, cộng đồng giáo dân Thái Hà loan báo:

SOS: Các sơ Dòng Phaolô Hà Nội bị đuổi khi canh giữ đất của mình. 

Quý sơ Dòng Phaolô Hà Nội tại số 37 đường Hai Bà Trưng Hà Nội vừa kêu cứu. Khu nhà số 5 trên đường Hai Bà Trưng đã bị nhà nước lấy năm 1954 cho các cán bộ nhà nước ở. Hiện tại những người này bán cho tư nhân.
Nhiều lần các sơ làm đơn đòi lại nhưng không được các cơ quan chính quyền giải quyết.

Từ lúc 23 giờ 30 hôm qua, người ta thuê thương binh đến canh giữ và đuổi các sơ đang trông coi mảnh đất ra khỏi khu vực. 

Hiện tại các sơ và một số bà con giáo dân đang có mặt để phản đối việc làm sai trái này.

Các sơ cho biết đã trình bày vụ việc lên Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn để ngài biết và can thiệp.

Anh chị em nào ở Hà Nội xin đến trợ giúp các sơ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TIẾT LỘ THÊM VỀ VŨ QUANG HẢI, CON TRAI ÔNG VŨ HUY HOÀNG


Ảnh: Vũ Quang Hải hồi 27 tuổi.

THÔNG TIN THÊM VỀ VŨ QUANG HẢI 
- CON TRAI NGUYÊN BỘ TRƯỞNG VŨ HUY HOÀNG

Bạch Huệ 
 

25 tuổi, chỉ học cao đẳng thôi mờ Hải đã được làm Tổng giám đốc Công ty Tài chính dầu khí, tại đây phá lung tung lỗ luỹ kế 220 tỷ khiến công ty tê liệt giờ sắp phá sản rồi. Sau đó được mẹ thương nên cho về làm Cục xúc tiến thương mại - cục này là cục tiêu tiền đi nước ngoài như đi chợ, 28 tuổi cũng trưởng thành phết rồi Hải được đưa về làm trưởng đại diện vốn nhà nước tại Sabeco, giữ chức Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc, mỗi năm ẵm ngay 1,2 tỷ đồng, chưa kể thưởng. Oimeoi đúng chuẩn cho gái nào hôm trước bảo tôi chỉ yêu người đàn ông nào có 2 tỷ trong tay nhoé, ông Tuất - nguyên Chủ tịch Sabeco giỏi nghề bằng tiến sỹ mà cũng không so được vs Hải.

Mẹ tên H, con tên H, bố tên H he he À thiếu gia này chưa có vợ đâu em nào muốn người yêu 2 tỷ nhảy vào đê.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Bộ trưởng Hoàng thay hàng loạt thư ký, chánh văn phòng Bộ. Có một sự trùng hơp ngẫu nhiên là có rất nhiều chức vị lớn xuất thân từ chỗ này như: PCT Hậu Giang - Trịnh Xuân Thanh, PCT UBND Trương Quang Hoài Nam. 

Vụ ông Thanh Lexus hoá kiếp thì mọi người biết rồi, Bộ Công Thương chả hiểu thoả thuận thế nào mà ông được về làm PCT Hậu Giang sau khi góp phần làm PVC lỗ 3.000 tỷ.

Còn ông Nam có lý lịch hơi bị đặc biệt này, ông ấy hồi xưa làm Cục trưởng Cục quản lý thị trường, hồi cuối 2013 trong kỳ thi tuyển công chức vào Cục thì đánh lộ đề thi, nhắc bài cho người thi đâm ra bị huỷ kết quả, hình phạt với ông là huỷ bỏ toàn bộ khen thưởng năm 2013. Buồn cười quá, thay vì cách chức Chủ tịch Hội đồng thi tuyển là ông Nam thì chỉ bị mỗi cái bỏ quyết định khen thưởng. Dù mắc lỗi nghiêm trọng song vì đẹp trai nên anh được về làm PCT Cần Thơ rồi ý.

