Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 5 – Phần 2
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Lời mở đầu
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Lời Mở Đầu (2)
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 1 – Phần 1
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 1 – Phần 2
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 2 – Phần 1
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 2 – Phần 2
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 2 – Phần 3
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 3 – Phần 1
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 3 – Phần 2
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 3 – Phần 3
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 4 – Phần 1
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 4 – Phần 2
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 4 – Phần 3
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 5 – Phần 1
- Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 5 – Phần 2
Đánh sập Đạo báo trước thảm sát Thiên An Môn, mở rộng đường tiến vào Bắc Kinh (1989──1990)
3﹒ Tác giả khúc tiền tấu “Lục Tứ”
Xử lý thô bạo của Giang Trạch Dân và thân tín đối với Đạo báo đã dẫn phát những cuộc kháng nghị của báo giới, làm rung chuyển Thượng Hải và nhanh chóng lan rộng ra cả nước. Ngày hôm sau Thượng Hải liền xảy ra biểu tình đại quy mô, công khai lên tiếng “trả lại Đạo báo cho chúng tôi”, yêu cầu khôi phục chức vụ của Khâm Bản Lập cùng với tự do ngôn luận. Nhiều người nổi tiếng trong Hiệp hội Văn nhân Thượng Hải cũng tham gia biểu tình, nhiều nhân sĩ nổi tiếng trong giới tri thức cùng báo giới Bắc Kinh đều gọi điện cho Giang Trạch Dân, yêu cầu thu hồi quyết định xử lý Khâm Bản Lập và Đạo báo.
Trong khi đó, sinh viên ngồi trước cửa toà thị chánh Thượng Hải thỉnh thoảng lại hô vang khẩu hiệu. Một vài người qua đường nói, “tôi tán thành những khẩu hiệu của sinh viên. Giờ đây sai lầm lớn nhất là không thúc đẩy tiến trình dân chủ”, có người nói “chúng ta nên trân trọng lòng yêu nước nhiệt thành của sinh viên”, còn có người nói “ cái này không phải là loạn động!”. Lúc ấy ước tính có khoảng 8000 sinh viên đại học tụ tập ở Ngoại Than (Trung tâm Tài chính của Thượng Hải). Đây là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất của sinh viên Thượng Hải kể từ khi xảy ra cuộc vận động dân chủ. Đến 10:05 tối, sinh viên tụ tập ở trước cửa toà thị chánh mới bắt đầu lục tục tản đi.
Giang Trạch Dân rất lo sợ. Trong cuốn sách của Kuhn, Giang thừa nhận “hậu quả so với dự liệu của chúng ta là nghiêm trọng hơn rất nhiều”. Cuốn sách còn viết rằng hành vi của Giang đã dẫn phát “tuần hành đại quy mô ở Thượng Hải”. Tuy nhiên, nói vậy là đã giảm bớt đến nực cười cả về cường độ, phạm vi và tính chất sự phản ứng của người dân Trung Quốc, bởi vì nó không chỉ dẫn phát “tuần hành đại quy mô ở Thượng Hải”, mà đã phát động tuần hành đại quy mô ở Bắc Kinh.