Ông Nam còn là tác giả của vụ việc chưa từng có tiền lệ ở Bộ Công Thương là bổ nhiệm hai người cùng giữ chức vụ Trưởng phòng Phòng chống chống hàng giả, Cục quản lý thị trường. Trong đó, ông Kiều Nghiệp được bổ nhiệm vào 8/2013. Đến 25/1/2014, ông Nam tiếp tục bổ nhiệm ông Thân Đức Công. Đố các bạn biết sao có chuyện này đấy hihi

Ông Cường Chủ tịch của Tổng công ty Thuốc lá Vinataba sau khi khiến 1 công ty da giày phá sản, đất thì bán làm Chung cư Golden Westlake ở gần Hồ Tây ý, nghe nói bà H cũng có ít ở đây. Sau đó anh cũng được luân chuyển về Bộ, rồi giữ chức CVP các kiểu. Cuối cùng được điều về TCT thuốc lá, chỗ này béo bở phết. Ông ý ko có nghiệp vụ j về thuốc lá gì đâu.

Rồi Vụ công nghiệp nặng, Chủ tịch Sabeco Hà hiện nay, ông Đỗ Xuân Hạ (Habeco)…cũng ko có nghiệp vụ nhưng lại toàn nắm các ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước xong hậu quả là các bao năm các ngành có ra gì đâu điều này ai cũng thấy rõ rồi đấy: dầu khí thất thu, ko sx được cáu xe máy, ô tô, hóa chất lỗ... Nhiều lắm….Suýt quên hotboy nhà Bảo Tín Minh Châu - gia đình ko có gì ngoài điều kiện cũng đã được vào làm Phó Chánh văn phòng Bộ nhé, tương lai sáng ngời.

Chuyện thi tuyển công chức ở đây cũng nhọc phết. Từ 8/2011 - 8/2014, Bộ Công thương tổ chức 16 kỳ thi tuyển công chức. Trong đó có 11 kỳ thiếu một số nội dung, 6 kỳ thi không được thông báo tuyển dụng công khai, 5 kỳ thi không cung cấp được một số biên bản trong quá trình chấm thi... Cá biệt, có trường hợp bằng cấp chuyên môn không phù hợp với vị trí dự tuyển nhưng vẫn được dự thi và trúng tuyển. 

Về chất lượng lãnh đạo nữa này. Giữa năm 2013, khi kiểm tra đột xuất kiến thức của 10 lãnh đạo Cục quản lý thị trường thì không lãnh đạo nào đạt điểm giỏi, khá mà các các có trình độ đồng đều với 40% là loại trung bình, 60% lãnh đạo có trình độ yếu kém. 


"Dù mới kiểm tra một văn bản rất cơ bản do chính Cục quản lý thị trường xây dựng nhưng kết quả trên là quá thấp, có cơ sở để lo lắng về chất lượng, hiệu quả của công tác thanh kiểm tra”, văn bản nêu. 

Câu cuối mà người cho tài liệu nói: "Chỉ khổ Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, phải dọn mớ hổ lốn này đi mà ko biết làm được không”, thấy trân trọng ghê, ở Bộ Công Thương vẫn còn nhiều cán bộ tốt lắm, hy vọng đây chỉ là những cá biệt.

Ảnh: Hải hồi 27 tuổi nhé. Đẹp trai đấy chứ!!!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHÚNG TA ĐỀU ĐÃ TRỞ THÀNH ...LÚ LẪN

Nguyễn Quang Thiều: 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Ảnh: FB NQT

CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐÃ TRỞ LÊN LÚ LẪN ? 
(Bài này tôi đã in trên báo và sách cách đây gần 10 năm. Nhưng hiện thực trong bài viết này vẫn không có gì thay đổi )

Khi hơi nóng vừa mới chờm qua thành phố thì chúng ta đã nhận ra chúng ta đang sống trong một “sa mạc”. Những ngôi nhà bê tông bắt đầu được nung nóng bởi nắng trời và thiêu đốt chúng ta. Chúng ta bị nhốt trong một thế giới trùng trùng những bức tường khô nóng và vô cảm.


Vào buổi chiều và buổi sáng, chúng ta, những công dân của một thành phố lớn nhất Việt Nam giống như những con cá sặc bùn lao đến những nơi nào có thể thở được. Các công viên lớn nhỏ và những khoảng không gian còn một chút thoáng đãng của thành phố như mảnh đất cuối cùng chưa bị ngập nước. Và chúng ta giống những con kiến chạy nước dồn hết vào đó.

Hơi nóng và sự ngột ngạt của một không gian đang từng ngày bị hủy hoại làm chúng ta nhiều lúc tưởng hóa điên. Đã nhiều năm nay, chúng ta đã được nghe những lời than thở như một tiếng kêu vô vọng của những người quanh mình: “Ngột ngạt quá, chết mất thôi”.
Nhưng cả những khoảng trống còn lại trong thành phố cũng mù bụi và ngột ngạt. Cảm giác thành phố không đủ oxy để thở luôn luôn ám ảnh chúng ta ngay cả khi ngồi trong nhà mình hay trong công sở sang trọng đầy tiện nghi.

Trước kia, khi đi qua những khu đất rộng ở quanh khu Mỹ Đình và nhiều nơi khác, không ít người mơ về những khu rừng nhỏ trong thành phố. Nhưng sau cơn mơ ấy người ta lại bị nỗi sợ hãi xâm chiếm khi nghĩ đến một lúc nào đó những khu đất ấy lại dựng lên một thế giới bê tông và cướp mất đi một nơi để chúng ta thở. Và nỗi sợ hãi ấy đã và đang từng ngày trở thành hiện thực.

Tại sao lại không giành những khu đất như vậy để biến chúng thành những rừng cây? Đó chính là những lá phổi tối quan trọng giữa những khu đô thị như một khối bê tông đặc. Có phải chúng ta không hiểu biết? Không phải thế. Tất cả đều nhận thức được điều đó. Nhưng có lẽ lòng tham trước mắt và sự vô trách nhiệm đã biến chúng ta thành những “tội đồ” của chính thành phố mà mình sống và chết trong đó.

Tôi có một người bạn thường mang những cơn mộng mị u buồn trong giấc ngủ. Anh thường mơ thấy những hồ nước xanh như ngọc bay lơ lửng trên bầu trời thành phố đêm. Anh gọi đó là linh hồn những hồ nước đã bị bức tử.Thật sự đã có người nghĩ anh bị bệnh tâm thần và khuyên anh đến khám bác sỹ. Nhưng đấy đâu phải là một căn bệnh. Đấy là một giấc mơ đau đớn khi chính chúng ta đã lấn chiếm hoặc san lấp những hồ nước để xây dựng những khối bê tông quỉ quái.

Chúng ta đang đối xử tàn nhẫn với thiên nhiên. Chúng ta lấn chiếm hồ nước và chặt phá cây xanh ngay trong thành phố ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề của mình. Chúng ta không thể trả lời được vì sao những hồ nước, những món quà vô giá của thiên nhiên ban tặng, lại bị chúng ta xả những nguồn nước ô nhiễm, vứt các loại rác thải.
Chúng ta tự tin một cách hợm hĩnh khi ngả lưng trên những chiếc ghế hay những chiếc giường đắt tiền trong một căn phòng máy lạnh và cứ ngỡ rằng không một hạt bụi nào dính vào chúng ta và không một làn khói xe nào lọt vào buồng phổi chúng ta.Và khi ra đường, chúng ta tự tin đã có những chiếc xe hơi sang trọng và những chiếc khẩu trang tội nghiệp đang bảo vệ chúng ta khỏi những ô nhiễm chết người. Bởi thế chúng ta tùy tiện phá hoại những bức tường xanh bảo vệ sự sống của mình.

Trong chúng ta, hầu hết mọi người đã từng ngồi trong những quán cơm bụi. Chúng ta gọi những món ăn mà chúng ta tin tưởng rằng sẽ tăng cường sức khỏe. Nhưng nếu chúng ta nhìn sang bên cạnh, chúng ta sẽ thấy những rãnh nước đen ngòm đầy “sát khí” chảy sát ngay chân ghế của một quán cơm bụi hay một quán bia hơi.

Nếu chúng ta thử quên đi một giây khắc mùi của chim quay, gà rán chúng ta sẽ thấy mùi của những rác bẩn trong cống rãnh bên đường và mùi của những con chuột chết chúng ta vừa mới vứt ra đường đêm trước một cách tự nhiên. Nếu chúng ta nhìn xuống chân mình, chúng ta sẽ thấy giấy lau miệng đầy mỡ và xương gia súc được nấu chín tràn ngập bên những đôi giày nhập ngoại.