Quảng cáo
Ở Bắc Kinh, hai ký giả đã đệ trình thư thỉnh nguyện, với chữ ký của 1013 người Bắc Kinh hoạt động trong báo giới, lên Hiệp hội Tân Văn Công Tác Giả Toàn Quốc, trong đó yêu cầu đối thoại cùng người lãnh đạo thông tấn của trung ương. Khi trình giao thỉnh nguyện thư, ông Lý Đại Đồng, chủ biên mảng giáo dục và khoa học kỹ thuật của Trung Quốc Thanh Niên Báo, đã tuyên bố với các ký giả ở bên ngoài rằng thư thỉnh nguyện này đã được ký tên bởi 1013 người đang công tác tại Nhân Dân Nhật Báo, Tân Hoa Xã, Kinh Tế Nhật Báo, Trung Quốc Thanh Niên Báo, Bắc Kinh Nhật Báo, Bắc Kinh Vãn Báo,…, hơn 30 đơn vị thông tấn tại thủ đô. Thư thỉnh nguyện nhắc lại lời ông Triệu Tử Dương phát biểu ngày 4 tháng 5 khi phát sinh sự kiện bất thường trong cuộc họp, trong đó nói rằng những người lãnh đạo chủ quản công tác tin tức của trung ương cần phải đối thoại với báo giới. Thư thỉnh nguyện liệt kê ba nội dung đối thoại, trong đó điều thứ nhất chính là sự việc sa thải tổng biên tập Khâm Bản Lập của tờ “Thế giới Kinh tế Đạo báo”. Ông Khâm là tổng biên tập, là người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung của tờ báo, nhưng trong trường hợp này thì không như thế. Sự trái ngược này là quan ngại lớn nhất đối với những người kêu gọi cải cách báo chí.
Chiều 27 tháng 4, giang trạch dân sợ hãi gọi điện thoại cho Lý Duệ, nguyên Thường vụ Phó bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung Ương, lúc đó đã là Ủy viên Trung Cố Ủy. Cuộc nói chuyện kéo dài hơn bốn mươi phút, Giang trong điện thoại vừa kính xin Lý Duệ nói giúp với những người mà Lý Duệ quen biết tại Bắc Kinh, cũng vừa để nghe ngóng tình hình Bắc Kinh. Ở trong điện thoại Giang còn bày tỏ tâm tình với Lý Duệ là đã “không chịu nổi”.
Ngày 30 tháng 4, Tổng bí thư Trung Cộng Triệu Tử Dương từ Bắc Triều Tiên trở về. Đêm đó Giang Trạch Dân cùng Tăng Khánh Hồng bay đến Bắc Kinh để hồi báo Triệu Tử Dương. Triệu tiếp kiến rất nhanh, hồi báo xong rồi Giang hỏi Triệu: “anh thấy tôi xử lý Đạo Báo thế nào?” Triệu cũng không tức thời tỏ thái độ mà hỏi ngược lại Giang Trạch Dân: “anh thấy thế nào?”
Giang Trạch Dân chỉ ậm ừ, Giang phát hiện khoảng cách giữa mình và Triệu Tử Dương đã sâu thêm. Triệu Tử Dương liếc mắt nhìn Giang Trạch Dân, nói tiếp : “bây giờ không có thời gian nói cái vấn đề này.”
Giang Trạch Dân xởi lởi: “Đồng chí Tử Dương mà không đưa ra ý kiến thì tôi cùng đồng chí Khánh Hồng cũng không xử lý công việc được tốt, cũng không biết phải trở về Thượng Hải ăn nói ra sao.”
Triệu Tử Dương không thể khác hơn là biểu đạt thái độ: “Thị Ủy Thượng Hải làm việc vội vàng trong việc xử lý vấn đề Thế Giới Kinh Tế Đạo Báo, đem chuyện bé xé ra to, mới để cho sự tình đi vào ngõ cụt”, nói xong quay người bỏ đi. Theo tiết lộ của những người ở đó lúc ấy, Giang ngơ ngác nhìn theo bóng Triệu rời đi, đứng sững như phỗng gần 10 phút mà không nói được câu nào.
Hiển nhiên, Triệu Tử Dương vô cùng bất mãn đối với cách làm của Giang Trạch Dân, “đem chuyện bé xé ra to” làm dấy khởi biểu tình đại quy mô. Lời nói gay gắt của Triệu khiến cho Giang Trạch Dân bị dọa sợ đến lục thần vô chủ. Trần Chí Lập, phụ tá đắc lực của Giang nói : “nếu như trung ương truy cứu trách nhiệm, em sẽ nhận lãnh hết về mình, tuyệt không dính dấp gì đến anh.” Từ đó trở đi quan hệ giữa Giang Trạch Dân cùng nữ nhân này càng thêm thân mật… đó là chuyện về sau. Giang Trạch Dân mặc dù an tâm một chút, nhưng vẫn là tìm cách quan hệ khắp nơi, hy vọng biết được các Đại lão trong đảng có thái độ gì. Qua đó Giang thấy được trung ương có nhiều ý kiến khác nhau, lời của Triệu Tử Dương không có nghĩa là tinh thần của trung ương.