Nếu chúng ta nhìn thấu qua những bức tường vào tận khu bếp của nhà hàng, chúng ta sẽ nhận ra những túi thực phẩm được tẩm ướp bằng chất hóa học chết người hay những gia súc đã chết hoặc mang bệnh. Chúng ta đang say sưa hưởng lạc những mầm mống của bệnh tật một cách hống hách. Chúng ta đang chết dần chết mòn bởi chính mình mà không hay biết.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy những người già tập dưỡng sinh trên một hè phố còn may mắn đủ rộng và ít hàng quán chưa? Họ tập dưỡng sinh nhưng giống như những chiến binh đang vung gươm ở giữa sa trường. Bởi quanh họ là tiếng xe động cơ gào rú, là mù mịt khói xả từ khí đốt, rồi bụi đường, rồi rác thải. Tôi đã từng dừng lại nhìn những người già tập dưỡng sinh vào một buổi chiều nhưng lại đeo khẩu trang. Một hình ảnh kỳ dị mà thương cảm. Chúng ta sợ hãi bệnh tật và cái chết. Nhưng chính chúng ta là những kẻ nuôi dưỡng bệnh tật và cái chết đó cho chính bản thân mình. Chúng ta đều biết và hiểu những điều này. Nhưng sự tham lam trước mắt đã làm chúng ta trở lên lú lẫn và ác độc với chính mình. Nếu chúng ta công bằng nhìn lại bản thân mình, chúng ta sẽ thấy chúng ta thảm hại đến nhường nào.

Chúng ta cũng đang đối xử tàn nhẫn với những công trình văn hóa vô giá mà tổ tiên, ông bà chúng ta đã xây dựng lên. Rất nhiều công trình văn hóa và lịch sử ở trong chính thành phố của chúng ta đang ngày càng bị xiết chặt như người ta xiết sợi dây vào cổ một con người. Xung quanh những công trình văn hóa và lịch sử vô giá ấy, chúng ta cho phép xây dựng rất nhiều công trình phi văn hóa và phi kiến trúc.

Lẽ ra, xung quanh những công trình vô giá ấy, chúng ta phải có một không gian thiên nhiên và văn hóa khác phù hợp với những công trình văn hóa và lịch sử kia. Tại sao chúng ta lại không làm được điều đó? Nếu chúng ta không làm được điều đó thì chúng ta đang xây dựng một thành phố như thế nào và vì cái gì?

Chúng ta có luật pháp. Chúng ta phải tuyên truyền và cả bắt buộc mọi người sống và làm việc theo pháp luật để cho lợi ích chung và lâu dài của toàn xã hội. Chúng ta không thể hiểu được vì sao một ngôi nhà không chịu chuyển đi đến nơi định cư mới mà chúng ta phải phải dừng lại toàn bộ công trình lớn của đất nước?

Những ngôi nhà siêu mỏng mà báo chí đã nói đến rất nhiều trở thành những câu chuyện bi hài của xã hội chúng ta. Hay phải chăng chúng ta không có một chiến lược ? hay phải chăng chúng ta đã không công bằng? Hay phải chăng chúng ta vì một người mà quên đi lợi ích của muôn người? hay phải chăng luật pháp chỉ là một cuốn sách in đẹp nhưng không ai đọc?

Australia là một trong những đất nước có thiên nhiên và môi trường tốt nhất thế giới. Tôi được biết, chính quyền thành phố Sidney đã từng quyết định bỏ đi nhiều khu nhà cao tầng để làm những công viên. Họ đã cẩu những cây cổ thụ về trồng trong những công viên đó.Họ có chiến lược làm sạch hóa hay thiên hóa chính những thành phố siêu phát triển của họ. Nếu nghĩ về lợi ích trước mắt và lợi ích của một số cá nhân hay một số tập đoàn thì họ không bao giờ làm được điều đó. Nhưng họ nghĩ đến lợi ích lâu dài cho toàn xã hội mà trong đó có chính bản thân họ và con cháu họ sau này.

Lợi ích của toàn xã hội là mục đích cao nhất mà mọi người phải hành động vì mục đích ấy. Khi người Australia xây dựng thủ đô mới của họ, Canberra, họ dành một diện tích rất lớn để đào một hồ nước. Hồ nước này được mang tên kiến trúc sư người Mỹ, người đã thiết kế thủ đô Canberra.Và xung quanh hồ nước khổng lồ ấy là một thiên nhiên rộng lớn và kỳ diệu. Nếu bạn đến đó, bạn sẽ thấy nơi đó giống như một phần của Thiên đường. Thiên nhiên của Australia rất rộng lớn và phong phú, nhưng họ vẫn muốn làm cho thiên nhiên quanh họ rộng ra và rộng ra mãi bằng cách tạo ra những vùng thiên nhiên.
Bởi nếu không có thiên nhiên ấy, không có một môi trường trong sạch ấy, bệnh tật sẽ đến với họ.

Nhưng chúng ta đã không nghĩ đến điều đó. Ngay trong chính một mảnh đất chúng ta có thì chúng ta cũng không biết cách làm một khu vườn nhỏ như tạo ra một thiên nhiên cho mình. Chúng ta xây một tòa nhà thô thiển thật to với những căn phòng rộng quá mức và nhét vào đó đủ thứ đồ đạc và tiện nghi của một kẻ trọc phú. Có phải chúng ta không biết những điều tôi vừa nói đến đâu.

Hàng năm, chúng ta có biết bao đoàn đi thăm quan, học tập ở các nước tiên tiến. Nhưng hình như khi trở về, chúng ta lại quên ngay những gì mình đã tận mắt nhìn thấy. Chúng ta đang thu hẹp dần thiên nhiên quanh mình bằng lòng tham đôi khi chỉ là lấn chiếm thêm mấy trăm xăng-ti-mét cho cái móng nhà của chúng ta.Có biết bao lối ngõ ở thành phố càng ngày càng bị thu hẹp lại và trở thành một cái hang chuột khổng lồ. Và hàng ngày, chúng ta chen lấn trong những lối ngõ ẩm thấp, lầy lội và chật chội như thế để tìm về ngôi nhà của mình mà ít khi có tia nắng hay ngọn gió nào vào được.

Chúng ta không thiếu tiền để xây những công viên nhiệt đới cho những công dân tương lai của mình. Bởi chính chúng ta đã và đang tiêu tiền vào quá nhiều những chuyện chưa cần thiết hoặc chỉ làm cho con người thêm mệt mỏi.Ngay cả bản thân những người lớn chúng ta cũng không biết đưa gia đình mình đi đâu vào những ngày nghỉ. Chúng ta chỉ còn biết quanh quẩn trong ngôi nhà chật chội của mình giữa bốn bức tường bê tông vô cảm và u uẩn. Bởi đâu đâu trong thành phố cũng chỉ là xe máy, xe hơi và những ngôi nhà bê tông nặng nề với một kiến trúc rối loạn.

Viết đến đây, tôi lại nhớ câu chuyện thật về đứa con thiểu năng của nhà văn Nhật Bản, Kenzaburo Oe (giải Nobel văn học). Ông đã viết câu chuyện này và gửi tới bạn đọc toàn thế giới.Đứa con trai của ông lên tám tuổi mà không có khả năng nói cho dù ông đã chưa trị cho con ông ở những bệnh viện tốt nhất của Nhật Bản và thế giới.

Vào một mùa hè, Oe đưa con đến nghỉ ở một vùng rừng. Chiều chiều, ông thường cõng con từ khu nhà nghỉ đi trên một con đường nhỏ men theo cánh rừng. Từ cánh rừng chiều chiều ấy, tiếng chim đỗ quyên vọng ra da diết và quyến rũ.Bỗng một chiều, đứa con trai ông bỗng kêu lên: "Bố ơi, chim kêu”. Ông sững người lại kinh hoàng. Ông đặt đứa con xuống và quay lại nhìn nó.

Phép thiêng nào đã giúp con trai ông biết nói. Cuối cùng ông đã nhận ra chính thiên nhiên kỳ vỹ với muôn vàn phép lạ mà chúng ta không biết hoặc không tin đã ban phước cho con trai ông. Cái thế giới đô thị nhiều lúc như ngạt thở, như điên loạn cho dù với những phòng thí nghiệm và khám chữa bệnh tối tân cũng không giúp được đứa bé. Nhưng thiên nhiên đã làm được những điều tựa phép thiêng ấy.

Tất cả những gì tôi đã viết ở trên chẳng là những điều gì to tát. Mà đó là những điều hình như ai cũng hiểu. Nhưng chúng ta không sao làm được điều đó. Chúng ta ít nhất một lần đã nổi giận về sự ngột ngạt, về những cuộc tắc nghẽn giao thông trong cái nóng hầm hập, về một ngày nghỉ không biết tìm đâu một nơi yên tĩnh của thiên nhiên, về những ngột ngạt vô cớ trong lòng chúng ta… Nhưng ngay sau sự nổi giận ấy, chúng lại sẵn sàng lấn chiếm hoặc san lấp những hồ nước, những công viên và những khoảng không gian còn lại ít ỏi trong thành phố của mình. Vì sao chúng ta lại rơi vào bi kịch này? Vì chúng ta không hiểu biết hay vì chúng ta đã trở nên lú lẫn?

Ảnh dưới : Một góc Hồ Tây.
Nguồn internet

Phần nhận xét hiển thị trên trang