Ngày 13 tháng Năm, 600 học sinh sinh viên chủ yếu từ các đại học tại Bắc Kinh bắt đầu tiến hành tuyệt thực kháng nghị ở quảng trường Thiên An Môn. Ký giả các nước khác dần dần tập trung sự chú ý, họ cũng gay gắt chỉ trích Bí thư Thị ủy Thượng Hải Giang Trạch Dân đã phá hỏng dân chủ. Trong khi đó ở Thượng Hải, 4000 học sinh sinh viên tụ tập ở trước cửa toà nhà Thị Ủy để ủng hộ phong trào tuyệt thực của sinh viên Bắc Kinh, đồng thời yêu cầu Bí thư Thị ủy phải tỏ thái độ. Giang Trạch Dân giờ đây đã biết tinh thần của trung ương, dĩ nhiên không chịu lộ diện. Điều này làm cho sinh viên hết sức phẫn nộ. Vì để tránh cho sự tình lan rộng hơn nữa, Giang đã đi thăm một học sinh đang nằm viện, bất quá cái này chỉ là ngộ biến tùng quyền, cũng không ảnh hưởng đến chuyện mấy ngày sau Giang gửi thư đến Bắc Kinh bày tỏ sự kiên quyết ủng hộ áp dụng giới nghiêm như trong sách của Kuhn đã viết.
4﹒Các Đại lão tìm được một người kế vị “đáng tin”
Trong cuộc họp Bộ Chính trị giữa tháng 5, tình hình căng thẳng trong nội bộ Đảng đã nóng lên. Có vài người cho là Giang Trạch Dân đã xử lý không tốt yêu cầu chính đáng của sinh viên, hy vọng Giang có thể cùng đối thoại trực tiếp với học sinh sinh viên, qua đó tuyên bố cuộc vận động của sinh viên là yêu nước và hợp pháp. Triệu Tử Dương dứt khoát tuyên bố nếu sự kiện Đạo Báo “là do Thị ủy Thượng Hải khơi mào thì phải được chấm dứt bởi Thị ủy Thượng Hải”. Ông Triệu dám công khai chỉ trích Giang Trạch Dân, là người được lòng Trần Vân cùng Lý Tiên Niệm, điều này làm cho mấy vị Đại lão trong Đảng bừng bừng lửa giận.
Ở Bắc Kinh, hoạt động tuyệt thực kháng nghị còn đang tiếp tục. Sinh viên yêu cầu thu hồi bài xã luận ngày 26 tháng 4 trên Nhân Dân Nhật Báo và đài truyền hình phải phát sóng hiện trường trực tiếp cuộc gặp mặt giữa người lãnh đạo trung ương cùng sinh viên. Những yêu cầu như thế này đối với chánh phủ độc tài mà nói đơn giản là không thể chấp nhận được.
Điều làm cho Trung Cộng càng thêm lúng túng là, cùng thời điểm đó đang có sự viếng thăm của Mikhail Gorbachev lúc đó đang là Tổng thống Liên bang Xô viết﹒Đối với hàng trăm ký giả đã đến Bắc Kinh tiến hành phỏng vấn thì tin tức biểu tình này có sức nặng hơn rất nhiều so với việc gặp gỡ giữa hai nước. Tiêu điểm của phóng viên nước ngoài đã tập trung đến chỗ mà chính phủ Bắc Kinh hết sức không muốn.
Cuộc họp Bộ chính trị kết thúc trong xung đột mà không có giải pháp. Triệu Tử Dương vốn không có thực quyền nên dự liệu được mình đang gặp phải điều gì. Rạng sáng 19 tháng 5, Triệu Tử Dương tiến vào quảng trường Thiên An Môn thăm sinh viên tuyệt thực mà rưng rưng nước mắt. Ông không màng đến sự chấp thuận của Bộ chính trị, cũng không xin phép Đại lão. Lúc này ông chẳng qua là đại biểu cho chính mình, làm điều tự mình muốn làm. Buổi tối 10 giờ, Lý Bằng phát biểu chọn lựa lập trường của trung ương, “thực thi các biện pháp mạnh để kết thúc tao loạn”. Hai giờ sau, tức nửa đêm, loa lớn trên quảng trường Thiên An Môn tuyên bố áp dụng giới nghiêm.
Ngay trong đêm 19, không lâu sau khi Lý Bằng phát biểu, Giang Trạch Dân lập tức điện báo bày tỏ thái độ ủng hộ đối với tinh thần kiên quyết của trung ương. Lời tỏ thái độ của Giang là nhanh nhất trong tất cả các lãnh đạo tỉnh, thị, khu tự trị, điều này cũng có hiệu quả giống như việc đưa bánh ngọt cho Lý Tiên Niệm thuở xưa. Rõ ràng tuyên bố của Giang đã làm cho các Đại lão trong Đảng thấy đã tìm được một người kế vị đáng tin. Trong bản tiếng Anh “Giang Trạch Dân Truyện”, trang 162, Kuhn viết (bản Trung văn nội dung này bị xoá) “các nguyên lão trong ĐCSTQ ngay vào lúc đó, ngày 20 tháng 5, đã khẳng định quyết đưa Giang Trạch Dân lên làm Tân nhậm Tổng Bí thư ĐCSTQ. ”
5﹒ Dọn sạch chướng ngại cuối cùng trước cuộc thảm sát
Trước thảm sát “Lục Tứ” còn có một bước mấu chốt, bước này nếu không xảy ra, e rằng lúc đó đã đưa Trung Quốc vào một thế cục khác. Mặc dù ngày 20 tháng 5 các Đại lão trong đảng đã ngầm quyết định đưa Giang Trạch Dân lên làm Tân nhậm Tổng Bí thư ĐCSTQ, nhưng Giang vẫn phải hoàn thành bước này, dọn dẹp chướng ngại này trước cuộc thảm sát, mấy vị chính trị lão nhân cuối cùng mới tin tưởng đem chức vị Tổng Bí thư trao vào tay Giang.
Ngày 21 tháng 5, Giang Trạch Dân được Đặng Tiểu Bình bí mật cho gọi lên Bắc Kinh. Giang không biết rốt cuộc có chuyện gì, thấp thỏm bất an tới Tây Sơn ở phía tây Bắc Kinh để gặp Đặng Tiểu Bình. Không ngờ trong cuộc hội kiến Đặng Tiểu Bình lại tán dương cách xử lý của Giang Trạch Dân đối với sự kiện Thế giới Kinh tế Đạo báo, Đặng cũng nói Thượng Hải tiếp đãi Gorbachev tốt hơn Bắc Kinh. Giang Trạch Dân lúc này mới thở phào nhẹ nhõm, trong lòng thầm nghĩ: may nhờ không nghe theo lời Triệu Tử Dương, nếu không hậu quả thiết tưởng oan mạng rồi.
Đặng Tiểu Bình quan sát thấy biểu lộ ngay lập tức thay đổi của Giang Trạch Dân, rồi nói còn có một nhiệm vụ vô cùng trọng yếu muốn Giang hoàn thành. Đặng Tiểu Bình muốn Giang phải chặn Vạn Lý tại Thượng Hải. Vạn Lý lúc đó là Chủ tịch Quốc hội, đang công du tại Canada sắp trở về nước sớm hơn dự tính. Đặng đã thay đổi hành trình bay để cho Vạn Lý đáp xuống Thượng Hải chứ không phải Bắc Kinh. Nhiệm vụ của Giang Trạch Dân chính là khuyên Vạn Lý đồng ý với chủ trương của các Đại lão, nếu không thì không để cho Vạn trở về Bắc Kinh. Đặng Tiểu Bình giải thích, bởi vì lúc ấy có 57 người trong Đại Thường Ủy yêu cầu gặp mặt thảo luận với Lý Bằng về tính hợp pháp của tuyên bố giới nghiêm của Bắc Kinh. Nếu như Vạn Lý hồi kinh làm người chủ trì cuộc gặp này, tình thế rất có thể sẽ chuyển biến theo chiều hướng xấu nhất, khi đó cục diện liền khó bề khống chế. Giang mới vừa thấy nhẹ lòng thì bây giờ lo lắng lại nổi lên, Giang biết, nếu không hoàn thành tốt nhiệm vụ này thì tương lai của mình sẽ bị huỷ hoại.
Đặng Tiểu Bình tựa hồ nhìn thấu tâm tư của Giang, dùng giọng nói hời hợt ám hiệu, đây là một lần khảo nghiệm mà trung ương dành cho Giang, Nếu như nhiệm vụ này hoàn thành cho tốt, chuyện này rất có thể trở thành một điểm nhấn trọng yếu trong sự nghiệp chính trị của Giang. Giang nghe xong vừa khẩn trương lại vừa hưng phấn, đồng thời trong lòng cũng hiểu đây là cơ hội hiếm gặp, tiền đồ là hoàn toàn “vô lượng”.
Ngày 23 tháng 5, Giang Trạch Dân trở về Thượng Hải. 3 giờ chiều 25 tháng 5 Vạn Lý về đến phi trường Thượng Hải, Giang Trạch Dân nhận điện thoại liền lập tức tới phi trường đưa “thư tay của Đặng” cho Vạn. Vạn và Đặng là bằng hữu chơi bài thăng cấp (một kiểu chơi bài lá của người Trung Quốc) với nhau, trong thư Đặng khẩn cầu Vạn Lý “vì tình bằng hữu mấy mươi năm qua mà giúp tôi trong thời khắc mấu chốt này.”
Vạn Lý ở lại Thượng Hải 6 ngày mà đau khổ cả 6 ngày. Vì đã nhận chỉ thị của Đặng Tiểu Bình, cuối cùng Giang đã giở món bài tẩy, Vạn Lý đã bị nhốt lại ở Thượng Hải nếu không đáp ứng ủng hộ Đặng Tiểu Bình. Ngày 27 tháng 5, Vạn Lý công khai phát biểu đồng ý với ban bố lệnh giới nghiêm của Trung ương. Giang Trạch Dân uy hiếp đối với Vạn Lý cũng tương đương với chặt đi cánh tay phải của Triệu Tử Dương.
Giang Trạch Dân vậy là đã dẹp đi chướng ngại cuối cùng của cuộc thảm sát.
Cùng ngày 27 tháng 5, Đặng Tiểu Bình cho mời tám vị nguyên lão tới họp quyết định vị trí Tổng Bí thư. Trước đó Đặng Tiểu Bình vốn đề nghị Kiều Thạch và Lý Thụy Hoàn, nhưng Trần Vân một mực muốn Giang Trạch Dân, Lý Tiên Niệm cùng Bạc Nhất Ba là nhân tố then chốt khiến cho Đặng Tiểu Bình đổi ý dùng Giang Trạch Dân. Lý Tiên Niệm lúc ấy nói: “Giang Trạch Dân mặc dù thiếu kinh nghiệm công tác trong Trung ương Đảng, nhưng hắn có đầu óc chính trị, lại đang tráng niên, có thể tin tưởng được.”
Vì vậy, lịch sử đã an bài cho Giang Trạch Dân lên đỉnh cao quyền lực, trở thành người được lợi nhất trong cuộc trấn áp “Lục Tứ”.